Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG CÁM GẠO LÊN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MÀU SẮC CƠ THỊT CÁ BASA (PANGASIUS BOCOURTI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.97 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT
LƯNG CÁM GẠO LÊN TĂNG TRƯỞNG,
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MÀU
SẮC CƠ THỊT CÁ BASA (PANGASIUS
BOCOURTI)

NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH QUỐC VIỆT


-1-

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 09/2006

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯNG CÁM
GẠO LÊN TĂNG TRỌNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC
ĂN VÀ MÀU SẮC CƠ THỊT CÁ BASA (PANGASIUS
BOCOUTI)

thực hiện bởi

Đinh Quốc Việt



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng


-2-

Thành phố Hồ Chí Minh
9/2006

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng cám gạo lên tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc cơ thòt cá Basa (Pangasius bocourti)”
được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Tp.HCM .
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng của sự oxi hóa
lipid ở cám gạo có trong thành phần thức ăn lên sự tăng trưởng và màu sắc cơ thòt của
cá Basa. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại
03 lần, gồm 05 nghiệm thức C0, C25, C50, C75, C100. Nghiệm thức C0 là nghiệm
thức đối chứng với thành phần cám gạo có trong khẩu phần hoàn toàn là cám mới
không bò ôi dầu, Các nghiệm thức còn lại thành phần cám gạo mới có trong khẩu
phần ăn sẽ được thay thế bằng cám ôi dầu với tỉ lệ lần lược là 25%, 50%, 75% và
100%. Sau 06 tuần nuôi kết quả thu được như sau:
- Tỉ lệ sống, tăng trọng của cá thí nghiệm giữa các nghiệm thức không có sự
khác biệt về mặt thống kê. Điều này có nghóa là cám gạo ôi dầu khi được sử dụng
làm thành phần thức ăn của cá Basa (Pangasius bocourti) thì không ảnh hưởng đến tỉ
lệ sống và tăng trọng của cá Basa (Pangasius bocourti). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng
thức ăn (thông qua chỉ số FCR và PER) giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống

kê. Hiệu quả sử dụng thức ăn của các nghiệm thức có chứa cám gạo ôi dầu kém hơn
nghiệm thức đối chứng không chứa cám gạo ôi dầu và trong các nghiệm thức có sử
dụng cám gạo ôi dầu thì nghiệm thức nào sử dụng khẩu phần ăn có chứa cám gạo ôi
dầu nhiều hơn sẽ có hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn.
- Về kết quả đánh giá cảm quan màu sắc cơ thòt phi lê, màu sắc gan, màu sắc
mỡ, mùi cơ thòt sau khi luộc và cảm quan mô của cá thí nghiệm thì có sự khác biệt
mang ý nghóa thống kê giữa các nghiệm thức. Điều này có nghóa khi sử dụng cám gạo
ôi dầu làm thức ăn cho cá Basa (Pangasius bocourti) sẽ ảnh hưởng đến màu sắc cơ
thòt, màu sắc mỡ, màu sắc gan, mùi thòt cá sau khi luộc và cấu trúc của mô gan. Màu
sắc cơ thòt, mỡ sẽ bò vàng, màu sắc gan sẽ bò đỏ sậm, cơ thòt sau khi luộc sẽ có mùi
hôi, ngoài ra gan còn bò thoái hóa, cấu trúc gan bò thay đổi.


-3-

ABSTRACT
The research subject tiltled “Evaluating effects of rice bran quality on growth
feed efficiency and muscle coloration of Basa catfish” was carried out at the
Experimental Station of Fishery Faculty of University of Agriculture and Forestry –
HCM city.
Experiment conducted in order to determine the effective usage rice bran’s oil in
gain weight and muscle color of Basa catfish. The experiment has 5 treatment: C0,
C25, C50, C75, C100. C0 is a control treatment. It doesn’t contain old rice bran. The
others replace fresh rice bran by old rice bran at the rate of 25%, 50%, 75%, 100%.
After 6 weeks, the results of study shows that:


There were no statiscially significant diffrences in survival rate, weight gain.
This means rice bran rancidity in ingredient doesn’t effect on survival rate
and weight gain of Basa catfish. However, feed efficiency among treatment

(through PER and FCR) has statiscially significant diffirences. The feed
efficiency of diet contain rice bran rancidity is lower than those of control
diet. The more rice bran rancidity contained the worse effect are.



There were statiscial significant diffirence among treatment in respeds of
color of fillet, liver and fat, smell meat after boiling. Fat color was yellow to
dark-red. Tissue structure of liver was changed at high level of old rice bran.


-4-

CẢM TẠ

Tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
- Quý thầy cô trong và ngoài Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và cung
cấp kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tâm hướng dẫn và
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các anh chò cán bộ công nhân viên Khoa Thủy Sản Trường Đại học
Nông Lâm Tp.HCM, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp NTTS 28 đã giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng nhưng
không thể tránh khỏi thiếu xót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý
thầy cô và các bạn.



-5-

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

1
2
3
4
5
6
8

I.

GIỚI THIỆU

9


1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

9
10

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

11

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.1.7
2.2
2.2.1
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1

2.4.2

Đặc Điểm Sinh Học Cá Basa
Phân Loại
Phân bố
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm sinh lí
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh trưởng
Đặc điểm sinh sản
Cám Gạo
Thành phần của cám gạo
Quá Trình Ôi Của Cám Gạo
Cơ chế của sự ôi hóa
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự oxi hóa
Tác Hại Của Cám Bò Ôi Dầu
Đối với động vật trên cạn
Đối với động vật thủy sản

11
11
11
11
12
12
13
13
14
14
16

16
18
18
18
19

III.
20

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


-6-

3.1
3.2
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4

Thời Gian Và Đòa Điểm
Vật Liệu Thí Nghiệm
Nguồn nước
Vật liệu

Thức ăn
Đối tượng nghiên cứu
Phương Pháp Thí Nghiệm
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi về môi trường
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

20
20
21
22
22
23
23
23
24
24
24

IV.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

26

4.1
4.2
4.3
4.3.1

4.3.2
4.4
4.5
4.6
4.7

Các Thông Số Môi Trường
Thành Phần Dinh Dưỡng Các Công Thức Thức Ăn
Tăng Trọng Và Tỉ Lệ Sống
Tỉ lệ sống
Tăng trọng
Hiệu Quả Sử Dụng Thức n
Hệ Số Gan/Thể Trọng (HIS), Hệ Số Mỡ/Thể Trọng (ASI)
Đánh Giá Cảm Quan Màu Sắc Gan, Mỡ, Cơ Thòt
Đánh Giá Cảm Quan Mùi, Màu Cơ Thòt Cá Sau Khi Luộc Và Mô Gan

26
28
29
29
29
33
35
37
39

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


42

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

42
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

PHỤ LỤC

45


-7-

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 2.1

Thành phần thức ăn trong ruột cá Basa

(Pangasius bocourti) ngoài tự nhiên (Mohsin,1965)
Thành phần các amino acid thiết yếu có trong cám gạo (g/16gN)
Khả năng tiêu hóa cám gạo của một số loài đôïng vật thủy sản
Công thức thức ăn của các nghiệm thức
Nhiệt độ nước (trung bình) vào buổi sáng của các nghiệm thức
Nhiệt độ nước (trung bình) vào buổi chiều của các nghiệm thức
DO vào buổi sáng của các nghiệm thức
DO vào buổi chiều của các nghiệm thức
pH, NH4, amoni tổng số của các nghiệm thức
Thành phần (%) dinh dưỡng các công thức thức ăn
Tăng trưởng của cá Basa (Pangasius bocourti)
Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hệ số gan/thân (HIS), hệ số mỡ/thân (ASI)
Đánh giá cảm quan màu sắc gan, mỡ, cơ thòt
cá Basa (Pangasius bocourti)
Đánh giá cảm quan mùi, màu cơ thòt sau khi luộc và mô gan
cá Basa (Pangasius bocourti)

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 4.1a
Bảng 4.1b
Bảng 4.2a
Bảng 4.2b
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7

Bảng 4.8
Bảng 4.9

TRANG

13
15
16
23
26
26
27
27
28
29
30
33
35
38
39


-8-

DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

HÌNH ẢNH NỘI DUNG
TRANG
Hình 2.1
Hình 3.1

Hình 4.1
Hình 4.2
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ 4.6
Biểu đồ 4.7
Biểu đồ 4.8
Biểu đồ 4.9

Cá Basa (Pangasius bocourti)
Hệ thống bố trí thí nghiệm
Màu sắc gan và cơ thòt của cá Basa (Pangasius bocourti)
Mô gan cá Basa (Pangasius bocourti)
NỘI DUNG
Tốc độ tăng trưởng của cá basa
Tỉ lệ tăng trọng trung bình của cá
Tỉ lệ tăng trọng hàng ngày của cá
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt giữa các nghiệm thức
Hệ số biến đổi thức ăn
Hiệu quả sử dụng protein thức ăn
Hệ số gan/thân (HIS)
Hệ số mỡ/thân (ASI)
Đánh giá cảm quan màu sắc gan, mỡ, cơ thòt cá
Basa (Pangasius bocourti)

11

21
37
40
TRANG
30
31
32
32
33
34
35
36
39


-9-

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho ngành nuôi trồng thủy sản và cũng
để thay thế bột cá là một trong những thành phần phối trộn cung cấp protein chính
cho thức ăn cho tôm cá ngày càng cạn kiệt, người nuôi có xu hướng sử dụng các
nguồn protein thực vật có giá thành rẻ trong đó cần phải kể đến là cám gạo.
Trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng cám gạo làm thức ăn cho cá như n
Độ, Malaysia, Philippines, Srilanka, Thái Lan. Các quốc gia này sử dụng số lượng
lớn cám gạo dùng nuôi cá, ở n Độ hằng năm có ít nhất 06 triệu tấn gạo được sử
dụng để nuôi cá, ở Thái Lan cám gạo là nguyên liệu chính để nuôi nhiều loại cá (Boy

và Goodyear, 1971). Mark (1975) báo cáo rằng các quốc gia trên dùng cám gạo làm
nguyên liệu phối trộn với nguyên liệu làm thức ăn trong sản xuất thức ăn công nghiệp
hoặc dùng cho cá ăn trực tiếp.
Ở nước ta, vài năm gần đây sản lượng cám gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
gia tăng đáng kể, ước tính có khoảng vài triệu tấn cám gạo trong năm và con số này
sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cám gạo là
nguồn phụ phẩm chính từ lúa gạo được sử dụng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngoài ra cám gạo còn là nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cho tôm, cá. Trong
qui trình sản xuất thức ăn cho tôm, cá cám gạo được sử dụng như một nguyên liệu
phối chế chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng và làm giảm giá thành thức ăn bởi giá
cám gạo thấp. Thực tế có thể sử dụng cám gạo đến 80 – 90% làm thành phần thức ăn
cho cá Basa nuôi bè thâm canh ở An Giang đem lại kết quả khả quan
Tuy nhiên cám gạo có hàm lượng béo cao mà phần lớn là các acid béo không
no nên dễ dàng bò oxy hóa(ôi dầu) tạo các sản phẩm trung gian như peroxyde,
andehyde và ceton… (Frankel,1984 trích bởi Loan, 2004), việc bảo quản cám gạo
khỏi bò oxi hóa lại không dễ dàng. Vì vậy cá có nhiều khả năng sử dụng cám gạo đã
bò ôi dầu. Theo nghiên cứu của Watanabe và ctv, 1966 (trích bởi Hùng, 2000) cá
chép ăn dầu mỡ bò ôi dẫn đến bệnh “sekoke” với biểu hiện tăng trưởng chậm, cơ
thoái hóa và tỉ lệ chết rất cao.
Ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào về ảnh hưởng của cám gạo cũ bò
ôi dầu đối với động vật thủy sản khi được sử dụng làm thức ăn, từ đó có những
khuyến cáo thích hợp với người nuôi.


- 10 -

Xuất phát từ suy nghó trên, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường
Đại Học Nông Lâm, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của chất
lượng cám gạo lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và màu sắc cơ thòt cá Basa
(Pangasius bocourti)”

1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng của cám gạo ôi dầu
khi được sử dụng làm thức ăn lên sự tăng trọng và màu sắc cơ thòt cá Basa (Pangasius
bocourti) (là loài cá nước ngọt có khả năng sử dụng cám gạo và cũng là loại cá có giá
trò xuất khẩu cao nhất hiện nay). Từ đó có những khuyến cáo cho người nuôi nhằm
nâng cao năng suất và giá trò xuất khẩu cho sản phẩm nuôi.


- 11 -

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Basa

2.1.1

Phân Loại
Lớp:

Chordata

Bộ:

Siluriformes

Họ:


Pangasidae

Giống:
Loài:

Pangasius
Pangasius bocouti (Sauvage, 1880)

Tên đòa phương:
2.1.2

Cá Basa, cá Bụng

Phân bố

Cá Basa (Pangasius bocourti) phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4
nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan thường gặp cá Basa có ở
sông Chaophraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo,
cá bột và cá giống Basa (Pangasius bocourti) được vớt trên sông Tiền và sông Hậu.
Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên đòa phận Việt nam,
do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự
nhiên (Bộ Thủy Sản, 2006)
2.1.3

Đặc điểm hình thái

Hình 2.1 Cá Basa (Pangasius bocourti)
Cá Basa (Pangasius bocourti) là cá da trơn. Theo Mai Đình Yến và ctv (1992)
thì cá Basa (Pangasius bocourti) có thân ngắn dẹp về phía đuôi và vảy thoái hóa.



- 12 -

Lưng có màu xanh xám nhạt. Đầu rộng, mõm dẹp và nhô ra, miệng cận dưới. Dãy
răng hàm trên bày ra khi miệng khép lại, răng khẩu cái và răng lá mía chia làm 4
đám. Có 4 đôi râu với 2 đôi râu hàm dưới dài không quá 1/2 chiều dài đầu, hai đôi râu
hàm trên dài không quá 1/2 chiều dài đầu có khi dài đến gốc vây ngực. Gai mang hơi
tù đầu, số lượng gai mang trên cung mang thứ nhất của cá biến thiên từ 37-43 gai. Sự
biến thiên này tỉ lệ thuận với sự gia tăng kích thước.
2.1.4

Đặc điểm sinh lí

Cá Basa (Pangasius bocourti) có khả năng chòu đựng các yếu tố môi trường
như sau:
Oxy hòa tan: Cá Basa (Pangasius bocourti) là loài cá sống ở sông với môi
trường dồi dào Oxy. Ngưỡng Oxy của cá 1,2±0,15mg/L. Khi hàm lượng Oxy trong
môi trường nước trên dưới 1mg/L cá nổi đầu hàng loạt (Nguyễn Tuần 2000).
Nhiệt độ: Cá Basa (Pangasius bocourti) chòu lạnh kém, Ở nhiệt độ 180C thì
cường độ bắt mồi giảm nhưng cá vẫn sống bình thường, khi nhiệt độ hạ 170C thì
100% cá bò hôn mê. Ở nhiệt độ 400C, sau 15 phút cá bơi lội không bình thường, sau 1
giờ toàn bộ cá hôn mê.
Như vậy, nhiệt độ gây chết cho cá Basa (Pangasius bocourti) là dưới 180C và
trên 400C. Khả năng chòu lạnh của cá Basa (Pangasius bocourti) tương đối kém, vì
chúng là một trong những loài cá đặc trưng phân bố trong vùng nhiệt đới (Nguyễn
Tuần, 2000).
pH: pH = 5 cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động chậm
chạp. Ở pH = 5,5 sức chòu đựng có khá hơn, tuy nhiên hoạt động chậm chạp, lờ đờ. Ở
pH = 11 cá hoạt động lờ đờ, có biểu hiện mất nhớt, xuất huyết ở mặt và vây, sau 8

giờ thì cá chết. Như vậy, ngưỡng pH gây chết của cá Basa (Pangasius bocourti) thấp
nhất là 5,5 và cao nhất là 11.
Khả năng chòu mặn: Cá Basa (Pangasius bocourti) có khảû năng chòu độ mặn
tương đối cao, độ mặn càng cao thì thời gian sống giảm dần (Nguyễn Tuần, 2000).
2.1.5

Đặc điểm dinh dưỡng

Cá Basa (Pangasius bocourti) có tính ăn tạp thiên về động vật. Hệ tiêu hóa
của cá thực sự hoàn chỉnh 3 ngày sau khi bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá háu ăn.
Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính. Trong điều kiện nuôi nhân
tạo thức ăn thích hợp giai đoạn đầu là ấu trùng Artemia, Moina, đạt được tỷ lệ sống
tới 91-93%, trong khi dùng thức ăn nhân tạo thì tỷ lệ sống chỉ đạt 67% và tốc độ tăng
trưởng cũng kém hơn. Từ ngày tuổi thứ 7 có thể chuyển sang ăn thức ăn nhân tạo. Hệ
số tiêu hóa protein khoảng 80-87% và hệ số tiêu hóa chất béo khá cao 90-98%. Nhu


- 13 -

cầu protein của cá Basa (Pangasius bocourti) khoảng 28,6% khẩu phần (Lê Thanh
Hùng, 2002)
Giai đoạn lớn cá cũng có khả năng thích ứng nhanh với các loại thức ăn có
nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám, rau, cá vụn và phụ
phẩm nông nghiệp.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên thì cho thấy thành
phần thức ăn khá đa dạng, nhưng nhìn chung thức ăn của cá Basa (Pangasius
bocourti) thiên về động vật.
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá Basa (Pangasius bocourti) ngoài tự nhiên
(Mohsin,1965 trích bởi Kim, 2004)
Loại thức ăn

Mùn bã hữu cơ
Rễ thực vật
Giáp xác
Trái cây
Côn trùng
Nhuyễn thể
Cá nhỏ
2.1.6

Thành phần %
53,1%
21,1%
14,0%
12,1%
6,7%
5,4%
4,5%

Đặc điểm sinh trưởng

Ở cá Basa (Pangasius bocourti), thời kỳ cá giống cũng lớn khá nhanh, sau 60
ngày cá đạt chiều dài 8-10,5 cm, sau 7-8 tháng đạt thể trọng 400-550 gam, sau 1 năm
đạt 700-1.300 gam. Nghiên cứu về tăng trưởng cá Basa (Pangasius bocourti) cho thấy
trong 2 năm đầu tiên cá tăng trưởng nhanh về chiều dài thân, càng về sau tốc độ này
giảm dần. Khi đạt đến một kích thước nhất đònh thì chiều dài thân hầu như ngừng
tăng. Ngược lại trong 2 năm đầu tốc độ tăng trưởng về thể trọng chậm nhưng tăng
dần về sau. Nuôi trong bè sau 2 năm có thể đạt tới 2.500 gam. Trong tự nhiên đã gặp
cỡ cá có chiều dài thân 0,5m (Bộ Thủy Sản, 2006)
2.1.7


Đặc điểm sinh sản

Vào mùa thành thục, cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm bãi đẻ, nơi có
điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng.Vì vậy
cá không đẻ tự nhiên ở phần sông Mê Kông của Việt Nam mà khu vực bãi đẻ của cá
thuộc đòa phận tỉnh Cratie của Campuchia trở lên. (Báo cáo của ủy ban sông Mê
Kông, 1992 trích bởi Phạm Văn Khánh, 2000).


- 14 -

Cá Basa (Pangasius bocourti) thành thục ở tuổi 3+- 4+. Trong tự nhiên cá sinh
sản vào tháng 3-4 hằng năm. Cá Basa (Pangasius bocourti) không có cơ quan sinh
dục phụ nên khó phân biệt cá đực cái khi nhìn hình dạng ngoài. Khi cá đã ở giai đọan
thành thục có thể phân biệt bằng cách vuốt tinh dòch cá đực và thăm trứng cá cái. Hệ
số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 2,72-6,2%, sức sinh sản tuyệt đối
đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,6-,8 mm. Trứng cá Basa
(Pangasius bocourti) cũng có tính dính.
Mùa vụ sinh sản cá Basa (Pangasius bocourti) ngoài tự nhiên có tính chu kỳ
rõ rệt. Vào tháng 8, sau khi kết thúc mùa sinh sản, tiếp theo là quá trình thoái hoá và
cơ thể sẽ hấp thu những sản phẩm sinh dục còn sót lại, buồng trứng chỉ còn là các
nang rỗng và vào những tháng cuối năm trở về giai đọan II. Các tháng tiếp theo sau
đó là quá trình hình thành các hạt trứng mới, buồng trứng tăng dần kích thước và đạt
lớn nhất vào tháng 4-5 năm sau. Vào tháng 6-7, đường kính trứng đạt 1,5-1,7mm và
cá bước vào thời kỳ sinh sản khi đường kính trứng đạt 1,8-2mm. Từ tháng 7 trở đi là
thời kỳ cá đẻ trứng. Trong nuôi vỗ sinh sản nhân tạo, mùa vụ thành thục và đẻ của cá
Basa (Pangasius bocourti) thường sớm hơn trong tự nhiên từ 2-3 tháng, cá thành thục
và bước vào mùa vụ sinh sản nhân tạo từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 7, tập trung
vào tháng 4-5 (Bộ Thủy Sản, 2006).
2.2


Cám Gạo

Cám gạo bao gồm một lớp vỏ bao bên ngoài hạt gạo và phôi của hạt lúa. Khi
đem xay lúa thu được khoảng 50% gạo, 10% cám gạo, 5-6,5% là tấm, phần còn lại là
cám bổi và trấu ( Lê Hồng Mận, 2001 trích bởi Loan, 2004)
2.2.1

Thành phần của cám gạo

Tuy là phụ phẩm nhưng cám gạo có thành phần dinh dưỡng tương đối cao nên
đã được sử dụng rộng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
Theo viện chăn nuôi quốc gia thành phần dinh dưỡng của cám gạo gồm:
Protein: 9,76-13,7%; Béo: 9,89-17,9% (30% béo no chủ yếu là palmitic acid, 70%
béo không no chủ yếu là oleic acid và iso linoleic acid) Xơ: 6,8–18,57%; NFE:
37,00–46,41%; Khoáng tổng số: 8,37–15,09%; Ca: 0,054–0,32%; P: 0,054–0,32%;
ME (kcal/kg): 2527–2621
Ngoài ra, cám gạo còn chứa một số vitamin và vi khoáng sau: A, D, E, B……;
Cu, Fe, Zn, Mo…..( Lê Hồng Mận, 2001 trích bởi Loan, 2004)
Cám chứa 12-15% dầu với hàm lượng acid béo không bão hòa cao. Dầu chứa
trong cám gạo rất nhanh biến đổi thành acid béo tự do. Do đó, cám gạo không khử


- 15 -

béo không để được lâu nhưng nếu đã khử béo rồi thì có thể trữ được trong thời gian
dài.
Khử béo làm nồng độ các chất dinh dưỡng khác tăng lên trên 20%. Trong cám
gạo không khử béo, mỗi ngày có khoảng 5-6% dầu chuyển thành acid béo tự do.
Hiện tượng này xảy ra trong cám gạo là 13,7% và tăng lên đến 43% khi trữ ở 230C

trong 3 tháng.
Hàm lượng xơ cao là yếu tố giới hạn khả năng sử dụng cám gạo.
Bảng 2.2 Thành phần các amino acid thiết yếu có trong cám gạo (g/16gN)
Cám gạo
Khử béo
Arginine
1,1
Histidine
0,4
Isolecine
0,6
Leucine
1,1
Lysine
0,7
Methionine
0,3
Phenylalanine
0,7
Threonine
0,6
Tryptophan
0,2
Valine
0,8
(Nguồn: Joachim W Hertrampf và Felicitas Piedad-Pascual)

Không khử béo
0,9
0,3

0,5
0,9
0,6
0,3
0,5
0,5
0,1
0,7

Cám gạo chứa hàm lượng phospho từ 3 – 5%. Với hàm lượng đó trong cám
gạo thì chỉ có 25% là có giá trò đối với cá chép và 19% đối với cá hồi. Cám gạo khử
dầu và không khử dầu đều chứa hàm lượng Fe và Mn cao. Ngoài ra cám gạo còn giàu
vitamin B.
Cám gạo không khử béo có chứa 2,760kcal/kg (năng lượng thô)
Cá chép tiêu hóa cám gạo tốt hơn là cá trắm cỏ. Cá da trơn nhiệt đới sử dụng
protein cám gạo tốt hơn cá da trơn Mỹ.
Khả năng tiêu hóa vật chất khô của cám gạo ở tôm thẻ chân trắng là 40% và
độ tiêu hóa protein là 76,4% trong khi tiêu hóa acid amin là từ 73–85% (Nguồn:
Joachim W Hertrampf và Felicitas Piedad-Pascual)


- 16 -

Bảng 2.3 Khả năng tiêu hóa cám gạo của một số loài đôïng vật thủy sản
Cá chép

Cá trắm cỏ

Cá da trơn
Mỹ


Cá trê

Vật chất khô
85,8
Protein thô
89,5
71,1
71,0
81,0
Chất béo
91,5
73,4
Xơ thô
91,5
Carbohydrate 90,0
Năng lượng
21,5
Arginine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Phenylalanine Threonine
Valine
(Nguồn: Joachim W Hertrampf và Felicitas Piedad-Pascual)

Tôm
thẻ
chân trắng

40,0
70,4
85,1
82,6
73,4
74,9
81,0
74,9
73,2
75,9

Đối với cá:
Cám gạo được sử dụng nhiều trong khẩu phần của loài ăn thực vật và ăn tạp
hơn là loài ăn động vật. Nó là loại thức ăn rẻ tiền để nuôi các loài cá như: Cá Rô Phi,
Cá Trắm Cỏ, Mè Trắng, Cá Vàng, Cá Mú, Cá Măng Biển.
Theo các khẩu phần thức ăn thực tế cám gạo được sử dụng từ 10–70%, cao
nhất đối với cá chép, thấp nhất đối với cá Măng Biển và cá Mú.
2.3

Quá Trình Ôi Dầu Của Cám Gạo

Cám gạo có hàm lượng béo cao mà phần lớn là các acid béo không no nên dễ
dàng bò oxy hóa tạo các sản phẩm trung gian như peroxyde, andehyde và ceton…Đây
là nguyên nhân gây mùi của cám (Frankel,1984 trích bởi Loan, 2004)
2.3.1

Cơ chế của sự ôi hóa
Cơ chế của sự ôi hóa diễn ra như sau:



- 17 -

Dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại, các ion kim loại có hóa trò thay đổi như:
Cu++, Fe++, … một số phân tử hữu cơ biến thành gốc tự do (đây là những phân tử có
mang điện tử độc thân) (phản ứng 1). Gốc tự do tạo thành sẽ tác kích lên phân tử cơ
chất ở vò trí carbon kề với carbon mang nối đôi, lấy đi một nguyên tử hidro để được
ổn đònh ở dạng ban đầu (RH), phân tử cơ chất bò mất một nguyên tử hidro hình thành
gốc tự do mới (phản ứng 2). Đến đây một phân tử oxy sẽ tác kích vào gốc tự do vừa
mới tạo thành để cho ra một peroxyde (phản ứng 3), peroxyde mới được hình thành
tự ổn đònh bằng cách lấy một hidro của một phân tử hữu cơ khác để cho ra hydro
peroxyde (phản ứng 4). Đồng thời một gốc tự do mới được tái tạo, gốc tự do này tiếp
tục tác kích vào cơ chất để lấy một nguyên tử hydro (quá trình này quay lại phản ứng
ban đầu, phản ứng 1). Các hidro peroxyde tạo thành (phản ứng 4) về mặt cơ cấu thì
không bền vững nên có khuynh hướng tự sắp xếp lại các nhóm nguyên tử của nó để
đạt được cơ cấu bền vững hơn vì thế andehyde và alcol được tạo thành (phản ứng 5).
Các alcol sau đó cũng bò oxy hóa để cho ra andehyde (phản ứng 6).
Cu++,Fe,AS

RH

R° + H°

(1)

H

H H

C C C


C C

H H H H



RH

(2)

H

H

H

C C C

C C

H

H H

H

H
O2

(3)


H

H H

C C C

C CH

H H

H O



RH

H
C C

(4)

OH

H

Hroperoxyde

H


H
OH

H H H

+

C C O
H

(6)

H

H

C C CH

H H O
Peroxyde

(5)

C C C

H





- 18 -

H H
C C C

O

Aldehyd

H H H
2.3.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự oxi hóa


Nhiệt độ



Ánh sáng



Ẩm độ



Oxy không khí




Các ion kim loại có hóa trò thay đổi

2.4

Tác Hại Của Cám Bò Ôi Dầu

2.4.1

Đối với động vật trên cạn

Khi các chất béo bò oxy hóa hình thành nên các peroxyde và aldehyde gây
mùi khét. Chính mùi này làm giảm tính ngon miệng của vật nuôi đối với thức ăn.
Thức ăn bò oxy hóa làm giảm năng suất vật nuôi kinh tế.


Giảm sinh trưởng



Giảm đẻ trứng và cho sữa



Tăng chỉ số biến chuyển thức ăn

Theo của Voreck và Kirch Gessner, 1981 (trích bởi Loan, 2004), khi đưa chất
béo biến chất vào khẩu phần thí nghiệm gà đẻ làm giảm tỉ lệ đẻ từ 90% ở lô đối
chứng xuống còn 18% ở lô thí nghiệm.
Chất béo bò oxy hóa làm hư hỏng các vitamin trong thức ăn. Vò trí oxy hóa

trong phân tử vitamin là ở những chỗ nối đôi.
Chất béo bò peroxyde còn là tác nhân làm hư hỏng các DNA trong tế bào gây
ra ung thư. Chất béo bò oxy hóa sinh ra các gốc tự do, gốc tự do tấn công phá hủy
thành tế bào tạo điều kiện cho các chất độc hại khác xâm nhập vào DNA gây nên
ung thư.


- 19 -

Peroxyde dễ phản ứng với nhóm NH3 của lysine làm mất tác dụng của lysine,
đây là một loại acid amine thường giới hạn trong thức ăn.
Peroxyde hấp thu vào cơ thể sẽ tấn công oxy hóa thành tế bào làm hư hỏng
mao mạch, huyết tương thẩm thấu ra ngoài mô, tích tụ trong xoang bụng, trong bao
tim, hình thành chứng tích nước ngoài mô. Bệnh này thường thấy trên gia cầm.
2.4.2

Đối với động vật thủy sản
Theo Lê Thanh Hùng (2000) thì chất béo bò oxy hóa có những tác hại sau đây:



Giảm giá trò dinh dưỡng của thức ăn. Trước hết làm giảm giá trò acid béo
không bảo hòa mức độ cao (PUFA) như 22:3n3, 22:5n3.



Sự ôi dầu còn tạo ra hợp chất độc cho cá như: Cá chép ăn dầu mỡ bò ôi dẫn
đến bệnh “sekoke” với biểu hiện tăng trưởng chậm, cơ thoái hóa và tỉ lệ chết
rất cao (Watanabe và ctv,1966).




Cá ăn thức ăn bò ôi dầu để lại mùi vò khó chòu trên thòt cá do đó làm giảm giá
trò sản phẩm.


- 20 -

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1

Thời Gian Và Đòa Điểm

Đề tài thực hiện tại Trại Thực Nghiệm khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM.
Thời gian bố trí thí nghiệm: Từ ngày 14/04/2006 đến ngày 28/05/2006.
3.2

Vật Liệu Thí Nghiệm

3.2.1

Hệ thống bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trong 8 bể xi măng, mỗi bể có kích thước 1 x2 x0,5m
đïc ngăn đôi bằng lưới vèo và khung gỗ. Các bể được vệ sinh sạch sẽ trước khi thí
nghiệm.
Cá được bố trí với số lượng 30 con/ngăn. Cá thả có trọng lượng tương đối đồng
cỡ với nhau.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

C50-3
C100-2
Bể 1

C75-1
C50-1
Bể 2

C0-2
C75-3
Bể 3

C100-3
C25-3
Bể 4

C0-3
C75-2
Bể 5

C25-2
C50-2
Bể 6

C25-1
C0-1
Bể 7

Trong đó:



C0 là nghiệm thức đối chứng sử dụng 100% cám gạo cũ.



C25 là nghiệm thức thay thế 25% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.



C50 là nghiệm thức thay thế 50% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.



C75 là nghiệm thức thay thế 75% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.



C100 là nghiệm thức thay thế 100% cám gạo mới bằng cám gạo cũ.

C100-1
Bể 8


- 21 -

Hình 3.1 Hệ thống bố trí thí nghiệm
3.2.2

Nguồn nước


Nước sử dụng cho hệ thống bể là nước máy sinh hoạt được lắng trong thời gian
48 giờ nhằm làm mất lượng chlorine có sẵn trong nguồn nước. Nước trong bể nuôi
được thay 50% sau mỗi 48 giờ.


- 22 -

3.2.3

Vật liệu



Hệ thống bể ximăng bố trí thí nghiệm.



Bể lắng.



Lưới vèo và khung gỗ ngăn cách.



Cá Basa bố trí thí nghiệm.



Nguyên liệu làm thức ăn: Cám gạo cũ, cám gạo mới, bột cá, tinh bột khoai mì,

bánh dầu đậu nành, premix khoáng, vitamin C, dầu cá, dầu đậu nành, CMC
(Cacboxy methyl Cellulose), DCP (Di-calciphosphat), lysine, methionine.



Cân đồng hồ, cân tiểu li.



Máy ép viên thức ăn, máy sấy thức ăn.



Máy đo DO.



Máy đo pH.



Bộ test NH4+/NH3.



Nhiệt kế thủy ngân



Thuốc gây mê (Ethylen glycol monophenylether).




Hệ thống sục khí, thau nhựa, vợt vớt cá, ống siphon và một số dụng cụ khác có
liên quan.

3.2.6

Thức ăn

Thức ăn của thí nghiệm được tổng hợp từ các nguyên liệu sau đây: Cám gạo
cũ, cám gạo mới, bột cá, tinh bột khoai mì, bánh dầu đậu nành, premix khoáng,
vitamin C, dầu cá, dầu đậu nành, CMC (Cacboxy methyl Cellulose), DCP (Dicalciphosphat), lysine, methionine.
Công thức thức ăn được thiết kế trên phần mềm Excel. Các nghiệm thức thức
ăn đều có cùng hàm lượng Protein là 27% và cùng có mức năng lượng là 16,83 kJ/g.
Trước khi bố trí thí nghiệm, thức ăn phối trộn, ép viên, sấy khô tại Trại Thực Nghiệm


- 23 -

Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm và sau đó được đem phân tích
thành phần hóa học tại phòng phân tích Khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông
Lâm. Ngoài ra thức ăn còn được đem đi phân tích chỉ số peroxyde tại Trung Tâm
Công Nghệ Và Quản Lí Môi Trường Tài Nguyên Tp.HCM
Bảng 3.1 Công thức thức ăn của các nghiệm thức
Thành phần thức ăn (%)
Bột cá
Bánh dầu đậu nành
Cám gạo cũ
Cám gạo mới

Tinh bột khoai mì
Dầu cá
Dầu đậu nành
Premix khoáng
Vitamin C
CMC
DCP
Lysine
Methionine

C0
5
36,04
0
49,46
5
0,5
0,5
1
0,2
1
1
0,1
0,2

C25
5
36,04
12,37
37,09

5
0,5
0,5
1
0,2
1
1
0,1
0,2

Nghiệm thức
C50
5
36,04
24,73
24,73
5
0,5
0,5
1
0,2
1
1
0,1
0,2

C75
5
36,04
37,09

12,37
5
0,5
0,5
1
0,2
1
1
0,1
0,2

C100
5
36,04
49,46
0
5
0,5
0,5
1
0,2
1
1
0,1
0,2

Cám gạo cũ được chuẩn bò bằng cách bảo quản trong điều kiện tiếp xúc với
không khí trong khoảng thời gian 6 tháng (không trộn chất chống oxy hóa).
3.2.7


Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cá Basa (Pangasius bocourti) ở giai đoạn cá cỡ
(5 – 6g/con). Cá được nuôi trong điều kiện và chế độ chăm sóc như nhau.
3.3

Phương Pháp Thí Nghiệm

3.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm
thức có 3 lần lặp lại. Vò trí các nghiệm thức được bốc thăm bố trí ngẫu nhiên vào từng
bể, mỗi bể có số lượng cá và trọng lượng cá tương đương nhau.
Thí nghiệm được bố trí trên 5 nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng chứa hoàn
toàn cám mới (không bò oxy hóa). Các nghiệm thức còn lại được thay thế cám mới


- 24 -

bằng cám cũ (đã bò oxy hóa) với tỉ lệ lần lượt là: 25%, 50%, 75% và 100%. Mức độ
cố đònh hàm lượng protein trong khẩu phần là 27%.
3.3.2

Các chỉ tiêu theo dõi về môi trường



Nhiệt độ nước được đo mỗi ngày bằng nhiệt kế thủy ngân 00C – 1000C.




Oxy hòa tan được đo 1 lần/tuần.



Hàm lượng NH3/NH4+ được đo 1 lần/tuần.



pH được đo 1 lần/tuần.

3.3.3

Phương pháp thu thập số liệu

Tiến hành cân, đếm số lượng cá trước khi bố trí thí nghiệm. Sau khi nuôi 2
tuần thì tiếp tục cân trọng lượng cá để theo dõi tốc độ tăng trưởng.
Trong mỗi lần kiểm tra chúng tôi có sử dụng thuốc gây mê Ethylenglycol
monophenylether với liều 300 – 500ppm. Cứ mỗi hai tuần cá được kiểm tra 1 lần.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, bắt ngẫu nhiên 10 cá thể mỗi ngăn đem mổ, cân
trọng lượng thân, gan, mỡ cá để so sánh hệ số gan/thể trọng (Hepato – Somatic
Index) hệ số mỡ/thể trọng (Adipose – Somatic Index) cảm quan màu sắc của gan,
màu sắc của cơ thòt và màu sắc của mỡ. Số cá còn lại (10 con) tiếp tục được đem cân,
luộc sơ, phi lê để đánh giá cảm quan màu sắc, mùi vò của cơ thòt sau khi luộc.
Ngoài ra mỗi nghiệm thức sẽ được lấy 5 mẫu gan đem làm tiêu bản mô tại
bệnh viện Phụ Sản Tp.HCM để quan sát sự thoái hóa cấu trúc mô gan.
3.3.4


Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Các công thức tính:
Tăng trọng (g) – WG (weight gain)
WG = Wt – W0
Trong đó Wt: trọng lượng sau thời gian nuôi t
W0: trọng lượng ban đầu
Tỷ lệ tăng trọng (%) – PWG (percent weight gain)


×