Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP TỪ SẢN PHẨM CÂY CAO SU ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ DÂN TẠI XÃ PHÚ TRUNG, HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.06 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ HỒNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP TỪ SẢN PHẨM
CÂY CAO SU ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ DÂN TẠI XÃ PHÚ
TRUNG, HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ HỒNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP TỪ SẢN PHẨM
CÂY CAO SU ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ DÂN TẠI XÃ PHÚ
TRUNG, HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Lâm Nghiệp
Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin kính dâng lên cha mẹ lòng biết ơn với công lao sinh
thành và nuôi dạy con nên người. Cha mẹ là người đã động viên, giúp đỡ con
trong suốt quá trình học tập để con đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập tại trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, em xin gửi
gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong trường nói chung và các thầy cô
khoa Lâm nghiệp nói riêng, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Nông Lâm kết
hợp và Lâm nghiệp xã hội đã quan tâm, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian qua, giúp cho em có hành trang trong
cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Bùi Việt Hải đã tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành tốt
đề tài này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong UBND xã Phú Trung
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có địa bàn thực tập.Tôi cũng xin gửi đến các hộ
dân sinh sống trong thôn Phú Nghĩa, thôn Phú Tâm và thôn Phú Bình đã cung cấp
những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gừi lời cảm ơn đến các bạn bè đã gắn bó động viên, giúp
đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tại trường đại học.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2012.
Sinh viên

Lê Thị Hồng

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng thu nhập từ sản phẩm cây cao su
đến đời sống của người dân tại xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”
được thực hiện từ ngày 15/02/2012 đến ngày 15/06/2012, nhằm tìm hiểu lợi nhuận
thu được từ cây cao su và ảnh hưởng của thu nhập từ cây cao su đến các hộ gia
đình. Từ đó, đánh gía được vai trò của cây cao su đối với người dân tại địa phương.
Phương pháp sử dụng trong đề tài: Thu thập thông tin sẵn có ở địa phương
và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, kết hợp với phỏng vấn nông hộ,
thảo luận nhóm. Tổng hợp số liệu và xử lý bằng phần mềm Excel,Statgraphics
3.0.Từ đó đưa ra các kết quả và kết luận của vấn đề.
Kết quả đạt được:
Tìm hiểu được thực trạng của rừng trồng cao su trên địa bàn về: năm trồng,
diện tích trồng, tỷ lệ hộ trồng. Đồng thời, biết được các thuận lợi, khó khăn mà
người dân gặp phải.Cũng tìm hiểu được các đề xuất mà người dân đưa ra để khắc
phục các khó khăn trên.
Tìm hiểu được sự ảnh hưởng củathu nhập từ cây cao su đến các hộ dân trên
địa bàn đến: tổng thu nhập, các loại mức chi phí, đời sống, sản xuất …
Tìm hiểu được mức vốn đầu tư cho cao su ở các hai giai đoạn: chăm sóc và
khai thác. Đồng thời tìm hiểu được năng suất và lợi nhuận của cao su trong giai
đoạn khai thác.

ii


SUMMARY

The research subjects: “Assessing the impact of income from rubber
products to the life of the people in Phu Trung, Bu Gia district, Binh Phuoc
province"was conducted from 15.02.2012 until 06.15.2012, to understand the profit
earned from the rubber tree and the impact of income from rubber trees to
households. Since then, evaluate the role of rubber trees for local people.”
The method used in the theme: Gather information on localavailability and
other documents related to research issues, combined with household interviews,
focus

group

discussions.Synthesis

and

processing

data

in

excel

and

statgraphics3.0softwares. Then finding out the results and conclusions of the
problem.
The results were:
Find out the status of rubber plantations in the area of: years of planting,
cultivation, growing percentage of households. Also,know the advantages and

difficulties that people encounter.Also find out the suggestions that people made to
overcomethe above difficulties.
Learn the impact of income from rubber trees to households in the area of:
total income, the cost of life, producing ...
Find out the level of investment for rubber in two stages: care and
exploitation. Also find out the productivity and profitability of rubber in the
exploitation phase.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

TÓM TẮT

ii

SUMMARY

iii

MỤC LỤC

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1. Giới thiệu về cây cao su ....................................................................................4
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................5
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7

3.1. Địa điểm nghiên cứu .........................................................................................7
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................7
3.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................7
3.1.1.2. Khí hậu........................................................................................................7
3.1.1.3. Địa hình và đất đai ......................................................................................7
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................8
3.1.2.1. Dân số .........................................................................................................8

3.1.2.2. Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách 2011 ..............................................9
3.1.2.3. Kết quả sản xuất..........................................................................................9
iv


3.1.2.4. Những công tác khác ..................................................................................9
3.1.3. Sơ lược về thôn Phú Tâm, Phú Nghĩa và Phú Bình ....................................10
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................10
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................11
3.3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia .......................................12
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................12
3.3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................12
3.3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp .........................................................................13
3.3.3.3. Các công cụ khác để thu thập thông tin ....................................................14
3.3.4. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin........................................................16
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

17

4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu .............................................17
4.1.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ điều tra ...........................................17
4.1.2. Tình hình phát triển các loài cây trồng tại địa bàn ......................................18
4.2. Thực trạng của rừng trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu ............................19
4.2.1. Lịch sử trồng cây cao su tại địa bàn ............................................................19
4.2.2. Hiện trạng trồng cao su tại địa bàn ..............................................................20
4.2.2.1. Hiện trạng về hộ trồng ..............................................................................20
4.2.2.2. Hiện trạng về diện tích trồng ....................................................................21
4.2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây cao su trên địa bàn ..............22
4.2.2.4. Những đề xuất của người dân ...................................................................25

4.3. Sự ảnh hưởng của thu nhập từ sản phẩm cây cao su đến các hộ dân .............26
4.3.1. Tổng thu nhập của hộ ..................................................................................26
4.3.1.1. Tổng thu nhập của hộ qua các năm ..........................................................26
4.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của cao su ........................................28
4.3.2. Ảnh hưởng của thu nhập từ cao su đến sản xuất và các chi phí của hộ ......29
4.3.2.1. Ảnh hưởng đến sản xuất của hộ gia đình..................................................29
4.3.2.2. Ảnh hưởng đến chi phí của hộ gia đình ....................................................29
v


4.3.3. Về mặt xã hội ...............................................................................................34
4.3.3.1. Tham gia vào các tổ chức xã hội của hộ gia đình.....................................34
4.3.3.2. Tham gia vào tổ chức tín dụng của hộ gia đình........................................35
4.3.3.3. Đời sống của hộ gia đình ..........................................................................37
4.4. Hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền tại địa bàn nghiên cứu.........................38
4.4.1. Đầu tư cho cao su ở các giai đoạn trồng ......................................................38
4.4.2. Năng suất cao su trong giai đoạn khai thác .................................................40
4.3.3. Lợi nhuận thu được từ cây cao su ................................................................42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

44

5.1. Kết luận ...........................................................................................................44
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

PHẦN PHỤ LỤC


49

 

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

PRA

Participatory Rural Appraisal (Phương pháp đánh giá nông
thôn có sự tham gia)

SWOT

S – Strengths (điểm mạnh)
W – Weakness (điểm yếu)
O - Opportunities (cơ hội)
T – Threats (thách thức)

CP


Chi phí

CPTB

Chi phí trung trình

CT

Công Ty

CS

Cao su

TCXH

Tổ chức xã hội

CSVV

Chính sách vay vốn

TG

Tham gia

TCTD

Tổ chức tín dụng


NS

Năng suất

TN

Thu nhập

TNTB

Thu nhập trung bình

LN

Lợi nhuận

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Số hộ/ nhân khẩu các thôn thuộc xã Phú Trung

8

Bảng 3.2: Số hộ có trồng cao su được chọn để phỏng vấn .......................................13
Bảng 3.3: Tiêu chí phân loại kinh tế hộ gia đình ......................................................15

Bảng 3.4: Dòng lịch sử phát triển cao su ..................................................................15
Bảng 4.1: Tiêu chí phân loại kinh tế hộ gia đình ......................................................17
Bảng 4.2: Kết quả xếp loại kinh tế các hộ ở địa bàn nghiên cứu ..............................17
Bảng 4.3: Dòng lịch sử liên quan đến cây trồng cao su tại xã Phú Trung ................19
Bảng 4.5: Những thuận lợi khi trồng cao su trên địa bàn .........................................23
Bảng 4.6: Những khó khăn khi trồng cao su trên địa bàn.........................................23
Bảng 4.7: Phân tích SWOT cho tình hình phát triển cây cao su ...............................23
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mủ cao su ................................28
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của kinh tế hộ tới khả năng sử dụng đất của hộ ....................29
Bảng 4.10: Ảnh hưởng kinh tế hộ đến chi phí sinh hoạt (triệu/tháng) của các hộ dân
...................................................................................................................................31
Bảng 4.11: Tóm tắt số liệu nghề nghiệp và chi phí cho con của các hộ dân ............32
Bảng 4.12: Ảnh hưởng kinh tế hộ đến chi phí sức khỏe (triệu/năm) của hộ ............34
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của kinh tế hộ tới chính sách vay vốn của các hộ ...............36
Bảng 4.14: Tỷ lệ phần trăm số hộ có thay đổi sau khi thu nhập cao su ....................37
Bảng 4.15: Sự ảnh hưởng từ cao su đến sức khỏe của người dân ............................38
Bảng 4.16: Xét nhóm đầu tư theo năm trồng cao su dựa vào nhóm hộ ....................39
Bảng 4.18: Sản lượng mủ (tấn/năm) cao su khai thác trên 3 năm ...........................41

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1. So sánh diện tích cây trồng (ha) trong 3 năm ................................................... 18 
Hình 4.2. Cơ cấu cây trồng (ha) trên toàn xã năm 2011 .................................................. 21 
Hình 4.3. So sánh diện tích và thu nhập của cây cao su với cây điều .......................... 22 

Hình 4.4. Sự thay đổi về tổng thu nhập (tỷ/năm) của hộ dân ......................................... 27 
Hình 4.5. So sánh phần trăm mức thu nhập của cao su và điều ..................................... 27 
Hình 4.6. Sự thay đổi về chi phí đầu tư cho sản xuất (triệu/năm) của hộ dân ............ 30 
Hình 4.7. Sự thay đổi về chi phí sinh hoạt (triệu/ tháng) của hộ dân ........................... 30 
Hình 4.8. Sự thay đổi về chi phí cho nghề nghiệp (triệu/năm) của con trong hộ ...... 32 
Hình 4.9. Sự thay đổi về chi phí khám sức khỏe (triệu/năm) của hộ ............................ 33 
Hình 4.10. Sự thay đổi về mức độ tham gia các tổ chức xã hội của hộ ....................... 34 
Hình 4.11. Tỷ lệ số hộ (%) tham gia các tổ chức xã hội của hộ..................................... 35 
Hình 4.12. Sự thay đổi mức độ tham gia vay vốn của hộ ................................................ 36 
Hình 4.13. So sánh mức đầu tư ở hai giai đoạn trồng cao su .......................................... 40 
Hình 4.14. So sánh năng suất (tấn) ở hai giai đoạn khai thác cao su ............................ 40 
Hình 4.15. Lợi nhuận (triệu) thu được từ cao su khai thác ở hai giai đoạn ................. 43 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khi đề cập đến nền kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ và nhất là tỉnh Bình
Phước, người ta nghĩ ngay đến cây cao su, là loại cây trồng chính trên các vùng đất
bazan từ thập kỷ 90 trở lại đây. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tích cây cao su đến cuối năm
2011 đã đạt 834,2 ngàn ha, tăng 85,5 ngàn ha (11,4%) so với năm 2010. Như vậy,
ngành cao su nước ta đã vượt chỉ tiêu 800 ngàn ha theo quy hoạch phát triển diện
tích cao su đến năm 2015 của chính phủ. Sản lượng cao su năm 2011 ước tính đạt
811,600 tấn, tăng 8% và năng suất đạt khoảng 1,720 kg/ha. Đây là năm thứ hai liên
tiếp năng suất cây cao su Việt Nam vượt 1,7 tấn/ha và tiếp tục giữ vị trí thứ hai về
năng suất trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ (1,78 tấn/ha) (Hiệp hội cao su Việt Nam,
2012).

Theo Trần Đức Viên (2008), cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy
triển vọng cùng với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên
thế giới. Sự phát triển của ngành cao su trong đó có cao su thiên nhiên gắn liền với
sự phát triển của những ngành kĩ thuật hiện đại, gắn liền với sự phát triển dầu mỏ thực chất là gắn liền với tăng trưởng kinh tế thế giới.
Với những thành quả đạt được và nhận định trong tương lai, cây cao su ngày
càng được trú trọng và phát triển hơn nữa. Thu nhập với giá cao từ cao su đã đem
đến lợi nhuận thỏa đáng cho người sản xuất. Khuyến khích nông dân và các nhà đầu
tư thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích trên nhiều địa bàn trong cả nước.
Ngoài những đóng góp trên, rừng cao su còn góp phần vào bảo vệ
môitrường, làm cân bằng sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, giữ

1


nước,… Hiện nay, cao su được thống kê trong danh sách các loài cây lâm nghiệp,
làm tăng độ che phủ rừng của Việt Nam lên tới 39,5%(Báo Đắc Lắc, 2011).
Thuận lợi với diện tích đất đỏ bazan trù phú, vùng Đông Nam Bộ đang đứng
đầu về diện tích cao su, bao gồm 160.000 ha. Bình Phước là một trong 5 tỉnh của
vùng Đông Nam Bộ có diện tích cao su lớn nhất cả nước. Nhiều nông trường cao su
được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn tỉnh như: Công ty cao su Phú Riềng,
Công ty cao su Đồng Phú, Công ty cao su Lộc Ninh, Công ty cao su Bình Long.
Bên cạnh đó, các hộ trồng cao su tiểu điền cũng phát triển không kém, chiếm diện
tích lớn cao su trên toàn tỉnh.
Trên toàn địa bàn tỉnh Bình Phước có khoảng 835,3 nghìn người. Trong đó,
dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp khoảng 83,9%. Vì vậy, đời sống
của người dân chính là điều quan tâm hàng đầu của các cơ quan, ban ngành địa
phương. Việc thực hiện những chính sách, mô hình, giải pháp trong nông – lâm –
ngư nghiệp để tăng thu nhập cho người dân là vấn đề cấp thiết và tất yếu. Thu nhập
của hộ dân tăng cao, cuộc sống của họ được ổn định, góp phần làm giàu cho tỉnh
nhà nói riêng và toàn nước nói chung.

Tại xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước, người dân sống
bằng nghề canh tác nương rẫy. Nhìn chung, đất đai và khí hậu ở đây rất thuận lợi
cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như: tiêu, cao su, cà phê, điều… Để tìm
hiểu sâu hơn về những thành tựu của cây cao su về mặt kinh tế và xã hội, đề tài
“Đánh giá ảnh hưởng thu nhập từ sản phẩm cây cao su đến đời sống của người
dân tại xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” đã được thực hiện.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là người dân có trồng cao su tiểu điền
trên diện tích đất canh tác của nông hộ.
Phạm vi nghiên cứu: xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Vì
cao su tiểu điền có diện tích lớn, người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác mủ
cao su.

2


Thời gian: Từ ngày 15/02/2012 đến ngày 15/06/2012.
1.3 . Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là tìm hiểu thu nhập của người dân từ cây cao su, qua đó
đánh giá được những tác động của nó tới đời sống người dân.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Tìm hiểu thực trạng rừng trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu.
(2) Phân tích ảnh hưởng của thu nhập từ cây cao su đến đời sống kinh tế và
xã hội của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
(3) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền tại địa bàn nghiên
cứu.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Thầu Dầu
(Euphorbiaceae). Cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, là thành
viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nhựa mủ của cao su được
khai thác và thu nhập lại như nguồn chủ lực trong sản xuất cao su thiên nhiên.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, có tính
chống chịu cao với những điều kiện bất lợi, phù hợp với điều kiện trồng ở nhiều
nước như Ấn Độ, Malaisia, Thái Lan, Inđônêsia….
Theo Đinh Xuân Trường (1997), cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc quyền
sở hữu của nông dân. Do nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư trồng hoặc do các tổ chức
cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân. Cao su tiểu điền có diện tích nhỏ
hơn 4ha/1 hộ. Chúng được trồng không tập trung và nằm rải rác xung quanh khu
vực cư trú của nông dân (Dẫn theo Ngô Thị Mai, 2011).
Chu kỳ sống của cây cao su từ 30 – 40 năm. Hiện nay, do tiến bộ khoa học kĩ
thuật và sự cải tiến trong sản xuất, đã rút ngắn được thời gian kinh doanh nhưng vẫn
đạt hiệu quả kinh tế cao. Chia làm hai thời kì:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: là khoảng thời gian từ 5 – 7 năm. Được tính từ
năm trồng đến năm cây đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác.
+ Thời kì kinh doanh: tính từ lúc bắt đầu cây cao su được đưa vào khai thác
đến lúc cây thanh lý. Thời gian kéo dài khoảng 20 năm. Trong thời kì này, cây vẫn
tiếp tục sinh trưởng nhưng châm dần lại.

4


2.1 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mục tiêu của lâm nghiệp xã hội là cải thiện đời sống của người dân, góp
phần vào xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, các hoạt động lâm nghiệp xã hội không thể

tách rời các hoạt động sinh kế có liên quan. Con người có thể tham gia vào các hoạt
động xã hội và kinh tế khác nhau với tư cách của từng cá nhân, nhưng chính cấp độ
gia đình là nơi mà các tác động này được ghi nhận rõ ràng nhất. Và sự cải thiện đời
sống tinh thần, vật chất của các hộ gia đình là mục tiêu chủ yếu của nhiều người, ít
nhất là trong xã hội nông thôn (Bùi Việt Hải, 2009).
Theo Huỳnh Đức Hùng Cường (1996),đề tài “Góp phần đánh giá hiện trạng
và cải tiến chính sách Lâm nghiệp xã gội trong khu vực rừng phòng hộ thuộc xã
Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ” đã kết luận: Nguồn thu nhập của hộ bình quân là
36.629.530đ. Trong đó, nguồn thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao do
giá cả các lâm sản thu hoạch được khá cao. Đối với hộ sản xuất đa dạng như vừa
Lâm nghiệp vừa nuôi trồng thủy sản, nuôi dê, heo, gà, trồng cây ăn quả… thì có
mức thu nhập cao hơn.
Theo Ngô Văn Thu (2007), đề tài “Đề xuất dự án tổ chức sản xuất kinh
doanh theo hướng Lâm nghiệp xã hội tại Lâm ngư trường 30.4, huyện U Minh, tỉnh
Cà Mau”: So sánh đời sống với những năm qua cho thấy, năm 1998 Lâm ngư
trường có 51 hộ nghèo đói, đến năm 2003 còn 23 hộ và đến 2007 còn 4 hộ. Nhà cửa
ổn định, xuồng máy và phương tiện nghe nhìn mỗi nhà đều có, con cái được học
hành, nếp sống sinh hoạt văn hóa có tiến bộ, tình hình an ninh trật tự ổn định”.
Theo Huy Toán (2011): Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở
thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương
ổn định. Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên
rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su. Mủ cao su
ngày càng có giá trên thị trường thế giới, ước giá hiện nay đạt khoảng trên 90 triệu
đồng/tấn mủ”.

5


Theo Hồ Văn Công Nhân (2011), đề tài “Khảo sát thực trạng sản xuất cao su
nông hộ, tình hình khuyến nông và đề xuất chương trình đào tạo ngắn hạn cho hoạt

động khuyến nông về sản xuất cao su nông hộ tại Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng
Trị” có nhận xét:Diện tích nông hộ qua các năm tăng rõ nét theo chính sách đa dạng
hóa nông nghiệp của nhà nước, mở rộng khai hoang diện tích đất lâm nghiệp để
tăng diện tích cây cao su. Tuy nhiên, không đồng đều giữa các năm, đòi hỏi nguồn
vốn đầu tư lớn. Vì vậy, giáp dục khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc phát
triển cây cao su có quy hoạch.
Theo Nguyễn Thị Kim Tài (2006): Thu nhập chủ yếu của dân sống gần rừng:
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, phi nông nghiệp và khoán quản lý bảo
vệ rừng. Phần lớn thu nhập này phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ nông
nghiệp.
Theo Công Trí (2011): Việc phát triển cây cao su đã tạo việc làm ổn định và
cải thiện thu nhập cho hơn 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và
hơn 143.000 nông dân. Với mức giá 120 triệu đồng/ tấn như hiện nay, người trồng
cao su có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ ha/ năm. Vì thế, cao su đã và đang
là cây trồng chủ lực, hấp dẫn đối với nhiều nông dân và các tỉnh thành trong cả
nước.
Theo Ngô Thị Mai (2011): Đời sống người dân có cao su trong thời kỳ khai
thác chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của họ. Hầu hết các hộ có
mức sống giàu và khá. Họ sống trong những ngôi nhà khang trang và cuộc sống đầy
đủ.
Theo Vương Văn Hào (2011): Đóng góp vào thu nhập các hộ đã có sự khác
biệt giữa trước kia và hiện nay. Thời điểm trước khi giao đất, thu nhập của hộ dựa
vào phi nông không chỉ đa số hộ (122 hộ có thu nhập phi nông so với tổng 131 hộ)
mà còn ở mức thu nhập (23,3 triệu từ phi nông so với 13,2 triệu từ nông nghiệp).
Bình quân của hai năm gần đây, dù rằng vẫn có 76/131 hộ thu nhập từ phi nông
nhưng mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (111,8 triệu) đã trội hơn nhiều so với
phi nông (33 triệu), chênh lệch này là 3,4 lần.
6



Chương 3
NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phú Trung là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình
Phước. Xã cách thị xã Đồng Xoài khoảng 19 km. Tổng diện tích tự nhiên là 4.752
ha, có 7 địa bàn khu dân cư:
+ Phía Đông và phía Nam giáp xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú.
+ Phía Tây giáp xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập.
+ Phía Bắc giáp xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng.
3.1.1.2. Khí hậu
Thuộc khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với đặc trưng 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô. Mưa, bão tập trung vào các tháng 8 và tháng 9, với lượng
mưa trung bình hàng năm từ 2.045 - 2.325 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ
25,4oC đến 27,7 oC. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình vào khoảng 26,7 oC,
tháng lạnh nhất là tháng giêng.
3.1.1.3. Địa hình và đất đai
Toàn xã thuộc vùng cao nguyên. Ở phía Bắc và Đông – Bắc có dạng hình đồi
thấp dần về phía Tây và Tây – Nam. Có vùng miền núi trung du chiếm 100% diện
tích toàn xã.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 4.752 ha. Trong đó:
+ Đất lâm nghiệp là: 902.528 ha.
+ Đất nông nghiệp: 4.563 ha.
7


+ Đất chuyên dùng: 66.911 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 4.000 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: 189.000 ha.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số
Trên toàn địa bàn xã Phú Trung có 7 thôn, bao gồm: thôn Phú Tâm, thôn Phú
An, thôn Phú Nghĩa, thôn Phú Bình, thôn Phú Tín, thôn Phú Tiến, thôn Phú Lâm.
Xã có tất cả 1122 hộ, 4649 nhân khẩu. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1:Số hộ/ nhân khẩu các thôn thuộc xã Phú Trung
STT

Thôn

Số hộ

Nhân khẩu

1

Phú Tâm

249

984

2

Phú An

213

1036


3

Phú Nghĩa

170

742

4
5
6
7

Phú Bình
Phú Tín
Phú Tiến
Phú Lâm

141
568
124
516
118
397
107
451
( Nguồn: Công an xã Phú Trung, 2010)

Thành phần tôn giáo:
+ Đạo Phật: 108 hộ/ 168 nhân khẩu.

+ Đạo Thiên chúa: 23 hộ/ 103 nhân khẩu.
+ Đạo Tin lành: 6 hộ/ 22 nhân khẩu.
+ Đạo Hồi: 4 hộ/ 15 nhân khẩu.
Thành phần dân tộc:
+ Dân tộc Kinh: 1.067 hộ/ 4.493 nhân khẩu.
+ Dân tộc Mường: 22 hộ/ 80 nhân khẩu.
+ Dân tộc S’tiêng: 17 hộ/ 66 nhân khẩu.
+ Dân tộc Khơme: 10 hộ/ 35 nhân khẩu.
+ Dân tộc Hoa: 6 hộ/ 20 nhân khẩu.

8


Hộ nghèo có 155 hộ/ 622 nhân khẩu chiếm 14,36%.
Hộ cận nghèo có 131 hộ/ 478 nhân khẩu chiếm 12,04%.
3.1.2.2. Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách 2011
Tổng thu nhập năm 2011 là: 66.551.532.000đồng, tăng 21.034.632.000đ so
với năm 2010. Bình quân đầu người 14.178.000đ/người/năm, đạt 128,89% so với
nghị quyết của Hội đồng nhân dân đề ra. Bao gồm các khoản: thu từ tiền lương, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội, sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
chăn nuôi gia súc gia cầm (UBND xã, 2011).
3.1.2.3. Kết quả sản xuất
Về sản xuất nông nghiệp, điều và cao su co diện tích lớn, chiếm hơn 85%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tổng các loại cây trồng được phân cụ thể như
sau (UBND xã, năm 2011):
+ Cây cao su có 992 ha.
+ Cây điều có 2.633 ha.
+ Cây tiêu có 10,7 ha.
+ Cây cà phê có 3,3 ha.
+ Cây ăn trái các loại có 17 ha.

Về chăn nuôi gia súc, gia cầm:
+ Đàn gia súc hiện có 1.347 con, giảm 147 con so với cùng kỳ năm 2010.
+ Đàn gia cầm có 15.462 con, tăng 1.200 con so với cùng kỳ năm 2010.
3.1.2.4. Những công tác khác
* Về văn hóa: Luôn quan tâm, theo dõi sâu sát tới giáo viên và học sinh.
Toàn xã có trường tiểu học, trường trung học và trường nầm non với nhiều cơ sở
được đặt tại các thôn. Số liệu thống kê trong năm học 2011 – 2012 cụ thể như sau:
+ Trường mẫu giáo có 183 cháu.
+ Trường tiểu học có 429 em, có tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%.
+ Trường trung học cơ sở có 192 em, có tỷ lệ lên lớp đạt 97,3%.
9


* Về y tế: tổ chức khám chữa bệnh cho 4.176 người, đạt 119,8% so với chỉ
tiêu (3.483 người). Tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho những gia
đình khó khăn, tiêm thuốc phòng chống bệnh cho các em bé sơ sinh theo định kỳ
* Ngoài ra, UBND xã còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm đáp ứng
nhu cầu của bà con trong toàn xã như: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; Thường
xuyên tổ chức các buổi vệ sinh đường xá, làng xóm, thăm hỏi, tặng quà cho các gia
đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, tổ chức các đợt tuyên truyền sâu
và rộng cho nhân dân thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch
bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn xã.
3.1.3. Sơ lược về thôn Phú Tâm, Phú Nghĩa và Phú Bình
* Thôn Phú Tâm: Toàn thôn có 249 hộ dân, 984 nhân khẩu. Số người trong
độ tuổi lao động là 518 người. Có diện tích trồng cao su là 1.735.400 ha,với 120 hộ
trồng, chiếm 48,14 % tổng số hộ toàn thôn.
* Thôn Phú Nghĩa: Toàn thôn có 170 hộ, 742 nhân khẩu. Số người trong độ
tuổi lao động là 389 người. Có diện tích trồng cao su là 872.000 ha, với 58 hộ trồng,
chiếm 34,12 % tổng số hộ toàn thôn.
* Thôn Phú Bình: Toàn thôn có 141 hộ, 568 nhân khẩu. Số người trong độ

tuổi lao động là 284 người. Có diện tích trồng cao su là ...000 ha, với 38 hộ trồng,
chiếm 26,95 % tổng số hộ toàn thôn.
 Dân cư sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, thu nhập chủ yếu là
nông lâm, thủy sản. Ngày nay, bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Mặc dù những năm gần đây giá tiêu
giảm nhưng giá điều và cao su vẫn cao, giúp bà con có cuộc sống ổn định.
3.2. Nội dung nghiên cứu
(1) Thực trạng của rừng trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu.
- Lịch sử trồng cây cao su tại địa bàn.
- Hiện trạng trồng cây cao su tại địa bàn.
+ Hiện trạng về hộ trồng.
10


+ Hiện trạng về diện tích trồng.
+ Những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây cao su tại địa bàn.
+ Đề xuất của người dân để khắc phục những khó khăn trên.
(2) Sự ảnh hưởng của thu nhập từ sản phẩm cây cao su đến các hộ dân tại địa
bàn nghiên cứu.
- Tổng thu nhập của hộ điều tra.
+ Tổng thu nhập của cao su qua các năm.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập.
- Ảnh hưởng của thu nhập từ cây cao su đến sản xuất và cá chi phí của
hộ gia đình.
+ Ảnh hưởng đến sản xuất của hộ gia đình.
+ Ảnh hưởng đến chi phí của hộ gia đình.
- Ảnh hưởng của thu nhập từ cây cao su đến mặt xã hội của các hộ gia
đình.
+ Tham gia vào các tổ chức xã hội của hộ.
+ Tham gia vào tổ chức tín dụng của hộ.

+ Ảnh hưởng đến đời sống của hộ.
(3) Hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền tại địa bàn nghiên cứu.
- Đầu tư cho cao su ở các giai đoạn trồng.
- Năng suất của vườn cao su trong giai đoạn khai thác.
- Lợi nhuận thu được từ cây cao su.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo những tài liệu có liên quan để thực hiện đề tài. Đồng thời, thừa
kế một số kết quả nghiên cứu trước đó để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu tiếp tục
phát triển:
+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND xã Phú Trung năm 2010,
năm 2011.
11


+ Biểu số liệu tổng hợp nhanh về số hộ từ các thôn của UBND xã Phú Trung
2011.
+ Các đề tài có liên quan đến cao su tiểu điền, các đề tài sinh kế và các đề tài
về hiệu quả kinh tế của cây trồng tại các địa điểm khác nhau.
3.3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham
gia để phân tích hiện trạng, tiềm năng, vấn đề và nguyên nhân. Từ đó, xác định
được các vần đề liên quan và đưa ra những giải pháp đúng đắn cho hướng đi của đề
tài. Trong đó, người dân địa phương tham gia thông qua hình thức tư vấn, cung cấp
thông tin. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng
để thu thập và phân tích thông tin trong quá trình nghiên cứu.
Xuống địa bàn nghiên cứu, người điều tra sử dụng các công cụ điều tra (đã
xác định trước) để tiếp cận người dân. Trong quá trình điều tra, tham gia thảo luận
và thúc đẩy quá trình thảo luận nhóm, ghi chép đầy đủ thông tin cần điều tra.
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các cô/chú (anh/chị) công tác
tạiỦy ban nhân dân xã. Cụ thể như sau:
+ Liên hệ với cán bộ nông nghiệp và cán bộ kế hoạch tài chính để thu thập số
liệu, tài liệu về tình tình dân số, điều kiện dân sinh kinh tế của toàn xã.
+ Liên hệ với cán bộ địa chính của xã để thu thập tài liệu, số liệu về điều
kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn.
+ Liên hệ hội nông dân, hội phụ nữ thôn để thu thập những tài liệu liên quan
đến đời sống, điều kiện kinh tế của người dân tại ba thôn được lựa chọn nằm trong
đối tượng phỏng vấn.
Ngoài ra, tham khảo những tài liệu sách, luận văn, luận án tại thư viện, cùng
với những tài liệu trên báo, internet… Đây là những tài liệu liên quan trực tiếp đến
đề tài nghiên cứu.
12


3.3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
+ Sơ thám tổng quát về tình hình sử dụng đất trên phạm vi xã để nắm bắt
được sự phân bố các loại đất và tài nguyên hiện có nhằm tránh tình trạng bỡ ngỡ khi
tiến hành điều tra thực tế. Đồng thời đây cũng là dịp để nắm bắt được sơ bộ tình
hình quản lý sử dụng tài nguyên của cộng đồng và người dân địa phương.
+ Gặp gỡ, trò chuyện thân mật và yêu cầu một vài người dân có hiểu biết về
địa hình của khu vực nghiên cứu, giúp đỡ trong việc đi theo lát cắt và phác thảo
hiện trạng sử dụng đất tại một vài ấp điển hình.
Dựa vào đối tượng, nội dung của đề tài nghiên cứu, chọn 3 thôn để tiến hành
phỏng vấn. Qua số liệu thứ cấp từ xã về hiện trạng cao su tiểu điền, điều kiện tinh tế
xã hội, lựa chọn 3 thôn có diện tích cao su tiểu điền nhiều nhất. Cuộc sống người
dân bị tác động mạnh bởi vườn cao su tiểu điền. Bao gồm: thôn Phú Nghĩa, thôn
Phú Tâm, thôn Phú Bình.
Tại mỗi thôn, chọn trưởng thôn, phó thôn, hội trường hội nông dân,…để thu

thập những thông tin mang tính tổng quát nhất.
Dựa vào đề tài, chọn ba thôn có diện tích cao su lớn nhất để tiến hành phỏng
vấn. Theo số liệu thống kê từ bảng 3.2, lựa chọn ba thôn sau:
Bảng 3.2:Số hộ có trồng cao su được chọn để phỏng vấn
STT

Thôn

Số hộ trồng cao su

Số hộ được chọn

Phần trăm

1

Phú Tâm

133

27

20,3

2

Phú Bình

63


13

20,6

3

Phú Nghĩa

95

20

21,0

291

60

Tổng số

Nguồn: UBND xã Phú Trung
Trong ba thôn được chọn để tiến hành phỏng vấn, thôn Phú Tâm có số hộ
được chọn cao nhất là 27 hộ, chiếm 45%. Tiếp theo là thôn Phú Nghĩa được chọn
20 hộ, chiếm 33,33%. Cuối cùng là thôn Phú Bình với 13 hộ, chiếm 21,67%. Dựa

13


theo bảng 3.2, thôn Phú Nghĩa và thôn Phú Tín có số hộ ít hơn thôn Phú An, tuy
nhiên số hộ trồng cao su lại cao hơn.

Lập bảng câu hỏi mở (phụ lục 1) để thu thập những thông tin từ xã, thôn;
đồng thời phục vụ cho việc thảo luận nhóm gồm các công cụ như: phân tích SWOT,
dòng lịch sử.
Lập bảng câu hỏi đóng (phụ lục 2) để phỏng vấn 60 hộ gia đình tại 3 thôn.
3.3.3.3. Các công cụ khác để thu thập thông tin
(1) Điều tra phỏng vấn
Bước 1: Chuẩn bị
+ Xác định đối tượng điều tra.
+ Lập bảng câu hỏi điều tra phục vụ mục đích nghiên cứu. Bao gồm bảng
câu hỏi đóng và bảng câu hỏi mở.
+ Xác định vùng điều tra: Căn cứ vào đối tượng điều tra, liệt kê danh sách
số hộ cần phỏng vấn và địa điểm phỏng vấn.
Bước 2: Tiến hành điều tra.
Bước 3: Tổng hợp các phiếu điều tra, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng
phần mềm Excel để tổng hợp và tính toán được kết quả điều tra
Bước 4: Phân tích kết quả điều tra để tìm ra những ảnh hưởng từ thu nhập
của cây cao su đến đời sống người dân tại địa điểm nghiên cứu.
(2) Xếp loại kinh tế hộ gia đình
Chọn đối tượng thảo luận nhóm: Các hộ gia đình có trồng cao su tiểu điền.
Vườn cao su có độ tuổi ít nhất là 6 năm (đã vào thời kỳ khai thác). Tiếp cận 1 nhóm
thảo luận, bao gồm 3 – 5 người.
Tiến hành vận động, gom nhóm thảo luận. Giải thích mục đích về công cụ
xếp loại kinh tế hộ gia đình. Hướng dẫn những người tham gia về cách xếp hạng.
Thảo luận với họ khái niệm kinh tế và tiêu chí phân loại.
+ Lập danh sách có tên chủ hộ và con số tương ứng được viết trên thẻ riêng.

14



×