Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hoàn thiện quy chế trả lương ở công ty cổ phần thiên lý hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.9 KB, 27 trang )

Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, thu nhập của
người lao động tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ngày càng
được phát triển. Do vậy vấn đề tiền lương luôn được xã hội quan tâm. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, đồng thời nó là một
phần chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tiền lương là một động lực to lớn để
kích thích người lao động làm việc, làm cho họ không ngừng nâng cao năng suất
lao động, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, việc
xác định đúng chi phí tiền lương sẽ giúp họ cải tiến
Với những đặc điểm và nhu cầu quan trọng của tiền lương trong quá trình
phát triển của đất nước nên em chọn đề tài "Hoàn thiện quy chế trả lương ở
Công ty Cổ phần Thiên Lý Hưng Yên”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của cô giáo Đoàn Thị
Yến. Song do trình độ và thời gian có hạn, nên bài chuyên đề của em không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo
để báo cáo chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

1


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

PHẦN MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG
I. KHÁI NIỆM


Quy chế trả lương,trả thưởng là văn bản quy định những nội dung, nguyên
tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ
quan, doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả
lương, trả thưởng.
Quy chế trả lương, trả thưởng còn có tên gọi khác là quy chế phân phối tiền
lương – thu nhập, gọi tắt chung là quy chế trả lương.
Quy chế trả lương trong cơ quan, doanh nghiệp do chính cơ quan, doanh
nghiệp đó tự tổ chức xây dựng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi quản lý của
mình.
Quy chế trả lương được cấu tạo theo chương, mục, các điều khoản, điểm, tiết
theo quy định hiện hành về soạn thảo văn bản.
Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế đều có
trách nhiệm xây dựng và áp dụng quy chế trả lương. Đối với các doanh nghiệp
Nhà nước, việc xây dựng quy chế trả lương là quy định mang tính bắt buộc thực
hiện. Quy chế này phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động gắn tiền
lương, tiền thưởng với năng suất lao động, hiệu quả công việc của từng người,
khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Quy
chế trả lương, trả thưởng phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và được
phổ biến đến từng người lao động trong doanh nghiệp, phải đăng ký cùng với
nội quy lao động tại sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của bộ
Luật lao động.
II. XÂY DỰNG QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG
Trình tự, thủ tục xây dựng quy chế trả lương gồm các bước
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Xác định nguồn và phương pháp phân phối nguồn để trả lương
Bước 3: Xây dựng bản thảo quy chế trả lương và lấy ý kiến dân chủ
Bước 4: Hoàn thiện quy chế trả lương sau khi lấy ý kiến cán bộ công nhân
viên.
Bước 5: Xét duyệt và ban hành quy chế trả lương
Bước 6: Tổ chức thực hiện quy chế

Bước 7: Đăng ký quy chế trả lương: Bước này những doanh nghiệp Nhà
nước cần phải thực hiện.

2


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

PHẦN HAI
THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN LÝ HƯNG YÊN
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN LÝ HƯNG
YÊN
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THIEN LY HUNG YEN JOINT
STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: THIEN LY HUNG YEN.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Km3, đường 39 mới, Xã Tân Lập, Huyện Yên Mỹ,
Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0321.970445
Fax: 0321.970445
Email:
- Quyết định thành lập số: 4053Gl/TLDN do UBND thành phố Hà Nội cấp
ngày 8 tháng 12 năm 1999.
- Đăng kí kinh doanh số 071166 do Sở Kế hoạch-Đầu tư- Hà Nội cấp ngày
11 tháng 2 năm 1999.
- Đăng kí bổ sung ngày 10 tháng 11 năm 1999 ngành nghề sản xuất kinh
doanh: Sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Giấy phép hành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi số 64QD/SNN-KT do Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội cấp ngày 29 tháng 03 năm 2000.
- Vốn điều lệ: 15 tỷ Việt Nam đồng
II. QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY
1. Về bố cục quy chế trả lương của công ty
Công ty đã xây dựng một bản quy chế khá chặt chẽ về bố cục với bốn
chương:
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Nguồn hình thành và sử dụng quỹ lương
- Chương III: Các hình thức trả lương trong công ty
- Chương IV: Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.
Như vậy có thể thấy bản quy chế của công ty xây dựng có bố cục đầy đủ và
rõ ràng.

3


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

2. Nhận xét về nội dung quy chế trả lương
Chương I: Những quy định chung của công ty gồm ba điều.
•Điều 1: Về phạm vi và đối tượng áp dụng phần này công ty đã nêu rất rõ
ràng với phạm vi của quy chế nhằm quản lý tiền lương, tiền thưởng từ quỹ
lương, thống nhất việc sử dụng trả lương, thưởng phù hợp với pháp luật và điều
lệ công ty. Đối tượng áp dụng của công ty như sau: Quy chế này áp dụng trong
việc phân phối tiền lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên đã ký hợp đồng
lao động làm việc tại Công ty cổ phần Thiên Lý Hưng Yên. Áp dụng cho các
Đơn vị thành viên trong cùng hệ thống công ty tùy từng bộ phận cụ thể.

Điều 2: Những quy định chung
Công ty nêu lên những khái niệm cơ bản về thu nhập, lương cơ bản, phụ cấp
lương…phần này nhằm làm cho người lao động hiểu rõ hơn các mục trong quy
chế trả lương.
Điều 3: Nguyên tắc phân phối và sử dụng quỹ tiền lương
Tiền lương được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn về số lượng, chất lượng
và tiến độ thực tế hoàn thành công việc của mỗi người lao động và cán bộ công
nhân viên, phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và kết quả công
việc của từng khối.
Phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc: Mỗi
khối cụ thể công ty sẽ áp dụng hình thức trả lương phù hợp với tính chất công
việc, trình độ chuyên môn và mức độ hoàn thành công việc phù hợp với pháp
luật lao động và quy định của công ty.
Những cán bộ công nhân viên thực hiện công việc đòi hỏi trình độ
chuyên môn cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả kinh doanh của
công ty thì được trả lương cao và ngược lại.
Qũy tiền lương chỉ được dùng để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người lao
động đang làm việc tại Công ty, không sử dụng quỹ tiền lương vào mục đích
khác.
Như vậy trong chương I về những quy định chung của công ty đã nêu khá rõ
ràng về nội dung các điều, tuy nhiên trong phần quy định chung công ty đã
không nêu ra phần căn cứ để trả lương.Phần này để làm rõ khi xây dựng quy chế
công ty cần phải dựa vào những văn bản nào của Nhà nước.
Chương II: Nguồn hình thành và sử dụng quỹ lương
Về nguồn hình thành quỹ lương: Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, công ty xác định nguồn quỹ lương thực hiện để chi trả cho
người lao động như sau:
Tổng quỹ tiền lương = Đơn giá tiền lương* doanh thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh + các khoản phụ cấp lương & chế độ khác (nếu có) + quỹ tiền
4



Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

lương bổ sung theo quy định Nhà nước (nếu có) + quỹ tiền lương dự phòng từ
năm trước chuyển sang.
Về sử dụng quỹ lương: Công ty đã phân bổ rõ ràng tổng quỹ lương
- Qũy tiền thưởng đột xuất cho cá nhân cán bộ công nhân viên có thành tích
xuất sắc bằng 5% tổng quỹ tiền lương.
- Qũy tiền lương dự phòng bằng 5% tổng quỹ lương.
- Qũy khen thưởng 10% tổng quỹ lương
- Qũy lương trả trực tiếp cho người lao động 80%.
Chương III: Các hình thức trả lương trong công ty
Chương này công ty đã nêu ra công thức và phương pháp chia lương cho bộ
phận hưởng lương sản phẩm và lương khoán, bộ phận hưởng lương thời gian, bộ
phân hưởng lương cố định.
1.Trả lương thời gian:
Dùng để trả lương cho những người thuộc bộ phận gián tiếp bao gồm các
cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng
khác không thực hiện trả lương khoán.Cuối tháng Phòng Hành chính tổng hợp
dựa vào bảng chấm công làm cơ sở tính lương cơ bản và lương sản phẩm.
- Lương thực lĩnh = lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền ăn ca – các
khoản phải nộp theo quy định của pháp luật (như BHXH, BHTN, BHYT, thuế
thu nhập cá nhân).
- Lương cơ bản = hệ số cơ bản (gồm cả phụ cấp chức vụ )*mức lương cơ
bản
- Tiền ăn ca = mức phụ cấp tiền ăn ca mỗi ngày*ngày công đi làm thực tế
- Các chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo quy định của

Nhà nước.
2. Trả lương sản phẩm:
Dùng để trả lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất.
Tiền lương sản phẩm = đơn giá sản phẩm x sản lượng thực tế mà công nhân
đó làm ra
3. Nhận xét
a. Những mặt đạt được:
-Đối với bộ phận hưởng lương thời gian
+ Tiền lương theo thời gian có thể khuyến khích cán bô công nhân viên tích
cực làm việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao và đi làm đầy đủ số ngày công
trong tháng
+ Tiền lương có một số động lực khuyến khích người lao động tích cực học
tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng hệ số lương
cơ bản của mình
- Đối với bộ phận hưởng lương sản phẩm
5


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

+ Thực hiện đúng nguyên tắc trả lương theo lao động, khuyến khích công
nhân sản xuất cố gắng, tận dụng mọi khả năng nâng cao năng suất lao động
nhằm tăng tiền lương một cách trực tiếp
b.Những mặt tồn tại
+ Hệ thống đánh giá thực hiện công viêc đối với người lao động chưa phản
ánh đúng mức độ đóng góp lao động của người lao động ở các vị trí khác nhau
+ Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc, chỉ tiêu phản ánh mức
độ hoàn thành công việc còn mang tính định tính, chưa định lượng được như

thế nào là hoàn thành xuất sắc công việc
-Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm
+ Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân dễ làm công nhân sản xuất
chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm, lãng phí
nguyên vật liệu
+ không có tính khuyến khích người lao đông vượt mức do chưa áp dụng
đơn giá sản phẩm lũy tiến hoặc có chế độ thưởng vượt mức kế hoạch
4.Hình thức trả thưởng
Đối tượng áp dụng : là tất cả các cá nhân, tập thể trong danh sách trả lương
của công ty trong thời kỳ xét thưởng
Công ty trích 3% quỹ lương để trả cho người lao động theo quyết định của
trưởng các đơn vị .
Nhận Xét - Công ty chưa coi trọng tác dụng kích thích của tiền thưởng mà
chỉ coi đó là một khoản tiền thêm vào lương trong cả một năm làm việc. Bên
canh đó việc phân phối tiền thưởng chưa thực sự phản ánh đúng nguyên tắc
phân phối theo lao động mà nó mang tính bình quân, chính vì thế tiền thưởng
chưa trở thành một công cụ tích cực kích thích lao động
Trong chương này công ty đã nêu ra phương án trả lương cho các bộ phận
hưởng lương khác nhau nhìn chung các phương án trả lương của công ty chỉ
mang tính bình quân chia đều, nó có thể sẽ không đánh giá được khối lượng
công việc hoàn thành hay tính trách nhiệm của công nhân.
Chương IV: Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành
Chương này công ty cũng đã nêu khá rõ ràng về trách nhiệm của Hội đồng
trả lương, trách nhiệm của người phụ trách các đơn vị bộ phận trong vấn đề
lương, thành viên của hội đồng tiền lương…

6


Trường Đại học Lao Động Xã Hội


Khoa Quản Lý Lao Động

PHẦN BA
HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN LÝ HƯNG YÊN
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Căn cứ xây dựng Quy chế trả lương
1. điều của Bộ luật lao động ngày 02/4/2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung
một số của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp
lương trong các công ty nhà nước;
3. Căn cứ quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 14/12/2002 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương;
4. Căn cứ vào Thông tư 18/2008/TT- BLĐTBXH ngày 16/9/2008 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội về việc nâng bậc lương cơ bản cho người lao
động.
5. Căn cứ Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2002/NĐCP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương của người lao động làm việc
trong các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và Thông tư số
28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003;
6. Căn cứ Nghị định số 31/2012/NĐ- CP ngày 12/4/2012 quy định về mức
lương tối thiểu chung.
7. Căn cứ Nghị Định 70/2011/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng
đối với người lao đông làm việc tại các doanh nghiệp.
8. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Lý Hưng Yên.

Điều 2: Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng cho tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty.
Điều 3: Nguyên tắc phân phối và sử dụng quỹ tiền lương.
7


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

1. Quản lý, sử dụng Qũy tiền lương tiền thưởng đúng mục đích; có hiệu quả
phù hợp với chế độ chính sách chung của Nhà nước quy định và điều kiện cụ thể
của công ty.Tiền lương được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn về số lượng,
chất lượng (được trả vào các ngày từ 15 – 20 hàng tháng)
2. Phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo nguyên tắc: Mỗi
khối cụ thể công ty sẽ áp dụng hình thức trả lương phù hợp với tính chất công
việc, trình độ chuyên môn và mức độ hoàn thành công việc phù hợp với pháp
luật lao động và quy định của công ty.
3. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty thì được trả lương cao và ngược lại.
4. Qũy tiền lương chỉ được dùng để trả lương, trả thưởng, cho người lao
động đang làm việc tại Công ty, không sử dụng tiền lương vào mục đích khác.

8


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động


CHƯƠNG 2: NGUỒN HÌNH THÀNH VÀ SỦ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG
Điều 4: Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Căn cứ vào kết quả thực hiện
nhiệm vụ sản xuấtn kinh doanh của công ty xác định nguồn quỹ tiền lương
tương ứng để trả lương cho người lao động. Nguồn bao gồm:
1. Qũy tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương của công ty cổ phần
Thiên Lý Hưng Yên.
2. Qũy tiền lương thực hiện từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khác ngoài đơn giá tiền lương được giao (nếu có).
3. Qũy tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
4. Qũy tiền lương làm thêm giờ, không vượt quá số giờ làm thêm theo quy
định của Bộ luật Lao động và Công ty cổ phần Thiên Lý Hưng Yên ( nếu có).
Công thức:
F=FĐG + FSXKD + FDP + FLT
Trong đó :
F: quỹ tiền lương
FĐG: Quỹ tiền lương theo đơn giá.
FSXKD: Quỹ tiền lương từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
FDP: Quỹ tiền lương dự phòng.
FLT: quỹ tiền lương làm thêm giờ.
Điều 5: Sử dụng quỹ tiền lương.
1. Qũy tiền lương trả trực tiếp cho người lao động bằng 88%. Qũy tiền lương
này được sử dụng như sau:
2. Qũy khen thưởng từ quỹ lương bằng 4%.
Qũy khen thưởng dùng để khen thưởng, động viên, khuyến khích những
tập thể, cá nhân trong Công ty có nhiều thành tích như hoàn thành công việc
trước hoặc đúng thời hạn, đạt chất lượng tôt, tiết kiệm chi phí, vượt khó khăn,
sáng tạo trong công việc, có thành tích nổi trội, hoàn thành xuất sắc công
việc.Giám đốc công ty quyết định việc sử dụng quỹ khen thưởng.
3. Qũy tiền lương dự phòng bằng 8%.

Trong những trường hợp đặc biệt, để đảm bảo ổn định thu nhập, Giám đốc
công ty sẽ quyết định tỷ lệ chia các quỹ nói trên.
Quỹ tiền lương làm thêm giờ được chi trả theo quy định của pháp luật hiện
hành.

9


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

CHƯƠNG 3: PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG CHO CÁN BỘ
CÔNG NHÂN VIÊN
ĐIỀU 6:Hình thức trả lương thời gian.
Áp dụng đối với những người thuộc bộ phận gián tiếp bao gồm các cán bộ
quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác không
thực hiện trả lương khoán.
Công thức:
TLTGi =

X (Hi+PCi) X Khti X Ntt

Trong đó:
- TLTGi: Tiền lương thời gian trả cho những ngày thực tế làm việc của người
lao động i.
- F : Qũy tiền lương.
- Hi : Hệ số tiền lương công việc của người lao động i.
- PCi : Hệ số phụ cấp tiền lương của người lao động i.
- Khti : Hệ số hoàn thành công việc trong tháng của người lao động

- Ntt : Là số ngày công thực tế trong tháng.
1.1: Hệ số thang lương của bộ phận làm lương thời gian (phụ lục 1)
1.2: Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, chất lượng công việc hàng
tháng các đơn vị bình xét để xếp các cá nhân vào hệ số hoàn thành công việc
theo các mức sau:
Mức
A
B
C

Hệ số hoàn thành
1.00
0.85
0.70

1. 3: Tiêu chuẩn hoàn thành hệ số hoàn thành công việc quy định tại Phụ
lục 2
ĐIỀU 7: Hình thức trả lương sản phẩm.
Áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Công thức:
TL sp =
Trong đó
10


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

TLSP: Tiền lương sản phẩm

LCBCV: Lương cấp bậc công việc = HSL x MLmin
Biết (MLmin = 2.050.000 đồng/ tháng)
Phụ cấp (nếu có)
MSl : Mức sản lượng (Hệ thống mức sản lượng do công ty đề ra)
Q: tổng sản lượng của cá nhân
ĐIỀU 8: Tiền lương làm thêm giờ.
Do yêu cầu công việc giám đốc có thể huy động người lao động làm thêm
giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp người lao động
không thể nghỉ bù thì được trả lương như sau
Công thức:
TLLT = MLngày X Nlt x tỷ lệ % làm thêm hưởng
Hoặc: TLLT = MLgiờ x Tlt x tỷ lệ % làm thêm hưởng
Trong đó:
TLLT: tiền lương làm thêm
MLngày: Mức lương ngày =
MLgiờ: Mức lương giờ =
Nlt: số ngày làm thêm.
Tlt: số giờ làm thêm.
Ncđ: Số ngày làm việc theo chế độ.
Tcđ: Số giờ làm việc theo chế độ.
- Làm thêm giờ vào ngày thường được trả bằng 150% tiền lương của ngày
làm việc bình thường.
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả bằng 200% tiền lương của
ngày làm việc bình thường.
- Làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương được trả bằng 300%
tiền lương của ngày làm việc bình thường.
- Nếu làm việc vào ban đêm thì được trả bằng 130% tiền lương giờ của ngày
làm việc bình thường.
- Trong trường hợp người lao động chỉ nghỉ bù số giờ bằng số giờ đã làm
thêm thì được thanh toán tiền chênh lệch bằng 50% tiền lương giờ của ngày làm

việc bình thường. 100% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần. 200% nếu làm
việc vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Điều 9 : Bảo hiểm xã hội, và các chế độ phúc lợi:
Mức lương tối thiểu chug quy định tại Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày
12/4/2012 và hệ thống thang, bảng lương, phụ cấp lương quy định tại Điều 3,
11


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

Điều 4 của nghị định 2005/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ được
dung làm căn cứ đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được áp dụng theo quy định hiện
hành của nhà nước.
- CBCNV nữ nghỉ thai sản theo chế độ sinh con, ngoài chế độ hưởng
lương BHXH chi trả còn được hưởng 70% lương bình quân của ba tháng
trước khi nghỉ thai sản.
- Trường hợp nghỉ phép hàng năm theo quy định của Bộ luật lao động thì
được 100% lương.
- Trường hợp cán bộ công nhân viên đi học do Công ty cử đi thì được hưởng
100% lương. Cán bộ công nhân viên được hưởng nguyên lương khi được cử đi
tham gia hội họp, tập huấn, luyện tập quân sự.
- Trường hợp cá nhân tự đi học để cao trình độ thì được công ty phụ cấp cho
một phần tiền ăn ở đi lại trong thời gian đi học (hỗ trợ 1000000đồng /tháng đối
với những người học từ 2 năm trở xuống. Các trường hợp khác người lao động
tự túc).
- Người lao động ngừng việc :
+ Nếu do lỗi của người lao động thì không được hưởng lương, Còn người

lao động bị ảnh hưởng được hưởng theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức
lương tối thiểu chung.
+ Nếu do lỗi của chủ sử dụng lao động thì được hưởng 100% lương.
+ Nếu do nguyên nhân khách quan thì tiền lương do hai bên thỏa thuận
nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung .
Điều 10 : Chế độ phụ cấp lương.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm : Áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất
tại phân xưởng.
- Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với công nhân làm việc tại
nơi có môi trường độc hại nguy hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mức độc hại nguy hiểm từ 5% đến 40% lương theo kết quả kinh doanh của công
ty (Mức phụ cấp do Giám đốc Công ty Quyết định)
7.2. Phụ cấp tiền thông tin liên lạc : (tiền điện thoại) Áp dụng đối với các
bộ phận, chức danh của Công ty giao dịch thường xuyên với chủ hàng.
- Mức phụ cấp từ 100.000 đến 200.000 đồng/tháng (Mức phụ cấp do Giám
đốc Công ty quyết định).
7.3. Phụ cấp ăn trưa : Áp dụng đối với các bộ phận, lao động gián tiếp của
Công ty.
- Mức phụ cấp 1000.000 đến 1.200.000 đồng/tháng (Mức phụ cấp do Giám
đốc Công ty quyết định).
12


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

7.4. Phụ cấp đi lại : (tiền xăng xe) Áp dụng đối với các bộ phận, chức danh
của công ty giao dịch thường xuyên với chủ hàng.
- Mức phụ cấp từ 10 đến 20 lít xăng/tháng (Mức phụ cấp do Giám đốc Công

ty quyết định)

CHƯƠNG 4: PHÂN PHỐI QUỸ TIỀN THƯỞNG
ĐIỀU 11 : Nguồn hình thành quỹ tiền thưởng:
1. Tiền thưởng trích từ lợi nhuận của công ty sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí (tỷ lệ bằng 4% tổng quỹ lương)
2. quỹ tiền thưởng trích từ giá trị làm lợi hay tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm
lao động, tiết kiệm vật tư, sáng kiến cải tiến kỹ thuật...
3. Tiền thưởng lấy từ quỹ phúc lợi .
4. quỹ tiền thưởng dự phòng.
Điều 12: Quy chế trả thưởng :
1.Đối tượng áp dụng : Thưởng cho tất cả mọi người lao động đang làm việc
tại công ty
2.Hình thức thưởng:
1. Thưởng cuối năm:
Hàng năm nếu Công Ty kinh doanh có lãi Công Ty sẽ trích từ lợi nhuận đễ
thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm, nhưng tiền
thưởng cuối năm không thấp hơn tiền lương cơ bản 1 tháng.
Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất
lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.
2. Thưởng lễ 30/4 Và 1/5, Ngày quốc khách, Tết Dương lịch:
-Số tiền thưởng từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng tuỳ thuộc vào kết quả
kinh doanh của Công ty.
- toán tiền thưởng trình BGĐ trước 15 ngày so với ngày lễ tương ứng, lập
danh sách CBCNV được thưởng trước 3 ngày so với ngày lễ tương ứng.
3Thưởng từ lợi nhuận :
- Căn cứ kêt quả đống góp của người lao động đối với công ty.
- Căn cứ vào việc chấp hành nội quy kỷ luật của doanh nghiệp và thời gian
làm việc tại công ty.
Công thức tính thưởng

•Bước 1: tính quỹ lương chính cho từng hạng thành tích
QLCi = MLCi x Ni
Trong đó: QLCi: Quỹ lương chính hạng thứ i
MLCi : Tiền lương bình quân từng hạng
13


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

Ni: Số người được xét của hạng thứ i
•Bước 2: Tính quỹ lương chính quy đổi của từng hạng
QLCqđi = QLCi x Hi
Trong đó:
QLCqđi: Quỹ lương quy đổi hạng thứ i
Hi: Hệ số thành tích
Bước 3: Tính quỹ khen thưởng của từng hạng
x QLCi
•Bước 4: tính tiền thưởng cho từng cá nhân

Bảng hệ số thưởng theo đối tượng
Đối
Hệ số
Điều kiện hưởng
tượng
thưởng A
B
(Hi)
Bộ phận A: 1,5

- Hoàn thành xuất - Hoàn thành xuất
quản lý B: 1,3
sắc nhiệm vụ được sắc nhiệm vụ được
C: 1,.0 giao(đạt
trên giao(đạt từ 100%120%)
120%)
- Đảm bảo ngày - Nghỉ từ 1-3 ngày,
công, không vi không vi phạm kỷ
phạm kỷ luật lao luật lao động.
động.
Bộ phận A: 1,3
- Hoàn thành mức Hoàn
thành
gián
B: 1,1
xuất sắc nhiệm vụ nhiệm vụ được
tiếp
C: 0,8
được giao.
giao ở mức trung
- Đảm bảo chất bình
lượng sản phẩm, - Đảm bảo chất
tiết kiệm nguyên lượng sản phẩm,
vất liệu sản xuất
tiết kiệm nguyên
- Đảm bảo ngày vật liệu sản xuất
công lao động, - Nghỉ từ 1-3ngày,
không vi phạm kỷ không vi phạm kỷ
luật lao động.
luật lao động.

Công
A: 1,3
nhân
B: 1,1
sản xuất C: 0,8

- Hoàn thành mức
xuất sắc nhiệm vụ
được giao.
- Đảm bảo chất
lượng sản phẩm,

C

Hoàn
thành
nhiệm vụ được
giao
- Nghỉ từ 3-5
ngày, không vi
phậm kỷ luật lao
động.
Hoàn
thành
nhiệm vụ được
giao
- Đảm bảo chất
lượng sản phẩm,
tiết ki
ệm

nguyên vật liệu sản
xuất
- Nghỉ từ 3-5 ngày,
không vi phạm kỷ
luật lao động.
Hoàn
thành Hoàn
thành
nhiệm vụ được nhiệm vụ được
giao ở mức trung giao
bình
-Đảm bảo chất
- Đảm bảo chất

14


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

tiết kiệm nguyên
vất liệu sản xuất
- Đảm bảo ngày
công lao động,
không vi phạm kỷ
luật lao động

Khoa Quản Lý Lao Động

lượng sản phẩm,
tiết kiệm nguyên

vật liệu sản xuất
- Nghỉ từ 1-3ngày,
vi phạm 1 lỗi

lượng sản phẩm,
tiết kiệm
- nghỉ từ 3-7ngày,
vi phạm dưới 1-2
lỗi

CHƯƠNG 5: CHẾ ĐỘ XÉT NÂNG BẬC LƯƠNG VÀ HẠ BẬC LƯƠNG
Điều 13: Nâng lương định kỳ: Căn cứ vào thông tư 18/2008/TT –
BLĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Bộ Lao động – thương binh xã hội.
1- Về chế độ xét nâng lương : Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương
cho CNV một lần vào tháng thứ 06 hàng năm.
2- Niên hạn và đối tượng được trong diện xét nâng lương: Cán bộ CNV đã
có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương( kể từ ngày xếp lương lần kế
với ngày xét lên lương mới ) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
không vi phạm Nội qui lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách
bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét. Năm sau
mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.
3- Việc nâng lương đột xuất thực hiện đối với CNV làm việc tốt, xuất sắc
nhiệm vụ được giao, do Trưởng bộ phận đề xuất.
4- Thủ tục xét nâng lương : Đến, ký xét duyệt nâng lương. Phòng HCNS ra
soát và tổng hợp danh sách Cán bộ CNV đã đủ niên hạn nâng lương. Gởi danh
sách xuống các đơn vị, để tham khảo ý kiến của Lãnh đạo cơ sở. Sau đó, phòng
HCNS lập biểu, trình Ban lãnh đạo Công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, phòng
HCNS thảo Quyết định trình Giám đốc ký chính thức, và mời CNV có tên được
nâng lương để trao Quyết định. Đối với CNV chưa đuợc xét nâng lương thì giải
thích để CNV yên tâm.

5- Mức nâng của mỗi bậc lương từ 10% - 20% mức lương hiện tại tuỳ theo
kết quả kinh doanh của công ty trong năm.
+ Nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trước thời hạn, không vi
phạm nội quy của công ty thì được nâng 20% so với mức lương hiện tại.
+Nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, không vi
phạm nội quy công ty thì được nâng 15% so với mức lương hiện tại.
+ Nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, không vi phạm nội
quy công ty thì được nâng 10% so với mức lương hiện tại.
Điều14: Nâng lương đặc cách.
Trong quá trình làm việc, cán bộ, công nhân viên có thành tích
nổi bật, có những cống hiến xuất sắc, đưa ra và thực hiện được những sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh mang lại lợi
15


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

nhuận cho công ty. Ngoài việc được khen thưởng sẽ còn được ban giám đốc
công ty nâng lương đặc cách cho cá nhân đó trước thời hạn (không quá 2 bậc
trong một thang lương).
Điều 15: Hạ bậc lương.
Trong quá trình làm việc công ty sẽ hạ bậc lương đối với cán bộ công
nhân viên vi phạm các quy định của công ty như sau:
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có sai sót gây thiệt hại lớn cho
công ty.
+ Không chấp hành nội quy, quy chế, quy trình làm việc mà công ty đã đề
ra.
+ Có tư cách đạo đức cá nhân không tốt làm ảnh hưởng xấu đến uy tín và

quyền lợi của công ty.
Điều 16: Thủ tục xét nâng bậc lương và hạ bậc lương.
- Đến kỳ xét duyệt nâng lương Phòng hành chính tổng hợp rà soát và tổng
hợp danh sách cán bộ công nhân viên đã đủ điều kiện nâng lương, gửi các tổ đội,
phòng ban tham khảo sau đó trình lên giám đốc công ty xét duyệt, lập quyết
định trình giám đốc ký chính thức và thông báo toàn công ty.
- Đối với cán bộ công nhân viên được tăng lương trước hạn
hoặc bị kéo dài thời hạn nâng lương và hạ bậc lương thì giải thích rõ lý do để
công nhân viên yên tâm sản xuất công tác.

16


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều17 : Quy chế này được giám đốc Công ty phê duyệt và ra quyết định
ban hành.
Quy chế này do Lãnh đạo các đơn vị thuộc công ty có trách nhiệm phổ biến
và triển khai thực hiện cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.
- Bộ phận kế toán hàng tháng, quý căn cứ quy chế trả lương, thưởng, phụ
cấp, quyết định của Giám đốc để xác lập bảng lương, thưởng để trả cho người
lao động.
- Bản quy chế này được đăng ký với Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội
và được thực hiện từ ngày ra quyết định ban hành.
- Trong quá trình thực hiện bản quy chế này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với các quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của Công ty.


GIÁM ĐỐC CÔNG TY
……..……….

17


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

KẾT LUẬN
Khơi dậy niềm hăng say lao động, sáng tạo của người lao động, góp
phần cải thiện thù lao lao động là công cụ để thu hút lao đông chất lượng cao,
đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì thế
vấn đề trả lương cho người lao động ngày càng được các doanh nghiệp quan
tâm.
Thực tế nghiên cứu tìm hiểu tại công ty cổ phần Thiên Lý Hưng Yên
cho thấy chi phí tiền lương chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản
xuất . công ty hiện đang áp dụng hình thức trả lương sản phẩm và trả lương thời
gian. Tính đúng, tính đủ, kịp thời sẽ tạo động lực to lớn, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà hoàn thiện các hình thức trả
lương luôn luôn là vấn đề cần thiết.

18


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động


PHỤ LỤC 1: BẢNG HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG THEO CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
Chức danh

Bậc
1
Phó giám đốc
7.0
1
Kế toán trưởng
6.0
0
Trưởng phòng
6.0
0
Phó trưởng phòng
4.2
0
Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp 5.5
8
Chuyên viên chính, kỹ sư chính
4.0
0
Chuyên viên
3.2
7
Kỹ thuật viên
3.1
3
Nhân viên văn thư

2.6
1
Nhân viên phục vụ
2.2
6

2
8.0
0
6.7
5
6.7
5
4.5
0
5.9
3
4.2
3
3.5
8
3.3
2
2.7
9
2.4
4

3


4.7
0
6.6
0
4.9
9
3.8
9
3.5
2
2.9
7
2.6
2

4

5

6.6
2
5.3
2
4.2
0
3.7

6.7
8
5.6

5
4.5
1
3.8
9
3.3
3
2.9
8

3.1
5
2.8
0

6

7

5.9
5
4.9
7

6.00
5.25

Ghi chú: Các chức danh công việc hiện hành từ chuyên viên, kĩ sư, cán sự,
kĩ thuật viên và nhân viên là:
I. Chuyên viên, kỹ sư các loại: bao gồm các chức danh công việc yêu cầu

có trình độ tốt nghiệp Đại học là các chuyên viên, kĩ sư thực hiện các công việc
thuộc các lĩnh vực tư vấn, phòng thí nghiệm, các công việc nghiệp vụ về lao
động tiền lương, kế toán, kế hoạch,…được công ty điều động thực hiện nhiệm
vụ theo chuyên ngành hoặc ngành đào tạo tương tự:
1. Kỹ sư làm trong phòng thí nghiệm
2. Kỹ sư, cử nhân kinh tế
3. Chuyên viên Tổ chức lao động-tiền lương
4. Chuyên viên kế hoạch
5. Kế toán viên
19


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

II. Cán sự, kỹ thuật viên: bao gồm các chức danh công việc yêu cầu có
trình độ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng thuộc các trường kỹ thuật hoặc nghiệp vụ
là nhân viên thuộc các phòng chuyên môn, nghiệp vụ được giao nhiệm vị tham
gia các công việc đòi hỏi chuyên môn thấp hơn trình độ chuyên viên, kỹ sư tốt
nghiệp đại học được xếp vào nhóm cấp bậc công việc cán sự, kỹ thuật viên.
1. Cán sự kế hoạch
2. Kỹ thuật viên công nghệ, kinh tế, kế toán
3. Cán sự hành chính quản trị
III. Nhân viên: bao gồm các chức danh công việc giản đơn, yêu cầu chuyên
môn đào tạo công nhân sơ cấp hoặc đào tạo tại chỗ ngắn hạn ( từ 1 tháng đến 12
tháng ) có tính công việc thừa hành, được xếp vào nhóm cấp bậc công việc nhân
viên:
1. Thủ quỹ
2. Lái xe con, xe ca dưới 20 ghế

3. Văn thư
4. Nhân viên thủ kho hành chính
5. Nhân viên tạp vụ

20


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC
I.VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH PHỤC VỤ
Loại A: Hệ số 1.0:
1. Hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm về nội quy, quy chế,
quy định của công ty
2. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật lao động, thực hiện tốt thời
gian lao động
- Số ngày công nghỉ trong tháng tối đa 2 công/tháng không tính công nghỉ
phép
- Không đi muộn về sớm, không có công nghỉ vô lý do
3. Không có hành vi trộm cắp tái sản hoặc những hoạt động gây thiệt hại
cho công ty.
Loại B: Hệ số 0.85
1. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao như: Không đảm bảo tiến độ của
công việc, chất lượng công việc thấp, còn nhiều sai sót...
2. Chấp hành nội quy, kỷ luật lao động chưa tốt:
- Có vi phạm nội quy, kỷ luật lao động
- Số ngày công nghỉ trong tháng tối đa 4công/tháng không tính công nghỉ

phép
- Có một công nghỉ vô lý do
- Đi muộn về sớm từ 3-5 lần trong tháng
3, Không có hành vi trộm cắp tài sản hoặc những hành vi gây thiệt hại cho
công ty
Loại C: Hệ số 0.7
1.Không hoàn thành nhiệm vụ được giao
2. Vi phạm nội quy,kỷ luật lao động, an toàn lao động:
- Vi phạm nội quy, kỷ luật lao động làm ảnh hưởng đến công việc của người
khác, không có tinh thần hợp tác trong công việc.
- Số ngày công nghỉ trong tháng từ 5 công trở lên không tính công nghỉ phép
- Thường xuyên đi muộn về sớm
- Có công nghỉ vô lý do từ 2 công trở lên
3. Bị kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc có hành vi trộm cắp tài sản hoặc
làm thiệt hại cho công ty
II.VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
II.1. Phó giám đốc, kế toán trưởng
Loại A: Hệ số 1.0
21


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

1.Tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch
đề ra trong tháng.Kết quả công việc trong tháng phải hoàn thành ít nhất 100%
kế hoạch trở lên.
2.Chỉ đạo, điều hành các hoạt động thuộc phạm vi phụ trách của công ty có
hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực,khiếu nại, tố cáo…và vi phạm các

quy định về quản lý doanh nghiệp theo luật pháp.
3. Chỉ đạo, tổ chức phối hợp công tác giữa các bộ phận có hiệu quả; không
có đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý chuyên môn,hành chính ở
mức độ hiển trách trở lên.
4. Kiểm tra, theo giõi, nắm bắt thông tin về kỹ thuật, nghiệp vụ từ trên
xuống và ngược lại thường xuyên, đầy đủ, chính xác.Chỉ đạo thực hiện chế độ
báo cáo theo quy định của Nhà nước và công ty kịp thời xác định.
Loại B: Hệ số 0.85
1. Kết quả công việc trong tháng phải hoàn thành ít nhất 80% kế hoạch trở
lên.
2. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động thuộc phạm vi phụ trách của công ty
chưa tốt, có xảy ra hiện tượng tiêu cực, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện vượt cấp
của người lao động do chưa được xử lý thỏa đáng và vi phạm các quy định về
quản lý doanh nghiệp theo luật pháp nhưng ở mức độ chưa nghiêm trọng.
3. Chỉ đạo, tổ chức phối hợp công tác giữa các bộ phận chưa tốt; có đơn vị,
cá nhân vi phạm các quy định về quản lý chuyên môn, hành chính ở mức độ
khiển trách trở lên.
4. Kiểm tra, theo dõi, nắm bắt thông tin về kỹ thuật, nghiệp vụ từ trên
xuống và ngược lại chưa thường xuyên, đầy đủ, chính xác. Chỉ đạo thực hiện
chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước và công ty chưa kịp thời chính xác.
Loại C: Hệ số 0.7
1. Kết quả công việc trong tháng phải hoàn thành đạt dưới 80% kế hoạch.
2. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động thuộc phạm vi phụ trách của công ty
chưa tốt, để xẩy ra hiện tượng tiêu cực; khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện vượt cấp
của người lao động do chưa được xử lý thỏa đáng và vi phạm các quy định về
quản lý doanh nghiệp theo luật pháp nhưng ở mức độ nghiêm trọng.
22


Trường Đại học Lao Động Xã Hội


Khoa Quản Lý Lao Động

3. Chỉ đạo, tổ chức phối hợp công tác giữa các bộ phận không tốt làm ách
tắc sản xuất, kinh doanh, có đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý
chuyên môn, hành chính ở mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh của công ty.
4. Kiểm tra, theo dõi, nắm bắt thông tin về kỹ thuật, nghiệp vụ từ trên
xuống và ngược lại chưa thường xuyên, đầy đủ, chính xác. Chỉ đạo thực hiện
chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước và công ty chưa kịp thời và chính
xác.
II.2. Lãnh đạo các phòng
Loại A: Hệ số 1.0
1. Tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch
được giao trong tháng. Kết quả công việc trong tháng phải hoàn thành ít nhất
100% kế hoạch đề ra trong tháng trở lên. Không để xẩy ra sự cố gây thiệt hại
hoặc mất mát tài sản của công ty, tai nạn lao động thuộc phạm vi chức trách
được giao.
2. Chỉ đạo đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy của công ty
nói riêng và pháp luật của nhà nước nói chung. Sử dụng lao động hợp lý, đoàn
kết nội bộ.
3. Tổ chức thực hiện phối hợp công tác với các bộ phận khác có liên quan,
có hiệu quả, không gây trở ngại và hỗ trợ tốt cho các bộ phận có liên quan.
4. Kiểm tra, theo dõi, nắm bắt thông tin về kỹ thuật, nghiệp vụ từ trên
xuống và ngược lại thường xuyên, đầy đủ, chính xác. Thực hiện chế độ báo cáo
đối với các đơn vị có liên quan và lãnh đạo công ty kịp thời chính xác.
Loại B: hệ số 0.85
1. Thực hiện kế hoạch được giao trong tháng đạt 80% trở lên.Để xảy ra sự
cố trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc mất mát tài sản của công ty.
2. Có nhiều người trong đơn vị vi phạm nội quy, quy chế, quy định của

công ty. Sử dụng lao động không hợp lý.
3. Tổ chức phối hợp công tác với các bộ phận khác có liên quan không tốt,
gây cản trở, khó khăn, thiệt hại cho đơn vị khác thực hiện công tác.
4. Thực hiện chế độ báo cáo chưa kịp thời hoặc báo cáo không trung thực.
23


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

Loại C: hệ số 0.7
1. Kết quả thực hiện kế hoạch trong tháng đạt dưới 80% kế hoạch được
giao
2. Có nhiều người trong đơn vị vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế, quy
định của công ty cũng như chế độ chính sách của nhà nước trong công tác quản
lý, gây thiệt hại lớn cho công ty.
3. Bị kỷ luật từ khiển trách trở lên
II.3. Quy định về cách đánh giá hệ số hoàn thành công việc
1. Hệ số hoàn thành công việc của Phó giám đốc, kế toán trưởng do giám
đốc đánh giá, lãnh đạo phòng do Ban giám đốc đánh giá, viên chức chuyên môn
nghiệp vụ và thừa hành phục vụ do lãnh đạo các đơn vị đánh giá. Phòng tổ chức
hành chính nhận xét, đề xuất Hội đồng lương quyết định.Việc xếp loại hệ số nào
thì phải đạt tất cả các chỉ tiêu đánh giá cho loại hệ số đó. Bất kỳ một chỉ tiêu nào
không đạt phải xếp vào hệ số thấp hơn.
2. Hệ số hoàn thành công việc được đánh giá hàng tháng và làm căn cứ trả
lương cho tháng đó.
3. Phòng Tổ chức – hành chính tổng hợp hệ số hoàn thành công việc của
từng người trong tháng và báo cáo giám đốc.


24


Trường Đại học Lao Động Xã Hội

Khoa Quản Lý Lao Động

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Tiệp (chủ biên), Giáo trình Tiền lương - Tiền
công,Nxb.Lao động Xã hội, 2007.
2. Bộ Luật lao động (sửa đổi bổ sung 2002)
3. Hệ thống văn bản pháp luật về chế độ tiền lương mới trong khu vực hành
chính sự nghiệp, Nxb Lao đông,2005.
4. Chính sách tiền lương mới thực hiện tháng 10/2004 tập I, II, Nxb Tài
chính, 2005.
5. Các văn bản về Lao động – Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động Xã
hội, 2005.
6.Quy chế trả lương của Công ty cổ phần Thiên Lý Hưng Yên.
7. Quy chế trả lương của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hodeco

25


×