Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tín ngưỡng thờ thần qua ba truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh Thủy Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.75 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƢỢNG

TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN QUA BA TRUYỀN THUYẾT
CON RỒNG CHÁU TIÊN, THÁNH GIÓNG VÀ SƠN TINH - THỦY TINH

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN TRỌNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tín ngƣỡng thờ thần qua ba truyền thuyết
Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn hợp lệ, đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác và trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

PHẠM THỊ PHƢỢNG




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. VẤN ĐỀ VĂN HÓA, TÍN NGƢỠNG VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA
VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG QUA TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ ................. 9
1.1. Khái lược về văn hóa, tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng ............................. 9
1.2. Truyền thuyết - một lý lịch dân gian dành cho các vị thần ...................... 17
1.3. Một số vấn đề về tín ngưỡng dân gian qua truyền thuyết thời Hùng
Vương..................................................................................................................18
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA TÍN NGƢỠNG VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
THẦN QUA BA TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN, THÁNH
GIÓNG VÀ SƠN TINH - THỦY TINH............................................................ 27
2.1. Các loại hình tín ngưỡng của người Việt được phản ánh qua ba truyền
thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh .............. 27
2.2. Tín ngưỡng thờ thần - diễn ngôn về đạo lý truyền thống của dân tộc...... 50
Chƣơng 3. SỨC SỐNG CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ THẦN QUA BA
TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN, THÁNH GIÓNG VÀ SƠN
TINH - THỦY TINH TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY ..................................... 54
3.1. Biểu hiện của tín ngưỡng thờ thần qua ba truyền thuyết Con Rồng cháu
Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh trong xã hội hiện nay ................ 54
3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của tín ngưỡng thờ thần qua ba
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh
trong đời sống xã hội hiện nay......................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 82


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có
văn hóa tín ngưỡng là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn là mối
quan tâm chung của toàn nhân loại. Năm 2003, Công ước về bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO ban hành nhằm kêu gọi các quốc gia
chung tay bảo vệ loại hình di sản văn hóa này. Điều 17 Luật di sản văn hóa
Việt Nam năm 2011 cũng đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo
quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam”. Từ đó đã thu hút các nhà khoa học nghiên cứu
về các hiện tượng văn hóa nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn.
Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Với nhiều giá trị thể hiện truyền
thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, Giỗ tổ Vua
Hùng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại vào năm 2010, 2012. Lễ hội Tản Viên sơn thánh được công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2018. Việc được công nhận là
một vinh dự nhưng bên cạnh đó vấn đề bảo tồn, phát huy nhất là giáo dục các
thế hệ mai sau về những truyền thống đó cũng là thách thức không nhỏ.
Ba truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy
Tinh được chọn và giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 6
nhằm giáo dục cho thể hệ trẻ về những giá trị văn hóa truyền thống của cha
ông ta thời kỳ đầu dựng nước cũng như truyền thống yêu nước và lòng tự hào
dân tộc. Việc giảng dạy 3 truyền thuyết trên trong chương trình ngữ văn 6
không thể chỉ dừng lại ở việc khai thác những đặc trưng hay nội dung đơn

1



thuần của mỗi truyền thuyết mà hơn thế nữa cần khai thác và giáo dục những
biểu tượng văn hóa cũng như sinh hoạt tín ngưỡng gắn với những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Luận văn “Tín ngưỡng thờ thần qua ba
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh hy
vọng là chìa khóa giúp người đọc giải mã những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc từ cội nguồn lịch sử đến việc thực hành tín ngưỡng ngày nay. Bởi
trước xu thế biến đổi mạnh mẽ của văn hóa tín ngưỡng trong đời sống xã hội
hiện nay, việc thực hành tín ngưỡng nhằm khẳng định sức sống, sức lan tỏa
rộng khắp của loại hình tín ngưỡng truyền thống này đồng thời bảo lưu được
những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn
đúng mực, khách quan khi thực hành trong cuộc sống.
Là một Giảng viên giảng dạy bộ môn Văn hóa học và văn hóa Việt Nam
cho sinh viên ngành CĐSP Ngữ văn tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây,
chúng tôi mong muốn cung cấp cho sinh viên một công cụ cũng như một cách
thức khai thác các giá trị di sản văn hóa thông qua tác phẩm văn học. Đây
cũng là cách thức nhằm tích hợp nhuần nhuyễn giữa việc giáo dục tri thức và
nhân cách thông qua các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ việc
giảng dạy tác phẩm văn học cho sinh viên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thời đại Hùng Vương cũng như những giá trị văn hóa
mang tính bản địa của dân tộc thời kỳ đầu dựng nước nói chung cũng như tín
ngưỡng thờ thần nói chung đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa
học với các cuộc hội thảo và số lượng các bài viết, luận án…Trong phạm vi
của luận văn này chúng tôi chỉ điểm qua một số tác phẩm chính: Con Rồng
cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh.

2


2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ

thần ở Việt Nam
Cuốn Thần, người và đất Việt của tác giả Tạ Chí Đại Trường “là một
công trình vạch lại chi tiết lịch sử biến chuyển các quan niệm thần linh của
người Việt” (Dương Trung Quốc). Đây là một công trình quan trọng nghiên
cứu cách thức suy nghĩ, ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh.
Thần, người và đất Việt có thể so sánh như một bức tranh muôn màu về các
hệ thống thần linh đất Việt. Mỗi trang sách có vai trò như một mảng màu
riêng miêu tả về những biến chuyển văn hóa dưới lớp vỏ của thần thoại,
huyền thoại và tín ngưỡng. Từng gương mặt thần linh được hiện lên với
những nét vẽ nguyên sơ, chân thực trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa
thiêng liêng. Với quan niệm “vạn vật hữu linh” trong tâm thức người Việt
luôn có một niềm tin mãnh liệt về sự tồn tại của thế giới siêu nhiên, thần bí.
Thần, người và đất Việt không chỉ khảo sát hệ thống thần linh bản địa, sơ khai
của Người Việt, mà còn đặt những bước đi đầu tiên trong việc làm sáng tỏ
chiều hướng kết tập thần linh mới.
Trong cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (Nxb.. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2001), nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh đã phác họa về tín
ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam và trình bày một số loại hình tín
ngưỡng tiêu biểu nhất của Việt Nam như: Thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng,
Đạo Mẫu… Ông có đề cập đến tín ngưỡng thờ nhiên thần và nhân thần trong
phần II “Diện mạo thành Hoàng làng ở đồng Bằng Bắc Bộ” [39, tr.96]. Tác
giả Ngô Đức Thịnh lý giải nhiên thần và nhân thần là những diện mạo khác
nhau trong nhiều diện mạo của tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng nói chung ở
Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

3


Cuốn Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam (Nxb.. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2013) của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Minh đã đưa ra những

khái niệm chung về tôn giáo tín ngưỡng như Khái niệm Tín ngưỡng, bản chất,
ngồn gốc, chức năng, vai trò của tín ngưỡng… Đặc biệt tác giả đã phân tích
rất sâu sắc những ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng trong đời sống cộng
đồng cũng như một số xu hướng biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng trong đời
sống xã hội hiện nay đặc biệt là xu hướng dân tộc hóa, phục hồi các tôn giáo,
tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của dân tộc.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về 3 truyền thuyết cũng như tín
ngưỡng thờ cúng thuộc thời đại Vua Hùng
Năm 1971, nhóm tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn
Đổng Chi, Hoàng Hưng xuất bản cuốn sách Thời đại Hùng Vương: Lịch sử văn hóa - chính trị - xã hội. Công trình được xem là “kết quả công lao nghiên
cứu của giới sử học và giới khảo cổ học nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
đã tái hiện thời đại Hùng Vương một cách sinh động từ cương vực, tên nước,
cư dân, sản xuất, thể chế chinh trị xã hội, đời sống văn hóa. Song song với
các công trình nghiên cứu sử học, khảo cổ học là những nghiên cứu về các
truyền thuyết thời Hùng Vương được tập hợp trong các sách Thời Hùng
Vương qua truyền thuyết, huyền thoại.
Cuốn: Đền Hùng và tín ngưỡng thờ Hùng Vương (Nxb.. Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 2013) của tác giả Phạm Bá Khiêm đã nghiên cứu, sưu tầm, hệ
thống hóa các tư liệu lịch sử; tài liệu kiểm kê di tích, di sản văn hóa dân gian
liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Cuốn sách được
xem như tập tư liệu, địa chí về Đền Hùng và ý nghĩa thực hành tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương trong tâm thức nguồn cội của người Việt. Đọc sách
chúng ta sẽ hiểu biết hơn, có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn, tôn tạo các di

4


tích thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng và đặc biệt với khu di tích lịch sử
Đền Hùng sao cho xứng tầm là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương lâu đời nhất quy mô nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của

dân tộc Việt Nam.
Luận văn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Thành phố Hồ Chí Minh
của Ngô Hoàng Ân, chuyên ngành văn hóa học, mã số 603170, Hà Nội năm
2014 đã làm sáng tỏ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Tp. Hồ Chí Minh
trong cái nhìn bối cảnh không gian và sự vận động không gian, thời gian.
Nhận diện vị trí của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong hệ thống văn hóa
Tp. Hồ Chí Minh và luận bàn những chuyển biến của tín ngưỡng này trong xã
hội đương đại.
Công trình Người anh hùng làng Gióng (Nxb.. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,
2015) của tác giả Cao Huy Đỉnh có một giá trị đặc biệt quan trọng, đặt nền
móng về phương pháp luận cho việc nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam:
Tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian trong không gian sống động thực tế của
nó. Với 6 chương mang nội dung nghiên cứu tổng thể về người anh hùng dân
tộc Thánh Gióng trong cái nhìn từ quá khứ đến hiện đại. Đây có thể coi là
công trình nghiên cứu lớn nhất, toàn diện nhất và có giá trị nhất về hình tượng
Thánh Gióng của người Việt và có thể xem là một mẫu mực nghiên cứu về
khoa học xã hội trong gần nửa thế kỷ qua.
Trong những năm gần đây có nhiều hội thảo cũng như công trình nghiên
cứu về thời đại Hùng Vương tiếp tục được quan tâm. Năm 2003, công trình
Tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương hành trình đến di sản nhân loại đã tập hợp
các bài viết giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, quá trình để UNESCO công nhận và những
giải pháp để di sản mãi mãi trường tồn và lan tỏa.

5


Có thể thấy việc nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng của người Việt nói
chung cũng như nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Hùng Vương nói riêng đã được
quan tâm và nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống. Đó là những tài liệu

tham khảo quý giá giúp tác giả tìm hiểu và đi sâu vào nghiên cứu về văn hóa
tín ngưỡng bản địa của người Việt qua ba truyền thuyết lịch sử về thời kỳ
dựng nước của dân tộc Việt là Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn
Tinh - Thủy Tinh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ tín ngưỡng thần qua ba truyền thuyết Con
Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh, trong cái nhìn bối
cảnh không gian và sự vận động trong thời gian của diễn trình lịch sử dân tộc.
Nhận diện vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ thần trong hệ thống văn hóa
truyền thống của dân tộc cũng như vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa tốt đẹp này trong xã hội ngày nay.
Luận văn cũng bước đầu tiến hành khảo sát quá trình bảo tồn và phát
huy tín ngưỡng thờ thần của nhân dân thông qua việc thực hành tín ngưỡng
trong xã hội hiện nay ở địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tín ngưỡng thờ thần qua ba truyền
thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh Trong sách
giáo khoa Ngữ văn 6 từ truyền thống đến hiện đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn phân tích lý giải về tín ngưỡng thờ thần thông qua ba truyền
thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh trong
SGK Ngữ văn 6, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2016. Việc bảo tồn và phát
huy những giá trị của tín ngưỡng thờ thần trong xã hội hiện nay.

6


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:

+ Giải thích các khái niệm: Văn hóa, Tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ thần,
truyền thuyết lịch sử, xu hướng biến đổi văn hóa, thực hành tín ngưỡng…
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, luận văn vận dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
+ Phương pháp loại hình học văn học;
+ Phương pháp so sánh - đối chiếu;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp tổng quan tài liệu…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn có ý nghĩa cụ thể trong việc thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước trong việc “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc” nói chung và văn hóa tín ngưỡng truyền thống nói riêng.
- Trên cơ sở hệ thống hóa các ngồn tài liệu, tư liệu về thể loại văn học
truyền thuyết nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, luận văn góp phần bổ
xung, cung cấp tư liệu trên cơ sở nghiên cứu tích hợp giữ văn học và văn hóa.
Từ đó có một cách nhìn hệ thống trong quá trình nghiên cứu về mối liên hệ
giữ văn học và văn hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần đánh giá, khẳng định những giá trị văn hóa mang
tính bản địa của cha ông ta thời kỳ đầu dựng nước.
- Luận văn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân
tộc, giáo dục những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

7


- Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên
cứu về thể loại văn học truyền thuyết nói riêng cũng như nghiên cứu về văn

hóa Việt Nam nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
Tín ngưỡng thờ thần qua ba truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng
và Sơn Tinh - Thủy Tinh dự kiến gồm 3 chương:
Chương 1: Vấn đề văn hóa, tín ngưỡng và sự thể hiện của văn hóa tín
ngưỡng qua truyền thuyết lịch sử.
Chương 2: Biểu hiện của tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ thần qua ba
truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Chương 3: Sức sống của tín ngưỡng thờ thần qua ba truyền thuyết Con
Rồng - Cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh trong xã hội hiện
nay.

8


Chƣơng 1
VẤN ĐỀ VĂN HÓA, TÍN NGƢỠNG
VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG
QUA TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ
1.1. Khái lƣợc về văn hóa, tín ngƣỡng, văn hóa tín ngƣỡng
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa và việc xác định nó là khá phức tạp
và khó khăn. Trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, mỗi
học giả thường xuất phát từ những luận cứ riêng, góc nhìn riêng phù hợp với
mục đích nghiên cứu của mình để đưa ra định nghĩa về văn hoá.
Hiện nay, người ta thấy có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa và có
người còn cho rằng có bao nhiêu người nghiên cứu về văn hóa thì có bấy
nhiêu định nghĩa về nó. Điều đó cũng đủ nói lên rằng văn hóa là biển cả mênh
mông, là hiện tượng bao chùm lên tất thảy các mặt của đời sống con người và

xã hội khiến cho bất kỳ một định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể bao quát
hết được nội hàm của nó. Bởi vậy, điều quan trọng hơn cả không phải là định
nghĩa như thế nào mà là định nghĩa đó nói lên được những gì, thâu tóm được
những phương diện gì của văn hoá.
E.B.Tylor - nhà nhân học người Anh, ông định nghĩa văn hóa ngay trang
đầu tiên trong công trình Văn hóa nguyên thủy - Primitive Culture, đã định
nghĩa văn hóa như một “phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, phong tục cũng như bất kỳ một khả năng và thói quen
khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu được” [10, tr.1]
Hay như Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra quan điểm của mình về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn

9


học nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn” .
Theo Trần Ngọc Thêm thì: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” [30, tr.10].
Còn Trần Quốc Vượng định nghĩa: “Văn hóa là sản phẩm do con người
sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người” [43, tr.17].
Không có định nghĩa nào sai cũng như không có định nghĩa nào mang
tính chuẩn mực nhưng theo tôi định nghĩa của Trần Ngọc Thêm không chỉ
ngắn gọn, xúc tích mà còn nêu bật được 4 đặc trưng cơ bản của văn hòa là

tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Văn hóa được coi là cốt lõi, bản lĩnh, bản sắc và những truyền thống tốt
đẹp của mỗi dân tộc. Hoạt động văn hóa luôn có tính kế thừa, vận động và
phát triển. Một nền văn hóa dân tộc muốn giữ sức sống của mình thì phải kế
thừa những thành tựu văn hóa tốt đẹp của quá khứ và tiếp thu những tinh hoa
văn hóa của nhân loại.
Theo dòng thời gian, văn hóa đã góp phần phát triển xã hội loài người.
Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng của mình, nền văn hóa đó quy tụ toàn bộ
những gì tinh túy nhất mà dân tộc đó sáng tạo ra, giữ gìn và phát triển qua lịch
sử của dân tộc. Văn hóa là thành tố quan trọng, quyết định tính dân tộc, bản
sắc của mỗi quốc gia, là chỗ dựa, là điểm xuất phát của lịch sử.

10


1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng
Những cư dân làm nông nghiệp, xưa nay không thoát khỏi tư tưởng
trông chờ sự may rủi của số phận, của thiên nhiên. Do vậy, tư duy kinh
nghiệm và những niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng là sản phẩm tất yếu của đời
sống tinh thần của họ. Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín
ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng có tính chất linh
thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau
khi chết, về sự tồn tại của linh hồn và sự tác động của lực lượng này đối với
cuộc sống hiện tại của con người và nó gắn liền với các phong tục, tập quán,
thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc. Nó phản
ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch sử
phát triển văn hóa của cộng đồng dân tộc.
Cũng giống như khái niệm văn hóa, tín ngưỡng là một phạm trù lý thuyết
mở, bởi mỗi học giả lại dựa vào những góc độ tiếp cận riêng để giải thích cho
thuật ngữ này. Và cho đến nay, các học giả vẫn chưa đưa ra được một định

nghĩa thống nhất và mang tính đồng thuận cao.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Tín ngưỡng là “lòng tin theo một tôn giáo nào
đó” [27, tr.1277]. Nhóm tác giả trong cuốn Hỏi và đáp văn hóa Việt Nam lại
coi “Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh,
vật thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con
người suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm” [23, tr.100].
Theo tác giả Nguyễn Việt Hùng trong tiểu luận “Tục thờ đá trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam” chú thích lại dùng khái niệm tín ngưỡng với ý
nghĩa là hình thức tôn giáo sơ khai, tức là tín ngưỡng là hiện tượng có trước,
dưới thành tố tôn giáo. Tôn giáo là hệ thống tín ngưỡng cùng nghi lễ, không
phải chỉ một tín ngưỡng đủ thành một tôn giáo [23, tr.50].

11


Trong bài viết “Tín ngưỡng, kiêng kỵ và hèm”, nhà nghiên cứu Hoàng
Quốc cho rằng: “Tín có nghĩa là tin theo. Ngưỡng là ngửa trông lên trời. Như
vậy tín ngưỡng là thứ vô hình, nhưng thiêng liêng và ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống văn hóa xã hội của người nông dân. Hạt nhân của tín ngưỡng là tính
thiêng” [28, tr.95].
Trong công trình Văn hóa Việt Nam - đỉnh cao Đại Việt, Nguyễn Đăng
Duy cho rằng: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào
lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị
thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời
sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin
thiêng liêng ấy” [6, tr.351].
Dưới góc độ tâm lý học, tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý - xã hội
biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về
lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc
sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng. Quá trình hình thành

và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó
phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó.
Như vậy, các khái niệm tín ngưỡng mặc dù khác nhau về điểm tiếp cận
nhưng các tác giả đều gặp gỡ nhau ở một điểm đó là đều xem tín ngưỡng là
lòng tin vào một thế lực siêu nhiên nào đó, có sức mạnh chi phối tới đời sống
của con người hiện tại.
1.1.3. Khái niệm văn hóa tín ngưỡng
Dưới góc nhìn văn hóa, tín ngưỡng chứa đựng những giá trị thiêng liêng
và nhạy cảm đối với đời sống tinh thần của con người. Hiện nay, ngoài khái
niệm tín ngưỡng hay văn hóa tín ngưỡng được nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian Ngô Đức Thịnh đề cập trong các công trình như: Tín ngưỡng và văn hóa

12


tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), bài viết “Các dạng thức văn hóa ở Việt Nam”
(2006), công trình Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền (2007)… Trong các công trình
kể trên, ông cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào mà mới chỉ dừng lại ở
những vấn đề mang tính khái quát về văn hóa tín ngưỡng. Trong bài viết về
“Các dạng thức văn hóa ở Việt Nam”, ông cho rằng: “Tương ứng với các
cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Nho giáo,
đạo Mẫu… đều có các dạng thức văn hóa tương ứng: văn hóa Phật giáo, văn
hóa Kitô giáo, văn hóa Nho giáo, văn hóa Hồi giáo, văn hóa đạo Mẫu… Bản
thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình thức văn hóa đặc thù. Đấy là chưa
kể, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ
cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện tượng, những sinh hoạt văn hóa
nghệ thuật” [39, tr.28].
Tín ngưỡng chính là môi trường sản sinh, tích hợp và bảo tồn nhiều sinh
hoạt văn hóa dân gian. Con người muốn chuyển đạt nguyện vọng của mình
lên thần linh thì phải cần có các công cụ, phương tiện như: múa hát, tượng

thờ, nghi lễ, phẩm vật, nơi thờ cúng… Ngô Đức Thịnh đã đưa một ví dụ điển
hình: “Từ nhân lõi tôn giáo tín ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp
nhiều yếu tố, giá trị văn hoá: văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm
nhạc, múa, hát chầu văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và
sinh hoạt cộng đồng gắn với đạo Mẫu” [39, tr.765].
Văn hóa tín ngưỡng chính là sự gắn kết từ một hình thức tín ngưỡng nào
đó, rồi tích hợp các giá trị văn hóa khác như: di tích, lễ hội, truyền thuyết,
diễn xướng nghệ thuật… có liên quan. Tín ngưỡng mang tính nguyên hợp
chính là sự tích hợp nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cùng tồn tại
như một tổng thể văn hóa Tính nguyên hợp là một đặc trưng cơ bản của văn
hóa dân gian, dùng để nói một hiện tượng văn hóa không chỉ tồn tại riêng

13


biệt, đơn lẻ mà còn tồn tại và tích hợp các hiện tượng văn hóa khác vào xung
quanh như một tổng thể.
Điều này đã được Ngô Đức Thịnh giải thích và đưa ví dụ cụ thể ở trên.
Nhà nghiên cứu Patrick B. Mullen có ý kiến tương tự: “Tín ngưỡng dân gian
không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó còn tồn tại trong thực tiễn và các
ứng xử thực tế. Xin nhắc lại, văn hóa dân gian không chỉ là sự phản ánh một
thế giới quan văn hóa trừu tượng, mà nó còn tồn tại trong cuộc sống hằng
ngày như là một phương tiện sáng tạo văn hóa”.
Dựa vào cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa
ra quan niệm của mình về văn hóa tín ngưỡng làm căn cứ triển khai luận
văn: Văn hóa tín ngưỡng là hệ thống giá trị về những phương cách ứng xử của
con người đối với thế giới siêu nhiên hay xã hội có liên quan đến đời sống của
mình. Những phương cách ứng xử đó phản ánh các điều kiện vật chất và tinh
thần tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội của một cộng đồng cư dân.
Như vậy, văn hóa tín ngưỡng sẽ được tiếp cận từ những giá trị văn hóa

vật thể, văn hóa phi vật thể thông qua các cơ sở thờ tự, nghi thức thờ cúng,
các giai thoại dân gian, địa danh và lễ hội có liên quan đến các hình thái tín
ngưỡng của người Việt: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên; tín ngưỡng sùng bái
con người; tín ngưỡng phồn thực; tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt...
1.1.4. Phân loại tín ngưỡng
Cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác, việc phân loại tín ngưỡng tôn
giáo là một trong những vấn đề cơ bản của khoa tôn giáo học và cũng chính ở
đó còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Người ta đã từng đưa ra các cách phân
loại khác nhau, như phân loại tồn giáo tín ngưỡng theo các hình thức phát
triển nối tiếp nhau của tiến trình lịch sử. Một số khác lại từ bỏ nguyên tắc lịch
sử, mà lại theo đặc trưng địa lý và chủng tộc, theo các khu vực văn hóa, phân

14


loại theo nội dung tín ngưỡng, tôn giáo và đối tượng sùng bái, theo hình thái
học của tôn giáo tín ngưỡng.
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt
Nam (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999), Việt Nam cũng như các nước Đông
Nam Á có 3 loại hình tín ngưỡng chính là: Tín ngưỡng phồn thực, Tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên và Tín ngưỡng sùng bái con người.
Tác giả Nguyễn Văn Minh trong cuốn Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc
ở Việt Nam (Nxb.. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013) trong Chương 2: “Các
hình thức tôn giáo tín ngưỡng truyền thống”, chia thành:
1- Hồn linh giáo
2- Tô tem giáo
3- Bái vật giáo, shaman giáo, phép phù thủy và ma thuật
4- Đa thần giáo
5- Quan niệm về cái chết, các hình thức tang ma và sự thờ cúng tổ tiên.
6- Đạo thánh

7- Đạo
Còn nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡng của các dân
tộc Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016) đã đưa ra 5 hình thức tín
ngưỡng sau:
1- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia), tô tem giáo
2- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
3- Tín ngưỡng vòng đời
4- Tín ngưỡng nghề nghiệp
5- Tín ngưỡng thờ thần (đạo thờ thần)
Qua tìm hiểu việc phân loại tín ngưỡng bản địa Việt Nam, chúng ta nhận
thấy:

15


Tín ngưỡng chủ đạo của người Việt là tín ngưỡng đa thần và đặc trưng là
sùng bái nhiên thần và nhân thần. Bắt nguồn từ cuộc sống của cư dân nông
nghiệp lúa nước nên ở khắp nơi, người ta thờ cúng thần tự nhiên, đó là các
yếu tố có liên quan trực tiếp đến đời sống của con người như: các loài chim
thần, có thần có trên mặt đất với các loài vật linh như: hổ, trâu, gà, gấu... hoặc
dưới mặt nước như: rắn, giao long, thuồng luồng, rồng, rùa, cá; các loài thực
vật được linh thiêng hóa thành thần như: cây cối, hạt lúa, hạt ngô, củ khoai,
quả bầu; các dạng vật linh như: nước, đất, đá, rừng, núi, lửa; các hiện tượng tự
nhiên khác như: mây, mưa, gió, sấm, chớp, sóng…
Để linh thiêng hóa các đối tượng thờ cũng này tri thức dân gian tạo nên
những câu chuyện, tạo ra một hệ thần thoại, truyền thuyết hết sức phong phú
từ nhiên thần đến nhân thần. Tuy nhiên, qua phương thức truyền miệng, qua
những biến đổi theo không gian và thời gian, các truyện kể này không còn
nguyên bản như khởi nguyên nữa (Tính dị bản là đặc trưng của văn học dân
gian). Các nhân vật, đối tượng có nhiều dị bản cũng như một bộ phận nhân

vật nhiên thần không nhỏ đã có sự chuyển hóa thành nhân thần và nửa nhiên
thần, nửa nhân thần. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo quy luật nội tại và khách
quan, làm cho biến đổi cả về mặt thể loại của truyện cổ, theo đó thể loại thần
thoại đã được truyền thuyết hóa một cách mạnh mẽ. Theo quy luật này trong
phạm vi nghiêm cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng
thờ nhiên thần và nhân thần được phản ánh qua 3 truyền thuyết dân gian: Con
Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Việt Nam như một bảo tàng tôn giáo thu nhỏ của thế giới với sự đa dạng
về tôn giáo tín ngưỡng. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín
ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và
đặc sắc. Các tín ngưỡng, tôn giáo dù có nguồn gốc khác nhau, phương châm

16


hành đạo không giống nhau nhưng không vì thế mà có sự xung đột, phá hoại
lẫn nhau để phát triển riêng mình, ngược lại trong quan hệ, chúng luôn có sự
gắn kết, giao lưu và tìm hiểu về nhau để cùng truyền đạt những tinh hoa của
từng tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là nét đẹp rất riêng, đặc biệt của các tín
ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.
1.2. Truyền thuyết - một lý lịch dân gian dành cho các vị thần
1.2.1. Khái niệm truyền thuyết
SGK Ngữ văn 6 (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2016) có định nghĩa: Truyền
thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến
lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Truyền thuyết thể
hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật
được kể.
1.2.2. Vai trò của truyền thuyết
Vai trò của truyền thuyết thể hiện ở 3 mặt cơ bản:
Về mặt lịch sử: Đặc trưng của truyền thuyết là kể về các nhân vật và sự

kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ
ảo. Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học, khảo cổ học, văn hóa học tham
khảo và nghiêm cứu về các giai đoạn lịch sử dân tộc.
Trong quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc luôn có những
biến cố, những thăng trầm, những thời điểm mang tính chuyển giao...và
những con người kiệt xuất có tính chất quyết định đến vận mệnh của cộng
đồng, dân tộc. Những người có công với cộng đồng, những con người khi
sống và khi mất trở thành biểu tượng, niềm tự hào của dân tộc cộng đồng luôn
được tôn thờ, sùng bái từ đời này sang đời khác.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

17


Núi sông, bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Xong hào kiệt đời nào cũng có.
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Các nhân vật kiệt xuất như: Vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung thủa xưa và Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngày nay sẽ sống mãi trong lòng dân tộc qua sự tôn vinh bằng đền miếu, các
ngày kỷ niệm, các lễ hội lớn và đặc biệt trong tâm linh của Người Việt.
Chung quanh các sự kiện lịch sử lớn, các nhân vật lịch sử đều có những
câu chuyện kể về sự kiện đó hoặc kể về tài năng, về đức độ, về sự cống hiến
của các anh hùng, các danh nhân cho dân, cho nước. Các truyện kể ấy sẽ được
lưu truyền bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau từ đời này qua đời

khác.
Các sự kiện và các nhân vật lịch sử chính là cảm hứng, là đề tài, là chất
liệu để làm nên các truyền thuyết dân gian. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
trong một bài viết về các Vua Hùng đã nêu một ý kiến khá xác đáng: “Truyền
thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử, mà nhân dân qua
nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng
với thơ và mộng...”.
Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân nghĩa, nhân văn... Truyền
thuyết một mặt phản ánh các sự kiện lịch sử một cách trung thực cũng là một
sự thể hiện cảm quan và thái độ của quần chúng nhân dân đối với những biến

18


cố, những sự kiện, những con người... có liên quan, có tác động lớn đến đời
sống của cộng đồng. Qua từng tình tiết, từng cách mở đầu hoặc kết thúc mỗi
truyền thuyết, chúng ta đều thấy thái độ khen chê, biểu dương, ca ngợi, hay
phê phán, lên án,... của tác giả dân gian đối với các nhân vật lịch sử một cách
khá minh bạch, rõ ràng. Nói cách khác truyền thuyết chính là cách thức mà
dân gian trao tặng cho các vị thần. Các yếu tố kỳ ảo, sản phẩm của trí tưởng
tượng dân gian là cách thức mà tri thức dân gian truyền tải những ước mơ và
khát vọng của mình trong cuộc sống thực tại.
Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho các
nhà văn nhà thơ cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian thăng hoa, phát
triển. Truyền thuyết là thể loại khái quát được lịch sử của dân tộc, đồng thời
giáo dục con người hướng đến chân - thiện - mỹ... nên truyền thuyết là nguồn
cảm hứng xuyên suốt cho các tác giả dân gian sáng tạo. Vì truyền thuyết là
sáng tác của dân gian nên sự thực lịch sử đôi khi được hư cấu lại, theo tâm lý,
tình cảm của dân gian. Tính “lý tưởng hóa” được thể hiện qua nhiều tình tiết

nhằm tôn vinh và linh thiêng hóa các nhân vật lịch sử.
1.3. Một số vấn đề về tín ngƣỡng dân gian qua truyền thuyết thời
Hùng Vƣơng
1.3.1. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian và truyền thuyết
Qua quá trình nghiên cứu về văn học dân gian đặc biệt là truyền thuyết,
các nhà nghiên cứu có thể phân kỳ truyền thuyết dựa trên sự phân kỳ lịch sử
xã hội cũng như những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết.
Muốn biết truyền thuyết của một thời kỳ nào cần phải biết thời điểm ra đời
của tác phẩm cũng như những nhân vật, những sự kiện được phản ánh qua
truyền thuyết đó. Dựa trên các kết quả của các nhà nghiên cứu văn học dân
gian, truyền thuyết Việt Nam gồm các thời kỳ: Truyền thuyết về Họ Hồng

19


Bàng và thời kỳ Văn Lang, truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc,
truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ, truyền thuyết về thời kỳ Pháp
thuộc.
Ba truyền thuyết thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn thuộc Truyền
thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang. Họ Hồng Bàng mở đầu thời
kỳ lập quốc của dân tộc ta kéo dài 2622 năm (2879 t.CN - 258 t.CN), từ Kinh
Dương Vương đến Lạc Long Quân và các đời Hùng Vương. Theo Đại Việt sử
ký toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên, cho đến thời vua Hùng cương vực nước
Văn Lang trải rộng, phía đông giáp Nam Hải, phía tây đến Ba Thục, phía bắc
đến hồ Ðộng Ðình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (nước Chiêm Thành).
Đây là hệ thống truyền thuyết mang tính chất sử thi, phản ánh không khí
anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ văn minh của người
Văn Lang. Các nhân vật Vua Hùng, Sơn Tinh (Thánh Tản Viên), Thánh
Gióng là những biểu tượng của quốc gia Văn Lang trong thời kỳ đang lớn
mạnh. Hình tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ có ý nghĩa khái quát hóa cho công

cuộc chinh phục tự nhiên mở mang bờ cõi của người Văn Lang.
Những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua
Hùng: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh. Nhân vật
Hùng Vương không phải là nhân vật chính của từng truyện riêng nhưng lại là
nhân vật nổi bật trong hệ thống truyện. Vua Hùng (Hùng Vương thứ sáu,
Hùng Vương thứ mười tám, Hùng Vương nói chung) là người đứng đầu quốc
gia, vị vua có uy tín với người dân tiếp cận với thần linh, là biểu trưng của sức
mạnh và tinh thần của đất nước.
Các yếu tố thần kỳ còn khá đậm đặc trong ba truyền thuyết này. Theo
từng thời điểm xuất hiện của từng truyền thuyết các yếu tố mang tính siêu
nhiên, kỳ ảo giảm xuống, tính chất trần thế ngày một tăng lên. Lạc Long

20


Quân, Âu Cơ đều là con của các vị thần, cuộc hôn phối và sinh hạ của hai
người cũng mang tính chất phi thường. Đến truyền thuyết Thánh Gióng, nhân
vật Gióng vẫn mang những nét thần kỳ nhưng vẫn rất gần gũi với con
người bình thường (có mẹ, sinh ra ở làng Phù Ðổng, ăn cơm, cà của dân
làng). Mặt khác, từ truyền thuyết Lạc Long Quân đến truyền thuyết Thánh
Gióng, đề tài cũng có sự chuyển biến: từ đề tài đấu tranh chinh phục thiên
nhiên đến đề tài đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
Có thể nói, với tín ngưỡng dân gian truyền thuyết vừa là nơi ẩn chứa,
thẩm thấu, thể hiện các tín ngưỡng dân gian đó. Những hình tượng, niềm tin sẽ
chết cứng nếu như nó không được thổi vào đó linh hồn, tình cảm, ước mơ của
dân gian. Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của truyền thuyết. Mối
quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian là mối quan hệ song song
cùng tồn tại, thẩm thấu qua nhau trong sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam
như một chỉnh thể không thể tách rời. Phải có tín ngưỡng với những phương
thức thực hành như đền, miếu, tế, lễ, lễ hội... mới làm sống lại, thể hiện rõ

những điều truyền tụng trong truyền thuyết, ngược lại, truyền thuyết chính là
nơi lưu giữ lâu dài, là lý lịch của tín ngưỡng, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng.
Tuy nhiên giải mã tín ngưỡng hoặc giải mã các hiện tượng văn hóa nói
chung trong truyền thuyết là một vấn đề đặc biệt thú vị và bổ ích đối với
chúng ta. Tìm ra các yếu tố văn hóa tín ngưỡng ẩn chứa trong các truyền
thuyết dân gian là một điều hết sức cần thiết, hơn nữa nó cũng thực sự là một
hướng nghiên cứu có triển vọng và có đóng góp hữu hiệu khiến việc nghiên
cứu truyền thuyết ngày càng tiếp cận chân lý.
1.3.2. Khái quát chung về truyền thuyết thời Hùng Vƣơng
Thời Hùng Vương được gắn với nhiều truyền thuyết được truyền miệng
qua nhiều thế hệ. Các truyền thuyết giải thích cho việc hình thành nhà nước

21


đầu tiên ở nước ta nói đến tổ tiên người Việt là các Vua Hùng đồng thời nói
đến nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và chính trị ở Việt Nam thời kỳ này. Đó
là những truyền thuyết quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Ba
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thủy Tinh
được giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 vừa có giá trị
văn học vừa có giá trị văn hóa lịch sử vô cùng to lớn góp phần không nhỏ vào
việc giáo dục cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Truyền thuyết Con rồng cháu tiên lý giải về nguồn gốc, giống nòi của
con người và dân tộc Việt Nam một cách đầy tự hào (Giống Rồng - Tiên).
Không chỉ vậy truyền thuyết còn có ý nghĩa to lớn trong việc khơi dậy lòng
yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng, là nguồn cội của tinh thần đoàn kết toàn
dân tộc.
Truyền thuyết Thánh Gióng miêu tả cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc đầu
tiên của dân tộc vào thời Hùng Vương thứ 6 (chống giặc Ân). Đây là tác
phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống kẻ thù xâm lược. Hình tượng

Thánh Gióng với những đặc điểm vừa siêu nhiên vừa trần thế là biểu tượng về
lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói về cuộc đấu tranh chống trọi với
thiên nhiên của nhân dân ta mà tiêu biểu là nạn (thủy tai). Nó cho chúng ta
thấy sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên đồng thời nói lên ước mơ và sức mạnh
chống chọi với tự nhiên của con người. Hình tượng Sơn Tinh thể hiện ước mơ
và khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc trong quá trình sinh
tồn và phát triển.
Thời Hùng Vương còn gắn với nhiều truyền thuyết khác như: Truyền
thuyết Bánh chưng bánh giầy, truyền thuyết Mai An Tiêm...cho chúng ta thấy
được bức tranh về kinh tế, văn hóa, chính trị, phong tục, tập quán của cha ông

22


×