Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BC so ket 2 nam khuyenhoc (2015,2016) lđ da duyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.13 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN NGỌC HỒI
HỘI KHUYẾN HỌC
Số:

/BC-HKH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngọc Hồi, ngày

tháng

năm 2017

BÁO CÁO
Tổng kết 02 năm thực hiện Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 03/02/2015 của
UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học
tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”
Thực hiện Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.
Thực hiện Công văn 52/HKH-VP ngày 8/8/2017 của Hội Khuyến học tỉnh
về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong
gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.
Hội Khuyến học huyện Ngọc Hồi, báo cáo 02 năm (từ năm 2015 đến 2016)
triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình,
dòng họ, cộng đồng trên địa bàn huyện cụ thể như sau:
I. Quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được
1. Công tác tham mưu chỉ đạo thực hiện
Căn cứ Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập trong gia đình,


dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và các văn bản Hướng dẫn của Hội Khuyến
học tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Hội Khuyến học tham mưu UBND huyện
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đề án “Đẩy mạnh phong trào
học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi1
2. Công tác tuyên truyền, vận động; tổ chức tập huấn
- Trong thời gian qua Hội Khuyến học huyện đã tiến hành nhiều biện pháp
cụ thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, đi
đôi với việc rút kinh nghiệm để nhân rộng những mô hình khuyến học tốt, đồng
thời tích cực tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp
1

Kế hoạch số 517/KH-UBND ngày 8/7/2015 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Đề
án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa
bàn huyện Ngọc Hồi; Công văn số 01/PC-HKH ngày 8/4/2016 về việc chuyển nội dung tại văn bản số
21/HKH-VP ngày 6/4/2016 của HKH tỉnh Kon Tum về việc hướng dẫn triển khai đại trà các mô hình
học tập và đánh giá, xếp loại/công nhận các danh hiệu "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng
đồng học tập" và "Đơn vị học tập" giai đoạn 2016-20120; văn bản số 13/HKH ngày 14/11/2016 về việc
hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu "Cộng đồng học tập" cấp xã/thị trấn giai đoạn 2016-2020;
Công văn số 84/UBND-TH ngày 20/01/2016 của UBND huyện về việc triển khai các nội dung hoạt
động Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn 2017 và nhiều văn bản chỉ đạo khác.


với các đoàn thể chính trị, các ban ngành, các cá nhân có tâm huyết để mở rộng
và nâng cao chất lượng các hoạt động khuyến học, thúc đẩy mạnh mẽ chương
trình xây dựng xã hội học tập.
- Hình thức tuyên truyền ngày càng phong phú, được sự hỗ trợ, giúp đỡ
của các cơ quan thông tin, báo chí ở Trung ương cũng như ở địa phương, các hoạt
động khuyến học và gương hiếu học, gương lao động sáng tạo, gương sáng lập
thân, lập nghiệp được phản ánh khá thường xuyên và sinh động, được sự hoan

nghênh, hưởng ứng rộng rãi trong nhân dân. Các hình thức xây dựng truyền
thống học tập của nhiều gia đình, dòng họ, thôn bản tương đối phát triển, có tác
động sâu sắc tới nhận thức và phong trào học tập của nhân dân.
- Công tác tập huấn: Đã được các cấp hội chú trọng, tổ chức và quát triệt
các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng
xã hội học tập2
3. Công tác củng cố, xây dựng và phát triển Hội Khuyến học cơ sở
- Tổng số Hội Khuyến học cơ sở là 08 Hội.
- Chi hội cơ sở 107 và 15 Ban khuyến học, chi hội phát triển tới tất cả các
đơn vị trường học, thôn làng, đơn vị LLVT, cơ quan, xí nghiệp cùng tham gia. Số
hội viên tham gia 9820, trong đó hội viên mới phát triển thêm trong năm là 60
người. Một số chi hội cơ sở, phong trào khuyến học khuyến tài phát triển tương
đối bền vững như Hội Khuyến học thị trấn Plei Kần, Đăk Kan, Đăk Nông, Bờ
Y,...
4. Công tác củng cố, phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
- Số lượng và quy mô trung tâm: Hiện nay huyện Ngọc Hồi củng cố và duy
trì hoạt động 8/8 trung tâm học tập cộng đồng tại 07 xã và 01 thị trấn, với 18 cán
bộ quản lý và 15 cộng tác viên.
2

Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”; Quyết
định 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Hội Khuyến học Việt Nam ban hành Bộ tiêu chí và Hướng
dẫn tổ chức, đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập, “Cộng đồng học
tập” cấp thôn /bản/ấp/tổ dân phố hoặc tương đương, “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã quản lý giai
đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai thực
hiện đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và các
văn bản Hướng dẫn của Hội Khuyến học tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn số 26/HKH-VP
ngày 6/4/2016 của Hội Khuyến học tỉnh v/v Hướng dẫn triển khai đại trà các mô hình học tập và đánh
giá, xếp loại/công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và

“Đơn vị học tập" giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch 517/KH-UBND ngày 08/7/2015 của UBND huyện về
việc triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng
đồng đến năm 2020" trên địa bàn huyện Ngọc Hồi; Công văn số 1009/UBND-TH ngày 24/8/2016 của
Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Hồi về việc triển khai đánh giá, công nhận các danh hiệu xã hội học tập;
Hướng dẫn số 12/HD-HKH ngày 06/9/2016 của Hội Khuyến học huyện về triển khai đánh giá, công
nhận các danh hiệu "Gia đình học tập", "Dòng học học tập", "Cộng đồng học tập" và đơn vị học tập giai
đoạn 2016-2020; Hướng dẫn số 13/HD-HKH ngày 14/11/2016 của Hội Khuyến học huyện về hướng
dẫn đánh giá "Cộng đồng học tập" cấp xã giai đoạn 2016-2020; Công văn 460/UBND ngày 31/3/2017
của UBND huyện Ngọc Hồi về việc thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ; Công văn
543/SGDĐT-GDTXCN ngày 13/5/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá Trung tâm học
tập cộng đồng; Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.


- Về đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao: Các trung tâm học tập cộng
đồng cơ bản ngày càng đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao, trong đó
điển hình trung tâm học tâm cộng đồng (Bờ Y, Thị trấn, Đắk Xú) hoạt đạt khá
hiệu quả.
- Các hình thức tổ chức: Tổ chức tập huấn, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm,
khai thác kiến thức thông qua Internet, giao lưu văn hóa, văn nghệ,... Kết quả đạt
được như sau:
+ Số trung tâm học tập cộng đồng có từ 50% tiêu chí đạt yêu cầu: 03/08,
chiếm tỷ lệ 37.5%, cụ thể: "Sa Loong, Đắk Nông, Đắk Ang".
+ Số trung tâm học tập cộng đồng có từ 70% tiêu chí đạt yêu cầu: 05/08,
đạt 62.5%, cụ thể “Đắk Kan, Đắk Xú, Bờ Y, Đắk Dục, Thị trấn Plei Kần".
+ Số trung tâm học tập cộng đồng có từ 85% tiêu chí đạt yêu cầu: không
+ Số người học chương trình XMC và GDTTSKBC: Không
+ Số người học nghề ngắn hạn: 690 người (11 lớp), tăng 03 lớp so với năm
2015.
+ Số lượt người tham gia học các chuyên đề: 11.713 người (91 lớp), tăng

07 lớp so với năm 2015.
+ Số lượt người học giáo dục kỹ năng sống: 3.047 người (17 lớp), tăng 05
lớp so với năm 2015.
+ Số người/lượt người học các chương trình khác: 2.050 người/12403.
5. Kết quả xây dựng các mô hình "Gia đình học tập"; "Dòng họ học
tập"; "Cộng đồng học tập" (cấp thôn, làng, tổ dân phố); "Đơn vị học tập" (ở
cơ sở thuộc xã/thi trấn quản lý)
- Năm 2015: Số gia đình học tập 73/15.739, đạt 0.46%; số dòng họ học tập
03/13, đạt 23.07%; số cộng đồng học tập 02/86, đạt 2.3%; số đơn vị học tập
02/41, đạt 4.8%.
- Năm 2016: Số gia đình học tập 774/16069, đạt 4.8%; số dòng họ học tập
02/13, đạt 15.4%; số cộng đồng học tập 12/86, đạt 11.02%; số đơn vị học tập
04/41, đạt 9.7%.
- Năm 2017: Số gia đình đăng ký 1961/16273; số dòng họ đăng ký 06/13;
số cộng đồng học tập đăng ký 44/86; số đơn vị học tập đăng ký 37/41.
II. Đánh giá chung
1. Thuận lợi
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của
các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân
trong toàn huyện. Hội Khuyến học huyện không ngừng phát triển cả về số lượng,
chất lượng, hội đã vận động được đông đảo tầng lớp cán bộ, nhân dân trong toàn
huyện tham gia, đưa phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện ngày càng
phát triển.


- Quy mô, mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng, tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh đến trường. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học
ngày càng được củng cố, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy - học; thực hiện tốt lộ
trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện, mục tiêu phổ

cập giáo dục; đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng nhanh số lượng, được bồi dưỡng
nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt,
có tinh thần trách nhiệm cao.
- Với sự chỉ đạo quyết tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Hội
Khuyến học các xã, thị trấn và đặc biệt nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía
người dân. Năm 2015 huyện Ngọc Hồi đã đạt được các chỉ tiêu theo Kế hoạch
189/KH-UBND ngày 03/02/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề
án “Đẩy mạnh phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm
2020”.
2. Khó khăn, hạn chế
- Hầu hết đại bộ phận nhân dân các xã, thị trấn chủ yếu làm nông nghiệp,
có đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí của một số bộ phận
nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.
- Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển song chưa đồng đều về quy
mô giữa các xã, thị trấn, giữa khu vực dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.
Công tác vận động đóng góp kinh phí cho công tác khuyến học, khuyến tài còn
khiêm tốn; phong trào hiếu học, khuyến học tại một số thôn, tổ dân phố chưa phát
triển.
- Công tác tổ chức thực hiện ở một số đơn vị chưa thực sự kịp thời, đầy đủ;
việc phát triển hội viên còn ít so với số dân trong huyện; quỹ khuyến học các cấp
hội còn thấp so với tiềm năng; hình thức khuyến học, khuyến tài còn đơn điệu,
chủ yếu vẫn chỉ là trao thưởng, phát quà cho học sinh, giáo viên,... Hiện nay vẫn
còn không ít tổ chức hội hoạt động chưa toàn diện, hiệu quả còn thấp.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Công tác phổ biến, quán triệt Quyết định 448/QĐ-KHVN ngày
01/12/2015, Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014; Kế hoạch số
517/KH-UBND ngày 8/7/2015, Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 08/01/2014 ở
một số nơi chưa thực sự sâu rộng, thường xuyên, nên trong quá trình triển khai
thực hiện còn lúng túng.
- Một số cơ quan, doanh nghiệp,…chưa thực sự quan tâm đầy đủ, kịp thời

về xây dựng phong trào xã hội học tập; chưa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chi
hội, hội viên Hội Khuyến học hoạt động và phát huy vai trò nòng cốt trong công
tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.
- Trong thời gian qua công tác xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện
tuy đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên ở một số đơn vị, cán bộ
Hội Khuyến học chưa phát huy cao vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu
cho cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương; hình thức tổ chức thực hiện ở một số
nơi còn mang tính hình thức, chiếu lệ “công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng,


Chính quyền chưa kịp thời; thiết lập hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy trình; một số
kết quả đạt được còn thiếu sự thuyết phục,…).
III. Phương hướng thực hiện công tác xây dựng các mô hình "Gia
đình học tập"; "Dòng họ học tập"; "Cộng đồng học tập" (cấp thôn, làng, tổ
dân phố); "Đơn vị học tập" đến 2020
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và từng bước nhân rộng các
mô hình “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập” và “đơn vị
học tập”, nhằm đưa phong trào đảm bảo tính vững chắc, có tính tự giác cao, thực
sự làm nòng cốt xây dựng xã hội học tập.
2. Mục tiêu cụ thể đến 2020
- 100% cán bộ, hội viên của Hội khuyến học các cấp được tập huấn nâng
cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình,
dòng họ, cộng đồng.
- 50% gia đình được công nhận danh hiệu “gia đình học tập”; 30% dòng họ
được công nhận danh hiệu “dòng họ học tập”; 40% cộng đồng đạt danh hiệu
“cộng đồng học tập”. Đối với xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ
lệ trên tương ứng là 40%, 20%, 30%.

- Trên 50% đơn vị đạt danh hiệu “đơn vị học tập”.
II. Các giải pháp thực hiện
1. Phát huy vai trò công tác hội
- Hội Khuyến học các xã, thị trấn phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức đóng chân trên địa bàn đẩy mạnh phong trào
xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập;
đẩy mạnh xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Hội, Chi hội, Ban khuyến
học trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang,…
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị trường học tham mưu cấp uỷ Đảng, Chính
quyền địa phương về công tác kiện toàn nhận sự Hội Khuyến học; kế hoạch và
quy chế làm việc của Hội; kinh phí tổ chức hoạt động; cụ thể hoá các nội dung
thực hiện Kế hoạch số 517/KH-UBND ngày 8/7/2015, Kế hoạch số 15/KHUBND ngày 08/01/2014, Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 theo
từng năm và cả giai đoạn.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức Hội Khuyến học các cấp, đổi mới hình thức
khuyến học, khuyến tài ngoài việc khen thưởng, trao quà, cần có chương trình
bảo trợ trong suốt quá trình học tập, lao động của học sinh, sinh viên,...và sự nỗ
lực của các gia đình, dòng họ và khu dân cư.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập, về mô
hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng


- Tuyên truyền, triển khai thông qua các kênh thông tin, báo giấy, báo hình,
Website, tạp chí, bản tin của Hội Khuyến học các cấp và sự phối hợp với các cơ
quan, các tổ chức, các lực lượng xã hội.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về mô hình học tập suốt
đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cho cán bộ chủ chốt của các cấp Hội
khuyến học và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội; tổ chức Hội thảo
về cơ chế, phương hướng, nội dung, biện pháp tăng cường các hoạt động phối
hợp, liên kết giữa Hội Khuyến học với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,... để tuyên truyền đẩy mạnh phong trào học tập

suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình huyện xây dựng phóng sự
tuyên truyền phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và
đơn vị trên sóng Phát thanh - Truyền hình 6 tháng/lần từ năm 2018- 2020.
- Hội nghị đánh giá kết quả sự phối hợp giữa Hội Khuyến học với các tổ
chức, các lực lượng xã hội về phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng
họ, cộng đồng và đơn vị, xác định những khó khăn bất cập và bàn các giải pháp,
yêu cầu, nội dung hoạt động liên kết phối hợp trong những năm tiếp theo.
3. Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng
đồng và đơn vị
- Tiếp tục quán triệt Quyết định 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Hội
Khuyến học Việt Nam ban hành Bộ tiêu chí và Hướng dẫn tổ chức, đánh giá,
công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập, “Cộng đồng học
tập” cấp thôn /bản/ấp/tổ dân phố hoặc tương đương, “Đơn vị học tập” ở cơ sở
thuộc xã quản lý giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch 517/KH-UBND ngày 08/7/2015
của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học
tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" trên địa bàn
huyện Ngọc Hồi; Công văn số 1009/UBND-TH ngày 24/8/2016 của Uỷ ban nhân
dân huyện Ngọc Hồi về việc triển khai đánh giá, công nhận các danh hiệu xã hội
học tập; Công văn 460/UBND ngày 31/3/2017 của UBND huyện Ngọc Hồi về
việc thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp ngành giáo dục tham mưu UBND các cấp tổ chức sơ kết, trao
đổi, chia sẽ kinh nghiệm tìm các giải pháp giải quyết khó khăn trong việc nhân
rộng các mô hình phù hợp với các điều kiện thực tế tại địa phương; tổ chức giám
sát, kiểm tra việc phát triển, nhân rộng các mô hình học tập; tổ chức Đại hội biểu
dương các "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn
vị học tập" tiêu biểu theo quy định.
4. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của
Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt
đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng

- Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng
đồng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và các giải pháp để duy trì,
củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập


cộng đồng; tổ chức Hội thảo về thực trạng và giải pháp duy trì, củng cố các Trung
tâm học tập cộng đồng đến năm 2020.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin vào điều hành, quản lý Trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức Hội
thảo liên ngành, đoàn thể bàn về cơ chế phối kết hợp để phát triển Trung tâm học
tập cộng đồng có chất lượng, hiệu quả và bền vững.
5. Tổ chức, đánh giá, công nhận danh hiệu "Gia đình học tập", "Dòng
họ học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập". Hội Khuyến học chủ
trì, tham mưu UBND xã, thị trấn
- Tổ chức lấy ý kiến của các ban, đoàn thể, các đơn vị, dòng họ về bộ tiêu
chí "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học
tập".
- Tổ chức tập huấn đánh giá, cộng nhận "Gia đình học tập", "Dòng họ học
tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập".
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, công nhận "Gia đình học tập", "Dòng họ học
tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập" và đề nghị UBND xã công nhận.
- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời về xây dựng
các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" và
"Đơn vị học tập" trên địa bàn xã.
Trên đây là Báo cáo kết quả 02 năm thực hiện xây dựng các mô hình học
tập của Hội khuyến học huyện Ngọc Hồi./.
Nơi nhận:
- TT. Huyện uỷ (b/c);
- CT,các PCT UBND huyện;
- TT UBMTTQVN huyện;

- Hội Khuyến học tỉnh (b/c);
- UBND các xã, thị trấn;
- Hội khuyến học các xã, thị trấn;
- Lưu: HKH.
.

TM. HỘI KHUYẾN HỌC
CHỦ TỊCH



×