Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu các phương pháp đánh giá độ tương đồng của văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---  ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ
TƯƠNG ĐỒNG CỦA VĂN BẢN

Họ tên sinh viên: Trương Thanh Đồng
Mã số sinh viên: DQB04140022
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Cường

QUẢNG BÌNH, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá
nhân, các công thức, thuật toán, số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong
đề tài nghiên cứu khóa luận là chân thực. Nghiên cứu này chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nào khác. Những tài liệu thu thập của các
tác giả khác sử dụng trong khóa luận đều có trích dẫn ở tài liệu tham khảo và
chú thích có nguồn gốc.

Sinh viên

Trương Thanh Đồng


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Cường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Văn Cường Người đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực
hiện khoá luận này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô đã tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi để
học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Quảng Bình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên trong lớp đã động viên tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm khoá luận. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các
thầy cô trong khoa Kỹ thuật - Công nghệ thông tin, cũng như các thầy cô trong
trường đã giảng dạy, dìu dắt tôi trong suốt 4 năm học.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn và biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và
tất cả những người thân yêu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích đề tài ........................................................................................................ 2
3. Đối tượng ................................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN VÀ ỨNG DỤNG ... 3
1.1. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên ...................................................................................... 3
1.2. Một số ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) ......................................... 4
1.3. Vấn đề về độ tương tự trong văn bản ................................................................... 9
1.4. Vấn đề về sự sao chép, đạo văn trong văn bản .................................................... 9
CHƯƠNG II: BÀI TOÁN SO SÁNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT ..................................... 11
2.1. Phát biểu về bài toán so sánh văn bản. ............................................................... 11
2.2. Một số kết quả đã đạt được trong Xử lý văn bản tiếng Việt .............................. 11
2.3. Đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt ........................................................................... 12
2.3.1. Cấu tạo từ tiếng Việt ....................................................................................... 12
2.3.2. Biến hình từ tiếng Việt .................................................................................... 13
2.3.3. Từ đồng âm khác nghĩa ................................................................................... 13
2.3.4. Từ đồng nghĩa ................................................................................................ 14
2.3.5. Đặc điểm chính tả............................................................................................ 14
2.3.6. Bảng mã tiếng Việt trên máy tính ................................................................... 15
2.4. Bài toán so sánh văn bản .................................................................................... 16
2.4.1. Tiền xử lý văn bản........................................................................................... 16

2.4.2. Biểu diễn văn bản ............................................................................................ 21
2.4.3. Phương pháp tính độ tương đồng giữa các văn bản ........................................ 21
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH BIỂU DIỄN VĂN BẢN ........................................................... 22
3.1. Mô hình biểu diễn văn bản truyền thống ........................................................... 22
3.1.1. Mô hình túi từ ngữ (Bag-of-Word) ................................................................. 22
3.1.2. Mô hình logic .................................................................................................. 23


3.1.3. Mô hình phân tích cú pháp .............................................................................. 24
3.1.4. Mô hình vector ................................................................................................ 25
3.2. Mô hình đồ thị biểu diễn văn bản ...................................................................... 28
3.2.1. Mô hình đồ thị khái niệm (Conceptual Graphs - CGs) ................................... 29
3.2.2. Mô hình đồ thị hình sao .................................................................................. 30
3.2.3. Mô hình đồ thị vô hướng sử dụng tần số xuất hiện......................................... 31
3.2.4. Mô hình đồ thị có hướng, cạnh không gán nhãn............................................. 31
3.2.5. Mô hình đồ thị có hướng, cạnh không gán nhãn, cạnh là khoảng cách n giữa
hai từ trong văn bản .................................................................................................. 32
3.3. Mô hình word2vec văn bản ................................................................................ 33
3.4. Mô hình doc2vec văn bản .................................................................................. 34
CHƯƠNG IV: ......................................................................................................................... 36
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ TƯƠNG ĐỒNG VĂN BẢN.............................................. 36
4.1. Khái niệm độ tương đồng................................................................................... 36
4.2. Độ tương đồng văn bản dựa trên tập từ chung ................................................... 36
4.2.1. Khoảng cách Jaro ............................................................................................ 36
4.2.2. Mô hình tương phản (Contrast model) ............................................................ 37
4.2.3. Hệ số Jaccard ................................................................................................... 37
4.3. Độ tương đồng văn bản dựa trên vector biểu diễn ............................................. 37
4.3.1. Độ tương đồng Cosine .................................................................................... 37
4.3.2. Độ tương đồng dựa vào khoảng cách Euclide ................................................ 38
4.3.3. Độ tương đồng dựa vào khoảng cách Manhattan ........................................... 38

4.4. Độ tương đồng văn bản trong tiếng Việt .......................................................... 38
4.4.1. Độ tương tự ngữ nghĩa từ - từ ......................................................................... 39
4.4.2. Độ tương tự ngữ nghĩa của văn bản ................................................................ 41
4.4.3. Độ tương tự về thứ tự của từ trong câu ........................................................... 42
4.4.3.1. Tính độ tương đồng theo hệ số cosin ........................................................... 42
4.4.3.2. Độ tương tự về thứ tự của từ trong câu ........................................................ 42
4.4.3.3. Tính độ tương đồng cho toàn bộ câu ........................................................... 43
4.4.4. Tính toán độ tương đồng cho toàn văn bản..................................................... 44
4.4.4.1. Một số phương pháp tìm độ tương đồng giữa hai văn bản .......................... 44


4.4.4.2. Phương pháp tính độ tương đồng bằng công thức trung bình ..................... 45
CHƯƠNG V: XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÁNH VĂN BẢN ............................................. 46
5.1. Mô hình hệ thống ............................................................................................... 46
5.2. Các công đoạn xử lý trong hệ thống .................................................................. 47
5.2.1. Tiền xử lý ........................................................................................................ 47
5.2.2. Tách từ, câu trong văn bản ............................................................................. 47
5.2.3. Loại bỏ từ dừng ............................................................................................... 47
5.2.4. Vector hóa văn bản.......................................................................................... 47
5.2.5. Tính độ tương tự văn bản ................................................................................ 49
5.3. Thực hiện hóa bằng chương trình ...................................................................... 50
5.3.1. Lựa chọn công cụ tiền xử lý ............................................................................ 50
5.3.2. Chương trình ứng dụng ................................................................................... 50
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 53


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Các hướng tiếp cận cơ bản trong việc tách từ ....................................................... 17
Hình 3.1: Mô hình Bag-of-Word ............................................................................................ 23

Hình 3.2: Mô hình vector biểu diễn văn ................................................................................. 25
Hình 3.3: Ví dụ mô hình đồ thị khái niệm.............................................................................. 30
Hình 3.4: Ví dụ mô hình đồ thị hình sao ................................................................................ 30
Hình 3.5: Ví dụ mô hình đồ thị vô hướng sử dụng tần số xuất hiện.................................... 31
Hình 3.6: Ví dụ mô hình đồ thị đơn giản............................................................................... 32
Hình 3.7: Ví dụ mô hình đồ thị khoảng cách n đơn giản ...................................................... 32
Hình 3.8: Mô hình Cbow và Skip-gram ................................................................................ 33
Hình 3.9: Mô hình túi từ phân tán của vectơ đoạn................................................................ 34
Hình 3.10: Mô hình bộ nhớ phân tán..................................................................................... 35
Hình 3.11: Mô hình bộ nhớ phân tán cho việc học vector đoạn ........................................... 35
Hình 5.1: Mô hình hệ thống so sánh văn bản......................................................................... 46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Biểu diễn văn bản trong mô hình Logic ............................................................... 24
Bảng 3.2: Vector biểu diễn văn bản........................................................................................ 26


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là
máy tính và mạng Internet thì thông tin dưới dạng dữ liệu văn bản đã trở nên phong
phú về nội dung và tăng nhanh về số lượng. Chỉ bằng một vài thao tác tìm kiếm
thông tin đơn giản, ta có thể nhận về một khối lượng khổng lồ các trang web và các
tài liệu điện tử liên quan đến nội dung tìm kiếm. Chính sự dễ dàng này cũng mang
đến cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra các thông tin mới hữu ích
trong số các tài liệu ấy.
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) là một lĩnh vực
nghiên cứu thường có sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và ngôn ngữ học. Trong
đó, vai trò của công nghệ thông tin ngày càng chứng tỏ sức mạnh và tầm quan trọng

trong các nghiên cứu cũng như kết quả ứng dụng. Cho đến nay đã có nhiều kết quả
nghiên cứu và triển khai ứng dụng đem lại hiệu quả lớn cho xã hội. Trong đó, các
nghiên cứu phổ biến là xử lý ngôn ngữ tiếng Anh với các bài toán điển hình như
tóm tắt văn bản, trích chọn từ khóa, dịch tự động,… và đặc biệt là bài toán đánh giá
độ tương đồng văn bản được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với hy vọng đem lại
những lợi ích to lớn trong ứng dụng thực tiễn [2]. Tuy nhiên, đối với các văn bản
tiếng Việt việc nghiên cứu về khai thác thông tin chưa có nhiều, hầu hết là sử dụng
các phương pháp đã đề xuất cho tiếng Anh để áp dụng sang tiếng Việt. Do đặc điểm
của ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều điểm khác so với ngôn ngữ tiếng Anh nên việc áp
dụng các phương pháp ấy còn nhiều hạn chế [1]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
và cải tiến các nghiên cứu cho văn bản tiếng Anh để áp dụng cho tiếng Việt và đã
đạt được những thành công bước đầu.
Hiện nay, tình trạng sao chép văn bản, vi phạm bản quyền tác giả và đạo văn
diễn ra thường xuyên gây khó khăn trong việc kiểm soát, xác minh thông tin. Với
thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu các phương pháp đánh giá độ tương đồng văn bản”
được nghiên cứu để tìm ra phương pháp đánh giá mức độ tương đồng của văn bản
và đề xuất mô hình trong việc áp dụng học máy vào so sánh văn bản. Nghiên cứu
này là cơ sở cho việc xây dựng ứng dụng trong việc hỗ trợ đánh giá độ tương đồng
của các văn bản, một ứng dụng nhằm hạn chế và tránh được những sao lặp, đạo văn

1


góp phần nâng cao chất lượng cũng như quản lý thông tin dữ liệu văn bản một cách
hiệu quả.
2. Mục đích đề tài

- Nghiên cứu nắm rõ một số phương pháp đo độ tương đồng văn bản, từ đó làm
tiền đề để xây dựng mô hình hệ thống đánh giá sự giống nhau về văn bản góp phần
giúp cho việc xác định nhanh chóng sự giống và khác nhau của hai văn bản.

3. Đối tượng
- Các bài toán so sánh văn bản, mô hình biểu diễn văn bản và các phương pháp
đánh giá độ tương đồng văn bản.
- Các mô hình tính toán xác định độ đo tương đồng văn bản cả về cú pháp và
ngữ nghĩa, mức tương đồng văn bản ở các cấp độ từ, câu, đoạn văn hay toàn bộ bài
văn và ứng dụng trong so sánh văn bản.
- Mô hình được đề xuất để đánh giá độ tương đồng hai văn bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Thu thập, khảo sát và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề đo
độ tương đồng văn bản.
Nghiên cứu lý thuyết về mô hình độ đo tương đồng văn bản làm tiền đề để
thiết kế và đề xuất xây dựng mô hình mới hiệu quả trong việc đo độ tương đồng
văn bản.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về các vấn đề về xử lý ngôn ngữ tự nhiên và ứng dụng.
- Nghiên cứu tìm hiểu bài toán so sánh văn bản.
- Nghiên cứu mô hình biểu diễn văn bản.
- Nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp đánh giá độ tương đồng văn bản.
- Xây dựng mô hình so sánh văn bản .

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ
NHIÊN VÀ ỨNG DỤNG
1.1. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP) là khái niệm để
chỉ các kĩ thuật, phương pháp thao tác trên ngôn ngữ tự nhiên bằng máy tính [22].

Theo [Wiki] thì Xử lý ngôn ngữ tự nhiên là một nhánh của Trí tuệ nhân tạo,
tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con người và là một trong những
phần khó nhất vì nó liên quan đến việc phải hiểu ý nghĩa ngôn ngữ - công cụ hoàn
hảo nhất của tư duy và giao tiếp. Mục tiêu của lĩnh vực này là để máy tính thực hiện
các nhiệm vụ hữu ích liên quan đến ngôn ngữ của con người như cho phép giao tiếp
người - máy, cải thiện giao tiếp giữa con người hoặc đơn giản là xử lý văn bản hoặc
lời nói hữu ích.
Cần phân biệt ngôn ngữ tự nhiên (ví dụ như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Nhật… là những ngôn ngữ trong giao tiếp thường ngày) và ngôn ngữ nhân tạo (như
ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy, …) [22].
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên bao gồm hiểu ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language
Understanding – NLU) và sinh ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Generation –
NLG). Trong đó, hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLU) bao gồm 4 bước chính:
1. Phân tích hình vị: là sự nhận biết, phân tích, và miêu tả cấu trúc của những
hình vị trong một ngôn ngữ cho trước và các đơn vị ngôn ngữ khác, như từ gốc,
biên từ, phụ tố, từ loại,… Có hai loại bài toán điển hình trong phần này, bao gồm
bài toán tách từ (word segmentation) và gán nhãn từ loại (POS).
2. Phân tích cú pháp: là quy trình phân tích một chuỗi các biểu tượng, ở dạng
ngôn ngữ tự nhiên hoặc ngôn ngữ máy tính, tuân theo văn phạm hình thức. Văn
phạm hình thức thường dùng trong phân tích cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên bao
gồm Văn phạm phi ngữ cảnh (Context-free grammar – CFG), Văn phạm danh mục
kết nối (Combinatory categorial grammar – CCG), và Văn phạm phụ thuộc
(Dependency grammar – DG). Đầu vào của quá trình phân tích là một câu gồm một
chuỗi từ và nhãn từ loại của chúng, và đầu ra là một cây phân tích thể hiện cấu trúc

3


cú pháp của câu đó. Các thuật toán phân tích cú pháp phổ biến bao gồm CKY,
Earley, Chart, và GLR.

3. Phân tích ngữ nghĩa: là quá trình liên hệ cấu trúc ngữ nghĩa, từ cấp độ cụm
từ, mệnh đề, câu và đoạn đến cấp độ toàn bài viết, với ý nghĩa độc lập của chúng.
Nói cách khác, việc này nhằm tìm ra ngữ nghĩa của đầu vào ngôn từ. Phân tích ngữ
nghĩa bao gồm hai mức độ: Ngữ nghĩa từ vựng biểu hiện các ý nghĩa của những từ
thành phần, và phân biệt nghĩa của từ; Ngữ nghĩa thành phần liên quan đến cách
thức các từ liên kết để hình thành những nghĩa rộng hơn.
4. Phân tích diễn ngôn: Ngữ dụng học là môn nghiên cứu về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và ngữ cảnh sử dụng (context-of-use). Ngữ cảnh sử dụng bao gồm danh
tính của người hoặc vật, và vì thế ngữ dụng học bao gồm những nghiên cứu về cách
ngôn ngữ được dùng để đề cập (hoặc tái đề cập) tới người hoặc vật. Ngữ cảnh sử
dụng bao gồm ngữ cảnh diễn ngôn, vì vậy ngữ dụng học cũng bao gồm những
nghiên cứu về cách thức cấu tạo nên diễn ngôn, và cách người nghe hiểu người
đang đối thoại với mình.
Trường con thứ hai của NLP là phát triển ngôn ngữ tự nhiên (NLG). Đây là
nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của việc tạo ra ngôn ngữ tự nhiên từ một hệ
thống biểu diễn máy như một cơ sở tri thức hoặc một dạng logic. NLG đóng một vai
trò quan trọng trong nhiều ứng dụng NLP, bao gồm tạo cuộc đối thoại, tương tác
giữa con người và máy tính, dịch máy và tóm tắt văn bản tự động [9].
Trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên có 2 quan điểm cơ bản :
1. Xử lý các từ ngữ bằng máy tính.
2. Làm cho máy tính hiểu được các từ ngữ.
Hiện tại, cả 2 hướng này đều đang được tích cực nghiên cứu và phát triển, nhờ
đó rất nhiều các hệ thống hiệu quả đã và đang được tạo ra [22].
1.2. Một số ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)
Một số ứng dụng tiêu biểu của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (theo [Wiki]):
1. Nhận dạng tiếng nói (speech recognition): từ sóng tiếng nói, nhận biết và
chuyển chúng thành dữ liệu văn bản tương ứng. Giúp thao tác của con người trên
các thiết bị nhanh hơn và đơn giản hơn, chẳng hạn thay vì gõ một tài liệu nào đó
bạn đọc nó lên và trình soạn thảo sẽ tự ghi nó ra [Jelinek, 1998], [Jurafsky and


4


Martin,2000].
Đây cũng là bước đầu tiên cần phải thực hiện trong ước mơ thực hiện giao tiếp giữa
con người với robot. Nhận dạng tiếng nói có khả năng trợ giúp người khiếm thị rất
nhiều
2. Tổng hợp tiếng nói (speech synthesis): từ dữ liệu văn bản, phân tích và
chuyển thành tiếng người nói. Thay vì phải tự đọc một cuốn sách hay nội dung một
trang web, nó tự động đọc cho chúng ta [Jelinek, 1998], [Jurafsky and Martin,
2000]. Giống như nhận dạng tiếng nói, tổng hợp tiếng nói là sự trợ giúp tốt
cho người khiếm thị, nhưng ngược lại nó là bước cuối cùng trong giao tiếp
giữa robot với người
3. Nhận dạng chữ viết (optical character recognition, OCR): từ một văn bản in
trên giấy, nhận biết từng chữ cái và chuyển chúng thành một tệp văn bản trên máy
tính. Có hai kiểu nhận dạng, thứ nhất là nhận dạng chữ in, ví dụ nhận dạng chữ trên
sách giáo khoa rồi chuyển nó thành dạng văn bản điện tử như dưới định dạng doc
của Microsoft Word chẳng hạn. Phức tạp hơn là nhận dạng chữ viết tay, có khó
khăn bởi vì chữ viết tay không có khuôn dạng rõ ràng và thay đổi từ người này sang
người khác. Với chương trình nhận dạng chữ viết in có thể chuyển hàng ngàn đầu
sách trong thư viện thành văn bản điện tử trong thời gian ngắn. Nhận dạng chữ viết
của con người có ứng dụng trong khoa học hình sự và bảo mật thông tin (nhận dạng
chữ ký điện tử).
4. Dịch tự động (machine translation): đây là chương trình dịch tự động từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Từ một tệp dữ liệu văn bản trong một ngôn ngữ
(chẳng hạn tiếng Anh), máy tính dịch và chuyển thành một tệp văn bản trong một
ngôn ngữ khác (chẳng hạn tiếng Việt) [Dorr et al., 2000], [Nagao, 1989]. Một phần
mềm điển hình về tiếng Việt của chương trình này là Evtrans của Softex, dịch tự
động từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, phần mềm từng được trang web
vdict.com mua bản quyền, đây cũng là trang đầu tiên đưa ứng dụng này lên mạng.

Tháng 10 năm 2008 có hai công ty tham gia vào lĩnh vực này cho ngôn ngữ tiếng
Việt là công ty Lạc Việt (công ty phát hành từ điển Lạc Việt) và Google, một thời
gian sau đó Xalo_vn cũng đưa ra dịch vụ tương tự.

5


5. Tóm tắt văn bản (text summarization): từ một văn bản dài tóm tắt thành một
văn bản ngắn hơn theo mong muốn nhưng vẫn chứa những nội dung thiết yếu nhất.
Có hai phương pháp chính trong tóm tắt là phương pháp trích xuất (extractive) và
phương pháp tóm lược ý (abstractive). Những bản tóm tắt trích xuất được hình
thành bằng cách ghép một số câu được lấy y nguyên từ văn bản cần thu gọn. Những
bản tóm lược ý thường truyền đạt những thông tin chính của đầu vào và có thể sử
dụng lại những cụm từ hay mệnh đề trong đó, nhưng nhìn chung được thể hiện ở
ngôn ngữ của người tóm tắt [Mani and Maybury, 1999].
6. Tìm kiếm thông tin (information retrieval): từ một nguồn rất nhiều tệp
văn bản hay tiếng nói, tìm ra những tệp có nội dung liên quan đến một vấn đề (câu
hỏi) ta cần biết (hay trả lời) [Baeza-Yates and Ribeiro-Neto, 1999]..
Thông tin ngày càng đầy lên theo cấp số nhân, đặc biệt với sự trợ giúp
của internet việc tiếp cận thông tin trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc khó khăn
lúc này là tìm đúng nhất thông tin mình cần giữa bề bộn tri thức và đặc biệt thông
tin đó phải đáng tin cậy. Điển hình của công nghệ này là Google, một hệ tìm kiếm
thông tin trên Web, mà hầu như chúng ta đều dùng thường xuyên. Các máy tìm
kiếm dựa trên giao diện web như Google hay Yahoo hiện nay chỉ phân tích nội
dung rất đơn giản dựa trên tần suất của từ khoá và thứ hạng của trang và một số tiêu
chí đánh giá khác để đưa ra kết luận, kết quả là rất nhiều tìm kiếm không nhận được
câu trả lời phù hợp, thậm chí bị dẫn tới một liên kết không liên quan gì do thủ thuật
đánh lừa của các trang web nhằm giới thiệu sản phẩm (có tên tiếng Anh là SEO viết
tắt của từ search engine optimization). Thực tế cho đến bây giờ chưa có máy tìm
kiếm nào hiểu được ngôn ngữ tự nhiên của con người trừ trang www.ask.com được

đánh giá là "hiểu" được những câu hỏi có cấu trúc ở dạng đơn giản nhất. Mới đây
cộng đồng mạng đang xôn xao về trang Wolfram Alpha, được hứa hẹn là có khả
năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên của con người và đưa ra câu trả lời chính xác. Lĩnh
vực này hứa hẹn tạo ra bước nhảy trong cách thức tiếp nhận tri thức của cả cộng
đồng.
7. Trích chọn thông tin (information extraction): từ một nguồn rất nhiều tệp
văn bản hay tiếng nói, tìm ra những đoạn bên trong một số tệp liên quan đến một
vấn đề (câu hỏi) ta cần biết hay trả lời. Khác với truy xuất thông tin trả về một danh

6


sách các văn bản hợp lệ thì trích chọn thông tin trả về chính xác thông tin mà người
dùng cần. Những thông tin này có thể là về con người, địa điểm, tổ chức, ngày
tháng, hoặc thậm chí tên công ty, mẫu sản phẩm hay giá cả. Một hệ trích chọn thông
tin có thể “lần” vào từng trang Web liên quan, phân tích bên trong và trích ra các
thông tin cần thiết, nói gọn trong tiếng Anh để phân biệt với tìm kiếm thông tin là
“find things but not pages” [Cohen and McCallum, 2003].
8. Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu văn bản (knowledge discovery and
text data mining): từ những nguồn rất nhiều văn bản thậm chí hầu như không có
quan hệ với nhau, tìm ra được những tri thức trước đấy chưa ai biết. Thực tế để làm
được điều này rất khó, nó gần như là mô phỏng quá trình học tập, khám phá khoa
học của con người. Đây là một vấn đề rất phức tạp và đang ở giai đoạn đầu của các
nghiên cứu trên thế giới [Berry, 2004], [Sirmakessis, 2004].. Ở mức độ đơn giản khi
kết hợp với máy tìm kiếm nó cho phép đặt câu hỏi để từ đó công cụ tự tìm ra câu trả
lời dựa trên các thông tin trên web mặc cho việc trước đó có câu trả lời lưu trên web
hay không (giống như trang Yahoo! hỏi và đáp, nơi chuyên đặt các câu hỏi để người
khác trả lời), nói một cách nôm na là nó đã biết xử lý dữ liệu để trả lời câu hỏi của
người sử dụng, thay vì máy móc đáp trả những gì chỉ có sẵn trong bộ nhớ.
Còn nhiều bài toán và công nghệ xử lý ngôn ngữ khác, như giao diện người

máy bằng ngôn ngữ tự nhiên, các hệ sinh ra ngôn ngữ, …
9. Trả lời câu hỏi (Question Answering-QA) có khả năng tự động trả lời câu
hỏi của con người ở dạng ngôn ngữ tự nhiên bằng cách truy xuất thông tin từ một
tập hợp tài liệu. Một hệ thống QA đặc trưng thường bao gồm ba mô đun: mô đun xử
lý truy vấn (Query Processing Module) – tiến hành phân loại câu hỏi và mở rộng
truy vấn; Mô đun xử lý tài liệu (Document Processing Module) – tiến hành truy
xuất thông tin để tìm ra tài liệu thích hợp; và Mô hình xử lý câu trả lời (Answer
Processing Module) – trích chọn câu trả lời từ tài liệu đã được truy xuất.
Các bài toán xử lý trong tiếng Việt:
1. Phân tách từ tiếng Việt: tách từ là bài toán cơ bản đầu tiên trong việc xử lí
và hiểu ngôn ngữ. Với nhiều ngôn ngữ thông dụng, việc tách một câu thành các đơn
vị từ là không khó vì trong văn bản các từ thường được viết cách nhau bằng kí tự
trắng hoặc bằng các dấu câu. Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ không có kí hiệu đánh dấu

7


biên của các từ, điều này làm cho tách từ không phải là việc dễ dàng. Chẳng hạn
tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, kí tự trắng không được dùng để tách
các từ mà chỉ được dùng để tách các âm tiết, trong khi một từ có thể chứa nhiều âm
tiết.
Văn bản tiếng Việt đặt dấu cách giữa các âm tiết chứ không phải giữa các từ.
Một từ có thể có một, hai hoặc nhiều âm tiết nên có nhiều cách phân chia các âm
tiết thành các từ, gây ra nhập nhằng. Việc phân giải nhập nhằng này gọi là bài toán
tách từ.
Tiêu chí quan trọng nhất trong bài toán tách từ đương nhiên là độ chính xác.
Hiện tại người ta đã đạt được độ chính xác lên đến 97% tính theo từ. Tuy nhiên nếu
tính theo câu (số câu được tách hoàn toàn đúng/tổng số câu) thì độ chính xác chỉ
khoảng 50%. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với các bước xử lý sau như phân tích
ngữ pháp, ngữ nghĩa vì một từ bị tách sai có ảnh hưởng toàn bộ đến cách phân tích

cả câu.
Ngoài ra tiêu chí độ chính xác tách từ mới cũng quan trọng với các ứng dụng
thực tế. Tiếng Việt là một sinh ngữ - nó luôn luôn biến đổi. Các từ mới thuần Việt
cũng như vay mượn được tạo ra hàng ngày. Nếu một ứng dụng không xử lý được
những từ này thì hiệu năng của nó sẽ giảm dần theo thời gian.
2. Phân tách câu tiếng Việt: phân tách câu (Word Segmentation) là một phần
khá cơ bản trong các kỹ thuật xử lý của NLP. Nhiệm vụ chính là tách một đoạn một
chuỗi liên tiếp các ký tự (text) thành những từ (word hay token) riêng lẻ.
3. Phương pháp mô hình ngôn ngữ: một mô hình ngôn ngữ cố gắng nắm bắt
trực giác của con người về một câu "tự nhiên" hoặc "không tự nhiên" do đó mô hình
ngôn ngữ có thể coi là giải pháp tối hậu cho bài toán tách từ.
Số cách tách từ cho một câu có thể rất lớn do sự bùng nổ tổ hợp nên cần có
một bước xử lý để lọc ra một số lượng vừa đủ các cách tách từ làm đầu vào cho mô
hình ngôn ngữ. Chẳng hạn vnTokenizer sử dụng phương pháp đồ thị hoá trước khi
áp dụng mô hình ngôn ngữ.
4. Tự động thêm dấu: chữ viết tiếng Việt là chữ viết có dấu thanh. Trong các
văn bản chính thống như sách, báo chí, văn bản hành chính, các dấu thanh được viết
chính xác. Tuy nhiên trong cách tình huống không chính thống như chat, gõ tìm

8


kiếm, người dùng thông thường không gõ các dấu thanh, dẫn tới khó khăn nhất định
cho máy tính trong việc hiểu ý nghĩa của văn bản.
1.3. Vấn đề về độ tương tự trong văn bản
Các độ đo độ tương đồng văn bản trong các ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự
nhiên và các lĩnh vực liên quan đã được sử dụng rất lâu. Một trong những ứng dụng
sớm nhất của độ tương đồng văn bản là mô hình vectơ trong tìm kiếm thông tin, ở đó các
tài liệu có liên quan nhất tới câu truy vấn đầu vào được xác định bằng cách xếp hạng các
tài liệu trong kho ngữ liệu theo thứ tự ngược của độ tương tự (Salton & Lesk, 1971). Độ

tương đồng văn bản cũng dược dùng trong phân lớp văn bản (Rochio 1971), trích chọn
văn bản (Salton et al. 1997) và phương pháp tóm tắt văn bản (Lin &Hovy 2003). Độ đo
tương đồng văn bản cũng được sử dụng cho việc đánh giá tính chặt chẽ của văn bản
(Lapata & Barzilay 2005) [2].
Trong một số trường hợp, việc đo độ tương đồng giữa hai đoạn văn bản là
việc sử dụng so khớp từ đơn giản, và tạo ra một điểm tương tự trên số đơn vị từ
vựng xảy ra ở cả hai đoạn văn bản đầu vào. Việc loại bỏ các từ dừng, gán nhãn từ
loại, so khớp tập con dài nhất, cũng như các trọng số và các nhân tố khác đều có thể
được tích hợp để mang lại hiệu quả cho phương pháp .
Vấn đề đánh giá độ tương đồng văn bản được xem xét và nghiên cứu trong
nhiều bài toán từ mức độ thấp đến mức độ cao và đưa ra nhiều phương pháp nhằm
giải quyết hiệu quả bài toán đó. Trong các bài toán như trích chọn thông tin, tóm tắt
văn bản,… đều cần đến các phương pháp đánh giá độ tương tự văn bản. Việc xác
định mức độ giống nhau, khác nhau giữa các văn bản còn có một ứng dụng riêng là
chống sao chép, đạo văn để bảo vệ bản quyền tác giả.
1.4. Vấn đề về sự sao chép, đạo văn trong văn bản
Đạo văn theo định nghĩa của Merriam-Webster Online Dictionary, là hình
thức ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng
của ai đó; sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn; hoặc giới
thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ nguồn đã có từ trước.
Nguyên nhân chính yếu dẫn đến đạo văn đó là không có kiến thức, hiểu biết về
đạo văn theo định nghĩa quốc tế, dẫn đến đạo văn ngoài ý muốn. Một ví dụ có thể
kể đến như việc cuối tháng 10 năm 2010, một nhóm tác giả Việt Nam đã bị rút bài

9


trên tạp chí quốc tế uy tín về vật lý vì lí do đạo văn, nhưng chính họ cũng không
biết rằng mình đã đạo văn khi biện hộ rằng “chỉ là đã không nêu rõ nguồn tài liệu
tham khảo”. Hoặc như trong một nghiên cứu của Đại học Duy Tân về việc khảo sát

hơn 2.000 tân sinh viên nhập học năm 2014, kết quả cho thấy 84% sinh viên từng
chép từ nửa trang A4 trở lên trong sách tham khảo, giáo trình, tài liệu trên Internet
mà không ghi nguồn và 84% sinh viên này đều cảm nhận việc làm ấy là “bình
thường”. Các lý do được đưa ra là không biết cách trích dẫn (36%), không nhớ tên
tác giả (12%), không quan tâm (9%) và không thể viết hay hơn (15%) [10].
Các hình thức của đạo văn: Meuschke và Gipp (Meuschke and Gipp, 2013)
phân loại các hình thức đạo văn học như sau:
1. Đạo văn hoàn toàn: được mô tả như là một loại sao chép gần như không
thay đổi so với tài liệu nguồn. Nó bao gồm các hình thức “sao chép và dán”
(Maurer, Kappe et al., 2006) và “trộn và dán”(Weber-Wulff, 2010). “sao chép và
dán” là hình thức sao phép hoàn toàn nội dung mà không có một sự thay đổi nào.
“trộn và dán” là hình thức sao chép có một vài thay đổi rất nhỏ so với tài liệu
nguồn.
2. Giả tạo đạo văn: được mô tả như là một loại diễn giải, ngụy trang kỹ thuật,
hay dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Đạo văn cấu trúc và ý tưởng: đề cập
một loại sử dụng cấu trúc của người khác, khái niệm rộng hơn mà không đưa ra
trích dẫn nguồn phù hợp.
3. Tự đạo văn: đề cập đến một loại tái sử dụng câu hay đoạn văn của của riêng
mình mà không ghi nguồn phù hợp.
Việc người học đạo văn và chép bài của nhau là phổ biến, làm giảm khả năng
tư duy cũng như chất lượng học tập và nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
xác định được phép đo độ giống nhau giữa các văn bản, trên cơ sở đó đưa ra những
kết luận về việc sao chép bài điện tử, làm căn cứ để phân loại và đánh giá kết quả
bài luận, nghiên cứu của người học. Bài toán so sánh độ tương đồng văn bản được
đưa ra nhằm giải quyết vấn đề đó.

10


CHƯƠNG II: BÀI TOÁN SO SÁNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

2.1. Phát biểu về bài toán so sánh văn bản.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, máy tính trở thành công cụ hỗ trợ
đắc lực trong công việc và học tập thì dữ liệu văn bản dạng điện tử được phát sinh
ngày càng nhiều gây khó khăn trong việc quản lý. Hiện nay, tình trạng sao chép bài
điện tử của nhau, đạo văn xảy ra là phổ biến, làm giảm khả năng tư duy cũng như
chất lượng học tập và nghiên cứu. Trước tình trạng đó vấn đề đặt ra là làm sao so
sánh được văn bản này với một “rừng” các văn khác để xác định nó có giống nhau
hay không. Và bài toán so sánh độ tương đồng văn bản ra đời nhằm giải quyết vấn
đề trên. Trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng về
ứng dụng, hệ thống đánh giá độ tương tự giữa các văn bản tiếng Anh đã và đang
diễn ra sôi nổi và thu được nhiều thành tựu. Các ứng dụng, hệ thống hữu ích trong
việc phát hiện sự vi phạm bản quyền tác giả như Turnitin, Writecheck, Grammarly,
Plagium…
Đối với xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện các nghiên
cứu về so sánh trên văn bản tiếng Việt song vẫn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Trong
tiếng Anh, kho ngữ liệu hay mạng từ tiếng Anh đã và đang phát triển rất tốt nên hiệu
quả của các hệ thống so sánh đã cài đặt là rất cao. Do đặc điểm của từ tiếng Việt có
nhiều điểm khác với tiếng Anh, việc xử lý văn bản và xây dựng được kho ngữ liệu
chuẩn và đầy đủ là cả một vấn đề lớn. Các phương pháp đánh giá độ tương tự văn bản
tiếng Việt dựa trên kho ngữ liệu vẫn đang được nghiên cứu và phát triển [1].
2.2. Một số kết quả đã đạt được trong Xử lý văn bản tiếng Việt
Trong sự phát triển của nghành công nghệ thông tin thì việc xử lý ngôn ngữ
Tiếng Việt trên máy tính đã đạt được những thành tựu quan trọng :
Trước hết là các bộ gõ chữ Việt và thành công của việc đưa được bộ mã chữ Việt
vào bảng mã Unicode, cũng như việc chọn Unicode cho bộ mã chuẩn tiếng Việt.
Một thành công nữa là việc Việt hóa các phần mềm hữu ích tiêu biểu như
Windows và Microsoft Office của Microsoft...
Các phần mềm giúp hỗ trợ việc sử dụng tiếng nước ngoài, tiêu biểu là các từ
điển song ngữ trên máy tính, các phần mềm dịch ngôn ngữ trực tiếp trên giao diện


11


web, Ví dụ như các từ điển điện tử của Lạc Việt đã được dùng rộng rãi trên máy
tính để tra cứu từ Anh-Việt, Việt-Anh, phần mềm Google dịch giúp phát hiện và
chuyển đổi ngôn ngữ sang các ngôn ngữ khác nhau.
2.3. Đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt
2.3.1. Cấu tạo từ tiếng Việt
Nguyên tắc tách từ cho tiếng Việt xét các loại đơn vị từ vựng sau đây:
a) Tiếng
Tiếng là đơn vị cơ sở để cấu tạo lên từ. Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nội dung
được thể hiện. Xét về mặt ý nghĩa, các tiếng có thể chia thành các loại sau :
Tiếng tự thân nó đã có ý nghĩa, thường được quy chiếu vào một đối tượng,
khái niệm. Ví dụ: trời, đất, nước, cây, cỏ…
Tiếng tự thân nó không có ý nghĩa, không được quy chiếu vào đối tượng,
khái niệm nào cả mà chúng thường đi cùng với một tiếng khác có nghĩa và làm thay
đổi sắc thái của tiếng đó, ví dụ như: (xanh) lè, (đường) xá, (nắng) nôi…
Tiếng tự thân nó không có ý nghĩa nhưng có thể ghép với nhau để tạo thành từ
có nghĩa, thường xuyên gặp ở những từ mượn như a xít, a - pa - tít, gờ - lu - cô.
Trong tiếng Việt các tiếng thuộc nhóm đầu tiên chiếm đa số, các tiếng thuộc hai
nhóm sau thường chỉ chiếm số ít, đặc biệt là nhóm thứ 3, chúng thường được gọi là
tiếng vô nghĩa [1].
b) Từ, cụm từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để
cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động
(động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con
người đối với hiện thực [1].
Từ là đơn vị ngôn ngữ độc lập, có sẵn, là chỉnh thể gồm hai mặt âm và nghĩa.
Tính độc lập và sẵn có của từ thể hiện ở chỗ từ được toàn xã hội chấp nhận và sử
dụng chứ không phải lâm thời được tạo nên trong quá trình giao tiếp [11].

Từ được cấu tạo từ một hoặc nhiều tiếng. Từ cấu tạo từ một tiếng gọi là từ
đơn, ví dụ: tôi, bạn, nhà, hoa… Từ cấu tạo bởi nhiều tiếng là từ ghép, giữa các tiếng
có mối quan hệ về nghĩa, ví dụ: trường học, giảng dạy …

12


Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp với nhau theo những
quan hệ ngữ pháp nhất định. Ví dụ:
- Từ “máy” là từ gồm một tiếng.
- Từ “máy tính” là từ gồm hai tiếng.
- Cụm từ “công nghệ thông tin” gồm 2 từ hay 4 tiếng.
c) Câu
Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác
định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với
mục đích giao tiếp nhất định [1].
2.3.2. Biến hình từ tiếng Việt
Tiếng Việt không có hiện tượng biến hình từ bằng những phụ tố mang ý nghĩa
ngữ pháp bên trong từ như tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Việt cũng có một số hình
thức biến hình như trường hợp thêm từ “sự” trước một động từ để biến nó thành
danh từ hay thêm tiếng “hóa” sau một danh từ để biến nó thành động từ tương
đương, ví dụ như “tiến bộ” và “sự tiến bộ”, “tin học” và “tin học hóa” [1].
2.3.3. Từ đồng âm khác nghĩa
Hiện tượng đồng âm khác nghĩa là hiện tượng giống nhau về ngữ âm nhưng
khác nhau về ý nghĩa của nhiều đơn vị ngôn ngữ riêng biệt. Hiện tượng đồng âm có
thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Người ta đề cập đến các hiện tượng đồng âm ở
cấp độ câu, cụm từ nhưng phổ biến hơn cả là hiện tượng đồng âm ở cấp độ từ bởi
vì đơn vị ngôn ngữ càng ở cấp độ đơn giản thì hiện tượng đồng âm càng dễ xảy ra.
Ở cấp độ từ vựng, hai từ được gọi là đồng âm khi chúng có hình thức ngữ âm
giống nhau và nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Trong tiếng Việt: đá (đá bóng), và đá (hòn đá); má (mẹ) và má (gò má).
Phân loại các từ đồng âm: căn cứ vào chỗ khác nhau về nghĩa từ vựng và
phạm trù ngữ pháp, từ đồng âm tiếng Việt được chia ra làm hai loại:
- Từ đồng âm từ vựng: đường (đi)/ đường (ăn)
- Từ đồng âm từ vựng - ngữ pháp: câu (cá) / câu (nói).
Căn cứ vào nguồn gốc, từ đồng âm được chia thành ba loại:
- Từ đồng âm ngẫu nhiên
- Từ đồng âm tạo ra do sự diễn biến ngữ âm.

13


- Từ đồng âm tạo nên do sự phát triển và tách rời nghĩa của từ đa nghĩa.
Hiện tượng đồng âm nói chung hay từ đồng âm nói riêng là một hiện tượng
khá phổ biến trong tiếng Việt [11].
2.3.4. Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa theo là những từ tương đồng với nhau về nghĩa nhưng khác
nhau về âm thanh và phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc phong
cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai [1].
Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): là những từ có nghĩa hoàn
toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói. Ví
dụ: máy bay/phi cơ, lợn/heo, tàu hỏa/xe lửa...
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc
thái): là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm
(biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này,
ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ: lạnh, rét, giá; tiết kiệm, keo kiệt trong
tiếng Việt [14].
2.3.5. Đặc điểm chính tả
Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống

các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa...
Chuẩn chính tả có những đặc điểm chính sau đây.
Đặc điểm chính tả tiếng Việt có ý nghĩa rất quan trọng trong các hệ thống xử
lý dữ liệu văn bản. Một số đặc điểm chính tả tiếng Việt cần quan tâm như :
Các tiếng đồng âm: kĩ/kỹ, lí/lý… thường bị sử dụng lẫn nhau như: kĩ thuật, kỹ
thuật, vật lí, vật lý, …
Các từ địa phương: một số từ địa phương sử dụng thay cho các từ phổ thông,
chẳng hạn: nác uống/nước uống, ló/lúa, lạc/đậu phộng…
Vị trí dấu thanh: theo quy định đánh dấu tiếng Việt, dấu được đặt trên nguyên
âm có ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, khi soạn thảo văn bản nhiều bộ gõ không tuân
thủ nguyên tắc này nên có hiện tượng dấu được đặt ở các vị trí khác nhau, chẳng
hạn: toán, tóan, thuý, thúy…

14


Cách viết hoa: theo quy định, chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa, tuy
nhiên vẫn tồn tại một số cách viết tuỳ tiện.
Phiên âm tiếng nước ngoài: tồn tại cách viết giữ nguyên gốc tiếng nước
ngoài và phiên âm ra tiếng Việt. Ví dụ:Karaoke/Ka-ra-ô-kê.
Từ gạch nối: do cách viết dấu gạch nối tuỳ tiện, không phân biệt được giữa nối
tên riêng hay chú thích.
Kí tự ngắt câu: sử dụng nhiều loại kí tự đặc biệt như “.”, “;”, “!”, “?”, “…”
ngăn cách giữa các câu hoặc các vế câu trong câu ghép [1].
2.3.6. Bảng mã tiếng Việt trên máy tính
Hiện nay có khá nhiều cách mã hoá các kí tự tiếng Việt khác nhau, dẫn đến có
nhiều bảng mã khác nhau được sử dụng khi trình bày văn bản. Theo thống kê, có tới
trên 40 bảng mã tiếng Việt được sử dụng , có thể kể đến một số bảng mã phổ biến
dưới đây: TCVN3 (hay ABC), VNI , Windows, Unicode, VIQR...
Mỗi bảng mã có các bộ phông tương ứng.

Bảng mã TCVN có các phông bắt đầu bằng “.Vn” như .VnTime, .VnArial,
VnCourier,… Bảng mã này dù đã từng là tiêu chuẩn quốc gia nhưng chỉ được sử
dụng phổ biến ở miền Bắc, với tên gọi là “ABC”.
Bảng mã VNI Windows có các phông bắt đầu bằng “VNI-” như VNI-Time,
VNIAptima, VNI-Helve, … Bảng mã này được sử dụng phổ biến ở miền Nam Việt
Nam.
Bảng mã VIQR thực chất chỉ là sự sử dụng các kí tự thay cho dấu tiếng Việt,
ví dụ:
tie^’ng Vie^.t = tiếng Việt; ddu+o+`ng = ddu+o+ng` = đường. Kiểu chữ này
thường được sử dụng qua thư điện tử, nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Bảng mã Unicode là bảng mã chuẩn được thiết kế để dùng chung cho tất cả
các ngôn ngữ trên thế giới (bao gồm cả các kí tự tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Hoa,
Arab,…). Khi dùng Unicode, bất kể là soạn thảo từ máy tính nào, đọc từ máy tính
nào, chữ đều hiển thị tốt (dĩ nhiên là với điều kiện nâng cấp bảng mã chuẩn của máy
tính thành Unicode). Bảng mã này có số lượng phông chữ chưa nhiều (phổ biến
nhất là Arial, Courier, Tahoma, Times New Roman, Verdana), kiểu dáng chưa đa

15


dạng và phong phú, nhưng đang là xu hướng tất yếu trong sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và Internet hiện nay.
Do chưa có sự thống nhất giữa các bảng mã biểu diễn tiếng Việt trên máy tính
nên việc thu thập, khai thác xử lý tiếng Việt gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các hệ
thống xử lý văn bản tiếng Việt cần phải có bước tiền xử lý để nhận dạng và quy
chuẩn các kí tự về một bảng mã chung [1].
2.4. Bài toán so sánh văn bản
2.4.1. Tiền xử lý văn bản
Văn bản trước khi đưa vào mô hình xử lý cần được tiền xử lý. Quá trình này sẽ
giúp nâng cao hiệu quả của mô hình và giảm độ phức tạp của thuật toán được cài

đặt vì nó có nhiệm vụ làm giảm số từ có trong biểu diễn văn bản. Các bước xử lý
văn bản gồm: tách từ, loại bỏ từ có tần số thấp và xác định từ đồng nghĩa.
2.4.1.1. Tách từ
Trong tiếng Việt, dấu cách (space) không được sử dụng như 1 kí hiệu phân
tách từ, nó chỉ có ý nghĩa phân tách các âm tiết với nhau. Vì thế, để xử lý tiếng Việt,
công đoạn tách từ là 1 trong những bài toán cơ bản và quan trọng bậc nhất.
Ví dụ: từ “đất nước” được tạo ra từ 2 âm tiết “đất” và “nước”, cả 2 âm tiết này
đều có nghĩa riêng khi đứng độc lập, nhưng khi ghép lại sẽ mang một nghĩa khác.
Vì đặc điểm này, bài toán tách từ trở thành một bài toán tiền đề cho các ứng
dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên khác như phân loại văn bản, so sánh văn bản, tóm tắt
văn bản, máy dịch tự động.
Tách từ chính xác hay không là công việc rất quan trọng, nếu không chính xác
rất có thể dẫn đến việc ý nghĩa của câu sai, ảnh hưởng đến tính chính xác của
chương trình. Bước này có nhiệm vụ xác định các từ có trong văn bản, kết quả của
nó là một tập các từ riêng biệt. Các trường hợp đặc biệt như số, dấu ngoặc, dấu
chấm câu thường bị loại ra trong khi phân tích vì một mình nó không mang lại ý
nghĩa nào cho tài liệu (ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, ví dụ trong thu thập
thông tin về lĩnh vực lịch sử). Tuy nhiên trong một vài trường hợp, chẳng hạn đối
với những từ ghép nối (state-of-the-art) không được phép bỏ dấu “-”, vì sẽ làm thay
đổi nghĩa của từ [15].

16


×