Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xem xét mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại việt nam bằng phương pháp wavelet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỖ Ý NHI

XEM XÉT MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
WAVELET

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỖ Ý NHI

XEM XÉT MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
WAVELET

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA


TP. Hồ Chí Minh-2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm

Nguyễn Đỗ Ý Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ....................................................................................5
1.1.

Tiếp cận khái niệm tỷ giá hối đoái .................................................................5


1.1.1.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa .......................................................................5

1.1.2.

Tỷ giá hối đoái thực...................................................................................5

1.2.

Tổng quan về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái .........................6

1.2.1.

Tác động của giá dầu đến tỷ giá hối đoái ................................................6

1.2.2.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá dầu ................................................8

1.3.

Các tài liệu nghiên cứu có liên quan..............................................................9

1.3.1.

Các nghiên cứu tại các nước phát triển ...................................................9

1.3.2.


Các nghiên cứu tại các nước đang phát triển ........................................14

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................26
2.1.

Động lực và giới thiệu về phương pháp ......................................................26

2.2.

Phép biến đổi wavelet liên tục (CWT).........................................................29

2.3.

Phép biến đổi wavelet chéo (XWT) .............................................................31

2.4.

Wavelet kết hợp (WTC)................................................................................31

2.5.

Góc pha wavelet chéo ....................................................................................33

CHƯƠNG 3 - DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................34
3.1.

Giá dầu ...........................................................................................................34

3.2.


Tỷ giá hối đoái ...............................................................................................35


3.2.1.

Công thức tính REER .............................................................................35

3.2.2.

Quá trình tính toán REER ......................................................................37

3.2.2.1. Xác định dữ liệu đầu vào để tính toán REER .......................................37
3.2.2.2. Lựa chọn rổ tiền tệ ................................................................................37
3.2.2.3. Thực hiện tính toán REER của Việt Nam với rổ tiền tệ đã lựa chọn ....39
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................43
4.1.

Thống kê mô tả ..............................................................................................43

4.2.

Kiểm định tính dừng .....................................................................................45

4.3.

Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết .........................................................48

4.4.

Phân tích phép biến đổi wavelet ..................................................................51


4.4.1.

Phép biến đổi wavelet liên tục (CWT) ....................................................51

4.4.2.

Phép biến đổi wavelet chéo (XWT) .........................................................54

4.4.3.

Wavelet kết hợp (WTC) ...........................................................................56

KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CWT

Phép biến đổi wavelet liên tục

EIA

Cơ quan Quản lý Năng lượng - Bộ Năng lượng Hoa Kỳ

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


NBER

Tỷ giá danh nghĩa song phương

NEER

Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương

RBER

Tỷ giá thực song phương

REER

Tỷ giá thực hiệu lực đa phương

XWT

Phép biến đổi wavelet chéo

WTC

Wavelet kết hợp


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1

Giá dầu thế giới giai đoạn từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2016………34


Hình 3.2

Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và 27 đối tác năm 2016.....38

Hình 3.3

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 27 đối tác năm 2016…..39

Hình 3.4

Tỷ giá hối đoái đồng VND từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2016……...40

Hình 4.1

Biểu đồ dữ liệu sai phân bậc 1 của giá dầu và tỷ giá thực hiệu lực đa
phương……...…………………………………………………………..43

Hình 4.2

Điểm gãy cấu trúc của biến lnREER…………………………………...46

Hình 4.3

Điểm gãy cấu trúc của biến lnOP………………………………………47

Hình 4.4

Điểm gãy cấu trúc của biến ΔlnREER………………………………….47


Hình 4.5

Điểm gãy cấu trúc của biến ΔlnOP……………………………………..48

Hình 4.6

Quang phổ năng lượng wavelet liên tục của chuỗi dữ liệu giá dầu…….521

Hình 4.7

Quang phổ năng lượng wavelet liên tục của chuỗi dữ liệu tỷ giá thực hiệu
lực đa phương…………………………………………………………..53

Hình 4.8

Quang phổ của phép biến đổi wavelet chéo của biến giá dầu và tỷ giá
thực hiệu lực đa phương………………………………………………..55

Hình 4.9

Quang phổ của wavelet kết hợp của biến giá dầu và tỷ giá thực hiệu lực
đa phương……………..………………………………………………..57


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Tổng hợp và so sánh các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ
giá hối đoái ………………………………………………………….18


Bảng 4.1

Thống kê mô tả………………………………………………………44

Bảng 4.2

Kiểm định nghiệm đơn vị..…………………………………………..45

Bảng 4.3

Phân tích đồng liên kết bằng kiểm định đường bao ……..………….50


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nửa cuối thế kỉ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái
của dầu thô và khí tự nhiên đối với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên
liệu truyền thống hóa thạch là than đá. Và cho đến nay, dầu là một trong những nhiên
liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại. Dầu thường được ví như là "vàng đen", là
nguồn nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông vận tải và là đầu vào cần
thiết cho mọi quá trình sản xuất. Vì vậy, sự biến động trong giá dầu sẽ gây ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với
các quốc gia trong giao dịch thương mại quốc tế, vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối
giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường thế giới. Khi giá trị
đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ
hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Sự
gia tăng giá trị đồng nội tệ so với đồng tiền khác sẽ có lợi cho nhập khẩu và bất lợi
cho xuất khẩu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế đặc biệt là nền kinh

tế nhập khẩu ròng hoặc xuất khẩu ròng.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái là đề tài khá quen thuộc
trong những nghiên cứu về kinh tế. Bằng việc áp dụng những phương pháp định
lượng phổ biến (VAR, VECM,..) nghiên cứu trên phạm vi nhiều quốc gia khác nhau,
các nhà nghiên cứu có rất nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối
đoái.
Gần đây, Shahbaz, Tiwari và Tahir (2014) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ
giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại Pakistan bằng phương pháp wavelet. Nghiên cứu
này cung cấp bằng chứng cho thấy tỷ giá hối đoái gây ra tác động đến giá dầu trong
khoảng thời gian được nghiên cứu.
Đặc biệt, phương pháp wavelet - một phương pháp nghiên cứu được ứng dụng rộng


2

rãi trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đang được sử dụng phổ biến hơn để nghiên
cứu về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu được phát triển
theo phương pháp này cung cấp thêm nhiều bằng chứng đáng tin cậy và thuyết phục
trên chuỗi dữ liệu thời gian dài. Điều này giúp cho các nhà hoạch định chính sách có
nhận định rõ ràng hơn về sự biến động giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và mối quan hệ
giữa chúng, từ đó đưa ra chính sách kinh tế phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế các tác
động tiêu cực của những cú sốc từ bên ngoài. Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại,
hầu như vẫn chưa có nghiên cứu nào sử dụng cách tiếp cận bằng phương pháp wavelet
để điều tra về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy, tác giả đã
thực hiện nghiên cứu đề tài “Xem xét mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái
tại Việt Nam bằng phương pháp wavelet”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn:
-


Kiểm tra về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong
khoảng thời gian từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 12 năm 2016 bằng việc sử
dụng phương pháp wavelet.

-

Cung cấp bằng chứng mô tả sự vận động của hai yếu tố (giá dầu và tỷ giá hối
đoái); đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chúng.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, bài luận văn sẽ trả lời các câu hỏi sau:
-

Liệu có hay không mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam khi nghiên cứu bằng phương pháp wavelet?

-

Biến động của yếu tố giá dầu (hoặc tỷ giá hối đoái) dẫn dắt sự biến động của
yếu tố còn lại trong ngắn hạn hay trong dài hạn?


3

4. Đối tượng nghiên cứu
Bài luận văn hướng đến hai đối tượng nghiên cứu chính:
-

Giá dầu thế giới (OP);


-

Tỷ giá hối đoái của đồng VND được đại diện bởi tỷ giá thực hiệu lực đa phương
(REER).

5. Phạm vi nghiên cứu
-

Số liệu giá dầu thế giới được thu thập trong giai đoạn từ tháng 01 năm 1995 đến
tháng 12 năm 2016.

-

Tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER) của Việt Nam: Rổ tiền tệ để tính REER
gồm các đồng tiền của 27 đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam trong thời
gian qua, là đồng AUD (Úc), USD (Hoa Kỳ), CNY (Trung Quốc), JPY (Nhật
Bản), KRW (Hàn Quốc), GBP (Anh), SGD (Singapore), HKD (Hong Kong),
MYR (Malaysia), IDR (Indonesia), CAD (Canada), THB (Thái Lan), PHP
(Philippines), KHR (Cam-pu-chia), INR (Ấn Độ), RUB (Nga), BRL (Brazil),
TRY (Thổ Nhĩ Kỳ), CHF (Thụy Sỹ), SEK (Thụy Điển), LAK (Lào), DEM (Đức),
FRF (Pháp), NLG (Hà Lan), ITL (Ý), ATS (Áo), ESP (Tây Ban Nha).

6. Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm tra mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá thực hiệu lực đa phương tại Việt Nam
trong gian đoạn từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 12 năm 2016, tác giả sử dụng phương
pháp wavelet với các công cụ ước lượng, bao gồm:
-

Phép biến đổi wavelet liên tục (CWT);


-

Phép biến đổi wavelet chéo (XWT);

-

Wavelet kết hợp (WTC).

Ngoài ra, trong phạm vi đề tài này, tác giả còn sử dụng một số phương pháp kiểm định
khác như: kiểm định nghiệm đơn vị Dickey Fuller (ADF), kiểm định nghiệm đơn vị
Phillips Perron (PP), kiểm định nghiệm đơn vị Zivot và Andrews (ZA) và kiểm định


4

đường bao bằng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL).
7. Kết cấu bài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bài luận văn được
chia làm 4 chương:
-

Chương 1: Tổng quan

-

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 3: Dữ liệu nghiên cứu


-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

8. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Bài luận văn sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam
trong giai đoạn từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 12 năm 2016.
Những kết quả này sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có nhận định
rõ ràng hơn về sự biến động của giá dầu và tỷ giá hối đoái cũng như mối quan hệ tác
động qua lại giữa chúng, từ đó đưa ra chính sách kinh tế phù hợp, hiệu quả nhằm hạn
chế các tác động tiêu cực của những cú sốc từ bên ngoài, ổn định tỷ giá hối đoái và
giá cả trong nước.
9. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài này có thể được mở rộng bằng nghiên cứu theo phương pháp wavelet với mối
quan hệ giữa ba hoặc nhiều biến số. Ngoài hai biến giá dầu và tỷ giá hối đoái, có thể
mở rộng nghiên cứu mối quan hệ với biến bổ sung thứ ba như lãi suất hoặc tỷ suất
sinh lợi của thị trường chứng khoán. Theo Basher, Haug và Sadorsky (2012), những
biến số này có mối tương quan cao với nhau.


5

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tiếp cận khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao
đổi cho một đồng tiền khác.
Căn cứ vào tính chất, tỷ giá hối đoái có thể được phân loại thành tỷ giá hối đoái danh
nghĩa và tỷ giá hối đoái thực:
1.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

-

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch
trên thị trường ngoại hối. Khái niệm tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh mức giá
tương đối của hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là sự biểu
hiện giá của một đồng tiền thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh
lệch lạm phát.

-

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền thì được gọi là tỷ giá danh nghĩa
song phương (NBER).

-

Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với
rất nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, khái niệm về tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa
phương (NEER) xuất hiện. Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương của đồng tiền
một quốc gia là chỉ số trung bình các tỷ giá danh nghĩa song phương giữa đồng
tiền quốc gia đó và các đồng tiền của các đối tác thương mại của nó, với quyền số
là tỷ trọng thương mại tương ứng. Tuy nhiên, những thay đổi trong tỷ giá hối đoái
danh nghĩa không phản ánh được sự thay đổi sức mua của đồng tiền và mức độ
cạnh tranh về hàng hóa của một quốc gia.

1.1.2. Tỷ giá hối đoái thực
-

Tỷ giá hối đoái thực được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã điều chỉnh
bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài. Tỷ giá hối đoái thực là chỉ số
phản ánh tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ; và là cơ sở để



6

đo lường sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế của một quốc gia so với một
quốc gia khác.
Tương tự như tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực bao gồm tỷ giá thực
song phương (RBER) và tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER):
-

Tỷ giá thực song phương (RBER) là tỷ giá thực giữa hai đồng tiền. Tỷ giá thực
song phương cho biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một
đồng ngoại tệ cụ thể tại một thời điểm nhất định.

-

Tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER) là mức giá trị trung bình của tập hợp
tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền một quốc gia với rổ tiền tệ gồm các đồng tiền của
các quốc gia khác có quan hệ thương mại theo tỷ trọng mậu dịch tương ứng, và
đã được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát. Tỷ giá thực hiệu lực đa phương được
sử dụng để phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở đánh
giá đồng nội tệ của một quốc gia bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các
quốc gia khác có quan hệ thương mại với mình.

1.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái
1.2.1. Tác động của giá dầu đến tỷ giá hối đoái
Dầu là nguồn năng lượng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu và quá trình công
nghiệp hóa. Đối với một quốc gia xuất khẩu dầu, ngành công nghiệp khai thác dầu là
xương sống của nền kinh tế, đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho nền kinh tế của
quốc gia đó. Đối với nước nhập khẩu dầu, một sự biến động giá dầu có ảnh hưởng

quan trọng đến quá trình sản xuất. Theo nghiên cứu của Lê Việt Trung và Nguyễn
Thị Thúy Vinh (2011), giá dầu có tác động lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Nếu dầu tăng
giá, các hoạt động của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng vì: các hộ gia đình sẽ phải chi
thêm tiền cho việc tiêu thụ năng lượng, các công ty giảm bớt lượng dầu thô mua vào,
từ đó dẫn đến việc sử dụng không đúng mức các yếu tố sản xuất như lao động và vốn.
Ngoài ra, dầu thô là đầu vào cơ bản cho quá trình sản xuất. Giá dầu thô tăng làm chi
phí sản xuất xăng dầu tăng, dẫn đến nguồn cung xăng dầu cho nền kinh tế sẽ giảm.


7

Nghiên cứu của Hamilton (2009) đã chứng minh cú sốc giá dầu có đóng góp lịch sử
vào những lần suy thoái nền kinh tế Hoa Kỳ trong quá khứ, ông kết luận rằng nếu
không có cú sốc giá dầu thì trong năm 2007-2008 nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng
chậm, chứ không rơi vào suy thoái như những gì đã xảy ra.
Câu chuyện giá dầu không chỉ là mối quan ngại của riêng nền kinh tế một quốc gia,
mà còn là của kinh tế toàn cầu. Sự biến động của giá dầu có ảnh hưởng quan trọng
đến các yếu tố trong nền kinh tế vĩ mô, và tỷ giá hối đoái cũng là một trong những
yếu tố chịu sự tác động của nó. Theo Shahbaz, Tiwari và Tahir (2014), giá dầu ảnh
hưởng đến tỷ giá thực hiệu lực đa phương thông qua kênh cung và kênh cầu.
-

Đối với tác động về phía cung, dầu thô là đầu vào cơ bản được sử dụng trong quá
trình sản xuất. Vì vậy, giá dầu tăng liên quan đến sự gia tăng trong chi phí sản
xuất của các hàng hóa phi ngoại thương, khiến giá của hàng hóa phi ngoại thương
tăng, do đó làm tăng tỷ giá thực hiệu lực đa phương.

-

Tác động về phía cầu, tỷ giá thực hiệu lực đa phương sẽ bị tác động gián tiếp

thông qua mối quan hệ của nó với thu nhập sau thuế. Sự gia tăng thu nhập sau
thuế dẫn đến nhu cầu về các hàng hóa phi ngoại thương cũng gia tăng, tất nhiên
giá của hàng hóa phi ngoại thương cũng sẽ tăng và tỷ giá thực hiệu lực sẽ gia tăng.
Mặt khác, mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ sự gia
tăng giá dầu. Giá dầu tăng làm giảm nhu cầu về các hàng hóa phi ngoại thương,
khiến giá của hàng hóa phi ngoại thương giảm và làm tỷ giá thực hiệu lực đa
phương giảm.

Do đó, tùy thuộc vào mức độ tác động của cú sốc giá dầu, mà tỷ giá thực hiệu lực đa
phương có thể tăng hay giảm khi giá dầu tăng trong từng giai đoạn khác nhau.


8

1.2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá dầu
Như chúng ta đã biết, đồng USD với chức năng đồng tiền quốc tế, là phương tiện
thanh toán được sử dụng trong hầu hết các giao dịch trên thị trường thế giới, và giá
trị của nó ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Sự biến động của đồng USD sẽ tác
động nhiều đến đồng tiền của các nước, đặc biệt là các đồng tiền neo tỷ giá theo đồng
USD.
Ngoài ra, vì giá dầu thô thế giới được niêm yết bằng đồng USD, sự biến động giá trị
của đồng USD sẽ tác động ít nhiều đến giá dầu thô thế giới. Trong nghiên cứu của
Coudert, Mignon và Penot (2007), các tác giả đã giải thích về ảnh hưởng của tỷ giá
hối đoái đồng USD đến giá dầu thông qua các tác động đến cầu và cung dầu. Các tác
động này phụ thuộc vào đồng tiền được sử dụng trong các giao dịch có liên quan đến
hoạt động mua bán dầu.
-

Tác động về phía cầu: Giao dịch mua bán dầu được thanh toán bằng đồng USD.
Tuy nhiên, nhu cầu về dầu phụ thuộc vào giá cả trong nước tại quốc gia tiêu thụ,

và giá cả trong các nước tiêu thụ thì thường xuyên thay đổi theo sự biến động của
đồng USD. Vì vậy, nhìn chung việc giảm giá đồng USD (nghĩa là một đồng USD
sẽ tương đương với ít nội tệ hơn) có xu hướng khiến giá dầu bằng đồng nội tệ
giảm tại quốc gia tiêu thụ. Điều này dẫn đến sự gia tăng trong thu nhập thực và
gia tăng trong nhu cầu về dầu, từ đó dẫn đến sự gia tăng giá dầu. Vì vậy, sự giảm
giá của đồng USD có thể tiên liệu một tác động tích cực đến nhu cầu về dầu và
góp phần vào việc tăng giá dầu.

-

Tác động về phía cung: Các công ty dầu khí sử dụng đồng tiền nội tệ tại nước sản
xuất để trả lương cho nhân viên, nộp thuế và chi trả các chi phí khác. Các đồng
tiền nội tệ này thường có liên quan đến đồng USD. Theo đó, một sự giảm giá của
đồng USD có thể làm giảm thu nhập tại các nước sản xuất dầu, đặc biệt làm giảm
thu nhập sau thuế của các công ty sản xuất dầu, từ đó nguồn vốn sử dụng cho hoạt
động khai khoáng dầu của các công ty sản xuất dầu sẽ giảm. Nhìn chung, sự giảm


9

giá đồng USD có xu hướng làm giảm nguồn cung về dầu và có thể dẫn đến việc
tăng giá dầu.
Như vậy, sự biến động của đồng USD sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giá dầu thô thế giới.
Mặt khác, vì giá trị đồng USD có tầm ảnh hưởng và chi phối đến hầu hết các nền kinh
tế, sự biến động trong giá trị của đồng USD có tác động lớn đến giá trị của các đồng
tiền khác, khiến tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó thay đổi. Vì vậy, sự biến động giá trị
đồng tiền của một quốc gia được kỳ vọng có mối liên quan với biến động giá dầu
thông qua ảnh hưởng từ biến động của đồng USD.
1.3. Các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái là đề tài khá

quen thuộc trong những nghiên cứu về kinh tế. Dưới đây, tác giả xin giới thiệu một
số nghiên cứu điển hình:
1.3.1. Các nghiên cứu tại các nước phát triển
Amano và Norden (1998) tiến hành điều tra mối quan giữa cú sốc giá dầu và tỷ giá
thực hiệu lực đa phương của đồng USD đối với trường hợp Hoa Kỳ trong giai đoạn
hậu Bretton Wood. Nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp thực nghiệm khác nhau
như: kiểm định nghiệm đơn vị ADF, PP và KPSS; kiểm định đồng liên kết JohansenJuselius; kiểm định nhân quả Granger; mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để xem xét
mối quan hệ giữa hai biến. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các quan sát
theo tháng của biến giá dầu thực và tỷ giá thực hiệu lực đa phương đồng USD (rổ tiền
tệ gồm 15 đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ) trong giai đoạn từ tháng 02 năm 1972
đến tháng 01 năm 1993. Kết quả tìm thấy mối liên kết bền vững tồn tại giữa cú sốc
giá dầu và tỷ giá thực hiệu lực đa phương của Hoa Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu.
Phát hiện này nhấn mạnh rằng giá dầu là yếu tố chi phối trong sự vận động của tỷ giá
thực hiệu lực đa phương. Vì Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu chủ yếu dầu thô và năng
lượng, kết quả của nghiên cứu hàm ý rằng giá năng lượng càng cao sẽ khiến đồng


10

USD tăng giá trong dài hạn.
Trong trường hợp của các quốc gia OECD, Chaudhuri và Daniel (1998) đã thảo luận
về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái bằng cách áp dụng phương pháp đồng
liên kết Engle-Granger và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM). Dữ liệu nghiên cứu gồm
dữ liệu theo tháng của biến giá dầu và tỷ giá hối đoái tại 16 quốc gia OECD (bao gồm:
Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na
Uy, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Anh) trong giai đoạn từ tháng 01 năm 1973
đến tháng 02 năm 1996. Kết quả cho thấy rằng cả hai biến có mối quan hệ đồng liên
kết tại 13 trong số 16 quốc gia (không tìm thấy mối liên hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối
đoái tại 03 quốc gia: Canada, Ireland và Tây Ban Nha). Bài nghiên cứu kết luận rằng
sự biến động của tỷ giá hối đoái được gây ra do tác động của cú sốc giá dầu.

Akram (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại Na Uy với
mẫu nghiên cứu bao gồm 4608 quan sát (từ ngày 01 tháng 01 năm 1986 đến ngày 12
tháng 08 năm 1998). Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình EqCMs
(Equilibrium Correction Model). Kết quả tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa
giá dầu và tỷ giá hối đoái của đồng NOK (đồng tiền của Na Uy). Sự gia tăng của giá
dầu làm tỷ giá hối đoái tăng (sự gia tăng trong giá dầu khiến giá trị đồng NOK giảm).
Tác động phi tuyến của giá dầu chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tác giả
không tìm ra được bất cứ ảnh hưởng nào của giá dầu đến tỷ giá hối đoái. Ngoài ra,
Akram không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tuyến tính giữa giá dầu và tỷ giá
hối đoái tại Na Uy.
Issa (2006) điều tra mối liên hệ giữa giá năng lượng và đồng CAD (đồng tiền của
Canada) bằng cách áp dụng mô hình của Amano và Norden (1998). Đặc biệt, khi đề
cập về giá năng lượng, Issa nhấn mạnh rằng thành phần đóng vai trò quyết định trong
biến động giá năng lượng và giá trị xuất khẩu năng lượng của Canada là dầu thô và
khí đốt tự nhiên. Giai đoạn nghiên cứu từ quý 01 năm 1973 đến quý 04 năm 2005.
Issa đã áp dụng nhiều phương pháp để điều tra mối quan hệ giữa các biến như: kiểm


11

định đồng liên kết Johansen, phương pháp FM-OLS (Fully Modified Ordinary Least
Squares). Kết quả cho thấy rằng trong dài hạn giá năng lượng tăng làm giảm giá trị
đồng CAD.
Chen (2007) sử dụng mô hình được phát triển bởi Chaudhuri và Daniel (1998) để
phân tích mối quan hệ dài hạn giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái thực, với dữ liệu hàng
tháng của các quốc gia G-7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ) từ
tháng 01 năm 1972 đến tháng 10 năm 2005. Chen áp dụng phương pháp hồi quy dữ
liệu bảng FM-OLS, DOLS và PMG để kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết giữa các
biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai biến đều đồng liên kết trong một thời gian
dài và giá dầu tác động lớn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Sự gia tăng trong

giá dầu sẽ làm giảm giá trị thực của đồng tiền tại các quốc gia nghiên cứu trong dài
hạn. Chen giải thích rằng khi giá dầu tăng sẽ làm tăng giá hàng hóa ngoại thương và
hàng hóa phi ngoại thương trong thị trường nội địa tại các nước và tại Hoa Kỳ. Nếu
một quốc gia phụ thuộc vào dầu nhập khẩu nhiều hơn Hoa Kỳ, sự tăng giá hàng hóa
ngoại thương và hàng hóa phi ngoại thương của quốc gia đó cũng sẽ lớn hơn sự tăng
giá hàng hóa tại Hoa Kỳ, dẫn đến sự giảm giá trị thực của đồng nội tệ so với đồng
USD. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh khi cú sốc giá dầu ảnh hưởng xấu đến cán cân
thương mại, các nước sẽ tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, và điều này sẽ làm cho đồng
nội tệ ngày càng mất giá hơn. Trong nghiên cứu này, Chen cũng tiến hành kiểm tra
khả năng dự báo tỷ giá hối đoái thực tương lai của giá dầu thực, tác giả kết luận rằng
giá dầu thực có thể dự báo đáng kể tỷ giá hối đoái thực.
Coudert, Mignon và Penot (2007) xem xét mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối
đoái trong trường hợp của Hoa Kỳ với dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 01
năm 1974 đến tháng 11 năm 2004. Các tác giả áp dụng các phương pháp kiểm định
đồng liên kết Johansen - Juselius, kiểm định nhân quả Granger, mô hình hiệu chỉnh
sai số (ECM) để điều tra mối quan hệ giữa các biến. Kết quả tìm thấy sự tồn tại mối
quan hệ dài hạn giữa các biến. Kết quả của kiểm định nhân quả thể hiện hướng của


12

mối quan hệ nhân quả là từ giá dầu đến tỷ giá hối đoái đồng USD. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn chỉ ra rằng mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái đồng USD có
thể được truyền dẫn thông qua vị thế tài sản nước ngoài ròng của Hoa Kỳ. Các tác
giả nhận định rằng việc tăng giá dầu sẽ làm tăng giá đồng USD trong dài hạn.
Habib và Kalamova (2007) nghiên cứu về sự tác động của giá dầu thực đến tỷ giá hối
đoái thực của ba nước xuất khẩu dầu: Na Uy (từ quý 01 năm 1980 đến quý 02 năm
2006), Nga (từ quý 01 năm 1995 đến quý 02 năm 2006) và Ả Rập Xê Út (từ quý 01
năm 1980 đến quý 02 năm 2006). Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp hồi
quy như: VECM, OLS. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy tác động của giá dầu đến

tỷ giá hối đoái đối với trường hợp của Na Uy và Ả Rập Xê Út. Đối với trường hợp
của Nga, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối quan hệ dài hạn vững chắc giữa
giá dầu và tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái biến động theo sự biến động của giá dầu.
Huang và Guo (2007) thu thập dữ liệu về giá dầu và tỷ giá hối đoái tại Trung Quốc
trong giai đoạn từ tháng 01 năm 1990 đến tháng 10 năm 2005 để kiểm tra bản chất
của mối quan hệ giữa chúng. Bằng việc áp dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy cấu trúc
(SVAR), các tác giả tìm thấy rằng cú sốc giá dầu thực tác động làm tăng tỷ giá hối
đoái của đồng CNY trong thời gian dài.
Lizardo và Mollick (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và sự vận động của
đồng USD so với đồng nội tệ của một số quốc gia (Canada, Đan Mạch, Khu vực đồng
tiền chung Euro, Nhật Bản, Na Uy, Mexico, Nga, Thủy Điển và Anh) với nguồn dữ
liệu theo tháng từ năm 1970 đến năm 2008. Bài nghiên cứu áp dụng nhiều phương
pháp định lượng như: OLS, DOLS, JOH-ML. Kết quả nghiên cứu chứng minh tác
động của giá dầu trong việc giải thích sự vận động của giá trị đồng USD. Nhìn chung,
giá dầu tăng sẽ làm giảm giá trị đồng USD tại các nước xuất khẩu ròng như Canada,
Mexico, Nga. Các tác giả giải thích rằng, khi giá dầu tăng, nguồn cung đồng USD
(dầu thô được định giá bằng đồng USD) tại các nước xuất khẩu dầu cũng sẽ tăng,
điều này làm giảm giá trị đồng USD. Mặt khác, đối với đồng tiền của những nước


13

nhập khẩu dầu ròng như Nhật Bản, sẽ chịu sự giảm giá của đồng nội tệ so với đồng
USD khi giá dầu tăng. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì các nước nhập khẩu dầu ròng
cần mua đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế để chi trả cho lượng dầu nhập khẩu.
Như vậy, nguồn cung nội tệ sẽ tăng, làm đồng nội tệ giảm giá so với đồng USD.
Beckman và Czudaj (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái
tại các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu. Bài nghiên cứu xem xét các nước Brazil,
Canada, Mexico, Na Uy, Nga là các nước xuất khẩu dầu, và Khu vực đồng Eurro, Ấn
Độ, Nhật Bản, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh là các nước nhập khẩu dầu. Dữ

liệu nghiên cứu là các quan sát hàng tháng trong giai đoạn cụ thể đối với mỗi nước
(từ năm 1974 đến năm 2011). Beckman và Czudaj sử dụng mô hình MS-VECM để
kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái (cả danh nghĩa và thực). Kết
quả của nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái của
các quốc gia được nghiên cứu. Đối với các nước xuất khẩu dầu, trường hợp của giảm
giá danh nghĩa đồng USD sẽ làm giá dầu tăng cao hơn. Kết quả tương tự với trường
hợp của Nga. Trường hợp của Mexico và Na Uy, việc tăng giá dầu làm tỷ giá hối đoái
cũng tăng lên (tức là giá dầu tăng làm giảm giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ). Đối
với các nước nhập khẩu, Khu vực Euro, giá trị đồng nội tệ tăng so với đồng USD dẫn
đến sự gia tăng trong giá dầu. Trường hợp Anh, Nhật Bản và Ấn Độ, giá dầu tăng làm
giảm giá trị (danh nghĩa và thực) của đồng nội tệ. Riêng trường hợp của Thụy Điển
và Hàn Quốc, giá dầu tăng làm tăng giá trị đồng nội tệ. Các kết quả nghiên cứu không
đồng nhất về chiều tác động của mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái trong
nhóm nước nhập khẩu dầu và xuất khẩu dầu. Qua đó, có thể thấy sự tác động của giá
dầu đến tỷ giá hối đoái cũng như sự tác động của tỷ giá hối đoái đến giá dầu là không
giống nhau tại mỗi quốc gia trên mẫu nghiên cứu và từng thời kỳ cụ thể.


14

1.3.2. Các nghiên cứu tại các nước đang phát triển
Olomola (2006) đã nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô tại
Nigeria. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1970 đến năm 2003. Phương
pháp VAR được áp dụng để phân tích các dữ liệu. Kết quả cho thấy rằng cú sốc giá
dầu không ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và lạm phát tại Nigeria. Tuy nhiên, cú
sốc giá dầu gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái. Giá dầu tăng làm tăng tỷ giá
hối đoái.
Korhonen và Juurikkala (2007) áp dụng phương pháp PMG (Pooled Mean Group) để
nghiên cứu về sự vận động của tỷ giá hối đoái tại 09 nước OPEC (Algeria, Ecuador,
Gabon, Indonesia, Iran, Kuwait, Nigeria, Ả Rập Xê Út, Venezuela) trong giai đoạn từ

năm 1975 đến 2015. Korhonen và Juurikkala tìm ra rằng khi giá dầu thô tăng sẽ làm
sự tăng tỷ giá thực tại các nước xuất khẩu dầu, vì các nước này thu được một số tiền
đáng kể từ việc xuất khẩu dầu.
Rickne (2009) nghiên cứu sự vận động của giá dầu và tỷ giá hối đoái thực tế trong
mẫu gồm 33 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có cùng điều kiện về thể chế chính trị và
pháp lý. Giai đoạn nghiên cứu từ năm 1985 đến năm 2005. Tác giả sử dụng mô hình
hiệu ứng cố định (FEM) để hồi quy dữ liệu bảng nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các
biến. Kết quả cho thấy đồng tiền tại các quốc gia với hệ thống pháp lý mạnh và công
bằng có tỷ giá hối đoái thực ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Theo đó, Rickne nhận định
rằng thể chế chính trị và pháp lý ảnh hưởng đến mức độ chịu sự tác động từ cú sốc
giá dầu quốc tế đến tỷ giá hối đoái thực của các nước xuất khẩu dầu.
Leili (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu thực và tỷ giá thực hiệu lực đa
phương tại 07 nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (Algeria,
Indonesia, Iran, Kuwait, Nigeria, Ả Rập Xê Út, Venezuela) trong giai đoạn từ tháng
01 năm 2000 đến tháng 12 năm 2007. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao
gồm: kiểm định ADF, kiểm định đồng liên kết Johansen, kiểm định nghiệm đơn vị
với dữ liệu bảng, kiểm định đồng liên kết với dữ liệu bảng. Phát hiện này cho thấy


15

rằng nguyên nhân chính của các vận động trong tỷ giá hối đoái là do các cú sốc giá
dầu thực trong thời gian dài. Do đó, tác giả kết luận tồn tại mối liên kết dài hạn giữa
giá dầu thực và tỷ giá hối đoái thực.
Hasanov (2010) áp dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và kiểm định đồng liên
kết Johansen để kiểm tra tác động của giá dầu lên tỷ giá hối đoái thực tế của nước
Cộng hoà Azerbaijan trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng giá dầu thực có tác động đến tỷ giá hối đoái thực trong thời gian dài.
Trong trường hợp của Ấn Độ, Ghosh (2011) khảo sát mối quan hệ giữa giá dầu thô
và tỷ giá hối đoái. Tác giả sử dụng mô hình GARCH và mô hình EGARCH. Dữ liệu

được sử dụng để nghiên cứu là dữ liệu hàng ngày từ ngày 02 tháng 07 năm 2007 đến
ngày 28 tháng 11 năm 2008. Ghosh kết luận rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều
từ giá dầu đến tỷ giá hối đoái. Sự gia tăng trong giá dầu làm mất giá đồng tiền của
Ấn Độ so với đồng USD. Vì là nước nhập khẩu dầu, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và giá dầu tại Ấn Độ hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Một sự gia tăng giá dầu thế
giới buộc các nhà máy lọc dầu Ấn Độ phải mua nhiều đồng USD hơn để nhập khẩu
dầu, dẫn đến giảm giá trị đồng tiền của Ấn Độ.
Al-mulali và Sab (2011) áp dụng mô hình VAR để xem xét tác động của các cú sốc
giá dầu đến tỷ giá hối đoái của đồng Điaham của Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống
Nhất trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, giai đoạn nghiên cứu từ năm 1977 đến năm
2007. Kết quả nghiên cứu tìm thấy sự tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa giá dầu và tỷ
giá hối đoái của đồng Điaham. Một sự gia tăng trong giá dầu sẽ làm giảm giá đồng
Điaham.
Basher, Haug và Sadorsky (2012) đã công bố nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu
và tỷ giá hối đoái tại các thị trường mới nổi. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 01 năm
1988 đến tháng 12 năm 2008. Các tác giả áp dụng mô hình SVAR để kiểm định mối
quan hệ giữa hai biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái phản ứng với sự
vận động của giá dầu. Giá dầu tăng sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn ở tất


16

cả các nền kinh tế mới nổi.
Trong trường hợp của Malaysia, Hussin, Muhammad, Abu và Razak (2012) sử dụng
mô hình VAR để điều tra mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái trong
giai đoạn từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2011. Các tác giả tìm thấy mối
quan hệ đồng liên kết giữa các biến, và tác động một chiều từ giá dầu đến tỷ giá hối
đoái.
Tiwari, Dar và Bhanja (2013) áp dụng phương pháp wavelet để kiểm tra mối quan hệ
giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đa phương tại Ấn Độ trong giai đoạn từ

tháng 04 năm 1993 đến tháng 12 năm 2010. Các tác giả phát hiện ra hai biến tác động
lẫn nhau trong chu kỳ thời gian ngắn, nhưng ở chu kỳ thời gian dài hơn, tỷ giá hối
đoái thực hiệu lực đa phương gây tác động đến giá dầu.
Turhan (2013) điều tra vai trò của giá dầu đối với tỷ giá hối đoái của nền kinh tế mới
nổi. Tác giả chia dữ liệu hàng ngày từ ngày 03 tháng 01 năm 2003 đến 02 tháng 06
năm 2010 thành 03 mẫu nhỏ và áp dụng mô hình VAR để nghiên cứu mối quan hệ
của hai biến. Kết quả cho thấy việc tăng giá dầu thực làm gia tăng tỷ giá hối đoái
(đồng nội tệ giảm giá so với đồng USD).
Tiwari và Mutascu (2013) nghiên cứu về tác động của giá dầu thế giới đến tỷ giá
hối đoái tại Romania trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2009. Nghiên cứu áp
dụng phương pháp wavelet và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả phân tích
wavelet đã tìm thấy rằng giá dầu có tác động lớn đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn
cũng như trong dài hạn. Ngoài ra, kết quả kiểm định nhân quả Granger một lần nữa
cung cấp bằng chứng đáng tin cậy về ảnh hưởng của giá dầu đến tỷ giá hối đoái tại
thị trường Romania.
Shahbaz, Tiwari và Tahir (2014) nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá
hối đoái tại Pakistan bằng phương pháp wavelet. Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 02
năm 1986 đến tháng 03 năm 2009. Kết quả nghiên cứu tìm thấy sự tồn tại mối quan


17

hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và giá dầu. Ngoài ra, trong suốt giai đoạn được nghiên
cứu, tỷ giá hối đoái thực tại Pakistan luôn dẫn dắt và gây tác động đến giá dầu trong
vòng khoảng từ 10-15 tháng.


×