Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHỐI TRỘN CÁC LOẠI BỘT VÀ CaCO3 ĐẾN SẢN PHẨM TỐI ƯU GIẤY IB8260

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.91 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN MINH THIỆN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHỐI TRỘN CÁC
LOẠI BỘT VÀ CaCO3 ĐẾN SẢN PHẨM TỐI ƯU
GIẤY IB82-60

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN MINH THIỆN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHỐI TRỘN CÁC
LOẠI BỘT VÀ CaCO3 ĐẾN SẢN PHẨM TỐI ƯU
GIẤY IB82-60
Ngành: Công Nghệ Giấy & Bột Giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn


ThS. LÊ TIỂU ANH THƯ

Trang tựa
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với nội
dung: Nghiên cứu sự ảnh hưởng sự phối trộn các loại bột và chất độn CaC03 đến
sản phẩm tối ưu giấy in báo độ trắng 82%ISO và định lượng 60 g/m2
Qua đề tài này, Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Th.S Lê Tiểu Anh Thư, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời

gian thực hiện đề tài.
-

Các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp và bộ môn Công nghệ giấy và bột

giấy trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức
quý báu trong suốt khóa học.
-

Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và ban giám hiệu trường đại học Nông

Lâm TP. Hồ Chí Minh đã cho phép tôi sử dụng phòng thí nghiệm bộ môn công

nghệ giấy và bột giấy trong thời gian thực hiện đề tài.
-

Kỹ sư Hồ Thị Thùy Dung (chị Chi), người quản lý phòng thí nghiệm bộ môn

Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
-

Tất cả các thành viên lớp DH08GB đã góp ý chân thành, giúp tôi khắc phục

một số nhược điểm của luận văn.
-

Ban giám đốc và toàn thể anh chị cán bộ công nhân viên của Công ty cổ

phần Giấy Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi làm thí nghiệm
trong thời gian thực tập tại công ty.
-

Và sau hết, xin dành lời cảm ơn chân thành đến người thân, gia đình là

động lực thúc đẩy cho tôi, để tôi luôn cố gắng và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
học tập của mình
TP.HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Thiện

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phối trộn các loại bột và chất độn
CaC03 đến sản phẩm tối ưu giấy in báo độ trắng 82%ISO và định lượng 60 g/m2
(IB82-60)” đã được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Công ty cổ phần giấy Đồng
Nai và trung tâm phân tích chế biến lâm sản, giấy và bột giấy trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM. Thời gian thực hiện từ 15/03/2012 đến 15/05/2012.
Nội dung nghiên cứu là khảo sát ảnh hưởng sự phối trộn các loại bột và mức
dùng chất độn CaC03 đến chiều dài đứt và độ trắng của giấy IB82-60. Nguyên liệu
thí nghiệm là chất độn GCC, bột hóa xớ dài, xớ ngắn và bột CTMP của nhà máy
giấy Đồng Nai, thí nghiệm được thực hiện bằng cách giữ cố định độ nghiền của các
loại bột (bột CTMP nghiền khoảng 56-60oSR, bột hóa xớ dài, hóa xớ ngắn nghiền
khoảng 40-45oSR).
Tiến hành thí nghiệm 1: Xác định chiều dài đứt (độ chịu kéo) và độ trắng của
mẫu giấy thông qua sự thay đổi tỷ lệ bột hóa xớ dài là 0%: 10%: 20%: 30%: 40%:
50%: 60%: 70% cố đinh 30% bột CTMP.
Từ kết quả của thí nghiệm 1 tiến hành thí nghiệm 2: Chỉ dùng 1 loại bột hóa
và bột CTMP, thay đổi tỷ lệ phối trộn bột hóa theo tỷ lệ: 10%: 20%: 30%: 40%:
50%: 60%: 70%: 80: 90% với mức dùng CaC03 theo tỷ lệ: 0%; 5%; 10%;15% 20%;
25%. Để tiến hành thí nghiệm 2 được thuận lợi và giảm được số lượng thí nghiệm
tôi chia các tỷ lệ phối trộn bột và các mức dùng chất độn CaCO3 thành 4 vùng
chính, ưu tiên tiến hành thí nghiệm trên vùng 1 (giá sản xuất là thấp nhất) có các tỷ
lệ phối trộn bột hóa/CTMP lần lượt là 10/90: 20/80: 30/70: 40/60: 50/50, và mức
dùng chất độn CaCO3 lần lượt là 15%; 20%; 25%. Từ đó xác định ảnh hưởng của sự
phối trộn bột và CaC03 ở các mức dùng khác nhau đến chiều dài đứt, độ trắng và
giá sản xuất của giấy IB82-60 và rút ra tỷ lệ phối trộn bột cùng mức dùng CaC03 tối
ưu cho chiều dài đứt, độ trắng và giá sản xuất của giấy IB82-60.

iii



Kết quả thu được:
Thí nghiệm 1: Khi thay đổi tỷ lệ bột hóa xớ dài là 0%: 10%: 20%: 30%:
40%: 50%: 60%: 70% cố đinh 30% bột CTMP thì chiều dài đứt của giấy tăng từ
5103 mét đến 6815 mét (tăng 1712 mét), đồng thời độ trắng của giấy giảm từ
79,30%ISO xuống 77,12%ISO (giảm 2,18%ISO).
Thí nghiệm 2: Kết quả thí nghiệm tại vùng 1, dùng bột hóa xớ ngắn, bột
CTMP và thay đổi tỷ lệ phối trộn bột hóa xớ ngắn theo tỷ lệ: 10%: 20%: 30%: 40%:
50% chiều dài đứt và độ trắng của giấy có xu hướng tăng. Đối với mức dùng 15%
CaCO3 chiều dài đứt của giấy tăng 916 mét, độ trắng tăng 5,13%ISO. Mức dùng
20% CaCO3 chiều dài đứt của giấy tăng 1000 mét, độ trắng của giấy tăng
5,38%ISO. Mức dùng 25% CaCO3 chiều dài đứt của giấy tăng 1009 mét, độ trắng
của giấy tăng 4,99%ISO. Khi tỷ lệ phối trộn CaCO3 trong mẫu giấy từ 15% đến
20% chiều dài đứt của giấy giảm nhanh, độ trắng của giấy tăng nhanh. Khi tỷ lệ
phối trộn CaCO3 trong mẫu giấy từ 20% đến 25% chiều dài đứt của giấy giảm chậm
và độ trắng của giấy tăng chậm lại.

iv


SUMMARY
The subject "To study the effect of the mixing of pulps and fillers CaC03 to
the tensile strength of the newsprint which has 82% ISO whiteness and metering 60
g/m2 (IB82-60)" was conducted at laboratory of The paper stock Dong Nai
Company and analyzes processing of forest products, pulp and paper center of
HCMC Nong Lam University. Implementation period from 15/03/2012 to
15/05/2012.
Contents of survey research is assessment of the influence mixing of pulps
and amount of fillers CaCO3 to the tensile strength and the whiteness of IB82-60

paper. Experimental materials include GCC fillers, long staple chemical pulp, short
staple chemical pulp, CTMP pulp of The paper stock Dong Nai Company,
experiment was done by holding fixed the level of slowness tester (oSR) (CTMP
pulp about 56-60oSR, long staple chemical pulp and short staple chemical pulp
about 40-45oSR).
Experiment : Determine the tensile strength and the whiteness of the paper
form through the change of long staple chemical pulp is 0%: 10%: 20%: 30%: 40%:
50 %: 60%: 70% and 30% fixed CTMP pulp.
Conducting experiment 2 base on results of experiment 1: Use only one type
of chemical pulp and CTMP pulp, mixing ratio changes of chemical pulp: 10%:
20%: 30%: 40%: 50%: 60%: 70%: 80: 90% with the ratio of amount of CaC03 : 0%;
5%; 10%; 15%; 20%; 25%. To make the experiments 2 convenient, I divide ratio
mixing pulps and amount of fillers CaCO3 into 4 main parts, giving priority to
conduct experiments on the first part (lowest cost of production) have ratio mixing
chemical pulp/CTMP in turn is 10/90: 20/80: 30/70: 40/60: 50/50, and levels of
amount of fillers CaCO3 respectively 15%; 20%; 25%. Since then determine the
effect of the mixing pulps and CaC03 at different levels effect to the tensile strength
and the whiteness of IB82-60 paper and conclusion mixing pulps ratio and amount

v


of fillers CaCO3 with optimal levels for the tensile strength and the whiteness of
IB82-60 paper.
We received these results :
Experiment 1: When change ratio of long staple chemical pulp is 0%: 10%:
20%: 30%: 40%: 50%: 60%: 70% and 30% fixed CTMP pulp, the tensile strength
of paper is increased from 5103 meters to 6815 meters (increased 1712 meters), and
the whiteness of paper decreased from 79.30% down 77,12% ISO (down
2,18%ISO).

Experiment 2: Results of experiments in the first part, use only of short
staple chemical pulp, CTMP pulp and change mixing ratio of short staple chemical
pulp: 10%: 20%: 30%: 40%: 50% the tensile strength and whiteness of paper tends
to increase. Using amount of 15% CaCO3, the tensile strength of paper increased
916 meters, the whiteness of paper increased 5,13%ISO. Using amount of 20%
CaCO3 the tensile strength of paper increased 1,000 meters, the whiteness of paper
increased 5,38%ISO. Using amount of 25% CaCO3 the tensile strength of paper
increased 1009 meters, the whiteness of paper increased 4,99%ISO. When the
mixing rate of CaCO3 in paper from 15% to 20% the tensile strength of paper was
decreased, the whiteness of paper was increased. When increased the mixing rate of
CaCO3 from 20% to 25% the tensile strength of the paper decreased slowly and the
whiteness increased slowly.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Giới hạn của đề tài ...............................................................................................2

Chương 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1. Tổng quan về các loại bột ....................................................................................3
2.1.1. Bột cơ học ( mechanical pulp): .........................................................................3
2.1.2. Bột hóa học (chemical pulp): ............................................................................5
2.1.3. Bột bán hóa (bột hóa cơ). ..................................................................................5
2.1.4. Tổng quan về bột CTMP ...................................................................................6
2.2.Tổng quan về chất độn ..........................................................................................9
2.2.1. Khái niệm về chất độn ......................................................................................9
2.2.2. Các loại chất độn thường dùng trong sản xuất giấy. .........................................9
2.2.3. Ưu nhược điểm của chất độn. .........................................................................11
2.2.4. Tính chất của chất độn ....................................................................................12
2.2.5. Ảnh hưởng của chất độn đến tính chất của giấy .............................................13
2.2.6. Sựu bảo lưu của chất độn trên giấy .................................................................14
2.2.7. Tổng quan về chất độn CaCO3 ........................................................................17

vii


2.3. Các khái niệm về tính chất quang học của giấy. ................................................20
2.3.1. Độ trắng của giấy ............................................................................................20
2.3.2. Độ thấu sáng của giấy .....................................................................................20
2.3.3. Độ trong suốt của giấy ....................................................................................20
2.3.4. Độ đục của giấy...............................................................................................20
2.4. Tổng quan về độ bền cơ lý của giấy. .................................................................20
2.5. Tổng quan về giấy in ..........................................................................................21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................24
3.1. Nguyên liệu và thiết bị .......................................................................................24
3.1.1. Nguyên liệu .....................................................................................................24
3.1.2. Thiết bị ............................................................................................................26
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................30

3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.................................................................................31
3.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.................................................................................32
3.2.3. Mô tả trình tự các bước tiến hành thí nghiệm .................................................33
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................37
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................40
4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn bột hóa đến chiều dài đứt và độ trắng của giấy.
...................................................................................................................................40
4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn bột hóa xớ ngắn, bột CTMP và mức dùng chất
độn CaCO3 đến chiều dài đứt của giấy......................................................................42
4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn bột hóa xớ ngắn, bột CTMP và mức dùng chất
độn CaCO3 đến độ trắng của giấy. ............................................................................44
4.4. Tỷ lệ phối trộn bột và mức dùng chất độn CaCO3 tối ưu. .................................46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................48
5.1. Kết luận ..............................................................................................................48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................51

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

BCTMP

Bleached Chemi-Thermo- Mechanical Pulp


CMP

Chemimechanical Pulp

CRMP

Chemi-Refiner Mechanical Pulp

CTLF

Chemically Treated Long Fiber

CTMP

Chemo-Thermo-Mechanical Pulp

ISO

International standards Organization

KTĐ

Khô Tuyệt Đối

LFCMP

Long Fiberchemi-Mechanical Pulp

PPTMP


Pressure / Pressure Thermo Mechanical Pulp

PRMP

Pressureid Refiner Mechanical Pulp

PGW

Pressurized Groundwood Pulp

PGW – S

Supper Pressure Groundwood Pulp

RMP

Refiner Machanical Pulp

SR

Schopper Reigler

SWG

Stone Groundwood Pulp

TCMP

Thermo Chemi-Mechanical Pulp


TGW

Thermo Groundwood pulp

TMP

Thermo Mechanical Pulp

TRMP

Thermo Refiner Mechanical Pulp

GCC

Grounding Calcium Carbonate

PCC

Precipitated Calcium Carbonate

Handsheet

Tờ giấy xeo tay

PAM

Polyacryamid

AKD


Alkyl Ketene Dimer

PAC

Polyaluminium Chloride Hydroxide

OBA

Optical Brightening Agents

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Điều kiện sản xuất và hiệu suất của một số loại bột cơ. ................................ 4
Bảng 2.2: Độ bền cơ lý của giấy .................................................................................... 7
Bảng 2.3: Thành phần hóa học nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai .............................. 7
Bảng 2.4: Tính chất cơ lý của bột TMP và CTMP từ nguyên liệu gỗ vân sam ..................... 8
Bảng 2.5: Phân loại một số chất độn thông dụng và các chỉ tiêu kỹ thuật .................. 11
Bảng 2.6: Kích thước của các thành phần trong huyền phù bột .................................. 16
Bảng 3.1: Đặc điểm kỹ thuật bột CTMP ...................................................................... 24
Bảng 3.2: Đặc điểm kỹ thuật bột hóa xớ ngắn ............................................................. 25
Bảng 3.3: Đặc điểm kỹ thuật của bột hóa xớ dài ......................................................... 25
Bảng 3.4: Đặc điểm kỹ thuật chất độn GCC ................................................................ 25
Bảng 3.5: Thời gian đánh tơi mỗi loại bột ................................................................... 33
Bảng 3.6: Các tỷ lệ phối trộn bột được bố trí trong thí nghiệm 1 khi tiến hành thay

tỷ lệ bột hóa xớ dài và bột hóa xớ ngắn. ...................................................................... 34
Bảng 3.7: Các tỷ lệ phối trộn bột được bố trí trong thí nghiệm 2 khi tiến hành thay
đổi tỷ lệ phối trộn bột và chất độn CaCO3 ................................................................... 35
Bảng 3.8: Bảng giá sản xuất của các tỷ lệ phối trộn bột được bố trí trong thí nghiệm
2 .................................................................................................................................... 35
Bảng 3.9: Bảng chia các tỷ lệ phối trộn bột thành các vùng tiến hành thí nghiệm
chính
...................................................................................................................................... 36

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Hình ảnh phóng đại của PCC và GC ........................................................... 18
Hình 2.2: Sơ đồ khối quá trình sản xuất chất độn GCC............................................... 18
Hình 2.3: Sơ đồ khối quá trình sản xuất chất độn PCC ............................................... 19
Hình 3.1: Bột CTMP .................................................................................................... 26
Hình 3.2: Bột hóa xớ ngắn ........................................................................................... 26
Hình 3.3: Bột hóa xớ dài .............................................................................................. 26
Hình 3.4: Cân kỹ thuật ................................................................................................. 26
Hình 3.5: Máy đánh tơi ................................................................................................ 27
Hình 3.6: Máy nghiền Hà Lan ..................................................................................... 27
Hình 3.7: Thiết bị đo độ nghiền SR ............................................................................. 27
Hình 3.8: Xeo handsheet .............................................................................................. 28
Hình 3.9: Máy ép bán tự động ..................................................................................... 28
Hình 3.10: Tủ sấy ......................................................................................................... 28

Hình 3.11: Bình hút ẩm ................................................................................................ 29
Hình 3.12: Máy đo độ trắng ......................................................................................... 29
Hình 3.13: Thiết bị cắt giấy ......................................................................................... 29
Hình 3.14: Máy đo độ chịu kéo GOTECH .................................................................. 29
Hình 3.15: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ........................................................................... 31
Hình 3.16: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ........................................................................... 32
Hình 4.1: Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc của chiều dài đứt và độ trắng của giấy vào tỷ
lệ phối chế bột hóa ....................................................................................................... 40
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc chiều dài đứt của giấy vào tỷ lệ phối trộn bột
hóa xớ ngắn, bột CTMP và mức dùng chất độn CaCO3 .............................................. 42
Hình 4.3: Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc độ trắng của giấy vào tỷ lệ phối trộn bột hóa
xớ ngắn, bột CTMP và mức dùng chất độn CaCO3 ..................................................... 44
Hình 4.4: Đồ thị thể hiện giá sản xuất trên các tỷ lệ phối trộn bột .............................. 47

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy là mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Sản phẩm giấy ngày càng đa dạng và được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ cho con
người trong nhiều lĩnh vực như: thông tin văn hoá, quảng cáo , thực phẩm, kinh tế,
…Sản phẩm giấy bao gồm: giấy in, giấy viết, giấy in báo, giấy photocoppy, … Đất
nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực và nhu cầu sử dụng giấy không ngừng
tăng lên đòi hỏi ngành giấy phải không ngừng cải tiến công nghệ để đáp ứng được
nhu cầu của xã hội, đặc biệt là mặt hàng giấy in cũng như giấy in báo
Nhu cầu tiêu thụ giấy gia tăng lên bên cạnh đó những yêu cầu về chất lượng
cũng được quan tâm đến. Giấy in, giấy viết phải đảm bảo được độ bền cơ lý, độ
trắng, khả năng bắt mực khi in ấn, tránh hiện tượng bị lem mực và giá cả phải cạnh

tranh.
Để sản xuất ra được sản phẩm giấy có chất lượng về độ bền cơ lý, độ trắng,
với giá cả cạnh tranh, có nhiều cách lựa chọn sự phối trộn các loại xơ sợi khác nhau
cùng với chất độn để sản xuất ra cùng một loại giấy với những tính chất đã định
trước, tuy nhiên điều này không có nghĩa là muốn sử dụng bất kì một loại bột nào
cũng có thể sản xuất ra một loại giấy với những tính chất đã định trước mà chỉ có
thể sử dụng được sự phối trộn các loại bột thích hợp. Bởi vì sự phối trộn các loại
bột với chất độn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấy mà đặc biệt là chiều dài
đứt và độ trắng của giấy in. Thông thường mục tiêu là phải làm như thế nào để sản
phẩm giấy đạt chất lượng tốt nhất mà giá thành sản phẩm là thấp nhất.

1


Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của sự phối trộn các loại bột và chất độn CaC03 đến chiều dài đứt của giấy in
báo độ trắng 82%ISO định lượng 60 g/m2 (IB82-60)”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn bột và chất độn CaCO3 ở các mức
dùng khác nhau đến chiều dài đứt (độ chịu kéo) và độ trắng của giấy IB82-60 thông
qua việc thay đổi tỷ lệ phối trộn giữa các loại bột và chất độn CaCO3 trong tờ giấy
handsheet. Từ đó rút ra tỷ lệ phối trộn các loại bột và mức dùng CaC03 tối ưu cho
chiều dài đứt và độ trắng của giấy IB82-60.
1.3. Giới hạn của đề tài
Trong khuôn khổ thời gian có hạn đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
phối trộn giữa bột CTMP và bột hóa xớ dài, xớ ngắn, chất độn CaCO3 (canxi
cacbonate nghiền GCC) ở các mức dùng khác nhau đến chiều dài đứt và độ trắng
của giấy in báo độ trắng 82%ISO định lượng 60 g/m2. Nghiên cứu dựa trên kết quả
độ nghiền bột CTMP và bột hóa xớ dài, hóa xớ ngắn là tối ưu cho độ chịu kéo của
giấy in, không nghiên cứu đến các tính chất khác.

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm của nhà máy giấy Đồng Nai và
phòng thí nghiệm của trung tâm phân tích chế biến lâm sản giấy và bột giấy trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM từ ngày 15/03/2012 đến 15/05/2012.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai xót, rất mong
nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về các loại bột
2.1.1. Bột cơ học ( mechanical pulp):
Là sản phẩm thu được bằng cách xử lý gỗ bằng phương pháp cơ học do vậy
trong thành phần bột cơ chứa đầy đủ các thành phần giống như của gỗ và hàm
lượng lignin cao hơn hẳn so với bột hóa, vì vậy giấy làm từ bột cơ có đặc điểm là
cứng và giòn hơn hẳn so với giấy làm từ xơ sợi bột hóa. [1]
-

Phương pháp mài: các khúc gỗ được áp sát vào bề mặt lô đá mài, khi lô đá

mài quay sẽ mài mòn gỗ và tạo thành bột, sản phẩm thu được gọi là bột gỗ mài. [1]
-

Phương pháp nghiền: gỗ được chặt nhỏ thành dăm mảnh rồi được ngâm rửa

bằng nước hoặc hóa chất sau đó được nghiền trong máy nghiền đĩa, sản phẩm thu
được gọi là bột cơ nghiền. [1]
Xơ sợi bột cơ ngắn hơn hẳn so với xơ sợi bột hóa, bột cơ thì không thể tẩy

trắng đến độ trắng bằng độ trắng của bột hóa.
Khi phối trộn thêm bột cơ vào giấy thì làm giảm độ bền cơ lí của giấy, giảm
độ nhẵn bề mặt giấy, giảm độ chặt và độ bền thời gian của giấy, giấy mau bị ngả
vàng. Nhưng bột cơ làm tăng được độ xốp, độ thấm hút nước và khả năng bắt mực
in của giấy, tăng độ đục của giấy và điều quan trọng nhất là hiệu suất bột cơ rất cao
(thường khoảng 80 - 95 %) giá thành rẻ hơn so với bột hóa. [1]
Với các ưu điểm trên bột cơ thường được sử dụng để sản xuất giấy in báo,
cho sản phẩm giấy có tính chất in tốt, sản xuất các loại giấy vệ sinh hoặc được sử
dụng phối trộn với các loại bột khác để sản xuất một số loại giấy có chất lượng cao
như giấy in, giấy viết,…[1]

3


Các loại bột cơ học phổ biến hiện nay:
-

Bột SWG: Là bột gỗ mài dưới áp suất khí quyển.

-

Bột PWG: Là bột gỗ mài có áp lực, mài ở nhiệt độ < 1000C.

-

Bột PWG - S: Là bột gỗ mài có áp lực, mài ở nhiệt độ trên 1000C.

-

Bột TGW: Là bột mài ở áp suất khí quyển, mài ở nhiệt độ > 80 oC


-

Bột RMP: Nghiền ở áp suất khí quyển, không có xử lý trước.

-

Bột TRMP: Nghiền có gia nhiệt, xông hơi dăm mảnh trên 1000C và nghiền ở

áp suất thường.
-

Bột PPTMP: Bột nghiền cơ nhiệt có áp suất. Giai đoạn 1 nghiền ở > 1000C

và giai đoạn 2 nghiền ở > 1000C
-

Bột PRMP: Bột nghiền cơ có áp lực không xông hơi. Giai đoạn 1 nghiền ở >

1000C và giai đoạn 2 nghiền ở > 1000C
-

Bột TMP: Xông hơi dăm mảnh trên 1000C. Giai đoạn 1 nghiền ở >1000C và

giai đoạn 2 nghiền ở áp suất thường.
(Nguồn: Gary A. Smook, 1992; Vũ Tiến Hy, 2006)
Bảng 2.1: Điều kiện sản xuất và hiệu suất của một số loại bột cơ.[4]
Loại bột

Điều kiện sản xuất


Hiệu suất

Áp suất (bar)

Nhiệt độ nước tưới (oC)

(%)

SGW

Khí quyển

70 – 75

98,5

PGW

2,5

< 100

98,5

PGW – S

4,5

>100


98

TGW

Khí quyển

> 80

98,5

RMP

Bột nghiền đĩa từ dăm , áp suất khí quyển

PRMP
TMP

Bột nghiền đĩa từ dăm, ở áp suất và nhệt độ
cao
3–5

140 – 145

4

97,5
97,5
97,5



2.1.2. Bột hóa học (chemical pulp):
Là loại bột được sản xuất bằng phương pháp nấu dăm mảnh gỗ với với hóa
chất để loại bỏ lignin và giữ lại xenlulo để sản xuất giấy. Có hai loại bột hóa thông
dụng:
-

Bột hóa nấu bằng phương pháp sulphat hay kraft: hóa chất nấu là NaOH và

Na2S.
-

Bột hóa nấu bằng phương pháp sulphit: hóa chất nấu là H2SO3 và các muối

SO32-.
Bột hóa có hiệu suất bột thấp, khoảng < 50 % so với khối lượng gỗ KTĐ
nhưng ưu điểm là xơ sợi bột dài có độ bền cao, độ trắng của bột cao, độ hồi màu
của bột thấp.
Bột hóa thường được sử dụng phối trộn với các loại bột giấy khác để làm
tăng độ bền của giấy, hoặc được sử dụng một mình để sản xuất một số loại giấy đặc
biệt có độ bền cao. [1]
2.1.3. Bột bán hóa (bột hóa cơ).
Bột có hiệu suất từ 50 – 90 % được ngâm vào hóa chất rồi dùng phương
pháp cơ học để tách xơ sợi.
Các loại bột hóa cơ phổ biến hiện nay:
-

Bột CMP: Gỗ được xử lý sơ bộ với hóa chất rồi mới tiến hành nghiền.

-


Bột TCMP: Dăm mảnh được xông hơi xử lý với hóa chất trên 1000C. Xử lý

hóa chất ở áp suất thường, nghiền ở áp suất thường.
-

Bột CRMP: Dăm mảnh được xử lý hóa học ở áp suất thường, nhiệt độ thấp

và nghiền ở áp suất thường.
-

Bột CTMP: Dăm mảnh được xử lý hóa học và xông hơi ở trên 1000C. Giai

đoạn 1 nghiền ở >1000C (thường là hơi nóng ở nhiệt độ 105 – 115 0C, hoặc hơi quá
nhiệt ở 130 0C), giai đoạn 2 nghiền ở áp suất thường.
-

Bột BCTMP: công nghệ tương tự như sản xuất bột CTMP nhưng có bổ sung

giai đoạn tẩy trắng sau giai đoạn nghiền.

5


-

Bột LFCMP hay CTLF: công nghệ tương tự như sản xuất bột CTMP, bổ

sung thêm công đoạn tách bột thớ dài ra riêng, sau đó xử lý bằng hóa chất và
nghiền. [5]

2.1.4. Tổng quan về bột CTMP
 Bột CTMP là bột hóa nhiệt cơ, đặc điểm của quá trình sản xuất bột hóa nhiệt
cơ là:
-

Xử lý dăm mảnh bằng hóa chất (thường là kiềm NaOH và Na2SO3 hoặc

NaOH và H2O2) trước khi nghiền nhằm mục đích làm mềm hoặc một phần nhỏ
lignin có trong dăm mảnh để giúp cho quá trình tách xơ sợi được dễ dàng hơn, xơ
sợi ít bị tổn hại hơn nên độ bền cơ lý cao hơn.
-

Dùng nhiệt và lực cơ học để tách xơ sợi tạo thành bột giấy.

-

Xơ sợi thường được tách theo lớp liên kết giữa các tế bào sợi, do vậy ít bị tổn

hại hơn, xơ sợi dài hơn so với bột nghiền cơ RMP, và nhiệt cơ TMP
-

Hiệu suất bột thường trong khoảng 60-80% do một phần lignin bị hòa tan

trong quá trình xử lý bằng hóa chất.
-

Bột có màu tối hơn so với bột RMP, TMP.

 Nguyên liệu sản xuất bột CTMP
Nguyên liệu dùng cho sản xuất bột CTMP khá đa dạng bao gồm cả nguyên

liệu gỗ mềm, gỗ cứng và cả nguyên liệu phi gỗ, tuy nhiên trong phạm vi giới hạn
của đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về nguyên liệu gỗ keo lai.
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia
mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculformis). Keo lai mang tính trung gian giữa
hai loài bố mẹ về hoa và hạt, lá và hình dáng thân cây… song cây lai tự nhiên đời
F1 thể hiện ưu thế lai hơn so với cây bố mẹ về sinh trưởng nhanh (Theo Huỳnh Đức
Nhân, điểm nổi bật của cây keo lai là sinh trưởng nhanh gấp 1,2 – 1,6 lần về chiều
cao, 1,3 – 1,8 lần về đường kính, 2 lần về thể tích ở giai đoạn 4,5 tuổi so với keo tai
tượng), độ tròn đều của thân cây, thân cây đơn trục, đỉnh ngọn phát triển tốt. Keo lai

6


tập trung ở Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), Trung
Bộ, các tỉnh Tây Nguyên…
Đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng keo lai làm nguyên liệu cho sản
xuất giấy và kết quả thấy rằng đây là loại nguyên liệu rất thích hợp cho sản xuất
giấy. Chất lượng bột giấy nấu từ keo lai theo phương pháp sunphat cao hơn hẳn so
với cây bố mẹ, hiệu suất bột đạt 51 % (keo lá tràm 47,5 %; keo tai tượng 47,1 %)
với mức dùng kiềm như nhau (17 % Na2O so với nguyên liệu KTĐ).
Bảng 2.2: Độ bền cơ học của bột giấy. ( Nguồn: Viện công nghiệp giấy)
Keo lá tràm
Chỉ tiêu đánh giá

Trước

Sau tẩy

tẩy


Keo tai tượng
Trước

Sau tẩy

tẩy

Keo lai
Trước

Sau tẩy

tẩy

Độ chịu kéo (m)

6670

5660

6852

6539

8400

7100

Độ chịu gấp (đôi lần)


820

417

440

305

1300

790

Độ tro (%)

1,5

0,9

1,3

0,9

1,2

1,0

Độ trắng (%ISO)

82


81

85

Hiện nay cây keo lai đang được quy hoạch trồng trên diện rộng để làm nguyên
liệu sản xuất bột giấy, tại công ty giấy Tân Mai, keo lai là nguyên liệu chính để sản
xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng.
STT

Bảng 2.3: Thành phần hóa học nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai
Các chỉ số
Hàm lượng (%)

1

Xenluloz

48,0

2

Lignin

23,6

3

Pentozan

18,1


4

Chất trích ly (axeton)

4,61

5

Tan trong NaOH 1%

11,8

6

Tan trong nước nóng

4,15

7

Tan trong nước lạnh

3,06

8

Tro

0,61


7


(Nguồn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng
từ gỗ keo lai, Th.S. Cao Văn Sơn, Viện công nghiệp giấy, tháng 11/2006).
 Ứng dụng của bột CTMP
Loại bột hóa nhiệt cơ không tẩy trắng thích hợp cho sản xuất các loại giấy
bao bì, làm hộp carton làn sóng. Ưu điểm của loại bột này là xơ sợi có chiều dài lớn
hơn bột cơ nghiền, không sử dụng hóa chất nên độ bền cơ lý cao hơn, giấy làm từ
bột hóa nhiệt cơ có độ cứng cao. Nhược điểm của loại bột này là có màu sẫm hơn so
với bột cơ nghiền không sử dụng hóa chất (do lignin tác dụng với hóa chất tạo thành
hợp chất có màu sẫm). [1]
Loại bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng thường được sử dụng để phối trộn với bột hóa
trong sản xuất một số loại giấy như giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao gói
thực phẩm nhằm mục đích hạ giá thành, tăng cường tính chất in và tăng độ đồng
đều cho giấy. Ưu điểm của bột cơ tẩy trắng là độ trắng đạt khoảng 70 – 75 %, độ
đục tương đối cao, độ xốp cao, độ biến dạng giảm. Nhược điểm của bột cơ tẩy trắng
là nó mau bị ngả màu vàng do thành phần lignin dễ bị hồi màu dưới tác dụng của
nhiệt và ánh sáng mặt trời. [1]
Do sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng các sản phẩm giấy nên công nghệ
bột cơ và bột hóa cơ đã có nhiều thay đổi, đáng chú ý là loại bột CTMP cho chất
lượng tốt hơn như: tỷ lệ xơ sợi dài cao hơn, độ bền của bột được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.4: Tính chất cơ lý của bột TMP và CTMP từ nguyên liệu gỗ vân sam,
CTMP xử lý ở pH = 9,5; 3 phút; 1250C
Chỉ số

TMP

CTMP


Mức dùng Na2SO3, %

0

4,6

Độ nghiền, CFS

100

100

Tỷ trọng, kg/m3

405

445

Chỉ số bục

2,35

2,9

Độ dài đứt, m

4200

5350


Chỉ số xé, mN.m2/g

8,6

8,4

Độ trắng, %ISO

53

57

8


(Nguồn: Nâng cao tính chất bột cơ học – Tạp chí công nghiệp giấy tháng 9/2004)
2.2.Tổng quan về chất độn
2.2.1. Khái niệm về chất độn
Chất độn là những chất bột mịn, màu trắng, không tan trong nước, chúng
thường là những chất khoáng có sẵn trong tự nhiên như bột đá vôi (CaCO3), bột đất
sét (cao lanh = Al2O3.SiO2), bột talc, hoặc bột nhân tạo như dioxit titan (TiO2)…[1]
2.2.2. Các loại chất độn thường dùng trong sản xuất giấy.
 Cao lanh (Al2O3.SiO2)
Cao lanh là sản phẩm phân hủy của alumina silicat kiềm, thành phần hóa học
chủ yếu là SiO2 (45 – 47 %), Al2O3 (35 – 38 %), Fe2O3, K2O, TiO2, chất cháy được
(12 – 13 %). Thành phần của những chất này phụ thuộc vào nơi khai thác cao lanh.
Cao lanh có cấu trúc hai lớp, một lớp tứ diện silicat, một lớp bát diện alumina.
Thuận lợi khi sử dụng Cao lanh: Giá cả hợp lý, độ trắng tương đối cao, bền
trong môi trường hóa học, độ rắn thấp, tỷ trọng vừa phải, hạt có dạng đĩa nên có

diện tích bề mặt riêng lớn và hệ số tán xạ cực tốt, khả năng thấm mực và có độ bền
màu mực tốt
Một nhược điểm của Cao lanh là hệ số khúc xạ rất gần với Cellulose. [1]
 Bột talc
Thành phần hóa học chủ yếu của bột talc là silicat magie ngậm nước
(MgO.SiO.3nH2O). Bột talc được sản xuất bằng cách nghiền quặng talc, sau đó
tuyển nổi và phân loại theo kích thước hạt.
Bột talc có đặc điểm nổi bật là rất mềm, kỵ nước nhất trong số các loại chất
độn sử dụng trong ngành giấy, do vậy nó thường được sử dụng làm chất hấp phụ
các tạp chất kỵ nước, hạt nhựa cây mịn lẫn trong dòng bột của cả hai quá trình sản
xuất bột và sản xuất giấy. Khi sử dụng bột talc làm chất độn dễ gặp hiện tượng tạo
bọt trong dòng bột do tính kỵ nước của nó gây ra.

9


Bột talc có độ trắng cao nên thường được sử dụng trong các loại giấy cần độ
trắng như giấy in, giấy viết. [1]
 Bột đá vôi (CaCO3)
Bột đá vôi có hai loại chủ yếu, đó là sản phẩm thiên nhiên bằng cách nghiền
đá vôi thiên nhiên gọi là GCC hay bột đá nặng, loại sản phẩm kết tủa được tổng hợp
là PCC gọi là bột kết tủa hay bột đá nhẹ.
Canxicacbonat xuất hiện trong nhiều khoáng thiên nhiên khác nhau, các
khoáng quan trọng nhất là calcite, aragonite và vaterite, trong đó thông dụng nhất là
calcite được tìm thấy nhiều trong đá vôi.[1]
 Bột dioxit titan (TiO2)
TiO2 xuất hiện ở 3 dạng tinh thể: anatas, rutil và brookit, nó có một đặc tính
đặc biệt vừa là chất độn và vừa là bột màu. Dioxit titan thường là sản phẩm nhân
tạo, chỉ một lượng nhỏ là sản phẩm từ khoáng tự nhiên. Có hai dạng được sử dụng
trong ngành giấy là anatase và rutile, trong đó rutile thì bền và chặt hơn. Bột talc có

độ trắng, độ phản xạ và độ tán xạ ánh sáng cao, hạt nhỏ, mịn nên chúng là loại chất
độn có chất lượng cao. Nhược điểm của bột talc là giá đắt và độ bảo lưu thấp nên ít
được sử dụng trong ngành giấy. [1]
 Bột hydroxit nhôm (Al(OH)3)
Bột hydroxit nhôm là sản phẩm nhân tạo khi chế biến quặng boxit ở điều
kiện nhiệt độ 2000C và áp suất 20 at.
Bột hydroxit nhôm có độ trắng cao, kích thước hạt nhỏ, hình dạng dẹt, vừa
được sử dụng làm chất độn vừa là chất tráng phủ bề mặt để tăng độ trắng, độ bóng
cho giấy.[1]

10


Bảng 2.5: Phân loại một số chất độn thông dụng và các chỉ tiêu kỹ thuật. [2]
Tên chất độn

Thành phần hoá

Hệ số Kích thước

Độ trắng

Bề mặt

học

phản

hạt (μm)


(độ ISO)

riêng (m2/g)
7,5

xạ
Cao lanh

Al2O3.2SiO2.H2O

1,56

0,5 - 1

70 – 90

Bột Talc

3MgO.4SiO2.H2O 1,57

1 - 10

70 – 90

CaCO3 nghiền

CaCO3

1,56


3-5

93

CaCO3 kết tủa

CaCO3

1,56

0,2 - 0,5

95

Canxi sunfat

CaSO4.2H2O

1,52

1-5

70 – 80

Bari sunfat

BaSO4

1,64


2-5

95

4,5

Dioxit Titan

TiO2

2,55

0,2 - 0,5

98 – 99

9

Oxit Kẽm

ZnO

2,01

0,3 - 0,5

97 – 98

6,5


2.2.3. Ưu nhược điểm của chất độn.
a. Ưu điểm:
-

Lắp đầy khoảng trống giữa các xơ sợi trong cấu trúc tờ giấy, giảm sự biến

dạng của tờ giấy khi gặp ẩm làm tăng độ trắng, độ đục, độ nhẵn cho giấy
-

Giảm giá thành của sản phẩm vì hầu hết các loại chất độn đều rẻ hơn bột

giấy từ gỗ . [1]
b. Nhược điểm:
-

Làm giảm mức độ lên kết giữa các xơ sợi dẫn đến hậu quả làm giảm độ bền

cơ lý, giảm độ cứng của tờ giấy, làm cho giấy dễ bị bong xơ trong quá trình in hay
photocopy.
-

Làm tăng tính hai mặt của tấm giấy.

-

Làm tiêu tốn thêm các chất phụ gia (keo chống thấm, chất bảo lưu,...) trong

khi xeo giấy.
-


Làm tăng sự mài mòn cho bộ phận máy xeo, nhất là bộ phận lưới. [1]

11


2.2.4. Tính chất của chất độn
 Yêu cầu của chất độn. [2]
Chất độn được coi là lý tưởng khi nó mang những tính chất sau:
-

Phản xạ lại 100% ánh sáng ở tất cả các bước sóng nhìn thấy (nghĩa là độ

trắng đạt 100%).
-

Hệ số khúc xạ ánh sáng phải cao để đảm bảo tối đa độ đục cho giấy, nhất là

khi sử dụng nó trong giấy mỏng.
-

Không lẫn tạp chất, kích thước hạt nhỏ khoảng bằng một nữa chiều dài của

bước sóng ánh sáng nhìn thấy.
-

Hạt chất độn cần có độ cứng không cao để giảm sự mài mòn lưới, chăn và

các thiết bị khác trên máy xeo.
-


Chất độn cần phải trơ trong môi trường sử dụng nó, vì nếu không trơ nó sẽ bị

hòa tan trong môi trường đó.
-

Tỉ trọng của chất độn không cao lắm để hạn chế sự khác nhau ở hai bề mặt

giấy.
-

Chất độn cần có khả năng bảo lưu tốt trong cấu trúc giấy.
Trong thực tế không có loại chất độn nào thỏa mãn tất cả các yêu cầu của

chất độn lý tưởng trên. Vì vậy ta phải lựa chọn loại chất độn cho thích hợp với yêu
cầu của từng loại giấy và môi trường sử dụng nó khi xeo giấy.
 Các tính chất quan trọng của chất độn
-

Độ phản xạ và tán xạ ánh sáng của chất độn
Độ phản xạ ánh sáng càng cao thì độ trắng của giấy càng cao, độ tán xạ ánh

sáng càng cao thì độ đục của giấy càng cao.[3]
-

Hình dạng và kích thước hạt
Kích thước hạt chất độn càng nhỏ thì khả năng tán xạ ánh sáng càng lớn và

cho giấy có độ đục càng cao. Chất độn có hai dạng chính: dạng hạt dày (như CaCO3
hình khối, PCC hình kim…) và dạng dẹt (như bột cao lanh và bột talc…). Dạng hạt
dày tán xạ ánh sáng tốt hơn hạt dẹt. [3]


12


Kích thước và hình dạng của hạt chất độn ảnh hưởng đến độ bóng của giấy,
độ bền cũng như tính chất in của giấy. [1]
-

Tính mài mòn
Độ cứng, hình dạng và kích thước hạt ảnh hưởng lớn đến tính mài mòn của

chất độn. Chất độn càng lớn thì độ mài mòn càng lớn.[3]
-

Tính tan
Tính tan cũng là một tính chất rất quan trọng của chất độn. Chất độn cần có

độ hòa tan thấp trong môi trường sử dụng nó để đảm bảo hiệu quả sử dụng và hạn
chế sự thất thoát khi xeo.
Tính tan của chất độn phụ thuộc nhiều vào môi trường sử dụng nó, đặc biệt
là pH và nhiệt độ.[1]
2.2.5. Ảnh hưởng của chất độn đến tính chất của giấy
 Ảnh hưởng của chất độn đến cấu trúc của tờ giấy
Cấu trúc của tờ giấy như độ xốp, độ hỏng…phụ thuộc rất nhiều vào hình
dạng và kích thước của hạt chất độn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khi sử dụng
chất độn, chúng sẽ lắp đầy vào các lổ trống trong cấu trúc của tờ giấy làm tờ giấy
chặt hơn, nhưng thực tế thì ngược lại. Điều này được giải thích là vì các hạt chất
độn làm cản trở sự tiến lại gần nhau của các xơ sợi nên kết quả là độ xốp và độ thấu
khí của giấy sẽ tăng lên. Độ xốp của tờ giấy càng tăng khi kích thước của hạt chất
độn càng lớn. Nhưng khi giấy có sử dụng chất độn và qua cán láng thì độ chặt của

tờ giấy sẽ tăng lên và làm ổn định kích thướt của giấy khi gặp ẩm. [2]
Khi sử dụng chất độn làm tăng tính chất hai mặt của tờ giấy. Điều này được giải
thích là khi tờ giấy được hình thành trên bộ phận lưới, quá trình thoát nước và lực
hút chân không làm cho các thành phần mịn và các hạt chất độn bị hút về phía bề
mặt tiếp xúc với lưới tạo nên tính hai mặt của tờ giấy. Tính hai mặt của tờ giấy được
khắc phục bằng cách xeo giấy bằng máy xeo lưới đôi, khi đó quá trình thoát nước
diễn ra ở cả hai mặt, làm giảm sự khác biệt ở hai mặt của tờ giấy. [3]
 Ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của giấy

13


×