Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

CẨM NANG GIÁO TRÌNH CẤP BA CHƯƠNG TRÌNH BẰNG TÚ TÀI QUỐC TẾ (IB) (HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN MÔN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.89 KB, 42 trang )

AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

CẨM NANG GIÁO TRÌNH CẤP BA
CHƯƠNG TRÌNH
BẰNG TÚ TÀI QUỐC TẾ (IB)
(HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN MÔN)

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 1

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

NỘI DUNG
GIỚI THIỆU.................................................................................................. 4
CHƯƠNG TRÌNH BẰNG TÚ TÀI: TỔNG QUAN........................................ 5
Quy định tuyển sinh Chương trình Bằng Tú Tài (DP) tại AIS.....................................................................5
Mục đích của Chương trình Tú Tài . .............................................................................................................5
Học sinh Tú Tài Quốc Tế (IB) Điển hình........................................................................................................5
Chương trình học............................................................................................................................................5
Đánh giá sát hạch............................................................................................................................................6
Những Nhu cầu Giáo dục Đặc biệt (SEN) và Hỗ trợ Bao quát....................................................................6
Kiểm tra nội bộ (IA) và Sát hạch khách quan...............................................................................................7
Những câu hỏi thường gặp............................................................................................................................7



SÁU NHÓM MÔN HỌC................................................................................ 9
Các Yêu cầu Trọng tâm (bắt buộc cho tất cả học sinh)...............................................................................9
Nhóm 1 (Ngôn ngữ A) ....................................................................................................................................9
Nhóm 2 (Ngôn ngữ B hoặc ngoại ngữ sơ cấp)............................................................................................9
Nhóm 3 (Cá nhân + Xã hội học).....................................................................................................................9
Nhóm 4 (Khoa học)..........................................................................................................................................9
Nhóm 5 (Toán học)..........................................................................................................................................10
Nhóm 6 (Nghệ thuật).......................................................................................................................................10
Nhóm môn học trung tâm...............................................................................................................................10

NHÓM 1: CÁC MÔN NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HỌC ............................. 11
Tiếng Hàn A: Ngôn ngữ & Văn học................................................................................................................11
Tiếng Việt A: Văn học......................................................................................................................................12
Tiếng Trung A: Văn học..................................................................................................................................12
Tự học có sự hỗ trợ của Nhà trường Ngôn ngữ A: Văn học (chỉ có lớp Cơ Bản)...................................12

NHÓM 2: NGOẠI NGỮ THỨ HAI................................................................ 14
Tiếng Pháp sơ cấp (Chỉ dành cho lớp Cơ Bản)...........................................................................................14
Tiếng Anh B & Tiếng Trung B.........................................................................................................................15

NHÓM 3: CÁ NHÂN & XÃ HỘI HỌC........................................................... 16
Kinh Tế học......................................................................................................................................................16

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 2

www.aisvietnam.com



AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Địa lý.................................................................................................................................................................17
Tâm lý học........................................................................................................................................................20
Công nghệ Thông tin trong Xã hội Toàn cầu (ITGS)....................................................................................21
Hệ thống Môi trường và Xã hội (ESS)...........................................................................................................22

NHÓM 4: KHOA HỌC . ............................................................................... 24
Sinh học...........................................................................................................................................................25
Hóa học............................................................................................................................................................26
Vật lý.................................................................................................................................................................27
Công nghệ Thiết kế (DT).................................................................................................................................28

NHÓM 5: TOÁN HỌC.................................................................................. 30
Toán đại cương (Chỉ có lớp Cơ Bản)............................................................................................................30
Toán (Trình độ Cơ Bản)...................................................................................................................................30
Toán (Trình đô Cao Cấp).................................................................................................................................31

NHÓM 6: NGHỆ THUẬT (VÀ CÁC MÔN TỰ CHỌN)................................. 32
Âm nhạc...........................................................................................................................................................32
Nghệ thuật Trực quan.....................................................................................................................................33

CÁC MÔN TRỌNG TÂM.............................................................................. 35
Tri Thức Luận (ToK)........................................................................................................................................35
Luận văn Chuyên sâu (Extended Essay - EE)..............................................................................................35
Hoạt động Cộng đồng CAS (Sáng tạo, Hành động, Phục vụ).....................................................................36


LỰA CHỌN KHÓA HỌC CHO NIÊN KHÓA 2017-2018.............................. 37
Lựa chọn khóa đào tạo của chương trình IB...............................................................................................37
Lựa chọn môn học trong chương trình IB .................................................................................................38
Cân nhắc về trường đại học .........................................................................................................................39

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 3

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Giới thiệu
Tài liệu hướng dẫn này mong muốn gửi tới các em học sinh và
bậc phụ huynh một số thông tin cơ bản về những môn học trong
Chương trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB) tại AIS trong niên khóa tới.
Chương trình Bằng Tú Tài Quốc tế (IB) là một chương trình được
đánh giá rất cao, và toàn diện nghiêm ngặt về sư phạm. Chương
trình này giúp các em học sinh trường AIS gia nhập và thành công
tại các trường đại học trên toàn thế giới, trang bị kỹ lưỡng cho giai
đoạn tiếp theo của cuộc sống.
Một số nội dung trong tài liệu hướng dẫn này có thể khó hiểu đối
với học sinh và phụ huynh. Để biết thêm thông tin và nội dung chi
tiết về việc lựa chọn các môn học, xin vui lòng đặt lịch hẹn với Lễ
Tân để gặp Điều Phối Viên của Chương trình Bằng Tú Tài.


Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 4

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Chương trình Bằng Tú Tài: Tổng quan
Quy định tuyển sinh Chương trình Bằng Tú Tài (DP) tại AIS
Để tham gia học Chương trình Bằng Tú Tài (DP) tại AIS, học sinh cần có trình độ Tiếng Anh học thuật đủ thành
thạo để tiếp cận chương trình học và có căn bản Toán vững chắc. Đồng thời, học sinh cũng cần có những phẩm
chất cá nhân để thể hiện tinh thần sẵn sàng tham gia tích cực trong tất cả những lĩnh vực của trường.
Tuyển sinh được dựa vào thư giới thiệu và cân nhắc về những yếu tố về tính cách, tiềm năng và năng lực của
từng học sinh như sau:
—— Học lực của học sinh cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của Chương trình Bằng Tú Tài. Các
chứng từ để chứng minh học lực có thể nộp kèm theo hồ sơ tuyển sinh như: Bảng điểm Chứng chỉ Trung học
Quốc tế (IGCSE) (ví dụ: 4 bảng điểm C của IGCSE bao gồm Tiếng Anh/ESL và Toán), cùng với các sổ liên
lạc hoặc nhận xét của giáo viên.
—— Khả năng của học sinh lĩnh hội tốt các môn học của chương trình.
—— Đáp ứng được yêu cầu về trình độ Tiếng Anh học thuật do nhà trường đánh giá. Để tham gia đầy đủ chương
trình Bằng Tú Tài, nhà trường yêu cầu điểm C Chứng chỉ Trung học Quốc tế (IGCSE), hoặc giấy giới thiệu
của giáo viên. Đối với những học sinh mới vào trường AIS, điểm chứng chỉ Cambridge FCE 80% được thi
trong thời gian tuyển sinh là hướng dẫn nhập học chương trình Tú tài Quốc Tế; và điểm chứng chỉ trên 60%
để nhập học chương trình Khóa Học Tú Tài (giấy chứng nhận). Những ứng viên có điểm số thấp hơn yêu
cầu tối thiểu trên có thể chưa bày tỏ được trình độ Tiếng Anh học thuật để tham gia chương trình, do vậy kết
quả nhập học sẽ được đánh giá tại vòng phỏng vấn.

AIS cung cấp Ngôn ngữ A với ba ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, Tiếng Việt và Tiếng Hàn Quốc. Điều này kì vọng các
học sinh người Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đăng ký tiếng bản ngữ của mình trong lựa chọn Ngôn Ngữ A, tuy nhiên,
tất cả học sinh đều phải học Tiếng Anh với lựa chọn trong môn Ngôn ngữ A hoặc Ngôn ngữ B.

Mục đích của Chương trình Tú Tài
Chương trình Tú Tài là một chương trình giáo dục quốc tế có nhiều thách thức, bao hàm kiến thức rộng và thời
gian dàn trải trong hai năm dành cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi. Đây là chương trình được thiết kế để trang bị cho
học sinh những kỹ năng cơ bản cần có trong giảng đường đại học, sau đại học và lựa chọn nghề nghiệp của các
em, cũng như phát triển các giá trị và kỹ năng sống cần thiết để các em có một cuộc sống ý nghĩa và đúng mục
đích.

Học sinh Tú Tài Quốc Tế (IB) Điển hình
Học sinh Tú Tài Quốc Tế Điển hình là cách giải nghĩa sứ mệnh của Chương trình Tú Tài Quốc Tế thành một số
mục tiêu hcoj tập cho thế kỷ 21. Những thuộc tính và đặc điểm của Học sinh Điển hình mô tả những loại hình học
sinh mà Chương trình Tú Tài Quốc Tế hy vọng sẽ phát triển trong chương trình học đó là: những người tìm tòi,
có kiến thức sâu rộng, những người có tư duy, những người diễn đạt, có quy tắc, cởi mở, quan tâm, những người
sẵn sàng mạo hiểm, cân bằng, biết suy nghĩ.

Chương trình học
6 môn học bắt buộc
—— 3 môn học thuộc trình độ Nâng cao (HL) (240 giờ học)
—— 3 môn học thuộc trình độ Cơ bản (SL) (150 giờ học)

3 môn học chính
—— Hoạt động cộng đồng CAS (Sáng tạo, Hành động, Phục vụ)
—— Tri Thức Luận (TOK)
—— Luận văn Chuyên sâu (EE)
Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 5


www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Đánh giá sát hạch
Đánh giá nội bộ (20 - 30%): liên tục trong Năm 1 và Năm 2
—— một bài luận hoặc một bài tập trong từng môn học
—— được đánh giá nội bộ bởi giáo viên bộ môn trường AIS
—— được kiểm duyệt khách quan bởi các giám khảo IB

Sát hạch khách quan (70 - 80%): vào tháng 5 của Năm 2
—— đề thi và yêu cầu bộ môn được sát hạch bởi ban giám khảo IB
—— mỗi môn học có thang điểm từ 1 – 7
—— 7 điểm cho mỗi môn trong số 6 môn học (7 X 6) = 42 điểm tối đa
—— 3 điểm của kết quả ma trận TOK + EE = 42 + 3 = 45 điểm tối đa của Chương trình Bằng Tú Tài Quốc Tế IB
—— theo quy định, 24 điểm là số điểm tối thiểu để nhận được bằng của Chương trình Bằng Tú Tài Quốc Tế IB

Tại sao các trường Đại học muốn tuyển học sinh đã tốt nghiệp IB?
—— học sinh tự tin với giáo trình ở trình độ Đại học
—— học sinh đã được chuẩn bị để tiếp cận những thử thách học tập mới
—— học sinh đã phát triển khả năng nghiên cứu và học tập độc lập và theo nhóm
—— học sinh có tư duy toàn cầu hóa, có sự nhạy bén với văn hóa và một định hướng quốc tế
—— học sinh đã được trau dồi những khả năng tư duy sáng tạo và phán đoán cùng kỹ năng diễn đạt hiệu quả.

Những Nhu cầu Giáo dục Đặc biệt (SEN) và Hỗ trợ Bao
quát

AIS là một cộng đồng giáo dục mang tính hòa nhập, luôn tìm cách hỗ trợ học sinh tham gia các trải nghiệm học
tập phong phú, đầy thách thức, nhiều ý nghĩa và phù hợp ở bất kỳ mực độ học lực nào của học sinh. AIS ghi
nhận rằng cộng đồng của chúng ta nhận được nhiều lợi ích trong việc hòa nhập các em từ nhiều hoàn cảnh và
ưu điểm và công việc khá nhau khi có thể nhằm mang đến sự hỗ trợ chất lượng nhất cho từng cá nhân học sinh
và thiết kế các trải nghiệm học tập nhằm đáp ứng các nhu cầu của từng học sinh trong chương trình giáo dục và
học tập chính thống.
Trong suốt Chương Trình Tú Tài DP, các em học sinh nằm trong diện cần hỗ trợ (kèm theo những chứng từ
thích hợp gần đây từ bên thứ ba) sẽ được nhận những sự ưu tiên trong tất cả những nội dung sát hạch theo
đúng quy định của Chương trình Tú Tài IB. Những sự hỗ trợ này bao gồm: thêm giờ, người đọc, sử dụng công
nghệ, giải lao v.v… và những hình thức này sẽ được ghi nhận và cung cấp cho học viên trong kì thi sát hạch Tú
Tài IB cuối cùng trong chương trình.
Khi thời điểm phù hợp, điều phối viên Tú Tài IB sẽ báo cáo cho tổ chức về bất kỳ thí sinh nào cần sự hỗ trợ
trong quá trình thi. Nhân viên này sẽ đảm bảo chắc chắn rằng mọi chứng từ đều được cập nhật, và đủ tiêu
chuẩn IB đặt ra, và sẽ thông báo lại với phụ huynh nếu học sinh không được hỗ trợ. Xác nhận về các phương
thức hỗ trợ sẽ được gửi bằng văn bản tới phụ huynh và học sinh.

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 6

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Sự khác biệt giữa các lớp thuộc Trình Độ Cơ Bản (SL) và
Trình Độ Nâng Cao (HL)
Sự khác biệt rõ nhất về mặt nội dung, tiêu chuẩn, cũng như yêu cầu về tiết học ở Trình độ Cơ Bản và Nâng Cao

là sự lựa chọn giữa những môn học trong Giáo trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IBDP). Đối với một số môn học, lớp
Nâng Cao và Tiêu Chuẩn có khác nhau cơ bản về mức độ khó và khối lượng kiến thức tài liệu. Tuy nhiên, trong
hầu hết các môn học, sự khác biệt chính giữa hai trình độ là khối lượng kiến thức tài liệu thay vì độ khó của môn
học.
Các lớp Cơ Bản yêu cầu khoảng 150 giờ học trong khi các lớp Nâng Cao yêu cầu khoảng 240 giờ học trên lớp.
Trên thực tế, học sinh lớp Cơ Bản sẽ có thêm thời gian học tập trên lớp, học ít kiến thức hơn, và/ hoặc ít yêu
cầu hơn đối với những bài Kiểm Tra Nội Bộ (IA). Học sinh khi đăng ký một môn học ở Trình độ Nâng Cao cần
nỗ lực hơn vì các em có năng khiếu hoặc có động lực học tập cao ở môn học này.
Trong quá trình đưa ra quyết định cuối cùng để lựa chọn trình độ lớp học, các bạn học sinh cần cân đối kỹ sở
thích và năng lực thực tế của mình với những dự kiến yêu cầu đầu vào của trường đại học.

Kiểm tra nội bộ (IA) và Sát hạch khách quan
1. Kiểm tra nội bộ (IA) (chiếm khoảng 20-30% điểm tổng kết): Giáo trình Bằng Tú tài Quốc Tế IBDP yêu cầu
học sinh phải hoàn thành “bài tập lớn” cho từng môn học. Mỗi “bài tập lớn” này được gọi là một bài Kiểm tra
nội bộ (IA) vì những bài tập này được chấm nội bộ bởi các giáo viên bộ môn. Tùy theo các môn học khác
nhau mà bài tập lớn có thể được gọi là bộ sưu tập, bài tập thí nghiệm, bài luận, bài khảo sát, bài nghiên
cứu, v.v...
Ở bất kỳ loại hình bài tập nào, học sinh được yêu cầu áp dụng kiến thức và kĩ năng đã học được trên lớp
vào những bài tập này. Để đảm bảo tính đồng nhất, các bài tập Kiểm tra nội bộ đều được “giám sát”. Điều
này nghĩa là trong khi mỗi giáo viên bộ môn của trường chịu trách nhiệm chấm điểm và đánh giá chất
lượng bài tập của học sinh, tổ chức IB sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số bài tập ví dụ được kiểm tra bởi giám
khảo IB nhằm đánh giá liệu giáo viên có áp dụng đúng những tiêu chí chấm điểm hay không. Một cách
thường xuyên như vậy, bước thực hiện này về cơ bản là sự “bảo đảm” để chắc chắn rằng cách thức chấm
điểm của giáo viên luôn theo đúng tiêu chuẩn của IB.
Quy trình giám sát là một bước quan trọng trong việc duy trì tính thống nhất, sự công bằng, tiêu chuẩn cao,
và trách nhiệm minh bạch của Chương trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IBDP). Những yêu cầu của bài Kiểm
tra nội bộ cũng nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tương quan đến kì thi cuối khóa học. Những học sinh
thường không hẳn lúc nào cũng đạt điểm cao trong các kỳ thi lại đạt kết quả xuất sắc trong bài Kiểm tra nội
bộ, do đó sẽ giúp cân bằng lại những kết quả không được mong đợi trong kì thi.
2. Sát hạch khách quan của Chương trình IB và Yêu cầu Bộ môn (chiếm khoảng 70 tới 80% điểm tổng kết).

Vào tháng 5 của năm học thứ hai chương trình IB, học sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp IB. Nội dung kỳ thi
khá bao quát, nghĩa là nội dung thi sẽ dựa trên kiến thức trải dài của giáo trình học trong hai năm. Vì vậy,
học sinh cần chuẩn bị và ôn lại kỹ toàn bộ kiến thức đã học trong suốt chương trình. Những đề thi được
ban hành bởi Tổ chức Tú Tài Quốc tế (IBO), và được chuyển phát nhanh tới mỗi trường học thuộc IBO.
Những bài thi này sẽ được "đánh giá khách quan" (chấm điểm) bởi những giám khảo trên toàn thế giới dựa
trên những tiêu chí chấm điểm công khai.

Những câu hỏi thường gặp
Ích lợi của Chương trình IB là gì?
Điều quan trọng nhất, có thể đó là Chương trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IBDP) nuôi dưỡng tinh thần ham học
hỏi của học sinh qua quá trình đặt câu hỏi và khám phá – cách thức tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ‘tại sao’, chứ
không đơn thuần chỉ tiếp thu kiến thức từ câu hỏi 'cái gì’. Bản thân việc kết hợp cân đối giữa những môn học
Nghệ Thuật và Khoa Học giúp học sinh tránh bị học lệch từ sớm, trong khi quan điểm quốc tế khuyến khích các
em tìm hiểu về nền văn hóa của mình và các nền văn hóa khác. Các trường đại học và các nhà tuyển dụng đều
đánh giá một học sinh thành công trong Chương trình IB là thông minh, kỹ năng tổ chức tốt, làm việc chăm chỉ,
nhận thức toàn cầu và có khả năng tư duy phán đoán và sáng tạo đáp ứng nhu cầu của thế giới trong tương lai.
Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 7

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Tôi có cần phải là một học sinh xuất sắc toàn diện để học Chương trình
Chứng chỉ Tú tài Quốc tế không?
Không. Chương trình IB được dành cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Chương trình đòi hỏi sự kiên trì

bền bỉ với nhiều môn học khác nhau, nhưng chính điều này đem lại kiến thức giáo dục rộng lớn mà bậc đại học
luôn đề cao. Một điều quan trọng là hãy lựa chọn Trình Độ Nâng Cao cho môn mình học tốt nhất: sự lựa chọn
cần dựa trên nền tảng tự đánh giá bạn học tốt môn nào, bạn hứng thú nhất môn nào, và nghề nghiệp tương lai
của bạn sẽ đòi hỏi những kiến thức gì, ví dụ, Toán Học và Vật Lý là hai yếu tố cần thiết cho một người kỹ sư đầy
khát vọng. Các môn đăng ký lớp Cơ Bản có thể là môn bạn thích và học tốt, nhưng cũng có thể là môn bạn cảm
thấy ít tự tin – Không phải ai trong chúng ta cũng là những nhà toán học hay nhà ngôn ngữ học vĩ đại!

Cách chấm điểm bài thi học sinh của Tổ chức IB như thế nào?
Học sinh được chấm bài thi theo thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 7 (cao nhất) cho từng môn học Cơ Bản và
Nâng Cao. Môn học sẽ không quy định điểm đậu, tuy nhiên để đáp ứng đủ điều kiện lấy bằng tốt nghiệp của
Chương trình IB bạn cần đặt ra mục tiêu cho mỗi môn học đạt 4 điểm (đạt điểm yêu cầu) hoặc nhiều hơn.
3 điểm cộng có thể được tính cho bài Luận văn Chuyên sâu và các bài tập trong môn học Tri Thức Luận. Như
vậy, thang điểm tối đa có thể đạt là 45 điểm. Nếu mỗi môn học đều đạt điểm yêu cầu trong toàn bộ Chương
trình, học sinh có thể đạt ít nhất 24 điểm.

Chương trình IB có được các trường đại học trên thế giới công nhận
không?
Có, các trường đại học đều công nhận và luôn chào đón các bạn. Tất nhiên, các bạn nên kiểm tra với các
trường đại học trước khi nộp hồ sơ, nhưng danh sách các quốc gia công nhận Chương trình IB khá dài. Xem
trang trực tuyến của Tú tài Quốc tế IB: www.ibo.org

Học sinh tốt nghiệp Chương trình IB có được chuyển tín chỉ qua những
trường đại học nước ngoài không?
Có. Rất nhiều trường đại học công nhận việc chuyển tín chỉ cho các bạn học sinh tốt nghiệp Chương trình IB.
Những học sinh đạt kết quả cao (điểm 5 trở lên) trong những môn Nâng Cao (HL) sẽ có cơ hội tốt để chuyển đổi
tín chỉ ở bậc đại học, kết quả này giúp các bạn tiết kiệm từ sáu tháng đến một năm học. Tuy nhiên, có sự khác
nhau trong việc chuyển đổi tín chỉ từ đại học này qua đại học khác.
Mọi thông tin chi tiết liên quan tới Chương trình IB xin tham khảo tại website www.ibo.org

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)


Page 8

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Sáu nhóm môn học
Các em học sinh cần lựa chon một môn trong mỗi nhóm dưới đây. Đối với học sinh không chọn môn Nghệ thuật
Thị giác hoặc Âm nhạc trong Nhóm 6 cần lựa chọn một môn bổ sung trong Nhóm từ 1 đến 4.
Tất cả các môn đều có lớp Nâng Cao và Cơ Bản, trừ một số trường hợp được quy định cụ thể.

Các Yêu cầu Trọng tâm (bắt buộc cho tất cả học sinh)
—— Tri Thức Luận (TOK)
—— Hoạt động cộng đồng CAS (Sáng tạo, Hành động, Phục vụ)
—— Luận văn Chuyên sâu (EE)

Nhóm 1 (Ngôn ngữ A)
—— Tiếng Anh A Ngôn ngữ & Văn học
—— Tiếng Hàn A Ngôn ngữ & Văn học
—— Tiếng Việt A Văn học
—— Tiếng Trung A Văn học
—— Tự học Văn với sự hỗ trợ của trường (chỉ có lớp Cơ Bản)

Nhóm 2 (Ngôn ngữ B hoặc ngoại ngữ sơ cấp)
—— Tiếng Anh B
—— Tiếng Trung B

—— Tiếng Pháp sơ cấp (chỉ có lớp Cơ Bản)
Ngôn ngữ tự học chỉ có trong những lựa chọn của nhóm 1. Một học sinh có thể chọn một ngôn ngữ trong nhóm
1, và một ngôn ngữ tự học để đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Nhóm 3 (Cá nhân + Xã hội học)
—— Địa lý
—— Kinh tế
—— Tâm lý học
—— Công nghệ Thông tin trong Xã hội Toàn cầu
—— Hệ thống Môi trường và Xã hội (chỉ có lớp Cơ Bản)

Nhóm 4 (Khoa học)
—— Hóa học
—— Vật lý
—— Sinh học
—— Công nghệ Thiết kế
—— Hệ thống Môi trường và Xã hội (chỉ có lớp Cơ Bản)

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 9

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Nhóm 5 (Toán học)

—— Toán (Trình độ Cao Cấp)
—— Toán (Trình độ Cơ Bản)
—— Toán Đại cương (Trình độ Cơ Bản)

Nhóm 6 (Nghệ thuật)
—— Nghệ thuật trực quan
—— Âm nhạc
—— Một môn học bổ sung trong nhóm 1-4
* Môn “Hệ thống Môi trường và Xã hội” có thể tùy chọn ở Nhóm 3 hoặc Nhóm 4, hoặc lựa chọn đồng thời ở cả
2 nhóm để hoàn thành được yêu cầu.

Nhóm môn học trung tâm
Lớp học Tri Thức Luận (Theory of Knowledge - TOK) là yêu cầu trọng tâm trong triết lý giáo dục của Chương
trình IB. Môn học đem tới cho học sinh và giáo viên cơ hội để đánh giá nghiêm túc những cách thức tiếp cận
khác nhau đối với tri thức và trên các lĩnh vực kiến thức, đồng thời cân nhắc vai trò và bản chất của kiến thức
trong đời sống văn hóa của bản thân, văn hóa của những người xung quanh và trong Thế Giới rộng lớn hơn.
Môn học truyền cảm hứng cho học sinh về sự nhận biết bản thân là những người có tư duy, khích lệ các em
quen thuộc hơn với những sự phức tạp của tri thức, và nhận ra sự cần thiết của những hành động đầy trách
nhiệm trong một thế giới ngày càng liên kết với nhau nhưng lại có thêm nhiều sự bất trắc.
Học sinh được yêu cầu bày tỏ suy nghĩ cá nhân về những giá trị cũng như những hạn chế trong quan điểm của
bản thân, và của những cách nhìn nhận phổ biến về cộng đồng và về những nền văn hóa mình thuộc về. Qua
quá trình nhận biết tốt hơn những ưu điểm và nhược điểm trong quan điểm văn hóa của bản thân và những
người khác, học sinh sẽ có khả năng đánh giá tốt về cách nhìn nhận của mình, và trình độ hiểu biết đa văn hóa
của bản thân.
Lớp Tri Thức Luận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối kết nối chặt chẽ cho học sinh trong
Chương trình IB. Quá trình khám phá bản chất của Kiến thức trong môn Tri Thức Luận sẽ nâng tầm và liên kết
các nội dung kiến thức với nhau, định hình cho học sinh cách thức để áp dụng kiến thức của mình với sự nhìn
nhận và tin cậy sắc bén hơn.
Môn Luận văn Chuyên sâu (Extended Essay - EE) là một bài luận độc lập, tự định hướng nghiên cứu với độ
dài khoảng 4000 từ. Các học sinh, giáo viên, và các trường đại học rất chú trọng tới kỹ năng này, vì viết luận là

công việc chuẩn bị thực tế cho một nội dung nghiên cứu theo đúng yêu cầu ở bậc đại học mà học sinh cần phải
rèn luyện khi đang học Dự bị Đại học.
Định hướng trọng tâm được chú trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu, trong việc xây dựng các câu hỏi
nghiên cứu thích hợp, trong quá trình cá nhân học sinh tìm hiểu chủ đề, và trong việc truyền đạt các ý tưởng,
phát triển những phân tích phản biện. Quá trình này giúp học sinh tăng trưởng khả năng phân tích, tổng hợp, và
đánh giá kiến thức đối với một đề tài tự chọn trong bất kỳ môn học nào. Học sinh cũng nhận được sự hỗ trợ và
khích lệ trong suốt quá trình nghiên cứu và viết bài luận với những lời khuyên và chỉ dẫn của giáo viên giám sát.
Mục tiêu của Tổ chức IB (IBO) trong công cuộc giáo dục toàn diện con người đã trở nên sống động với một
phương pháp thực tế và được minh chứng qua Sáng tạo, Hành động, Phục vụ (CAS) khi học sinh tham gia
các hoạt động cộng đồng, tại địa phương, toàn quốc, hay quy mô quốc tế.
Ba phương diện hoạt động của CAS có sự bổ trợ lẫn nhau. Qua những hoạt động này, các em học sinh sẽ
nhận ra rất nhiều cơ hội để học hỏi về cuộc sống, bản thân và những người khác, và truyền cảm hứng về sự
tự tin, quả quyết và giữ cam kết của mình. Những hoạt động sáng tạo và thể chất đặc biệt quan trọng với lứa
tuổi thanh thiếu niên và mang đến rất nhiều những điều bổ ích và vui thích đồng thời cho nhiều bạn trẻ gặp
căng thẳng hay bất an. Trong ba yếu tố chính của CAS, Phục vụ là điều ý nghĩa nhất trong việc phát triển sự
tôn trọng, trách nhiệm và cảm thông tới những người xung quanh. Yêu cầu của môn học CAS là sự đánh giá
nghiêm túc về tầm quan trọng của cuộc sống bên ngoài thế giới học đường.

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 10

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Nhóm 1: Các Môn Ngôn ngữ học và Văn học

Học sinh lựa chọn ít nhất một môn học trong các môn Ngôn ngữ học và Văn học. Lựa chọn hai thứ tiếng khác
nhau là một cách để lấy được văn bằng song ngữ.

Tiếng Anh A: Ngôn ngữ & Văn học
Tiếng Hàn A: Ngôn ngữ & Văn học
Kiến thức cần có và nội dung đã học
Tiếng Anh và Tiếng Hàn A: Ngôn ngữ & Văn học được thiết kế dành cho những học sinh có kinh nghiệm sử dụng
ngôn ngữ trong các bối cảnh khoa bản, và hỗ trợ cho việc tiếp tục học môn này trong tương lai bằng việc xây
dựng sự hiểu biết về xã hội, mỹ thuật, và văn hóa cũng như kỹ năng diễn giải hiệu quả.

Giáo án môn Tiếng Anh A và Tiếng Hàn A:
Phần 1: Ngôn ngữ và Bối cảnh văn hóa. Ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa của một tác phẩm hướng tới độc giả và
mục đích ra đời của tác phẩm đó, và cho thấy ngôn ngữ, những thay đổi ngôn từ, ý nghĩa của tác phẩm đó được
thành hình bởi văn hóa và bối cảnh, đồng thời học về các chủ đều như ngôn ngữ và quyền lực, ngôn ngữ và tín
ngưỡng, ngôn ngữ và những điều cấm kỵ, ngôn ngữ và giới tính, ngôn ngữ và lịch sử, dịch thuật.
Phần 2: Ngôn ngữ và Truyền thông đại chúng. Ngôn ngữ và Truyền thông đại chúng hướng tới những loại hình
văn phong khác nhau của truyền thông đại chúng, và cách sử dụng ngôn ngữ để thông báo, thuyết phục hoặc giải
trí, đồng thời học về các chủ đề như tổ chức truyền thông, ngôn ngữ pháp luật và chính trị, văn hóa đại chúng và
quảng cáo.
Phần 3: Văn học – Trích đoạn văn học và Ngữ cảnh (Lớp Nâng Cao 3 đoạn văn, Cơ Bản 2 đoạn văn). Trích đoạn
văn học và ngữ cảnh diễn giải ý nghĩa của đoạn văn khi được thành hình bởi văn hóa: đó là, bởi hoàn cảnh ra đời
của phân đoạn văn học, bởi người đọc mang đến thông điệp gì, và bởi bối cảnh xã hội, di sản văn hóa, và thay đổi
lịch sử.
Phần 4: Văn học – Nghiên cứu phê bình (Lớp Nâng cao 3 đoạn văn & Cơ bản 2 đoạn văn) hoặc phương pháp
“đọc kỹ” trong phân tích văn học.

Thi sát hạch môn Tiếng Anh A và Tiếng Hàn A:
Môn Ngôn ngữ học và Văn học tương đồng với nhau ở cả hai lớp Nâng Cao và Cơ bản, nhưng có một số khác
biệt đáng kể về số lượng và chất lượng ở hai trình độ. Ví dụ, học sinh lớp Nâng Cao học sáu trích đoạn văn học,
học sinh lớp Cơ Bản học bốn; học sinh lớp Nâng Cao làm bốn bài tập viết với độ dài hơn 1000 từ trong quá trình

học, học sinh lớp Cơ Bản chỉ làm ba bài. Những câu hỏi trong bài thi tiểu luận giống nhau ở cả hai trình độ, nhưng
áp dụng những tiêu chí chấm điểm khác nhau.
—— Kiểm tra nội bộ: Hoàn thành HAI bài (Lớp Nâng Cao) và MỘT bài (Lớp Cơ Bản) tập viết
—— Kiểm tra nội bộ: Hoàn thành HAI bài tập thuyết trình bằng lời
—— Sát hạch khách quan: Hoàn thành HAI bài thi viết

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 11

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Tiếng Việt A: Văn học
Tiếng Trung A: Văn học
Kiến thức cần có và nội dung đã học
Môn Văn học Tiếng Việt A và Tiếng Trung A nhắm tới những học sinh muốn theo đuổi ngành văn học hoặc
những ngành liên quan ở bậc đại học, cũng như những học sinh học xong văn học chính quy và không tiến xa
hơn mức này. Môn học này khuyến khích học sinh nhìn nhận những tác phẩm văn học như một sản phẩm nghệ
thuật và tác giả của tác phẩm như một người thợ thủ công với các phương pháp tạo nên sản phẩm mà ta có
thể phân tích dưới nhiều cách thức và cấp độ khác nhau. Điều này thực hiện bằng cách chú trọng nghiên cứu
những phương pháp mà các tác giả khác nhau sử dụng để truyền tải đề tài của mình trong tác phẩm đang học.
Mô hình đối chiếu trong khi học các tác phẩm này sẽ tăng cường hiệu quả cho môn học này.

Giáo án môn học Tiếng Việt và Tiếng Trung A:
Phần 1: Những tác phẩm văn học được biên dịch (lớp Nâng Cao 3 bài, lớp Cơ Bản 2 bài), Học sinh nộp một bài

phân tích phản biện và tiểu luận văn học cho một tác phẩm.
Phần 2: Phân tích chi tiết (lớp Nâng Cao 3 bài, lớp Cơ Bản 2 bài – với các thể loại văn học khác nhau), được
sát hạch bằng một bài thuyết trình bằng lời. Phân tích thơ là yêu cầu bắt buộc cho những trình độ cao hơn.
Phần 3: Các thể loại văn học (lớp Nâng Cao 4 bài, lớp Cơ Bản 3 bài), bao gồm một trong những thể loại văn
học như: kịch, thơ, tiểu thuyết văn xuôi, hoặc các loại văn xuôi khác, được kiểm tra trong Bài 2 của phần thi viết.
Phần 4: Các lựa chọn (lớp Nâng Cao 3 bài, lớp Cơ Bản 3 bài), thi dưới hình thức thuyết trình. Ngoài các bài viết
và thuyết trình miệng do IB quy định, các giáo viên cũng sẽ thường xuyên đưa ra những bài tập viết và thuyết
trình bằng lời nội bộ.

Thi sát hạch môn Tiếng Việt A và Tiếng Trung A:
—— Kiểm tra nội bộ: hoàn thành MỘT Bài tập Viết
—— Kiểm tra nội bộ: hoàn thành HAI (lớp Cơ Bản) hoặc BA (lớp Nâng Cao)
—— bài thuyết trình bằng lời
—— Sát hạch khách quan: hoàn thành HAI bài thi viết

Tự học có sự hỗ trợ của Nhà trường Ngôn ngữ A: Văn
học (chỉ có lớp Cơ Bản)
Việc duy trì và nâng cao ngôn ngữ mẹ đẻ cho tất cả học sinh được đặc biệt coi trọng tại AIS.
Môn Tự học có sự hỗ trợ của Nhà trường dành cho học sinh tự học tiếng mẹ đẻ của mình mà không cần giáo
viên đứng lớp. Các học sinh tự học có thể lựa chọn môn Ngôn ngữ A: văn học ở trình độ Cơ Bản.
Hiện tại, nhà trường có các học sinh đang tự học tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Nga và chúng tôi luôn sẵn lòng
hỗ trợ những lựa chọn ngôn ngữ khác.

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Học sinh cần có những kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ tự học trong bối cảnh khoa bản, đồng thời nhà trường
cũng kiến nghị học sinh cần có kinh nghiệm trong việc viết luận phê bình về các tác phẩm văn học với ngôn ngữ
lựa chọn. Khi chưa có những kiến thức này không có nghĩa học sinh không được đăng ký môn tự học, nhưng
điều này sẽ đặt các bạn vào tình huống bất lợi khi thực hiện những yêu cầu của bài thi sát hạch. Để thành công
trong việc học môn này, học sinh nên lựa chọn ngôn ngữ đồng nhất với Chương trình Chứng chỉ Trung học


Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 12

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Quốc Tế (IGCSE), Chương trình bậc Trung học Cơ sở (MYP) hoặc đủ khả năng để chứng minh vốn văn học với
năng lực ngôn ngữ mình lựa chọn.

Giáo án môn Văn tự học:
Phần 1: Tác phẩm văn học được biên dịch (2 tác phẩm), học sinh nộp một bài phân tích phản biện và tiểu luận
văn học và cho một tác phẩm.
Phần 2: Phân tích chi tiết (2 tác phẩm – thể loại khác nhau). Học sinh sẽ thực hiện bài kiểm tra miệng để đánh
giá và phân tích tác phẩm. Tùy chọn phân tích thơ với trình độ Cơ Bản.
Phần 3: Các thể loại văn học (3 tác phẩm) tất cả đều lấy từ một trong những thể loại văn học sau: kịch, thơ, tiểu
thuyết văn xuôi hoặc các loại văn xuôi khác, sẽ được kiểm tra trong Bài thi viết số 2
Phần 4: Các lựa chọn (3 tác phẩm được lựa chọn từ danh sách các tác giả đã định trước), được kiểm tra theo
dạng thuyết trình. Bên cạnh những bài kiểm tra viết và miệng theo quy định bắt buộc của IB, nhà trường sẽ
thường xuyên có những bài đánh giá nội bộ bài tập viết và thuyết trình bằng lời.

Thi sát hạch cho môn Văn tự học:
Bài 1: Hướng dẫn phân tích văn học (20%)
Bài thi gồm hai phần phân tích: một bài văn xuôi và một bài thơ.
Học sinh lựa chọn một phần và viết nội dung phân tích văn học để trả lời hai câu hỏi đặt ra trong đề thi.
Bài 2: Tiểu luận (25%)

Bài thi này bao gồm ba câu hỏi cho mỗi thể loại văn học. Học sinh trả lời câu hỏi dưới dạng viết tiểu luận dựa
trên ít nhất hai tác phẩm được học trong Phần 3.
Bài tập viết (25%)
Học sinh nộp một phân tích phản biện và tiểu luận văn học cho một tác phẩm được học trong Phần 1 của Giáo
trình. Phần phân tích phản biện dài khoảng 300 – 400 từ. Bài tiểu luận dài khoảng 1200 – 1500 từ.
Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 13

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Bài thi diễn thuyết thay thế (30%):
Phần này bao gồm hai phần thi diễn thuyết bắt buộc do giám khảo IB chấm điểm:
Phần 1: Bình giảng văn học trong 10 phút (15%). Học sinh thuyết trình bình giảng một trích đoạn của một tác
phẩm trong Phần 2 của giáo trình.
Phần 2: Thuyết trình cá nhân trong 10 phút (15%). Học sinh tự thuyết trình hai tác phẩm được học trong Phần 4
của giáo trình.

Nhóm 2: Ngoại ngữ thứ hai
Việc học thêm một ngoại ngữ trong Nhóm 2 tăng cường không gian quốc tế của chương trình IB. Trong Nhóm
2, sự hiểu biết đa văn hóa là yếu tố kết hợp chính của giáo án trong cả hai Ngôn ngữ B và Ngoại ngữ sơ cấp.
Trong quá trình học môn này, học sinh sẽ nắm rõ ràng hơn về những tương đồng và khác biệt giữa nền văn hóa
của mình với nền văn hóa ngôn ngữ sẽ học. Với hiểu biết này, các em sẽ nuôi dưỡng sự trân trọng lớn hơn cho
những dân tộc khác cũng như quan điểm sống của họ. Trong khuôn khổ môn học, qua việc học những tác phẩm
chân thực, học sinh sẽ nghiên cứu và liên hệ suy ngẫm về giá trị và hành vi văn hóa.


Kiến thức cần có, nội dung học trước và xếp lớp học sinh trong những
môn học ngoại ngữ thuộc Nhóm 2
Có nhiều yếu tố học sinh cần cân nhắc khi lựa chọn ngoại ngữ Nhóm 2: ngoại ngữ tốt nhất của mình, những
ngôn ngữ mình nói ở trường và ở nhà, kiến thức trước đây về ngoại ngữ sẽ học. Yếu tố quan trọng nhất để
lựa chọn môn học phù hợp là học sinh cần xác định trình độ ngoại ngữ của mình hiện tại đang ở đâu, và mong
muốn đạt tới mức độ thành thạo như thế nào sau khi chương trình kết thúc. Môn này phải là một trải nghiệm
giáo dục đầy thử thách cho học sinh. Nhà trường với sự tư vấn của giáo viên bộ môn sẽ đưa ra quyết định cuối
cùng về sự phù hợp của ngôn ngữ này với mức độ mong muốn/ trình độ mà học sinh lựa chọn.

Tiếng Pháp sơ cấp (Chỉ dành cho lớp Cơ Bản)
Môn ngoại ngữ sơ cấp này được dành cho những học sinh chưa có hoặc rất ít kiến thức về ngôn ngữ muốn
học. Môn ngoại ngữ sơ cấp chỉ có ở Trình độ Cơ Bản.

Giáo án cho môn ngoại ngữ sơ cấp:
Môn Ngoại ngữ sơ cấp được biên soạn theo ba đề tài:
—— Cá nhân và Xã hội
—— Giải trí và công việc
—— Môi trường đô thị và nông thôn
Mỗi đề tài sẽ có một danh mục chủ đề dành cho học sinh có cơ hội luyện tập và tìm hiểu ngoại ngữ này cũng
như phát triển sự hiểu biết xuyên văn hóa của mình. Qua quá trình phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và
tương tác, học sinh có thể phản xạ và giao tiếp một cách thích hợp theo những tình huống giao tiếp hàng ngày
được học. Mặc dù trình độ ngoại ngữ sơ cấp chỉ ở mức Cơ Bản, nhưng vẫn có mục đích giúp học sinh phát
triển sự hiểu biết đa văn hóa và nuôi dưỡng sự quan tâm tới những vấn đề toàn cầu cũng như gây dựng nhận
thức của các em về trách nhiệm của bản thân tại địa phương nơi mình sinh sống.

Thi sát hạch môn Ngoại ngữ sơ cấp:
Sát hạch khách quan 75%
Bài 1 Kỹ năng nghe, đọc: hiểu bốn tác phẩm.
Bài 2 Kỹ năng nói, viết: Hai bài tập viết bắt buộc.

Bài tập viết: Kỹ năng tổng hợp nghe, nói, đọc, viết
Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 14

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Một bài viết ngắn khoảng 200–300 từ, bằng ngoại ngữ được học dưới sự giám sát của giáo viên bộ môn.
Kiểm tra nội bộ 25%
(10 phút): Kỹ năng tương tác.
Kiểm tra miệng. Hoàn thành kiểm tra miệng ba phần do giáo viên bộ môn chấm điểm và được IB giám sát cho
đến cuối môn học.
—— Bài 1: Học sinh thuyết trình về một tình huống kích thích thị giác (lựa chọn một trong hai tình huống)
—— Bài 2: Những câu hỏi liên quan tới tình huống kích thích thị giác
—— Bài 3: Giao tiếp Cơ Bản bao gồm ít nhất hai câu hỏi trong bài tâp viết.

Tiếng Anh B & Tiếng Trung B
Kiến thức cần có và nội dung đã học
Môn ngoại ngữ B (lớp Nâng Cao hoặc Cơ Bản) là một môn học bổ sung dành cho các em học sinh đã học ngoại
ngữ này trước đây. Trọng tâm của môn học này là tiếp thu ngôn ngữ, hiểu biết đa văn hóa và phát triển các kĩ
năng ngôn ngữ. Những kĩ năng ngôn ngữ này được xây dựng qua việc học và sử dụng hàng loạt các tài liệu viết
và nói. Các tài liệu này bao gồm các chủ đề từ những cuộc đối thoại hàng ngày cho tới các tác phẩm văn học và
đều liên quan tới văn hóa của ngôn ngữ đã nêu.

Giáo án Tiếng Anh B và Tiếng Trung B:

Trọng tâm - những chủ đề chung cho hai trình độ - được chia ra ba đề tài và là những lĩnh vực bắt buộc phải học.
—— Truyền thông và báo chí
—— Những vấn đề toàn cầu
—— Các mối quan hệ xã hội
Bên cạnh đó, đối với hai lớp Cơ Bản và Nâng Cao, giáo viên sẽ lựa chọn hai chủ đề trong năm chủ đề sau:
—— Sự đa dạng văn hóa
—— Phong tục và Truyền thống
—— Sức khỏe
—— Giải trí
—— Khoa học và công nghệ

Thi sát hạch môn Tiếng Anh B và Tiếng Trung B:
Hoàn thành MỘT bài tập viết (20%): kỹ năng nghe, đọc, và nói, viết. Một bài viết sáng tạo khoảng 300-400 từ
(500-600 từ dành cho lớp Nâng Cao), và một bài văn lý luận của tác phẩm khoảng 100 từ dựa vào chủ đề trọng
tâm ở trên (đối với lớp Nâng Cao, yêu cầu phần phân tích là 150 từ cho một tác phẩm văn chương).
Hoàn thành HAI bài thuyết trình bằng lời:
—— Thuyết trình cá nhân: 15 phút chuẩn bị cho bài thuyết trình và 10 phút (tối đa) để thuyết trình và thảo luận với
giáo viên (20%).
—— Hoạt động trao đổi tương tác (dựa vào chủ đề trọng tâm): giáo viên sẽ chấm điểm ba hoạt động trong lớp
(10%)
HAI bài kiểm tra sát hạch khách quan (50%):
—— Bài 1 (Kỹ năng nghe, đọc): Kỹ năng xử lý bốn bài văn dựa vào chủ đề trọng tâm
—— Bài 2 (Kỹ năng viết): Một bài luận khoảng 250 – 400 từ với một một trong năm chủ đề, với lớp Nâng Cao,
như yêu cầu lớp Cơ Bản và bổ sung một đoạn văn từ 150-250 từ để viết về tác phẩm trong đề, dựa theo
phần trọng tâm.
Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 15

www.aisvietnam.com



AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Nhóm 3: Cá nhân & Xã hội học
Kinh Tế học

Kinh Tế học là môn khoa học xã hội sâu sắc, là một phần trong nhóm nghiên cứu về cá nhân và xã hội. Nghiên
cứu Kinh tế về bản chất là giải quyết tình trạng khan hiếm, phân bổ nguồn lực, và đưa ra các phương pháp và
quy trình để cân nhắc lựa chọn nào sẽ đáp ứng được của nhu cầu con người.
Môn Kinh Tế học của chương trình IB tập trung vào những lý thuyết kinh tế vi mô tìm hiểu về những biến động
kinh tế ảnh hưởng tới các cá nhân, doanh nghiệp và thị trường, và lý thuyết kinh tế vĩ mô tìm hiểu những biến
động kinh tế ảnh hưởng tới các quốc gia, chính phủ và cộng đồng.
Những lý thuyết kinh tế này không bị giới hạn trong chân không, mà sẽ được áp dụng vào những vấn đề thực tế
của thế giới. Nổi bật trong số những vấn đề này là sự biến động trong các hoạt động kinh tế, thương mại quốc
tế, phát triển kinh tế và tính bền vững của môi trường.
Những khía cạnh đạo đức trong việc áp dụng các lý thuyết và chính sách kinh tế cũng được thấm nhuần xuyên
suốt môn học bởi học sinh được yêu cầu phải xem xét và suy ngẫm về những giá trị và mục đích cuối cùng của
con người.
Môn Kinh Tế học khích lệ học sinh xây dựng quan điểm quốc tế, nuôi dưỡng sự quan tâm tới những vấn đề
toàn cầu và nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân tại địa phương, đất nước hay quy mô quốc tế. Đồng thời,
môn học cũng giúp cho việc phát triển các giá trị và thái độ của học sinh để các em nỗ lực cam kết bản thân
trong việc tham gia giải quyết những vấn đề này, trân trọng những trách nhiệm được chia sẻ trong vai trò là
công dân của một thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau.

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Môn Kinh Tế học không yêu cầu kiến thức đầu vào. Không bắt buộc trang bị những kiến thức nền tảng về một
số môn học cụ thể theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Khả năng hiểu và giải thích các khái niệm trừu tượng

và khả năng viết với cấu trúc diễn đạt hợp lý sẽ là những lợi thế nhất định trong môn Kinh Tế học. Mặc dù
những kỹ năng cụ thể trong môn Kinh Tế học sẽ được phát triển trong những nội dung của khóa học, sự quen
thuộc với các khái niệm kinh tế sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, đối với lựa chọn lớp Nâng Cao, trình độ toán tốt sẽ
hữu ích.

Giáo án môn Kinh Tế học:
Phần 1: Kinh tế vi mô: Thị trường cạnh tranh: Cung và Cầu, Độ co giãn, Chính phủ, Can thiệp, Sự thất bại của
thị trường, Lý thuyết của công ty (chỉ có lớp Nâng Cao).
Phần 2: Kinh tế vĩ mô: Mức độ tổng quan của hoạt động kinh tế, Tổng cầu và Tổng cung, Các mục tiêu của kinh
tế vĩ mô, Các chính sách Tài chính, Tiền tệ và Trọng cung.
Phần 3: Kinh tế Quốc tế: Tỉ giá Hối đoái trong Thương mại Quốc tế, Cán cân Thanh toán của Kinh tế, Hợp nhất
các Điều khoản Thương mại (dành cho Lớp Nâng Cao).
Phần 4: Phát triển Kinh tế: Đo lường sự Phát triển Kinh tế, Vai trò của các yếu tố nội địa, Vai trò của thương mại
quốc tế, Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Vai trò của viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển đa phương,
Vai trò của nợ quốc tế, Sự cân bằng giữa thị trường và can thiệp.

Mục tiêu của môn Kinh Tế học
Bên cạnh các mục tiêu chung của các môn học trong Nhóm 3, mục tiêu của môn Kinh Tế học là:
—— cung cấp cho học sinh kiến thức chính về kinh tế
—— khuyến khích học sinh có tư duy phán đoán về kinh tế
—— nâng cao nhận thức và hiểu biết về chủ nghĩa quốc tế trong kinh tế
—— khuyến khích sự phát triển của học sinh thành những người học tập độc lập
—— cho phép học sinh nhận ra những xu hướng định kiến của cá nhân mình

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 16

www.aisvietnam.com



AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Thi sát hạch môn Kinh Tế học
Sát hạch khách quan trình độ Nâng Cao: 80% Ba bài thi viết:
—— Bài 1 (30%): trả lời hai trong số bốn câu hỏi triển khai.
—— Bài 2 (30%): bài tập phân tích dữ liệu, trả lời hai trong bốn câu hỏi phân tích.
—— Bài 3 (20%): bài tập tính toán, trả lời hai trong ba câu hỏi tính toán.
Sát hạch khách quan trình độ Cơ Bản: 80% Hai bài thi viết:
—— Bài 1 (40%): trả lời một trong bốn câu hỏi triển khai.
—— Bài 2 (40%): bài tập phân tích dữ liệu, trả lời hai trong bốn câu hỏi phân tích.
Kiểm tra nội bộ (Lớp Nâng Cao/ Lớp Cơ Bản 20%): Học sinh được yêu cầu thực hiện một bộ sưu tập gồm ba
bài bình luận, mỗi bài khoảng 650 – 750 từ với nội dung liên hệ những lý thuyết tinh tế vào các tình huống thực
tiễn.

Địa lý
Địa lý là một môn học rất sâu sắc, xây dựng nền móng chắc chắn về thế giới thật, và tập trung vào sự tương
tác giữa các cá nhân, xã hội và môi trường vật chất theo cả không gian và thời gian. Môn Địa lý nhắm vào việc
nhận dạng những xu hướng và mô hình bên trong những tương tác này và nghiên cứu những quá trình xảy đến
tiếp sau chúng. Đây cũng là môn học nghiên cứu cách thức con người thích nghi và phản ứng với những biến
đổi, và đánh giá được chiến lược quản lý phù hợp với những sự biến đổi đó. Địa lý cũng mô tả và giúp diễn giải
những sự giống và khác nhau giữa không gian và địa điểm. Những điều này có thể được giải thích theo các quy
mô và nhiều quan điểm khác nhau.

Giáo án môn Địa lý
Phần 1: Các chủ đề về địa lý – bảy lựa chọn (lựa chọn hai nội dung cho lớp Cơ Bản, ba cho lớp Nâng Cao):
—— Nước ngọt - Lưu vực
—— Đại dương và vùng bờ biển

—— Môi trường khắc nghiệt
—— Những mối nguy trong địa vật lý
—— Giải trí, du lịch và thể thao
—— Thực phẩm và Sức khỏe
—— Môi trường đô thị
Phần 2: Quan điểm Địa lý – thay đổi toàn cầu (Nội dung chính của lớp Cơ Bản và Nâng Cao):
—— Phân bố dân cư - thay đổi dân số
—— Khí hậu toàn cầu - tính dễ tổn thương và khả năng chống chọi
—— Tiêu thụ và bảo vệ tài nguyên toàn cầu
Phần 2 chuyên sâu: Quan điểm Địa lý – Mối tương tác toàn cầu (Chỉ dành cho lớp Nâng Cao).
—— Năng lượng, địa điểm và mạng lưới
—— Sự phát triển và tính đa dạng của con người
—— Những mối nguy toàn cầu và sự chống chọi

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 17

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Môn Địa lý không yêu cầu kiến thức đầu vào. Không bắt buộc trang bị những kiến thức nền tảng về một số môn
học cụ thể theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Mặc dù những kỹ năng cụ thể trong môn Địa lý sẽ được phát
triển trong nội dung của khóa học, tuy nhiên nếu học môn Địa lý trong Chương trình Chứng chỉ Trung học Quốc
tế (IGCSE) và / hoặc đã quen thuộc với những khái niệm Địa lý thì sẽ có lợi thế.


Mục tiêu của môn Địa lý
Bên cạnh các mục tiêu chung của các môn học trong Nhóm 3, mục tiêu của môn Địa lý là:
—— phát triển kiến thức về sự những sự tương quan giữa con người, nơi chốn và môi trường
—— phát triển những mối quan tâm về an sinh con người, chất lượng môi trường sống, và sự nhận thức về nhu
cầu quy hoạch và quản lý một cách bền vững
—— trân trọng ý nghĩ của Địa lý trong việc phân tích những vấn đề và thách thức đương đại, và phát triển quan
điểm toàn cầu về tính đa dạng và biến đổi

Thi sát hạch môn Địa lý
Sát hạch khách quan lớp Nâng Cao (80%): Ba bài kiểm tra viết, Bài 1 (35%) nội dung giáo án: phần 1.
45 phút cho mỗi lựa chọn câu hỏi
Mỗi lựa chọn có một câu hỏi cấu trúc chính và một trong hai câu hỏi chuyên sâu.
Bài 2 (40% cho lớp Cơ Bản; 25% cho lớp Nâng Cao) nội dung: phần 2.
Phần A
Ba câu hỏi cấu trúc, dựa vào mỗi nội dung chính của lớp Cơ Bản / Nâng Cao.
Phần B
Một thiết kế đồ họa hoặc hình ảnh mình họa, kèm theo những câu hỏi cấu trúc.
Phần C
Chọn một câu hỏi chuyên sâu trong hai lựa chọn.
Bài 3 (20%) nội dung Giáo trình: Chuyên sâu cho Trình độ cao hơn. Học sinh trả lời một trong ba câu hỏi dưới
dạng tiểu luận.
Kiểm tra nội bộ (Lớp Nâng Cao 20% và Cơ Bản 25%)
Bài thi này được giáo viên chấm điểm nội bộ dưới sự giám sát của tổ chức IB vào cuối mỗi khóa học. Học sinh
cần hoàn thành một bản báo cáo dựa trên nghiên cứu thực tế.

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 18


www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Leading to a Bright Future

Page 19

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Tâm lý học
Tâm lý học là bộ môn nghiên cứu có hệ thống về diễn tiến của hành vi và tâm trí con người. Tâm lý học có
nguồn gốc đồng thời từ nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, dẫn tới những thiết kế và ứng dụng nghiên
cứu, và cung cấp một tiếp cận đặc thù về việc thông hiểu xã hội hiện đại.
Môn Tâm lý học trong Chương trình IB khảo sát sự tương tác của sinh học, nhận thức và văn hóa xã hội ảnh
hưởng trên hành vi con người, từ đó thống nhất một phương pháp tiếp cận tổng hợp. Hiểu đúng về sự hình
thành, phát triển và áp dụng kiến thức tâm lý như thế nào sẽ giúp cho học sinh có khả năng hiểu hơn về chính
bản thân mình và coi trọng những sự đa dạng của hành vi con người. Những vấn đề đạo đức được đưa ra về
phương pháp và ứng dụng nghiên cứu tâm lý là những lưu ý chính trong môn Tâm lý học của IB.

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Không yêu cầu kiến thức trước đó về bộ môn Tâm lý. Mặc dù những kỹ năng cụ thể trong môn Tâm lý học sẽ

được phát triển dựa trên nội dung trong quá trình học, khả năng hiểu và giải thích các khái niệm trừu tượng, có
sự thích thú trong việc đọc một lượng lớn các đề tài và làm nghiên cứu, và khả năng trình bày ý tưởng theo một
cấu trúc hợp lý là những lợi thế đặc biệt trong môn Tâm lý học.

Giáo án môn Tâm lý học
Phần 1: Nội dung chính (cho lớp Cơ Bản/ Nâng Cao)
Tiếp cận sinh học để hiểu hành vi, Tiếp cận nhận thức để hiểu hành vi, Tiếp cận Văn hóa-xã hội để hiểu hành vi,
Các phương pháp nghiên cứu hành vi
Phần 2: Các lựa chọn (cho lớp Cơ Bản/ Nâng Cao)
Tâm lý học dị thường, Tâm lý phát triển con người, Tâm lý sức khỏe, Tâm lý quan hệ con người.
Phần 3: Nghiên cứu thực nghiệm (cho lớp Cơ Bản/ Nâng Cao)

Mục tiêu của môn Tâm lý học
Bên cạnh các mục tiêu chung của các môn học trong Nhóm, mục tiêu của môn Tâm lý học là:
—— phát triển nhận thức về cách thức nghiên cứu tâm lý học mang lại lợi ích cho con người
—— đảm bảo những hành vi đạo đức giữ vững trong nghiên cứu tâm lý
—— phát triển kiến thức về sinh học, nhận thức và văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hành vi con người
—— phát triển kiến thức về những cách giải thích khác nhau về hành vi con người
—— hiểu và áp dụng những phương thức khác nhau trong nghiên cứu tâm lý

Thi sát hạch môn Tâm lý học
Sát hạch khách quan lớp Cơ Bản 75%
Bài 1 (50%) + Bài 2 (25%)
Kiểm tra nội bộ 25%
Học sinh thực hiện một báo cáo nghiên cứu thực nghiệm.
Sát hạch khách quan lớp Nâng Cao 80%
Bài 1 (40%) + Bài 2 (20%) + Bài 3 (20%)
Kiểm tra nội bộ 20%
Học sinh thực hiện một báo cáo nghiên cứu thực nghiệm.


Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 20

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Công nghệ Thông tin trong Xã hội Toàn cầu (ITGS)
Môn Công nghệ Thông tin trong Xã hội Toàn cầu (ITGS) là môn nghiên cứu và đánh giá tác động của Công
nghệ Thông tin (IT) tới cá nhân và cộng đồng. Môn học nghiên cứu về những ưu việt cũng như những bất cập
trong việc truy cập và sử dụng thông tin số tại địa phương và trên toàn cầu.
Môn ITGS giới thiệu kiến thức tổng quan cho học sinh để đưa ra những đánh giá và quyết định khi đã nắm bắt
đầy đủ thông tin trong việc sử dụng Công nghệ Thông tin trong nhiều bối cảnh xã hội. Học sinh ngày nay tiếp
xúc với Công nghệ Thông tin hàng ngày vì đây là xu thế phổ biến trên thế giới chúng ta đang sống hiện nay.
Việc tăng cường sử dụng rộng rãi Công nghệ Thông tin chắc chắn sẽ đặt ra những câu hỏi quan trọng về các
khía cạnh đạo đức và xã hội đang định hình cộng đồng chúng ta ngày nay. ITGS mở ra cơ hội nghiên cứu một
cách hệ thống những khía cạnh này, là những khía cạnh có quy mô vượt ra quá khuôn khổ của bất kỳ một
chuyên khoa nào.
Mặc dù có một số điểm tương đồng, ITGS không phải Khoa học Máy tính. Sự khác biệt lớn nhất giữa ITGS và
Khoa học Máy tính là trọng tâm nghiên cứu của hai bộ môn này. Trọng tâm của ITGS nghiên cứu về con người
bị ảnh hưởng như thế nào bởi hệ thống đã đưa vào sử dụng, và những hệ thống sẽ được sử dụng trong tương
lai. Khoa học Máy tính nghiên cứu về công nghệ trước, sau đó mới tìm hiểu về những mối tương tác của công
nghệ với các yếu tố chịu ảnh hưởng.

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Không yêu cầu kiến thức nền tảng chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế và kiến thức trước đó về

ITGS là không cần thiết cho học sinh khi đăng ký học môn này. Tuy nhiên, sự quen thuộc với những thuật ngữ,
khái niệm và công cụ Công nghệ Thông tin là một lợi thế như là việc hoàn thành môn Nhân loại học và những
môn Công nghệ khác trong những năm Cấp Hai.

Nội dung chính của môn ITGS
1. Ý nghĩa đạo đức và xã hội
Độ tin cậy và bảo đảm, An ninh, Bảo mật và nặc danh 1.4, Sở hữu trí tuệ, Tính xác thực, Khoảng cách số và
bình đẳng truy cập, Giám sát, Toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa, Chính sách, Tiêu chuẩn và giao thức, Con
người và máy móc, Công dân số.
2. Áp dụng vào các bối cảnh cụ thể
Kinh doanh và việc làm; Giáo dục và đào tạo; Môi trường; Sức khỏe; Gia đình và giải trí; Chính trị và Chính phủ.
3. Hệ thống Công nghệ Thông tin
Phần cứng; Phần mềm; Hệ thống mạng; Internet; Truyền thông cá nhân và công cộng; Truyền thông đa phương
tiện/ truyền thông số; Cơ sở dữ liệu; Bảng tính; Mô hình hóa và mô phỏng; Giới thiệu về Quản lý dự án.
Dành cho lớp Nâng Cao gồm có:
Hệ thống Công nghệ Thông tin trong tổ chức; Robot, Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia, Hệ thống thông tin cụ
thể cho những tình huống nghiên cứu tuyển chọn hàng năm.

Mục tiêu của ITGS
Bên cạnh các mục tiêu chung của các môn học trong Nhóm 3, mục tiêu của môn ITGS là:
—— giúp học sinh đánh giá những tác động xã hội và đạo đức khi Công nghệ thông tin ngày một lan rộng
—— việc sử dụng Công nghệ Thông tin của cá nhân, gia đình, cộng đồng, các tổ chức, và xã hội tại địa phương
và quốc tế
—— phát triển sự hiểu biết của học sinh về tính năng của những hệ thống IT hiện hành và những hệ thống đang
phát triển, và đánh giá tác động của những hệ thống này đến các đối tượng liên quan.
—— g
iúp học sinh áp dụng kiến thức về những hệ thống Công nghệ Thông tin đã có vào một loạt các tình huống
cụ thể và đánh giá tính hiệu quả những hệ thống này
Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)


Page 21

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

—— khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức về hệ thống IT và những kỹ năng thực hành IT để xây dựng
những giải pháp IT cho một đối tượng khách hàng cụ thể hoặc người sử dụng cuối

Đánh giá sát hạch môn ITGS lớp Cơ Bản:
Sát hạch khách quan 70%
Bài 1 (40%) + Bài 2 (30%)
Kiểm tra nội bộ: Bài tập lớn (30%)

Đánh giá sát hạch môn ITGS lớp Nâng Cao:
Sát hạch khách quan 80%
Bài 1 (35%) + Bài 2 (20%) + Bài 3 (25%)
Kiểm tra nội bộ: Bài tập lớn (20%)
Bài tập lớn: thực hiện phát triển một sản phẩm Công nghệ Thông tin cho một đối tượng khách hàng cụ thể. Học
sinh cần thực hiện:
—— trang bìa sử dụng định dạng theo quy định
—— một sản phẩm Công nghệ Thông tin
—— một tài liệu hỗ trợ sản phẩm này (giới hạn 2000 từ)

Hệ thống Môi trường và Xã hội (ESS)
Môn học liên ngành: nhóm 3 hoặc 4 (chỉ dành cho lớp Cơ Bản)
Môn Hệ thống môi trường và Xã hội nhấn mạnh vào thái độ của con người đối với môi trường và sự hiểu biết về

mối tương tác giữa môi trường với xã hội loài người. Kết quả là, học sinh có thể hình thành lối bày tỏ quan điểm
cá nhân trước rất nhiều những vấn đề môi trường. Môn học cũng nhấn mạnh vào các khái niệm đánh giá toàn
diện và bền vững, bao gồm khoa học, đạo đức, và các vấn đề chính trị xã hội. Tuy nhiên, bản thân môn học có
nguồn gốc sâu xa từ chính môi trường địa phương và được nhìn nhận dưới các phương pháp nghiên cứu và
khảo sát của khoa học.

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Học sinh có thể học môn này mà không cần chuẩn bị kiến thức trước về Khoa học hay Địa lý. Tuy nhiên, như
mục tiêu của môn học là trau dồi quan điểm quốc tế, nâng cao nhận thức về các mối quan tâm đến môi trường
ở địa phương và toàn cầu, tăng cường sự hiểu biết đối với phương pháp khoa học, nên những môn học khác
có cùng mục tiêu như vậy sẽ là một sự chuẩn bị hữu ích.

Giáo án môn ESS:
Môn học được chia làm nhiều chủ đề bắt buộc như:
Chủ đề 1: Các hệ thống và Mô hình
Chủ đề 2: Hệ Sinh thái: Cấu trúc, Đo lường các nhân tố vô sinh, Đo lường các nhân tố hữu sinh, các thành phần
trong hệ Sinh thái, Quần thể sinh vật, Chức năng, Biến đổi, Đo lường những biến đổi trong hệ sinh thái
Chủ đề 3: Dân số Con người, khả năng vận chuyển và Sử dụng Tài nguyên:Biến động dân số, Các Tài nguyên nguồn tài sản tự nhiên, Các nguồn Năng lượng, Hệ Thổ nhưỡng, Nguồn Lương thực, Nguồn nước, Những giới
hạn tăng trưởng, Thách thức môi trường của dân số con người
Chủ đề 4: Bảo tồn và đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái, Đánh giá sự đa dạng và tính
dễ tổn thương của hệ sinh học, Bảo tồn đa dạng sinh học

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 22

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL


Leading to a Bright Future

Chủ đề 5: Quản lý ô nhiễm: Khái niệm về sự ô nhiễm, Phát hiện và giám sát sự ô nhiễm, Những cách thức quản
lý ô nhiễm, Hiện tượng phú dưỡng, Chất thải rắn, Sự suy giảm về lớp ôzôn ở tầng bình lưu, Ô nhiễm thành thị,
Lắng đọng axít
Chủ đề 6: Vấn đề về Hiệu ứng Nhà kính
Chủ đề 7: Hệ thống Giá trị Môi trường
Bên cạnh đó, học sinh cần hoàn thành một đề án thực tiễn (PSOW) trong 30 giờ. Những hoạt động thực tiễn
được lựa chọn trong đề án sẽ được viết thành bài nghiên cứu, và trở thành bài Kiểm tra Nội bộ. Học sinh được
đánh giá ít nhất 6 bài nghiên cứu, và các bài viết này được nộp tính như những bài tập Kiểm tra Nội bộ.

Kiến thức cần có và nội dung đã học
Học sinh có thể học môn này mà không cần chuẩn bị kiến thức trước về Khoa học hay Địa lý. Tuy nhên, như
mục tiêu của môn học là trau dồi quan điểm quốc tế, nâng cao nhận thức về các mối quan tâm đến môi trường
ở địa phương và toàn cầu, tăng cường sự hiểu biết đối với phương pháp khoa học, nên những môn học khác
có cùng mục tiêu như vậy sẽ là một sự chuẩn bị hữu ích.
Đánh giá sát hạch môn ESS
Sát hạch khách quan 75%
Hai bài thi viết:
—— Bài 1 (25%): nghiên cứu tình huống điển hình
—— Bài 2 (50%): trả lời ngắn và trả lời những câu hỏi cấu trúc dưới dạng tiểu luận ngắn
Kiểm tra nội bộ 25%
Công việc Thực địa/ Thực hành: Thực hành trong phòng thí nghiệm và/ hoặc tại nơi thị sát.

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 23

www.aisvietnam.com



AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Nhóm 4: Khoa học
Tổng quan
Sinh học, Hóa học, Vật lý và Công nghệ Thiết kế đều có lớp cho cả hai trình đô Nâng Cao và Cơ Bản. Hệ thống
Môi trường và Xã hội chỉ có lớp ở trình độ Cơ Bản.

Phương pháp luận
Tất cả các môn khoa học đều tập trung nhiều vào việc cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho những khái
niệm và hiện tượng đã được nghiên cứu. Là một phần trong quá trình này, học sinh sẽ:
—— xem xét khoa học trong ngữ cảnh quốc tế
—— đánh giá tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin và cộng tác công việc trong khoa học
—— tiếp thu được một tập hợp khái niệm và kỹ năng để giải quyết những vấn đề khoa học
—— phát triển thái độ cầu thị trong việc đặt câu hỏi, tìm tòi nghiên cứu
—— thiết kế và đánh giá các quy trình thử nghiệm
—— phát triển các kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin khoa học
—— cân nhắc về nguyên tắc / đạo đức, xã hội, kinh tế và các tác động môi trường của thay đổi khoa học
—— phát triển kiến thức và đánh giá phản biện của phương pháp khoa học
—— sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ khoa học
Bài tập thí nghiệm được đồng thời thực hiện độc lập và theo nhóm nhỏ, và có sự hỗ trợ khi cần thiết cho học
sinh với Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ.

Sinh học, Hóa học, Vật lý: Đánh giá sát hạch
Tất cả những môn học này được đánh giá qua ba bài thi viết cộng với một buổi thuyết trình về báo cáo thí
nghiệm được chuẩn bị trong suốt hai năm học. Các em học sinh cần trình bày các bằng chứng trong việc tham
gia thực hiện bài tập liên ngành Nhóm 4.

Trình độ Nâng Cao

Trình độ Cơ Bản

Bài thi 1

20%

Bài thi 2

36%

Bài thi 3

24%

Kiểm tra nội bộ (Thực hành thí nghiệm)

20%

Bài thi 1

20%

Bài thi 2

40%

Bài thi 3


20%

Kiểm tra nội bộ (Thực hành thí nghiệm)

20%

Kiểm tra nội bộ 20%
Thực hành thí nghiệm (lớp Nâng Cao 60 tiếng, lớp Cơ Bản 40 tiếng) được đánh giá qua 5 tiêu chí:
—— Cam kết cá nhân
—— Khảo sát
—— Phân tích
—— Đánh giá
—— Truyền đạt thông tin

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 24

www.aisvietnam.com


AUSTRALIAN INTERNATIONAL SCHOOL

Leading to a Bright Future

Bài tập lớn Nhóm 4
Bài tập lớn Nhóm 4 là một hoạt động kết hợp nghiên cứu chung mà tất cả học sinh trong nhóm Khoa học của
Chương trình Tú tài phải tham gia. Mục đích của bài tập này là học sinh của các môn học khác nhau trong
Nhóm 4 cùng phân tích một đề tài hoặc một vấn đề thông dụng. Bài tập này sẽ là một trải nghiệm cộng tác làm
việc nhóm, trong đó quá trình tham gia thực hiện bài tập được chú trọng hơn là sản phẩm của hoạt động này.

Trong phần lớn các trường hợp, học sinh trong trường sẽ cùng tham gia nghiên cứu chung một đề tài.
Trong trường hợp số lượng học sinh lớn, có thể trường sẽ phân chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ có
đại diện của từng môn khác nhau trong nhóm khoa học. Mỗi nhóm có thể nghiên cứu chung một đề tài hoặc
khác đề tài – Như vậy, sẽ có một vài bài tập lớn của nhóm 4 trong cùng một trường.
Các em học sinh đăng ký môn Hệ thống môi trường và Xã hội không cần tham gia vào bài tập lớn Nhóm 4.

Sinh học
Làm thế nào để các phân tử lớn như gluco đi qua được màng tế bào? Tại sao tim của động vật có vú tiếp tục
đập sau khi được lấy ra khỏi cơ thể? Sự quang hợp để chuyển hóa CO2 và H2O thành đường chính xác là như
thế nào? Cách thức DNA cung cấp ‘mã di truyền’ như thế nào? Môn Sinh học của Chương trình IB sẽ giúp trả
lời những câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác mà học sinh đã tự hỏi bản thân khi học môn Sinh học ở trường Cấp
Hai.
Bản chất ý nghĩa của môn Sinh học là “nghiên cứu về cuộc sống”. Sinh học thật sự là một phạm trù rộng lớn,
bao hàm từ từng phút làm việc của các cỗ máy nano hóa học bên trong tế bào chúng ta, cho tới các khái niệm
rộng lớn như hệ sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nhà sinh học nghiên cứu một cách tỉ mỉ nhất về
bộ não con người, thành phần trong gen chúng ta, và các chức năng chính trong hệ thống cơ thể con người.
Gần đây, các nhà khoa học đã hoàn thành được việc giải mã bản đồ gen người, các trình tự cơ sở của axit
deoxyribonucleic (DNA) từ đó có thể xác định được một số khả năng bẩm sinh của chúng ta hay một số khuynh
hướng về hành vi hay bệnh tật của con người.
Trong môn Sinh học, học sinh không chỉ nghiên cứu khoa học trên một cá thể sống mà còn hiểu biết rộng về
nguyên lý tổng quát của đối tượng đó. Những nguyên lý này được xây dựng trên bốn khái niệm cơ bản xuyên
suốt môn học. Khái niệm thứ nhất, những cấu trúc trong một sinh vật sống liên kết chặt chẽ với những chức
năng của chúng. Khái niệm thứ hai là thuyết tiến hóa được đánh giá làm cơ sở tiền đề cho tính đa dạng của
sinh vật sống. Khái niệm thứ ba diễn giải về sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết cho quá trình tiếp tục sự
sống của hai thái cực hệ sinh học, từ những vi khuẩn nhỏ nhất cho tới toàn bộ hệ sinh thái con người đang sống
Khái niệm cuối cùng tập trung vào ý kiến rằng ngay cả khi có rất nhiều phân tử, quá trình, và cấu trúc của các cá
thể sống có nhiều điểm tương đồng, tuy vậy những cá thể này luôn gây kinh ngạc về sự đa dạng của chúng và
khiến cho việc trực tiếp so sánh các cá thể này hầu như không thể thực hiện.

Kiến thức cần có và nội dung đã học

Những kinh nghiệm trước đây cho thấy học sinh sẽ gặp thách thức trong việc đạt kết quả cao với môn Sinh học
ở trình độ Cơ Bản nếu không có những nền tảng hay kiến thức trước đó về khoa học. Đối với học sinh cân nhắc
đăng ký học lớp Sinh học Nâng Cao, việc đạt được thành tích tốt trong môn Sinh học ở năm học trước thật sự
rất cần thiết.

Cẩm Nang Giáo trình Cấp Ba Chương Trình Bằng Tú Tài Quốc Tế (IB)

Page 25

www.aisvietnam.com


×