Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE THI THU THQG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.39 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT ĐĂKMIL

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018

GV: NGUYỄN VĂN DŨNG

MÔN THI: HÓA HỌC (14)
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 135

(Cho nguyên tử khối: H=1, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Mg=24, Al=27, Si=28, P=31, S=32, Cl=35,5; K=39,
Ca=40, Cr=52, Mn=55, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, I=127, Ba=137)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... số báo danh: .............................
Câu 1: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp
xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 2: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. C15H31COOCH3.
B. (C17H33COO)2C2H4.
C. CH3COOCH2C6H5.
D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 3: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. PoliStiren
B. Poli (etylen terephtalat).
C. Poli (metyl metacrylat).
D. Poli acrilonnitrin


Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. Ca(HCO3)2.
B. KCl
C. NaCl
D. KNO3.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit
trong phân tử X là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 6: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O tạo dung dịch
bazơ là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 7: Ô nhiểm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây
đều là nguyên nhân gây mưa axit?
A. SO2 và NO2.
B. NH3 và HCl.
C. H2S và N2.
D. CO2 và O2.
Câu 8: Hợp chất NH2–CH2 – COOH có tên gọi là:
A. Valin.
B. Lysin.
C. Alanin
D. Glyxin
Câu 9: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?
A. Đun nóng với Cu(OH) 2 có kết tủa đỏ gạch.

B. Đều tác dụng với dung AgNO 3/NH3 tạo kết tủa Ag.
C. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
D. Đều tham gia phản ứng thủy phân
Câu 10: Cho các chất: Glixerol, etylen glicol, gly-ala-gly, glucozơ, axit axetic, saccarozơ, anđehit fomic,
anilin. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là
A. 7.
B. 5
C. 8.
D. 6 .
Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
B. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
D. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
Câu 12: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do:
A. Phản ứng thủy phân của protein.
B. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
C. Phản ứng màu của protein.
D. Sự đông tụ của lipit.
Câu 13: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không
phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là:
A. Saccarozơ
B. Amilopectin
C. Xenlulozơ
D. Fructozơ
Câu 14: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,
FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO 3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 8
B. 5
C. 6

D. 7
Câu 15: Cho các chất sau: saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi
đun nóng với dung dịch axit vô cơ là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Trang 1/4 - Mã đề thi 135


Câu 16: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát
minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này
đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần
áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong
số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
A. (-NH-[CH2]6-CO-)n
B. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
C. (-NH-[CH2]5-CO-)n
D. (-CH2-CH=CH-CH2)n
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy
phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng
không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
A. Ala và Gly.
B. Ala và Val.
C. Gly và Gly.
D. Gly và Val.
Câu 18: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,4.
B. 17,9.

C. 9,2.
D. 16,6.
Câu 19: Định nghĩa nào đúng nhất về ancol
A. Hợp chất hữu cơ có CT chung là : CnH2n + 1OH
B. Những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với ngtử C
C. Những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với ngtử C của gốc HC no
D. Những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với ngtử C no
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit
B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
C. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
D. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
Câu 21: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y
tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600.
B. 53,775.
C. 61,000.
D. 32,250.
Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1). Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất (A).
(2). Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ (B).
(3). Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ (D).
(4). Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ (E).
Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phản ứng
A. D → E → B → A
B. A → D → B → E
C. E → B → A → D
D. A → D → E → B
Câu 23: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X
không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là:

A. Benzylamin
B. đimetylamin
C. anilin
D. metylamin
Câu 24: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn
hợp Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất phản ứng hydro hoá là
A. 40%
B. 50%
C. 25%
D. 20%
Câu 25: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng) tác dụng
hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là
A. CH5N và C2H7N.
B. C2H7N và C3H9N.
C. C3H9N và C4H11N
D. C3H7N và C4H9N.
Câu 26: Cho các chất sau: Al2O3, Cr2O3, Cu(OH)2, CuO, Al(OH)3, NaHCO3, K2CO3, H2NCH2COOH,
CH3COOC2H5, Na2SO4. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Câu 27: Cho buta – 1,3 – đien (butađien) tác dụng với axit HCl (tỉ lệ mol 1:1) thì số sản phẩm hữu cơ
monoclo thu được là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 28: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu
được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu

được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH3COOH và C3H5OH.
B. C2H3COOH và CH3OH.
C. HCOOH và C3H5OH.
D. HCOOH và C3H7OH.
Câu 29: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:
Trang 2/4 - Mã đề thi 135


Mẫu
Thuốc thử
Hiện tượng
thử
X
Quỳ tím
Chuyển màu hồng
Y
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3
Kết tủa Ag
T
Nước brom
Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.
B. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.
C. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.
D. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

Câu 30: Hòa tan 5,4 gam Al vào 700 ml dung dịch HCl 1M thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được
dung dịch X. Cho 800 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X rồi cô cạn, lấy kết tủa đem nung trong không
khí đến khối lượng không đổi ta thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 5,1 gam.
B. 10,2 gam.
C. 7,8 gam.
D. 5,3 gam.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và metan. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X thu được 12,6
gam nước. Mặt khác 5,6 lít hỗn hợp X(đkc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 50 gam brom. Thành phần
% thể tích của các chất trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 37,5%; 37,5%; 25,0%
B. 25,0%; 50,0%; 25,0%
C. 37,5%; 25,0%; 37,5%
D. 50,0%; 25,0%; 25,0%
Câu 32: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít
hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là:
A. 12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.
B. 8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8.
C. 5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.
D. 2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.
Câu 33: Có các thí nghiệm:
(1). Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
(2). Đun nóng nước cứng toàn phần.
(3). Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(4). Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)3.12H2O.
(5). Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.
Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 2
B. 3
C. 4

D. 5
Câu 34: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe 2O3 cần dùng tối thiểu V ml
dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y .Cho dung dịch AgNO 3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa .
Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 290 và 83,23
B. 260 và 102,7
C. 290 và 104,83
D. 260 và 74,62
Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1). Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(2). Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(3). Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
(4). Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(5). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch CuCl2.
(6). Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 36: Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a mol/lít (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu
suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện
không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch
ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,75.
B. 0,50.
C. 1,00
D. 1,50.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO 2 bằng 2,5 lít O2 thu được
3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung

dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của
hiđrocacbon là:
A. C4H10.
B. C3H8.
C. C4H8.
D. C3H6.
Câu 38: Các dụng cụ, đồ dùng bằng nhôm như sợi dây điện, móc treo quần áo, xô, thau… có đặc điểm chung
là:
Trang 3/4 - Mã đề thi 135


A. dễ kéo sợi, cứng, bền
B. màu trắng xám, mềm, dễ dát mỏng
C. màu trắng bạc, mềm, nhẹ
D. mềm, màu xám tro, dãn điện tốt
Câu 39: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch
Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br 2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam.
Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2 và C3H8.
B. C3H4 và C4H8.
C. C2H2 và C4H6.
D. C2H2 và C4H8.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1). Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo.
(2). Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(3). Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(4). Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(5). Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(6). Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là:

A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
---------------------- HẾT ---------------------

Trang 4/4 - Mã đề thi 135



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×