VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Phạm Thị Thảo
HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Phạm Thị Thảo
HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHÙNG THẾ VẮC
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ HUỶ BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ...................................................8
1.1. Khái niệm huỷ bản án sơ thẩm của Toà án theo pháp luật tố tụng hình sự. ........8
1.2. Chủ thể có quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án. ............................................10
1.3. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2015 về hủy bản án
sơ thẩm ......................................................................................................................19
1.4. Mục đích, ý nghĩa của việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong tố tụng hình
sự. ..............................................................................................................................16
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2015 VỀ HUỶ BẢN ÁN,QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM. ................................24
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về huỷ bản án,quyết định sơ
thẩm theo thủ tục phúc thẩm. ....................................................................................24
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về huỷ bản án sơ thẩm đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. ........................................................44
2.3. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về huỷ bản án sơ thẩm đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm. ...................................................................48
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÉT XỬ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN. .................................................................................53
3.1. Thực trạng huỷ bản án sơ thẩm của Toà án từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí
Minh. .........................................................................................................................53
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quyền hủy bản án, quyết định của Tòa
án ...............................................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật Hình sự
BLTTHS
Bộ luật Tố tụng hình sự
HĐXX
Hội đồng xét xử
HSPT
Hình sự phúc thẩm
HSST
Hình sự sơ thẩm
TAND
Tòa án nhân dân
TANDTC
Tòa án nhân dân Tối cao
TNHS
Trách nhiệm hình sự
VA
Vụ án
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thống kê công tác giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2014 – 2017.
Bảng 3.2 Thống kê tỷ lệ hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2013 – 2017.
.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình từ khởi tố vụ án (VA) xét xử là một quá trình phức tạp, bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động xét xử là một hoạt động mang tính
quyết định. Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là
không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, xét xử
hình sự là một dạng hoạt động đặc biệt và có ý nghĩa của Cơ quan Toà án thực hiện
nhân danh Nhà nước để phán xét và quyết định hình phạt thích đáng đối với một
hành vi bị coi là tội phạm. Việc xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự phải tuân theo
những nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc hai cấp xét xử, bao gồm: Xét
xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Việc quyết định một vụ án hình sự có thể được xét
xử ở hai cấp xét xử khác nhau là phù hợp quy luật của nhận thức nhằm đảm bảo
tính đúng đắn, khách quan của hoạt động xét xử. Quy định nguyên tắc hai cấp xét
xử thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc đưa ra phán xét về số phận
pháp lý, sinh mạng chính trị, quyền lợi của người đã thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật hình sự và những người khác có liên quan, là sự thể hiện rõ ràng nhất bản
chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Theo nguyên tắc này, sau khi xét xử sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất), bản án
của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm để xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nhằm
đảm bảo tính hợp pháp của bản án sơ thẩm và áp dụng thống nhất của pháp luật.
Thông qua công tác xét xử phúc thẩm, nếu phát hiện có những sai sót của Toà án
cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm nhằm
khắc phục những sai lầm trong việc xét xử của Toà án cấp dưới.
Ngoài cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, pháp luật còn quy định một thủ tục đặc
biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc quy định thủ tục này trong pháp luật tố tụng
nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc công bằng xã hội trong hoạt
động xét xử, để cho các bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật không trái luật
định. Thực tiễn xét xử đã chứng minh rằng, nhiều bản án của Toà án mặc dù đã trải
1
qua hai cấp xét xử nhưng vẫn bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và Hội đồng
giám đốc thẩm, tái thẩm đã huỷ những bản án đó để giải quyết lại vì phát hiện có
những sai lầm trong công tác xét xử.
Việc quy định về huỷ bản án sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo công tác xét xử của Toà án đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô
tội bằng việc Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm sẽ phát hiện và khắc
phục những sai lầm trong công tác giải quyết vụ án. Nhà nước ta đặc biệt chú trọng
tới công tác cải cách tư pháp để nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung
và hệ thống Toà án nhân dân nói riêng. Đây là một trong những nội dung quan
trọng đã được đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị:
“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có
hiệu quả và hiệu lực cao” [3]. Tuy nhiên, quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật
tố tụng hình sự về huỷ bản án sơ thẩm trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập, vướng mắc cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn.
Thực tiễn thực hiện quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong thời gian
qua đã nảy sinh các vấn đề cần giải quyết như: Quy định về phạm vi xét xử phúc
thẩm đối với những phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị chưa cụ
thể, rõ ràng dẫn đến việc Toà án cấp phúc thẩm không tiến hành xét xử trong những
trường hợp cần thiết hoặc đã xét xử cả những phần của bản án lẽ ra phải xem xét
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Hay các căn cứ để huỷ bản án sơ thẩm chưa
được quy định một cách chi tiết, rõ ràng nên vẫn bị phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của cơ quan, người tiến hành tố tụng mà chưa được áp dụng một cách thống nhất.
Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 mới được ban hành, vì vậy sẽ có nhiều quy
định cần được xem xét, sửa đổi để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình tội phạm, hoạt động xét xử của Tòa án, đặc
biệt là hủy bản án sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp
luật về huỷ bản án sơ thẩm, góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự trong thời gian
2
tới, đồng thời nhằm đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo
đảm quyền con người của người phạm tội thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn
đề lý luận về huỷ bản án sơ thẩm, làm rõ những ưu điểm cũng như bất cập trong
quy định và thực tiễn áp dụng các hình phạt này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định về huỷ
bản án sơ thấm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề cần thiết.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Hủy bản án sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên
ngành luật Hình sự và Tố tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện với mục đích là làm rõ những quy định của pháp
luật thực định, tham khảo kết quả nghiên cứu các công trình đã được công bố để
góp phần làm sâu sắc thêm lý luận hủy bỏ bản án sơ thẩm theo pháp luật hình sự
Việt Nam. Khảo sát chính xác áp dụng pháp luật TTHS trong hủy bản án sơ thẩm
theo quy định của pháp luật, từ thực tiễn của thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện
những vấn đề bất cập, vướng mắc, theo đó kiến nghị, đóng góp một số giải pháp cơ
bản nâng cao chất lượng thực quyền hủy bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án
theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau
đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, nhất là
hoạt động hủy bản án sơ thẩm về nội dung, hình thức và trình tự, chủ thể tiến hành
hủy bản án sơ thẩm, làm sơ lịch sử hình thành, phát triển của quy định của pháp luật
về hủy bản án hình sự sơ thẩm của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 về huỷ bản án sơ thẩm,
phân tích những điểm đã được khắc phục so với BLTTHS năm 2003 và những điểm
chưa được khắc phục cần tiếp tục hoàn thiện.
- Khảo sát thực trạng huỷ bản án sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2013 đến năm 2017, tập trung phân tích các trường hợp huỷ bản án sơ thẩm của Toà
3
án không đúng về căn cứ, thẩm quyền để rút ra những bất cập, vướng mắc, nguyên
nhân của tồn tại bất cập đó và từ đó đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm.
Theo đó, đề xuất được một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất
lượng hủy bản án sơ thẩm hình sự nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi khảo sát và tìm hiểu của tác giả, các đề tài nghiên cứu liên
quan đến “Huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” đã được
lựa chọn phân tích như:
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng hoạt động xét xử
phúc thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm
của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao” (2006) của Toà án nhân dân Tối cao.
- Luận án Tiến sĩ: “Phúc thẩm trong tố tụng hình sự” (2004) của tác giả
Nguyễn Đức Mai.
- Luận án Tiến sĩ: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án
nhân dân ở Việt Nam hiện nay” (2003) của tác giả Lê Xuân Thân.
- Luận án Tiến sĩ: “Thẩm quyền của các cấp Toà án trong tố tụng hình sự”
(2002) của tác giả Nguyễn Văn Huyên.
- Luận văn Thạc sĩ: “Huỷ bản án hình sự sơ thẩm ở cấp phúc thẩm – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011) của tác giả Trần Trung Thành.
- Luận văn Thạc sĩ: “Quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm trong tố tụng
hình sự Việt Nam” (2010) của tác giả Nguyễn Tiến Pháp.
- Luận văn Thạc sĩ: “Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án
cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2007) của tác giả Bùi
Ngọc Hoà.
- Bài viết: “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xét
xử phúc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp” (2008) của tác giả Nguyễn Văn
Trượng.
- Bài viết: “Một số vấn đề về phạm vi xét xử và quyền hạn của Hội đồng xét
xử phúc thẩm trong vụ án hình sự” (2009) của tác giả Vũ Gia Lâm.
- Bài viết: “Những vấn đề cần trao đổi từ thực tiễn xét xử phúc thẩm về hình
sự” (2001) của tác giả Từ Văn Nhũ.
4
Ngoài ra, còn có các sách bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự
(BLTTHS) và giáo trình luật tố tụng hình sự của các cơ sở đào tạo luật.
Nhìn chung, có thể thấy có khá nhiều các công trình nghiên cứu và các bài
viết có nội dung liên quan đến các huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình khoa học trên chưa mang tính toàn diện,
chủ yếu phân tích về lý luận, chưa chú trọng đến thực tiễn áp dụng pháp luật cũng
như chưa đánh giá sâu về mối liên hệ, những bất cập khi thực hiện quyền huỷ bản
án sơ thẩm của Toà án. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu trên được tiến hành
trước khi BLTTHS năm 2003 hoặc tại thời điểm BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi
hành. Hiện nay, BLTTHS năm 2015 đã được ban hành để thay thế BLTTHS năm
2003 nên nhiều nội dung nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp với pháp luật
hiện hành. Do đó, việc nguyên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề huỷ bản án sơ
thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa
cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, đối tượng nghiên cứu của đề
tài là những vấn đề lý luận và thuộc tính áp dụng pháp luật trong việc hủy bản án sơ
thẩm hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, trong điều kiện về thời gian
nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ một luận văn cao học, tác giả tự
định ra cho mình một phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc độ tiếp cận như sau:
Thứ nhất, luận văn tập trung vào trọng tâm là vấn đề huỷ bản án sơ thẩm ở
giai đoạn xét xử phúc thẩm, trong thủ tục xét lại bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm dưới góc độ cơ sở lý luận, pháp luật
thực định của Việt Nam mà cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn
bản pháp luật liên quan;
Thứ hai, luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định này của Toà
án nhân dân mà không nghiên cứu thực trạng áp dụng của Toà án quân sự.
5
Thứ ba, luận văn sẽ tiến hành hoạt động so sánh giữa quy định về huỷ bản án
sơ thẩm của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 để tìm ra những điểm đã được khắc phục và những điểm còn tồn tại.
Thứ tư, về thực tiễn áp dụng pháp luật: Luận văn sẽ đánh giá thực trạng áp
dụng pháp luật về việc huỷ bản án sơ thẩm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến
năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và
pháp luật, về quyền con người, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
Về phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu
thập, phân tích và xử lý thông tin, tài liệu gồm:
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và khác
nhau trong các quy định về huỷ bản án sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự hình
sự năm 2015 với các giai đoạn trước đó.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng để phân tích các nội
dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung, các vấn đề
được nghiên cứu. Qua đó, phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể quy định
về các căn cứ huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phương pháp thống kê dùng để tổng hợp các số liệu về kết quả huỷ bản án
sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá thực tiễn xét xử, chất lượng
huỷ bản án sơ thẩm của Toà án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn,
cụ thể:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về huỷ
bản án sơ thẩm, phân tích những quy định về huỷ bản án sơ thẩm trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015. Đồng thời, đánh giá thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những
6
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà
án. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm phong phú thêm cho khoa học luật
tố tụng hình sự về huỷ bản án sơ thẩm.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn đạt được còn có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo trong quá trình công tác, học tập cho những độc giả có quan tâm
về vấn đề này.
- Đối với hoạt động thực tiễn, với vai trò là một tài liệu tham khảo, đề tài góp
phần nâng cao nhận thức của những người áp dụng pháp luật về việc huỷ bản án sơ
thẩm. Đồng thời, nếu đề tài được tham khảo trong hoạt động lập pháp thì sẽ góp
phần vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự, cũng như nâng cao
chất lượng huỷ bản án sơ thẩm của Toà án từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và trên cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn cấu trúc gồm ba chương:
Chƣơng 1: Lý luận về hủy bản án sơ thẩm của Tòa án theo pháp luật Tố
tụng hình sự Việt Nam.
Chƣơng 2: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về
hủy bản án sơ thẩm.
Chƣơng 3: Thực trạng xét xử tại Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị
hoàn thiện.
7
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ HUỶ BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm huỷ bản án sơ thẩm của Toà án theo pháp luật tố tụng
hình sự.
Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ
khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mỗi giai đoạn do các cơ quan
tố tụng khác nhau tiến hành và đều có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng trong
việc tìm ra sự thật của vụ án. Trong đó, hoạt động xét xử là chức năng quan trọng
nhất của Toà án nói riêng và của toàn bộ quá trình tố tụng hình sự nói chung. Với
tính chất là cơ quan kiểm tra lại và đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy
đủ các chứng cứ, tình tiết của vụ án hình sự để giải quyết về bản chất, phán xét về
tính chất tội phạm của hành vi, có tội hay không có tội của bị cáo, nếu phạm tội thì
phạm tội gì, theo quy định nào của Bộ luật Hình sự (BLHS). Xét xử là một giai
đoạn tố tụng hình sự trung tâm và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm trong toàn xã hội, duy trì trật tự chung của xã hội.
Để thực hiện được điều này, đòi hỏi hoạt động xét xử các vụ án hình sự phải
tuân thủ nhiều nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Những nguyên tắc này là
kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc chế độ xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm được bảo đảm là một nguyên tắc mới được quy định trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015, thể hiện sự thận trọng của Toà án trong việc xét xử, đảm
bảo sự công bằng, chính xác và nghiêm minh của pháp luật. Pháp luật tố tụng hình
sự (TTHS) Việt Nam quy định hai cấp xét xử, trong đó xác định một vụ án hình sự
được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) và có thể được xét xử lại
cũng như chỉ có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ
hai) nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật TTHS.
Tương ứng với kết quả xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Toà án sẽ ban hành
bản án hình sự sơ thẩm (HSST) và bản án hình sự phúc thẩm (HSPT). Về mặt lý
luận, cho đến nay, chưa có văn bản nào chính thức đưa ra khái niệm về bản án hoặc
xác định tính chất, đặc điểm của bản án. Theo quan điểm của tác giả, quyết định của
bản án có tính chất quyết định đối với số phận, tính mạng, tài sản của công dân và
8
pháp nhân nên cần làm rõ khái niệm về bản án của Toà án. Hiện nay, có rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau về bản án của Toà án. Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam
của tác giả Nguyễn Lân thì: “Bản án là kết quả của việc xét xử của Toà án, hoặc kết
tội hoặc tha bổng” [10. tr 80]. Khái niệm này còn đơn giản, chưa nêu được đặc
trưng bao trùm của bản án là văn bản tố tụng do Toà án nhân danh nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Ngoài ra, bản án của Toà án không chỉ giải
quyết về mặt tội danh mà còn giải quyết về mức hình phạt, việc xử lý vật chứng,
giải quyết phần dân sự trong hình sự và những vấn đề khác trong vụ án.
Khái niệm bản án hình sự theo Từ điển Luật học là “quyết định của Toà án
thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội và người có tội phải chịu hình
phạt hoặc được miễn hình phạt” [13. tr 25]. Với cách định nghĩa này đã nêu được
bản chất của bản án hình sự là quyết định bị cáo có tội hay không có tội cũng như
hình phạt đối với hành vi phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, cũng như cách hiểu trên,
định nghĩa này vẫn chưa nêu được tính chất quan trọng của bản án là thể hiện được
tính quyền lực Nhà nước cũng như việc giải quyết những nội dung khác trong bản
án.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong cuốn Thuật ngữ pháp lý cho rằng: “Bản án
là quyết định của Toà án tại phiên toà xác định bị cáo là người có tội hay không có
tội, nếu là người có tội thì phạm tội gì, theo quy định của điều luật nào, phải chịu
trách nhiệm hình sự (TNHS) như thế nào hoặc được miễn hình phạt [8. tr 17]. Định
nghĩa này rõ hơn hai cách hiểu trên khi đã nêu rõ được thời điểm bản án được ban
hành là tại phiên toà, căn cứ xác định tội phạm nhưng cũng chưa nêu được đặc
trưng của bản án.
Từ những phân tích trên, các định nghĩa mới chỉ nhìn nhận bản án là một loại
quyết định của Toà án giải quyết về tội danh, hình phạt và trách nhiệm hình sự của
bị cáo mà chưa làm bật được đặc trưng, quyết định đến nội hàm của khái niệm bản
án. Bản án do Toà án nhân danh Nhà nước ban hành, là sự biểu hiện ra bên ngoài
của quyền lực Nhà nước, trong sự phân công của bộ máy tư pháp. Chính với sự
nhân danh quyền lực Nhà nước này đã định ra giá trị pháp lý hay hiệu lực của bản
án, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành bản án đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án. Ngoài ra, trong bản án còn phải giải quyết các vấn
đề về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo,…
9
Theo quan điểm của tác giả, bản án hình sự có thể được hiểu như sau: Bản
án hình sự là một loại văn bản tố tụng, là kết quả của hoạt động xét xử sơ thẩm
hoặc phúc thẩm do Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại Phòng nghị án và
tuyên án tại phòng xử án, được Toà án nhân danh Nhà nước ban hành theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung của Bản án thể hiện sự phân tích, đánh giá
của Hội đồng xét xử về mặt tội danh, hình phạt, xử lý vật chứng, nghĩa vụ dân sự,
án phí, quyền kháng cáo và những vấn đề khác.
Hủy bản án sơ thẩm của Toà án là việc Toà án cấp trên ban hành phán quyết
bằng văn bản nhằm chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực thi hành đối với bản
án sơ thẩm của Toà án cấp dưới đã hoặc chưa có hiệu lực khi có kháng cáo phúc
thẩm hoặc kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm nhằm khắc phục
những vi phạm pháp luật của bản án đó. Chỉ có Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội
đồng giám đốc thẩm và tái thẩm mới có thẩm quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà
án. Pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể thẩm quyền và trình tự huỷ bản án sơ
thẩm của Toà án.
1.2. Chủ thể có quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án.
1.2.1. Chủ thể có quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án theo thủ tục phúc
thẩm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, xét
xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết
định sơ thẩm mà bản án sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo hoặc kháng nghị. Xét xử phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự
nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định của Toà
án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố
tụng hình sự quy định.
Quy định về những người có quyền kháng cáo được ghi nhận tại Điều 331
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bao gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện hợp
pháp của họ; người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại
diện hợp pháp của họ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện hợp
pháp của họ; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự là
người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, tuỳ
10
thuộc vào tư cách tham gia tố tụng mà họ có quyền kháng cáo toàn bộ hoặc một
phần bản án theo quy định của pháp luật. Đối với quyền kháng nghị, Viện kiểm sát
cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết
định sơ thẩm. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là bản án sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật. Đây là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt xét xử
phúc thẩm với các thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm; đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là những bản án
đã có hiệu lực pháp luật.
Xuất phát từ tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp
xét xử lại vụ án của Toà án cấp dưới nên cần làm rõ Toà án nào được xét xử sơ
thẩm và Toà án nào được xác định là Toà án cấp trên. Pháp luật TTHS Việt Nam
quy định Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm bao gồm: Toà án nhân dân
(TAND) cấp huyện và Toà án quân sự khu vực; TAND cấp tỉnh và Toà án quân sự
cấp quân khu. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự lại không quy định rõ Toà án
nào được xác định là Toà án cấp trên của các Toà án nào. Theo quy định tại Điều
29 và Điều 37 Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân
sự năm 2002, Toà án cấp trên của Toà án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được
xác định như sau:
- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử phúc
thẩm những vụ án mà bản án của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị;
- Toà án quân sự quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án mà
bản án của Toà án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị;
- Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân Cấp cao (hiện nay, có trụ sở tại Thành
phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) có thẩm quyền xét xử
phúc thẩm những vụ án mà bản án của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương bị kháng cáo, kháng nghị;
- Toà án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án mà
bản án của Toà án quân sự quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, ngoài các Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm như trên thì
không còn Toà án nào khác có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Khi xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thẩm tra, xem xét, đánh
giá một cách toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cùng những tài
11
liệu, chứng cứ phát sinh tại phiên toà phúc thẩm để kiểm tra tính hợp pháp, có căn
cứ và đúng đắn đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm. Trong phạm vi xét xử phúc
thẩm, Hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên bản án sơ thẩm nếu bản án này có căn
cứ và đúng pháp luật; trường hợp phát hiện có những sai sót, vi phạm thì Hội đồng
xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ
sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ
án. Tuy nhiên, có một số trường hợp Toà án cấp trên huỷ bản án sơ thẩm không
phải do vi phạm mà do có tình tiết mới sau khi xét xử sơ thẩm. Như vậy, việc huỷ
bản án sơ thẩm của Toà án trước hết dựa trên cơ sở của nguyên tắc hai cấp xét xử.
Trong tố tụng hình sự, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự góp phần quan trọng
vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự; bảo vệ lợi ích Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân. Thông qua việc xét xử phúc
thẩm, Toà án cấp phúc thẩm sẽ hướng dẫn cho các Toà án cấp dưới trong việc nhận
thức và áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử các vụ
án hình sự. Nếu phát hiện có những thiếu sót, sai lầm mà không thể khắc phục tại
phiên toà, gây ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án hay có
những vi phạm nghiêm trọng về mặt thủ tục tố tụng thì Hội đồng xét xử mới huỷ
bản án sơ thẩm của Toà án để điều tra, truy tố và xét xử lại hoặc huỷ bản án sơ thẩm
và đình chỉ vụ án.
Tóm lại: Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền huỷ bản án và quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị khi có căn cứ theo quy
định của pháp luật.
1.2.2. Chủ thể có quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
Những bản án sơ thẩm của Toà án không có kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm đã có hiệu lực pháp luật, vì những nguyên nhân khác nhau đều có thể xảy ra
thiếu sót, sai lầm trong công tác giải quyết. Để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ
nghĩa, tính thống nhất cũng như sự ổn định chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật thì
những bản án đó vẫn cần phải được kháng nghị để xem xét lại. Thủ tục xét lại bản
án đã có hiệu lực pháp luật là thủ tục giám đốc thẩm.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, giám đốc thẩm là xét
lại bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có
12
vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Như vậy, cơ sở pháp lý
để phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm
quyền, còn căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án và đối tượng của giám đốc thẩm là những
bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây là đặc điểm có ý nghĩa quyết
định để phân biệt giám đốc thẩm với thủ tục xét xử phúc thẩm.
Tại Điều 27 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Chế độ xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm được bảo đảm. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không
bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực
pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được
xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại những vấn đề, nội dung đã được Toà
án cấp sơ thẩm giải quyết, nhưng có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Còn giám
đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục tố tụng đặc biệt để kiểm
tra tính có căn cứ của bản án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, đối tượng của giám
đốc thẩm không phải là các vụ án hình sự mà chỉ là các bản án thể hiện kết quả xét
xử của các Toà án đối với các vụ án đó.
Để thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014,
Điều 382 BLTTHS năm 2015 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân cấp cao, Toà án quân sự Trung ương bị kháng nghị; Ủy ban Thẩm phán
Tòa án quân sự Trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Ủy
ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm những bản án đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm
vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Về thành phần Hội đồng giám đốc thẩm trong BLTTHS 2015 cũng được sửa
đổi, bổ sung cụ thể như sau: Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm 03 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể);
thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao gồm 05 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể. Đồng thời, quy định rõ ràng, cụ thể
13
phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này.Thẩm quyền của Hội đồng giám
đốc thẩm (Điều 388). BLTTHS năm 2003 chỉ quy định Hội đồng giám đốc thẩm có
thẩm quyền: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực
pháp luật; (2) Hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án, (3) Hủy bản án
đã có hiệu lực pháp luật.
Để khắc phục tình trạng vụ án bị kéo dài do phải xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
lại nhiều lần, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định Hội đồng giám đốc thẩm có
quyền sửa bản án đã có hiệu lực. Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 393 BLTTHS năm
2015.
Quy định này nhằm bảo đảm trên thực tiễn khi xét xử vụ án theo trình tự
giám đốc thẩm có nhiều trường hợp đã rõ ràng về chứng cứ, không cần phải xét xử
lại như có đủ căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hoặc giảm mức bồi thường cho bị cáo
nhưng do quy định hiện hành Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án
đã có hiệu lực pháp luật, chỉ được hủy án để xét xử lại làm việc giải quyết vụ án kéo
dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân, gây tốn kém, lãng phí ngân sách
Nhà nước.
Việc cho phép Hội đồng giám đốc thẩm sửa án không vi phạm nguyên tắc
Hiến định “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” mà lại đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn. Để đảm bảo tranh tụng, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định
trường hợp có căn cứ sửa một phần bản án đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải
triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nếu họ
vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
1.2.3. Chủ thể có quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục tái thẩm.
Thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án của
Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, dựa trên tính chất của các căn cứ xét lại
bản án đã có hiệu lực pháp luật tương ứng để phân biệt hai thủ tục này. Theo đó, tái
thẩm là xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhưng bị kháng nghị vì
có tính tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi nội dung của bản án mà Toà án
không biết được khi ra bản án quyết định đó. Như vậy, nếu quyết định giám đốc
14
thẩm xác định có hay không có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án
(tính hợp pháp) thì quyết định tái thẩm chỉ xác định bản án của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật có phù hợp với những tình tiết khách quan hay không (tính có căn cứ).
Thủ tục tái thẩm tồn tại song hành cùng thủ tục giám đốc thẩm và có những
đặc điểm giống với giám đốc thẩm. Đối tượng thuộc thẩm quyền xem xét của cả hai
thủ tục này đều là những bản án của Toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị; cơ quan nào có thẩm quyền giám đốc thẩm thì chính cơ quan đó có
thẩm quyền tái thẩm; Hội đồng tái thẩm cũng có thẩm quyền giống thẩm quyền của
Hội đồng giám đốc thẩm, đó là: Giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; huỷ
bản án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại; huỷ bản án đã có hiệu
lực pháp luật và đình chỉ vụ án; đình chỉ xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Mục
đích của giám đốc thẩm và tái thẩm là để khắc phục những sai lầm trong công tác
xét xử. Như vậy, giữa giám đốc thẩm và tái thẩm có những điểm tương đồng về đối
tượng, thẩm quyền và mục đích xem xét.
Tuy nhiên, quy định thủ tục tái thẩm nói chung và quyền huỷ bản án sơ thẩm
của Hội đồng tái thẩm nói riêng là để sửa chữa những sai lầm trong bản án sơ thẩm
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật do những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến
hoạt động nhận thức của những người tiến hành tố tụng, còn giám đốc thẩm là để
giải quyết những vấn đề vi phạm pháp luật nghiêm tọng trong quá trình giải quyết
vụ án. Do đó, quyền huỷ bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái
thẩm khác quyền huỷ bản án sơ thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm ở những điểm sau:
Thứ nhất, về cơ sở phát sinh. Khác với phúc thẩm và giống với giám đốc
thẩm, cơ sở phát sinh quyền huỷ bản án sơ thẩm theo thủ tục tái thẩm là kháng nghị
tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh trở lên, những người tham gia tố
tụng không được quyền kháng cáo như thủ tục phúc thẩm. Nếu quyền kháng nghị
giám đốc thẩm được pháp luật quy định cho cả Chánh án Toà án và Viện trưởng
Viện kiểm sát cấp tỉnh trở lên thì quyền kháng nghị tái thẩm chỉ có Viện trưởng
Viện kiểm sát cấp tỉnh trở lên, bởi lẽ, để xem xét bản án sơ thẩm đã có hiệu lực
pháp luật theo trình tự tái thẩm được đúng đắn, có căn cứ thì cần thiết phải điều tra,
xác minh và xem xét các tình tiết mới được phát hiện nên pháp luật TTHS quy định
chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát mới có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái
thẩm.
15
Thứ hai, căn cứ để kháng nghị tái thẩm cũng khác với phúc thẩm và giám
đốc thẩm. Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật trong
quá trình giải quyết vụ án, còn căn cứ để kháng nghị tái thẩm là các tình tiết mới
được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án mà Toà án không
biết được khi ra bản án.
Về “tình tiết mới được phát hiện”: Pháp luật TTHS quy định căn cứ kháng
nghị tái thẩm là “tình tiết mới được phát hiện” chứ không phải là “tình tiết mới
xuất hiện”.
Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết
vụ án mà Tòa án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh
sau khi Tòa án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm. Bên cạnh đó, tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan
trọng liên quan đến vụ án, làm cho bản án đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp,
không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối
quan hệ nhân quả đối với quyết định của Tòa án tái thẩm thì cũng không là căn cứ
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm phải là những tình tiết Tòa án muốn xác định được phải qua quá trình xem xét
lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Tòa án không đánh giá sử dụng
hoặc những tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên tòa
án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là
tình tiết mới.
1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong tố
tụng hình sự.
1.3.1. Mục đích của việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong tố tụng
hình sự.
Việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà án đảm bảo cho việc xét xử của Toà án
được chính xác, đúng đắn, giúp kịp thời sửa chữa những sai lầm hoặc vi phạm pháp
luật mà cấp sơ thẩm mắc phải, nhờ đó mà chất lượng xét xử tại các cấp xét xử được
nâng cao. Quy định về thẩm quyền huỷ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng như huỷ bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
16
luật của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đảm bảo công tác xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm. Không chỉ vậy, việc huỷ bản
án sơ thẩm còn góp phần nâng cao trách nhiệm của Hội đồng xét xử sơ thẩm, giúp
họ có thái độ thận trọng hơn và có trách nhiệm hơn trước khi đưa ra phán quyết của
mình.
Việc quy định về thẩm quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án là phù hợp quy
luật của nhận thức nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của hoạt động xét xử.
Quy định việc huỷ bản án sơ thẩm thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong
việc đưa ra phán xét quyết định về nhân thân, về số phận pháp lý, quyền lợi, tài sản
và danh dự của những người tham gia tố tụng. Do vậy, sẽ là không công bằng nếu
tước bỏ quyền kháng cáo của đương sự để yêu cầu giải quyết vụ án lại một lần nữa
cũng như yêu cầu huỷ bản án sơ thẩm khi chưa có các cơ sở khẳng định rằng phán
quyết của lần xét xử đầu tiên là chính xác. Bên cạnh đó, việc huỷ bản án sơ thẩm
của Toà án là để thực hiện theo yêu cầu kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm và
tái thẩm của chủ thể có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử đúng pháp
luật, nghiêm minh và kịp thời.
Huỷ bản án sơ thẩm là một trong những hình thức thực hiện quyền năng tố
tụng của Toà án đã được pháp luật TTHS quy định. Nhà nước ta là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong bộ máy Nhà nước, Toà án là cơ quan
thực hiện chức năng chuyên biệt của Nhà nước. Bằng hoạt động xét xử, Toà án phải
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Để
thực hiện được nhiệm vụ này, pháp luật TTHS quy định Toà án có quyền huỷ bỏ
những bản án sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp hoặc không có căn cứ.
1.3.2. Ý nghĩa của việc huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong tố tụng hình
sự.
- Huỷ bản án sơ thẩm đúng pháp luật sẽ góp phần xây dựng Nhà nước pháp
quyền.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư
tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ
quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của Nhà nước ta. Một trong những đặc
17
điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là thượng tôn
Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nội dung
cơ bản của xây dựng Nhà nước pháp quyền. Bởi lẽ, những sai lầm, thiếu sót hoặc vi
phạm nghiêm trọng về pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án sẽ làm suy giảm
lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Với tinh thần thượng tôn
pháp luật, cần huỷ bỏ những bản án sơ thẩm của Toà án có vi phạm pháp luật để
giải quyết lại vụ án một cách chính xác, công bằng, đúng pháp luật.
- Huỷ bản án sơ thẩm của Toà án góp phần quan trọng trong việc đảm bảo
quyền con người.
Bản án hình sự khi được ban hành và có hiệu lực pháp luật thì các quyết định
trong bản án đưa đến những hậu quả pháp lý rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền,
nghĩa vụ của người bị buộc tội và chủ thể khác liên quan. Bản án hình sự có ý nghĩa
chính trị, xã hội, pháp lý sâu sắc, thể hiện quyền lực và chính sách hình sự của Nhà
nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Thực hiện quyền huỷ bản án sơ thẩm của Toà án trong tố tụng hình sự là để
giải quyết yêu cầu của chủ thể tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng. Nhà
nước ta là Nhà nước của nhân dân , do nhân dân, vì nhân dân. Trong bộ máy Nhà
nước, Toà án là cơ quan thực hiện chức năng chuyên biệt của Nhà nước. Bằng hoạt
động xét xử, Toà án phải bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Đây
cũng chính là mong muốn của những người tham tố tụng khi bản thân họ hoặc
người thân bị xâm phạm. Chính vì vậy, sau khi xét xử sơ thẩm, nếu không đồng ý
với cách giải quyết của Toà án cấp sơ thẩm, họ có quyền kháng cáo để yêu cầu Toà
án cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ án.
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong bộ
máy nhà nước, Tòa án là cơ quan là cơ quan thực hiện chức năng chuyên biệt của
Nhà nước. Để có thể đảm bảo giải quyết đúng đắn một VAHS, nguyên tắc cơ bản
của hoạt động xét xử là Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bằng hoạt động xét
xử Tòa án phải bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nguyên tắc hai
cấp xét xử chính là cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích của các con người cụ thể đã được
pháp luật ghi nhận.
- Xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án thực hiện. Tòa án là
cơ quan thực hiện chức năng xét xử, những phán quyết của Tòa án phải giải quyết
18
đúng đắn vụ án. Tuy vậy, không phải bao giờ, việc xét xử của Tòa án một lần đã
đúng, đã đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án, nó cần phải được xem xét, kiểm tra lại
ở một Tòa án cấp trên. Xét xử hai cấp cũng chính là hoạt động kiểm tra, giám sát
hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, nhằm đảm bảo tính khách quan nhất cho một
phán quyết nhân danh công lý của Tòa án.
1.4. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2015 về
hủy bản án sơ thẩm
1.4.1. Phân loại các trường hợp huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật Tố
tụng hình sự Việt Nam.
* Huỷ bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm:
- Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
- Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
- Huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại.
* Huỷ bản án sơ thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
* Huỷ bản án sơ thẩm theo thủ tục tái thẩm.
1.4.2. Các căn cứ huỷ bản án sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt
Nam qua các thời kỳ.
1.4.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960
Ngay sau khi giành được chính quyền, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội,
nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Sắc lệnh số 33c/SL ngày
13/9/1945, sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946, sắc lệnh 51/SL ngày 17/4/1946.... quy
định việc thành lập Tòa án quân sự và thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Sắc
lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 và sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 nêu rõ việc phân
định thẩm quyền của Tòa án quân sự, trong đó đối với các vụ án hình sự thì Tòa án
sơ cấp vừa có thẩm quyền xử sơ thẩm và chung thẩm, Tòa án đệ nhị cấp có thẩm
quyền xử chung thẩm những án vi cảnh của Tòa án sơ cấp bị kháng cáo, Tòa
thượng thẩm có thẩm quyền xử chung thẩm những án kháng cáo sơ thẩm của Tòa
đệ nhị cấp. Riêng đối với các vụ án phản cách mạng hoặc vụ án thuộc thẩm quyền
của Tòa án quân sự thì giai đoạn 1946 - 1957 không xét xử đến cấp thứ hai, bản án
sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành ngay (sắc lệnh số 21/SL ngày
14/02/1946 và sắc lệnh số 156/SL ngày 17/11/1950).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng
Chính phủ ra nghị định số 300/TTg ngày 14/8/1959 thiết lập lại hệ thống Tòa án, và
khi đó Tòa án cấp phúc thẩm được chia tại 3 khu vực: Tại Hà Nội, Hải Phòng và
19