Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường gốm sứ xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.73 KB, 55 trang )

Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành
sản xuất gạch ngói đất sét nung, gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh cũng đang phát
triển nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao của quá
trình công nghiệp hóa đất nước và xây dựng dân dụng.
Để sản xuất sản phẩm, các cơ sở sản xuất cần sử dụng một lượng lớn
nhiên liệu hóa thạch và năng lượng điện. Quá trình đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt
độ cao sẽ phát sinh một lượng lớn khí gây ô nhiễm như SO2, CO, NOx, bụi.
Ngoài ra, các khí độc hại còn sinh ra từ các quá trình biến đổi đất sét và các
chất phụ gia khác. Các cơ sở sản xuất cần có giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu
ô nhiễm, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo chất lượng sản
phẩm, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Tài liệu “Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở
sản xuất vật liệu xây dựng – gốm sứ xây dựng” trình bày các biện pháp
giảm thiểu, xử lý, quản lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất gạch
ngói nung, gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh.


Mục tiêu:
-

Giảm tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng, nâng cao chất lượng
sản phẩm;

-

Giảm phát sinh chất thải, nâng cao chất lượng môi trường tại
các cơ sở sản xuất;



-

Giảm tác động có hại của cơ sở sản xuất tới môi trường xung
quanh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng



Phạm vi ứng dụng:

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

3


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

-

Đối tượng áp dụng: Các cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung,
gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh.

-

Đối tượng sử dụng: Hướng dẫn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân tại
các cơ sở sản xuất, các nhà quản lý… có quan tâm đến việc
giảm thiểu và xử lý chất thải trong ngành sản xuất gốm sứ xây
dựng.


Các giải pháp đề xuất trong tài liệu mang tính tổng hợp bao gồm giảm
thiểu chất thải đầu nguồn, tuần hoàn, tái sử dụng, xử lý cuối đường ống, các
giải pháp quản lý được tổng hợp từ thực tế điều tra, khảo sát, đo đạc hiện
trạng công nghệ và môi trường của các cơ sở sản xuất, tham khảo các tài liệu
liên quan nhằm từng bước góp phần cải thiện môi trường sản xuất.
Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những sai sót. Nhóm biên
soạn rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn
và thực sự có ích cho người sử dụng.

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

4


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

TÀI LIỆU VIỆN DẪN

1. Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005.
2. Luật khoáng sản số 60/2010/QH12: thay thế Luật Khoáng sản năm
1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm
2005.
3. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ban hành ngày 13/06/2003 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
4. Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 8 năm 2006;
5. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP.
6. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ban hành ngày 29/11/2007 về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn;
7. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 03 năm 2012
quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
8. Nghị định 63/2008/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2008 quy
định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
9. Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007
về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
10. Thông tư 67/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn một
số điểm về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
11. Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 về ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
12. Thông tư số 26/2011-BTNMT hướng dẫn chi tiết thực hiện một số nội
dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
13. Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 về ký quỹ
cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

5


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

14. QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong
bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN, Bộ Công thương,
2008.
15. QĐ-3733/2002/-BYT- Quyết định Về Vệ sinh lao động, Bộ trưởng Bộ

Y tế, 2002;
16. QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh, Bộ Tài nguyên môi trường, 2009;
17. QCVN 26/2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn.,
Bộ Tài nguyên môi trường, 2010;
18. QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, Bộ
Tài nguyên môi trường, 2010;
19. QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp, Bộ Tài nguyên môi trường, 2011;
20. QCVN 14:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt, Bộ Tài nguyên môi trường, 2009.

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

6


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

CÁC THUẬT NGỮ
- Chất thải Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải nguy hại là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính khác.
- Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá các
ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến các thành phần môi trường có thể xảy ra khi
thực hiện dự án.
- Bãi thải: Khu vực dùng để chứa đất đá thải và các tạp chất khác
trong quá trình khai thác, sàng tuyển và chế biến khoáng sản.

- Cải tạo, phục hồi môi trường: là hoạt động đưa môi trường, hệ
sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật,…) tại
khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động
khai thác về trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các yêu cầu về bảo
vệ môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi của con
người.

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

7


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

CÁC TỪ VIẾT TẮT

VOCS : Các chất hữu cơ dễ bay hơi
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
SS
: Chất rắn lơ lửng
COD : Nhu cầu oxy hóa hóa học
BOD : Nhu cầu oxy hóa sinh học
DO
: Lượng oxy hòa tan trong nước

: Quyết định
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường
BCT
: Bộ Công thương
BLĐTBXH: Bộ Lao động thương binh xã hội
BYT : Bộ Y tế

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

8


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

1. Công nghệ sản xuất các loại gạch ngói đất sét nung kèm nguồn
thải
Kho than

1

Nghiền búa

1 4

Silo chứa

1

Kho đất sét


1

Máy ủi

1

Máy cấp liệu thùng

Nước

1

4

Băng tải 1
Máy cán thô
Máy cấp than
6 5

1

Băng tải 2
Máy cán mịn và máy nhào
Băng tải 3
Máy đùn hút chân không

Băng tải bavia

4


Máy cắt tự động
Băng tải 4

Kho đất

Xe chuyên dụng
Sân phơi gạch mộc

Phế phẩm
gạch ngói
mộc khô

6

Xe chuyên dụng

Kho ủ galet

Xếp goòng

Máy dập ngói

Lò sấy

Vận chuyển

Lò nung

Giàn phơi


Ra sản phẩm

Bãi phế phẩm

5

5 2 1
4 3 2 1
5 2 1

1 4

Bãi sản phẩm
1 – Bụi

2 – Nhiệt độ cao (nóng)

3 – Khí thải

4 – Tiếng ồn

5 – Chất thải rắn

6 – Nước thải

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

9



Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

2. Công nghệ sản xuất gạch ceramic kèm nguồn thải
Nguyên liệu
Định lượng

Nguyên liệu tạo men
1

Định lượng

1

Nước, chất điện giải

Nghiền bi

4 5 6

Nghiền bi

4 5 6

Kiểm tra

Sàng rung

4 5 6


Thùng khuấy

5 6

Bể khuấy

56

Sàng rung,
khử từ

4 5

Sấy phun

1 2 3 4 5 6
Thùng chứa

5 4 1

Sàng rung

4 1

Xy lô bột

Máy xếp tải

5 4 1


Ép bán khô

In hoa

5 6

Tráng men
nền

5 6

Tráng men
lót

5 6

1 4

3 2 1
Sấy nhân tạo
4 5 PP
6

Phun ẩm

Lưu kho

Sấy trước nung
Máy dỡ tải


1 4

Men chống dính
Lò nung thanh lăn
1 2 3 4 5

Đóng hộp

Phân loại

1 – Bụi

2 – Nhiệt độ cao (nóng)

3 – Khí thải

5 – Chất thải rắn

6 – Nước thải

PP - Phế phầm

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

1 2 3

PP

4 – Tiếng ồn


10


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

3. Công nghệ sản xuất gạch granit kèm nguồn thải
Nguyên liệu
Định lượng
6 5 4

65 32 1

Nguyên liệu chế tạo men
1

Nước

Nghiền bi

Nghiền bi

Sàng rung

4 5 6

Bể khuấy

5 6


Sấy phun

4 5 6

Thùng khuấy

4 5 6

Sàng rung

4 5 6

Thùng chứa

4 5 6

Máy xếp tải

1 4

5 6
5 4 1
5 1

Sàng rung
Hệ xylô đơn màu

Tráng men


Sấy trước nung

Phun ẩm

Máy dỡ tải

1 4

Lò nung

4 5 6
1 4

5
6 5 4 1
5 4 1
5 4 1
3 2 1
5 4

Máy trộn
Hệ xy lô đa màu

Mài, phân loại

Ép bán khô

Đóng hộp

Sấy nhân tạo


Lưu kho

1 – Bụi

2 – Nhiệt độ cao (nóng)

3 – Khí thải

5 – Chất thải rắn

6 – Nước thải

PP - Phế phầm

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

4 5 6

4 5
1 4

4 – Tiếng ồn

11


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng


4. Công nghệ sản xuất sứ vệ sinh kèm nguồn thải
Các nguyên liệu
Định lượng
Nước, chất điện giải

1

Nghiền bi ướt

4 5 6

PP Sàng rung, khử từ

4 5 6

Bãi PP
Bể chứa điều chỉnh hồ
Bể ủ hồ
Nguyên liệu
chế tạo men

PP

Nghiền bi

4
5 6

Thùng khuấy


5
6

Sàng rung khử từ

PP

5 6

5 6
Chế tạo khuôn

Tạo hình đổ rót
Sấy tự nhiên, sửa
Sấy nhân tạo

4
5

Thùng chứa

PP Kiểm tra mộc
Phun men

4 5
Sấy trước nung
Nung
PP

1 2 3


1 4 6
1 2 3
1 2 3

Phân loại

1 – Bụi

2 – Nhiệt độ cao (nóng)

3 – Khí thải

5 – Chất thải rắn

6 – Nước thải

PP - Phế phầm

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

Kho chứa
4 – Tiếng ồn

12


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng


Phần 1: NHỮNG TÁC NHÂN Ô NHIỄM TRONG SẢN XUẤT
GỐM SỨ XÂY DỰNG
1. 1. Công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung
Quá trình sản xuất gạch ngói đất sét nung phát thải các chất gây ô
nhiễm vào không khí như: bụi, khí thải, chất thải rắn và tiếng ồn. Trong đó bụi
là thành phần ô nhiễm chính. Bụi, khí thải phát sinh nhiều hơn khi quá trình
nung sử dụng nhiên liệu than. Có thể nhận diện các chất ô nhiễm trong quá
trình sản xuất gạch nung trong bảng 2.1, trong đó các chỉ tiêu tô đậm là tác
nhân gây ô nhiễm chính cần được kiểm soát.
Bảng 1.1: Nguồn và chất ô nhiễm có thể phát sinh trong sản xuất gạch
ngói đất sét nung
Công đoạn sản xuất

Chất ô nhiễm phát sinh

Kho chứa nguyên nhiên liệu

Bụi, ồn

Nghiền, sàng than

Bụi, ồn

Cán thô

Ồn, bụi, chất thải rắn

Cán mịn và nhào lọc

Ồn, bụi, chất thải rắn


Nhào đùn liên hợp, cắt mộc

Ồn, phế phẩm mộc

Sấy

Bụi, phế phẩm mộc

Nung
Bốc dỡ sản phẩm

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

Bụi, khí thải: CO, SO2, NOx, CO2 …, nhiệt
Bụi, nhiệt, phế phẩm nung, xỉ than

13


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

1.1.1. Bụi, khí thải
Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất dưới dạng các hạt mịn có kích
thước từ µm đến mm tùy thuộc vào công đoạn xuất. Dưới áp lực của thiết bị,
tốc độ gió, bụi bị phát tán ra ngoài môi trường. Nồng độ bụi, tải lượng bụi phát
sinh phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, gia công, thiết bị kiểm soát nguồn phát
sinh. Trong sản xuất gạch ngói đất sét nung, bụi có thể phát sinh tại một số
công đoạn sản xuất với mức độ khác nhau. Nguồn có thể phát sinh ô nhiễm

nhiều nhất là: Kho chứa nguyên, nhiên liệu, nghiền, sàng than, sấy, nung và
bốc dỡ sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất gạch ngói đất sét nung, công đoạn nung tiêu
tốn nhiều năng lượng nhất, vì vậy bụi và khí thải chủ yếu phát sinh trong công
đoạn này.
Nồng độ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào các biện pháp giảm thiểu: lựa
chọn nguyên liệu đất sét, phụ gia, loại nhiên liệu, công nghệ nung và các biện
pháp xử lý ô nhiễm.
Các hợp chất khí (SO2, NO2, CO…) chỉ phát sinh trong quá trình sấy
nung. Sự có mặt của các chất khí này trong các công đoạn sản xuất khác do
ảnh hưởng từ công đoạn này.

1.1.2. Chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất gạch ngói đất sét nung
như sau:


Phế phẩm trong quá trình nung;



Xỉ than từ quá trình nung;

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

14


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng




Bùn thải từ quá trình xử lý khói thải lò nung bằng phương pháp hấp

thụ;


Vật liệu chịu lửa thải.
1.2. Sản xuất gạch gốm ốp lát (ceramic và granit)
Quá trình sản xuất gạch gốm ốp lát phát sinh các chất thải ảnh hưởng

đến môi trường sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và dân
cư xung quanh.
`Bảng 1.2: Nguồn và chất ô nhiễm có thể phát sinh trong quá trình sản
xuất gạch gốm ốp lát
Công đoạn sản xuất
Kho chứa nguyên, nhiên liệu
Si lô chứa và định lượng
Nghiền bi ướt
Bể khuấy, sàng rung khử từ
Sấy phun
Buồng đốt (tạo nhiệt cho quá
trình sấy phun)
Si lô chứa và định lượng
Tạo hình ép bán khô
Sấy
Chuẩn bị mộc trước khi tráng
men
Tráng men

Nung

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

Chất ô nhiễm có thể phát sinh
Bụi, ồn
Bụi
Ồn, nước thải, chất thải rắn
Nước, chất thải rắn
Bụi, nhiệt
Bụi, nhiệt, khí độc hại CO, SO2, NOx,
CO2…, xỉ
Bụi
Bụi, phế phẩm, ồn
Nhiệt, chất dễ bay hơi
Bụi, chất thải rắn
Men rơi vãi, nước thải
Nhiệt, khí độc hại khí độc hại: CO,
SO2, NOx, CO2…

15


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Công đoạn sản xuất
Bốc dỡ sản phẩm

Chất ô nhiễm có thể phát sinh

Bụi, nhiệt, phế phẩm

Mài bóng, mài cạnh

Nước chứa bụi dạng mù, ồn

Đóng gói, kho chứa

Phế phẩm, bao bì…

Quá trình khí hóa than

Bụi, nhiệt, khí độc hại: CO, H2S,
SO2, NOx, CO2 …, nước thải

1.2.1. Bụi, khí thải
Bụi phát sinh trong công đoạn gia công chuẩn bị nguyên liệu bằng
máy nghiền bi khác nhau tùy theo công nghệ ướt hay khô.
Trong quá trình tạo hình bằng áp lực, lượng khí phát sinh khoảng 5
3

Nm /kg nguyên liệu, lượng bụi phát sinh khoảng 7 g bụi/kg nguyên liệu.
Công đoạn gia công chuẩn bị men, tráng men phát sinh bụi, nước thải
vào môi trường không khí, môi trường nước. Nồng độ bụi, khí ô nhiễm phụ
thuộc vào công nghệ và thành phần men. Lượng bụi phát thải khoảng 0,5 g/kg
men. Thành phần bụi có chứa các nguyên tố kim loại như Si, Bo, Na, Zr, Pb ,
Li, K, Ba, Mg, Zn, Al... phụ thuộc vào thành phần của men.
Công đoạn nung sử dụng lò nung thanh lăn. Nhiên liệu sử dụng là dầu,
khí tự nhiên, khí hóa lỏng, khí từ quá trình khí hóa than..., khí thải chứa bụi,
các khí độc hại sinh ra trong quá trình cháy nguyên, nhiên liệu và các kim loại

có trong thành phần men.
Nồng độ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào việc thực hiện các biện pháp
quản lý nội vi và áp dụng, vận hành các biện pháp xử lý môi trường.
1.2.2. Nước thải
Trong nhà máy sản xuất gạch gốm ốp lát, nước thải phát sinh trong
các quá trình:
Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

16


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

- Nước từ quá trình pha men.
- Nước thải từ quá trình nghiền ướt, phun men, rửa lọc, mài bóng (sản
xuất granit), mài cạnh chứa hàm lượng chất lơ lửng cao, các chất phụ gia và
kim loại có trong men.
- Nước thải phát sinh từ quá trình làm mát khí (Các nhà máy sử dụng
năng lượng từ quá trình khí hóa than). Lượng nước thải này chứa hàm lượng
chất lơ lửng cao: than chưa cháy hết, bụi tro xỉ.
1.2.3. Chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất gạch gốm ốp lát bao
gồm:
- Bụi từ các công đoạn: vận chuyển nguyên liệu, kho chứa, nghiền, sấy
phun, phối trộn nguyên liệu, cửa đổ, máy ép tạo hình, sấy, nung. Nguồn phát
sinh này được thu lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
- Phế phẩm từ quá trình nung, vật liệu chịu lửa thải;
- Nhựa, giấy loại: Từ quá trình đóng gói;
- Bùn từ quá trình xử lý khí thải.

Chất thải rắn phát sinh trong sản xuất gạch ceramic khoảng 0,09 –
0,15 kg/kg sản phẩm ceramic, chiếm khoảng 0,4 – 1% (kg bùn khô/kg sản
phẩm ceramic) [2].
1.3. Sản xuất sứ vệ sinh
Quá trình sản xuất sứ vệ sinh phát thải chất ô nhiễm vào không khí,
nước trong các công đoạn sản xuất như bảng 1.3.
Bảng 1.3: Nguồn và chất ô nhiễm có thể phát sinh trong sản xuất sứ vệ
sinh
Công đoạn sản xuất
Kho chứa nguyên, nhiên liệu
Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

Chất ô nhiễm có thể phát sinh
Bụi, ồn

17


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Công đoạn sản xuất
Si lô chứa và định lượng
Nghiền bi ướt
Bể khuấy, sàng rung khử từ
Tạo hình đổ rót
Sấy

Chất ô nhiễm có thể phát sinh
Bụi

Ồn, nước thải, chất thải rắn
Nước, chất thải rắn
Bụi, chất thải rắn
Nhiệt, chất dễ bay hơi

Sửa mộc

Bụi, chất thải rắn

Phun men

Bụi men, nước thải
Nhiệt, khí độc hại khí độc hại: CO,
SO2, NOx, CO2…

Nung
Bốc dỡ sản phẩm
Quá trình khí hóa than

Bụi, nhiệt, phế phẩm
Bụi, nhiệt, khí độc hại: CO, H2S,
SO2, NOx, CO2 …, nước thải

1.3.1. Bụi, khí thải:
Trong quá trình sản xuất sứ vệ sinh, khí thải phát sinh từ công đoạn
sấy, nung, khí hóa than (các nhà máy sử dụng than khí hóa cấp năng lượng cho
quá trình sấy nung). Bụi có thể phát sinh trong các công đoạn khác như: vận
chuyển, kho chứa; chuẩn bị và nghiền nguyên liệu; phun men; sửa mộc...
1.3.2. Nước thải
Trong các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, nước thải phát sinh trong quá

trình vệ sinh các thiết bị, chuẩn bị nguyên liệu, khuôn đúc, quá trình chuẩn bị
men. Nước thải từ các quá trình này chứa các chất như nguyên liệu đầu và có
thể tái sử dụng cho từng công đoạn.
1.3.3. Chất thải rắn
- Chất thải rắn từ nguyên liệu;
Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

18


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

- Phế phẩm từ quá trình nung, hoàn thiện sản phẩm;
- Bùn: Quá trình chuẩn bị nguyên liệu, phun men, làm sạch;
- Nhựa, giấy loại: Từ quá trình đóng gói;
- Bùn từ quá trình hấp thụ xử lý khí thải.

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

19


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Phần 2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ ẦN
THỰC HIỆN
2.1. Các biện pháp quản lý
2.1.1. Lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường

Các tổ chức, cá nhân lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi
khai thác mỏ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và thực hiện
ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg
2.1.2. Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác mỏ nguyên liệu ký gửi một
khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định, vào Quỹ bảo vệ môi trường
Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương nhằm mục đích bảo đảm
tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác. Mức kỹ qũy của
các cơ sở khai thác khoáng sản được xác định theo nghị định số 63/2008/NĐCP ngày 13 tháng 05 năm 2008.
2.1.3. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi
trường
Sau khi “Báo cáo đầu tư” được phê duyệt, các chủ đầu tư cần phải lập
“Báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoặc “Bản cam kết bảo vệ môi
trường”. “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoặc “Bản cam kết bảo vệ
môi trường” được xác định tùy theo quy mô dự án, nội dung, cấp thẩm định
được quy định chi tiết theo thông tư số 26/2011/TT-BTNMT do Bộ tài
nguyên ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011.
Nội dung “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoặc “Bản cam kết
bảo vệ môi trường” được phê duyệt là căn cứ để các cơ quan quản lý kiểm soát
công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác, chế biến đá.
2.1.4. Quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường
Các cơ sở cần thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo điều 35
của Luật bảo vệ môi trường. Quan trắc môi trường là một nội dung của báo
cáo, việc quan trắc môi trường được thực hiện định kỳ 4 lần/năm (mỗi quý 1
Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

20


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm

sứ xây dựng

lần) theo đúng nội dung của “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoặc
“Bản cam kết bảo vệ môi trường” được phê duyệt. Các vị trí, thông số cần
quan trắc được xác định tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất và được
nêu chi tiết trong mục 2.4.
2.1.5. Quản lý nội vi
2.1.5.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức của người
lao động về lợi ích của việc bảo vệ môi trường trung.
- Định kỳ mở lớp đào tạo để nâng cao hiểu biết và kỹ năng phòng
chống ô nhiễm cho công nhân và những người quản lý tại các cơ sở sản xuất.
- Đào tạo hướng dẫn công nhân vận hành thiết bị công nghệ theo
đúng quy trình hướng dẫn.
- Tuân thủ quy trình vận hành và bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo
các thiết bị xử lý môi trường hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Luôn duy trì hoạt động của các thiết bị này khi các thiết bị công nghệ
hoạt động.
- Có chế độ thưởng phạt thích đáng đối với công nhân vận hành và
với doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường
2.1.5.2. Quy hoạch nguyên liệu
Quy hoạch nguồn nguyên liệu sản xuất phù hợp cho từng loại hình công nghệ.
- Những mỏ sét có chất lượng tốt để sản xuất các sản phẩm cao cấp, có
hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí;
- Công suất nhà máy phù hợp với trữ lượng nguyên liệu tại khu vực,
tránh việc thiếu nguyên liệu phải sử dụng đất canh tác;
2.1.5.3. Quy hoạch nhà máy
- Các khu sản xuất phải có hàng rào cây xanh bao quanh, giảm phát
tán bụi ra môi trường.


Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

21


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

- Bố trí lò đốt cuối hướng gió chủ đạo trong nhà máy.
- Khuyến khích các cơ sở sử dụng nhiên liệu khí, dầu thay than ( nếu
có thể).
2.1.5.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường
- Xác định rõ các chính sách, luật, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn về
môi trường
- Lập kế hoạch, xác định các mục tiêu cần đạt được;
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trong quá trình sản xuất: quan
trắc môi trường định kỳ;
- Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động sản xuất và xử lý
môi trường;
- Thường xuyên kiểm tra quá trình quản lý:
- Thường xuyên theo dõi báo cáo hiện trạng môi trường tại cơ sở
2.2. Các biện pháp kỹ thuật
2.2.1. Giảm tiêu tốn năng lượng
2.2.1.1. Cải tiến thiết kế lò sấy, lò nung
- Lắp hệ thống điều khiển tự động kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ trong lò
sấy;
- Đặt các quạt tuần hoàn trong lò sấy, nung để điều chỉnh nhiệt theo
yêu cầu tại các zon;
- Tạo van cát giữa xe goòng với tường lò để đảm bảo lò kín khí, giảm
thất thoát nhiệt. Cửa tiếp cát phải được bố trí trên chiều dài của lò Tuynen.


Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

22


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

- Sử dụng vật liệu xốp (bông gốm cách nhiệt…..) thay thế vật liệu chịu
lửa một cách hợp lý nhất trong điều kiện có thể.
- Sử dụng vòi đốt tốc độ cao, nâng cao hiệu quả cháy và trao đổi nhiệt;
- Sử dụng vòi phun than (thay cho biện pháp rắc than bổ sung hiện
tại), có thể giảm 10% lượng than bổ sung trong quá trình nung.
- Sử dụng không khí nóng sạch ở vùng làm nguội để đốt nhiên liệu
bằng vòi đốt thay cho việc lấy không khí thường để đốt như hiện tại;
- Kiểm soát chặt chẽ chế độ nung bằng hệ thống tự động hóa cao,
giảm năng lượng tiêu thụ, giảm phát sinh chất ô nhiễm;
- Thiết kế lò sấy, nung để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt,
kiểm soát quá trình nung. Đặc biệt phải kết hợp quá trình sấy với quá trình
nung.
2.2.1.2. Sử dụng nhiệt thừa và khói thải từ lò nung
- Sử dụng nhiệt khói thải gia nhiệt cho không khí cháy;
- Sử dụng nhiệt khói thải cho máy sấy phun;
- Sử dụng nhiệt thừa tại zôn làm nguội để sấy sản phẩm mộc, sản
phẩm sau khi tráng men;
- Có thể trích một phần nhiệt khói thải kết hợp với nhiệt thừa để sấy
sản phẩm mộc. Tuy nhiên trong khói thải có chứa nhiều các khí độc hại như
CO, SO2, NOx... nên cần có biện pháp kỹ thuật, trang bị bảo hộ lao động cho
công nhân làm việc trong công đoạn này;

Các biện pháp trên có thể áp dụng cho tất cả các quá trình sấy, nung;
Bố trí nhà máy phù hợp để đường ống vận chuyển nhiệt ngắn nhất, giảm
tổn thất.

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

23


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Lưu ý: khí axit trong khói thải có thể ăn mòn đường ống khi nhiệt độ khói
thải thấp.
2.2.2. Các biện pháp giảm phát sinh khí gây ô nhiễm
2.2.2.1. Thay thế nhiên liệu
Thay thế nhiên liệu có mức phát thải ô nhiễm cao bằng nhiên liệu có
mức phát thải thấp tùy thuộc vào công nghệ và điều kiện của nhà máy, ví dụ:
thay than, dầu nặng bằng nhiên liệu khí.
Khí tự nhiên có tỉ lệ H/C cao hơn than, dầu. Lượng khí CO2 sinh ra
trong quá trình sấy, nung thấp hơn khi sử dụng than, dầu (khoảng 25% nếu sử
dụng khí tự nhiên).
2.2.2.2. Tối ưu hóa quá trình sấy, nung
- Chọn đường cong sấy, nung tối ưu;
- Kiểm soát thành phần khí thải với hàm lượng oxy dư thấp nhất để
quá trình cháy đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.3. Các biện pháp giảm chất thải rắn
Tối ưu hóa quá trình sản xuất, tăng tỉ lệ thành phẩm, giảm phế phẩm,
giảm chất thải rắn phát sinh cụ thể như bảng 2.1:
Bảng 2.1. Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn trong sản xuất gốm sứ

xây dựng
Công

Biện pháp kỹ thuật

Tác dụng

đoạn sản
xuất
1. Gạch ngói đất sét nung
Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

24


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Công

Biện pháp kỹ thuật

Tác dụng

đoạn sản
xuất
Chuẩn bị + Phong hóa ngâm ủ từ 3 tháng Giảm phế phẩm
nguyên

trở lên;


liệu

+ Tăng cường gia công cơ học
như: Nghiền, trộn...
+ Cho thêm phụ gia dẻo.

Tạo hình Sử dụng máy nhào đùn liên hợp Giảm tiêu thụ năng
sản phẩm

kết hợp máy hút chân không

lượng quá trình phơi
sấy, giảm phế phẩm.

Tạo kênh thoáng để tác nhân sấy Giảm gạch bị nổ, biến
phân bố đều, điều chỉnh nhiệt độ dạng.
Sấy

tác nhân sấy, mật độ xếp mộc và
tốc độ di chuyển xe goòng phù
hợp.
Gạch vào lò nung có độ ẩm phù Giảm hiện tượng nổ
hợp với công nghệ, điều chỉnh mộc.
lưu lượng quạt hút để ngọn lửa
phù hợp với xe goòng, điều tiết

Nung

lượng không khí hòa trộn phù

hợp.
Làm kín van cát, van amiang, Giảm phế phẩm.
khe giao tiếp giữa goòng với
goòng, tạo thoáng thích hợp để

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

25


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Công

Biện pháp kỹ thuật

Tác dụng

đoạn sản
xuất
than rơi xuống chân cầu.

2. Gạch gốm ốp lát
Chuẩn bị + Phong hóa ngâm ủ từ 3 tháng
nguyên

trở lên;

liệu


+ Tăng cường gia công cơ học
phối liệu xương, men.
Sử dụng khuôn ép đẳng tĩnh Tạo độ chính xác và

Tạo hình

trong tạo hình gạch ốp lát bằng cường độ mộc cao,

– ép bán

công nghệ ép bán khô

khô

Ép hai bậc, lực ép bậc 1 bằng 25 Giảm khuyết tật mộc.

giảm phế phẩm [12].

– 30% lực ép bậc 2
Sấy (sấy Tăng nhiệt độ sấy chậm

Giảm nứt vỡ gạch mộc

đứng và
sấy
ngang)

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng


26


Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng – Gốm
sứ xây dựng

Công

Biện pháp kỹ thuật

Tác dụng

đoạn sản
xuất
Nung

- Kiểm soát hàm lượng oxy Giảm sản phẩm bị cong
trong khí thải, lập trình chế độ vênh.
đốt bằng máy tính điều khiển (tỉ Đạt chế độ sử dụng
lệ không khí dư từ 5 – 10%).
nhiên liệu tối đa.
- Đảm bảo con lăn hoạt động
đều, liên tục;
- Thường xuyên kiểm tra, thay
thế con lăn thường xuyên tránh
hiện tượng con lăn bị bám bẩn.

3. Sứ vệ sinh
Chuẩn bị Như sản xuất gạch gốm ốp lát
nguyên

liệu
Đảm bảo chất lượng hồ đổ rót
Tạo hình
đổ rót

Giảm biến dạng, nứt sản
phẩm khi sấy, nung.

Kiểm tra khuôn theo định kỳ

Giảm bụi phát sinh
trong quá trình sửa mộc.

Sấy

Điều chỉnh chế độ sấy phù hợp.

Giảm hiện tượng nứt do
co không đều.

Nung

Điều chỉnh chế độ nung trong Giảm phế phẩm
các giai đoạn nung phù hợp

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng

27



×