Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN SÔNG MÊ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.47 KB, 15 trang )

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
MK26: NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG VỀ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN
SÔNG MÊ CÔNG

Cần Thơ, tháng 03/2015


CẤU TRÚC TRÌNH BÀY
1.

Tổng quan

2.

Phương pháp nghiên cứu

3.

Kết quả nghiêu cứu và việc sử dụng kết quả nghiên cứu

4.

Kế hoạch thực hiện


LOGO

TỔNG QUAN



TỔNG QUAN
1. Các đơn vị phối hợp thực hiện
 Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước
(WARECOD)
 Mạng lưới Bảo vệ môi trường và Ứng phó với biến đổi khí hậu
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (MekongNet) - Viện nghiên
cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ.
 Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
 Kênh VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam.


TỔNG QUAN
2. Đặt vấn đề nghiên cứu
 Người dân vùng ĐBSCL sống phụ thuộc vào nguồn nước và các hệ
sinh thái thủy sinh qua nhiều thế hệ. Cuộc sống, văn hóa và phong tục
của họ đều gắn liền với sông nước. Biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở
hạ tầng và thay đổi sử dụng đất đã gây ra sự thay đổi về chế độ thuỷ
văn, giảm nguồn cung cấp nước cho hạ nguồn (ADB, 2004), thay đổi
môi trường sống của cá và các động vật thủy sinh khác và giảm sự
chuyển tải phù sa (ICEM , 2010; MRC, 2011).
 Người dân ĐBSCL cần được hỗ trợ xây dựng năng lực để họ có thể
tham gia hiệu quả hơn vào các quá trình ra quyết định của các dự án
liên quan tài nguyên nước và khai thác nguồn lợi thủy sản. Thêm vào
đó, nghiên cứu khoa học sẽ giúp đưa ra các bằng chứng khách quan về
các tác động hiện có và tiềm tàng của các công trình tới nguồn tài
nguyên thuỷ sản và sinh kế của cộng đồng ven sông, đồng thời đưa ra
các khuyến nghị nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực này.


LOGO


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Câu hỏi nghiên cứu
 Lương thực và nguồn dinh dưỡng của cộng đồng ở ĐBSCL phụ
thuộc vào các hệ sinh thái sông và tài nguyên thủy sản như thế
nào?
 Các thách thức và cơ hội do các công trình quản lý nước mang
lại ở ĐBSCL là gì?
 Những khó khăn mà phụ nữ phải đối mặt khi tham gia bảo tồn
và quản lý tài nguyên nước và thủy sản ở ĐBSCL là gì?
 Biện pháp tiếp cận quản lý tài nguyên nước hiệu quả nhằm góp
phần đảm bảo an ninh lương thực và nguồn sống cho người dân, và
bảo tồn các hệ sinh thái thuỷ sinh ở ĐBSCL là gì?


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Thaibaan:
Thành lập 04 nhóm nghiên cứu Thaibaan (2 nhóm chỉ gồm nữ giới
và 2 nhóm hỗn hợp) tại 04 điểm thuộc các vùng sinh thái khác nhau của
ĐBSCL (12-15 người).
Các nghiên cứu viên sẽ được đề cử bởi cộng đồng địa phương để
đại diện cho những ý kiến của họ về các lĩnh vực khác nhau. Sự thành
lập của nhóm chỉ gồm nữ giới sẽ được sự hỗ trợ của Hội phụ nữ địa
phương.
Các nhóm nghiên cứu sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên
WARECOD, cố vấn và các tình nguyện viên trong khi thực hiện dự án.

Nghiên cứu này sẽ được thử nghiệm kỹ lưỡng, dựa trên những quan sát
thực địa và sự tham gia của người dân địa phương, với các cuộc thảo
luận nhóm để đảm bảo tính chính xác của việc phân tích.
Nghiên cứu Thaibaan này sẽ giúp giải quyết tất cả 04 câu hỏi
nghiên cứu trên.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Phương pháp nghiên cứu (tiếp)
Phương pháp nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau thu thập
dữ liệu và các thông tin bao gồm điều tra, các phỏng vấn có ý kiến mở,
thảo luận nhóm và xem xét lại các chính sách và các văn bản có liên
quan
Nghiên cứu sẽ được tiến hành ở 06 cộng đồng: 04 bị ảnh hưởng
bởi các công trình thủy và 02 cộng đồng nằm ngoài các khu vực bị ảnh
hưởng.
Mảng nghiên cứu này sẽ bổ sung cho nghiên cứu Thaibaan và đóng
một vai trò quan trọng trong việc tìm ra tác động của các công trình thủy
lên các hệ sinh thái, và thuyết phục các bên liên quan nhận ra giá trị của
tri thức địa phương, cũng như tầm quan trọng của việc có sự tham gia
nhiều hơn của người dân địa phương.
Kết quả từ các thành phần nghiên cứu sẽ được chia sẻ với các đối
tác qua các cuộc hội thảo, các cuộc họp và bài báo khoa học.


LOGO

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả nghiên cứu
 Bốn nghiên cứu Thaibaan và một nghiên cứu khoa học về sinh kế ven
sông sẽ được hoàn thành. Tất cả các kiến nghị nhằm quản lý và tiết kiệm
nước, bảo vệ tài nguyên thủy sản của các nhóm nghiên cứu viên địa
phương sẽ được chuyển đến chính quyền địa phương và các cơ quan liên
quan.
 Bốn cuộc triển lãm ảnh photovoice tại các điểm thực hiện dự án. Hai
triển lãm ảnh photovoice trong số đó sẽ được tổ chức bởi các thành viên
nữ và hai triển lãm ảnh photovoice còn lại sẽ được thực hiện bởi các
thành viên khác.
 Một cuộc triển lãm ảnh lớn kết hợp tất cả bốn chương trình triển lãm
ảnh photovoice sẽ được tổ chức cùng với các hội thảo công bố kết quả
cuối cùng khi kết thúc dự án, cũng như những thước phim và tin tức về
nghiên cứu, về các hệ sinh thái thủy sinh ở ĐBSCL.
 Một bài báo sẽ được đăng tạp chí khoa học quốc tế.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2. Sử dụng kết quả nghiên cứu
 Đối tượng sử dụng các kết quả dự án sẽ bao gồm người dân, giáo
viên, học sinh, chính quyền địa phương và các bên liên quan khác.
 Cụ thể, dự án sẽ tổ chức triển lãm ảnh cho cộng đồng, ấn phẩm tờ rơi
về các hệ sinh thái sông. Những sản phẩm truyền thông này sau đó sẽ
được quảng bá và được sử dụng cho cộng đồng và trường học như là
công cụ để nâng cao nhận thức về giá trị của dòng sông và tài nguyên
thủy sản đối với sinh kế và nguồn dinh dưỡng của người dân ven sông.
Những sản phẩm truyền thông trên cũng sẽ được phổ biến rộng rãi
thông qua các hội thảo, buổi chia sẻ và đối thoại, thông qua MekongNet,

cùng với tin tức và những thước phim của VTV2.
 Nghiên cứu do khoa Thủy sản thực hiện sẽ đóng góp thêm cơ sở khoa
học cho dự án. Báo cáo và khuyến nghị sẽ được gửi tới các cơ quan hữu
quan nhằm thúc đẩy hướng tới quản lý tài nguyên nước, nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn.


LOGO

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: 24 tháng
Ngày bắt đầu: 01/01/2015
Ngày kết thúc: 31/12/2016
 Bốn nghiên cứu Thaibaan sẽ được thực hiện trong hai năm (20152016). Mỗi nghiên cứu sẽ được tiến hành trong 8 tháng (cộng với
một tháng cho hội thảo và triển lãm ảnh photovoice).
 Các nghiên cứu chuyên sâu sẽ được tiến hành trong 10-12 tháng,
cộng thêm 4-6 tháng để viết báo cáo nghiên cứu và bài báo quốc tế.
 Các hoạt động truyền thông của dự án (tin tức và những thước
phim của VTV2, triển lãm ảnh photovoice) sẽ được bắt đầu cùng với
việc việc thực hiện nghiên cứu.


LOGO

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN




×