Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CT Ổ BỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.47 MB, 63 trang )

CÁC BỆNH THƯỜNG
GẶP TRÊN CT Ổ BỤNG

SV Y6. Trường
SV Y5. Lâm


Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước 4 giờ để chuẩn bị điều kiện khi cần uống hoặc
tiêm thuốc cản quang.
+ Cho bệnh nhân uống thuốc cản quang nhằm để phân biệt giữa giới hạn của dạ dày,
tiểu tràng hoặc đại tràng với các cấu trúc khác ở trong ổ bụng.

+ Thuốc cản quang uống, gồm hỗn hợp dung dịch manitol 2,5% hoặc nước đun sôi
để nguội pha với thuốc cản quang, để có được một dung dịch cản quang có nồng độ
1,5 - 2% (từ 150 đến 200HU). Không nên sử dụng thuốc cản quang baritsulphat vì
loại này có tỷ trọng cao, dễ gây nhiễu ảnh do phát tán nhiều tia thứ khi chụp.
+ Nếu khám xét ở tầng trên của bụng (như tụy, lách), cần cho uống cản quang 15
phút trước khi chụp. Nếu cần khám xét ở tầng bụng dưới (phần tiểu khung) cần chụp
muộn hơn (khoảng 2 đến 3 giờ sau khi uống cản quang). Tổng lượng thuốc uống
vào khoảng 600 đến 800 ml, chia làm 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 - 15 phút.


Kỹ thuật chụp:
+ Nên chụp CLVT xoắn ốc vì bệnh nhân chỉ cần nín thở một lần trong khi chụp.
Nếu chụp cắt lớp đơn thì nên thống nhất chụp ở thì thở vào cho tất cả các lớp cắt.
+ Độ dày các lớp là 10 mm và khoảng cách giữa các lớp cắt là 10 mm. Nếu nghi
ngờ ổ tổn thương nhỏ ở gan, ở tụy, ở lách thì nên chụp các lớp mỏng hơn qua vùng
đó.
+ Cần chụp có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch để xác định thêm tính chất của các ổ
bệnh lý (khi có nghi ngờ trên ảnh chụp chưa tiêm thuốc).


+ Đối với gan chụp cắt lớp có tiêm cản quang được thực hiện ở 3 thì:
- Thì ngấm thuốc cản quang ở động mạch: chụp sau tiêm cản quang khoảng 15 – 20
giây.
- Thì ngấm thuốc cản quang ở nhu mô: chụp sau tiêm cản quang khoảng 30 - 45
giây.
-Thì ngấm thuốc cản quang muộn: chụp sau tiêm cản quang 3 đến 5 phút.


Chỉ số hấp thu tia X của tổ chức:
• Bình thường sự hấp thu tia X (Rontgen) của các tổ chức là khác nhau nên
người ta có thể phân biệt được hình ảnh tổ chức trên phim chụp CLVT.
• Chỉ số hấp thu tia X được tính theo đơn vị Hounsfield. Người ta qui định
độ hấp thu tia X của nước bằng không “O”. Nếu tổ chức nào có độ hấp thu
tia X thấp hơn nước được coi là giá trị âm (-) và tổ chức nào có độ hấp thu
tia X lớn hơn nước được coi là giá trị dương (+).


Thang độ xám
• Xương đặc

>250 HU

• Tổ chức vôi hóa

>120 HU

• Xương xốp

+ 100  130 HU


• Gan

+45  75 HU

• Lách

+ 40  +60 HU

• Chất xám của não

+32  +40 HU

• Chất trắng của não

+28  +32 HU.

• Dịch não tủy (DNT)

+4  +14 HU.

• Mỡ

-50 HU

• Không khí

-1000 HU


• Ngoài các trị số định lượng trên, chúng ta còn sử dụng giá trị định tính, nó biểu

hiện sự khác biệt tương đối về tỷ trọng giữa các mô xung quanh hay so với trị số
của mô bình thường.
• Có các từ diễn tả đậm độ khi mô tả như sau : giảm tỷ trọng (hypodense), đồng tỷ
trọng (isodense), tăng tỷ trọng (hyperdense).
• Ví dụ : u màng não tăng đậm độ so với mô não xung quanh, Gan nhiễm mỡ giảm
đậm độ so với nhu mô gan bình thường, tụ máu bán cấp đồng tỷ trọng với cơ.


*Đặt cửa sổ:
-Các trị số đậm độ của các mô khác nhau trong cơ thể thay đổi từ –1000 HU
đến +1000 HU, các trị số này được biểu hiện trên hình bằng các độ xám khác nhau.
Tuy nhiên mắt thường của chúng ta chỉ phân biệt được ừ 15 – 20 độ xám khác nhau.
Để có thể phân biệt được các cấu trúc khác nhau trên một lớp cắt chúng ta phải thay
đổi cách đặt cửa sổ (Window setting) để có những tương phản giúp mắt thường ta
nhận biết được.
-Độ rộng cửa sổ (Window width) là khoảng HU giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của
trị số đậm độ cần khảo sát. Các trị số đậm độ cao hơn giới hạn trên sẽ có màu trắng
trên hình, các trị số đậm độ thấp hơn giới hạn dưới sẽ có màu đen.
-Trung tâm cửa sổ ( Window level) là điểm HU nằm giữa độ rộng cửa sổ. Trung tâm
cửa sổ được điều chỉnh cho phù hợp với tổ chức mô cần khảo sát.
-Với cửa sổ hẹp thì hình ảnh sẽ có tương phản cao. Các sai biệt nhỏ về đậm độ có thể
phân biệt được. Nhưng những cấu trúc ngoài giới hạn của cửa sổ sẽ khôngthấy được.
Nếu mở cửa sổ rộng thì sự sai biệt nhỏ về đậm độ không thể phân biệt được.


Để khảo sát CT bụng, thông thường người ta thường đặt cửa sổ mô mềm. Cửa sổ này
giúp ta đánh giá thay đổi đậm độ các tạng ổ bụng. VD đặt cửa sổ mô mềm: độ rộng cửa
sổ là 350HU( -125  +225), trung tâm cửa sổ là 50HU. Các cấu trúc có gt HU lớn hơn
+225 sẽ có màu trắng, các cấu trúc có gt thấp hơn -125HU sẽ có màu đen. Hau cấu trúc
khác biệt khoảng 17HU sẽ phân biệt được trên cửa sổ này. Do đó phân biệt được các cấu

trúc trong ô bụng như Gan, Lách, tụy, cơ...
Cửa sổ khí( cửa sổ Phổi): Độ rộng cửa sổ 1200HU(-1400  -200), trung tâm cửa sổ là 800HU, với cửa sổ này ta k phân biệt được các tạng, mà chỉ phân biệt được tương phản
giữa khí và các cấu trúc khác. Thường đặt cửa sổ này trong đánh giá khí tự do ổ bụng.
Cửa sổ xương: độ rộng cửa sổ +1200HU( -200  +1400), trung tâm cửa sổ là 400HU.
Với cửa sổ này ta không phân biệt được rõ các tạng. Tuy nhiên các chi tiết về xương trên
cửa sổ này rất tốt.
Chúng ta có thể thay đổi độ rộng cửa sổ rộng hay hẹp hơn để pb rõ các khác biệt đậm
độ. VD: thay đổi rộng hơn khi phân tích thay đổi mỡ quanh tụy trong VTC.



Xảo ảnh: là các ảnh xuất hiện trên hình chụp nhưng k có thực trên vật khảo sát.
-Xảo ảnh do chuyển động: Do BN cử động, bộ phân khảo sát chuyển động( nhu động ruột,
nhịp thở..) trong qt khảo sát làm h/a k rõ nét, tạo các đường bất thường.
-Xảo ảnh hình sao: Do đậm độ cao của vật( kim loại) tạo các đường, tỏa ra như hình sao.
-Xảo ảnh do hiệu ứng thể tích từng phần: Các cấu trúc lân cận có đậm độ khác nhau
nhưng do độ dày lát cắt, kích thước khối V mô, khi xử lí máy tính lại cho cùng 1 giá trị
đậm độ như nhau. Xảo ảnh này giảm khi cắt lát mỏng hơn, thay đổi góc quét.
-Xảo ảnh do cứng hóa chùm tia: Vùng giảm đậm độ nằm ngay cạnh cấu trúc có đậm độ
cao. Do cấu trúc đậm độ cao( kim loại, xương..) hấp thụ các tia X có năng lượng thấp
nhiều hơn


CĐ chụp CT bụng- chậu:
-Gan: U gan, viêm nhiễm, chấn thương.
-Đường mật, túi mật: U đường mật, sỏi đường mật, viêm nhiễm, nguyên nhân tắc mật.
-Tuy: U, VTC và mạn, ap-xe, CT.
-Hệ niệu: U, viêm, sỏi, CT...
-Tuyến thượng thận: U.
-TC-BT: U, viêm...


-CS: CT, viêm, U, TVĐĐ.
-Cơ- xương- khớp: U, viêm, CT xương.
-MM: phình, bóc tách, dị dạng.
-Blý bụng cấp CT và k do CT.


*Kĩ thuật PET-CT: là kĩ thuật kết hợp, cho thông tin về
giải phẫu CT và thông tin chuyển hóa TB của PET.

*Nguyên lý tạo hình:
-Đầu đèn X phát chù tia với độ dày nhất định, qua lát cắt
ngang của vật thể, theo nhiều hướng khác nhau. Lượng
tia X sau khi qua vật thể được đo bằng đầu dò. Dữ liệu
thu được từ các đầu dò này sẽ được máy tính sử lý và tạo
hình.
-Các lát cắt ngang qua vùng cơ thể khảo sát được phân
thành nhiều khối nhỏ. Các khối riêng lẻ này được gọi là
các thành phần thể tích hay khối thể tích mô. Thành phần,
độ dày của khối thể tích mô cùng với t/c chùm tia X sẽ
xác định m/đ hấp thu tia X của các khối này.
-Các dữ liệu số về sự hấp thu tia X của các khối thể tích
mô được pc chuyển thành các độ xám khác nhau của các
phần tử hình hay điểm ảnh trên hình.


Ghi ghi hình bằng máy PET giúp:
• Chẩn đoán sớm ung thư
• Phân loại giai đoạn ung thư
• Phát hiện và đánh giá tái phát, di căn ung thư.

• Đánh giá hiệu qủa của các phương pháp điều trị


BỆNH LÝ GAN


Nhắc lại phân thùy Gan

Các thùy gan bình thường trên CLVT


Ung thư tế bào gan (Hepatocellular carcinoma - HCC):
Hình ảnh CLVT cho thấy khối u là một vùng giảm tỷ trọng so với nhu mô
gan lành, giới hạn thường tròn, rõ nhưng bờ không đều, kích thước có thể
từ vài centimet đến hàng chục centimet đường kính. Nhiều trường hợp u
lớn, chiếm cả một phân thùy, hoặc một thùy gan. ảnh chụp sau tiêm thuốc
cản quang tĩnh mạch cho thấy tỷ trong tăng cao ở thì động mạch (chụp sau
tiêm cản quang khoảng 15 đến 20 giây), ở thì nhu mô vùng u ngấm thuốc
cản quang không đều, bờ u không rõ và tiêu thuốc cản quang nhanh ở thì
chụp muộn (chụp sau tiêm cản quang khoảng180 giây). Đặc biệt có thể
phát hiện huyết khối tĩnh mạch cửa do ung thư xâm lấn.



Tuy nhiên, để xác định bản chất của khối bệnh lý, đặc biệt là để phân biệt với áp xe
gan và u máu dạng hang (cavenous hemangioma), cần kết hợp thêm với lâm sàng,
các xét nghiệm cận lâm sàng khác và nên chọc sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu
âm.



Di căn vào gan:
-Phim k cản quang, U có thể giảm đậm độ, tăng đậm độ hay
ngấm vôi. Có thể có 1 hay nhiều ổ, kích thước khác nhau, bờ rõ
hay k. Tùy nguồn gốc, U di căn dó thể chảy máu, ngấm vôi
nhiều hay có dạng kén. Di căn từ u tuyến tiết nhầy, BT, vú..
thường ngấm vôi nhiều. Di căn từ U BT, ĐT, sarcoma thường
tạo kén. Di căn từ ĐT, giáp, vú, u hắc tố thường chảy máu. Các
u từ tụy, thận thường giàu mạch máu.

-Phim có cản quang: giảm đậm độ do ít mạch máu, tăng quang
có thể dạng ngoại biên, hỗn hợp, trung tâm. Có thể gặp hình
hảnh viền tăng đậm độ ngoại biên( do mm tân sinh, sung huyết,
giãn các xoang) của u và viền giảm đạm độ bên ngoài( do
xoang máu bị ép, thoái hóa mỡ). Có thể gặp tăng quang chậm
do các u có thành phần mô sợi cao. Khảo sát CT muộn có thể
phát hiện thêm các tổn thương Gan.
-Có thể kèm: teo Gan, phì đại, tắc TMC, chèn ép đường mật.


U máu ở gan (hemangioma):
Đôi khi trên chụp cắt lớp vi tính có thể gặp những nốt giảm
đậm độ ở nhu mô gan, kích thước từ vài millimet đến một vài
centimet đường kính. Sau tiêm cản quang tĩnh mạch các ổ này
ngấm thuốc cản quang rất mạnh. Đó là dấu hiệu đặc trưng của
u máu ở gan.
Tuy nhiên u máu ở gan thường gặp là loại u máu thể hang
(Cavenous hemangioma).
Hình ảnh cắt lớp vi tính của u máu thể hang rất dễ nhầm với ổ
ung thư nguyên phát ở gan. Cần theo dõi và thăm dò thêm các
xét nghiệm khác để chẩn đoán phân biệt. Lâm sàng u máu ở

gan thường là lành tính, không gây những dấu hiệu bệnh lý
đáng kể.


Ap-xe Gan: là tình trạng tụ mủ trong nhu mô Gan do bất kì nguyên nhân nhiễm trùng nào,
gây hủy hoại nhu mô Gan. Ap-xe Gan thường chia thành 2 nhóm lớn do VK sinh mủ( 88%)
và do amip( 10%), nguyên nhân khác như nấm( 2%).
-Do VK sinh mủ:
+E.Coli, liên cầu, TCV, VK kị khí... Ap-xe Gan là hậu quả nhiễm trùng Gan từ các đường
sau: mật, TMC, ĐM, viêm nhiễm cấu trúc lân cận, CT. Với LS: sốt, mệt, khó chịu vùng bụng,
đau, ra hồ hôi buổi tối, vàng da.
+CT: Khối choán chỗ giảm đậm độ, hình tròn, bờ k đều, thành bắt quang sau tiêm cản quang.
Trên chụp cản quang đôi lúc có hình” bia đôi” tạo nên do có vùng giảm đậm độ trung tâm,
tiếp vùng tăng đậm độ bắt quang viền và phía ngoài là hình giảm đậm độ do phù. 1 hay nhiều
ổ, bờ phân múi, đôi khi tạo chùm.
+#: nang hay u hoại tử


Ap-xe Gan do a-mip:
+LS: sốt, đau HSP.
+CT: h/a k đặc hiệu, thường 1 ổ, tròn/ bầu dục, tổn
thương giảm đậm độ. Trên chụp cản quang có tăng
quang viền, k tăng quang trung tâm. BH ngoài Gan:
TDMP, dịch quanh Gan.
***Xạ hình gan với Technetium-99m: có thể chẩn
đoán phân biệt áp-xe gan do amíp và áp-xe gan do vi
trùng: do có chứa bạch cầu, ổ áp-xe gan do vi trùng
thể hiện bằng hình ảnh “nhân nóng”.



Xơ gan: Ảnh chụp cắt lớp chỉ xác định được dấu hiệu
gan xơ khi tỷ trọng gan tăng (bình thường tỷ trong của
gan thấp hơn tỷ trọng của lách). Nếu xơ gan teo sẽ cho
thấy kích thước gan bé. Trường hợp bệnh nặng sẽ có
kèm theo lách to và tràn dịch ổ bụng.


Gan nhiễm mỡ: Hình ảnh cắt lớp vi tính của gan nhiễm mỡ
tương đối đặc trưng, với tỷ trọng đo được thấp. Vùng giảm
tỷ trọng nhiều khi rất kín đáo, lan toả rộng, giới hạn không
rõ.
- Trước tiêm, tỷ trọng gan < tỷ trọng lách 10 HU. Các mạch
máu trong gan hiện rõ.
- Sau tiêm, tỷ trọng gan < tỷ trọng lách 25HU or < tỷ trọng
cơ.
- Gan nhiễm mỡ khu trú:
+ Thường ở HPT IV, cạnh dây chằng liềm.
+ Vùng nhiễm mỡ lan đến ngoại vi sát bao gan.
+ Không làm biến đổi bờ gan,
+ Không biến đổi cấu trúc mạch máu đi qua.


Ung thư đường mật (cholangiocarcinoma): Thường gây giãn đường mật. ống mật
chủ giãn to phía trên u, đường mật trong gan ngoằn ngoèo. Trên phim chụp CLVT
cho thấy đám mờ ở cuống gan. Sau tiêm cản quang khối bệnh lý ngấm thuốc ít.

U Klatskin



×