Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập về cáu tạo nguyên tử ôn HSG lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.58 KB, 4 trang )

Bài tập về cấu tạo nguyên tử
1. Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên
tố đó.
2. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 58 và số khối của nguyên tử này nhỏ hơn 40. Xác định

nguyên tố R biết rằng: 1≤

N
Z

≤1,524 (Z là điện tích hạt nhân của nguyên tử).

3. Câu 1:(1 điểm) Có hai thanh kim loại X và Y, tổng số hạt (p, n, e) trong cả hai nguyên tử

X và Y là 122 hạt. Nguyên tử Y có số nơtron nhiều hơn trong nguyên tử X là 16 hạt và số
prôton trong X chỉ bằng một nửa số prôton của Y. Số khối của X bé hơn Y là 29 dvC. Xác
định X , Y.
Bài 3 (1 điểm):
Một nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 40, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện bằng 12.
a) Xác định số hạt mỗi loại trong nguyên tử A.
b) Xác định vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn và suy đoán tính chất hóa

học của chất A
4. Cho biết tổng số hạt proton, notron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A
và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt
mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A và B là nguyên tố
gì?
5. Trong tự nhiên clo là một hỗn hợp của 2 loại 35Cl17 chiếm 75% về khối lượng và 37Cl17
chiếm 25% về khối lượng. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của clo.


6. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, notron, electron bằng 40.Xác định tên
nguyên tố, viết kí hiệu hóa học của Y. Biết Y là nguyên liệu để tạo ra nhiều đồ dùng trong
gia đình.
7. Hợp chất M được tạo bởi hai nguyên tố A và B, có công thức là A 2B. Tổng số proton
trong phân tử M là 54. Số hạt mang điện trong nguyên tử A gấp 1,1875 lần số hạt mang
điện trong nguyên tử B. Xác định công thức phân tử của M?


8. Tổng số hạt của 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt
mang điện là 12
a. Xác định A và B.
b. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
9. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là
78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang
điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì?
Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau:
N= 7; Na = 11; Ca = 20; Fe = 26; Cu = 29; C = 6; S = 16
10. a/ X, Y, Z theo thứ tự là ba nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton
của X, Y, Z là 21. Xác định X, Y, Z ( pX < py < pZ ).
b/ Hợp chất A được tạo bởi hai nguyên tố M và Z có công thức M2Z3, trong A tổng số
hạt là 236. Trong hạt nhân M có n – p = 4, còn trong hạt nhân Z có n’ = p’. Xác định
M2Z3.
11. Một nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb, mỗi phân tử gồm 5
nguyên tử, khối lượng phân tử 150đvC. Xác định X, gọi tên hợp chất Al aXb.
12. Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với
hiđro.
a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.

b. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng:


m R 16
=
mH 1

.

Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.

13. Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt
mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử của
M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử của X là 8. Xác định M, X và hợp chất MX 3?
14. Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB 2 là 64. Số hạt mang điện trong hạt nhân
nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8.


a) Hãy viết công thức phân tử của hợp chất trên.
b) Hợp chất trên thuộc loại hợp chất gì? Nêu tính chất hóa học của hợp chất đó.
15. Hợp chất A có công thức dạng MXy trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, X là phi
kim có 3 lớp e trong nguyên tử. Hạt nhân M có n – p = 4. Hạt nhân X có
n’= p’ ( n, p, n’, p’ là số nơtron và proton của nguyên tử M và X ). Tổng số proton trong MX y là 58. Xác
định các nguyên tử M và X

16. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B
là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt
mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ?
Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau : ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ;
ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.
17. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 58 và số khối của nguyên tử này nhỏ
hơn 40. Xác định nguyên tố R biết rằng: 1≤ N:Z ≤1,524 (Z là điện tích hạt nhân của

nguyên tử).
18. Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro là RH4 và nguyên tố R’tạo thành hợp
chất oxit cao nhất với oxi là R’O3 .Trong hợp chất oxit cao nhất với oxi R chiếm 27,27% về
khối lượng, còn trong hợp chất khí với hiđro R’ chiếm 94,12% về khối lượng. R và R’ là
những nguyên tố nào?
19. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 6 hạt. Xác định tên nguyên tố X và vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
20. Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64.Số hạt mang điện trong hạt nhân
nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8.
a. Hãy viết công thức phân tử của hợp chất trên.
b. Hợp chất trên thuộc loại hợp chất gì?Nêu tính chất hóa học của hợp chất đó.
21. a/ X, Y, Z theo thứ tự là ba nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số
proton của X, Y, Z là 21. Xác định X, Y, Z ( pX < py < pZ ).
b/ Hợp chất A được tạo bởi hai nguyên tố M và Z có công thức M2Z3, trong A tổng số
hạt là 236. Trong hạt nhân M có n – p = 4, còn trong hạt nhân Z có n’ = p’. Xác định M 2Z3.


22. Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 10 hạt. Tìm tên nguyên tử X



×