Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, KHẢO NGHIỆM MÁY ÉP TÁCH BƠ CACAO KIỂU PISTON THỦY LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, KHẢO NGHIỆM MÁY ÉP TÁCH BƠ
CACAO KIỂU PISTON THỦY LỰC

Họ và tên sinh viên:

HỒ TÂN BIÊN

Ngành :

CƠ ĐIỆN TỬ

Niên khóa:

2008-2012

Tháng 6 năm 2012


THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, KHẢO NGHIỆM MÁY ÉP TÁCH BƠ CACAO
KIỂU PISTON THỦY LỰC

TÁC GIẢ
HỒ TÂN BIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Cơ Điện Tử



Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

Tháng 6 năm 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô ở trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh và quý Thầy Cô trong khoa Cơ Khí - Công Nghệ đã trang bị cho em những
kiến thức quý báu cũng như đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Cơ Điện Tử đã giúp đỡ em
nhiệt tình trong thời gian thực hiện Đề tài.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với thầy Nguyễn Văn Hùng đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng đã dành thời gian nhận xét
và góp ý để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân cũng như bạn bè đã
động viên, ủng hộ và luôn tạo cho em mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

HỒ TÂN BIÊN

ii



TÓM TẮT
Cacao là một loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người
dân.Nhưng hầu hết ở nước ta chỉ có những cơ sở sản xuất chế biến cacao với qui mô
nhỏ. Phần lớn là xuất khẩu hạt thô với giá thành thấp rồi nhập lại cacao thành phẩm
với giá thành cao về phục vụ cho chế biến, gây tổn thấp kinh tế cho đất nước nói
chung và người trồng cacao nói riêng.
Để tăng lợi ích cho việc trồng và chế biến Cacao của người dân. Được sự hỗ trợ
của trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn
Văn Hùng chúng tôi thực hiện luận văn “ Thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm máy ép tách
bơ cacao kiểu piston thủy lực ”.
Mục tiêu của đề tài là thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm các thông số máy ép tách
bơ cacao kiểu piston thủy lực với hiệu suất dự kiến trên 30% bơ. Nghiên cứu ứng dụng
tự động hóa và tối ưu hóa các thông số làm việc của hệ thống nhằm nâng cao năng
suất, hiệu suất tách bơ, đồng thời giảm chi phí năng lượng riêng.
Kết quả chúng tôi đã thiết kế máy ép tách bơ cacao kiểu pistonthủy lực với hai
chế độ hoạt động bằng tay và bán tự động phù hợp cho hộ gia đình và cơ sở sản xuất
chế biến với qui mô nhỏ.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và chỉ dẫn của Quí Thầy – Cô trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.Đặc biệt là Quí Thầy – Cô khoa cơ khí
công nghệ trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh. Do kiến thức, thời gian
hạn chế và lần đầu tiên nghiên cứu nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quí
thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chương 1MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2
Chương 2TỔNG QUAN ................................................................................................3
2.1.Những ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng thủy lực ................................3
2.1.1.Ưu điểm ..................................................................................................................3
2.1.2.Nhược điểm ............................................................................................................3
2.2.Định luật của chất lỏng ..............................................................................................4
2.2.1.Áp suất thủy tĩnh ....................................................................................................4
2.2.2.Phương trình dòng chảy liên tục.............................................................................5
2.3.Bơm dầu và động cơ điện ..........................................................................................6
2.3.1.Khái niệm và phân loại ...........................................................................................6
2.3.2. Công thức tính toán bơm dầu và động cơ điện......................................................6
2.4.Xylanh truyền động ...................................................................................................8
2.4.1.Cấu tạo xylanh ........................................................................................................8
2.4.2.Một số xylanh thông dụng ......................................................................................9
2.4.3.Tính toán xylanh truyền lực .................................................................................10
2.5.Bể dầu ......................................................................................................................12
2.5.1.Nhiệm vụ ..............................................................................................................12
2.5.2.Chọn kích thướt bể dầu.........................................................................................12
2.6.Van áp suất ..............................................................................................................12
2.6.1.Nhiệm vụ ..............................................................................................................12
iv


2.6.2.Phân loại ...............................................................................................................12

2.6.2.1.Van tràn và van an toàn .....................................................................................13
2.6.2.2.Van giảm áp .......................................................................................................14
2.6.2.3.Van cản ..............................................................................................................15
2.7.Van tiết lưu ..............................................................................................................16
2.10.Bộ cảm biến nhiệt độ ELIWELI – 181..................................................................17
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................19
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................19
3.2.1.Trang thiết bị và dụng cụ đo phục vụ khảo nghiệm .............................................19
3.2.2.Quá trình khảo nghiệm cần xác định các thông số ...............................................21
3.2.3 Phương pháp thực hiện .........................................................................................21
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................22
4.1.Tính toán thiết kế máy ép tách bơ cacao .................................................................22
4.1.1. Yêu cầu thiết kế ...................................................................................................22
4.1.2. Lựa chọn mô hình ................................................................................................22
4.2. Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực của máy. .......................................................23
4.2.1.Tính chọn xylanh ..................................................................................................23
4.2.2 Tính chọn bơm thủy lực và động cơ điện .............................................................24
4.3. Tính toán sức bền của khung. .................................................................................25
4.4. Thiết kế hệ thống điều khiển máy. .........................................................................30
4.4.1.Nguyên lý làm việc ...............................................................................................30
4.4.2. Hệ thống mạch điều khiển ...................................................................................30
4.5.Kết quả khảo nghiệm ...............................................................................................34
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................37
5.1. Kết luận...................................................................................................................37
5.2. Hướng phát triển của đề tài ....................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38
PHỤ LỤC

v



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Áp suất thủy tỉnh ............................................................................................ 4
Hình 2.2: Dòng chảy liên tục .......................................................................................... 5
Hình 2.3: Lưu lượng, số vòng quay, thể tích. ................................................................. 6
Hình 2.4: Áp suất, thể tích, mômen xoắn. ...................................................................... 7
Hình 2.5: Cấu tạo xylanh ................................................................................................ 8
Hình 2.6: Xylanh tác dụng đơn và ký hiệu ..................................................................... 9
Hình 2.7: Xylanh tác dụng kép ....................................................................................... 9
Hình 2.8: Tiết diện A1, A2; Lực F trong xylanh ........................................................... 10
Hình 2.9: Quan hệ giữa Q,

và A ................................................................................ 11

Hình 2.10: Kết cấu kiểu van bi ..................................................................................... 13
Hình 2.11: Kết cấu kiểu van con trượt ......................................................................... 13
Hình 2.12: Kết cấu của van điều chỉnh hai áp suất. ..................................................... 14
Hình 2.13: Kết cấu của van giảm áp............................................................................. 15
Hình 2.14: Mạch thủy lực có lắp van cản ..................................................................... 15
Hình 2.15: Kết cấu và ký hiệu của van solenoid .......................................................... 16
Hình 2.17: Sơ đồ kết nối ............................................................................................... 18
Hình 3.1: Cân Nhơn Hòa .............................................................................................. 19
Hình 3.2: Đồng hồ áp suất ............................................................................................ 20
Hình 3.3: Đồng hồ bấm giờ .......................................................................................... 20
Hình 3.4: Đồng hồ điện 3 pha ...................................................................................... 20
Hình 3.5: Bộ ELIWELI 181 ......................................................................................... 21
Hình 4.1: Mô hình máy ép tách bơ cacao ..................................................................... 22
Hình 4.2: Sơ đồ mạch thủy lực ..................................................................................... 23

Hình 4.3: Sơ đồ đơn giản hóa kết cấu khung máy ép ................................................... 25
Hình 4.4: Phân tích lực của khung ............................................................................... 26
Hình 4.5: Mặt cắt 1-1.................................................................................................... 27
Hình 4.6: Mặt cắt 2-2.................................................................................................... 27
Hình 4.7: Mặt cắt 4-4.................................................................................................... 28
vi


Hình 4.8: Mặt cắt 3-3.................................................................................................... 28
Hình 4.9: Biểu đồ nội lực và mômen ........................................................................... 29
Hình 4.10: Sơ đồ mạch điện bộ gia nhiệt, đo và khống chế nhiệt độ ........................... 30
Hình 4.11: Sơ đồ mạch điện điều khiển tay và bán tự động ........................................ 31
Hình 4.12: Tủ điều khiển .............................................................................................. 32
Hình 4.13 : Bộ phận gia nhiệt cho khuôn ép ................................................................ 32
Hình 4.14 : Máng hứng bơ ........................................................................................... 33
Hình 4.15 : Khuôn ép.................................................................................................... 33
Hình 4.16: Máy ép sau khi được chế tạo ...................................................................... 34
Hình 4.17: Sự phụ thuộc của nhiệt độ với hiệu suất bơ ............................................... 35
Hình 4.18: Sự phụ thuộc của áp suất ép với hiệu suất bơ ............................................ 36
Hình 4.19: Bột cacao sau khi ép. .................................................................................. 36

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hiệu suất và áp lực ép. ................................................................................. 11
Bảng 2.2: Thông số cài đặt ........................................................................................... 18
Bảng 4.1: Khảo nghiệm hiệu suất bơ với nhiệt độ. ...................................................... 34
Bảng 4.2: Khảo nghiệm hiệu suất bơ với áp suất bơm ................................................. 35 


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, cây lương thực đóng vai trò chủ yếu.Nhưng
bên cạnh đó ngày nay cây công nghiệp ngày càng được trồng rộng rãi.Ngoài những
cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê…mà mọi người thường nhắc đến, còn một
loại cây mang lại giá trị kinh tế cao khác nữa là cacao.Hiện nay nước ta có khoảng 12
200 ha cacao.
Tuy cacao ngày càng được trồng nhiều nhưng cơ sỡ chế biến cacao trong nước
hầu như chưa có. Ta chỉ xuất khẩu hạt thô rồi nhập cacao thành phẩm về chế biến.Điều
này đã làm giảm lợi nhuận của người trồng cacao và quan trọng hơn là đánh mất cơ
hội giải quyết việc làm cho người dân vùng nguyên liệu.Mặt khác, hạt cacao chất
lượng thấp không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cần phải tìm hướng giải quyết. Trước tình
hình đó, các cơ sở chế biến cacao hộ gia đình cũng hình thành, nhằm tận dụng nguồn
nguyên liệu tại chỗ ở một số vùng trọng điểm trồng cacao như: Tiền Giang, Bến Tre,
Bình Phước…
Từ năm 2007 – 2010, Trung Tâm Năng Lượng Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minhkết hợp với sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang thực hiện đề
tài: “ Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo hệ thống chế biến cacao qui mô nhỏ
phục vụ chương trình sản xuất cacao bền vững”. Hệ thống chế biến cacao của đề tài
này đã được chuyển giao cho Doanh nghiệp tư nhân Lâm Anh, cơ sở chuyên chế biến
cacao tại thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Tất cả các máy thuộc hệ thống trên đều hoạt
động tốt, đáp ứng được yêu cầu về năng suất, chất lượng theo yêu cầu của đề tài và
được chủ cơ sở đánh giá tốt.
Tuy nhiên, do bị hạn chế năng suất tại khâu nghiền và khâu ép tách bơ nên hệ
thống máy chế biến trên khó có thể tăng thêm năng suất. Mặt khác, việc thiết kế và chế

tạo máy ép tách bơ cacao chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có cơ sở lý thuyết hoàn
1


chỉnh. Do đó, được sự hỗ trợ của khoa cơ khí công nghệ, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Văn Hùng chúng
tôi thực hiện đề tài: “Thiết kế, chế tạo,khảo nghiệm máy ép tách bơ cacao kiểu piston
thủy lực ”.
1.2. Mục đích
 Thiết kế, chế tạo,khảo nghiệm máy ép tách bơ cacao kiểu piston thủy lực
nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến Socola
 Thiết kế bộ phận gia nhiệt, đo và khống chế nhiệt độ trong quá trình ép tách
bơ cacao nhằm nâng cao hiệu suất tách bơ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Những ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng thủy lực
2.1.1.Ưu điểm
 Truyền động được công suất cao và lực lớn.
 Điều chỉnh được vận tốc làm việc tinh và vô cấp.
 Kết cấu gọn nhẹ,vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc nhau.
 Có khả năng giảm khối lượng và kích thướt nhờ chọn áp suất thủy lực cao.
 Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực, nhờ tính chịu nén của dầu
nên có thề sử ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh.
 Dễ đề phòng quá tải nhờ van an toàn
 Dễ theo dõi và quan sát bằng áp kế
 Tự động hóa đơn giản, kể cả các thiết bị phức tạp, bằng cách dùng các phần

tử tiêu chuẩn hóa.
2.1.2.Nhược điểm
 Mất mát trong đường dẫn ống và rò rỉ bên trong các phần tử, làm giảm hiệu
suất và hạn chế phạm vi sử dụng.
 Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén được của
chất lỏng và tính đàn hồi cùa đường ống dẫn.
 Khi mới khởi động, nhiệt độ của hệ thống chưa ổn định, vận tốc làm việc
thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi.

3


2.2.Định luật của chất lỏng
2.2.1.Áp suất thủy tĩnh
Trong chất lỏng, áp suất ( do trọng lượng và ngoại lực ) tác dụng lên mọi phần
tử chất lỏng không phụ thuộc vào hình dạng thùng chứa.

Hình 2.1:Áp suất thủy tĩnh
Ta có:
Hình a:
Hình b:

. .

 

 

Trong đó:


ρ – khối lượng riêng của chất lỏng;
h – chiều cao của cột nước;
g – gia tốc trọng trường;
PS – áp suất do lực trọng trường;
PL – áp suất khí quyển;
PF – áp suất của tải trọng ngoài;
A– diện tích bề mặt tiếp xúc;
F – tải trọng ngoài.

4


2.2.2.Phươngtrình dòng chảy liên tục
Lưu lượng (Q) chảy trong đường ống từ vị trí (1) đến vị trí (2) là không đổi.Lưu
lượng Q của chất lỏng qua mặt cắt A của ống bằng nhau trong toàn ống (điều kiện liên
tục).

Hình 2.2:Dòngchảy liên tục
Ta có phương trình dòng chảy như sau:
.
Với

là vận tốc chảy trung bình qua mặt cắt A.

Nếu tiết diện chảy là hình tròn, ta có:
 

 .

 

.

  .

 

 

.

.

.

Vận tốc chảy tại vị trí 2:
 

.

Trong đó:
A1, A2 – Diện tích bề mặt tiếp xúc;
Q1[m3/s], v1[m/s], A1[m2], d1[m] lần lượt là lưu lượng dòng chảy, vận tốc dòng
chảy, tiết diện dòng chảy và đường kính ống tại vị trí 1;
Q2[m3/s], v2[m/s], A2[m2], d2[m] lần lượt là lưu lượng dòng chảy, vận tốc dòng
chảy, tiết diện dòng chảy và đường kính ống tại vị trí 2.

5


2.3.Bơmdầu và động cơ điện

2.3.1.Khái niệm và phân loại
Bơm và động cơ điện là hai thiết bị có chức năng khác nhau.Bơm dầu là một cơ
cấu biến đổi năng lượng, dùng để biến đổi cơ năng thành năng lượng của dòng chất
lỏng.Tuy thế kết cấu và phương pháp tính toán của bơm và động cơ điện cùng loại
giống nhau.
Tùy thuộc vào lượng dầu do bơm đẩy ra trong một chu kì làm việc, ta có thể
phân ra làm hai loại bơm:
a) Bơm có lưu lượng cố định, gọi tắt là bơm cố định:
+ Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
+ Bơm bánh răng ăn khớp trong
+ Bơm piston hướng trục
+Bơm cánh gạt kép…
b) Bơm có lưu lượng có thể điều chỉnh, gọi tắt là bơm điều chỉnh.
+ Bơm piston hướng tâm
+ Bơm cánh gạt đơn…
Những thông số cơ bản của bơm là lưu lượng và áp suất.
2.3.2. Công thức tính toán bơm dầu và động cơ điện
a) Lưu lượng Q , số vòng quay  và thể tích dầu trong một vòng quay V.

Hình 2.3: Lưu lượng, số vòng quay, thể tích.
Ta có:
.
+/ Lưu lượng bơm:
. . ɳ. 10
6


+/ Động cơ điện:
 


.
. 10
ɳ

Trong đó:
Q – Lưu lượng [ lít/phút ];
– Số vòng quay [ vòng/phút ];
V – Thể tích dầu/vòng [ cm3/vòng ];
ɳ – Hiệu suất [ % ].
b)

Áp suất, mômen, thể tích dầu trong một vòng quay V

Hình 2.4: Áp suất, thể tích, mômen xoắn.
Theo định luật Pascal, ta có:

+ Áp suất của bơm:


. 10

Trong đó:
P [ bar ];
Mx[ N.m ];
V [ cm3/vòng ];
ɳ[ % ].
c)

Công suất, áp suất, lưu lượng


Công suất của bơm tính theo công thức tổng quát là:  
+/ Công suất bơm:
 

.
. 10
6. ɳ
7

  .


+/ Công suất động cơ điện:
 

.


6

. 10

Trong đó :
N [ W ];
p [ bar ];
Qv[ lít/phút ];
ɳ[ % ].
2.4.Xylanhtruyền động
2.4.1.Cấutạo xylanh


Hình 2.5: Cấu tạo xylanh
1-thân; 2-mặt bích hông; 3-mặt bích hông; 4-cần piston; 5-piston; 6-ổ trượt; 7-vòng
chắn dầu; 8-vòng đệm; 9-tấm nối; 10-vòng chắn hình o; 11-vòng chắn piston; 12-ống
nối; 13-tấm dẫn hướng; 14-vòng chắn hình o; 15-đai ốc; 16-vít vặn; 17-ống nối.

8


2.4.2.Mộtsố xylanh thông dụng
a. Xylanh tác dụng đơn
Chất lỏng làm việc chỉ tác động một phía của piston và tạo nên chuyển động
một chiều.Chiều chuyển động ngược lại được thực hiện nhờ lực lò xo.

Hình 2.6: Xylanh tác dụng đơn và ký hiệu
b. Xylanh tác dụng kép
Chất lỏng làm việc tác dụng vào hai phía của piston và tạo nên chuyển động hai
chiều.

Hình 2.7: Xylanh tác dụng kép
a - Xylanh tác dụng kép không có giảm chấn cuối hành trình và ký hiệu.
b - Xylanh tác dụng kép có giảm chấn cuối hành trình và ký hiệu.
9


2.4.3.Tínhtoán xylanh truyền lực
a/ Diện tích A, lực F và áp suất p
+/ Diện tích piston
.

.


;

Hình 2.8: Tiết diện A1, A2; Lực F trong xylanh
+/ Lực
.
+/ Áp suất

Trong đó:
A – Diện tích tiết diện piston [ cm2];
D – Đường kính của xylanh[ cm ];
d - Đường kính cần [ cm ];
p – Áp suất [ bar];
Ft – Lực [ kN ].
Nếu tính đến tổn thất thể tích ở xylanh, để tính toán đơn giản, ta chọn :
+/ Áp suất :
 

 



10

10


Trong đó:
ɳ - Hiệu suất bơm dầu, lấy theo bảng sau:
Bảng 2.1: Hiệu suất và áp lực ép.

P(bar)

20

120

160

ɳ(%)

85

90

95

+/ Diện tích piston:
 

.
. 10
4

 

d – Đường kính của piston [ mm ];
Như vậy piston bắt đầu chuyển động được khi lực Ft> FG + FA + FR
Trong đó:
FG – Trọng lực;
FA – Lực gia tốc;

FR – Lực ma sát.
b/ Quan hệ giữa lưu lượng Q, vận tốc

và diện tích A

Hình 2.9: Quan hệ giữa Q,

và A

Lưu lượng chảy vào xylanh tính theo công thức sau:
 

.

Để tính toán đơn giản ta chọn:
. . 10
 

.
. 10
4

11


Trong đó:
D – Đường kính piston [ mm ];
A – Diện tích của xylanh [ cm2 ];
Q – Lưu lượng [ lít/phút ];
– Vận tốc [ mét/phút ].

2.5.Bể dầu
2.5.1.Nhiệm vụ
+Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín ( cấp và nhận chảy về).
+ Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình bơm làm việc.
+ Lắng động các chất cạn bã trong quá trình làm việc.
+Tách nước.
2.5.2.Chọn kích thước bể dầu
Đối với các loại bể dầu di chuyển chọn như sau:
1,5.
Đối với các loại bể dầu cố định chọn như sau:
3

5 .

Trong đó:
V [ lít ] : Thể tích bình chứa
Q [ lít/phút ]: Lưu lượng dầu
2.6.Vanáp suất
2.6.1.Nhiệmvụ
Van áp suất dùng để điều chỉnh áp suất, tức là cố định hoặc tăng, giảm trị số áp
trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực.
2.6.2.Phânloại
Van áp suất gồm có các loại sau:
+ van tràn và van an toàn.
+ van giảm áp.
+ van cản.

12



2.6.2.1.Vantràn và van an toàn
Van tràn và van an toàn dùng để hạn chế việc tăng áp suất chất lỏng trong hệ
thống thủy lực vượt quá trị số quy định. Van tràn làm việc thường xuyên, còn van an
toàn làm việc khi quá tải.
Ký hiệu của van tràn và van an toàn:

Có nhiều loại:
 Kiểu van bi ( trụ, cầu )

Hình 2.10:Kết cấu kiểu van bi
 Kiểu van con trượt ( piston )

Hình 2.11:Kết cấu kiểu van con trượt
13


 Van điều chỉnh hai cấp áp suất ( phối hợp )
Trong van này có 2 lò xo: lò xo 1 tác dụng trực tiếp lên bi cầu và với vít điều
chỉnh, ta có thể điều chỉnh được áp suất cần thiết, lò xo 2 có tác dụng lên bi trụ (con
trượt ), là lò xo yếu, chỉ có nhiệm vụ thắng lực ma sát của bi trụ.

Hình 2.12:Kết cấu của van điều chỉnh hai áp suất.
2.6.2.2.Vangiảm áp
Trong nhiều trường hợp hệ thống thủy lực một bơm dầu phải cung cấp năng
lượng cho nhiều cơ cấu chấp hành có áp suất khác nhau. Lúc này ta phải cho bơm làm
việc với áp suất lớn nhất và dùng van giảm áp đặt trước cơ cấu chấp hành nhằm để
giảm áp suất đến giá trị cần thiết.
Kí hiệu:

14



Hình 2.13:Kết cấu của van giảm áp
2.6.2.3.Vancản
Van cản có nhiệm vụ tạo nên một sức cản trong hệ thống dẫn đến hệ thống luôn
có dầu để bôi trơn, bảo quản thiết bị, thiết bị làm việc êm, giảm va đập.
Ký hiệu:

Hình 2.14:Mạch thủy lực có lắp van cản
15


2.7.Vantiết lưu
Van tiết lưu dùng để điều chỉnh lưu lượng dầu, và do đó điều chỉnh vận tốc của
cơ cấu chấp hành trong hệ thống thủy lực.
Van tiết lưu có thể đặt ở đường dầu vào hoặc đường dầu ra của cơ cấu chấp
hành.
Van tiết lưu có hai loại:
 Tiết lưu cố định
Ký hiệu:

 Tiết lưu thay đổi được lưu lượng
Ký hiệu:

2.8.Vansolennoid(4/3)
Cấu tạo của van solenoid gồm các bộ phận chính là: thân van, con trượt và hai
nam châm điện.
Con trượt của van sẽ hoạt động ở hai hoặc ba vị trí tùy theo tác dộng của nam
châm. Có thể gọi van solenoid là loại van điều khiển có cấp.


Hình 2.15: Kết cấu và ký hiệu của van solenoid
16


×