Tải bản đầy đủ (.pptx) (101 trang)

Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài Văn học châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 101 trang )

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH II


BÀI THUYẾT TRÌNH
VĂN HỌC CHÂU Á 2

NHÓM 6:
HỨA THỊ HIÊN
PHAN THỊ HOÀI THANH
TRẦN THỊ BÍCH KIỀU


A. ẤN ĐỘ
I. ĐỊA LÍ
Ấn Độ là đất nước rộng lớn và 
đông dân ở miền Nam Á, phía bắc
có dãy núi Himallahya hùng  vĩ
được ví là ” lâu đài tuyết trắng”,
“bông sen trắng vĩ đại”, “nóc nhà 
của thế  giới”. Đi dần  xuống phía
nam   qua   hai  lưu  vực  sông 
Ấn  (Indus)  và  sông   Hằng
(Gange) phì nhiêu được gọi  là
châu thổ “đất  vàng”. Đi tiếp gặp
dãy núi Vindehia với cao nguyên
Decan rộng  lớn tiếp giáp núi  Gat
chạy dài xuống bờ biển  Ấn Độ
dương  ngập tràn ánh  nắng mang
hình vòng cung tới gần hòn đảo


Sri Lanka.


C LỊCH SỬ
- Có 4 giai đoạn

Ấn Độ cận
hiện đại. Sự
xâm nhập
của Tây
phương kéo
dài từ 1500
đến 1857.

Sơ lược lịch sử

Cuộc khởi
nghĩa của
nhân dân Ấn
Độ 18571859

Phong trào
dân tộc Ấn
1858-1918

Năm 1947
Ấn Độ
giành lại
quyền độc
lập



THÀNH TỰU

VĂN HỌC

TÔN GIÁO
CHỮ VIẾT

MAHAB
HARATA

RAMAYA
NA

NGHỆ
THUẬT

ĐẠO
PHẬT

ĐẠO

LA
MÔN

ĐẠO
GIÊN

ẤN

ĐỘ
GIÁO


II. VĂN HỌC ẤN ĐỘ
1. PHÂN KÌ VĂN HỌC
   a. Thời đại Veda  từ 1500 đến 600 tr CN

“Veda” – tên của tác phẩm văn chương đồng thời là tác phẩm tôn giáo
đầu tiên thường được dùng để gọi tên thời bình minh của văn học Ấn.
Thời kỳ này, văn minh Ấn Độ nảy nở giữa rừng xanh. Các rishi (thi nhân,
thấu thị) đã đi từ thế giới cảm quan sinh động tới những lĩnh vực trừu
tượng siêu hình và cuối cùng đạt đến kết luận về sự đồng nhất và hợp nhất
giữa linh hồn con người và linh hồn vũ trụ. Thần thoại đã xuất hiện trước
tiên (trong các kinh Veda, chủ yếu là Rig Veda) rồi sau đó là văn chương –
triết học (trong các kinh Upanishad). Ngôn ngữ Sanskrit từ giai đoạn đầu
tiên còn hết sức cổ sơ (mà nhiều học giả gọi là giai đoạn ngôn ngữ Veda)
đã ngày càng được rèn giũa và tăng cường hiệu quả trong luận giải và
thuyết giảng.


b.Thời sử thi và Phật giáo từ  600 tr CN đến thế kỷ
IV

Nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên
chứng kiến sự hình thành lần lượt các sử thi lớn nhất của
Ấn Độ. Các sử thi đã phản ánh hiện thực lịch sử của thời
kỳ hình thành, phát triển của những vương quốc lớn ở
Ấn Độ và xung đột, chiến tranh giữa chúng. Hai sử thi
sanskrit : Mahabharata và Ramayana có dung lượng lớn

hơn, tầm phổ biến và ảnh hưởng rộng rãi hơn. Chúng
cũng thuộc về các tác phẩm kinh điển của đạo Bà  la
môn nhưng có tính văn chương, tính trần thế đậm đà
hơn Veda, Upanishad  nhiều.


Đây là thời kỳ có những triều đại phong kiến
phát triển thịnh vượng về mọi mặt. Cũng là thời
phục hưng của tinh thần truyền thống: đạo
Bàlamôn phát triển đến giai đoạn cổ điển thành
đạo Hindu. Văn học cung đình bằng tiếng
Sanskrit nảy nở cực độ, để lại nhiều thành tựu có
vẻ đẹp mẫu mực, kinh điển trong mọi thể loại.
Trong đó nổi bật lên Kal


2.Văn học trung đại  (từ khoảng thế kỷ X đến
thế kỷ XVIII)

Hồi giáo xâm nhập và sự hỗn dung Hindu giáo –
Hồi giáo đã khiến cho văn học trung đại phát triển
mạnh thơ ca sùng tín. Các bhakta (thi nhân – sùng
tín) dâng tình yêu lên Đấng Tối Cao với niềm tin
đạt đến hợp nhất với Đấng Tối Cao trong tình yêu
và bằng tình yêu (bhakta) chứ không phải tri thức
(jnana) hay hành động (karma). Tinh thần tự do,
cởi mở nên hình thức cũng phóng khoáng. Thơ ca
sùng tín nở rộ phong phú trong khắp các phương
ngữ, cả ngữ hệ Arian lẫn ngữ hệ Dravidian, chấm
dứt thời kỳ độc tôn của Sanskrit.



3. Văn học cận hiện đại  (từ thế kỷ XVIII đến
nay)

Bị phương Tây nhòm ngó và cuối cùng bị đặt
dưới sự đô hộ của thực dân Anh, Ấn Độ phải
đấu tranh dài lâu để cuối cùng giành lại độc
lập. Đây là thời kỳ Ấn Độ phát triển chủ nghĩa
dân tộc, đồng thời mở rộng ra quốc tế. Văn
học Ấn Độ đã thực hiện sự tổng hợp Đông –
Tây để phát triển đến một trình độ mới. Đại
diện xuất sắc nhất, Rabindranath Tagore, “kỳ
công thứ hai” của văn học Ấn, đạt giải Nobel
văn chương vào năm 1913 đã đưa Ấn Độ tới
một  địa vị  rõ ràng hơn trong bối cảnh chung


THẦN THOẠI ẤN ĐỘ


tộc,   nhiều  địa phương  kế thừa  lẫn nhau trong quá trình phát triển đất
nước. Đó  là một thế giới thần  thoại kì ảo, được giữ trong các tập sách
Veda, Brahmana, Upanisand,  Purana, Phật thoại Budda…
2. HỆ  THỐNG THẦN THOẠI  RIG VEDA
a. Nhóm thần vũ trụ-thiên nhiên

Nổi bật: Dyaus (thần trời), Addidi (mẹ đất)



THẦN GIÓ

THẦN GIÓ

THẦN SẤM


b. Nhóm thần sáng tạo thế giới và thủy tổ loài người

Thần thoại Ấn Độ  miêu  tả  một  số  mẫu người sáng thế như Toastri
(thần Rèn),   Burusa ( người khổng lồ ),  thần Manu (thần Nguyên thuỷ ,
thủy tổ loài người ) …
Kể về thần Manu

Buổi sáng kia, Manu rửa tay trong dòng nước,  bỗng thấy có con cá bơi tới,  Manu
bắt lấy  – cá nói  “Hãy nuôi ta  rồi có ngày ta sẽ cứu sống người. Sắp  đến ngày  xảy
ra nạn hồng thuỷ, lúc đó ta sẽ cứu người thoát chết “.
Manu bỏ cá  nuôi trong  chậu. Cá  lớn nhanh.  Manu chuyển cá sang thùng, rồi sang
hồ,  từ hồ chuyển sang sông Hằng,  từ đó ra biển, ca cứ lớn mãi. Theo lời cá,  
Manu đóng sẵn một con thuyền. Khi cơn lũ lụt xãy ra,  Manu gọi cá và ngồi vào
thuyền. Manu buộc thuyền vào mõm cá. Cá  đưa thuyền vượt  qua dãy núi 
HimAllahya đến ngọn núi cao nhất. Theo lời cá dặn, Manu buộc thuyền vào gốc
cây, ngồi chờ nước rút. Sau khi nước rút,  mặt đất trơ trọi, không một sinh vật nào
sống sót. Manu thèm khát có đồng loại bèn cầu nguyện Brahma, một cô gái xuất
hiện. Hai người ăn ở chung chạ, cùng lao động sinh sống và sinh hạ một đứa con
trai.


. Nhóm thần tinh thần – tình cảm – thần tình yêu Kama


Thần KAMA và UMA

THẦN SIVA


KẾT LUẬN

Thần thoại Ấn  Độ phong phú, chan chứa chất trữ tình và tinh thần
nhân đạo sâu  sắc – đó là  truyền thống bất hủ  của văn học nghệ
thuật Ấn  Độ. Từ giai đoạn anh hùng ca về sau đến thế kỷ XX, các
thế hệ văn  nghệ sĩ Ấn  Độ luôn luôn  lấy đề tài  thần thoại và mượn
nó  làm phương  tiện miêu  tả. Các  nhà thơ lớn như Kalidasa ở thế
kỷ thứ V, Kabia ở thế kỷ XV-XVI, Tunxidat ở thế kỷ XVI-XVII,
R.Tagore (1861-1941) vv…đã vận dụng thần thoại để miêu tả và đề
cao cuộc sống tình yêu,  đất nước giàu  đẹp và nhân dân lao động
nghèo khổ của mình,  sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học xuất sắc.
Trái lại, thứ văn học tôn giáo ngày càng mờ nhạt và bị lãng quên
trong thế giới huyền bí, hư vô.
Thần thoại Ấn Độ cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam. Câu chuyện
“Dạ thoa vương” trong cuốn “Lĩnh nam  chích quái” chịu ảnh
hưởng motif  quỉ vương Ravana của thần thoại Ấn Độ.


SỬ THI ẤN ĐỘ


SỬ THI
RAMAYANA



       
         

            1. Vài nét về tác phẩm
Ramayana, thiên anh hùng  ca vĩ đại  ra đời khoảng  bốn,
năm trăm năm trước  công nguyên, được  ghi lại  thành
văn  bản vào đầu công nguyên.
Bộ sách bằng tiếng  Sanskrit, gồm 500 đoạn chia  thành 12
cuốn gồm 24000 câu thơ đôi(sloka)
Ở Ấn Độ, Ramayana còn được soạn ra nhiều thứ tiếng dân
tộc, cải biên thành tuồng kịch, ca,  múa và các hình thức
nghệ thuật khác.
Ramayana đã được phổ  biến đến nhiều nước ở  Đông Nam
Á. Có nước đã mượn cốt truyện để  sáng tác ra những
truyện  mang mầu sắc riêng của dân tộc mình như truyện
Rama Kiên ở Thái Lan, Riêmkê ở Cam pu chia, Phallahk
Phallahm ở Lào,   Ramayana  của đân tộc Chăm (Champa/



HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Trọng danh
dự

RAMA

thủy chung

đẳng cấp

quý tộc

qủa cảm


Hình
tượng Rama mặc dầu còn hạn chế về quan  niệm
S
đạo đức của đẳng cấp (danh dự dòng  họ cao hơn tình
vợ chồng  ) nhưng có thể nói toàn bộ ý chí, tình cảm,
tài năng và sức mạnh chiến thắng của quần chúng đã
được khái quát thành  biểu tượng người anh hùng này.
Đó là con người luôn luôn bênh vực  điều thiện chống
cái ác, cứu người hiền đặc biệt là  phụ nữ. Đó là sản
phẩm  tuyệt vời của trí tưởng tượng và ước mơ cao đẹp
của người Ấn  cổ xưa.


NHÂN VẬT SITA
Nàng là người phụ nữ Ấn Độ  cổ đại mẫu mực,  người  vợ chung thuỷ tiết
hạnh,   người con gái hiền từ nhu mì nhân hậu. Nàng cao cả vì đã hiến
dâng một tình yêu quên mình, bất chấp mọi gian khổ, bất chấp cả tính
mạng.

Khi bị Rama nghi ngờ,   nàng kêu khóc
thảm  thiết. Nàng tự minh oan cho
mình:    “Nếu như mối tình đằm thắm
của đôi ta,  mối duyên bền chặt của đôi
ta không  đủ để cho  chàng hiểu thiếp 
thì chàng ơi, vì tính đa nghi của chàng,

thiếp đành chịu chết thôi !”


NGHỆ THUẬT

 

Will Durant một  tác giả Mỹ nổi tiếng thế giới,
chuyên nghiên cứu văn hoá  phương đông, đã
viết về Ramayama như sau :”Tác phẩm không
chỉ nói đến kì tích mà còn là toà lâu đài đầy
những nhân vật lí tưởng, soi sáng tâm hồn và
hành động ….nó còn là một  tác phẩm ghi  lại
các truyền  thống triết học, tôn giáo và đạo đức
của dân tộc Ấn Độ. Người Ấn Độ coi trọng nó
như người theo đạo thiên chúa với cuốn sách ”
Đời các vị thánh ” vậy. Ngoài việc thưởng thức
một cách  thú vị về văn chương, họ xem đó là
một thánh kinh,   đọc xong họ tin rằng sẽ được
thánh thần phù hộ và chuộc được mọi tội lỗi”.


Romesh Dutt nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ nhận xét
“ngay cả đến Shakespeare cũng không thể  diễn tả được
sự thôi  thúc của những tâm tình cuồng nhiệt  trong lòng
người  một cách sống  động chân thực và mạnh mẽ ghê
gớm như đã thấy trong Ramayana”.
Tác phẩm còn vẽ lên cảnh chiến trường ác liệt,  cung tên
rào rào, đô thành bốc cháy,   đất đá tung toé,  người và
quỉ thần quần đảo nhau bằng  nhiều  phép  thuật  thần 

kỳ gây hứng thú cho người đọc.
Những đặc điểm nghệ thuật  trên tạo ra tính chất  bi
hùng trong tác phẩm,  nâng cao giá trị thẩm mỹ của sử
thi. Ramayana đã thật sự mở ra một thời đại mới rực rỡ
trong văn học Ấn  Độ.


×