Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC THEO lối TIẾP cận THẦN KINH não bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.83 KB, 10 trang )

I.

Bản chất của quá trình nhận thức:

Bản chất của quá trình nhận thức theo lối tiếp cận thần kinh não bộ thực chất là quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu về sự hình thành, vận động và phát triển của nhận thức trên
cơ sở các yếu tố sinh lí học thần kinh điển hình có ba yếu tố nền tảng là hệ thần kinh,
hệ nội tiết và cơ chế sinh học; đồng thời sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại để kiểm tra đánh giá sự vận hành của các yếu tố này trong việc nghiên cứu
quá trình nhận thức.
Theo hướng tiếp cận này, quá trình nhận thức được hiểu là sự hoạt động của hệ thần
kinh và các cơ quan khác thông qua các cơ chế sinh học, hóa học, điện học... để điều
khiển các hoạt động, đưa ra các phản ứng để trả lời, xử lí các kích thích từ bên ngoài
và cả những trạng thái phát sinh bên trong của cơ thể.
II.

Đặc điểm của quá trình nhận thức

Quá trình nhận thức được biểu hiện thông qua quá trình cảm giác và đặc biệt là quá
trình tri giác đồng thời chúng có mối quan hệ mang tính nền tảng với các hoạt động
cấp cao khác như trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ hay xúc cảm,...
Cảm giác là một quá trình tâm lí mà qua đó một bộ phận của cơ thể con người phản
ứng trước một kích thích. Cảm giác phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật
khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Cảm giác được biểu hiện rõ nhất thông qua hoạt động sinh lí của các giác quan thị
giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác.

Năm bộ phận của cơ thể con người và động vật (ngũ giác quan, hay ngắn: ngũ giác)
có tác dụng cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, các cơ quan
này bao gồm Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác.. Việc kích thích từ
các giác quan trên sẽ tạo ra các tín hiệu điện, đa số các tính hiệu được truyền đến vỏ


não, các phần còn lại truyền đến tiểu não. Mỗi giác quan gồm 3 phần: 1/ bộ phận cảm
biến các năng lượng kích thích thành các hưng phấn thần kinh/tín hiệu; 2/ bộ phận dẫn
truyền thần kinh; và 3/bộ phận phân tích ở vỏ não chuyển hưng phấn thành cảm giác.
Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc tri giác
này còn được gọi là thị lực, sự nhìn.


Hệ thị giác cho phép con người thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường. Hành động
nhìn bắt đầu từ khi thấu kính của mắt điều chỉnh để thu được ảnh của cảnh vật xung
quanh vào một màng lưới nhạy sáng nằm sau mắt (võng mạc). Về bản chất, võng mạc
là một phần của tách biệt não bộ, hoạt động như là một máy biến đổi để chuyển đổi
mẫu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh. Võng mạc có các tế bào nhạy với tác nhân
kích thích là ánh sáng. Chúng phát hiện các quang tử kích thích và đáp ứng bằng cách
sinh ra các xung/tín hiệu thần kinh. Các tín hiệu này được xử lý trong một cấu trúc
thứ lớp gồm các phần khác nhau của não bộ, từ võng mạc đến các nhân cong ở biên,
đến các vỏ não sơ cấp và thứ cấp.
Thính giác là một trong năm giác quan. Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách
phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ như tai.
Ở con người và các động vật có xương sống khác, việc nghe được thực hiện chủ yếu
bởi hệ thính giác: các dao động được tai phát hiện và chuyển thành các xung thần
kinh mà bộ não thu nhận. Cũng như xúc giác, thính giác đòi hỏi sự nhạy cảm đối với
chuyển động của các phân tử trong thế giới bên ngoài cơ thể. Cả thính giác và xúc
giác đều là các loại cảm giác cơ học (mechanosensation)
Thính giác ngoại vi
Hệ thống thính giác ngoại vi chịu trách nhiệm về các quá trình sinh lý của thính giác.
Đây là những quy trình cho phép tiếp nhận những âm thanh và chuyển đổi nó thành
các xung điện có thể được gửi đến não thông qua các dây thần kinh thính giác.
Thính giác ngoại vi là tai. Tai của con người được chia thành ba phần:
Tai ngoài, là các kênh năng lượng âm thanh.
Tai giữa, trong đó chuyển đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng cơ học, truyền và khuếch đại đến tai trong.

Tai trong, thực hiện công việc chuyển đổi cuối cùng của năng lượng cơ học thành các
xung điện.
Thính giác trung tâm
Hệ thống thính giác trung tâm bao gồm: 30.000 tế bào thần kinh được tạo thành dây
thần kinh thính giác và truyền xung điện để não để xử lý, và vùng bộ não dành riêng
cho việc xử lý tín hiện. Thông qua các dây thần kinh thính giác, não nhận được thông
tin có chứa kiểu mẫu đặc trưng của mỗi âm thanh và so sánh với những khác biệt
được lưu trữ trong bộ nhớ (kinh nghiệm quá khứ) để nhận dạng chúng. Mặc dù các
thông tin nhận được không tương ứng với các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ, bộ
não cũng cố gắng để thích ứng với một mô hình được biết đến với những người xem
xét mà bạn mong muốn. Nếu nó không thể tìm thấy một mô hình tương tự như thông


tin nhận được, bộ não có hai lựa chọn: nó từ chối hoặc lưu trữ. Nếu lưu trữ, sẽ tạo ra
một mô hình mới có thể được so sánh.
Vị giác là một hình thức cảm nhận hóa học trực tiếp. Vị giác là một trong năm giác
quan của con người. Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các
chất như thực phẩm, một số khoáng chất và các chất độc (độc tố). Ở con người và
động vật có xương sống khác, sự cảm nhận vị kết hợp với một phần cảm nhận mùi
trong nhận thức của não về mùi vị. Ở phương Tây, người ta xác định được bốn cảm
giác vị truyền thống: mặn, ngọt, chua và đắng. Trong khi đó người phương Đông quan
niệm có năm vị cơ bản là mặn, ngọt, chua, cay và đắng, hoặc thậm chí là sáu vị (thêm
vị umami). Vị giác là một chức năng cảm giác của hệ thần kinh trung ương. Các tế
bào tiếp nhận vị của con người có trên bề mặt của lưỡi, dọc theo vòm miệng và trong
biểu mô của họng và nắp thanh quản.
Khứu giác là một trong năm giác quan của con người và động vật. Giác quan này có
tác dụng cảm nhận mùi. Ở người cơ quan này là mũi.
Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay,
chân...).
Nnững nhận thức này được coi là một trong năm giác quan của động vật có thể nhận

biết hay ước lượng cấu tạo bề mặt, trọng lượng, độ lớn, độ nóng của vật chất hay đối
tượng qua tiếp xúc bằng da, qua các động tác như rờ, nắn, nâng, cọ xát, ôm... Những
nhận thức này được chuyển thẳng lên não và cho phép não đánh giá và xác định nhiệt
độ, sự nguy hiểm (tạo cảm giác đau đớn, nóng lạnh... và tạo phỏng, bị thương)...
 các giác quan được ví như “ăng ten” để thu nhận các thông tin từ thế giới bên

ngoài, các giác quan này là khởi điểm, là bước đầu của quá trình nhận thức của
con người.
Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh sự vật hiện tượng một
cách trọn vẹn. Tri giác không phải tổng hợp đơn giản của các cơ quan cảm giác mà đó
chính là sự phân loại, giải thích, phân tích, tích hợp các kích thích từ các cơ quan cảm
giác. Ví dụ như: Khi ta xem ca nhạc mọi giác quan sẽ hoạt động giúp ta nhận thức đầy
đủ các đặc tính như bài hát tên gì, ai hát...
Cơ sở sinh lí quan trọng cho 2 quá trình trên thực chất theo lối tiếp cận thần kinh đó
chính là não bộ - nói cách khác đó là chức năng nhận thức não bộ.


III.

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới
dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên
biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần
kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ
bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng.

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não,
tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận
trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần
kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực
vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối

giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ
được tập quen (PXĐTQ) rất phức tạp mà không sinh vật nào có được.
Vì vậy, việc "vệ sinh" hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn
đạt chất lượng hoạt động cao.Để nghiên cứu vấn đề này ta bắt đầu tìm hiểu hệ thần
kinh, mà ở đây đặc biệt là não bộ với đơn vị cấu trúc cơ bản là Tế bào thần kinh và
Hệ thần kinh
1. Tế bào thần kinh

Các tế bào thần kinh có khả năng truyền dẫn thông tin dưới dạng các xung động thần
kinh từ tế bào này sang tế bào khác phối hợp giữa tiếp nhận cảm giác và vận động. Hệ
thần kinh có 2 loại tế bào chính: tế bào thần kinh (neuron) và tế bào thần kinh đệm
(neuroglia). Một tế bào thần kinh neuron gồm 3 phần cơ bản: thân tế bào, sợi trục và
đuôi gai.
Neuron là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thống thần kinh và là một phần quan trọng nhất
của não. Thân và sợi nhánh của các nơron tạo thành chất xám. Sợi trục cấu tạo chất
trắng trong não. Neuron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất
trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị
tổn thương.
Phương thức tiếp hợp giữa các neuron thần kinh là thông qua Synapse – có vai trò
trung gian truyền dẫn tín hiệu từ một Neuron này đến một Neuron khác, hoặc từ một
Neuron đến khớp thần kinh.
Mỗi Synapse gồm 3 phần. Phần trước Synapse: Neuron truyền tín hiệu đi, là cúc tận
cùng có chứa chất trung gian hóa học. Khe Synapse: khoảng hở giữa phần trước và
phần sau Synapse, tại đây có các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải chất trung
gian hóa học. Phần sau Synapse là Neuron nhận tín hiệu, phần sau này là màng của
Neuron hoặc là màng của tế bào cơ quan, phần này có một cấu trúc đặc biệt đóng vai
trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi là thụ thể.


 Chức năng dẫn truyền xung động thần kinh của Neuron: Mọi thông tin đi vào


và đi ra khỏi hệ thần kinh đều được truyền qua Neuron dưới dạng các xung động
thần kinh. Các xung động này truyền đi theo một chiều nhất định nhờ chức năng
dẫn truyền đặc biệt của Synapse. Xung động thần kinh truyền đi trong Neuron
theo cơ chế điện học, còn ở Synapse theo cơ chế hóa học.
2. hệ thần kinh ngoại biên (chủ yếu xem xét các dây thần kinh – giác quan)
một hệ thống phức tạp của các dây thần kinh và nhánh dây thần kinh được chia nhánh từ các rễ thần
kinh tủy sống. Các dây thần kinh đi ra khỏi ống sống đến chi trên (tay, bàn tay và ngón tay), đi đến
các cơ của thân mình, đi đến chi dưới (chân, bàn chân và ngón chân) và đi đến các cơ quan trong cơ
thể, các tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống đến một vị trí xác định trên
cơ thể con người Bất cứ bệnh lý hoặc tổn thương nào tác động chức năng của tủy sống ở một vị trí
nào đó của tủy thì có thể dẫn đến hậu quả mất chức năng cảm giác và chức năng vận động của tủy
sống ở phía dưới chỗ bị tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh lý hoặc tổn thương,
sự mất chức năng này có thể vĩnh viễn.
Các giác quan và vai trò của nó đối với việc tiếp nhận thông tin.
Con người có 5 giác quan (thi giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) ngoài ra còn có giác quan thứ
6 – linh cảm. Sự tiến hoá (TK mạng → TK hạch → TK ống → Phân hoá) và dần dần có sự chuyển hoá
thành các chức năng. Mỗi giác quan đã được phát triển theo hướng chuyên môn hoá, để tiếp nhận các
loại kích thích phù hợp (ví dụ như mắt tiếp nhận ánh sáng, tai tiếp nhận âm thanh,…).
Mỗi giác quan được cấu tạo thành 3 bộ phận:
*Bộ phận nhận cảm:
Tiếp nhận các kích thích từ môi trường, nó chỉ tiếp nhận các loại kích thích thích hợp, thường gọi là bộ
phận ngoại biên.
*Bộ phận dẫn truyền:
gồm các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin từ tế bào cảm giác về trung ương thần kinh,
thường gọi là bộ phận dẫn truyền hướng tâm.
*Bộ phận trung ương:
có cấu trúc tương ứng trong hệ thần kinh, làm nhiệm vụ tích hợp các thông tin rồi xử lý nó và lại phát ra
các thông tin để truyền đến cơ quan tương ứng, đáp lại các kích thích vừa nhận được.
Nếu các giác quan bị tổn thương thì việc tiếp nhận thông tin sẽ thiếu chính xác, dẫn đến các phản ứng

không kịp thời và ảnh hưởng đến cơ thể.


1. Cơ quan xúc giác (cơ quan không chuyên trách)
Không có cơ quan chuyên trách, các tế
bào xúc giác nằm rải rác ở trên bề mặt da.
Xúc giác là cơ quan đầu tiên chúng ta có
được và cũng là cơ quan cuối cùng tồn tại
khi chúng ta mất đi.
Tiếp nhận thông tin bằng:
(1) cảm giác cơ học như cầm, nắm, sờ, mó sẽ
xuất hiện cảm giác đau (thông báo kích
thích có hại)

(2) cảm giác nhiệt độ


(3) cảm giác xúc giác tinh vi có ý thức, nhờ nó mà ta có thể nhận biết được, phân biệt được các cảm
giác, xúc giác vô cùng tinh vi
(4) cảm giác nội tạng , đó là các thụ quan tiếp nhận các kích thích về ma sát, áp lực,…tác động đến
việc tự điều chỉnh và điều hoà hoạt động của các nội quan,




(5) cảm giác bản thể , nó nằm xen kẽ trong các sợi cơ ở trong các bắp cơ, ở phần xương bám với
cơ và khớp, khi kích thích các thụ quan bản thể này đem lại 2 cảm giác:
Sâu không ý thức và sâu có ý thức
Giúp cơ thể tự điều chỉnh các hành động một cách chính xác, tiết kiệm lực.


Các cảm giác xúc giác mang tính chủ thể, nó có tác động giúp cho cơ thể thích ứng với các hoạt
động ở trong mỗi một thời điểm, nó giống như một “ăng ten” để tiếp nhận sóng.
Hệ thống cảm giác có cơ quan chuyên trách.
3. Cơ quan thị giác:90 % thông tin từ bên ngoài vào con người là thông qua thị giác, thị giác tiếp
nhận kích thích ánh sáng từ các sự vật hiện tượng, nó giống như một “máy ảnh” tinh xảo gồm
các tế bào que (đêm) và nón (ngày). → Như vậy, cơ quan thị giác đóng vai trò đặc biệt quan
trọng.
4. Cơ quan khứu giác: chuyên tiếp nhận các kích thích về mùi (mùi dễ chịu 20% và mùi không dễ
chịu là 80%) do các tế bào cảm giác nằm ở màng nhày của khoang mũi truyền đến cho chúng ta
thông tin về trạng thái của sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến thái độ
5. tình cảm của mỗi người và quy định nên những hành động của con người đối với đối sự vật
hiện tượng đó.
6. Cơ quan vị giác: Trên bề mặt lưỡi có nhiều trồi vị giác để tiếp nhận các kích thích vị: ngọt, chua,
mặn, đắng.
7. Khứu giác và vị giác có quan hệ chặt chẽ với nhau. VỊ DỤ giúp chúng ta nhận thức vị của thức
ăn, có nghĩa là giúp chúng ta hiểu biết hơn về đối tượng.
8. Cơ quan thính giác:là cơ quan cảm giác chuyên nhận các kích thích của âm thanh. Cơ chế diễn
ra của nó là sự tiếp nhận và truyền âm. Cơ quan thính giác có thể kết hợp với vị giác để bổ sung,
hỗ trợ, bù trừ cho nhau.


▬► Tóm lại, các giác quan được ví như “ăng ten” để thu nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài, các
giác quan này là khởi điểm, là bước đầu của quá trình nhận thức của con người

3. Hệ thần kinh trung ương
Hệ thần kinh trung ương gồm có: Não bộ và Tủy sống. Cấu tạo gồm: chất xám và chất
trắng
III.1 Não bộ

Não người được cấu tạo bởi khoảng 100 tỷ neuron và nặng khoảng 1300 -1400g. Bao

gồm đại não, đồi thị và vùng hạ đồi (tiểu não và thân não).
a. Đại não

Chiếm 80-85% thể tích của toàn não bộ và được chia làm 2 nửa, gọi là bán cầu đại
não. Mặt ngoài đại não là 1 lớp chất xám dày 2-5mm gọi là vỏ đại não.
Đối với 2 bán cầu đại não, bán cầu bên phải tiếp nhận cảm giác và điều khiển các cơ ở
nửa bên trái của cơ thể và ngược lại. Hiện tượng này là do sự bắt chéo của các bó sợi
thần kinh ở hành não.
Bán cầu bên phải thiên về phân tích các thông tin có liên quan đến việc cảm nhận
không gian, hình ảnh, nghệ thuật và âm nhạc. Bán cầu não trái được cho là liên quan
tới những kỹ năng phân tích và ngôn ngữ (đọc, viết, lý luận, trừu tượng hóa, toán…).
 Tuy mỗi bán cầu phụ trách xử lí thông tin riêng, nhưng chúng không biệt lập mà

nối với nhau bằng các cấu trúc thần kinh, nhằm thống nhất với nhau trong quá
trình nhận thức của con người.
Đại não còn được chia làm 4 thùy có đảm nhiệm những chức năng khác nhau: Thùy
trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm.
Cuối cùng, là phân chia các vùng chức năng của vỏ đại não, có 3 loại vùng chức năng:
vùng vận động- kiểm soát chức năng vận động theo ý muốn, các vùng cảm giác- chức
năng phân tích cảm giác, các vùng liên hợp- tích hợp nhiều thông tin khác nhau để
điều khiển cơ thể có được những đáp ứng có chủ đích và hiệu quả).
b. Vùng đồi thị

Đồi thị nằm phía dưới đại não và phía trên vùng hạ đồi. Là trạm trung truyển của tất
cả các đường cảm giác, ngoại trừ khứu giác. Đồi thị tích hợp cảm giác sao cho cơ thể
có thể nhận biết toàn bộ chứ không phải từng cảm giác riêng lẻ.


c.


Vùng hạ đồi

Tham gia điều tiết hoạt động của tuyến yên và qua tuyến yên tác động đến các tuyến
nội tiết khác. Vùng hạ đồi bao gồm tiểu não và thân não.
Vùng tiểu não điều hợp giúp giữ thăng bằng và làm cho cử động trở nên nhịp nhàng
hơn.
Thân não nối 2 bán cầu não, với tủy sống và với tiểu não. Thân não bao gồm: Trung
não- nơi có trung khu phản xạ thị giác và thính giác giúp quay đầu và mắt để định vị
âm thanh khi nghe. Cầu não - có trung khu hô hấp phối hợp với hành não điều hành
nhịp thở bình thường. Hành não – nơi các bó thần kinh từ đại não đi xuống bắt chéo
để chạy sang chi phối cho nửa bên đối diện của cơ thể, ở hành não có nhiều trung khu
quan trọng điều hòa hoạt động sinh tồn của cơ thể: trung khu điều hòa hoạt động tim,
trung khu vận mạch, trung khu hô hấp; ngoài ra, hành não cũng liên quan đến phản xạ
nuốt, phản xạ nôn, phản xạ ho, hắt hơi.
d. Tủy sống

Tủy sống (tủy gai), có hình trụ dẹt, dài 42-45cm được đựng trong ống sống. Tủy sống
có 2 chức năng chính: dẫn truyền và phản xạ.
Chức năng dẫn truyền: tủy sống truyền các xung động thần kinh từ các trung
khu phản xạ ở tủy lên não bộ và ngược lại.
• Chức năng phản xạ: các trung khu phản xạ ở tủy sống tiếp nhận và truyền các
tín hiệu qua các neuron của cung phản xạ.


3.
Tóm lại: Hệ thần kinh với cấu tạo chức năng đặc biệt của não bộ, mà con
người mới có khả năng nhận thức thế giới từ những cái đơn giản đến
nhận thức được cái bản chất, phức tạp và khái quát được những đặc điểm
chung của sự vật hiện tượng,hình thành nên những tri thức mới cho con
người.

IV.

Quá trình phát triển nhận thức

Quá trình nhận thức theo khao học thần kinh não bộ cũng đi theo từng mức độ nhận
thức khác nhau:
1. Quá trình cảm giác

Thông qua hoạt động của hệ thần kinh bằng các xung động thần kinh truyền tín hiệu
đi và trả lời các kích thích một cách sinh động, hoạt động nhận thức này gắn liền với
các giác quan.


2. Quá trình tri giác

Bản chất của tri giác là sự nhận biết các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, từ
đó liên kết các thuộc tính đó, đặt chúng trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian,
kích thước, mùi vị,…sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng và
kết quả là đem lại một hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng.
3. Quá trình trí nhớ

Khi một kích thích tương tự truyền đến thì tín điện lại phát sinh và làm sống lại các
phản ứng hoá học trên tế bào thần kinh mà nó đã đi qua và làm cho con người nhớ lại
được các sự việc trong quá khứ.
Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở trong trạng thái của một đứa trẻ sơ
sinh.
V.

Ứng dụng vào giáo dục


Ứng dụng nghiên cứu quá trình nhận thức theo lối tiếp cận thần kinh não bộ, cùng với
kiến thức sinh lí học thần kinh vào việc phát triển giáo dục, cụ thể là người học.
 Về khía cạnh sinh học
-

-

Não bộ được chia thành 2 nửa bán cầu, nên tránh tập trung vào 1 phần hay 1 vùng
chức năng cụ thể, nên để não bộ được vận hành và hoạt động đồng đều giữa các
vùng. Ví dụ: học tập kết hợp với thư giãn, kết hợp các môn học tư duy với các bộ
môn nghệ thuật,…
Vệ sinh giấc ngủ chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.
Phát huy hoạt động các giác quan được nhạy bén (dạy học có hình ảnh và âm
thanh, trực quan sinh động…)
Bảo vệ sức khỏe, bảo vệ não, đảm bảo cho các quá trình sinh lí được diễn ra bình
thường và hiệu quả thông qua ăn uống, thể thao, giấc ngủ,…
Rèn luyện khả năng nhớ, hạn chế quên
 Về khía cạnh môi trường

-

Trong dạy học, phải thường xuyên củng cố hứng thú cho học sinh,tạo ra một
không khí học tập thoải mái, tạo lòng tin thông qua giao tiếp và hợp tác cho học
sinh khi tiếp nhận tri thức.
Chính những yếu tố này giúp não bộ phát huy tính nhạy bén, tiếp nhận và xử lí
thông tin, quá trình nhận thức diễn ra hiệu quả.




×