Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực hiện chính sách bình đẳng giới từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.29 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________

ĐỖ THỊ THU CÚC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ THỰC TIỄN
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________

ĐỖ THỊ THU CÚC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ THỰC TIỄN
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 8340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian tôi được học tập và hoàn thành luận văn này, tôi
đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội. Với tinh thần trách nhiệm, sự tận
tụy và bề dày kinh nghiệm đã truyền đạt cho tôi và các bạn học viên những
kiến thức hữu tích, giúp học viên được tiếp cận những vấn đề thực tiễn và đặc
biệt là rèn luyện những kỹ năng phân tích, tổng hợp, luận biện, qua đó đã giúp
tôi nhận ra bản thân cần phải cố gắng, nổ lực học hỏi, nghiên cứu nhiều hơn
nữa để vững bước với những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, góp phần
phục vụ tốt công tác chuyên môn được phân công tại cơ quan, đơn vị.
Bằng tấm lòng chân thành, tôi xin tri ân đối với Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
Phạm Hữu Nghị đã luôn tích cực, hỗ trợ và hướng dẫn cho tôi về những vấn
đề cơ bản, cốt lõi cũng như về hình thức và nội dung cần thể hiện trong luận
văn, đảm bảo tính khoa học và logic tổng thể các vấn đề cần trình bày, giúp
tôi hoàn thành luận văn như mong muốn.
Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, lãnh đạo và các phòng ban
chuyên môn Học viên Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ................................................................................................ 1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................... 7
1.1. Các khái niệm bình đẳng giới và chính sách bình đẳng giới .......................................... 8
1.1.1. Khái niệm bình đẳng giới ............................................................................................ 8
1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách bình đẳng giới..................................................... 11
1.4. Các công cụ thực hiện chính sách bình đẳng giới......................................................... 16
1.5.1. Năng lực thực hiện chính sách ............................................................................... 17
1.5.2. Đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách...................................................... 18
Chương 2 ............................................................................................................................. 20
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI ................................... 20
TẠI BÌNH TÂN ................................................................................................................... 20
2.1. Tình hình các bước thực hiện chính sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân, Thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 20
Như đã trình bày ở Mục 1.3, thực hiện chính sách bình đẳng giới nói chung gồm 4 bước cơ
bản: (1) hình thành kế hoạch thực hiện chính sách; (2) tổ chức thực hiện; (3) đánh giá quá
trình tổ chức thực hiện; (4) kiến nghị điều chỉnh chính sách bình đẳng giới. Ở nội dung
này, tác giả luận văn tập trung phân tích tình hình các bước thực hiện chính sách bình đẳng
giới ở Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................ 20
2.3.2. Thực trạng đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách .................................... 43
2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách bình đẳng giới tại quận Bình Tân ................ 45
2.4.1. Mặt được ................................................................................................................ 45


4.4.2. Mặt hạn chế ............................................................................................................ 47
2.5. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................................. 49
Tiểu kết chương 2. ............................................................................................................... 51
Chương 3 ............................................................................................................................. 52
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC HIỆN ............................................ 52

CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ THỰC TIỄN QUẬN BÌNH TÂN, ...................... 52
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................ 52
3.1. Định hướng thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới và nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách bình đẳng giới .................................................................................... 52
3.2. Các giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới tại quận Bình Tân .......... 53
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề về bình đẳng giới .......... 53
3.2.2. Hỗ trợ cán bộ Hội phụ nữ ...................................................................................... 55
3.2.4. Tăng cường vai trò phản biện của Hội liên hiệp phụ nữ Quận .............................. 57
3.2.5. Một số kiến nghị cụ thể.......................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ..........................................................................................
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN ..................................................................................
PHỤ LỤC 3: ............................................................................................................................
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................
PHỤ LỤC 4: ............................................................................................................................
TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU ............................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1. Số lượng cán bộ nữ thuộc khối Đảng ....................................................... 24
Bảng 2 2. Số lượng nữ tham gia Hội đồng nhân dân Quận và Phường .................... 25
Bảng 2 3. Số lượng nữ trung bình trong Hội đồng nhân dân của cả nước................ 25
Bảng 2 4. Số lượng nữ trong cơ quan nhà nước ....................................................... 26
Bảng 2 5. Tỷ số giới tính khi sinh ............................................................................. 28
Bảng 2 6. Tình hình sử dụng công cụ tuyên truyền .................................................. 30
Bảng 2 7. Thực trạng năng lực tuyên truyền, phổ biến ............................................. 36
Bảng 2 8. Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai .................................................... 38
Bảng 2 9. Năng lực phối thực hiện .......................................................................... 39
Bảng 2 10. Năng lực duy trì việc thực hiện chính sách ............................................ 42


BIểu đồ 2 1. Số vụ bạo lực gia đình của Quận Bình ................................................. 29


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Từ góc độ nguồn nhân lực xã hội, thực hiện bình đẳng giới là góp phần
giải phóng và cải thiện chất lượng của gần một nửa lao động của xã hội. Về
mặt phát triển bền vững kinh tế - xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một trong
những yếu tố, điều kiện thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Nhận thấy được vai trò
quan trọng của bình đẳng giới trong sự nghiệp xây dựng đất nước, ngày
27/4/2007, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thường xuyên, xuyên suốt
và sâu sắc của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bình đẳng giới.
Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ
Chí Minh ban hành Chương trình hành động số 31-CTr/TU về thực hiện Nghị
quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bình đẳng từ Trung ương tới địa phương.
Với phạm vi của Quận Bình Tân, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận đã xác
định “Phát huy vai trò, tiềm năng của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hóa, xây dựng, bảo vệ và phát triển Quận, nâng cao địa vị phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Quận trong thời kỳ mới”, qua đó đã quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo về công tác phụ nữ; đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và công tác quy hoạch, đào tạo cán
bộ nữ nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện việc bình đẳng giới [23].


1


Việc tổ chức thực hiện chính sách bình đẳng giới của Quận Bình Tân
trong thời gian qua có nhiều ưu điểm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy
trong việc tổ chức, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện kịp thời và
nhất quán. Công tác triển khai ở tất cả các cấp chính quyền, các ngành, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ và
hiệu quả. Vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ Quận và cơ sở cũng được thể hiện
hết sức tích cực và có trọng tâm.
Thế nhưng, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân
vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó chưa phát huy hết tính chủ động
trong việc tham mưu đề xuất của tổ chức Hội phụ nữ đối với cấp ủy Đảng,
chính quyền ở một vài cơ sở Hội. Cụ thể, chi hội trưởng phụ nữ chưa chủ
động tham mưu đề xuất và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ khu phố
nên chưa tạo được sự quan tâm của chi ủy, nhất là việc tạo điều kiện để tổ
trưởng phụ nữ tham gia tổ trưởng, tổ phó dân phố, tỷ lệ này vẫn còn thấp.
Việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện chức năng giám sát,
phản biện xã hội còn khá lúng túng và đôi lúc chưa kịp thời.
Nói cách khác, công tác thực hiện chính sách bình đẳng giới ở Quận
Bình Tân vẫn còn nhiều việc cần tiếp tục hoàn thiện để làm cho chính sách
bình đẳng giới thực sự trở thành động lực thật sự thúc đẩy việc thực hiện các
mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Quận. Với mong muốn
như vậy, tác giả nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu về thực hiện chính sách
bình đẳng giới là cần thiết nên đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bình
đẳng giới từ thực tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn

2



Việc thực hiện chính sách Bình đẳng giới là một chủ đề quan trọng, và
nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các
nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu bình đẳng giới hơn là thực hiện chính
sách bình đẳng giới.
Về bình đẳng giới, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu. Tác giả Lê
Thị Quý [24] với nghiên cứu “Bình Đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”. Nghiên
cứu tập trung làm rõ khái niệm về bình đẳng giới, đồng thời tác giả phân tích
những thành tựu và thách thức về bình đẳng giới ở Việt Nam. Tác giả Phạm Thị
Tuyết [32] có nghiên cứu “Bình đẳng giới trong giáo dục ở Trà Vinh, Thực trạng
và giải pháp”. Nghiên cứu này tập trung phân tích bình đẳng giới trong một lĩnh
vực cụ thể gắn với một địa bàn cụ thể là giáo dục ở tỉnh Trà Vinh.Tương tự với
đề tài này, tác giả Mạc Thị Cẩm Tú [31] có nghiên cứu “Bình đẳng giới trong
giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”.
Tác giả Nguyễn Lệ Thu [30] có nghiên cứu “Bình đẳng giới trong lao
động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay”. Tác giả
đã đưa ra cơ sở lý thuyết khá toàn diện về bình đẳng giới và áp dụng vào thực
tiễn để tìm hiểu, đánh giá vấn đề bình đẳng giới ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam hiện nay, nhưng trong lĩnh vực lao động gia đình. Nghiên cứu
có giá trị tham khảo rất lớn cho luận văn này.
Ngoài ra còn có thể kể ra một số nghiên cứu khác. Các tác giả Đỗ Thị
Bình, Lê Ngọc Van và Nguyễn Linh Khiếu [4] có nghiên cứu Gia đình Viẹt
Nam và nguời phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiẹp hóa, hiẹn đại hóa đất
nuớc. Trần Thị Minh Đức [9] có nghiên cứu “Định kiến và phân biẹt đối xử
theo giới: l thuyết và thực tiễn”. Phạm Thị Ngọc Anh [2] có nghiên cứu “Vai
trò giới và luợng hóa giá trị lao đọng gia đình”. Tác giả Nguyễn Thị Ngân, có
nghiên cứu “Thực hiẹn quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nuớc về
3



bình đẳng giới” [13] và “Chủ truong của Đảng, Nhà nuớc về giải phóng phụ
nữ và bình đẳng giới ở Viẹt Nam” [14]. Ngoài ra còn có Báo cáo phát triển
thế giới 2012: Bình đẳng giới và phát triển” của Ngân hàng thế giới [15].
Một công trình nghiên cứu có uy tín khác là Báo cáo nghiên cứu hướng
tới bình đẳng giới ở Việt Nam do cơ quan Liện hợp quốc về Bình đẳng giới
và Trao quyền cho phụ nữ chủ trì biên soạn. Báo cáo xem xét, đánh giá vấn
đề bình đẳng giới ở Việt Nam trong phát triển và tăng trưởng kinh tế. Từ đó
đưa ra những khuyến nghị chính sách giúp hoàn thiện hơn, làm tốt hơn vấn đề
bình đẳng giới tại Việt Nam. Nghiên cứu này giúp tác giả Luận văn nhìn nhận
ra được tình hình bình đẳng giới nói chung, nhưng lại thiếu hẳn nội dung
chuyên sâu về thực hiện chính sách này.
Một nghiên cứu khác liên quan trực tiếp đến bình đẳng giới tại Thành
phố Hồ Chí Minh là đề tài: “Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh: Thực trạng và giải pháp” do Nguyễn Thị Hà (2014) làm chủ nhiệm đề
tài. Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng bình đẳng giới ở một số lĩnh vực
như giáo dục, y tế, văn hoá trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đây cũng là nguồn
tài liệu tham khảo có giá trị, giúp nhìn ra được bức tranh tổng thể về bình
đẳng giới ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện chính sách vẫn chưa được
đề cập trong nghiên cứu này.
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về bình đẳng giới những chưa có nghiên
cứu vào về thực hiện chính sách bình đẳng giới tại Quận Bình Tân, Thành phố
Hồ Chí Minh, cho nên đề tài này vẫn còn mới và cần tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề l
luận về thực hiện chính sách bình đẳng giới và phân tích, đánh giá việc thực

4



hiện chính sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân để từ đó đề xuất một số giải
pháp thúc đẩy thực hiện chính sách bình đẳng giới tại Quận Bình Tân, Thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tổ chức thực hiện chính
sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Hoạt động tổ chức thực hiện chính
sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân.
Phạm vi về thời gian:
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến 2017.
- Thời gian thực hiện khảo sát bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu: Từ tháng
12/2017 đến tháng 1/2018.
Phạm vi về không gian: Ở Quận Bình Tân thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả tập trung sử dụng 03 phương pháp chính:
Thứ nhất là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Ở phương pháp này,
tác giả thu thập số liệu sẵn có từ các bài báo, sách chuyên khảo, nghiên cứu,
và báo cáo có liên quan đến đề tài. Trong những tài liệu thứ cấp này, tác giả
sử dụng 03 Báo cáo chính để thu thập nhiều số liệu quan trọng về thực hiện
chính sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân, bao gồm: Báo cáo số 562/BCUBND của Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân ngày 21 tháng 12 năm 2015 về
tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia về
bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch giai
đoạn 2016-2020 trên địa bàn quận Bình Tân; Báo cáo về tổng kết thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh

5


công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Báo cáo về tổng kết 10 năm thực
hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị khoá X về

công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Báo cáo về tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn Quận
giai đoạn 2007-2017.
Thứ hai là phương pháp phỏng vấn sâu. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu
một số đối tượng có liên quan đến việc thực hiện chính sách như: đảng, chính
quyền và Hội Liên hiệp Phụ nữ. Ở cơ quan Đảng, tác giả lựa chọn 03 đối
tượng là Bí thư Quận ủy và 02 đồng chí Quận ủy viên. Ở cơ quan chính
quyền, tác giả chọn phỏng vấn 5 cán bộ phường phụ trách về công tác bình
đẳng giới. Ở Hội liên hiệp phụ nữ, tác giả khảo sát 1 cán bộ ở Hội phụ nữ
Quận, 6 cán bộ ở chi hội phụ nữ phường.
Thứ ba là phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Tác giả tiến hành
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành khảo sát trên 03 nhóm đối tượng
là Đảng, chính quyền và đoàn thể theo phương pháp lựa chọn xác xuất ngẫu
nhiên thuận tiện. Số phiếu phát ra là 400 phiếu, trong đó Đảng 80 phiếu, chính
quyền 80 phiếu và Hội liên hiệp phụ nữ 240 phiếu. Số phiếu thu về là 390
phiếu. Số phiếu hợp lệ là 380 phiếu.Trong đó, khảo sát các Quận ủy viên và
Đảng ủy viên là 75 phiếu. Lãnh đạo phường, cán bộ phụ trách công tác phụ
nữ là 75 phiếu. Hội Liên hiệp Phụ nữ là 230 phiếu. Kết quả khảo sát được xử
lý bằng phần mềm SPSS, 20.0. Số liệu chủ yếu được tính theo đơn vị % ở
từng mục câu hỏi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, đề tài góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về thực
hiện chính sách ở một lĩnh vực cụ thể là bình đẳng giới. Chẳng hạn như
khái niệm thực hiện chính sách bình đẳng giới và lý thuyết về đánh giá thực
hiện chính sách bình đẳng giới.
6


Về mặt thực tiễn, những phân tích, đánh giá và kiến nghị của luận văn là
cơ sở cho Quận trong việc nhìn nhận lại quá trình tổ chức thực hiện chính

sách bình đẳng giới ở Quận Bình Tân và giúp Quận hoàn thiện hơn quá trình
thực hiện chính sách bình đẳng giới của Quận.
Bên cạnh đó, luận văn còn là tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy và
nghiên cứu về chính sách công và quàn lý công.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm ba chương:
- Chương 1. Những vấn đề l luận về thực hiện chính sách bình đẳng giới.
- Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bình đẳng giới ở Quận
Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3. Định hướng và giải pháp thúc thực hiện chính sách bình
đẳng giới từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. Các khái niệm bình đẳng giới và chính sách bình đẳng giới
1.1.1. Khái niệm bình đẳng giới
Khái niệm bình đẳng giới lần đầu tiên xuất hiện trong ông u ớc về Xóa
b tất cả các hình thức phân bi

t đối x chống lại phụ nữ năm 1981 (The

Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women
- CEDAW) [30] và từ đó đến nay, khái niệm này trở thành một khái niệm cốt
lõi trong các chính sách và chương trình nghị sự về bình đẳng giới. Ở Việt
Nam, thuật ngữ bình đẳng giới cũng được nhà nước ghi nhận từ rất sớm. Hai
tháng kể từ sau ngày ông u ớc về Xóa b tất cả các hình thức phân bi


t đối

x chống lại phụ nữ được thông qua, Việt Nam phê chuẩn công ước này [2].
Tuy nhiên trước đó, tư tưởng bình đẳng giới được đề cập rất sớm trong
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946
[17]. Trong Hiến pháp năm 1946, quan điểm bình đẳng giới đã được thể hiện
bằng nguyên tắc “không phân biệt giống nòi, gái trai” và đã quy định: “Tất cả
các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội” (Điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện” (Điều 9) [15]. Qua các lần sửa đổi Hiến pháp năm 1959, 1980,
1992 và đặc biệt, tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013, tư tưởng bình đẳng giới tiếp tục được khẳng định mạnh mẽ tại
Điều 26 [21].
- Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo
đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

8


- Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn
diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
- Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Từ việc được ghi nhận trong Hiến pháp, tư tưởng bình đẳng giới tiếp tục
được cụ thể hoá bằng các chính sách pháp luật của Nhà nước như Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề,
Luật Giáo dục, Luật Khoa học và công nghệ, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự,
Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Luật Khiếu
nại, tố cáo, Luật Cư trú, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật cán
bộ công chức, … và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như các nghị

định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng
dẫn của các Bộ, ngành. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới,
Chính phủ đã có nhiều giải pháp như ban hành các chính sách đặc thù; lồng
ghép vào các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia như: Chiến lược
toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), Chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm nghèo, về việc làm, về bảo hộ lao động, về giáo dục, về dạy
nghề, về y tế cộng đồng; nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình đã có những quy định riêng
cho phụ nữ, tạo điều kiện đảm bảo cho viêc thực hiện bình đẳng giới một cách
thực chất; thành lập Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành
Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, ....
Đặc biệt, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội
khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 [22].
Luật Bình đẳng giới tiếp tục thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của nam và nữ; đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam
9


trong việc cụ thể hoá và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người
và bình đẳng giới mà Việt Nam là thành viên. Với hệ thống pháp luật ngày
càng được hoàn thiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của đất nước, nhận
thức xã hội về bình đẳng giới ngày càng được nâng cao, góp phần đảm bảo sự
bình đẳng trong đời sống xã hội cũng như của cộng đồng dân cư. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới thì: “Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu
thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những
nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới… là quốc gia đạt được sự thay đổi
nhanh chóng nhất về xoá b khoảng cách giới trong hai mươi năm qua ở
khu vực Đông Á” [15].
Về mặt nghiên cứu khoa học, là khái niệm trung tâm trong phong trào

giới, bình đẳng giới được hiểu tương đối thống nhất. Theo Bùi Thị Kim Cúc
[6, tr.15], “bình đẳng giới là tình trạng (điều kiẹ n sống, sinh hoạt, làm
viẹ c...) mà trong đó phụ nữ và nam giới đu ợc hu ởng vị trí nhu
họ có co

nhau,

họ i bình đẳng để tiếp cạ n, sử dụng các nguồn lực để mang lại

lợi ích cho mình, phát hiẹ n và phát triển tiềm na ng của mỗi giới nhằm
cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và đu ợc hu ởng lợi từ sự phát
triển đó”.
Về mặt pháp lý, Luật Bình đẳng giới có hiệu lực ngày 01/7/2007 cũng
cho rằng “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được
tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
(Khoản 3, Điều 5)[22].
Nhìn chung, những khái niệm về bình đẳng giới đều có những điểm nhấn
thống nhất với nhau: bình đẳng giới không phải là tình trạng cào bằng giữa
nam và nữ, không phải nam có gì, nữ cũng phải có đó và ngược lại. Trọng
10


tâm của bình đẳng giới là cơ hội. Đó là sự ngang nhau về điều kiện để hưởng
các cơ hội ở mọi khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống. Nhờ vào đó mà nam cũng
như nữ đều có thể phát triển mà không bị cản trở bởi bất kì tác nhân nào trong
xã hội.
Tóm lại, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm được ghi nhận
trong Luật Bình đẳng giới, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò
ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự

phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả
của sự phát triển đó”.
1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách bình đẳng giới
Theo các tác giả Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hoà [11, tr.334], sau khi
một vấn đề chính sách công được đưa vào chương trình nghị sự, các phương
án giải quyết vấn đề chính sách được đề xuất, nhà nước lựa chọn phương án.
Kết thúc quá trình này là đưa phương án đó vào thực tiễn. Theo hai tác giả
này, “thực thi chính sách công bao gồm các hoạt động có tổ chức được chính
phủ thực hiện hướng tới đạt được các mục đích và mục tiêu được tuyên bố
trong chính sách”.
Nói cách khác, đây là quá trình biến

đồ của chính sách thành hiện thực,

là giai đoạn được các nhà nghiên cứu gọi là hiện thực hoá các mục tiêu của
chính sách. Thực thi còn là quá trình khẳng định, kiểm chứng lại xem một
chính sách công do nhà nước đề ra có đúng đắn hay không hoặc đúng đắn ở
mức nào. Quá trình thực hiện chính sách là giai đoạn phản biện chính sách, là
giai đoạn giúp cho chính sách công ngày càng hoàn thiện hơn [11, tr.334-337].
Một khi chính sách được hình thành, cơ quan ban hành tiếp tục tìm cách
thức để tổ chức và triển khai nó vào thực tế để tạo ra các kết quả thực sự

11


nhằm mang lại lợi ích cho kinh tế - xã hội. Đối với chính sách bình đẳng giới,
việc thực hiện chính sách này chính là hướng tới mình đích giảm bớt tình
trạng bất bình đẳng, hình thành nên một bức tranh bình đẳng về giới một cách
thật sự và đúng bản chất.
Nói cách khác, thực thi chính sách bình đẳng giới là quá trình triển khai

các nội dung về bình đẳng giời được ghi nhận trong các Nghị quyết, văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở các cấp vào thực tế để làm cho
nam và nữ có vị trị, vai trò ngang nhau trong các hoạt động, lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội. Đồng thời đảm bảo cả nam và nữ được tạo điều kiện và
cơ hội phát triển năng lực của họ cũng như cơ hội hưởng thụ như nhau từ
thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Các yêu cầu thực hiện chính sách bình đẳng giới
Bình đẳng là một chính sách xã hội rộng lớn có liên quan đến tất cả các
ngành các cấp và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội [28],
chính vì vậy mà việc thực hiện chính sách bình đẳng giới phải tuân thủ và
đảm bảo một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo yêu cầu
có sự tham gia rộng rãi của mọi đối tượng và thành phần trong xã hội. Yêu
cầu này xuất phát từ bản chất của vấn đề bình đẳng giới là liên quan đến xã
hội, đến nhận thức của các đối tượng trong xã hội. Kết quả của việc tổ chức
thực hiện chính sách bình đẳng giới không nằm ở số lượng các văn bản được
ban hành, số buổi tuyên truyền được tổ chức thực hiện, cũng như số tài liệu về
bình đẳng giới được ấn hành, mà nằm ở chính sự thay đổi nhận thức của
người dân về giới và bình đẳng giới. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách
bình đẳng giới phải bắt nguồn và đi lên từ người dân, các đối tượng trong xã

12


hội, phải xem họ là một lực lượng chính, quan trọng nhất, tương tác mạnh
nhất trong việc thực hiện chính sách này [12].
Thứ hai, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo yêu cầu
lồng ghép trong các chương trình chính sách và hoạt động của các ngành các
cấp. Để đạt được bình đẳng giới, làm cho vấn đề bình đẳng giới trở thành một
nhận thức phổ biến trong xã hội, cần thiết phải được lồng ghép trong mọi

chương trình, chính sách, kế hoạch hành động của tất cả các cơ quan nhà
nước bởi không có ngành nào, lĩnh vực nào thiếu vắng vai trò của nữ giới.
Không những vậy, bản chất của bình đẳng giới là tạo cơ hội như nhau trên tất
cả các lĩnh vực nên không thể thiếu sự tham gia, lồng ghép của toàn bộ hệ
thống cơ quan nhà nước.
Thứ ba, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên và liên tục của toàn bộ hệ thống chính trị. Sự phối
hợp thể hiện ở nhiều khía cạnh. Phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình
đẳng giới trong xây dựng vào thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội. Phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
trong xây dựng các văn bản của nhà nước. Phối hợp trong việc thống kê, thu
thập, cung cấp thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới. Phối hợp trong
việc xây dựng các báo cáo quốc gia về bình đẳng giới.Phối hợp trong việc bảo
đảm điều kiện về nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới. Tuy nhiên
việc phối hợp này cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Theo Tài
liệu tập huấn thực hiện Luật Bình đẳng giới của Ban Quản lý dự án Ô [3,
tr.58-59], các nguyên tắc phối hợp thực hiện bao gồm: nội dung phối hợp phải
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối họp; bảo
đảm tính khách quan trọng quá trình phối hợp; bảo đảm yêu cầu chuyên môn,
chất lượng và thời hạn phối hợp; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động

13


phối hợp; và nguyên tắc đề cao trách nhiệm của thủ trường cơ quan chủ trì, cơ
quan phối hợp.
Thứ tư, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo việc sử
dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp, trong đó, nhấn mạnh đến biện pháp
tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục. Về thực hiện chính sách bình đẳng
giới, có nhiều biện pháp như biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, và biện

pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục. Tuy nhiên, đặc thù của việc thực
hiện chính sách này là liên quan và tác động đến nhận thức, nên những biện
pháp như kinh tế và hành chính không phải là biện pháp chủ đạo mà chỉ là
những biện pháp mang tính chất hỗ trợ. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền và
thuyết phục cần phải là biện pháp chủ động trong quá trình thực hiện chính
sách bình đẳng giới.
1.3. Các bƣớc thực hiện chính sách bình đẳng giới
Thực hiện chính sách nói chung và chính sách bình đẳng giới nói riêng là
một quá trình gồm nhiều bước được tổ chức hết sức chặt chẽ và thường
xuyên, liên tục. Trong khoa học chính sách, các nhà nghiên cứu gọi là quy
trình thực hiện chính sách hoặc chu trình thực hiện chính sách. Theo tác giả
Nguyễn Hữu Hải [10, tr. 131-137] quy trình thực hiện chính sách gồm (1) xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước chuẩn bị kế hoạch
cho quá trình thực hiện; (2) phổ biến, tuyên truyền chính sách giúp đối tượng
thực hiện chính sách hiểu được thông điệp của chính sách; (3) phân công,
phối hợp thực hiện chính sách; (4) đôn đốc thực hiện chính sách; (5) đánh giá,
tổng kết rút kinh nghiệm. Dựa theo các bước mà tác giả Nguyễn Hữu Hải [10]
đưa ra, tác giả luận văn cho rằng thực hiện chính sách bình đẳng giới được
thực hiện theo các bước sau đây:

14


Thứ nhất là cụ thể hoá chính sách của nhà nước, chủ trương của Đảng
bằng các văn bản hành động cụ thể. Đây là những văn bản mang tính triển
khai như kế hoạch thực hiện, chương trình hành động được ban hành bởi
những cơ quan thực hiện chính sách có thẩm quyền. Giai đoạn này giữ vai trò
bản lề, nền tảng cho toàn bộ hoạt động thực hiện chính sách bình đẳng giới.
Thứ hai, giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách bình đẳng giới. Đây là
giai đoạn huy động các nguồn lực như tài chính, nhân lực, kỹ thuật,... cũng

như huy động các chủ thể trong hệ thống chính trị và xã hội tham gia vào việc
đưa các phương án chính sách vào thực tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Giai đoạn tổ chức thực hiện là một lộ trình, quá trình tương tác và điều phối
lẫn nhau giữa các bên.
Thứ ba, giai đoạn đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách bình
đẳng giới. Đây là giai đoạn nhìn nhận lại quá trình thực hiện chính sách bình
đẳng giới. Giai đoạn này thường đánh dấu bằng các hoạt động tổng kết và các
báo cáo tổng kết. Giai đoạn đánh giá thực hiện chính sách bình đẳng giới
được tiến hành định kỳ xuyên suốt quá trình thực hiện. Giai đoạn này gắn liền
với việc thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo. Cho nên chất lượng của giai
đoạn đánh giá quá trình thực hiện chính sách phụ thuộc phần lớn vào chất
lượng thu thập và xử lý số liệu. Về mặt quản l nhà nước, giai đoạn đánh giá
quá trình thực hiện còn gắn với tuyên dương, khen thưởng những chủ thể có
thành tích tốt trong quá trình này.
Thứ tư là giai đoạn điều chỉnh chính sách bình đẳng giới. Kết quả của
quá trình thực hiện chính sách không những giúp cho chủ thể ban hành và
thực hiện chính sách nhìn thấy được đã đạt được những gì trên thực tế về bình
đẳng giới, mà còn là cơ hội để nhìn nhận lại những hạn chế và lỗ hổng của
chính sách bình đẳng giới, từ đó có những kiến nghị giúp cơ quan ban hành
15


điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn bình đẳng giới, văn hoá, phong tục tập
quán và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam.
1.4. Các công cụ thực hiện chính sách bình đẳng giới
Công cụ chính sách là những hành động cụ thể để đưa các giải pháp
chính sách vào thực tế. Nó là cầu nối trung gian giữa giải pháp và kết quả đạt
được, là những yếu tố vật chất giúp các giải pháp chính sách đưa ra đạt được
những tác động trên thực tế. Công cụ chính sách được thể hiện ở nhiều dạng
như luật, chương trình, dự án và công cụ tài chính.

Để thực hiện chính sách bình đẳng giới, cần kết hợp nhiều công cụ chính
sách có thể kể ra như sau:
Thứ nhất, các công cụ liên quan đến yếu tố kinh tế, là những công cụ sử
dụng yếu tố kinh tế để thực hiện chính sách bình đẳng giới. Chẳng hạn như đó
là những công cụ liên quan đến hỗ trợ tài chính để phát huy vai trò kinh tế của
phụ nữ. Hoặc đó là công cụ tín dụng để tạo điều kiện cải thiện mức sống và
chất lượng sống của phụ nữ.
Thứ hai, là các chương trình hành động. Đây có thể được xem như là
một dạng kế hoạch thực hiện, góp phần đưa chính sách bình đẳng giới vào
thực tế, tạo ra những kết quả thực tế.
Thứ ba, các dự án, chương trình do nhà nước đưa ra để thực hiện chính
sách bình đẳng giới, như chương trình kinh tế cho phụ nữ, chương trình bà mẹ
nuôi dạy trẻ em tốt,…
Thứ tư, là công cụ tổ chức thông qua tổ chức và phát triển hệ thống Hội
liên hiệp phụ nữ. Đây là chủ thể tham gia tích cực trong việc thực hiện chính
sách bình đẳng giới, chủ thể này huy động các thành viên là nữ giới tham gia

16


sinh hoạt, phát triển kinh tế gia đình, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, chăm sóc
con cái,…
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách bình đẳng giới
Việc thực hiện hính sách bình đẳng giới chịu chi phối bởi nhiều yếu tố
như bản thân chính sách, đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách và
năng lực của chủ thể thực hiện chính sách bình đẳng giới.
1.5.1. Năng lực thực hiện chính sách
Đó là tiềm lực về tài chính, con người, tổ chức được sử dụng trong quá
trình thực hiện chính sách này.
Ngoài ra còn có năng lực thực hiện chính sách công của chủ thể thực

hiện chính sách bao gồm một số yếu tố cấu thành: (1) năng lực xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện chính sách; (2) năng lực phổ biến, tuyên truyền
chính sách; (3) năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách; (4) năng
lực duy trì chính sách; và (5) năng lực điều chỉnh chính sách [27].
Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là những kỹ
năng và hiểu biết của chủ thể chính sách để tạo ra một kế hoạch hành động
thiết thực, phụ hợp với đối tượng, chủ thể và nguồn lực thực hiện chính sách.
Năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách được thể hiện qua khả năng
chuẩn bị và tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền các nội dung chính
sách đến đối tượng thụ hưởng chính sách và các bên có liên quan khác nhằm
làm cho việc thực hiện chính sách tốt hơn.
Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách là khả năng tổ chức
điều hành thực hiện chính sách một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Đối
với chính sách bình đẳng giới, ngoài chủ thể thực hiện chính là cơ quan nhà
nước, còn cá cả sự tham gia thường xuyên và liên tục của các đoàn thể, trong

17


đó vai trò quan trọng thuộc về Hội liên hiệp phụ nữ. Cho nên sự phối hợp của
các chủ thể này và năng lực của họ là yếu tố không thể thiếu có ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách bình đẳng giới.
Năng lực duy trì chính sách là toàn bộ khả năng, kiến thức, kỹ năng của
cơ quan thực hiện chính sách để có thể đưa ra những giải pháp làm sao cho
chính sách được có thể ảnh hưởng tốt đến đối tượng thụ hưởng trong một thời
gian dài mà không tốn nhiều chi phí hoặc bị gián đoạn giữa chừng.
Năng lực điều chỉnh chính sách là khả năng (hay kiến thức, kỹ năng, thái
độ) của cơ quan thực hiện chính sách. Nó bao gồm năng lực nhận diện vấn đề
xuất hiện trong quá trình thực hiện, để từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp
nhằm khắc phục những sai lệch trong quá trình thực hiện này.

Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách được biểu
hiện, bao gồm năng lực kiểm tra, năng lực động viên các chủ thể thực hiện.
Nó còn là việc lựa chọn phương án đánh giá, kiểm soát quá trình thực hiện
chính sách. Đó còn là kỹ năng thu thập, cập nhập đầy đủ thông tin trong quá
trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách.
Một trong những yếu tố khác tác động đến chính sách bình đẳng giới là
năng lực thực hiện chính sách. Đó là mức độ am hiểu về chính sách phát và
tiềm lực về tài chính, con người, tổ chức được sử dụng trong quá trình thực
hiện chính sách này.
1.5.2. Đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách
Đối tượng thụ hưởng là một bộ phận không thể thiếu của quá trình tổ
chức thực hiện chính sách nói chung và chính sách bình đẳng giới nói riêng.
Vai trò của đối tượng thụ hưởng chính sách thể hiện ở hai khía cạnh. Trước
hết họ là thước đo sự thành công của một chính sách. Kết quả thực tế của
chính sách thể hiện ở những “thay đổi” của họ trước và sau khi chính sách
18


được thực hiện. Sau nữa, họ còn là chủ thể tích cực tham gia và tương tác vào
quá trình thực hiện chính sách. Những đặc điểm và khuynh hướng tham gia
của họ là căn cứ để cơ quan tổ chức thực hiện điều chỉnh phù hợp. Đặc điểm
của đối tượng thụ hưởng chính sách có thể là các điều kiện xã hội như cơ cấu
dân số, trình độ dân trí, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo vốn có thể ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách công nói chung và chính sách bình đẳng giới
nói riêng. Đó còn là các đặc điểm về văn hoá của địa phương, đặc tính tâm lý
- xã hội của người dân, lối tư duy và hành xử của người dân liên quan đến
giới và bình đẳng giới.
Tiểu kết chƣơng 1.
Trong Chương 1, tác giả tập trung trình bày khái niệm bình đẳng giới,
thực hiện chính sách bình đẳng giới. Thực hiện chính sách bình đẳng giới bao

gồm tập hợp những hành động để đưa chính sách vào thực tế nhằm tạo ra kết
quả trên thực tế. Thực hiện chính sách bình đẳng giới cần đảm bảo các yêu
cầu như (1) việc thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo yêu cầu có
sự tham gia rộng rãi của mọi đối tượng và thành phần trong xã hội; (2) việc
thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo yêu cầu lồng ghép trong
các chương trình chính sách và hoạt động của các ngành các cấp; (3) việc
thực hiện chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên và liên tục của toàn bộ hệ thống chính trị; (4) việc thực hiện
chính sách bình đẳng giới phải đảm bảo việc sử dụng linh hoạt và hiệu quả
các biện pháp, trong đó, nhấn mạnh đến biện pháp tuyên truyền, giáo dục và
thuyết phục. Không những vậy, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới còn
diễn ra theo bốn bước cơ bản: (1) hình thành kế hoạch thực hiện chính sách;
(2) tổ chức thực hiện; (3) đánh giá quá trình tổ chức thực hiện; (4) kiến nghị
điều chỉnh chính sách bình đẳng giới. Quá trình thực hiện chính sách bình

19


×