Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi và đáp án luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.98 KB, 5 trang )

KHOA CƠ BẢN

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TỔ BỘ MÔN PHÁP LUẬT

NĂM: 2014

************

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI

ĐỀ SỐ: 01

LỚP: ĐH11QTKD, KT
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

(SINH VIÊN KHÔNG ĐƢỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)

NỘI DUNG ĐỀ THI:
PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH (4,5 điểm)
1/ Trong mọi trường hợp, người môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng
với các bên được môi giới.
2/ Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực hiện
việc ký kết hợp đồng.
3/ Chế tài huỷ hợp đồng được áp dụng với mọi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
4/ Phải áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng trước khi áp dụng các chế tài khác.
5/ Việc phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại đối với những vi phạm hợp đồng
logistic cũng giống như đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
6/ Thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ trên báo in,
báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (5,5 điểm)
Ngày 15/3/2012 Giám đốc A gửi đồng thời qua máy fax của công ty đến Công ty B
và Công ty C thư chào bán một xe xúc đất chuyên dụng trong xây dựng đang được
sử dụng, biển số kiểm soát “43H 7…” đề rõ tên công ty nhận với cùng một nội dung.
Thư này đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 390 Bộ Luật Dân sự 2005.
Trong đó thời hạn giao hàng là 7 ngày kể từ ngày bên chào bán nhận được chấp
nhận mua hàng, thời điểm giao hàng cụ thể do các bên thỏa thuận. Ngày 20/3/2012
Công ty A nhận được một bản fax của Công ty B do Giám đốc công ty này ký với
Mã đề: 01PLTM/ĐH/2014

Trang 1


nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. Ngày
30/3/2012 Công ty A lại nhận được một bản fax của Công ty C cũng với nội dung
đồng ý mua với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán.
Giám đốc Công ty A đã quyết định bán chiếc xe trên cho Công ty B và giao xe vào
ngày 26/3/2012 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty này.
Câu hỏi: Hãy phân tích tình trạng pháp lý của tình huống trên đây.

----------------HẾT--------------Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Mã đề: 01PLTM/ĐH/2014

Trang 2


KHOA CƠ BẢN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


TỔ BỘ MÔN PHÁP LUẬT

NĂM: 2014

************

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI
MÃ ĐỀ: 01PLTM/ĐH/2014

ĐỀ SỐ: 01

LỚP: ĐH11QTKD, KT

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH (5 điểm)
Câu:
1.

Đáp án:

Điểm:

Sai.

0,25đ

Giải thích: Theo Khoản 4 - Điều 151 của Luật Thương mại, bên môi giới vẫn

0,5đ


có thể tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới nếu có sự uỷ
quyền của bên được môi giới, trong trường hợp này bên môi giới hành động với
tư cách của bên đại diện.
2.

Sai.

0,25đ

Giải thích: Chủ thể ký kết có thể chỉ là đại diện cho một thương nhân khác ký

0,5đ

hợp đồng chứ không phải là người thực hiện hợp đồng.
3.

Sai.

0,25đ

Giải thích: Theo Khoản 13 - Điều 3 của Luật Thương mại, vi phạm cơ bản là

0,5đ

sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia tới mức làm cho bên
kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, nếu như một
bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng nhưng không khiến bên kia không
đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thì không áp dụng chế tài huỷ
hợp đồng.
4.


Sai.

0,25đ

Giải thích: Các chế tài thương mại được áp dụng độc lập khi có đủ các căn cứ

0,5đ

để áp dụng theo quy định của pháp luật. Và theo Khoản 1 - Điều 299 của Luật
Thương Mại thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng bên bị
vi phạm không được áp dụng các chế tài huỷ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện
hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Mã đề: 01PLTM/ĐH/2014

Trang 3


5.

Sai.

0,25đ

Giải thích: Bồi thường thiệt hại trong logistic không vượt quá giá trị của hàng

0,5đ

hoá mà nó giao nhận.

6.

Đúng.

0,25đ

Giải thích: Luật Thương mại chỉ cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 30 độ.

0,5đ

PHẦN II: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (5,5 điểm)
Đáp án:

Điểm:

Sinh viên cần nêu được các nhóm ý sau đây:
1. Cơ sở pháp lý để xem xét tình huống:

1,0đ

Tham gia vào các giao dịch này là các công ty, nên là thương nhân; các giao dịch nhằm
mua bán hàng hóa, và xảy ra trong tháng 3/2012. Bởi vậy, căn cứ quy định tại Điều 1,
2, 3 và 4 Luật Thương mại thì Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự được áp dụng để
xem xét tình trạng pháp lý của tình huống này.
2. Các giao dịch đƣợc xác lập và thực hiện:

2,0đ

- Các bản fax mà A gửi đồng thời cho B và C là các đề nghị giao kết hợp đồng theo
quy định tại Điều 390 Bộ Luật Dân sự, vì tình huống nêu rõ nội dung bản fax này đáp

ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 390 Bộ Luật Dân sự.
- Bản fax do B gửi cho A vào ngày 20/3/2012 là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
của A theo quy định tại Điều 396 Bộ Luật Dân sự, vì có nội dung đồng ý mua với toàn
bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. Như vậy, một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A
và B đã được xác lập vào ngày 20/3/2012 căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 404 Bộ
Luật Dân sự.
- A giao hàng cho B vào ngày 26/3/2012 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản cho B.
- Bản fax C gửi cho A vào ngày 30/3/2012 là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của
A theo quy định tại Điều 396 Bộ Luật Dân sự, vì có nội dung đồng ý mua với toàn bộ
điều kiện ghi trong thư chào bán. Như vậy, một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và
C đã được xác lập vào ngày 30/3/2012 căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 404 Bộ Luật

Mã đề: 01PLTM/ĐH/2014

Trang 4


Dân sự.
3. Hậu quả pháp lý phát sinh từ các giao dịch và hành vi thực hiện giao dịch trên

2,5đ

đây:
- A đã giao hàng cho B vào ngày 26/3/2012, trong thời hạn giao hàng theo hợp đồng,
phù hợp với quy định tại Điều 37 Luật Thương mại và tiến hành thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản cho B, phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Bởi
vậy sẽ không phát sinh tranh chấp giữa A và B về việc giao hàng.
- Tuy nhiên, giữa A và C một hợp đồng mua bán hàng hóa có nội dung như hợp đồng
giữa A và B cũng đã được xác lập và có hiệu lực pháp luật. Nhưng do đối tượng mua

bán của cả 2 hợp đồng này là một chiếc xe duy nhất đang được sử dụng, có biển kiếm
soát và vì vậy là vật đặc định theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Bộ Luật Dân sự, nên
A không thể thực hiện được hợp đồng mua bán với C.
- Do A vi phạm hợp đồng với C dưới hình thức không giao hàng (không thực hiện
nghĩa vụ giao hàng). Nếu xem đây là trường hợp A không thể thực hiện được hợp đồng
thì A cũng không được miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại,
vì không do lỗi của C mà cũng không xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- C có thể áp dụng các chế tài đối với A. Các chế tài có thể được áp dụng bao gồm:
+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
+ Hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
+ Có thể có tranh cãi về việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng dưới hình
thức C mua một chiếc xe khác tương tự và yêu cầu A thanh toán chi phí phát sinh (bao
gồm tiền chênh lệch giữa 2 xe + chi phí giao kết/thực hiện hợp đồng mua xe thay thế).
Ủng hộ: đối với C thì hợp đồng vẫn có thể thực hiện được dưới hình thức C mua xe
khác thay thế.
Phản đối: Đối với A thì hợp đồng không thể thực hiện được thì không thể buộc A thực
hiện đúng hợp đồng.

----------------HẾT---------------

Mã đề: 01PLTM/ĐH/2014

Trang 5



×