Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 bài 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.71 KB, 5 trang )

LỊCH SỬ 12 - BÀI 6: NƯỚC MĨ
Câu 1: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện trung tâm kinh
tế, tài chính nào?
a. Trung tâm kinh tế tài chính Mĩ, Tây Âu.
b. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản.
c. Trung tâm kinh tế, tài chín Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
d. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là
a. Dựa vào những thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới.
b. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
c. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
d. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
Câu 3: Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của
nước khác. Đó là nội dung chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn
a. Năm 1945 – 1950.
b. Năm 1945 – 1973.
c. Năm 1973 – 1991
d. Năm 1991 – 2000.
Câu 4: Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh ngay sau chiến tranh thế giới
thứ hai là
a. sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác
b. khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
c. không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường
d. lôi kéo nhiều nước đồng minh thành lập liên minh quân sự Bắc đại tây dương (NATO)
Câu 5: Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
a. Những năm 60 thế kỉ XX
b. Những năm 70 thế kỉ XX.
c. Những năm 80 thế kỉ XX.
d. Những năm 90 thế kỉ XX.
Câu 6: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là


a. Anh
b. Pháp
c. Mĩ
d. Đức.
Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
a. những năm đầu thế kỉ XX.
b. giữa những năm 40 thế kỉ XX
c. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
d. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 8: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
a. cường quốc công nghiệp nặng
b. cường quốc về buôn bán vũ khí.
c. trung tâm kinh tế thế giới.
d. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 9: Khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu còn gọi là khối
a. Bắc Đại Tây Dương.
b. Nam Đại Tây Dương.
c. Đông Đại Tây Dương.
d. Tây Nam Đại Tây Dương.
Câu 10: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
a. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
b. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
c. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
d. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Câu 11: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
a. Không bị chiến tranh tàn phá.
b. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
c. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
d. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 12: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
a. chuẩn bị tiến hành “chiến tranh tổng lực”.


b. thực hiện “chiến lược toàn cầu hóa”.
c. xác lập trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ.
d. thực hiện “chủ nghĩa lấp chỗ trống”.
Câu 13: Một trong những nội dung của “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là
a. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước đồng minh.
b. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
c. thiết lập sự thống trị ở châu Âu.
d. thiết lập khối quân sự NATO.
Câu 14: Một trong những thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là gì?
a. Thực hiện nhiều chiến lược toàn cầu.
b. Lập được khối quân sự NATO.
c. Thực hiện một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô.
d. Lôi kéo được các nước Tây Âu trở thành đồng minh của Mĩ.
Câu 15: Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, đó là
a. thủ đoạn của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Mục tiêu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
d. Phương thức kinh doanh của Mĩ.
Câu 16: Thành tựu chinh phục vũ trụ của Mĩ năm 1969 là
a. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
b. Đưa nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
c. Đưa người lên Mặt Trăng.
d. Đưa người lên Sao Hỏa.

Câu 17: Một trong các thủ đoạn của chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
a. Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh.
b. Thực hiện “chiến lược toàn cầu”.
c. Thành lập khối quân sự NATO.
d. Đưa ra Học thuyết Truman.
Câu 18: Chính sách đối ngoại qua các đời Tổng thống Mĩ với mục tiêu bao trùm là
a. thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
b. Tiêu diệt các nước lớn.
c. khống chế toàn thế giới.
d. Đưa thế giới vào quỹ đạo của Mĩ.
Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế
giới, nguyên nhân dưới đây gắn với chiến tranh
a. Lãnh thổ rộng lớn nên không bị ảnh hưởng bới chiến tranh.
b. Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nên các nước sợ Mĩ.
c. Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
d. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới nên sản xuất được nhiều
vũ khí hiện đại.
Câu 20: Những thành tựu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới
a. Nước đi đầu trong chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất vũ khí,
chinh phục vũ trụ và cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
b. Nước đi đầu trong chế tạo vũ khí hạt nhân.
c. Nước đi đầu trong việc thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
d. Nước đi đầu trong các lĩnh vực khoa học vũ trụ.
Câu 21: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá
chủ thế giới dựa vào
a. Trong chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ không bị thiệt hại.
b. Trong chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ không bị thiệt hại mà còn thu được lợi nhuận.
c. Tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn sau chiến tranh.
d. Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nên các nước sợ Mĩ.
Câu 22: Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng

a. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
b. đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
c. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.


d. làm bá chủ thế giới.
Câu 23: Chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu, mục tiêu gắn với sự đối đầu trực
tiếp của cuộc chiến tranh lạnh là
a. Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
b. Đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
c. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
d. Tất cả các mục đích trên.
Câu 24: Sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), khoa học – kĩ thuật Mĩ tiếp tục sự phát
triển, nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi
a. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
b. Tây Âu và Nhật Bản.
c. Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc.
d. Tây Âu, Nhật Bản và các con rồng ở châu Á.
Câu 25: Năm 1973, kinh tế Mĩ
a. Phục hồi và phát triển, nhưng cũng chỉ ở tốc độ trung bình.
b. Phát triển, nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi Tây Âu, Nhật Bản.
c. Lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái.
d. Bị kiệt quệ do tác động của khủng hoảng năng lượng.
Câu 26: Sau khi bị thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục
a. triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi “chiến tranh lạnh”.
b. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế.
c. chính thức tuyên bố chấm dứt ‘chiến tranh lạnh”.
d. câu a, b đúng.
Câu 27: Thập niên 90 thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược
a. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.

b. “Cam kết và mở rộng”.
c. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
d. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh.
Câu 28: Chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba trụ cột chính, trụ cột thể hiện tính xâm lược là
a. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
b. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
c. sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước khác.
d. cả ba trụ cột trên.
Câu 29: Tháng 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman đã công khai
nêu
a. “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”.
b. chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu.
c. cần sớm ngăn chặn đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
d. khẩn trương đàn áp phong trào vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Câu 30: Khi Mĩ và Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại từ giữa những năm 80 thế kỉ XX, quan
hệ quốc tế diễn ra
a. xu hướng đối thoại và hòa hoãn được hình thành trên thế giới.
b. xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.
c. xu hướng đối đầu ngày càng giảm bớt trên thế giới.
d. xu hướng hòa hoãn đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới.
Câu 31: Khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
a. nước giàu thứ hai trên thế giới.
b. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
c. nước có tiềm lực quốc phòng mạnh nhất thế giới.
d. thu lợi nhuận nhiều nhất thế giới.
Câu 32: Một trong những chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
a. Triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới.
b. Ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.



c. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
d. Tiêu diệt phong trào dân chủ.
Câu 33: Cuộc Chiến tranh lạnh mà Mĩ phát động kéo dài trong thời gian
a. từ năm 1947 đến 1980
b. từ năm 1945 đến 1986.
c. từ năm 1947 đến năm 1989
d. từ năm 1950 đến 1987.
Câu 34: Từ giữa những năm 80 đến cuối thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô đã điều chỉnh chiến lược là
a. chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
b. chuyển từ đối thoại sang hợp tác.
c. chuyển từ đối lập sang đối đầu.
d. không can thiệp vào nội bộ các nước.
Câu 35: Một trong ba trụ cột của chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mĩ từ thập niên 90 thế kỉ
XX là
a. sử dụng có hiệu quả vũ khí ở nước ngoài.
b. sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” ở nước ngoài để can thiệp vào nội bộ các nước.
c. thiết lập các đồng minh mới.
d. tăng cường xâm lược các nước nhỏ.
Câu 36: Trong các đời Tổng thống của Mĩ từ Truman đến Clintơn đều theo đuổi chính sách đối
ngoại nào?
a. Gây cuộc chiến tranh lạnh.
b. Chiến lược toàn cầu.
c. Mở rộng lãnh thổ ra các nước.
d. Bành trướng.
Câu 37: Các nước Tây Âu và Nhật Bản học tập được gì trong sự phát triển kinh tế của Mĩ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Gây chiến tranh để làm giàu.
b. Khi có chiến tranh, không nên tham chiến.
c. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới.

d. Xúi giục các nước gây chiến tranh để bán vũ khí.
Câu 38: Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954 là
a. Can thiệp và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương
b. ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản.
c. trung lập, không can thiệp vào Việt Nam
d. phản đối Pháp xâm lược trở lại Việt Nam
Câu 39: Ý nào dưới đây không phản ánh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của
Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới.
b. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
c. Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ đô la qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”.
d. Trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Câu 40: Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân nước Mĩ trong mấy chục năm
cuối thế kỉ XX là gì?
a. Di chứng từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
b. Sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Irắc.
c. Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ.
d. Tổng thống Mĩ – Kennơđi bị ám sát.
Câu 41: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào?
a. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
b. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
c. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
d. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi.
Câu 42: Từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973, vị trí nền kinh tế Mĩ ra sao?
a. Đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối.
b. Vẫn đứng đầu thế giới tư bản, nhưng đã suy giảm nhiều so với trước.
c. Tụt xuống hàng thứ hai thế giới (sau Nhật Bản).
d. Ngang bằng với Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 43: Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ
việc

a. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ.


b. ngăn chặn, đẩy lùi được CNXH trên phạm vi thế giới.
c. làm chậm lại quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
d. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.
Câu 44: Ý nào không phản ánh đúng mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong thực hiện chiến lược toàn cầu?
a. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.
b. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
c. Vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới về kinh tế - tài chính.
d. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
Câu 45: Ý nào giải thích không đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng về kinh tế,
khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
b. Áp dụng thành công thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
c. Vai trò quản lí, điều tiết của bộ máy nhà nước.
d. Nước Mĩ không bị thực dân phương Tây xâm lược, cai trị.
Câu 46: Hãy sắp xếp các dữ kiện sau về nước Mĩ sau năm 1945 theo trình tự thời gian:
1 – Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
2 – Tổng thống Truman triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới.
3 – Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
4 – Vụ khủng bố tại Trung tâm thương mại ở Niu Óoc.
5 – Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
a. 1, 3, 4, 2, 5.
b. 1, 2, 4, 3, 5.
c. 2, 1, 3, 5, 4.
d. 4, 1, 3, 2, 5.
Câu 47: Mĩ xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam dưới thời Tổng thống
a. G.Bush (cha).
b. G,Bush (con).

c. B.Clintơn.
d. R.Rigân.
Câu 48 : Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
a. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. phát triển mạnh mẽ vươn lên hàng thứ hai thế giới (sau Liên Xô).
c. bị suy giảm nghiêm trọng vì gánh nặng chi phí quân sự, chạy đua vũ trang.
d. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 49: Giai đoạn nào mà nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trên thế
giới về mọi mặt?
a. Từ năm 1973 đến năm 1991
b. Từ năm 1945 đến năm 1973
c. Từ năm 1991 đến năm 2000
d. Từ năm 2000 đến năm 2015.
Câu 50: Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, nước Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,
ngoại trừ
a. sáng chế ra các công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, tìm ra các nguồn năng lượng mới.
b. đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
c. chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.
d. là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo và đưa con người bay vào khoảng không gian
vũ trụ.
………………………… Hết …………………………



×