Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai phat bieu doi thoai DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.2 KB, 4 trang )

BÀI PHÁT BIỂU
HỘI THẢO “ĐỐI THOẠI TRỰC TIẾP GIỮA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG ”
Ths. Lê Văn Phi

Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Ban Tổ Chức Hội thảo “Đối thoại
trực tiếp giữa đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo” đã mời tôi đến dự
và phát biểu trong diễn đàn quan trọng này. Tôi tin tưởng rằng với sự có mặt của
đông đảo các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành cùng đại diện
các DN có quy mô và uy tín của tỉnh cùng toàn thể quý vị tại Hội thảo này sẽ thể
hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau thảo luận, bàn bạc, tìm ra những giải pháp
để tiến đến sự thống nhất trong hợp tác vì sự phát triển chung của tỉnh Hậu
Giang.
Thưa quý vị
Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hậu Giang được thành lập từ năm
2009 và đi vào hoạt động đến nay đã hơn 4 năm. Hiện tại, Trường có hai cơ sở
hoạt động: Cơ sở 1 đóng trên địa bàn phường 1, TP. Vị Thanh; Cơ sở 2 đóng
trên địa bàn TT Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, Tổng số cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên là 40 người và 849 HSSV đang theo học tại trường.
Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ
năng nghề nghiệp có trình độ trung cấp trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận. Hiện trường đang đào tạo 3 mã ngành
TCCN: Kế toán HCSN, Quản lý đất đai, Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo
quản thủy sản và mở rộng liên kết đào tạo với các trường Đại học có chất lượng
trong khu vực và cả nước như: Đại học Sài Gòn, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học
Cần Thơ… từng bước thực hiện chiến lược đa dạng hóa loại hình đào tạo.
Thưa quý vị
Trường đã và đang thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS, THPT và
đào tạo theo địa chỉ cho các đơn vị sử dụng lao động (kể cả các DN).
Nhận thức được tầm quan trong đó, Trường TC KTKT Hậu Giang luôn


xác định sự hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo là
mục tiêu, là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển, được sự hỗ trợ tạo điều
kiện thuận lợi từ phía Sở Giáo dục và Đào tạo và các cấp quản lý. Mục tiêu đó
được Nhà trường cụ thể hóa từ khi mới thành lập. Đến nay, Trường đã ký kết
hợp tác đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu sử dụng lao động ngành Công nghệ kỹ
thuật chế biến và bảo quản thủy sản với Công ty TNHH Chế biến Minh Phú Hậu
Giang và Công ty TNHH Chế biến và bảo quản thủy Nam Sông Hậu. Sau hai
khóa đào tạo, Trường đã đào tạo 156 lao động trình độ TCCN với 126/156 em
đang làm việc tại các DN chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh, phần đông là tại
Công ty TNHH Chế biến Minh Phú Hậu Giang. Trong đó, 10 tổ trưởng, 80
KCS, 10 TK, hơn 20 CN kỹ thuật, mức lương trung bình khoảng 3-4 triệu đồng.
1


Đặc biệt các em được các công ty đánh giá cao về tác phong công nghiệp và kỹ
năng làm việc.
Để đạt được kết quả trên, Nhà trường đã giáo dục cho các em học sinh có
lòng yêu nghề, hiểu rõ trách nhiệm, lương tâm của người cán bộ, người công
nhân kỹ thuật. Chương trình đào tạo cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ sở
và chuyên ngành như: các nội dung về nguồn nguyên liệu thủy sản, công nghệ
chế biến bảo quản thủy sản, Quản lý chất lượng thủy sản, vệ sinh an toàn thực
phẩm, quản trị doanh nghiệp, vệ sinh an toàn lao động trong ngành chế biến bảo
quản thủy sản, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, pháp luật, …. Học sinh cũng đã
được trải qua công việc thực tiễn trong quá trình thực tập môn học, thực tập tay
nghề, thực tập giáo trình và cuối cùng là thời gian thực tập tốt nghiệp tại các
công ty, xí nghiệp. Thời gian thực tập ở các đơn vị, với sự cộng tác hết sức có
hiệu quả của các lãnh đạo, Ban Giám đốc các phòng ban có liên quan, các cán
bộ và thầy cô đã đem lại cho các em những kiến thức nghề nghiệp thật sự bổ ích,
có thể các em chưa được học trên ghế nhà trường.
Sau khóa học sẽ đào tạo học sinh trở thành kỹ thuật viên trình độ TCCN

ngành Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản, có đạo đức và lương
tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có thái độ hợp tác
với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng
thời có khả năng học tập vươn lên đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.
Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng tổ chức, quản lí sản xuất ở
phân xưởng chế biến bảo quản thủy sản, đảm nhiệm tổ trưởng sản xuất, trưởng
ca sản xuất, có khả năng giúp việc cho kỹ sư thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học về lĩnh vực chế biến bảo quản thủy sản, đồng thời có khả năng tiếp tục
học tập lên các trình độ cao hơn.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo địa chỉ, Trường còn thực
hiện nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương với các
chuyên ngành kế toán hành chính sự nghiệp, quản lý đất đai. Khóa học đầu tiên
đã tốt nghiệp và đang làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và
các Công ty tư nhân, góp phần vào việc tăng cường tính chuyên môn hóa, năng
cao hiểu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên, từng bước năng cao chất
lượng nguồn nhân lực của địa phương.
Với đặc thù tỉnh Hậu Giang là tỉnh có tỉ trọng Nông - Thủy sản phát triển
mạnh mẽ, có nhiều Công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực này như: Công ty
TNHH Chế biến Minh Phú Hậu Giang, Công ty TNHH Chế biến và bảo quản
thủy Nam Sông Hậu, Công ty Mía đường, Công ty lương thực, và hàng trăm
Công ty cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực
lương thực, thực phẩm, cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật... đây chính là những
định hướng để Trường xây dựng, mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp
với xu hướng phát triển như: Ngành Công nghệ thực phẩm, Trồng trọt và bảo vệ
thực vật...
Thưa quý vị
2



Nhìn lại quá trình thực hiện công tác hợp tác đào tạo của nhà trường trong
thời gian qua, cho thấy những kết quả tích cực: về phía Nhà trường, sự hợp tác
này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, HSSV “có đầu ra” vững chắc, có
tác động tích cực cho công tác tuyển sinh của Nhà trường; Về phía doanh nghiệp
tăng cường nguồn nhân lực qua đào tạo có năng lực chuyên môn tạo ra động lực
mạnh mẽ cho việc sản xuất kinh doanh; Về tổng thể xã hội, hạn chế tình trạng
thất nghiệp, giảm bớt tình trạng lãng phí trong đào tạo, kích thích động cơ học
tập của người học. từng bước nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển
kinh tế thị trường theo hướng kinh tế tri thức và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại chúng tôi nhận thấy trong quá
trình hợp tác đào tạo của Nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần giải
quyết.
Các cấp quản lý chưa xem sự hợp tác giữa Nhà trường và DN là một trong
biện pháp quan trọng để giải quyết khó khăn về việc làm đối với người học nên
chưa có sự quan tâm sâu sát để có sự hỗ trợ và hướng chỉ đạo kịp thời. (Cần lưu
ý thêm rằng giải quyết việc làm là yếu tố rất quan trọng trong quá trình khắc
phục khó khăn kinh tế hiện nay mà các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra trong kỳ họp
thứ 6, Quốc hội khóa XIII vừa qua)
Quy mô các DN của tỉnh chủ yếu là những DN vừa và nhỏ, nhu cầu tuyển
dụng lao động đơn lẻ nên chưa có định hướng gắn kết với các cơ sở đào tạo
trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động.
Phần lớn các DN chỉ chú ý đến việc sử dụng lao động mà chưa quan tâm
đến “Sản phẩm” mình đang sử dụng được đào tạo như thế nào. Chẳng hạn,
những chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, sự tham gia góp ý trong chương
trình đào tạo, tham gia các buổi tư vấn tọa đàm với HSSV để HSSV tìm hiểu
thêm về điều kiện, chính sách và thực tế việc làm...
Các DN chế biến thủy sản chú trọng tuyển dụng đối tượng nữ hơn đối
tượng nam và vẫn còn nhiều HS bỏ việc sau một thời gian làm việc tại các DN
với nhiều lý do khác nhau (30/156 em bỏ việc chiếm 17%).

Các đơn vị sử dụng lao động có quan điểm trọng bằng cấp, ảnh hưởng
nhiều đến kết quả đầu ra của nhà trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo chưa được đầu
tư xây dựng và trang bị hiện đại để bắt kịp với tốc độ phát triển ngày càng nhanh
của các DN. Nhà trường chưa được sự hỗ trợ kinh phí của Tỉnh trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo địa chỉ.
Quy mô phát triển và cơ cấu ngành nghề của Nhà trường chưa đa dạng,
chương trình đào tạo đã được cải tiến, nhưng vẫn chưa sát với thực tiễn sản xuất,
kinh doanh của các DN.
HSSV sau khi tốt nghiệp vẫn còn hạn chế về những kỹ năng mềm như:
nắm bắt giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, và các em còn thiếu tự tin khi tiếp
xúc với các đơn vị sử dụng lao động.
Do đó, để tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa Trường TC KTKT Hậu
Giang và các đơn vị sử dụng lao động nhằm tạo ra nhiều hơn lợi ích từ hai phía
3


và giải quyết hiệu quả bài toán việc làm trong giai đoạn hiện nay, tôi xin đề xuất
kiến nghị một số nội dung như sau:
Về phía các cấp quản lý
Tăng cường chính sách thu hút đầu tư, phát triển các Doanh nghiệp, Khu
công nghiệp tao ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy quá trình đào tạo và hợp tác
đào tạo nguồn lực.
Cần có những chính sách hỗ trợ đối với các đơn vị thực hiện công tác đào
tạo theo địa chỉ.
Tuyển dụng, sắp xếp vị trí việc làm có trình độ chuyên môn phù hợp
ngành nghề và mức độ công việc.
Xem xét về việc bỗ sung nhân sự cho Nhà trường theo đề nghị, quan tâm
và tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ, xây dựng trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật
Hậu Giang theo đề án đã được phê duyệt.


Về phía các đơn vị sử dụng lao động
Tích cực hơn nữa trong quá trình tham gia vào các hoạt động đào tạo của
Nhà trường, có sự phản hồi chân thực về năng lực làm việc của đội ngũ HSSV
của nhà trường đang làm việc tại doanh nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với dây chuyền công nghệ,
và học sinh thực tập được tiếp cận nhiều hơn với các khâu sản xuất, thực tế công
việc.
Ưu tiên tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo điều kiện hợp lý để đội ngũ
lao động có đủ kinh nghiệm thực tế được học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
Nhìn chung, Việc hợp tác đào tạo của Nhà trường và các đơn vị sử dụng
lao động trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực. Hơn nữa, sự
hợp tác giữa Nhà trường và các đơn vị sử dụng lao động chỉ đang ở giai đoạn sơ
khai và rất cần được xây dựng và hỗ trợ từ các cấp quản lý, vì mục tiêu cuối
cùng - thông qua lợi ích hai bên là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội. Do vậy, trong vòng xoắn ba Nhà “Nhà trường – Nhà nước – Nhà
DN” chúng ta cần có niềm tin lẫn nhau và cùng nhau chia sẽ những khó khăn
vướn mắc. Về phía Nhà trường chúng tôi sẽ chủ động hơn trong quá trình hợp
tác trong thời gian tới, đương nhiên sự phối hợp của đối tác là hết sức quan trọng
và sự hỗ trợ của các cấp quản lý là chất xúc tác và là động lực mạnh mẽ để sự
hợp tác thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn./

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×