Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài du thi Thi đua xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.71 KB, 8 trang )

Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ PHONG TRÀO “ TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH.
NĂM : 2017
Câu 1. Anh/chị cho biết UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ phát động Phong trào
TDĐKXDĐSVH vào ngày, tháng, năm nào? Vào dịp đó, tỉnh Bình Định đã ban hành văn
bản gì để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Phong trào?
Trả lời:
- UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ phát động Phong trào TDĐKXDĐSVH vào ngày
24 tháng 07 năm 2000.
- Vào dịp đó, tỉnh Bình Định đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
Phong trào là:
+ Quyết định số 1020/QĐ-UB ngày 14/4/2000 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban
Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh
+ Kế hoạch số 06/KH-UB ngày 27/6/2000 của UBND tỉnh về việc triển khai Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh.
Câu 2. Hiện nay Phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội
dung hoạt động gì?
Trả lời:
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" là phong trào quần
chúng rộng lớn và triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài, mọi cá nhân, tập thể trong
xã hội đều có trách nhiệm tham gia. Gồm 07 phong trào cụ thể sau đây:
1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến.
2. Xây dựng gia đình văn hoá.
3. Xây dựng khu dân cư văn hoá.
4. Xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô
thị.
5. Xây dựng Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
6. Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
7. Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.


Câu 3. Theo anh/chị cấp nào công nhận Làng văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn
hóa. Để khu dân cư (làng/thôn/khu phố) được công nhận danh hiệu văn hóa là phải đạt
tiêu chuẩn theo quy định, vậy vì sao hiện nay có người gọi là chạy theo thành tích, thể
hiện hình thức, chưa chú trọng nội dung, chất lượng. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế
nào?
Trả lời:
* Các quy định về xây dựng phong trào Làng văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn
hóa:
+ Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn
hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn
hóa” và tương đương.
Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

+ Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Bình Định về ban
hành các Quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”, “Thôn văn hóa”,
“Khu phố văn hóa” trên địa bàn tỉnh.
+ Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc
sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Làng văn
hóa”, “Thôn văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới”, tiêu chuẩn công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” trên
địa bàn tỉnh.
Vậy cấp công nhận danh hiệu Làng Văn hóa, Thôn văn hóa, khu phố văn hóa là UBND
cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Thành phố thuộc Trung ương)
* Tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa là một trong những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước; trước hết mỗi người dân, mỗi tập thể, đặc biệt là các cấp các
ngành đều phải xác định được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong

công cuộc xây dựng, phát triển đời sống văn hóa. Hiện nay có người xem việc công
nhận (Làng văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa. .) là chạy theo thành tích, thể
hiện hình thức, chưa chú trọng nội dung, chất lượng. Bởi vì:
- Cấp ủy Đảng, chính quyền một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nhận thức,
quán triệt đầy đủ, toàn diện mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa nói chung
và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói riêng, nên thiếu quan
tâm chỉ đạo sâu sát; Ban Chỉ đạo chưa làm tốt vai trò tham mưu, chưa tạo được sự phối
hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn những biện
pháp triển khai tích cực thực hiện các nội dung của phong trào, nhiều nơi còn khoán trắng
cho cán bộ văn hóa thông tin.
- Một số địa phương còn chạy theo thành tích, chưa đánh giá thực chất phong trào,
nhiều làng xóm khi bình xét danh hiệu văn hóa chưa dân chủ, công khai, chưa chú trọng
nâng cao chất lượng phong trào. Sau khi được công nhận đạt chuẩn văn hóa ở một số địa
phương cuộc vận động có chiều hướng lắng đọng, công tác tuyên truyền vận động ít được
quan tâm.
- Công tác tuyên truyền, vận động chưa được triển khai sâu rộng để tập hợp lực
lượng quần chúng tham gia; cơ chế, chính sách xã hội hóa chưa đủ mạnh để động viên,
khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; các hiện tượng tiêu
cực ở một số địa phương chưa được nhắc nhở và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời nên dễ
lây lan trong xã hội.
Câu 4. Theo anh/chị cấp nào công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa. Để hộ gia
đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa là phải đạt tiêu chuẩn theo quy định,
vậy vì sao hiện nay có người gọi là chạy theo thành tích, thể hiện hình thức, chưa chú
trọng nội dung, chất lượng. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào?
Trả lời:
- Các quy định về xây dựng Gia đình văn hóa:
+ Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn
hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn
hóa” và tương đương.

Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

+ Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND, ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc
ban hành Quy định Tiêu chuẩn công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, thì cấp công
nhận danh hiệu Làng Văn hóa, Thôn văn hóa, khu phố văn hóa.
Vậy cấp công nhận danh hiệu gia đình văn hóa là UBND cấp xã (xã, phường, thị
trấn).
*Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khắp các địa phương
đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và quần chúng nhân dân quan tâm
và hưởng ứng nhiệt tình. Hệ thống các thiết chế văn hoá như Nhà văn hoá thôn, Nhà sinh
hoạt cộng đồng, sân thể thao đã được xây dựng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng
của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Các phong trào “xây
dựng nếp sống văn minh”, “gia đình văn hoá”, “làng văn hoá”, đã tạo nên sự chuyển biến
trong ý thức của cộng đồng dân cư về vai trò của văn hoá và cuốn hút sự tham gia đông
đảo của các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận người dân còn
hạn chế, chưa hiểu hết ý nghĩa, trách nhiệm trong thực hiện nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa, chưa coi trọng các danh hiệu văn hóa; ý thức chấp hành pháp luật của người dân
ở nông thôn chưa cao; các tai nạn, tệ nạn xã hội nhiều nơi chưa được đẩy lùi. Một số hộ
gia đình thực hiện chưa tốt quy định về việc cưới, tang và lễ hội; tỷ lệ sinh con thứ 03 trở
lên ở một số nơi vẫn còn cao đã ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng gia đình văn hóa,
khu dân cư văn hóa.
Câu 5. Theo anh/chị cấp nào công nhận cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đạt chuẩn
văn hóa. Để cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa là phải đạt
theo tiêu chuẩn quy định, vậy vì sao hiện nay có người gọi là chạy theo thành tích, thể
hiện hình thức, chưa chú trọng nội dung, chất lượng. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế
nào?
Trả lời:

- Các quy định về xây dựng Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa:
+ Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về
quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”,
“Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;
+ Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban
hành Quy định tiêu chuẩn công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn
hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn số 1373/HD-SVHTTDL-LĐLĐ ngày 15/7/2016 của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bình Định và Liên đoàn Lao động tỉnh về việc triển khai, thực hiện một số
nội dung Quy định tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
trên địa bàn tỉnh.
Vậy cấp công nhận cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đạt chuẩn văn hóa là UBND cấp
huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Thành phố thuộc Trung ương) công nhận
lần đầu (02 năm thực hiện); UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương công nhận lại
(5 năm).
Câu 6. Theo anh/chị hiểu thế nào câu nói: Việc công nhận Xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị là tổng hòa kết quả thực hiện
xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thôn văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn.
Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

Thi cắm hoa- Liên hoan gia đình văn hóa huyện An Lão

Trả lời:
Các quy định Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới:
- Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn
hóa nông thôn mới”.

- Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Bình Định về
việc ban hành quy định tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới’ trên
địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Bình Định về
việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Làng
văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn
hóa nông thôn mới”, tiêu chuẩn công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”
trên địa bàn tỉnh.
Phong trào gồm 20 tiêu chí thuộc 5 nội dung chính:
- Giúp nhau phát triển kinh tế
- Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình; thôn văn hóa
- Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở
- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn
- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
quy định của địa phương
Trong đó, bao gồm những quy định về xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa,
thôn văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn
Triển khai thực hiện các mô hình văn hóa nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào
TDĐKXDĐSVH, góp phần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng xã, phường, thị
trấn văn hóa đạt hiệu quả cao và bền vững. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước trong các cấp,
Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

các ngành, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, CNVC, trong đoàn viên, hội viên và quần
chúng nhân dân góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa.
Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu tuyên dương những điển hình tiên tiến trong xây
dựng mô hình xã, phường, thị trấn văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền vận động đến từng

người dân, hộ gia đình, khu dân cư và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung của
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phong trào
TDĐKXDĐSVH; phong trào xây dựng xã văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, xây
dựng đô thị văn minh; khơi dậy tiềm năng, phát huy các nguồn lực và vận động toàn dân
tích cực tham gia thực hiện; thực hiện đồng bộ các nội dung như: thực hiện cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Ngày vì người
nghèo” và các phong trào “Xoá đói giảm nghèo”, xây dựng “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ
đền ơn đáp nghĩa” góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa bền vững.
Câu 7. Để đẩy mạnh Phong trào TDĐKXDĐSVH đi vào chất lượng và hiệu quả,
theo anh/chị Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH các cấp phải làm gì?
Đề xuất các giải pháp liên quan đến các nhóm nội dung như:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền : Phải duy trì và phát
huy tốt vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; vai trò tham mưu của các
ngành, đoàn thể; đặc biệt là vai trò của các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc vận động
các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào; lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào
thi đua để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phải thực hiện
nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra nhằm huy động sức
mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản là chủ yếu.
- Về hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, Ban Vận động Khu dân cư, các cơ
quan, đơn vị, trường học. Công tác tổ chức, củng cố, phối hợp, quy chế tổ chức và hoạt
động, phân công…- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa ở
từng địa phương; tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào để rút kinh nghiệm, xác định
phương hướng, mục tiêu nhằm từng bước ổn định và phát triển phong trào cả bề rộng và
chiều sâu; điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, bổ sung những vấn đề cần thiết, thích hợp
nhằm đảm bảo nội dung, tránh sự chồng chéo thiếu đồng bộ.
- Về nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí công nhận danh hiệu văn hóa theo tính sát, hợp, có
chủ điểm, tiên quyết. Lồng ghép các nội dung, tiêu chí của các sở, ban, ngành, đoàn thể
có nội dung văn hóa phù hợp với thực tiễn và gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực
của đời sống xã hội như: Cuộc vận động xã hội "Ngày vì người nghèo"; xây dựng gia
đình học tập, xã hội học tập; Phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc";

củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; xây dựng văn hóa giao
thông; khu dân cư, cơ quan, đơn vị an toàn về an ninh, trật; xã, phường, thị trấn an toàn
về an ninh, trật tự; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có ma túy, mại dâm;
phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; xây dựng
nếp sống văn minh trong các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở thờ tự của các tôn giáo; thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng phong trào rèn luyện
thể lực thông qua cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại"; xây dựng gia đình thể thao; thông tin, truyên truyền về "Học tập, lao động, sáng tạo
Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

trong cán bộ, công nhân viên chức". Truyền thông về "Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân"; xây dựng gia đình sức khỏe, khu dân cư sức khỏe.
- Các giải pháp đa dạng hóa, đổi mới về truyền thông, các hoạt động văn hóa văn
nghệ, phát huy các loại hình di sản văn hóa, cổng chào - biểu hiệu đạt chuẩn danh hiệu
văn hóa. Phải chú trọng công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nhân dân, cán bộ,
công nhân viên chức. Đây là công tác phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu
rộng, có trọng tâm, trọng điểm, bằng nhiều hình thức khác nhau. Thực tế cho thấy ở
những địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động thì ở đó phong trào đạt
kết quả tốt.

Hội thi nấu cơm- Liên hoan đơn vị trường học văn hóa huyện An Lão

- Về kinh phí, xã hội hóa, đầu tư thiết chế văn hóa – thể thao: Phát huy mọi hình
thức và phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền giới thiệu rộng rãi cho mọi người
hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, lợi ích của phong trào đối với sự phát triển kinh
tế- văn hoá- xã hội, nhằm huy động mọi lực lượng và nguồn lực xã hội cùng tham gia xây
dựng đời sống văn hoá. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân đầu tư xây dựng các thiết

chế văn hóa cơ sở, đồng thời vận dụng nguồn vốn hoạt động theo phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” nhằm động viên sức người sức của các tầng lớp nhân dân, các
tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao. Khai thác và phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu
cầu hưởng thụ, sử dụng của nhân dân.
- Công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, cách làm hay,
sáng tạo: Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, thường xuyên tuyên truyền, phổ
biển, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong Phong trào TDĐKXDĐSVH trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Định kỳ tổ chức Hội nghi tuyên dương các cá nhân, tập
thể xuất sắc trong phong trào ở các cấp.
Lấy kết quả thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH là một trong các tiêu chuẩn để
bình xét các danh hiệu thi đua của các cá nhân và tập thể hàng năm. Chú trọng công tác
Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

khen thưởng, động viên, cổ vũ phong trào phù hợp với các quy định của Luật thi đua Khen thưởng.
- Công tác kiểm tra, đánh giá phong trào, các chế tài cần thiết đối với trường hợp vi
phạm: Việc đăng ký, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa phải cương quyết xóa bỏ
tư tưởng chạy theo số lượng, thành tích; cảm tình, nể nang để nâng cao chất lượng các
danh hiệu văn hóa đã được công nhận.
- Phát huy những nội dung tích cực gì? Những hạn chế, biện pháp khắc phục…

Hội thi nấu cơm- Liên hoan đơn vị trường học văn hóa huyện An Lão

Câu 8:
Trong thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên
địa bàn huyện An Lão đã không ngừng phát triển, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu
kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Để thực hiện thành công phong trào này, trước hết

là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể
cùng việc kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, xây dựng nếp. Các cơ quan, trường học, đơn vị trên địa bàn cũng
thường xuyên tổ chức “Liên hoan các cơ quan, đơn vị văn hóa”. Tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể thao trên địa bàn. Các hoạt động mang tính chất quần chúng này
đã và đang tạo ra những sân chơi bổ ích, thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần
chúng trong mọi thành phần kinh tế tham gia. Chính nhờ các cuộc giao lưu, hội diễn văn
nghệ này đã tạo không khí đầm ấm, phấn khởi, đoàn kết và học hỏi lẫn nhau.
Tóm lại, tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa là một trong những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước; trước hết mỗi người dân, mỗi tập thể, đặc biệt là các cấp các ngành
đều phải xác định được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây
dựng, phát triển đời sống văn hóa. Bởi lẽ, nếu mỗi người có ý thức hơn trong mỗi hành
động và suy nghĩ của mình thì hiệu quả của các phong trào sẽ cao hơn, tạo ra một môi
trường sống lành mạnh không có tệ nạn xã hội, đời sống tinh thần và thể lực của nhân
Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão


Bài thi tìm hiểu Phong trào TDĐKXDĐSVH – Tỉnh Bình Định

dân không ngừng được nâng cao, cùng nhau phát triển kinh tế, giảm bớt và tiến tới không
còn hộ nghèo, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội, xây dựng làng văn hóa, thôn văn hóa, xã đạt chuẩn nông thôn
mới.
Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa kết hợp với chương trình xây dựng
nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo sự chuyển biến sâu sắc về
nhận thức, sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần và vật chất cho nhân dân./.
Người dự thi


Lương Văn Vũ

Người dự thi: Lương Văn Vũ – GV Trường TH Thị Trấn An Lão



×