Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Noi quy lao dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.42 KB, 11 trang )

NỘI QUY LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số…....../200....../QĐ-CVCĐL
ngày......../......./200.........của Giám đốc Công ty Cavico Điện lực và Tài
nguyên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Nội quy lao động áp dụng đối với toàn bộ người lao động đang
làm việc tại công ty, bao gồm cả người lao động trong thời gian thử việc
và học việc.
Điều 2: Nội quy lao động được ban hành là những quy định bắt buộc
người lao động phải tuân thủ nhằm tăng cường công tác quản lý và xác
định rõ trách nhiệm của người lao động trong công việc, đảm bảo nâng
cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng
các quy định chung của Nhà nước về quản lý và sử dụng lao động. Nội
quy là cơ sở để xác định mức độ vi phạm, trách nhiệm vật chất, hình
thức và mức độ xử lý kỷ luật đối với lao động làm việc tại công ty, để
tăng cường tính kỷ luật lao động, giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty
nói riêng và trong địa bàn khu vực nói chung.
Điều 3: Các trường hợp không quy định trong bản Nội quy lao động này
được thực hiện theo Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp luật hiện
hành của Nhà nước về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Chương II

THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
Điều 4: Thời giờ làm việc
1. Đối với khối lao động làm việc tại Văn phòng công ty
Thời gian làm việc được quy định 08 giờ/ngày, 44 giờ/tuần, một tuần làm
việc từ thứ hai đến hết sáng thứ bảy.
+ Sáng


+ Chiều

: 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút.
: 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

2. Đối với khối lao động làm việc tại các Công trường:
Đối với người lao động tại các Công trường thực hiện làm việc theo ca
liên tục trong ngày quy định 08 giờ/ca bằng 01 công sản xuất. Tuỳ theo
đặc điểm từng công trường và từng giai đoạn thi công, chỉ huy trưởng
công trường sẽ quy định thời gian làm việc cụ thể.

1


3. Thời giờ làm việc của lao động bình thường không quá 08 giờ/ngày,
hoặc 48 giờ/tuần. Nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không quá 07
giờ/ngày. Nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 06
giờ/ngày. Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo
quy định của Nhà nước.
4. Trường hợp do yêu cầu của sản xuất, người sử dụng lao động và người
lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ.
Điều 5: Thời giờ nghỉ ngơi
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ, 07 giờ, 06 giờ tuỳ theo từng
ngành nghề quy định thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
2. Làm việc vào ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ
làm việc.
3. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ khi chuyển
sang ca khác.
4. Ngày nghỉ hưởng lương theo chế độ của Nhà nước:
a/ Nghỉ ngày Lễ, Tết:

+ Tết Dương lịch (1/1)

: 01 ngày;

+ Ngày chiến thắng (30/4)

: 01 ngày;

+ Ngày quốc tế lao dộng (1/5) : 01 ngày;
+ Ngày Quốc khánh (02/9)

: 01 ngày;

+ Tết Âm lịch
đầu năm).

: 04 ngày (01 ngày cuối năm, 03 ngày

+ Ngày Giỗ Tổ

: 01 ngày ( ngày 10 tháng 3 âm lịch)

Những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ
bù vào ngày tiếp theo.
b/ Nghỉ phép năm:
- Thời gian nghỉ phép năm trong năm được tính từ 1/1 đến hết ngày
31/12 của năm đó.
- Người lao động làm việc liên tục 01 năm thì được nghỉ phép 12 ngày
đối với lao động bình thường; 14 ngày đối với lao động nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; 16 ngày đối với lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm. Những ngày nghỉ phép trên không tính ngày đi đường (ngày
đi đường không hưởng lương và phụ cấp).
- Người lao động làm việc tại công ty có thời gian từ 5 năm trở lên thì cứ
5 năm làm việc liên tục thì được hưởng thêm 1 ngày phép.
- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về thời
điểm nghỉ phép hàng năm, nghỉ 1 lần hoặc nhiều lần.

2


- Người sử dụng lao động có quyền lên kế hoạch sắp xếp lịch nghỉ hàng
năm cho người lao động để phù hợp với sản xuất của Công ty (có chú ý
đến nguyện vọng của người lao động) và thông báo cho người lao động
được biết.
c/ Nghỉ việc riêng:
- Kết hôn

: 03 ngày;

- Con kết hôn

: 01 ngày;

- Bố mẹ vợ/chồng, vợ, chồng, con chết

: 03 ngày;

- Nghỉ trước và sau khi sinh con : Lao động nữ khi sinh con được nghỉ 04
tháng. Trong thời gian nghỉ được hưởng 100% mức lương cơ bản.
- Ốm đau, nghỉ để nằm viện điều trị : theo giấy khám bệnh và quyết

định của cơ quan Y tế và được hưởng theo chế độ nếu đã đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế;
5. Nghỉ việc riêng không hưởng lương: Người lao động được nghỉ việc
riêng không hưởng lương sau khi thoả thuận và được sự đồng ý của
người sử dụng lao động.
Chương III

AN NINH - TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
Điều 6: Người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật của nhà
nước. Thực hiện nghiêm nội quy, quy chế của công ty. Chấp hành đúng
quy trình, quy phạm về công nghệ, kỹ thuật và an toàn lao động trong
khi làm việc.
Điều 7: Nghiêm chỉnh chấp hành giờ giấc làm việc theo đúng quy định
tại điều 4 Nội quy này, phải có tác phong cư xử hoà nhã, lịch thiệp,
không đi muộn về sớm, không làm việc riêng, không gây mất trật tự nơi
làm việc, không được bỏ vị trí sản xuất, công tác, khi cần thiết phải được
sự đồng ý của người quản lý trực tiếp. Nghiêm cấm sử dụng bia, rượu
hoặc chất kích thích trong khi làm việc
Điều 8: Nghiêm cấm các hành vi như bài bạc, cá cược, nghiện hút, mại
dâm… trong công ty và công trường. Khi phát hiện ra những biểu hiện tệ
nạn xã hội, người lao động phải có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm
quyền giải quyết.
Điều 9: Thực hiện đúng chế độ giao nhận ca, hết mỗi ca nếu chưa có
người đến nhận ca cũng không được dời nơi làm việc, trường hợp này
phải báo cáo với người quản lý trực tiếp để có biện pháp giải quyết.
Không được cho người khác làm thay công việc của mình khi chưa được
sự đồng ý của cấp quản lý.
Điều 10: Nghiêm cấm mang trang thiết bị, vật dụng chung của Công ty
sử dụng vào mục đích cá nhân; trộm cắp, tham ô, chiếm dụng tài sản,


3


công quỹ, tiền bạc của công ty hoặc đồng nghiệp; thu thập, giả mạo,
khai gian trá hồ sơ cá nhân, hồ sơ số liệu của công ty.
Chương IV

AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 11: Mọi người phải chấp hành Nội quy về an toàn vệ sinh lao động
theo quy định của nhà nước, công ty và ban chỉ huy công trường. Người
lao động chỉ được làm việc khi đã có hiểu biết và ý thức về an toàn vệ
sinh lao động.
A/ An toàn lao động:
Điều 12: Người lao động có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi hướng
dẫn các quy định về quy trình an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,
bảo hộ thoát hiểm. Thực hiện tốt các quy trình, quy phạm kỹ thuật, chế
độ bảo dưỡng kiểm tu và sửa chữa thiết bị.
Điều 13: Người lao động phải tuân thủ tuyệt đối các quy định, quy trình
về an toàn vận hành máy móc thiết bị. Chỉ có những người đã được đào
tạo, cấp thẻ mới được vận hành các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, khi lao động phải mang đầy đủ các trang thiết
bị bảo hộ lao động cần thiết. Sử dụng đúng trang bị bảo hộ lao động,
thực hiện chế độ bàn giao ca, ghi sổ sách đầy đủ, trung thực, thực hiện
đúng mệnh lệnh, đúng công việc được giao, nghiêm cấm việc sử dụng
trang bị bảo hộ lao động trái với quy định.
Điều 14: Người lao động không được sử dụng hoặc điều khiển các máy
móc thiết bị khi không nắm rõ quy trình vận hành, quy định sử dụng.
Điều 15: Người lao động có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn các trang
thiết bị được giao trong quá trình làm việc. Trường hợp nơi làm việc có
nguy cơ xảy ra mất an toàn cao, người lao động phải có trách nhiệm xử

lý, đồng thời báo cáo các bộ phận chức năng để có phương án xử lý,
khắc phục.
Điều 16: Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ: sử dụng thành thạo
các dụng cụ, phương tiện cứu hoả, chấp hành đầy đủ nội quy, quy định
về phòng chống cháy nổ, thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, phát
huy sáng kiến cải tiến về BHLĐ.
B/ Vệ sinh lao động
Điều 17: Người lao động phải giữ gìn vệ sinh máy móc thiết bị, phải thu
dọn sạch sẽ nơi làm việc, thu dọn phế liệu, rác thải đúng quy định, đảm
bảo vệ sinh nơi làm việc trước khi bàn giao ca. Luôn giữ gìn môi trường
vệ sinh chung cũng như sinh hoạt, tạo cảnh quan sạch sẽ, gọn gàng
trong khu vực công ty và công trường.
Điều 18: Trong quá trình làm việc, người lao động khi phát hiện các
nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh có trách nhiệm báo cáo kịp thời đến bộ

4


phận quản lý nhằm thay đổi, bổ sung các quy định vệ sinh lao động
cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty và công trường.
Chương V

BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ BÍ MẬT CÔNG NGHỆ
Điều 19: Người lao động, trên mọi cương vị đều phải có trách nhiệm
bảo vệ tài sản chung của công ty, gặp trường hợp tài sản bị xâm hại,
thiên tai, địch hoạ phải tự giác bảo vệ, ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại và
kịp thời báo cho người quản lý trực tiếp hoặc cơ quan chức năng giải
quyết.
Điều 20: Người lao động được giao nhiệm vụ quản lý tài sản phải chịu
trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo đảm an toàn cho tài sản, tránh mất

mát, hư hỏng đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả.
Điều 21: Người lao động có trách nhiệm giữ gìn bí mật công nghệ, bí
mật kinh doanh và tài liệu quan trọng khác coi đó là tài sản riêng của
công ty. Phải chấp hành đầy đủ, chặt chẽ chế độ về lưu giữ, quản lý hồ
sơ, tài liệu. Nghiêm cấm việc tiết lộ bí mật sản xuất kinh doanh của
công ty.
Chương VI

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM
VẬT CHẤT
A. Khen thưởng
Điều 22: Người lao động có thành tích trong sản xuất kinh doanh, chấp
hành tốt nội quy, quy định của công ty được khen thưởng theo quy chế
khen thưởng – kỷ luật của công ty.
B. Kỷ luật lao động
Điều 23: Hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức kỷ luật.
1. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động:
- Người lao động không chấp hành đúng các quy định, nội quy, quy chế
hiện hành của Công ty đều coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động và bị
xử lý kỷ luật;
- Những hành vi vi phạm kỷ luật lao động được áp dụng các hình thức kỷ
luật lao động theo quy định của nội quy lao động, quy chế khen thưởng
– kỷ luật của công ty, quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản
hiện hành của Nhà nước có liên quan.
2. Các hình thức kỷ luật
2.1. Hình thức khiển trách được áp dụng trong những trường hợp sau
(thời gian áp dụng hình thức kỷ luật tính trong 03 tháng):

5



- Đi muộn, về sớm không có lý do hợp pháp;
- Không mang theo đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân;
- Nghỉ 1 ngày không lý do;
- Gây mất đoàn kết ở mức độ nhẹ trong phạm vi Công ty;
- Các hành vi vi phạm nội quy, kỷ luật lao động ở mức độ nhẹ và vi
phạm lần đầu.
2.2. Cảnh cáo và xử phạt hành chính được áp dụng trong các trường hợp
sau (thời gian áp dụng hình thức kỷ luật tính trong 06 tháng):
- Tất cả những hành vi vi phạm đã bị khiển trách nếu tái phạm trong thời
gian 03 tháng;
- Uống rượu bia hoặc có hành vi bất nhã, la lối mất trật tự tại công ty
hoặc nơi làm việc;
- Không chấp hành sự điều động, phân công công việc của người quản lý
trực tiếp;
- Không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất công tác theo yêu cầu về số
lượng, chất lượng, nội dung công việc, thời gian hoàn thành hoặc làm
bừa, làm dối, làm ẩu.
- Những người bị xử lý kỷ luật cảnh cáo tuỳ theo mức độ vi phạm hoặc
bồi thường vật chất.
2.3. Hình thức chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong
thời hạn 06 tháng được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Các hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo mà vẫn tái
phạm trong thời gian chịu hình phạt;
- Không chấp hành sự phân công điều chuyển tạm thời trong nội bộ đơn
vị của trưởng phòng ban hoặc chỉ huy trưởng công trường;
- Các hành vi vi phạm nội quy, kỷ luật lao động mà gây hư hỏng, mất
mát đến tài sản của Công ty trị giá dưới 5 triệu đồng.
2.4. Sa thải và tuỳ mức độ để thông báo cho cơ quan pháp luật xử lý:
- Không chấp hành sự phân công điều chuyển tạm thời trong nội bộ công

ty của Giám đốc;
- Tuyên truyền, phát ngôn bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình
ảnh, uy tín của công ty. Xúi giục, cục bộ, bè cánh làm ảnh hưởng đến
tình hình hoạt động tại công trường cũng như văn phòng.
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, nhận hối lộ gây hậu quả
xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của Công ty;
- Tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của Công ty gây thiệt hại
nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của Công ty;

6


- Cố ý làm trái quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh lao động, phòng
cháy cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, quy trình công nghệ gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, uy tín của Công ty;
- Người lao động đã bị xử lý kỷ luật chuyển công tác khác mà vẫn tái
phạm trong thời gian 06 tháng;
- Đánh người gây thương tích phải điều trị tại trạm y tế hoặc bệnh viện,
đánh nhau gây mất trật tự tại nơi làm việc;
- Thiếu tinh thần trách nhiệm gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, có
hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của Công ty từ 5
triệu đồng trở lên;
- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày trong tháng hoặc 20 ngày trong
năm (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng;
- Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc riêng được
Giám đốc cho phép mà quá 7 ngày không có mặt tại Công ty;
- Người lao động nghiện hút ma tuý, mại dâm, tham gia băng nhóm côn
đồ, xã hội đen;
- Người lao động vi phạm kỷ luật lao động nghiêm trọng, vi phạm pháp
luật thì bị xử lý theo pháp luật.

Điều 24: Trong thời gian thực hiện án kỷ luật, nếu người bị kỷ luật chấp
hành tốt, biết hối lỗi hoặc có thành tích trong lao động thì được xét
giảm nhẹ hình thức kỷ luật.
Điều 25: Người trực tiếp quản lý đơn vị có người lao động vi phạm kỷ
luật lao động thì tuỳ mức độ vi phạm và thiệt hại, Giám đốc sẽ quyết
định hình thức kỷ luật phù hợp.
C. Trách nhiệm vật chất
Điều 26: Các vi phạm phải chịu bồi thường vật chất
1. Nếu gây thiệt hại nghiêm trọng thì người lao động ngoài việc phải
chịu trách nhiệm hình sự phải đền bù thiệt hại cho Công ty theo pháp
luật quy định.
- Trường hợp có hợp đồng quy định rõ trách nhiệm vật chất thì phải bồi
thường theo nội dung của hợp đồng đó.
2. Các vi phạm sau đây phải chịu bồi thường vật chất
- Làm hư hỏng, mất mát tài sản của Công ty;
- Sử dụng tài sản sai mục đích gây thiệt hại cho Công ty;
- Sử dụng vật tư tiêu hao quá định mức (theo định mức cụ thể của từng
ngành);
- Làm thất thoát công quỹ;

7


- Thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc làm sai quy trình, quy phạm làm hư
hỏng máy móc, vật tư, thiết bị, sản phẩm;
- Mua vật tư thiết bị nguyên liệu kém phẩm chất sai quy cách so với tiêu
chuẩn được duyệt gây thiệt hại;
- Xuất nhập kho nhầm lẫn gây thiệt hại cho Công ty;
- Nghiệm thu đánh giá sản phẩm sai gây thiệt hại cho Công ty;
- Không hoàn thành về số lượng, chất lượng và tiến độ công việc được

giao gây thiệt hại về lợi ích và uy tín của Công ty;
- Ăn cắp, hối lộ, tham ô;
- Các hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích, tài sản của Công ty.
Điều 27: Mức độ bồi thường
- Các trường hợp gây thiệt hại cho Công ty đều phải bồi thường vật chất
một phần hay toàn bộ phần thiệt hại theo giá thị trường, sa thải hoặc
truy tố trách nhiệm hình sự;
- Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật và các bộ phận liên quan hoặc
Giám đốc công ty xem xét mức độ bồi thường;
- Trong trường hợp cần thiết Giám đốc Công ty sẽ thành lập tiểu ban
điều tra. Khi có kết luận của tiểu ban điều tra, lãnh đạo Công ty họp xét
kỷ luật và mức độ bồi thường.
- Nếu do sơ xuất và người lao động tích cực khắc phục hậu quả, thành
khẩn khai báo thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ mức bồi thường;
- Nếu do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc thực hiện sai quy trình quy
phạm hay do cố ý thì phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại;
- Tất cả các trường hợp gây thiệt hại đều bị cắt hoặc giảm thưởng của
đơn vị vi phạm;
- Khi xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất
có căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế, có tính đến quá trình công
tác, hoàn cảnh của bản thân và gia đình;
- Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn mà người có trách
nhiệm đã làm hết sức mình thì không phải bồi thường;
- Phải bồi thường giá trị thiệt hại trực tiếp do mình gây ra bao gồm cả lợi
ích và tài sản của công ty;
- Khi xét bồi thường phải có mặt đương sự, đại diện ban chấp hành công
đoàn sơ sở;
- Trong thời gian đang thực hiện việc bồi thường nếu bản thân hoặc gia
đình người phạm lỗi gặp khó khăn đột xuất trong đời sống thì công đoàn
đơn vị thoả thuận với lãnh đạo công ty cho tạm hoãn hoặc kéo dài thời

gian bồi thường (trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định);

8


- Mức bồi thường do Giám đốc quyết định được lưu hồ sơ nhân sự tại
Công ty, phòng Tổ chức - Hành chính Công ty là đơn vị soạn thảo Quyết
định trình Giám đốc ký;
- Người có kết luận về lỗi và đang thực hiện bồi thường nếu phát hiện
thấy những sự việc, tình tiết mới liên quan đến kết luận trước đây về lỗi
và mức độ bồi thường thì được Giám đốc xem xét, quyết định lại cho phù
hợp.
Điều 28: Phương thức bồi thường
- Người gây thiệt hại đến tài sản của Công ty phải bồi thường giá trị thiệt
hại cho Công ty bằng tiền mặt (lương, khoản ký quỹ) hoặc vật chất.
Giám đốc công ty sẽ quy định phương thức và thời gian bồi thường;
- Người lao động vi phạm kỷ luật có trách nhiệm bồi hoàn bằng tiền
hoặc có đơn đề nghị các bộ phận chức năng khấu trừ vào lương, nhưng
tối đa một lần khấu trừ không được quá 30% thu nhập/lần khấu trừ hoặc
khấu trừ từ khoản ký quỹ thế chấp của người lao động đó (nếu có);
- Nếu người phạm lỗi đã bồi thường được 50% tổng số tiền phải bồi
thường và tích cực làm việc, có thành tích trong lao động sản xuất, công
tác thì Giám đốc có thể xem xét miễn hoặc giảm một phần tiền còn lại.
Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 29: Nội quy lao động này đã được thống nhất giữa Giám đốc và
Ban chấp hành công đoàn công ty
Điều 30: Trưởng các phòng ban chức năng, Chỉ huy trưởng công trường
có trách nhiệm phổ biến, triển khai thực hiện Nội quy lao động đến toàn

thể công nhân viên trong bộ phận.
Điều 31: Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, chưa hợp lý sẽ
được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao
động, người sử dụng lao động và sự phát triển của công ty.
Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản khác có nội dung
trái với nội quy này không có hiệu lực thi hành.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

9


Phạm Huy Quang
Phan Tuấn Tư

10


11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×