Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Án tích theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.61 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH NGỌC THẢO

ÁN TÍCH THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH NGỌC THẢO

ÁN TÍCH THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu
trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa
từng được công bố trong các công trình khác,
Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁN TÍCH VÀ
XÓA NÁN TÍCH ....................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm và hậu quả pháp lý của án tích và xóa án tích: ..............................9
1.2. Chế định về án tích và xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ năm
1945 đến nay .........................................................................................................15
1.3. Một số điểm mới về chế định án tích và xóa án tích của pháp luật hình sự
Việt Nam hiện hành ..............................................................................................44
1.4. So sánh chế định về án tích và xóa án tích trong Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) với pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế
giới ........................................................................................................................48
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH VÀ XÓA ÁN
TÍCH Ở TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2017......................................... 53
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đồng Nai ...............................................................53

2.2. Thực tiễn áp dụng chế định án tích ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013-2017 ..55
2.3. Những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong áp dụng chế định án tích theo
pháp luật hình sự Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2013-2017. ..........58
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong việc áp dụng chế định án tích
theo pháp luật hình sự ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2013-2017. ................................61
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH VÀ XÓA ÁN TÍCH Ở TỈNH ĐỒNG NAI66
3.1. Các giải pháp chung đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự về chế định án
tích ở tỉnh Đồng Nai .............................................................................................66
3.2. Các giải pháp cụ thể bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về chế định án
tích ở tỉnh Đồng Nai .............................................................................................69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCA

: Bộ Công an

BCT

: Bộ Chính trị

BNV

: Bộ Nội vụ

BTP


: Bộ Tư pháp

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

ĐTV

: Điều tra viên

HĐXX

: Hội đồng xét xử

KSV

: Kiểm sát viên

KSXX

: Kiểm sát xét xử


NN

: Nhà Nước

NCTN

: Người chưa thành niên

LLTP

: Lý lịch tư pháp

PL

: Pháp luật

PLHS

: Pháp luật hình sự

PTP

: Phòng Tư pháp

TAND

: Toà án nhân dân

THA


: Thi hành án

TP

: Thẩm phán

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

UBND

: Ủy ban nhân dân

VAHS

: Vụ án hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Án tích là gì? là dấu vết về án hình sự của người đã bị kết án được ghi vào lý

lịch tư pháp của người đã từng là tội phạm hình sự. Mặc dù chế định án tích,đã xuất
hiện ngay từ nhữngngày đầu tiên (năm 1945) trong lịch sử tư pháp của nước ta và
được quy định là một trong những chế định rất quan trọng trong phần chung tại các
BLHS Việt Nam 1985, 1999 và BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), có hiệu lực thi
hành từ 01.01.2018. Tuy nhiên trên thực tế trong PLHS Việt Nam chưa nêu và chưa
đưa ra khái niệm thế nào là “án tích” mà chỉ mới quy định “xóa án tích” tại
Chương IX với 05 điều luật, từ Điều 63 đến Điều 67 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung
2009) và tại Chương X với 05 điều luật, từ Điều 69 đến Điều 73 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017) để quy định về “Xóa án tích”; Thậm chí như Luật LLTP 2009,
là một trong những luật sử dụng rất nhiều lần hai cụm từ “án tích”nhưng cũng chỉ
là những quy định về cách tính “xóa án tích” đối với một người tội phạm, chứ
không nêu được thực chất cần phải hiểuhay định nghĩa, khái niệm“án tích” là gì?.
Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận chung về “án
tích” là một đòi hỏi cấp bách, nó không chỉ góp phần làm cho chúng ta có thể nhận
thức một cách đúng đắn và khoa học về chế định án tích mà còn giúp cho các cơ
quan tiến hành tố tụng (gồm CQĐT, VKS, Tòa án, THA...), những cán bộ tư pháp
(gồmĐTV, KSV, TP và cán bộ của cơ quan tư pháp địa phương làm công tác trợ
giúp pháp lývà công tác cấp LLTP cho công dân ...)áp dụng chính xác các quy định
của PLHSnói riêng và PL trong hoạt động tư pháp nói chung, để qua đó sẽ đảm bảo
quyền con người nói chung và quyền, lợi ích chính đáng của những người thực hiện
hành vi vi phạm PLHS nói riêng. Vì trên thực tế xét xử án hình sự cho thấy, nếu
Tòa án áp dụng đúng đắn và chính xác các quy phạm PLcủa chế định án tích nó sẽ
đem lại hiệu quả các lợi ích xã hội, tăng cường hỗ trợ pháp chế và củng cố trật tự
PL, bảo vệ vững chắc các quyền tự do của con người trong lĩnh vực hình sự, nhất
của những người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt, nâng cao uy tín của các cơ
quan tư pháp nói chung và của các cơ quan bản vệ pháp luật hình sự nói riêng

1



(CQĐT, VKS, Tòa án, Thi hành án...). Đặc biệt là sẽ nâng cao hiệu lực của NN
trước dư luận xã hội và làm tăng thêm lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào tính
công minh, sức mạnh của PL trong môi trường NN pháp quyền XHCN Việt Nam
của dân, do dân và vì dân.
Đồng Nai với số lượng người thực hiện hành vi phạm PLHS hàng năm tương
đối lớn, trong những năm qua các cơ quan chức năng đã thụ lý tố giác, tin báo về tội
phạm, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử có rất nhiều vụ người thực hiện hành vi vi
phạm PLHS là người có nhân thân xấu, tức là những người đã có “tiền án” và“tiền
sự”. Trong đó “tiền án” có nghĩa là những người đã có “án tích”; Còn tiền sự là
những người đãbị kỷ luật hành chính hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
vi phạm PL có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được
xóa kỷ luật hoặc chưa chấp hành xong hình phạt trong quyết định xử phạt hình
chính. Do vậy việc xác định “án tích”, “tiền án” và “tiền sự” có ý nghĩa vô cùng
to lớn trong khoa học luật hình sự hay còn gọi là đời sống PL thì bên cạnh đó về
mặt chính trị - xã hội, chế định về án tích áp dụng theo luật hình sự là một trong
những chế định góp phần đảm bảo cho việc thực hiện nhất quán nguyên tắc công
minh, nguyên tắc nhân đạo và đảo bảo quyền con người của chính sách PL nói
chung và luật hình sự nói riêng trong một quốc gia và của một địa phương cụ thể.
Nhất là khi TNHS của người bị kết án đã hoàn toàn chấm dứt, khi họ đã hết “án
tích” hoặc được “xóa án tích” trở về với cuộc sống đời thường. PL cần phải quy
định các chế tài để nghiêm khắc trừng trị, răn đe người phạm tội đối với người chưa
được “xóa án tích” nhưng cũng cần thể hiện được tính nhân đạo, giáo dục, thuyết
phục đối với những người phạm tội nhưng đã được “xóa án tích” (người không còn
tiền án).
Với tất cả những ý nghĩa đã nêu ở trên, việc chọn đề tài “Án tích theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn Thạc sĩ luật học
là cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn.

2



2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong công cuộc xây dựng NN pháp quyền XHCN Việt Nam, thì việc nâng
cao công tác đấu tranh phòng, chống và xử lý tội phạm hình sự. Công tác xác định
nhân thân người phạm tội là vô cùng cần thiết vì xác định đúng nhân thânhay còn
gọi là LLTP của người phạm tội (theo luật hình sự gọi là lý lịch bị can, bị cáo),
chính là xác định đúng “án tích” và “xóa án tích” cho người phạm tội. Đây chính
là một trong những một nội dung quan trọng của lý luận chung NN và PL, là cơ sở
để bảo vệ sự nghiêm minh của PLHS.Trong các công trình nghiên cứu về chế định
án tích trong PLHS phải kể đến:
2.1.Tài liệu nghiên cứu là giáo trình, sách chuyên khảo và các bài đăng
trên tạp chí
-“Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)” của tác
giả Lê Cảm, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005[1];
- “Xóa án - Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm
Hồng Hải, nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội năm 1993 [11];
- “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Học, Chương XV,
Trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2004 [13];
- “Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, GS. TS. Võ Khánh Vinh,
Nxb Khoa học Xã hội năm 2014 [57];
- “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Viêt Nam” của Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý - Bộ tư pháp năm 1999,“ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (đã được sửa
đổi bổ sung)” của Học viện cảnh sát nhân dân và “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự”của tác giả Uông Chu Lưu, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001
[20];
- “Án tích theo Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Hồ Sỹ Sơn, đăng trên
tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12 năm 2001 [36].

3



2.2. Cácluận văn và công trình nghiên cứu khác như:
- Luận văn Thạc sĩ luật học: "Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Xuân Nghiệp, Khoa luật, trường Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2006 [23].
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Chế định xóa án tích theo luật hình sự Việt
Nam, trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), của tác giả Ngô Quang
Long, Khoa luật, trường Đại học Quốc gia Hà Hội năm 2013 [19].
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định
án tích trong luật hình sự Việt Nam”, của tác giả Phùng Đăng Trường, Khoa luật,
trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 [42].
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Xóa án tích theo luật hình sự Việt Nam”, của
tác giả Nguyễn Cao Cường - Khoa luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015
[5].
- Luận văn Thạc sỹ luật học: “Xóa án tích theo luật hình sự Việt Nam, từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, của tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Viện hàn lâm, Khoa học
xã hội Việt Nam, Khoa học xã hội năm 2017 [37].
Những công trình và bài viết nghiên cứu liên quan nêu trên đã có nội dung
nghiên cứu vềchế định “án tích” và “xóa án tích” các tác giả đã đưa ra một số quan
điểm và phần nào đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản mà lý luận và thực tiễn
áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực trạng áp dụng các chế định
về án tích và xóa án tích tại một địa phương cụ thể là tỉnh Đồng Nai một cách toàn
diện, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng môi trường pháp
lý của mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài “Án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai”, học viên đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả
của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích


4


Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận vàthực tiễn
của chế định về án tích trong PLHS Việt Nam, chỉ ra những bất cập, tồn tại, vướng
mắc khi áp dụng vào thực tiễn ở tỉnh Đồng Nai. Qua đó đề xuất những quan điểm
và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện đúng chế định về án tích tại địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
3.2. Nhiệm vụ
- Về mặt lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát về sự hình thành
và phát triển của chế địnhán tíchtrong lịch sử tư pháp Việt Nam, đưa ra được những
nhận định, đánh giá về những ưu điểm, bất cập, đồng thời so sánh những chế định
về án tích của PLHS Việt Nam qua các thời kỳ và so sánh với chế định về án tích
của một số nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản... Qua đó làm sáng
tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định án tích
theo BLHS Việt Nam, làm rõ ý nghĩa tốt đẹp, tính nhân văn và giá trị nhân đạo cũng
như tính nghiêm khắc, giáo dục, răn đe của việc áp dụng chế định án tích trong đời
sống pháp luật Việt Nam nói chung và đặc trưng của NN pháp quyền XHCN Việt
Nam nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng những chế
định án tích trong thực tiễn luật hình sự Việt Nam nói chung và từ thực tiễn ở tỉnh
Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những tồn tại, vướng mắc khi
áp dụng những quy định của PL về án tích trong luật hình sự Việt Nam hiện hành,
để từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, đưa ra những khái
niệm, định nghĩa cơ bản dễ hiểu, dễ nắm bắt cơ sở lý luận về chế định án tích. Tạo
ra hiệu quả đồng bộ cho việc áp dụng những chế định này vào thực tiễn đảm bảo sự
thống nhất cao trong nhận thức và áp dụng PL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được nghiên cứu phân tích thực trạng về hiệu quả công tác áp dụng

PLHSnói chung và việc áp dụng các chế định về án tích trong PLHS nói riêng; những
hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó, để từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp

5


đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng PL trong thực hiện chế định án tích ở
tỉnh Đồng Nai.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chế định về án tích, từ thực tiễn tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn 2013-2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Kết hợp với lý luận chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về NN và PL cùng với những quan điểm của Đảng và
NN ta về tội phạm và hình phạt, về con người và giá trị truyền thống, tính nhân văn
của pháp luật XHCN; với những thành tựu về khoa học, triết học, lịch sử, các học
thuyết chính trị pháp lý, LHS, LTTHS, Luật THA, Luật LLTP, logic học, tâm lý
học, tội phạm ...về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được thể hiện trong
các Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII, IX, Xvàcác Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 của BCT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, chủ yếu sử dụng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và
tổng hợp, lịch sử cụ thể, hệ thống, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, điều tra xã hội học.
Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác như:
Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp logic, thống kê kết hợp
với khảo sát thực tế để qua đó tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự, tham khảo ý
kiến chuyên gia, ý kiến của Luật gia và luận chứng các vấn đề tương ứng để hoàn thiện
luận văn nhằm mục đích đóng góp chung vào tiến trình xây dựng khái niệm, định nghĩa
về“án tích”trong PLHS Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễncủa luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý
luận, thực tiễn áp dụng chế định án tích trong công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét

6


xử và bảo vệ, bào chữa cho người phạm pháp hình sự ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, có
thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn.
- Luận văn là kết quả của công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa
ra những đề xuất, kiến nghị, định hướng và giải pháp để hoàn thiện chế định về án
tích trong PLHS nói chung và trong việc xử lý người phạm tội hình sự nói riêng.
Đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp tiến lên xây dựng NN pháp
quyền XHCN Việt Nam, là NN thực sự của dân, do dân và vì dân vừa thể hiện được
sự nghiêm khắc trừng trị đối với những người có án tích hoặc những người từng có
án tích nhưng vẫn tiếp tục vi phạm PL, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đối
với người vi phạm pháp luật và song song là giá trị nhân văn, nhân đạo, giáo dục,
thuyết phục đối với những người có án tích nhưng biết hoàn lương, cải tạo tốt, để
sớm tái hòa nhập với cộng đồng xã hội.
- Với ý nghĩa là công trình nghiên cứu nghiên cứu mang tính chất chuyên
khảo, đề cập đến việc phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản quy định về chế
định án tích theo PLHS Việt Nam. Nhằm giúp cho những cán bộ thực thi công vụ
trong lĩnh vực tư pháp hình sự có những cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý trong xác
định đúng đắn nội dung cơ bản, căn cứ, điều kiện của việc áp dụng chế định án tích
đối với người đã bị kết án, đã thi hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành bản
án, đã trải qua một thời gian nhất định đã đủ để xóa án tích hay chưa?. Việc xác
định còn tiền án hay không chính là yêu tố quan trọng tạo thuận lợi cho các cơ quan
chức năng của NN tiền hành hoạt động truy cứu TNHS hoặc không truy cứu TNHS
đối với hành vi vi phạm PL của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,
tránh việc làm oan, bỏ lọt tội phạm và còn có ý nghĩa trong việc giúp cho cán bộ cơ
quan tư pháp tỉnh Đồng Nai cung cấp chính xác LLTP của một người công dân.

- Luận văn đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chế định án tích của các
cơ quan chức năngtỉnh Đồng Nai hiện nay, phân tích những kết quả đã đạt được,
những hạn chế yếu kém còn tồn tại, để đưa ra những quan điểm và phương hướng
góp ý kiến xây dựng khai niệm, định nghĩa về “án tích” trong PLHS Việt Nam.

7


- Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý
luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu ở cấp độ một luận văn Thạc sĩ
luật học về các chế định án tích trong công tác giải quyết án hình sự nói chung và
việc cung cấp LLTP nói riêng trong phạm vi địa phương tỉnh Đồng Nai.
- Luận văn có thể sẽ là một tài liệu tham khảo thiết thực và bổ ích không chỉ
các cán bộ, công chức và những người làm công tác tư pháp mà còn ý nghĩa cho các
sinh viên, học viên cao học hoặc các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực PLHS và pháp
luật LLTP; Đây cũng có thể là tư liệu giúp ích cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ
giảng dạy PL và các nhà làm luật khi đề xuất phương án sửa đổi bổ sung chế định
án tích nhằm mục đích giúp cho người dân dễ hiểu, dễ thực hiện quyền lợi ích hợp
pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ xã hội cần xác định LLTP ...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 10 tiết.
Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung về chế định án tích
Chương 2: Thực trạng áp dụng chế định án tích ở tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2013-2017
Chương 3: Cácgiải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về
chế định án tích ở tỉnh Đồng Nai

8



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH
VÀ XÓA ÁN TÍCH
1.1. Khái niệmvà hậu quả pháp lý của án tích
1.1.1. Khái niệm án tích
Trong tiến trình xây dựng NN pháp quyền XHCN Việt Nam và công cuộc cải
cách nền tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu các quy phạmPLHS về chế định án
tíchtrong PLHS là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết. Kể từ 02.9.1945 khi
chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập - thành lập nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa, cho đến ngày 27.6.1985 QHnước Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9
mới thông qua BLHS đầu tiên. Và cũng là lần đầu tiên chính thức ghi nhận về mặt
lập pháp chế định án tích được quy định ở 07 điều luật, gồm Điều 40, 52, 53, 54, 55,
56 và 67 trong Phần chung của BLHS 1985 với tư cách là một chế định độc lập,
mặc dù cách gọi chưa thật sự chính xác trên phương diện luật học và ngôn ngữ đó là
“Xóa án”. Đến ngày 21.12.1999 QH khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua BLHS 1999,
chính thức có hiệu lực ngày 01.7.2000 và được gọi là lần pháp điển thứ hai thì
BLHS Việt Nam mới chính thức chuyển từ tên gọi “xóa án” thành “án tích”. Từ đó,
chế định về án tích đã được dần dần hoàn thiện hơn với việc QHkhóa XII, kỳ họp
thứ 5 ngày 19.6.2009 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật hình sự 1999, có hiệu
lực từ ngày 01.01.2010. Ngày 27/11/2015, QH khóa XIII và ngày 20/6/2017 QH
khóa XIV của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam đã thông qua BLHS 2015 (sửa đổi,
bổ sung 2017).Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ trong tất cả các BLHS của Việt Nam,
mà cụ thể trong Điều 63 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và Điều 69 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017),có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2018 cũng chỉ mới
quy định thế nào là xóa án tích, mà lại chưa quy định thế nào là án tích. Khi xét trên
phương diện nghiên cứu học thuật, rõ ràng “án tích” là một chế định quan trọng
trong PLHS. Bởi vì, chế định “án tích” có liên quan đến một số quy định khác trong
PLHS như việc xem xét để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm ... nhưngBLHS
không đưa ra được khái niệm “án tích” cụ thể đã gây ra không ít cách hiểu khác


9


nhau trong giới luật học về khái niệm “án tích”, đặc điểm cũng như bản chất và ý
nghĩa của “án tích”,chẳng hạn như:
PGS.TSKH Lê Cảm: “Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị
áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là giai
đoạn cuối cùng của việc thực hiện trách nhiệm hình sự, được thể hiện trong việc
người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt chính, hình
phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòa án) nhưng vẫn chưa hết án tích hoặc
chưa được xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự [1, tr.829]”. Theo
học viên quan điểm trên của PGS.TSKH Lê Cảm, cũng cần đưa ra trao đổi một số
vấn đề như sau.
Thứ nhất, việc cho rằng án tích là việc thực hiện TNHS là chưa chuẩn, thực
ra ở đây TNHS chỉ được thể hiện ở dạng thử thách người bị kết án trong một thời
hạn luật định;
Thứ hai, việc dùng thuật ngữ án tích để định nghĩa án tích là không hợp lý.
Tuy còn có một số điểm cần đưa ra bàn luận nhưng theo học viên, khái niệm án tích
của PGS.TSKH Lê Cảm là khái niệm thể hiện được rõ nét nhất bản chất pháp lý của
án tích.
PGS.TS Phạm Hồng Hải: “Án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết tội mà
Tòa án tuyên đối với người phạm tội, là một tình tiết có ý nghĩa pháp lý trong việc
đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm và của người phạm tội khi tội phạm
được thực hiện trong thời gian người ấy mang án tích [11, tr. 276]”. Theo học viên,
quan điểm trên của PGS.TS Phạm Hồng Hải có điểm chưa đúng là thực tế không
phải mỗi bản án kết tội của Tòa án đều làm phát sinh án tích như trường hợp miễn
trách nhiệm hình sự và thực chất đã miễn hình phạt (Khoản 1 Điều 64 BLHS 1999)
không làm phát sinh án tích.
Thạc sỹ Hồ Sỹ Sơn: “Án tích là vết tích đã từng bị kết án của người phạm

tội; xuất hiện khi người đó đã chấp hành xong hình phạt và được xóa để trở thành
người chưa bị kết án khi người này đáp ứng được những điều kiện mà Bộ luật hình
sự quy định hoặc tồn tại một khi người đã bị kết án dù đã chấp hành xong hình phạt

10


nhưng chưa đáp ứng được những điều kiện được quy định trong Bộ luật hình sự và
người đó còn phải chịu tình tiết định khung tăng nặng hình phạt nếu phạm tội trong
thời gian mang vết tích đã từng bị kết án (theo Điều 49 BLHS năm 1999) hoặc phải
chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định của
Bộ luật hình sự, vết tích đã từng bị kết án là yếu tố điều kiện cấu thành tội phạm
[36, tr.65]”. Quan điểm trên của thạc sỹ Hồ Sỹ Sơn theo học viên cũng có những
điểm cần đưa ra bàn luận,đó là:
Thứ nhất, án tích không phải xuất hiện khi người đó chấp hành xong hình
phạt mà thực tế, thời điểm chấp hành xong hình phạt chỉ được căn cứ để xác định
thời hạn để xóa án tích;
Thứ hai, án tích chỉ xuất hiện cùng với thời điểm bản án kết tội có hiệu lực
pháp luật. Việc phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt được coi là tái
phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49 BLHS năm 1999); và cuối cùng, việc dùng
thuật ngữ "vết tích" là không có ý nghĩa pháp lý.
Như vậy, dựa trên các quan điểm của các nhà nghiên cứu của Việt Nam về án
tích trong giới khoa học luật hình sự, có thể tổng quát bản chất của án tích chính là
hậu quả pháp lý bất lợi đối với người bị kết án và áp dụng hình phạt, tồn tại trong
một thời gian nhất định và được xóa khi đáp ứng đủ điều kiện của luật định. Trong
thời gian mang án tích, người đó có thể bị áp dụng các tình tiết tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm, với tư cách tình tiết tăng nặng TNHS, tình tiết định khung hình
phạt hoặc tình tiết định tội theo quy định của BLHS.
Còn trong khoa học luật hình sự các nước có một số quan điểm chủ yếu liên
quan đến chế định án tích, như sau:

Điều 87 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 - Án tích: “Người bị kết
án về một tội phạm bị coi là người có án kể từ ngày bản án kết tội có hiệu lực pháp
luật cho đến khi được xóa án”. Theo quy định của Bộ luật này, án tích được tính
trong trường hợp tái phạm và khi quyết định hình phạt [45].

11


GS.TSKH luật Vittenberg G.B: “Coi án tích, đó là tình trạng pháp lý hình sự
đối với chủ thể do việc người này bị Tòa án xử phạt một biện pháp hình phạt nào đó
về tội phạm đã thực hiện [1, Tr.127-139]”.
GS.TSKH luật Zelđov X.L cho rằng: “Án tích bao gồm ba bộ phận hợp
thành: 1) Khoảng thời gian từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi
bắt đầu thi hành (chấp hành hình phạt); 2) Trong thời gian chấp hành hình phạt và;
3) Khoảng thời gian từ khi chấp hành hình phạt (miễn việc chấp hành hình phạt)
cho đến thời điểm hết án tích hoặc án tích được Tòa án xóa” [1, tr.826].
Tóm lại theo quan điểm của cá nhân học viên: “Án tích là việc một người có
đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật hình sự bị Tòa án tuyên phạt về một tội phạm hoặc nhiều tội
phạm bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, đã thi hành xong hình
phạt (cả hình phạt chính lẫn hình phạt bổ sung) cho đến khi được đương nhiên được
xóa án tích hoặc được Tòa án xóa bỏ án tích theo quy định của pháp luật”.
1.1.2. Hậu quả pháp lý của án tích
- Án tích là đặc điểm xấu về nhân thân: Một người có án tích là một người đã
từng bị kết án, vì đã phạm tội tội phạm hình sự; người phạm tội ngoài việc phải chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi được tuyên trong bản án hoặc quyết định của Tòa
ánthì còn phải gánh chịu dấu vết mình từng đã bị kết án, đã từng bị buộc tội bằng
một bản án, quyết định đã tuyên của Tòa án. Do vậy, đây chính là đặc điểm nhân
thân của người bị kết án và nó sẽcó ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nhân
thân của người phạm tộilà tốt hay xấu, từ đó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh

giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như quyết định tội danh, hình
phạt và định khung hình phạt; Nên chúng ta có thể nói án tích là đặc điểm xấu về
nhân thân của người đã bị kết án và áp dụng hình phạt, được ghi và lưu lại trong
LLTP trong thời gian nhất định”, quá đó nó là “hậu quả pháp lý bất lợi cho người có
đặc điểm đó”. Đây là quan điểm chỉ rõ được bản chất cũng như đặc điểm của “án
tích”, trong đó, bản chấtcủa“án tích” là đặc điểm xấu về nhân thân và yếu tố nhân

12


thân của người phạm tội là tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất của con
người về việc mang “án tích” sẽ để lại hậu quả bất lợi đối với người có án tích.
- Án tích để lại hậu quả pháp lý bất lợi đối với người có án tích: Án tích là
việc một người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án hoặc quyết định của Tòa
án. Tuy nhiên, không phải bất cứ người phạm tội và người bị kết án nào cũng có án
tích.Mà đối tượng mang án tích chỉ là người bị kết án bởi một bản án, quyết định
của Tòa án và bị tuyên là áp dụng hình phạt (bao gồm cả hình phạt chính lẫn hình
phạt bổ sung)được quy định tại BLHS. Bởi người bị kết án nếu được áp dụng các
biện pháp tư pháp như đưa vào trường giáo dưỡng hoạc giáo dục tại xã, phường, thị
trấn theo quy định tại khoản 1 Điều 70 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) hay
biện pháp buộc công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 42
BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) sẽ không phải chịu hậu quả pháp lý này. Đây
cũng là đặc trưng cơ bản, đánh giá mức độ nghiêm khắc của hình phạt so với các
biện pháp tư pháp khác, thể hiện rõ tính chất là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của NN nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích của người phạm tội... của
hình phạt theo quy định tại Điều 26 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), trong đó,
sự bất lợi của việc mang án tích đối với người bị kết án và bị áp dụng hình phạt thể
hiện ở hai phương diện, cụ thể là:
Thứ nhất, người mang án tích trong LLTP cũng như các giấy tờ chứng thực
về nhân thân của người phạm tội (theo khoa học luật hình sự gọi là lý lịch bị can, bị

cáo) sẽ có ghi “có tiền án”, đồng thời sẽ chỉ rõ loại tội phạm cũng như hình phạt
dành cho người phạm tội đó. Khi đó, người có “án tích”, thì “án tích”sẽ bị coi như
là vết nhơ trong LLTP, lý lịch bị can, bị cáo của người phạm tội, dẫn tới sự kỳ thị
của xã hội cũng như khó khăn trong quá trình sinh hoạt, tham gia hoạt động xã hội,
kinh tế, chính trị của chính người phạm tội. Hơn nữa, do tính chất nguy hiểm của
hành vi phạm tội mà trong một số lĩnh vực, PL hạn chế quyền con người của người
phạm tội còn mang án tích, cụ thể như việc tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm
2010 của nhà nước CHXHCN Việt Nam có quy định về điều kiện của người nhận
nuôi con nuôi thì người “chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm

13


tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép
buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh
cháo, chiếm đoạt trẻ em” sẽ không được nhận con nuôi” [35].
Thứ hai, việc mang án tích có thể là căn cứ để xác định hành vi phạm tội mới
là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Từ đó người mang án tích có thể bị áp dụng
tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng TNHS hoặc là tình tiết
định khung hình phạt (khoản 1 hay khoản 2…) hay là yếu tố định tội, cụ thể như
sau:
Theo quy định của PLHS Việt Nam, việc một người mang án tích lại phạm
tội mới thì án tích được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc định tội
(Điều 48, Điều 49 và các điều thuộc phần các tội phạm của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ
sung 2009). Đồng thời, trong một số trường hợp việc một người mang án tích lại
thực hiện hành vi vi phạm PL thì án tích được coi là yếu tố, điều kiện cấu thành tội
phạm. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999 về Tội trộm cắp tài
sản: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến
dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị…"[29]. Chúng ta cũng
cần phải lưu ý rằng, trong BLHS 1999, các nhà làm luật coi án tích (chưa được xóa
án tích) như là một trong những yếu tố cơ bản của CTTP. Qua đây, chúng ta cũng
cần khẳng định rằng án tích không tự nó làm phát sinh những hậu quả pháp lý bởi vì
nó chỉ là vết tích đã từng bị kết án của người phạm tội. Người phạm tội chỉ phải
gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, khi vi phạm nghiêm trọng những điều
kiện thử thách, như: Phạm tội mới, thực hiện hành vi vi phạm PL … trong thời gian
chưa được xóa án tích. Do vậy, án tích không phải là đặc điểm về nhân thân có tính
vĩnh viễn(hay còn gọi là khoảng thời gian tồn tại của án tích).
- Khoảng thời gian tồn tại của án tích: Án tích chỉ tồn tại trong khoảng thời
gian nhất định, đó là thời gian thử thách đối với người bị kết án đã chấp hành xong

14


bản án, quyết định của Tòa án; Thời hạn đó được xác định tùy theo hình phạt (cả
hình phạt chính lẫn hình phạt bổ sung) mà người đó phải chấp hành;Thời hạn đóbắt
đầu từ khi bản án của Tòa án có hiệu lực PL và kết thúc khi được xóa bỏ theo quy
định củaPL: Hết thời hạn theo quy định của PLtrong trường hợp đương nhiên xóa
án tích; hoặc đến khi Tòa án quyết định xóa án tích trong trường hợp xóa án tích
theo quyết định của Tòa án. Việc người phạm tội được được xóa án tích tức là
người không có án tích, với việc quy định không có án tích thực chất là nhằm mục
đích tạo điều kiện cho người đó hòa nhập với cộng đồng, tự hoàn lương và thấy
được giá trị của việc chấp hành nghiêm chỉnh những điều kiện để xóa án tích.
Từ những phân tích đánh giá nêu trên về án tích và hậu quả của án tích chúng
ta nhận thấy, án tích chính là kết quả của một người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội phải nhận sau khi người đó bị Tòa án tuyên phạt bằng một bản án hoặc
quyết định có hiệu lực PL được thi hành; sau khi thi hành xong cho đến khi người
đó được xóa án, được PL công nhận là không còn án tích hay còn gọi là xóa án tích

thì đấy chính là thành quả cuối cùng đạt được của một người mang án tích nhưng
sau đó cố gắng nỗ lực để không còn tiến án. Như vậy,rõ ràng án tích không phải là
biện pháp trừng trị, mà ngược lại, đó là biện pháp nhằm khuyến khích người bị kết
án quên bỏ qúa khứ tội lỗi, cố gắng phấn đấu để được coi là chưa từng bị kết án.
1.2. Chế định về án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945
đến nay
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của chế định án tích theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8 tháng 1945 đến trước lần pháp điển
hóa lần thứ nhất vào năm1985
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, cùng với việc hình thành và phát triển
của nhà nước, hệ thống PL về hình sự nói chung và chế định án tíchnói riêng cũng
được hình thành và trải qua các bước phát triển khác nhau phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn cách mạng đặt ra trong
từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày 02.9.1945, nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa được thành lập, cùng với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, NN ta

15


đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống PL nhằm quản lý, duy trì trật tự xã hội,
bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng cũng như bảo vệ chính quyền nhân dân còn
non trẻ. Ngày 10.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 47-SL cho phép áp
dụng tạm thời các luật lệ hiện hành của thực dân Pháp nếu xét thấy không trái với
những mục tiêu cơ bản của NN Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiếp theo là Sắc lệnh
13/SL do Bộ trưởng BTP ký ngày 24.01.1946 về tổ chức và ngạch thẩm phán của
nước ta. Ngoài ra, có một số văn bản hướng dẫn đường lối xử lý những vụ hành
hung cán bộ trong khi làm nhiệm vụ, như Báo cáo tổng kết ngành TAND năm
1973… Nhưng chủ yếu, các văn bản trên được ban hành với mục đích bảo vệ chính
quyền cách mạng non trẻ, nên về tích chất, khách thể bảo vệ có khác. Đối tượng
xâm hại là như nhau, nhưng tính chất vụ việc và khách thể cho đến nay là khác

nhau, mà cụ thể vấn đề án tích mặc dù được định hình từ rất sớm trong tư tưởng của
người dân ViệtNam nhưng để được pháp điển hóa trong hệ thống PL thì vấn đề án
tích nói chung chưa được quan tâm trong thời kỳ trước khi ban hành BLHS 1985.
Tuy vậy, vấn đề án tích cũng được đề cập rải rác trong một số văn bản pháp luật
như Sắc lệnh 21/SL ngày 14.02.1946 quy định về xóa án tích đối với người được
hưởng án treo. Tại Điều10 Sắc lệnh 21/SL có quy định:“Khi phạt tù tòa có thể cho
tội nhân được hưởng án treo nếu có lý do chính đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ
tạm đình chỉ thi hành án. Nếutrong05năm bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không
bị tòa án quân sự làm tội một lần nữa về một việc mới, thì bản án đã tuyên sẽ hủy
đi, coi như không có. Nếu trong 05 năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước
một tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành”.., tinh thần của Điều luật này
chính là việc quy định:Một người phạm tội đương nhiên được coi như chưa can án
nếu như họ không bị kết án bằng một bản án mới trong thời gian thử thách là 05
năm, kể từ ngày tuyên án cũ.
Quy định nêu trên lại tiếp tục được ghi nhận tại Thông tư 2308/NCLP ngày
01.12.1961 của TAND tối cao về xóa án đối với người được hưởng án treo
vớinộidung: “Nếu hết thờigianthửthách mà người bị phạt án treo không phạm tội gì
mới thì sẽ coi như khôngcótiềnán. Những hình phạtphụ màTòa án có thể đãtuyên như

16


cấm cư trú hoặc cư trú bắt buộc cũng đương nhiên được xóa bỏ. Nếu phạm tội mới không
cùng tính chất và nhẹ hơn tội cũ thì khi hết thời gian thử thách, bản án treo cũ vĩnh viễn
không phải chấp hành nữa”.
Tại Công văn số:1082/NCLP của TANDtối cao ngày 05.7.1963 cũng đã khẳng
định:“Tòa án không thể coi một ngườiđã bị án treo nhưng đã được xóa bỏ, nay lại
phạm tội mới, như là tái phạm. Như vậytừ rất sớm, chế định về án tích đã được ghi
nhận là một trong nhữngnguyên tắc xử lý hình sự quan trọng trong Luậthình sựViệt
Nam. Theocác quy phạm hình sự trong thời kỳ này thì xóa án tích đối với người được

hưởng án treo được hiểu chính là xóa đi bản cũ đã tuyên, coi như bản án không có, nếu
người bị kết án không phạm tội mới trong thời gian thử thách và sẽ không bị áp dụng
tình tiết tái phạm trong lần phạm tội sau.
1.2.2.Chế định về án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989)
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, những vấn đề liên
quan đến chế định án tích được pháp điển hóa trong BLHS 1985 từ Điều 52 đến
Điều 56 và Điều 67. Sau khi BLHS 1985 có hiệu lực trên thực tế, để giúp cho việc
áp dụng những quy định về xóa án, nhằm tránh những vướng mắc không đáng có,
các cơ quan NN có thẩm quyền đã ban hành các Thông tư, Nghị quyết… hướng dẫn
thi hành. Ngày 01.8.1986, TAND tối cao - VKSND tối cao -BTP - BNV phối hợp
ban hành Thông tư liên ngành số 02 hướng dẫn thi hành việc xóa án và sau đó là
Thông tư 03 hướng dẫn bổ sung về việc xóa án ngày 15.7.1989. Tiếp theo đó, ngày
05.7.1990, TAND tối cao ban hành Công văn số 140/NCPL hướng dẫn việc xóa án
đối với người được hưởng án treo. Bên cạnh đó, vấn đề lệ phí xóa án cũng được quy
định trong Thông tư số 02/NCPL ngày 28.4.1989 của TAND tối cao.
Như vậy, tuy là lần đầu tiên được pháp điểm hóa, đề cập vấn đề liên quan
đến “xóa án”qua các quy định và được hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể. Sở dĩ có sự
quy định đầy đủ như trên là do, theo quy định của luật hình sự Việt Nam, “xóa án”
được coi như là một trong những nguyên tắc xử lý cơ bản. Mục đích của “xóa án” là
nhằm xóa bỏ đi những mặc cảm của người bị kết án, động viên họ trở về cuộc sống

17


lương thiện. Ngoài ra, “xóa án” còn có tác dụng hỗ trợ cho công tác cải tạo, giáo
dục người đang chấp hành hình phạt tin tưởng vào tương lai, vào sự công bằng của
xã hội. Nếu các cơ quan NN có thẩm quyền thực hiện đúng với những quy định này
trong quá trình “xóa án”, không chỉ có tác dụng thiết thực đối với người bị kết án
mà còn có tác dụng rất lớn đối với người đang thi hành án tích cực cải tạo, xóa đi

những mặc cảm xã hội về quá khứ của mình.
Điều 52 BLHS 1985, quy định: "Người bị kết án được xóa án theo quy định
ở các Điều 53 đến Điều 56. Người được xóa án coi như chưa can án và được cấp
giấy chứng nhận" [28] Theo quy định tại Điều 52 thì cơ sở pháp lý của việc xóa án
là những quy định của BLHS, mà cụ thể hơn là từ Điều 53 đến Điều 56 BLHS
1985. Mặt khác, Điều 52 cũng chỉ rõ, hậu quả của việc xóa án, đó là người được xóa
án coi như chưa can án. Vì vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận xóa án hoặc sau
khi được Tòa án ra quyết định xóa án thì trong giấy tờ về căn cước, lý lịch cấp cho
họ phải ghi "chưa can án". Người đã được xóa án mà sau lại phạm tội mới thì không
được căn cứ vào những tiền án đã được xóa án mà coi như là tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, bằng quy định "Người được xóa án coi như chưa can
án và được cấp giấy chứng nhận" đã tạo ra những cách hiểu khác nhau về vấn đề
này.
Thứ nhất, khi một người được xóa án thì đương nhiên họ sẽ được cấp giấy
chứng nhận, tức là việc cấp giấy chứng nhận là nghĩa vụ đương nhiên của cơ quan
NN có thẩm quyền. Điều này không phù hợp với những quy định của BLHS về xóa
án, vì xóa án được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu là đương nhiên xóa án và
xóa án theo quyết định của Tòa án. Nếu là xóa án theo quyết định của Tòa án thì
việc cấp giấy chứng nhận là quyền của Tòa án khi người xin xóa án đáp ứng được
đầy đủ những điều kiện, thủ tục của xóa án. Hơn nữa, trong trường hợp này, Tòa án
ra quyết định xóa án chứ không phải là giấy chứng nhận như trong trường hợp
đương nhiên xóa án.Do vậy, quy định trên là không phù hợp.
Thứ hai, là từ "và" sẽ đưa ra cách hiểu để được xóa án phải có một điều kiện
bắt buộc phải có là người được xóa án chỉ được coi là chưa can án khi được cấp

18


giấy chứng nhận, tức là giấy chứng nhận xóa án là một trong những giấy tờ buộc
phải có. Điều này cũng không phù hợp với quy định của luật hình sự về xóa án, vì

trong trường hợp đương nhiên xóa án, người được xóa án có thể có hoặc có thể
không cần xin giấy chứng nhận. Áp dụng các quy định tại Điều 52 thì việc xóa án
được thực hiện theo các quy định tại các Điều 53 đến Điều 56 BLHS. Trên cơ sở
phân tích và nghiên cứu các điều luật này, theo quy định mà các nhà làm luật đã đưa
ra, việc xóa án sẽ được chia thành: Xóa án đương nhiên, xóa án theo quyết định của
Tòa án. Còn xóa án trong trường hợp đặc biệt cũng có thể thuộc trường hợp thứ
nhất hoặc trường hợp thứ hai.
- Trường hợp đương nhiên xóa án Theo quy định tại Điều 53 BLHS 1985,
những người sau sẽ đương nhiên được xóa án:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm,
kể từ ngày hết thời gian thử thách.
3. Người bị kết án không phải về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc tội phạm quy định tại chương XII Phần các tội phạm Bộ luật này, nếu
từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu,
người ấy không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Ba năm trong trường hợp hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không
giam giữ hoặc cải tạo tại đơn vị kỷ luật của quân đội;
b) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù đến năm năm [28].
+ Đối với trường hợp Người được miễn hình phạt được coi là chưa can án
vào thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật mà không trải qua một thời hạn nào.
Như vậy, đặt vấn đề án tích trong trường hợp này không có ý nghĩa pháp lý gì cả, vì
hậu quả pháp lý không tồn tại. Vì thế cho nên cũng không thể đặt ra vấn đề xóa án
được. Để hiểu cụ thể vấn đề này hơn, chúng ta cần dựa vào quy định tại khoản 2
Điều 48 BLHS 1985 - Miễn hình phạt.
Khoản 2 Điều 48 quy định: "Người phạm tội có thể được miễn hình phạt
trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nói ở Điều 38, đáng được

19



khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự" [28].
Miễn hình phạt được áp dụng trong trường hợp Tòa án kết tội, nhưng không áp
dụng hình phạt đối với người phạm tội do có những điều kiện mà BLHS 1985 quy
định. Miễn hình phạt có thể được áp dụng đối với cả hình phạt chính cả hình phạt
bổ sung. Việc miễn hình phạt cho người phạm tội chỉ được áp dụng khi có những
điều kiện nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 48 BLHS 1985, những điều
kiện đó là:
1) Có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 BLHS 1985. Như vậy,
miễn hình phạt chỉ được áp dụng khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định
tại Điều 38;
2) Người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt: Thông thường, Tòa án
chỉ miễn hình phạt cho người phạm tội trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng,
chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả không đáng kể hay hậu quả đã được khắc phục
hoàn toàn…; bị cáo có nhân thân tốt, có khả năng tự cải tạo, giáo dục mà không cần
áp dụng hình phạt.
3) Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nhưng chưa đến mức miễn
trách nhiệm hình sự. Điều này có thể được hiểu, bị cáo có đầy đủ các điều kiện để
miễn hình phạt, nhưng chưa thỏa mãn các điều kiện để có thể được miễn trách
nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS 1985. Theo quy định của
điều luật này, việc miễn hình phạt cũng không loại trừ việc áp dụng các biện pháp
tư pháp. Việc miễn hình phạt không làm phát sinh các hậu quả pháp lý của việc thực
hiện trách nhiệm hình sự. Người được miễn hình phạt không có án tích. Hay nói
cách khác, người được miễn hình phạt đương nhiên được xóa án tích ngay khi tuyên
án.
+ Đối với trường hợp xóa án cho những người được hưởng án treo: Theo quy
định này thì một người được hưởng án treo sẽ đương nhiên được xóa án khi "không
phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ ngày hết thời gian thử thách". Đồng
thời, ngày 05 tháng 07 năm 1990, Tòa án nhân dân tối cáo đã có Công văn số
140/NCPL hướng dẫn xóa án cho người được hưởng án treo. Theo quy định tại


20


×