Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

SỰ PHỤ THUỘC CỦA NGƯỜI DÂN VÀO LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI THÔN BÙ LƯ, XÃ BÙ GIA MẬP HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VY THỊ MỜI

SỰ PHỤ THUỘC CỦA NGƯỜI DÂN VÀO LÂM SẢN
NGOÀI GỖ TẠI THÔN BÙ LƯ, XÃ BÙ GIA MẬP
HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VY THỊ MỜI

SỰ PHỤ THUỘC CỦA NGƯỜI DÂN VÀO LÂM SẢN
NGOÀI GỖ TẠI THÔN BÙ LƯ, XÃ BÙ GIA MẬP
HUYỆN BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Sự phụ thuộc của người dân vào Lâm Sản Ngoài Gỗ tại
thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” được thực hiện
từ ngày 10/02/2012 đến ngày 10/06/2012. Số liệu thu thập được bằng phương
pháp điều tra nhanh nông thôn. Kết quả đã được xử lý và chọn lọc bằng các phần
mềm MS. Word, MS. Execl. Các số liệu sau khi sử lý được thể hiện qua các sơ đồ,
bảng biểu. Các kết quả xử lý này được so sánh, phân tích để làm sáng tỏ các vấn
đề mà đề tài đặt ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ
yếu là nông nghiệp; nguồn thu nhập phụ của nhiều hộ là làm thuê. Trong số các hộ
điều tra được, dựa tiêu chí phân hạng mức sống do các người dân đưa ra, các hộ
gia đình được chia ra thành 4 nhóm. Trong đó, nhóm hộ trung bình và nghèo chủ
yếu là người đồng bào dân tộc. Nhóm hộ nghèo sử dụng các loài rau rừng nhiều
hơn các nhóm khác về tần suất và số lượng. Kết quả thống kê được 26 loài LSNG
là rau rừng được người dân khai thác và sử dụng tại địa phương. Trong số đó, rau
nhíp được sử dụng nhiều nhất. Dòng thị trường của một số loài LSNG nói chung
và của măng nói riêng tại thôn Bù Lư chưa phát triển, mặc dù có nhiều thời gian
rảnh rỗi, đặc biệt là nhóm hộ nghèo và trung bình nhưng vì thiếu nước vào mùa
khô và bị dư thừa nước vào mùa mưa nên việc trồng xen các loại LSNG vào vườn
hộ cũng là một vấn đề khó khăn. Dựa trên những cơ sở của các kết quả đạt được

cần đề xuất các biện pháp phù hợp để vừa có thể cải thiện thu nhập của những hộ
dân sống gần rừng, vừa có thể bảo tồn các loài LSNG tại địa phương.

ii 
 


ABSTRACT
The research is “ The dependence of the people in Non Timber Forest
Products (NTFPs) at Bu Lu rural, Bu Gia Map commune, Bu Gia Map District,
Binh Phuoc province ” has been made from 2012/02/10 to 2012/06/10. The
collected data was made by the quick survey rural. The result was progressed and
selected by Ms. Word, Ms.Excel Software. the data has been progressed then
show on diagrams and tables. This progressed data is compared analysised to
clarify the research’s problem .
The result of research show that households’s main income are from
agricultural works; The other households’s second income are employees. Among
the investigated households, base of living classification given by residents. It is
divided into four groups. In that, groups of poor and average are mainly the ethnic.
The poor groups use forest vegetable much more than other groups about
frequency and quantity. The result of statistics have 26 species of NTFPs as forest
vegetables which the people exploit and use ạt local. Among them, the most used
Rau Nhip. Stream market of some NTFP species and especially shoots at Bu Lu
rural underdeveloped, although people, particularly the poor and average have
more spare time, but lack of water in dry season and surplus water in the rainy
season so the intercropping of NTFPs in household gardens is also a difficult
problem. Based on the basis of the results achieved should propose appropriate
measures to fit can improve the income of the residents living near the forests,
both to conserve the NTFP species in the locality.


iii 
 


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là Khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện và truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin phép gửi lời cảm ơn đến:
Các anh, chị đang công tác tại VQG Bù Gia Mập và Hạt Kiểm Lâm rừng
đặc dụng VQG Bù Gia Mập, đặc biệt là anh Hòa đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian đi thực tế tại địa phương.
Các anh, chị đang công tác tại UBND xã Bù Gia Mập đã cung cấp số liệu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu trong suốt thời gian thực
tập tại xã Bù Gia Mập.
Con xin cảm ơn ba, mẹ và những người thân đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi
hoàn thành bài khóa luận này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình học
tập tại Trường.
SV thực hiện
Vy Thị Mời

iv 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LSNG :


Lâm sản ngoài gỗ

UBND :

Ủy ban nhân dân

VQG :

Vườn quốc gia

IUCN NL/EGP : Uỷ ban Quốc gia Bảo tồn thiên nhiên và
tài nguyên thiên nhiên - Hà Lan
W.W.F :

World Wildlife Fund
Quỹ bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

IUCN :

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

USD :

United States dollar
Đồng đô la Mỹ

VN CBD : Viet Nam Convention on Biological Diversity
Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển Việt Nam

GDP :

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc doanh

FAO :

Food and Agriculture Organisation
Tổ chức nông lương của liên hiệp quốc

VNĐ :

Việt Nam đồng


 


MỤCLỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................ ii
Abstract ......................................................................................................iii
Lời cảm ơn.................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................... v
Mục lục ....................................................................................................... vi
Danh sách các biểu đồ và sơ đồ ................................................................. ix
Danh sách các bảng ..................................................................................... x
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chương 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...... 4

2.1 Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về LSNG ..................................................................................... 4
2.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến việc sử dụng LSNG ............. 5
2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ......................................................................... 6
2.2.1 Lịch sử hình thành xã Bù Gia Mập .............................................................. 6
2.2.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 6
2.2.2.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 6
2.2.2.2 Địa hình ..................................................................................................... 6
2.2.2.3 Khí hậu ...................................................................................................... 7
2.2.2.4 Lượng mưa ................................................................................................ 7
2.2.2.5 Đất đai ....................................................................................................... 7
2.2.2.6 Tài nguyên rừng ........................................................................................ 7

vi 
 


2.2.3 Tình hình Kinh tế - Chính trị ...................................................................... 8
2.2.3.1 Tình hình kinh tế ........................................................................................ 8
2.2.3.2 Trồng trọt .................................................................................................. 8
2.2.3.3 Chăn nuôi .................................................................................................. 9
2.2.3.4 Lâm nghiệp ............................................................................................... 9
2.2.3.5 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ......................................... 9
2.2.3.6 Buôn bán/Dịch vụ ..................................................................................... 1
2.2.3.7 Chính trị .................................................................................................. 10
2.2.3.8 Dân tộc-Tôn giáo .................................................................................... 10
2.2.4 Tình hình Văn hóa - Xã hội ...................................................................... 11
2.2.5 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 11
2.2.5.1 Giao thông ................................................................................................ 11
2.2.5.2 Thủy lợi .................................................................................................... 12

2.2.5.3 Điện .......................................................................................................... 12
2.2.5.4 Nhà ở ....................................................................................................... 12
2.2.6 Giáo dục – Y tế ......................................................................................... 12
2.2.6.1 Về giáo dục .............................................................................................. 12
2.2.6.2 Về y tế ...................................................................................................... 12
2.2.7 Lịch sử hình thành VQG Bù Gia Mập ........................................................ 13
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 14
3.1 Mục tiêu ......................................................................................................... 14
3.2 Nội dung ........................................................................................................ 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 16
3.4 Phương pháp xử lý thông tin ......................................................................... 17
3.5 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 18

vii 
 


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 19
4.1 Nguồn sinh kế của người dân........................................................................ 19
4.1.1 Hiện trạng sinh kế của từng nhóm hộ......................................................... 19
4.1.2 Các nguồn thu nhập của từng nhóm hộ ...................................................... 21
4.1.2.1 Các nguồn thu nhập của người dân địa phương trong năm 2011 ......... 21
4.1.2.2 Các nguồn thu nhập theo các nhóm hộ tại thôn Bù Lư ........................... 22
4.1.2.2.1 Các nguồn thu nhập của nhóm hộ giàu và khá trong năm 2011 ......... 24
4.1.2.2.2 Các nguồn thu nhập của nhóm hộ trung bình và nghèo ...................... 25
4.1.3 Vai trò của các loại rau rừng đối với từng nhóm hộ có
mức sống khác nhau .................................................................................. 27
4.2 Sự phụ thuộc của người dân vào các loại rau rừng theo từng nhóm hộ có
mức sống khác nhau ................................................................................... 29

4.2.1 Danh mục các loài LSNG được sử dụng và khai thác tại địa phương ....... 29
4.2.2 Lịch thời vụ khai thác LSNG theo nhóm hộ .............................................. 30
4.2.3 Các loài rau rừng được sử dụng nhiều tại thôn Bù Lư ............................... 32
4.3

Các biện pháp làm giảm tác động của người dân vào rừng dựa vào
việc phát triển các loài rau rừng trên vườn nhà theo các nhóm hộ ............ 33

4.3.1 Dòng thị trường .......................................................................................... 33
4.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi phát triển các kiểu vườn hộ điển hình có
trồng xen LSNG ........................................................................................ 34
4.3.3 Các đề xuất về loài rau rừng trồng trong vườn nhà .................................... 38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 41
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 42
5.3 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 43

 
viii
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thành phần Dân Tộc thôn Bù Lư ........................................ 11
Biểu đồ 4.1 Phân chia số hộ theo nhóm mức sống ............................................. 20
Biểu đồ 4.2: Nguồn thu nhập chính năm 2011 của người dân thôn Bù Lư......... 21
Biểu đồ 4.3: Nguồn thu nhập phụ năm 2011 của người dân thôn Bù Lư ........... 22
Biểu đồ 4.4: Phần trăm của các nguồn thu nhập trong
tổng thu nhập năm 2011 ............................................................... 23

Biểu đồ 4.5: Nguồn thu nhập của nhóm hộ giàu và khá năm 2011 ................... 24
Biểu đồ 4.6: Phần trăm thu nhập của các nguồn thu của nhóm giàu và khá ....... 24
Biểu đồ 4.7: Nguồn thu nhập của nhóm hộ trung bình và nghèo ........................ 25
Biểu đồ 4.8: Phần trăm thu nhập của các nguồn thu của nhóm trung bình
và nghèo ........................................................................................ 26
Sơ đồ 4.1 : Dòng thị trường của Măng tại địa phương ....................................... 33

ix 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

Bảng 4.1: Các tiêu chí phân hạng nhóm hộ tại thôn Bù Lư theo người dân ....... 19
Bảng 4.2: Thống kê sử dụng rau nhíp theo từng nhóm hộ .................................. 27
Bảng 4.3: Thống kê số hộ gia đình theo mục đích sử dụng các loài rau rừng .... 29
Bảng 4.4: Thống kê số hộ gia đình theo cách chế biến rau rừng ........................ 30
Bảng 4.5: Lịch mùa vụ khai thác các loài rau rừng của nhóm hộ giàu và khá ... 31
Bảng 4.6: Mùa vụ khai thác các loại rau rừng của nhóm hộ trung bình
và nhóm hộ nghèo ............................................................................ 31
Bảng 4.7: Một số loài LSNG là rau rừng được các hộ gia đình
sử dụng nhiều ....................................................................................................... 32
Bảng 4.8: Thống kê số hộ theo những thuận lợi thuận lợi khi phát triển
các kiểu vườn hộ điển hình có trồng xen rau rừng .......................... 35
Bảng 4.9: Thống kê số hộ theo những khó khăn khi phát triển
các kiểu vườn hộ điển hình có trồng xen rau rừng theo nhóm hộ ... 36
Bảng 4.10: Phân tích SWOT về khả năng phát triển rau rừng trong Vườn hộ
mà chủ yếu là ở nhóm nhóm hộ nghèo và trung bình .................... 37
Bảng 4.12: Số người lựa chọn loại rau rừng trồng trong vườn hộ ...................... 39

Bảng 4.11: Số hộ gia đình lựa chọn các loài rau rừng trồng trong vườn hộ ....... 40


 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng rất quan trọng đối với tất cả chúng ta, rừng cung cấp oxy, rừng giữ
đất sau những trận mưa lũ, phục vụ cho du lịch, nghiên cứu khoa học và là ngôi
nhà của nhiều loài động vật hoang dã. Đồng thời, rừng còn cung cấp nhiều loại
lâm sản cần thiết cho cuộc sống của con người, nói đến rừng là người ta thường
nghĩ ngay đến gỗ vì gỗ không những là nguyên liệu trong xây dựng mà còn làm
đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện
đại, con người đã dần nhận ra rằng rừng còn cung cấp những sản vật quý hiếm
như: những loài động vật và thực vật có trong rừng. Tất cả những sản vật này
người ta gọi chung là Lâm Sản Ngoài Gỗ (LSNG).
Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập được các tổ chức bảo tồn trên thế giới
đánh giá là khu rừng mang tính đa dạng cao, được mệnh danh là “Lá phổi xanh”
của khu vực miền Đông Nam Bộ với nhiều sinh cảnh khác nhau như: sinh cảnh
rừng thường xanh, sinh cảnh rừng nửa rụng lá và các sinh cảnh rừng ven suối.
VQG có diện tích rừng tự nhiên liền khoảnh lớn nhất và duy nhất tại tỉnh Bình
Phước; là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái và các nguồn gen quý hiếm của các
loài động, thực vật; bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của
các công trình thủy điện Thác Mơ, Sóc Phu Miên, hồ thủy lợi Phú Hòa; phục vụ
nghiên cứu khoa học, giáo dục, môi trường, phát triển du lịch sinh thái và là nguồn
sinh kế của người dân sống trong vùng đệm.
Với sự phát triển kinh tế xã hội ngày nay con người ngày càng hướng đến
sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, nhu cầu tăng thì tất yếu việc
khai thác và mua bán phải tăng, đó là quy luật cung - cầu. Tùy theo từng nhóm hộ


 


giàu, khá giả, trung bình hay nghèo mà họ có sự phụ thuộc vào rừng nhiều hay là
ít. Đặc biệt đối với những hộ nghèo và trung bình thì đa phần họ sống phụ thuộc
vào rừng là chủ yếu. Bà con tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập cũng vậy, xã thuộc
diện xã nghèo của cả nước, thôn có 17 hộ nghèo chiếm 28,00% tổng số hộ được
khảo sát, trong đó số hộ nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, những hộ này
có thu nhập thấp, trình độ nhận thức chưa cao nên họ khai thác LSNG theo nhu
cầu của thị trường, khai thác ồ ạt, quá mức mà không có phương pháp tái tạo. Đó
cũng là một trong những lý do làm rừng ngày càng nghèo kiệt. Diện tích vùng
đệm của Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập là 15.200 ha có 12.000 người sống trong
vùng đệm, ngoài ra còn người dân ở các khu vực gần rừng và di dân tự do cũng
có sự phụ thuộc vào rừng. Do áp lực về dân số, về sinh kế của người dân nên đã
gây áp lực rất lớn cho VQG Bù Gia Mập. Tuy là khu vực có tính đa dạng cao
nhưng việc bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu này tại vùng đệm VQG Bù
Gia Mập là một thách thức không nhỏ.
Xã Bù Gia Mập có gần 6.000 dân sinh sống tại 8 thôn và một tổ có khoảng
2.400 hộ với 12.000 người sống trong vùng đệm, trong đó người dân tộc Stiêng và
Mnông chiếm 67%, còn lại là người Kinh và hơn 10 dân tộc khác. Người dân tại
thôn Bù Lư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, làm thuê và khai thác LSNG. Các
loài LSNG có giá trị kinh tế ở vùng đệm VQG Bù Gia Mập đang bị người dân
khai thác quá mức có thể dẫn đến tuyệt chủng. Các loài đang bị đe dọa tuyệt
chủng như: gà lôi, chim hồng hoàng, chim hồng tía, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim
công, gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám; các loài rau rừng như: rau nhíp, đọt
mây, lồ ô, măng tại khu vực ngày càng ít đi. Trước thực trạng đó thì việc nghiên
cứu đề tài “Sự phụ thuộc của người dân vào Lâm Sản Ngoài Gỗ tại thôn Bù Lư, xã
Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” nhằm tìm ra biện pháp quản lý
và phát triển các loại LSNG là rau rừng tại khu vực để làm giảm áp lực vào rừng

mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập của những hộ sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng.


 


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1

Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay trong nước và trên thế giới có rất nhiều khái niện LSNG khác
nhau tùy thuộc vào từng khoảng thời gian, từng điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định như:
LSNG bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng
tự nhiên để phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật
sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F – 1989).
LSNG là tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ
làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia
đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội (Wickens,1991).
LSNG là những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng như
những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (FAO, 1995).
LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở
đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
Như vậy, trong bối cảnh của nghiên cứu này thì LSNG là những loài cây ăn
được có nguồn gốc từ rừng, ở đất rừng và bìa rừng, loại trừ cây gỗ lớn được khai
thác nhằm phục vụ mục đích của con người.



 


2.1.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến việc sử dụng LSNG
Ở tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng và phân bố
rộng khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế. Chỉ có một số ít
các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu
Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ
nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị.
Ngoài ra còn có các tổ chức khác nghiên cứu về LSNG như: Trường đại học Lâm
Nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Huế, Viện điều tra Qui hoạch rừng, Viện khoa
học Lâm Nghiệp Việt Nam.
Rừng gắn bó với con người từ bao đời nay, để mưu sinh thì người dân phải
dựa vào rừng và đất rừng, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì họ vào
rừng hái rau, hái củ, phá rừng làm nương rẫy là những hoạt động nhằm phục vụ
nhu cầu sống hằng ngày của họ. Hậu quả là sau nhiều năm khai thác diện tích rừng
tự nhiên nhanh chóng bị thu hẹp, nhiều nơi trở thành đất trống, đồi trọc. Cách tháo
gỡ vấn đề này là phải tạo ra sản phẩm trồng xen canh theo hướng “lấy ngắn nuôi
dài” là một giải pháp hữu hiệu. Để giải quyết hài hòa lợi ích trồng và bảo vệ rừng
bền vững, từ năm 2010, tổ chức APNet đã triển khai dự án trình diễn năng lực,
phục hồi rừng bền vững tại xã Thượng Cửu của huyện Thanh Sơn và xã Thu Cúc
của huyện Tân Sơn. Dự án được thực hiện như sau: mỗi địa phương sẽ khoanh
vùng 50 ha trồng các cây lâm sản lấy gỗ (các loài cây được lựa chọn như: lim
xanh, giổi xanh, chò chỉ, chò nâu, mỡ). Lựa chọn 5 loài cây ngoài gỗ là hương bài,
kim tiền thảo, mây nếp, rau bò khai, ba kích trồng xen lẫn trong rừng tạo ra sản
phẩm cho người trồng rừng thu hoạch trong quá trình chờ rừng lấy gỗ sinh trưởng.
Ngoài ra họ còn trồng các tre, trúc vừa làm bờ rào ngăn gia súc, vừa lấy măng, lá,
thân phục vụ cho cuộc sống trước mắt. Các cây LSNG là các loài trồng làm dược
liệu, thực phẩm thích nghi với điều kiện tự nhiên và trình độ sản xuất của người

dân nhưng lại có thị trường tiêu thụ, vòng đời ngắn, chỉ trồng một hay vài tháng
đã cho sản phẩm, có khả năng sinh trưởng tốt khi trồng xen với cây lâm sản lấy

 


gỗ. Mục tiêu của dự án là giúp cho người trồng, bảo vệ rừng có sản phẩm để sinh
sống trong thời gian chờ đợi cây lâm sản lấy gỗ cho sản phẩm. Bên cạnh các dự án
giúp cho người dân tăng thu nhập thì còn có những dự án bảo vệ và phát triển
rừng đặc biệt là LSNG.
Để bảo tồn và phát triển các loài động vật đang sinh sống tại Vườn quốc gia
Bù Gia Mập, hiện nay đơn vị đang triển khai thực hiện dự án "Điều tra hiện trạng
loài và nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo tồn loài vượn đen má
vàng" (dự án vừa được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt) với kinh phí ban đầu
36.000 USD từ nguồn ngân sách tỉnh Bình Phước và Cục bảo vệ động vật hoang
dã Hoa Kỳ. Theo ông Vương Đức Hòa, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia
Mập (xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho hay, hiện vườn
có khoảng 400 cá thể của 176 đàn vượn đen má vàng đang sinh sống. Đây là loài
linh trưởng đặc hữu Đông Dương có tên trong Sách đỏ (Nguồn [7]).
Không chỉ riêng các khu vực khác mà Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu
thuộc tỉnh Bình Thuận, cũng thực hiện dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại địa bàn
nhất là những loài LSNG có giá trị dược liệu. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu là
vùng sinh thái quan trọng trên thế giới nhưng với cường độ và hình thức khai thác
quá mức như hiện nay sẽ dẫn đến một số loài LSNG tuyệt chủng. Với ghi nhận
này cho thấy có khoảng hơn 40 tấn thuốc được khai thác từ núi Tà Kóu mỗi năm,
con số này thực tế còn có thể lớn hơn nhiều. Lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu
đang bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai nên việc thực hiện dự án: “Nâng cao
năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu” do
Quỹ bảo tồn Việt Nam tài trợ nhằm thực hiện tốt việc quản lý, bảo tồn các loài
LSNG có giá trị mà vẫn bảo đảm được sinh kế ổn định cho bà con gần rừng.



 


2.2

Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.2.1 Lịch sử hình thành xã Bù Gia Mập
Xã Bù Gia Mập được tách ra từ xã Đăk Ơ cũ từ ngày 1/4/1998, Xã bao gồm
có 8 thôn: thôn Đăk Á, Bù Rên, Bù La, Bù Nga, Bù Lư, Bù Dốt, Cầu Sắt, Đăk
Côn và tổ Cây Da mới thành lập năm 2010.
Trước năm 1998, các thôn Đăk Á, Bù Rên, Bù La, Bù Nga, Bù Lư, Bù Dốt
nằm thành một cụm thuộc thôn 578, xã Đắk Ơ; còn thôn Cầu Sắt và Đăk Côn thì
thuộc Thôn 10, xã Đăk Ơ. Năm 1998, sau khi xã Bù Gia Mập thành lập đã thực
hiện chương trình 327, di dân dọc theo trục đường chính và phân chia ranh giới
ranh giới giữa các thôn.
2.2.2

Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1 Vị trí Địa lý
Xã Bù Gia Mập là xã miền núi, biên giới và vùng sâu-vùng xa nằm về phía
Bắc Huyện Bù Gia Mập, có tuyến đường quốc lộ 14C đi qua.
- Phía Đông giáp tỉnh Đăk Nông.
- Phía Tây giáp xã Đăk Ơ.
- Phía Nam giáp xã Phú Văn và xã Đăk Nhau - huyện Bù Đăng.
- Phía Bắc tiếp giáp với Vương quốc Campuchia có chiều dài biên giới
hơn 30km.

2.2.2.2 Địa hình
Xã Bù Gia Mập có địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh, phần lớn địa
hình xã có độ dốc 15o - 20o, ít thuận lợi cho việc sử dụng đất trong nông nghiệp
và các sử dụng khác.


 


2.2.2.3 Khí hậu
Xã Bù Gia Mập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chiếm 95,00% tổng lượng nước
trong năm nhưng ngược lại mùa khô thiếu nước làm ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất của bà con nơi đây. Nhiệt độ trung bình năm là 24,1oC, biên độ nhiệt độ năm
là 3,8oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 22,4oC và cao nhất là trên 25oC từ
tháng 3 đến tháng 6.
Trong thời gian thực tập tại địa phương ghi nhận ý kiến của nhiều người
dân cho rằng do việc biến đổi khí hậu toàn cầu nên những năm gần đây cây trồng
chủ đạo của địa phương là cây điều chịu ảnh hưởng rất mạnh dẫn tới việc mất
mùa.
2.2.2.4 Lượng mưa
Bình quân lượng mưa hằng năm tương đối cao (2.045 - 2.315mm) nhưng
phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô có ít mưa nhưng
lại mưa nhiều vào mùa mưa, do địa hình dốc nên gây xói mòn mạnh và suy thoái
đất trầm trọng.
2.2.2.5 Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 34.095,88 ha; đất nông nghiệp
là 2.109 ha; đất lâm nghiệp là 31486,88 ha; đất khác là 500 ha. Xã Bù Gia Mập
chia thành hai nhóm đất là đất đỏ vàng trên đá bazan và nhóm đất dốc tụ, tầng đất
dày từ 40- 60cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng rất thuận lợi cho

việc phát triển trồng cây công nghiệp như điều, cao su, tiêu, cà phê.
2.2.2.6 Tài nguyên rừng
Xã Bù Gia Mập có diện tích rừng lớn nhất huyện, rất đa dạng và phong phú
về thực vật - động vật, có giá trị phòng hộ môi trường cho cả vùng.


 


Xã Bù Gia Mập có 3 loại đất rừng như sau:
- Đất rừng sản xuất 3.160,27 ha.
- Đất rừng phòng hộ 4.366,00 ha.
- Đất rừng đặc dụng 22.940,00 ha.
Diện tích rừng của xã được giao cho các đơn vị chủ rừng quản lý
gồm: VQG Bù Gia Mập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su
Phước Long, Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Gia Phúc.
2.2.3 Tình hình Kinh tế - chính trị
2.2.3.1 Tình hình kinh tế
Xã Bù Gia Mập nằm trong vùng đệm VQG Bù Gia Mập, xã nằm trong
1750 xã nghèo nhất cả nước nên đặc điểm kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó
khăn. Tổng sản phẩm xã hội GDP năm 2004 là: 10.885.000.000 đồng đến năm
2010 là 45.242.800.000 đồng. Năm 2004, thu nhập bình quân đầu người đạt
2.500.000 đồng/người/năm, đến năm 2010 đạt 7.600.000 đồng/người/năm, tăng
gấp 3 lần so với 2004 (Nguồn [6]).
Tuy nhiên, theo thống kê ngẫu nhiên 60 hộ trong thôn thì nghề nghiệp
chính của chủ hộ bao gồm: nông nghiệp có 48 hộ chiếm 80,00%, làm thuê có 5 hộ
chiếm 8,30% buôn bán có 1 hộ chiếm 1,70%, khác có 6 hộ chiếm 10,00% (Nguồn:
điều tra và tổng hợp).
2.2.3.2 Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 308 ha; giảm 108,2 ha so với

năm 2010 ngược lại tổng diện tích cây trồng lâu năm là 2.917,5 ha; tăng 52,1 ha
so với năm 2010 (Nguồn [6]). Diện tích cây trồng lâu năm tăng vì tại địa phương
có nhiều dự án, chương trình hỗ trợ trồng cây lâu năm cho người dân như: vốn,
giống và kỹ thuật khi trồng.

 


Trong đó có một số cây hàng năm như: lúa rẫy, bắp, cây mì, đậu các loại và
một số loại cây lâu năm như: điều, tiêu, cà phê, cao su, cây ăn trái các loại.
2.2.3.3 Chăn nuôi
Trong thôn Bù Lư chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ phát triển theo quy mô
nhỏ, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của gia đình chứ chưa phát triển chăn nuôi
theo hình thức trang trại với quy mô vừa và lớn.
Trong thôn có: 253 con trâu, 390 con bò, 652 con heo và một số loại gia
cầm khác như : gà, vịt (Nguồn [6]).
2.2.3.4 Lâm nghiệp
Xã đã tổ chức phối hợp với các đơn vị chủ rừng, các ban ngành, đoàn thể
triển khai công tác tuyên truyền, học tập các văn bản về quản lý và bảo vệ rừng
được 9 đợt có 350 hộ dân tham gia. Thường xuyên vận động tuyên truyền nhân
dân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy được triển
khai thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp bởi
nhiều nguyên nhân như: phá rừng làm rẫy, cháy rừng, khai thác rừng trái phép.
2.2.3.5 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong xã có một số hộ gia đình nhận đan lát nếu người khác có nhu cầu,
chủ yếu là những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.
Trong thôn chỉ có một tiệm hàn chuyên sửa chữa dụng cụ lao động, hàn cửa
sắt và một số vật dụng khác. Ngoài ra đa phần người dân tự đan những dụng cụ
bằng lồ ô để phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như: gùi, lồng nhốt gà, rổ rá
mà chủ yếu là những hộ thuộc nhóm có thu nhập thấp.



 


2.2.3.6 Buôn bán/Dịch vụ
Trên địa bàn thôn có chợ và các tiệm tạp hóa nhưng chỉ hoạt động buôn bán
nhỏ; trao đổi hàng hóa để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân
địa phương; có người thu mua hàng hóa nông sản như: điều, cà phê, cacao, tiêu.
Trong thôn có 1 tiệm internet, 2 quán ăn, dịch vụ du lịch chưa phát triển
mạnh. Cần phát triển du lịch mà chủ yếu là du lịch sinh thái nhằm nâng cao thu
nhập cho người dân từ hoạt động này.
2.2.3.7 Chính trị
Năm 2011, tổ chức được 3 đợt tuần tra biên giới, tình hình an ninh trên
tuyến biên giới vẫn ổn định.
An ninh trật tự trên địa bàn xã đã xảy ra 36 vụ/126 đối tượng vi phạm trong
năm 2011, giảm 19 vụ so với 2010. Tổ chức tuyên truyền luật an toàn giao thông
đường bộ, luật phòng chống ma túy bằng hệ thống loa đài phát thanh.
2.2.3.8 Dân tộc - tôn giáo
Hoạt động của các tôn giáo trong năm 2011 cơ bản ổn định, các tôn giáo
luôn chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Toàn xã có Đạo Tin Lành với tổng số Tín đồ, giáo dân là 320 hộ; Công
Giáo với tổng số Tín đồ, giáo dân là 271 hộ; Phật Giáo với tổng số Tín đồ, giáo
dân là 26 hộ.
2.2.4 Tình hình văn hóa - xã hội
Dân số toàn xã có 5.953 khẩu, 1.322 hộ với mật độ dân số 18 người/km2.
Số thôn trong xã đạt tiêu chuẩn làng văn hóa khá cao > 70,00%.

 

10
 


Thôn Bù Lư có 193 hộ, 819 khẩu , trong đó có 8 dân tộc, dân tộc thiểu số
có: 70 hộ, chiếm 36,27%.

63%

7%

Kinh
Tày
Mường
Nùng
Dao

18%

1% 3%

6%

1%

Cao Lan
Mnông
Stiêng

1%


Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thành phần dân tộc thôn Bù Lư
Trong thôn Bù Lư có 8 dân tộc anh em. Người Stiêng và Mnông mặc dù là
dân tộc bản địa nhưng lại ít hơn các dân tộc khác dân di cư từ nơi khác đến, chủ
yếu là dân tộc Kinh.
2.2.5 Cơ sở hạ tầng
2.2.5.1 Giao thông
Trên địa bàn xã Bù Gia Mập nói chung và thôn Bù Lư nói riêng thì giao
thông tương đối thuận lợi vì trục đường chính và đường liên thôn là đường nhựa,
còn đường nhỏ chủ yếu là đường đất, mùa nắng thì có rất nhiều bụi, mùa mưa thì
trơn trợt, lầy lội gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa hay tiêu thụ
nông sản của người dân. Vấn đề về giao thông là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ cho

 
11
 


việc đi lại vào mùa vụ thu hoạch vì vậy cần cải thiện đường trong thôn,các trục
đường giữa các xã nhằm làm tăng khả năng phát triển thị trường tại khu vực này.
2.2.5.2 Thủy lợi
Hệ thống các đập nước cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân
sinh, cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất, giữ được mạch nước ngầm cho sinh
hoạt, cung cấp nguồn nước cho các trạm cấp nước. Tuy nhiên vào mùa nắng đa
phần nương rẫy do có địa hình dốc nên không giữ được nước mà lại xa nguồn cung
cấp nước nên gây khó khăn trong việc lựa chọn giống cây trồng trong mùa này.
2.2.5.3 Điện
Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,00%, vận động tuyên truyền có chính sách hỗ trợ
người dân sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện (thay bóng đèn dây tóc bằng bóng
đèn huỳnh quang, compact).

2.2.5.4 Nhà ở
Trong xã không còn nhà tạm, dột nát nhưng vẫn còn nhiều nhà làm bằng vật
liệu gỗ tạp, lồ ô đã quá hạn sử dụng, mà đa phần là những hộ này thuộc nhóm hộ
nghèo.
2.2.6 Giáo dục - y tế
2.2.6.1 Về giáo dục
Đẩy mạnh công tác vận động con em trong độ tuổi đến trường, nâng cao tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, dạy nghề),
cải tạo, nâng cấp, xây dựng trường học để đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Giáo
Dục - Đào tạo.

 
12
 


2.2.6.2 Về y tế
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp trạm y tế nhằm đảm bảo chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho người dân. Thường xuyên tổ chức các đợt tiêm phòng, phòng dịch
trong cộng đồng.
Xây dựng thêm 5 phòng tại trung tâm xã gồm có Phòng điều trị, phòng dân
số - kế hoạch hóa, phòng y học dân tộc, phòng tiểu phẫu, phòng tiêm chủng mở
rộng và vườn thuốc.
Tổ chức vận động người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
2.2.7 Lịch sử hình thành VQG Bù Gia Mập
VQG Bù Gia Mập trước năm 2002 là khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập.
Sau chuyển thành VQG theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
số 170/2002/QĐ-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2002.
Trụ sở VQG Bù Gia Mập được đặt tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, diện
tích VQG Bù Gia Mập thuộc địa phận hành chính xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập,

huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
VQG Bù Gia Mập có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ
thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Các khu rừng nơi đây vẫn còn đảm bảo tính
chất của rừng nguyên sinh, với đa số thuộc những loài cây họ dầu và họ đậu, quý
hiếm như: cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc.
Ngoài ra VQG còn có 278 giống cây dược liệu và một số loại LSNG khác.

 
13
 


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu bao gồm:
-

Mô tả được các nguồn sinh kế của người dân tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia
Mập, thuộc vùng đệm VQG Bù Gia Mập.

-

Phân tích được sự phụ thuộc của người dân sống dựa vào rừng theo các
mức sống khác nhau, trong đó chú trọng đến nguồn thu nhập từ các loại
LSNG tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập thuộc vùng đệm VQG Bù Gia Mập.

-


Đề xuất các biện pháp làm giảm tác động của người dân vào rừng dựa trên
việc phát triển các loại rau rừng trên vườn hộ theo các nhóm hộ dân.

3.2 Nội dung
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, các nội dung cần làm sáng tỏ như sau:
-

Mô tả các nguồn sinh kế của người dân tại thôn Bù Lư, Xã Bù Gia Mập,
thuộc vùng đệm VQG Bù Gia Mập ở các khía cạnh.
+ Hiện trạng sinh kế của hộ gia đình theo từng nhóm hộ giàu, khá, trung
bình và nghèo.

 
14
 


×