Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO SU DÒNG PB235 TRỒNG TẠI NÔNG TRƯỜNG SUỐI NGÔ THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU TÂN BIÊN – TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.39 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
******

HUỲNH THỊ KIỀU KHƯƠNG

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO
SU DÒNG PB235 TRỒNG TẠI NÔNG TRƯỜNG SUỐI NGÔ
THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU
TÂN BIÊN – TỈNH TÂY NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
******

HUỲNH THỊ KIỀU KHƯƠNG

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO
SU DÒNG PB235 TRỒNG TẠI NÔNG TRƯỜNG SUỐI NGÔ
THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU


TÂN BIÊN – TỈNH TÂY NINH

Ngành: Lâm nghiệp
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Mạc Văn Chăm

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Gia đình, bố mẹ và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh cùng toàn thể Thầy Cô đã truyền đạt, giảng dạy và trang bị cho tôi kiến thức
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể quý Thầy Cô trong
khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Mạc Văn Chăm đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Công ty cao su Tân Biên cùng các cô chú,
anh chị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại Công ty.
Tp.HCM, ngày


tháng

năm 2012

Huỳnh Thị Kiều Khương

i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng PB235
trồng tại Nông trường Suối Ngô thuộc Công ty TNHH một thành viên cao su
Tân Biên - tỉnh Tây Ninh”.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập số liệu trên thực địa theo các ô
tiêu chuẩn 500 m2 (20 m x 25 m) theo từng cấp tuổi và giải tích thân cây. Sử dụng
phần mềm Excel 2007 và Statgraphics 3.0 để xử lý và phân tích số liệu.
Kết quả thu được của đề tài bao gồm:
 Phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng cao su dòng PB235 ở 7 cấp
tuổi khác nhau đều có dạng 1 đỉnh. Phần lớn các lâm phần đều có dạng phân bố
đường kính lệch phải (ở các cấp tuổi 18, 22, 24, 26 và 28) và lệch trái (ở các cấp tuổi
16 và 20). Đường kính trung bình từ 20,93 cm (tuổi 16) đến 27,02 cm (tuổi 28). Hệ
số biến động ở các cấp tuổi dao động từ 21,7 - 27,94 %. Biên độ biến động từ 20,38 –
26,75 cm.
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng cao su dòng PB235 ở 7 cấp tuổi
khác nhau đều có dạng một đỉnh. Chiều cao trung bình từ 16,37 m (tuổi 16) đến
19,57 m (tuổi 28). Đa số các lâm phần có dạng một đỉnh lệch phải (ở các cấp tuổi 16,
18, 20, 22, 24 và 28) và lệch trái ở cấp tuổi 26. Hệ số biến động ở các cấp tuổi dao
động từ 10,86 - 14,11 %. Biên độ biến động từ 8,5 – 11,5 m.
- Phân bố số cây theo cấp đường kính tán của rừng cao su dòng PB235 ở 7 cấp

tuổi khác nhau đều có dạng một đỉnh, có xu hướng lệch phải (ở các cấp tuổi 18, 22,
24 và 28) và lệch trái (ở các cấp tuổi 16, 20 và 26). Hệ số biến động dao động từ
19,81 - 25,83 %. Biên độ biến động từ 4,55 - 5,65 m. Đường kính tán trung bình từ
4,28 m (tuổi 16) đến 6,02 m (tuổi 28).

ii


 Qua nghiên cứu cho thấy quy luật sinh trưởng của rừng cao su được thể
hiện qua các phương trình tương quan với các hệ số tương quan rất chặt, cụ thể là:
- Quy luật tương quan giữa đường kính và tuổi (D1,3/A):

D 1, 3  4 ,0911 .e (  3 , 8327 / A

0,5

)

với r = 0,9989

- Quy luật tương quan giữa chiều cao và tuổi (Hvn/A):
H vn  3 , 5830 .e (  3 , 8067

/ A 0,7 )

với r = 0,9977

- Quy luật tương quan giữa đường kính và chiều cao (D1,3/Hvn):
H vn  4 , 9936 .e


(  6 , 8354 / D 1 , 3 0 , 4 )

với r = 0,9998

 Lượng tăng trưởng của rừng cây được thể hiện như sau:
- Lượng tăng trưởng về đường kính theo của rừng cao su dòng cao su
PB235 tại khu vực nghiên cứu tăng rất cao trong giai đoạn từ tuổi 3 cho đến tuổi 8.
Đặc biệt là ở tuổi 4, lượng tăng trưởng đạt được là lớn nhất (2,5 cm). Từ tuổi 9 trở đi,
lượng tăng trưởng bắt đầu giảm dần cho đến tuổi 28.
- Lượng tăng trưởng về chiều cao theo tuổi của rừng cao su dòng PB235
tại khu vực này tăng nhanh trong giai đoạn từ tuổi 2 cho đến tuổi 6, với xu hướng
tăng lên từ tuổi 2 cho đến tuổi 4 và có phần giảm xuống tương đối với tuổi 5 và 6. Từ
tuổi 7 trở đi, lượng tăng trưởng có phần giảm xuống đáng kể, chỉ dao động trong
khoảng 0,6 – 1,4 m trong giai đoạn tuổi 7 đến tuổi 15 và rất thấp (từ 0,1 – 0,4 m) cho
các tuổi còn lại, đặc biệt là từ tuổi 25 trở đi (chỉ tăng 0,1 m mỗi năm).
 Thể tích của cây cao su dòng PB235 trồng tại khu vực nghiên cứu tăng
tương đối chậm (từ tuổi 2 đến tuổi 5). Sau đó, tăng nhanh dần ở các giai đoạn sau (từ
tuổi 6 đến tuổi 17). Khi cây ở tuổi 18 cho đến tuổi nghiên cứu (tuổi 28), thể tích bắt
đầu tăng chậm lại.
 Nhìn chung, sản lượng mủ có sự biến động qua các năm. Sản lượng mủ
tương đối thấp ở tuổi 7 và 8. Sản lượng mủ có xu hướng tăng nhanh cho đến tuổi 17
và đạt giá trị cao nhất tại tuổi này (2242 kg). Đến tuổi 18 sản lượng mủ có phần giảm
xuống nhưng vẫn còn cao (2176,6 kg) và từ đây sản lượng mủ bắt đầu có xu hướng
giảm cho đến tuổi 27.

iii


ABSTRACT
The thesis “The research on the growth rules of PB235 plant rubber forest

at Suoi Ngo farm - the limited liability company a member Tan Bien rubber –
Tay Ninh province”.
The main research method is the collection of the data on the field following
the standard plots 500 m2 (20 x 25 meter) and the age levels. Using the software
Excel 2007 and Statgraphics 3.0 to process and analyze data.
The result of this thesis include:
- That plant quantity distribution follows the diameter level of PB235 plant
rubber forest at 7 different age levels shaped as a top form. Most forests have a form
of right slanting diameter distribution (at the age of 18, 22, 24, 26 and 28) and the left
slanting (at the age of 16 and 20 level). Average diameter is from 20.93 cm (age 16)
to 27.02 cm (age 28). The coefficient of variation at the age levels ranged from 21.7 27.94 %.
- That plant distribution follows the height of PB235 plant rubber forest at 7
difference age level shaped as a top form. The average height is from 16.37 (age 16)
to 19.57 cm (age 28). Most forests have a form right slanting diameter distribution
(at the age level as 16, 18, 20, 22, 24 and 28) and the deflection curve left (at the age
26). The coefficient of variation at the age levels ranged from 10.86 - 14.11 %.
- That plant distribution follows the level diameter of PB235 plant rubber
forest at 7 different age levels shaped as a top form, tends to shift (at the age levels
18, 22, 24, 28) and a left shift (at the age 16, 20 and 26). The coefficient of
variation ranged from 19.81% to 25.83%. The amplitude varied from 4.55 to 5.65 m.
The average canopy diameter is 4.28 m (age 16) to 6.02 m (age 28).
 Through research shows the growing rule of rubber forest is expressed the
correlation equation with the correlation cofficients is very close, name:

iv


- Rule correlation between diameter and age:

D 1, 3  4 ,0911 .e (  3 , 8327 / A


0,5

)

với r = 0,9989

- Rule correlation between tree’s height and age:
H vn  3 , 5830 .e (  3 , 8067

/ A 0,7 )

với r = 0,9977

- The rule correlation between diameter and height:
H vn  4 , 9936 .e

(  6 , 8354 / D 1 , 3 0 , 4 )

với r = 0,9998

 The amount of the forest growth is expressed as follows:
-The amount of the diameter growth PB235 plant rubber forest in the study
area increase dramatically in the period from 3 to 8 age. Especially, at the age of 4,
the growth volume is the largest (2.5 cm). From age 9 onwards, the growth amount
began to dec plant gradually until the age 28.
- The growth amount on height PB235 plant rubber forest in the study area
increase in the period from age 2 until age 6, with the upward trend from age 2 to
age 4 and is somewhat decrease at the age of 5 and 6. From age 7 onwards, the
growth amount is somewhat decrease significantly, ranging only from 0.6 to 1.4 m at

the age period from 7 to 15 and very low (from 0.1 to 0.4 m) for the other ages.
Especially, from the age 25 onwards (only by 0.1 m per year).
- The volume of rubber trees planted in the study area increased relative
slowly (from age 2 to age 5). Then increase gradually following period (from age 6 to
age 7). When the trees at age 18 until age studied (age 28), the volume started to
increase slowly.
 In general, the latex production is highly variable through years. The latex
yield relatively is low at the age 7 and 8. The latex yield tends increase until age 7
and reached the highest value at this age (2242 kg). By the age of 18, the latex yield
is somewhat decreasing but remains the height (2176.6 kg) and from the latex yield
started having a downward trend until at the age 27.

v


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................................iii
Tóm tắt đề tài ............................................................................................................... iv
Abstract ........................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ ix
Danh sách các hình........................................................................................................ x
Danh sách các bảng ...................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3

CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4

2.1 Tổng quan những nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng .............................. 4
2.1.1 Khái niệm cơ bản ................................................................................................ 4
2.1.1.1 Về sinh trưởng ................................................................................................. 4
2.1.1.2 Về tăng trưởng ................................................................................................. 5
2.1.2 Tổng quan những nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng ở Việt
Nam và thế giới .............................................................................................................. 6
2.1.2.1 Ở Việt Nam ...................................................................................................... 6
2.1.2.2 Trên thế giới ..................................................................................................... 8
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................................... 9
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty ............................................................................. 9
2.2.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 10

vi


2.2.2.1 Vị trí địa lý....................................................................................................... 10
2.2.2.2 Địa hình, đất đai ............................................................................................. 10
2.2.2.3 Khí tượng thủy văn ........................................................................................ 11
2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình hoạt động của Nông trường Suối Ngô ... 11
2.2.4 Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội ................................................................... 12
2.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ................................................................... 13
2.3.1 Lịch sử phát triển của cây cao su ..................................................................... 13
2.3.2 Một số đặc điểm của dòng cao su PB235 ........................................................ 14
2.3.3 Đặc điểm thực vật học của cây cao su ............................................................. 15
2.3.3.1 Tên họ và nguồn gốc ..................................................................................... 15
2.3.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh thái ...................................................................... 16
2.3.4 Phương pháp gieo trồng ................................................................................... 18
2.3.5 Kỹ thuật trồng .................................................................................................... 18
2.3.6 Giá trị kinh tế và tình hình phát triển ................................................................. 20
2.3.7 Đặc tính công dụng ........................................................................................... 21


CHƯƠNG 3................................................................................................................22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 22
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 22
3.2.1 Ngoại nghiệp ..................................................................................................... 22
3.2.1.1 Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn.................................................................. 23
3.2.2.2 Thu thập số liệu trên cây giải tích .................................................................. 23
3.2.2 Nội nghiệp ......................................................................................................... 24
3.2.2.1 Xác định phân bố số cây theo cấp đường kính, chiều cao và đường kính
tán ................................................................................................................................ 24
3.2.2.2 Xác định quy luật sinh trưởng ........................................................................ 25
3.2.2.3 Xác định lượng tăng trưởng đường kính, chiều cao ..................................... 26
3.2.2.4 Xác định thể tích của rừng cao su theo tuổi ................................................. 26
3.2.2.5 Xác định năng suất mủ của rừng cao su qua các cấp tuổi khác nhau : ........ 27

CHƯƠNG 4................................................................................................................ 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 28

vii


4.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính, chiều cao và đường kính tán của rừng
cao su dòng PB235 trồng tại khu vực nghiên cứu ...................................................... 28
4.1.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng cao su dòng PB235 trồng tại
khu vực nghiên cứu ..................................................................................................... 28
4.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng cao su dòng PB235 trồng tại
khu vực nghiên cứu ..................................................................................................... 30
4.1.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính tán của rừng cao su dòng PB235 trồng
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................ 33

4.2 Quy luật sinh trưởng đường kính, chiều cao của rừng cao su dòng PB235
trồng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 35
4.2.1 Quy luật sinh trưởng đường kính của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu ............................................................................................................ 35
4.2.2 Quy luật sinh trưởng chiều cao của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu ............................................................................................................ 37
4.2.3 Tương quan giữa đường kính và chiều cao của rừng cao su dòng PB235
trồng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 39
4.3 Lượng tăng trưởng về đường kính và chiều cao của rừng cao su dòng PB235
trồng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 40
4.3.1 Lượng tăng trưởng về đường kính của rừng cao su dòng PB235 trồng tại
khu vực nghiên cứu ..................................................................................................... 41
4.3.2 Lượng tăng trưởng về chiều cao rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................... 42
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.5 và hình 4.8 dưới đây: .......................... 42
4.4 Thể tích của cây cao su dòng PB235 theo tuổi ................................................... 44
4.5 Năng suất mủ của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu vực nghiên cứu ....... 45

CHƯƠNG 5................................................................................................................ 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 47
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 47
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 50

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A


Tuổi của cây.

CV

Chu vi của cây.

D1,3

Đường kính thân đo tại vị trí 1,3 m.

Dt

Đường kính tán của cây.

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây.

D1,3tn

Đường kính đo tại vị trí 1,3 thực nghiệm.

D1,3lt

Đường kính đo tại vị trí 1,3 lý thuyết.

Hvntn

Chiều cao vút ngọn thực nghiệm.


Hvnlt

Chiều cao vút ngọn lý thuyết.

id

Lượng tăng trưởng về đường kính của cây.

ih

Lượng tăng trưởng về chiều cao của cây.

r

Hệ số tương quan.

a, b

Các hệ số của phương trình tương quan.

Dbq

Đường kính bình quân tại vị trí 1,3 m.

Hbq

Chiều cao bình quân của cây.

Dtbq


Đường kính tán bình quân của cây.

Sx

Sai số tiêu chuẩn.

S

Độ lệch chuẩn.

2

S

Phương sai của mẫu.

Sk

Hệ số độ lệch phân bố.

R

Biên độ biến động của mẫu.

Cv%

Hệ số biến động của mẫu.

CB.CNV


Cán bộ công nhân viên.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình thái cây cao su .................................................................................. 16
Hình 4.1 Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính N/D1,3 ............................ 29
Hình 4.2 Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ............................. 32
Hình 4.3 Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính tán (N/Dt) ...................... 34
Hình 4.4 Đường biểu diễn quy luật sinh trưởng đường kính (D1,3) theo tuổi (A).... 36
Hình 4.5 Đường biểu diễn quy luật sinh trưởng chiều cao (Hvn) theo tuổi (A) ....... 38
Hình 4.6 Đường biểu diễn quy luật sinh trưởng giữa đường kính (D1,3) và chiều cao
(Hvn) ........................................................................................................................... 40
Hình 4.7 Đường biểu diễn lượng tăng trưởng đường kính (id) theo tuổi (A) .......... 41
Hình 4.8 Đường biểu diễn lượng tăng trưởng chiều cao (ih) theo tuổi (A) ............. 43
Hình 4.9 Đường biểu diễn quá trình phát triển thể tích (V) cây cao su dòng PB235
theo tuổi (A) .............................................................................................................. 44
Hình 4.10 Đường biểu biễn năng suất mủ theo tuổi................................................. 46

x



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích rừng cây cao su qua các năm trồng của Nông trường ................ 11
Bảng 4.1 Số liệu tính toán từ phương trình tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi
(A) .............................................................................................................................. 35
Bảng 4.2 Số liệu tính toán từ phương tình tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi
(A) .............................................................................................................................. 37
Bảng 4.3 Số liệu tính toán từ phương trình tương quan giữa đường kính (D1,3) và
chiều cao (Hvn) ........................................................................................................... 39
Bảng 4.4 Lượng tăng trưởng đường kính (id) theo tuổi (A ....................................... 41
Bảng 4.5 Lượng tăng trưởng chiều cao (ih) theo tuổi (A) ......................................... 42
Bảng 4.6 Số liệu quá trình phát triển thể tích (V) theo tuổi (A) ................................ 44
Bảng 4.7 Số liệu năng suất mủ theo tuổi ................................................................... 45

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người và thiên nhiên đã gắn bó với nhau rất mật thiết. Rừng
được so sánh như vàng và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Rừng
chiếm 1/3 tổng diện tích của Trái đất. Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan
hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự
thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Rừng luôn luôn có sự cân
bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của
hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những khả năng này được hình
thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả
các thành phần rừng. Ngoài ra, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Nó có sự

cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần
hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng. Đồng thời, nó thải ra khỏi hệ sinh thái các
chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.
Vai trò của rừng chi phối hầu hết mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam
cũng như toàn nhân loại. Nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh
khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64 %) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70 %). Và các cây
rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44 %) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động
vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). Một hecta rừng
hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng
trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000 kg oxy tương ứng với lượng oxy do
1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Rừng là quần xã sinh vật, trong đó

1


cây rừng là thành phần chủ yếu, giữ vai trò to lớn đối với con người như: chắn gió bão,
giảm tốc độ dòng chảy, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động
thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, rừng còn giúp ích về vấn đề
kinh tế cho nhân dân như cung cấp gỗ, củi và du lịch sinh thái.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo điều kiện cho hệ động thực vật phát triển phong phú
và đa dạng. Rừng không bao giờ là vô tận. Ngày nay, thực tế cho thấy rằng cứ mỗi năm
trên thế giới có khoảng 13 triệu hecta rừng đã bị hủy diệt và 160 triệu hecta bị khai
thác tận kiệt những loại gỗ có giá trị. Cứ như vậy, hậu quả dẫn đến sự nóng lên của
toàn cầu, nhiều loài thực vật biến mất, cuộc sống của con người gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng mất rừng đang ở mức báo động. Con người cần phải bảo vệ rừng và nêu cao
tinh thần vì một môi trường trong lành.
Trước sự giảm sút về mặt chất lượng và diện tích rừng đã đặt ra cho các nhà làm
công tác Lâm nghiệp một nhiệm vụ cấp bách là phải gia tăng diện tích rừng, từng bước
nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về gỗ, củi

và bảo vệ môi trường sống của con người.
Trong quá trình này, Nhà nước ta đã thực hiện các mô hình phủ xanh đất trống
đồi trọc. Từ đó, những rừng cao su ra đời và đang được trồng phổ biến. Cây cao su có
nguồn gốc từ Amazon đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nhiều nước châu
Á, trong đó có Việt Nam. Cao su là loài cây sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng
với nhiệm vụ phủ xanh đất trống đồi trọc. Đây là loài cây trồng đa mục đích. Trong
tương lai diện tích rừng cao su sẽ tăng do nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Hiện đang
có sự chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây cao su và mở rộng vùng trồng cao su.
Ngày nay, cao su không chỉ lấy mủ mà gỗ cũng được chú ý bởi đó là nguyên liệu đang
sử dụng rộng rãi và có giá trị cao. Trong 25 năm gần đây, gỗ cao su được sử dụng
nhiều trong đồ gia dụng, làm giấy do có nhiều ưu điểm về đặc tính nguyên liệu. Do đó,

2


có nhiều nơi đã chọn giống cao su gỗ - mủ vào trồng rừng trong đó có Công ty cao su
Tân Biên - tỉnh Tây Ninh.
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng cao su là việc làm cần thiết, làm cơ sở
để đánh giá khả năng sản xuất gỗ - mủ, qua đó đề xuất biện pháp chăm sóc, quản lý
rừng cao su hiệu quả hơn tại Nông trường Suối Ngô.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng
cao su dòng PB235 trồng tại Nông trường Suối Ngô thuộc Công ty TNHH một thành
viên cao su Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” đã được thực hiện với hy vọng kết quả đạt được
sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nuôi dưỡng rừng cao su hợp lý và đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng
cao su dòng PB235 trồng tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu.

- Xác định được lượng tăng trưởng của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu.
- Xác định được năng suất mủ của rừng cao su dòng PB235 được khai thác qua
các cấp tuổi khác nhau tại khu vực nghiên cứu.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: Rừng cao su dòng PB235 từ 16 - 28 tuổi
được trồng trên nền đất xám tại Nông trường Suối Ngô thuộc Công ty TNHH một
thành viên cao su Tân Biên trên địa phận huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Giới hạn nghiên cứu: Do giới hạn của khóa luận tốt nghiệp nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu quy luật phân bố số cây, quy luật sinh trưởng, lượng tăng trưởng và
năng suất mủ của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan những nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng
2.1.1 Khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Về sinh trưởng
Sinh trưởng của cây rừng là một quá trình tích lũy về chất. Nó kéo dài liên tục
trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng và là cơ sở chủ yếu cho đánh giá sức sản
xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như các biện pháp tác động thích hợp.[8]
Theo Giang Văn Thắng (2006), sinh trưởng của cây rừng trải qua 4 giai đoạn:
hình thành và phát triển, sinh trưởng mạnh, thành thục và già cỗi.
Sinh trưởng của cây rừng nói chung là sự tăng kích thước về đường kính (D1,3),
chiều cao vút ngọn (Hvn), thể tích thân cây (V),… Nó chịu sự tác động của nhân tố môi
trường và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi cá thể và quần thể. Sinh trưởng là sự
tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của vật sống (theo V.
Bertalanfly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố nào đó theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh –

Phạm Ngọc Giao).[5]
Sinh trưởng của lâm phần bao gồm toàn bộ sự tăng khối lượng vật chất được
tích lũy bởi từng cá thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải
(chết hoặc bị tỉa thưa). Bản chất của nghiên cứu sinh trưởng rừng là định lượng được
tác động của đặc tính nội tại và những yếu tố môi trường tự nhiên, của các biện pháp
kỹ thuật tác động tới năng suất sản phẩm.

4


Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên gọi là quá trình sinh trưởng. Các đại
lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua chỉ tiêu nào đó của cây.
Sự biến đổi này theo thời gian đều có quy luật. Yếu tố môi trường như đất đai, nhiệt
độ, lượng mưa,... rất đa dạng nên cho đến nay chưa đánh giá được ảnh hưởng đầy đủ
và cụ thể của những yếu tố này đến sinh trưởng như thế nào. Vấn đề nghiên cứu về
sinh trưởng nhằm đưa ra biện pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng của cây trồng.
2.1.1.2 Về tăng trưởng
Tăng trưởng rừng là kết quả của hai quá trình trái ngược nhau: quá trình tăng
trưởng của những cây rừng đang sống và quá trình tỉa thưa tự nhiên, những cây chết vì
già cỗi. Trong giai đoạn đầu, lượng tăng trưởng của rừng còn mạnh, xu hướng phát
triển là tích lũy sinh khối. Đến giai đoạn rừng già, sức sinh trưởng của cây rừng đã yếu,
những cây già cỗi chết đi.[8]
Để đánh giá tăng trưởng của rừng, chủ yếu người ta dựa vào đánh giá tăng
trưởng của cây rừng. Nếu có hiện tượng tỉa thưa tự nhiên thì trị số tăng trưởng của cây
rừng sẽ âm (như vậy đánh giá tăng trưởng của cây rừng sẽ phản ánh khá trung thực
tăng trưởng của lâm phần). Nếu tạm phân mức tăng trưởng của các loài cây sống ở
rừng tự nhiên sẽ chia làm 4 cấp:



Tăng trưởng rất chậm: Tăng trưởng đường kính nhỏ hơn 0,3 cm/năm.



Tăng trưởng chậm: Tăng trưởng đường kính nằm trong khoảng 0,3 - 0,5

cm/năm.


Tăng trưởng trung bình: Tăng trưởng đường kính nằm trong khoảng 0,6 - 0,8

cm/năm.


Tăng trưởng nhanh: Tăng trưởng đường kính lớn hơn 0,8 cm/năm.

Đa số rừng ở Việt Nam ta có tổ thành từ những cây sinh trưởng chậm và trung
bình. Đó là lý do chính giải thích năng suất rừng tự nhiên của Việt Nam thấp. Theo

5


nhiều nghiên cứu của Viện điều tra và quy hoạch rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp thì
tăng trưởng rừng tự nhiên ở Việt Nam khoảng 2 - 4 m³/ha/năm, được cho là chậm.[5]
Tăng trưởng là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra nào đó của cây
rừng trong một đơn vị thời gian. Tăng trưởng là hiệu số đại lượng sinh trưởng ở các
thời gian khác nhau. Mục đích của đo sinh trưởng và tính tăng trưởng là nhằm xác định
tốc độ sinh trưởng từ đó có thể dự đoán sản lượng và năng suất của rừng phục vụ cho
các mục đích khác nhau trong kinh doanh rừng.
2.1.2 Tổng quan những nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng ở Việt

Nam và thế giới
2.1.2.1 Ở Việt Nam
Trước năm 1945, nước ta chưa chú trọng đến việc nghiên cứu về sinh trưởng và
tăng trưởng. Những số liệu được áp dụng chủ yếu là từ công trình “Lâm nghiệp Đông
Dương” của P. Maurand và thường được xem là số liệu gốc để so sánh diễn biến rừng
của Việt Nam từ năm 1943 trở về sau. Theo tài liệu bản đồ của Maurand thì đến năm
1943, rừng Việt Nam vẫn còn khoảng 14.352.000 ha, che phủ 43,7 % diện tích lãnh
thổ. Ngoài ra, các tài liệu về sinh trưởng và tăng trưởng rừng khác không được tìm
thấy.
Về sau, trong những năm 1954 đến nay, các chuyên gia người Đức tiến hành
giải thích và nghiên cứu cho một số loài cây rừng tự nhiên phục vụ cho công tác điều
tra và phân loại rừng tại một số vùng trọng điểm: Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Quảng Bình…(giai đoạn từ 1958 - 1960).
Từ năm 1960 - 1965, các chuyên gia Trung Quốc và cán bộ điều tra rừng Việt
Nam phối hợp nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng rừng trên 20 loài cây phổ biến
ở vùng Sông Hiếu Nghệ An bằng phương pháp giải tích thân cây tiêu chuẩn phục vụ
nhiệm vụ quy hoạch vùng trọng điểm phát triển Lâm nghiệp miền Bắc.[5]
Từ năm 1965 - 1975, vấn đề điều tra đang được chú trọng nhằm phục vụ công
tác quy hoạch, luận chứng kinh tế kỹ thuật, phát triển rừng. Đặc biệt phải kể đến công

6


trình nghiên cứu tăng trưởng khá toàn diện cho đối tượng rừng mỡ trồng và bồ đề tái
sinh sau nương rẫy của vùng trung tâm phía Bắc của Vũ Đình Phương (1968 - 1973).
Tác giả đã mô tả quá trình sinh trưởng về chiều cao của cây Bồ đề (Styrax tonkinensis)
trồng thuần loài bằng phương trình dạng:
A.H = a0 + a1.A + a2.A2
Với:


a0, a1, a2 là các hệ số của phương trình.
H là chiều cao của cây.
A là tuổi của cây.

Năm 1973, Đồng Sĩ Hiền đã đưa ra một dạng toán hàm đa thức để biểu thị mối
quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở các vị trí khác nhau của cây. Qua đó, mô tả
thành công quy luật phát triển hình dạng thân cây của rừng. Đồng thời, ông cũng dùng
phương trình này làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và độ thon của cây đứng nhằm
xác định trữ lượng của rừng.[3]
Sau năm 1975, những công trình nghiên cứu được tiếp tục phát triển và nâng
cao. Kết quả là đã thành lập được nhiều biểu tăng trưởng cho hơn 100 loài cây trồng
phổ biến và loài cây rừng tự nhiên.
Năm 1985, Vũ Đình Phương và cộng sự đã nghiên cứu quy luật tăng trưởng của
lâm phần thuần loài và hỗn loài năng suất cao để làm cơ sở đưa ra phương pháp kinh
doanh rừng hợp lý.[5]
Nghiên cứu về đặc tính sinh thái của một số loài cây họ Sao dầu, Lê Văn Minh
(1986) cho biết, loài cây họ Sao dầu sinh trưởng thích hợp ở vùng có lượng mưa trên
2200 mm/năm, nhiệt độ bình quân khoảng 26 - 27 0C.
Năm 1987, Trịnh Đức Duy đã dùng phương pháp toán học xác định quy luật
sinh trưởng của các nhân tố dưới nhiều dạng hàm khác nhau cho các lâm phần Bồ đề
thuần loài đều tuổi vùng trung tâm Bắc Việt Nam. Tác giả nhận thấy, hàm Schumacher

y  a .e (  b / x

k

)

có độ liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố đường kính và thể


tích cây rừng.[7]

7


Trong đó:

y là chỉ tiêu sinh trưởng đường kính của cây hay lâm phần.
x là tuổi của cây hay lâm phần.
a, b là các tham số của phương trình.
k là hệ số biểu thị của loài (0,2 - 2).
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,712...).

Năm 1998, Trần Quốc Dũng và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá tăng trưởng
rừng thường xanh cây gỗ lá rộng vùng Bắc Trung Bộ dựa trên 587 cây giải tích và 27
loài cây ưu thế.[5]
Với những loài cây trồng dùng làm nguyên liệu giấy thì vào năm 2001, Đào
Công Khanh và cộng sự đã lập biểu quá trình sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng
loài cây Bạch Đàn, Tếch, Keo tai tượng, Thông nhựa và biểu kiểm tra sản lượng các
loài Đước và Tràm.
Vấn đề nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam đang
trên đà phát triển và được vận dụng một cách triệt để vào điều chỉnh phương thức kinh
doanh cũng như phát triển rừng.
2.1.2.2 Trên thế giới
Từ cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, phương pháp thống kê ra đời giúp các
nhà Lâm nghiệp có một bước tiến mới trong quá trình nghiên cứu về sinh trưởng và
tăng trưởng. Sự ứng dụng rộng rãi của thống kê nhằm tìm ra những hàm thích hợp cho
việc mô tả quá trình sinh trưởng và tăng trưởng của các loài cây ở các vùng sinh thái
khác nhau trên các châu lục. Những phương pháp này chủ yếu là áp dụng kỹ thuật phân
tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy từ đó xác định trữ lượng, sản

lượng gỗ của lâm phần.
Mối quan tâm lớn nhất của con người đó chính là sản lượng rừng. Do đó, lịch sử
ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiện hàm sinh trưởng của Gompert năm
1825. Tiếp theo đó là hàm sinh trưởng của các tác giả khác như Verhulst (1845),
Korsun (1935), France (1968)… Phương pháp xử lý và tính toán đã được mô phỏng

8


theo các hàm toán học. Phương pháp này tránh được các sai số do phân cấp thời gian,
nắn tròn số lẻ hoặc các sai số do sử dụng các phương thức gần đúng.
Hàm sinh trưởng đều là các dạng toán học phức tạp, biểu diễn quá trình sinh học
dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh. Hàm sinh trưởng sẽ mô tả
qui luật sinh trưởng và sản lượng của một loại hình rừng một cách cụ thể. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn phải kiểm tra lại độ thích hợp của chúng do điều kiện về lập địa khác
nhau.
Bên cạnh đó, sinh trưởng của cây rừng cũng được thể hiện thông qua mối tương
quan và ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau giữa các bộ phận của cây hay giữa các chỉ tiêu
sinh trưởng với nhau.
Năm 1961, R.W.J. Keay đã nhận thấy mối tương quan giữa đường kính tán (Dt)
và lượng tăng trưởng đường kính thân cây (id) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.[7]
Năm 1970, Prodan khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và
đường cong lượng tăng trưởng, ông cho thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh
trưởng là điểm cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.
Năm 1979, Busson cho biết lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một
tuổi nào đó rồi lại giảm xuống.
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp
với một số loài cây ở một dạng sinh thái nhất định nào đó. Các nhà khoa học lâm
nghiệp trên thế giới đã thử nghiệm rất nhiều dạng phương trình toán học và qua đó đề
xuất một số dạng phương trình tương đối đặc trưng. Mục đích mô tả chính xác quy luật

sinh trưởng cho mỗi loài cây ở từng dạng lập địa nào đó.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty
Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên được thành lập ngày 20/12/1985 do sự
sát nhập giữa hai Công ty là: Công ty cao su Bắc Tây Ninh (thuộc UBND tỉnh Tây
Ninh) và Công ty cao su Thiện Ngôn (thuộc Tổng Cục Cao su Việt Nam).[15]

9


Công ty có 4 nông trường (Xa Mát, Tân Hiệp, Bổ Túc, Suối Ngô), 1 xí nghiệp
cơ khí vận tải, 1 nhà máy chế biến mủ và 1 trung tâm y tế. Địa bàn hoạt động của Công
ty nằm trên 8 xã, thuộc 2 huyện biên giới Tân Châu và Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, thực
hiện chủ trương của Đảng với nhiệm vụ xuyên suốt là xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội, cùng địa phương làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn.[13]
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là khai hoang, trồng mới, chăm sóc,
khai thác, chế biến cao su, thương nghiệp buôn bán. Hiện tại Công ty có diện tích vườn
cây là: 6.161 ha. Được sự cho phép của Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty TNHH MTV Cao su
Tân Biên đang xúc tiến đầu tư trồng mới 17.000 ha cao su tại tỉnh KamPongThom,
Vương Quốc Campuchia.[13]
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1 Vị trí địa lý
Nông trường Suối Ngô nằm trên địa bàn 2 xã: Tân Hòa và Suối Ngô. Với diện
tích 1934,32 ha cao su.
Nông trường nằm ở phía Đông Bắc của huyện Tân Châu.
- Phía Bắc: giáp nước Campuchia.
- Phía Đông: giáp tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam: giáp huyện Dương Minh Châu.

- Phía Tây: giáp huyện Tân Biên.
2.2.2.2 Địa hình, đất đai
Rừng cây của Nông trường được trồng chủ yếu trên vùng đất xám.
Địa hình và kết cấu đất đa dạng, nhiều triền suối, độ dốc lớn, đất đai bạc màu,
kém dinh dưỡng. Nền đất của Nông trường trồng cao su có một phần diện tích nằm trên
những hố bom do chiến tranh để lại chưa được xử lý.

10


2.2.2.3 Khí tượng thủy văn
Đây là khu vực có thời tiết diễn biến khá phức tạp, nắng nóng kéo dài, lượng
mưa ít. Khu vực này không có mùa đông lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình khoảng 27 0C, biên độ dao động nhiệt thấp (3,9 0C), lượng
bức xạ dồi dào.
Tổng lượng mưa trong năm đạt 1326 mm.
Thủy văn: có sông Sài Gòn chảy qua với hai phụ lưu là Suối Ngô, Suối Dây
cung cấp nước cho khu vực và nhiều triền suối, độ dốc lớn gây khó khăn cho công tác
tưới tiêu.
2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình hoạt động của Nông trường Suối Ngô
Tổng diện tích rừng cao su của Nông trường là 1934,32 ha, trong đó diện tích
các năm trồng như sau:
Bảng 2.1 Diện tích rừng cây cao su qua các năm trồng của Nông trường
Năm
trồng
1983
1984
1985
1986
1988

1989
1990

Diện tích
(ha)
20,06
66,5
94,64
84,61
126,47
114,38
121,48

Năm
trồng
1991
1992
1993
1994
1996
1999

Diện tích
(ha)
84,62
42,15
72,18
276,45
823,58
7,2


Diện tích rừng cao su dòng PB235 được trồng là 986,94 ha, chiếm 51,02 %.
Theo thống kê năm 2011 thì diện tích rừng cây khai thác là 1934,32 ha và hầu
như không còn đất xen canh trong rừng cây cao su. Tổng số cây trong diện cạo mủ là
683.917 cây. Mật độ cây trồng khoảng 354 cây/ha.
Tình hình thời tiết khá phức tạp, nắng nóng kéo dài, những đợt mưa đầu mùa
kèm theo giông gió đã làm gãy đổ 291 cây cao su đang trong thời kỳ khai thác mủ. Do
giá mủ tăng nên đây là động lực kích thích nạn trộm cắp mủ, các đối tượng trộm cắp

11


mủ trở nên hung hăng hơn, có hành vi côn đồ đối với lực lượng bảo vệ và công nhân
khi làm nhiệm vụ bảo vệ rừng cây.
Việc bón phân cho rừng chia làm 3 lần trong năm giúp cây hấp thu tối đa lượng
phân. Việc bón phân được quản lý chặt chẽ không để thất thoát. Trang bị máng chắn
mưa cho 100 % cây cạo nhằm giảm thiểu thất thoát tối đa lượng mủ. Số lần bôi phòng
bệnh loét sọc mặt cạo với 4 lần/năm với tổng lượng thuốc 52,95 kg. Bệnh nấm hồng
cũng được hạn chế. Việc làm đê bao làm giảm tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, trôi
phân, giữ độ mùn cho đất.
2.2.4 Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội
Kinh tế của khu vực gắn với phát triển chủ yếu là cao su, mía và mì. Phần lớn
người dân trong khu vực này sống chủ yếu là về nông - lâm - nghiệp. Tổng số lao động
trong năm của Nông trường là 730 người. Công nhân có trình độ chủ yếu là cấp tiểu
học và trung học. Toàn Nông trường hiện có 14 người đang theo học đại học, 5 người
học trung cấp chính trị.
Về đời sống người lao động và kinh tế gia đình: Mức thu nhập của người dân là
7.303.698 đồng/người/tháng. Kinh tế của các hộ gia đình được đảm bảo và ổn định.
Nhiều hộ gia đình có đất rẫy, đất trống để phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời
sống gia đình.

Công tác tổ chức bữa ăn cho công nhân được duy trì đầy đủ. Công tác giám sát
được thực hiện chặt chẽ hàng ngày. Ban Giám Đốc kết hợp cùng Công đoàn nông
trường vận động CB.CNV tích cực trồng các loại hoa màu để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, phát triển chăn nuôi. Qua đó, thu nhập thêm ngoài lương bình quân trong
năm là 8.000.000 đồng/hộ/năm. Nông trường tổ chức được 12 lớp Bổ túc văn hóa cho
công nhân với 236 học viên. Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế Công ty. Với sự giúp đỡ
của Trung tâm y tế công ty, y tế nông trường đã làm tốt công tác quản lý sức khỏe cho
CB.CNV.

12


×