Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn trí ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.52 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG NGA

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG NGA

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ

Chuyên ngành

:

Văn học Việt Nam

Mã số

:


8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ DƯƠNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Lê Thị Dương.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích
dẫn tài liệu của luận văn này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Học viên

Phạm Thị Phương Nga


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Dương - người
luôn khuyến khích tôi tiếp tục con đường học tập và đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc
Giang và khoa Văn học - Học viện Khoa học xã hội, là nơi tôi công tác và
học tập đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và chia sẻ
với tôi.

Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Phương Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ TRONG DÒNG CHẢY
VĂN HỌC VIỆT NAM (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XXI ĐẾN NAY)................. 142
1.1. Diện mạo văn học Việt Nam (từ đầu thế kỉ XXI đến nay) .................... 142
1.2. Nguyễn Trí - từ “phu vàng” đến “phu chữ” ............................................. 21
1.3. Nguyễn Trí và quan niệm về con người, về nghệ thuật ........................... 26
Chương 2: NHỮNG MẢNH GHÉP SỐ PHẬN TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN TRÍ................................................................................... 32
2.1. Nhận diện nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí từ góc độ giới .......... 32
2.2. Sự khẳng định khí chất nam giới ............................................................. 35
2.3. Nữ giới: “chấp nhận” và “nổi loạn” ......................................................... 46
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ................................................................. 59
3.1. Ngoại hình ................................................................................................ 59
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 65
3.3. Đặt nhân vật trong những tình huống kịch tính ....................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng tôi chọn nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn

Nguyễn Trí vì những lí do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ tính mới mẻ của đối tượng nghiên cứu: ban đầu,
chúng tôi chọn Nguyễn Trí nhằm tránh tình trạng “dẫm lên dấu chân” của
những người đi trước, tức tránh những tác giả, những hiện tượng vốn đã quá
quen thuộc, quá dày dặn về lịch sử vấn đề. Nguyễn Trí là một hiện tượng mới,
lạ của văn đàn đương đại, đặc biệt là sau khi tập Bãi vàng, đá quý, trầm
hương của ông được giải cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013.
Trước khi được vinh danh, Nguyễn Trí từng có 65 truyện ngắn đăng tải trên
báo. Tính đến nay, Nguyễn Trí đã xuất bản các tập truyện ngắn: Bãi vàng, đá
quý, trầm hương; Đồ tể; Ảo và sợ; Ngoi lên từ đáy; Bay cao thì mặc bay cao;
Ngụy; tập truyện dài Tuổi thơ không có cánh diều; tiểu thuyết Thiên đường ảo
vọng; Bụi đời và Thục nữ, gần đây là cuốn Trí khùng tự truyện. Gia tài văn
chương như vậy cũng có thể coi là khá giả, nhất là với một cây viết phải
chung đụng với sự lầm than nhiều hơn được tiếp xúc với trường lớp như
Nguyễn Trí. Tuy nhiên đến nay, mới có rất ít công trình nghiên cứu về
Nguyễn Trí cũng như sáng tác của nhà văn này. Truyện ngắn Nguyễn Trí,
theo chúng tôi, là một sự lựa chọn phù hợp cho tiêu chí về cái mới, không
trùng lặp, còn ít được khai thác. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì không đủ
tính thuyết phục cho một luận văn thạc sĩ. Sau này, nhân một lần tình cờ biết
về giá trị kinh tế cao ngất ngưởng của các sản phẩm làm từ trầm hương, tôi
đọc lại Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí và nhận thấy nghịch lý
nghiệt ngã giữa ảo ảnh lấp lánh của trầm hương do thị trường mang lại và sự
mỏng manh của những phận nghèo đang chấp nhận bán mạng để tìm trầm.
Truyện ngắn của Nguyễn Trí gợi lên trong tôi nhiều trăn trở từ đó!

1


Thứ hai, do mối quan tâm đặc biệt về những nhân vật trong sáng tác
của Nguyễn Trí. Có thể nói, nhân vật là một trong ba yếu tố quan trọng nhất

quyết định thành công và sự hấp dẫn của sáng tác Nguyễn Trí (hai yếu tố còn
lại, theo chúng tôi, gồm câu chuyện và cách kể chuyện). Nhiều ý kiến cho
rằng, truyện ngắn Nguyễn Trí chưa thật sự xuất sắc nhưng vẫn được đông đảo
bạn đọc đón nhận giữa thời buổi thị trường sách Việt như “nấm mọc sau
mưa”, bởi lẽ, có hơi thở mới, đi vào đề tài ít người đề cập và tập hợp được
một thế giới nhân vật lạ lẫm. Người đọc có thể tìm thấy trong hầu hết sáng tác
của Nguyễn Trí những phận người vừa phổ biến vừa cá biệt, hơn hết, họ là
những nhân vật “thật hơn cả sự thật”. Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn
Trí phản ánh quan niệm về con người, về xã hội và tư duy sáng tạo của nhà
văn, tạo nên dấu ấn “độc, lạ” của Nguyễn Trí giữa rất nhiều tên tuổi khác.
Thứ ba, luận văn chọn khảo sát hai tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý,
trầm hương và Đồ tể không chỉ vì thành công nổi trội hơn hết của hai tập
truyện này, mà còn vì, ở đó “hội tụ” những gương mặt đặc trưng nhất, có tính
cách và số phận đặc biệt nhất trong thế giới nhân vật của Nguyễn Trí, đồng
thời cũng khác biệt nhất so với kiểu nhân vật của các tác giả khác cùng thời.
Cuối cùng, hầu hết nhân vật của Nguyễn Trí đều xuất thân từ “bến tắm
ngựa”. Họ là những con người cùng đinh, bạch ốc, những kẻ “tứ cố vô thân
đời mới” (chữ dùng của Lê Minh Khuê), đứng ở góc khuất của một xã hội
hiện đại phồn hoa. Viết về họ, Nguyễn Trí không chỉ cho thấy cuộc sống dưới
tầng đáy xã hội Việt Nam đương đại, mà quan trọng hơn, bày tỏ những tâm
niệm nhân sinh sâu sắc được đúc kết từ chính cuộc đời đầy sóng gió của ông,
từ đó gợi lên trong người đọc những xúc cảm trắc ẩn, sự sẻ chia, thấu hiểu
giữa con người với con người - những giá trị vốn dễ nhạt nhòa trong một thời
đại mà giá trị ảo đang tìm cách ngự trị. Việc lựa chọn đề tài này, đối với cá
nhân tôi, không còn dừng lại ở ý nghĩa mang tính khoa học mà còn là sự thôi
thúc đối với những giá trị nhân văn mà chúng ta mong muốn gìn giữ. Tôi cho
2


rằng, một nhà văn với những câu chuyện đời, chuyện người thô mộc, đơn

giản, có phần xù xì, đôi lúc “quê kiểng” nhưng được viết bằng một niềm say
mê mãnh liệt và luôn cho thấy nỗ lực hướng thiện, hướng mĩ như Nguyễn Trí,
hoàn toàn xứng đáng được đọc, được tìm hiểu và nghiên cứu một cách trân
trọng, nghiêm túc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyễn Trí được coi là một hiện tượng “kì lạ” trên văn đàn mấy năm
gần đây, từ tiểu sử đời tư cho đến thành tựu nghệ thuật của ông đều thu hút
mạnh mẽ giới truyền thông. Tuy nhiên đến nay có rất ít tài liệu mang tính hệ
thống và khoa học nghiên cứu về nhà văn này. Trong khả năng khảo sát của
mình, chúng tôi mới chỉ tiếp cận được hai luận văn thạc sĩ, một báo cáo khoa
học về Nguyễn Trí, còn lại chủ yếu là các bài viết rải rác đăng tải trên báo
điện tử. Dưới đây là một số kết quả khảo sát của chúng tôi.
Luận văn Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Trí qua: “Bãi vàng, đá quý,
trầm hương” và “Đồ tể” (tác giả: Chu Thị Thu Hồng, Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015) là đề tài đầu
tiên nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Trí một cách
tương đối hệ thống. Trên cơ sở lí thuyết tự sự, luận văn giải quyết các vấn đề
sau: Cái nhìn nghệ thuật; thế giới nhân vật; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu
trong truyện ngắn của Nguyễn Trí. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến
chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Trí.
Chọn điểm xuất phát từ phương diện đạo đức trong các kiểu nhân vật
thông qua môi trường sống, nghề nghiệp, cách ứng xử…, tác giả luận văn
khái quát thành ba kiểu chân dung. Cũng theo tác giả, đây là những chân dung
gắn với dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Trí và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Thứ nhất, người lao động làm thuê khốn khó, vật lộn mưu sinh. Đó là
những con người dưới đáy xã hội, phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống: làm
ruộng, làm đồ tể, chạy xe ôm, làm công nhân trong các khu công nghiệp, đốt
3



than, bán củi, nấu rượu, bán vé số… nhưng vẫn không thể thoát khỏi cái
nghèo. Họ thậm chí không có nhà cửa để nương thân, không có quê hương,
phải tha phương cầu thực.
Thứ hai, giang hồ, hảo hán, “anh chị”: là kiểu nhân vật khá đặc trưng,
góp phần tạo nên nét riêng cho truyện của Nguyễn Trí. Nhà văn xây dựng
những nhân vật này hết sức sống động từ ngoại tình, lời ăn tiếng nói, tới suy
nghĩ, hành động. Họ bề ngoài gan góc, đôi khi ngang tàng, nhưng lại trọng
nghĩa khí, trọng tình cảm.
Thứ ba, người phụ nữ truân chuyên, chìm nổi. Trong truyện của
Nguyễn Trí, không truyện nào là không có hình ảnh của người phụ nữ, họ là
nạn nhân của hoàn cảnh, của đói nghèo tăm tối, của bạo lực gia đình. Hầu hết
họ có nhan sắc nhưng cuộc sống đều rơi vào bi kịch đau đớn, nhục nhã.
Về cơ bản, luận văn đã khảo sát và “để mắt” được tới hầu hết các đối
tượng nhân vật điển hình trong truyện của Nguyễn Trí qua hai tập Bãi vàng,
đá quý, trầm hương và Đồ tể. Tuy nhiên, vì quá nhấn mạnh đến quan điểm
“con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội”, nên với một số nhân vật, tác
giả luận văn chưa khai thác được chiều sâu tâm lý của họ, mà chỉ nhìn nhận
họ ở những khía cạnh bề nổi gắn với những tác động của hoàn cảnh sống.
Tiếp sau công trình Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Trí qua: “Bãi vàng,
đá quý, trầm hương” và “Đồ tể”, luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí
(tác giả Đào Thị Lan Anh, người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh,
Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, 2016), cung cấp một cái nhìn bao
quát về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Trí qua hai tập Bãi
vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ. Đặt Nguyễn Trí trong bức tranh sôi
động của văn học Việt Nam đương đại, luận văn đã khẳng định vị trí độc lập,
riêng biệt của nhà văn này gắn với quan điểm sáng tác đề cao tính hiện thực
và nhân văn.

4



Đóng góp quan trọng của luận văn là đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật
trong nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Trí. Trước hết, về mặt
nội dung (chương 2), văn chương Nguyễn Trí lựa chọn đề tài “gai góc” ít
được đề cập trong văn xuôi đương đại và thể hiện đề tài này với ba nguồn
cảm hứng chủ đạo: 1/ Phơi bày tận cùng những mảng tối của hiện thực; 2/
Ngậm ngùi thương cảm cho những số phận dưới đáy xã hội, 3/ Giễu nhại, xót
xa, “cười giễu để thương quý”.
Chương 3 luận văn cho thấy nỗ lực khảo sát công phu của tác giả về
khía cạnh nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Trí (chủ yếu là nghệ thuật xây dựng
nhân vật), trong đó phần khảo sát về phương ngữ có giá trị tham khảo quan
trọng. Tác giả luận văn lựa chọn cách thức phân loại nhân vật từ góc độ loại
hình, vì vậy nhân vật trong hai tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ
được quy về hai kiểu chính:
1/ Kiểu nhân vật loại hình gồm ba loại:
- Kiểu nhân vật loại hình thứ nhất là nhân vật giang hồ ở đẳng cấp anh
chị thâu tóm quyền lực trên các vùng “đất dữ”;
- Kiểu nhân vật loại hình thứ hai là những cô gái điếm giang hồ sống ở
bãi vàng, đá quý hoặc làm điếm ở thành phố;
- Kiểu nhân vật loại hình thứ ba là những người lao động với các nghề
phổ thông khác nhau.
2/ Kiểu nhân vật loại hình kết hợp với tính cách.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trí, tác giả luận văn phân
tích các phương diện sau: miêu tả nhân vật với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt;
miêu tả nhân vật qua ngoại hình; qua hành động; qua đời sống nội tâm; qua
ngôn ngữ và đặt nhân vật vào những không gian đặc biệt có tính thử thách.
Đây là hai công trình có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài của
chúng tôi. Bên cạnh việc tiếp thu, kế thừa, học hỏi kết quả khảo sát của hai tác
giả luận văn nói trên, chúng tôi tiếp tục mở rộng đối tượng khảo sát và tìm
5



kiếm thêm những khía cạnh mới trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn
Trí, nhằm đem lại một cái nhìn tổng thể, hoàn chỉnh, đa dạng về thế giới nhân
vật trong truyện ngắn của nhà văn này.
Nhìn chung trong sáng tác của Nguyễn Trí, để lại nhiều ấn tượng nhất
là kiểu nhân vật giang hồ, anh chị. Báo cáo khoa học Giá trị nội dung và nghệ
thuật trong tập truyện ngắn “Bãi vàng, đá quý trầm hương” của Nguyễn Trí
(nhóm tác giả: Châu Ngọc Trọng, Lâm Thị Ngọc Quý, khoa Khoa học xã hội
và nhân văn, Đại học Văn hiến, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề cập đến
kiểu nhân vật này: đó là những con người lang bạt trên giang hồ nhưng sống
hào hiệp, trượng nghĩa (như Minh Tàn, Thu Râu), là những phu trầm khao
khát làm giàu nhưng bất lực trước thiên nhiên, là những cô gái bán hoa phải
lôi cái tàn dại của vỉa hè lên vùng nước độc để bán cái vốn tự có cho tứ
chiếng giang hồ. Mỗi một kiểu nhân vật đại diện cho một khía cạnh của đời
sống xã hội. Qua họ, Nguyễn Trí muốn thể hiện một bức tranh hiện thực đa
sắc màu, trong đó có những khoảng tối khiến cho chúng ta phải nhìn nhận và
suy ngẫm nhiều hơn nữa.
Ngoài các công trình, bài viết nêu trên, chúng tôi đã tập hợp được gần
40 bài báo (chủ yếu trên các website điện tử). Những bài báo này, dù chưa có
hệ thống và phần nhiều nghiêng về phong cách phê bình, song đã cung cấp
cho chúng tôi nguồn thông tin khá đa dạng, cập nhật về tiểu sử cũng như đặc
điểm truyện ngắn Nguyễn Trí. Trong số đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
bài viết: Con người trong truyện ngắn Nguyễn Trí của tác giả Tiêu Viết Hải,
nguồn: />Theo tác giả, kiểu nhân vật anh hùng là “hiện thân của con người lý
tưởng, thể hiện “ngưỡng cảm nhận” trong tâm thức thẩm mĩ của nhà văn”.
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định sau đây của tác giả bài viết:
“Hình tượng người “anh hùng” được Nguyễn Trí tập trung khắc họa không
chỉ ở phương diện hành động bên ngoài mà còn miêu tả đời sống nội tâm sâu
6



sắc bên trong. Điều này tạo nên cho mỗi nhân vật của ông không chỉ có bề
rộng mà còn có bề sâu, không chỉ có những nét tính cách phổ quát của người
giang hồ nói chung mà còn có những nét cá tính mạnh mẽ, rất riêng. Vì vậy,
khi viết về giới giang hồ, Nguyễn Trí đã thành công trong việc tạo được
những nhân vật mang tính điển hình”. Rõ ràng, Nguyễn Trí đã ghi được dấu
ấn riêng biệt trong việc xây dựng kiểu nhân vật anh hùng ở những không gian
nghề nghiệp đặc thù (rừng sâu nước độc, bãi vàng, bãi đá quý,...). Ở họ hội tụ
các đặc điểm tính cách đối lập nhau: liều lĩnh, ngang tàng, đôi khi bất cần,
nhưng lại trọng tình và không ít kẻ mang tâm hồn nghệ sĩ sau lớp vỏ bên
ngoài khô khan. Điều đáng nói, trong hầu hết các câu chuyện Nguyễn Trí kể
đều thấy thấp thoáng bóng dáng của chính nhà văn, đúng như nhận định của
tác giả Tiêu Viết Hải: “Nguyễn Trí viết về các “anh hùng” phu bãi như viết về
chính cuộc đời mình. Những Minh Tàn, Thu Râu, Thành Bụi… là những hình
mẫu lý tưởng minh chứng cho cuộc đời thăng trầm của Nguyễn Trí (...). Đồng
thời, qua những nhân vật ấy, ta còn thấy được quan niệm về con người trong
sáng tác của Nguyễn Trí. Đó chính là con người đa diện như chính con người
cụ thể, sinh động ngoài đời”.
Bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí
còn có một bài viết khác của tác giả Huỳnh Thu Hậu: Đọc “Bãi vàng” của
Nguyễn Trí, nguồn: Tác giả bài viết đã chỉ ra ba yếu tố làm nên dấu ấn của các nhân vật
trong văn Nguyễn Trí (qua truyện Bãi vàng):
Thứ nhất, sự công phu trong xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Theo tác
giả, văn Nguyễn Trí kén người đọc, bởi ít thấy những câu mềm mại, bay
bổng, mà chủ yếu là kiểu câu “trúc tra trúc trắc”, ngôn ngữ “cực hạn”,
không sa vào rườm rà miêu tả mà đi ngay vào bản chất của vấn đề. Đặc biệt,
văn Nguyễn Trí nổi bật với cách sử dụng phương ngữ, ngôn ngữ đời
thường, khiến nhân vật gần gũi hơn, “đời” hơn.
7



Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×