Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sử dụng phân tử thanh dàn mô phỏng kết cấu vách tính toán dao động riêng nhà cao cao tầng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.04 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-----------------------------------

NGUYỄN HỒNG LĨNH

SỬ DỤNG PHẦN TỬ THANH DÀN MÔ PHỎNG KẾT
CẤU VÁCH TÍNH TOÁN DAO ĐỘNG RIÊNG NHÀ
CAO TẦNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

Hà Nội 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-----------------------------------

NGUYỄN HỒNG LĨNH
KHÓA: 2016 – 2018


SỬ DỤNG PHẦN TỬ THANH DÀN MÔ PHỎNG KẾT
CẤU VÁCH TÍNH TOÁN DAO ĐỘNG RIÊNG NHÀ
CAO TẦNG
Chuyên ngành:

Kỹ thuật Xây dựng Công trình DD&CN

Mã số:

60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ HỮU THANH

Hà Nội 2018


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội, các thầy cô trong Khoa sau đại học cùng với các thầy giáo, cô giáo
các Khoa, bộ môn đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa
học 2016 - 2018.
Đặc biệt tôi cảm ơn thầy TS. Lê Hữu Thanh người trực tiếp hướng dẫn
khoa học luận văn đã tạo mọi điều kiện, dành nhiều thời gian, nhiệt tình giúp
đỡ cũng như đầu tư tài liệu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Sức bền – Kết cấu Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô trong tiểu ban bảo vệ đề cương, các

thầy cô trong tiểu ban kiểm tra tiến độ luận văn, đã có những ý kiến góp ý quý
báu cho nội dung luận văn.
Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Nhưng tôi xin hứa sẽ đầu tư nghiên cứu thêm những vấn đề còn
hạn chế, thiếu sót đó để hoàn thiện thêm kiến thức của tôi trong quá trình làm
việc sau này
Hà Nội, ngày ......, tháng ..... năm 2018
Học viên

Nguyễn Hồng Lĩnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Lĩnh


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viêt tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ và đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 4
Cấu trúc luận văn của đề tài ..................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG VÀ HỆ VÁCH TRONG KẾT
CẤU NHÀ CAO TẦNG ............................................................................... 5
1.1. Khái niệm và phân loại nhà cao tầng ................................................. 5
1.2. Kết cấu nhà cao tầng ......................................................................... 11
1.2.1

Hệ khung ................................................................................... 14

1.2.2

Hệ tường (vách) chịu cắt ............................................................ 16

1.2.3

Hệ Khung - Tường chịu cắt ........................................................ 16

1.2.4

Hệ khung lõi .............................................................................. 17

1.2.5

Hệ Ống trong Ống (Tube in Tube) ............................................. 18


1.3. Vách trong kết cấu nhà cao tầng tại Việt Nam ................................ 19
1.4. Phân loại kết cấu vách trong nhà cao tầng ...................................... 20


1.4.1

Theo chức năng chịu tải ............................................................. 20

1.4.2

Theo kích thước hình học........................................................... 21

1.4.3

Các phân loại khác ..................................................................... 22

1.5. Phân tích kết cấu nhà cao tầng có sử dụng vách ............................. 22
1.5.1

Mô hình tính toán ....................................................................... 23

1.5.2

Sơ đồ tính toán ........................................................................... 25

1.6. Phương pháp phân tích động lực học nhà cao tầng ........................ 26
1.6.1

Phương pháp giải tích ................................................................ 28


1.6.2

Phương pháp phần tử hữu hạn.................................................... 29

1.7. Mô hình phần tử vách trong phân tích kết cấu nhà cao tầng ......... 30
1.7.1

Mô hình phần tử tấm .................................................................. 31

1.7.2

Mô hình Micro ........................................................................... 32

1.7.3

Mô hình Macro .......................................................................... 33

1.7.4

Mô hình thanh dàn ảo ................................................................ 34

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN DAO ĐỘNG RIÊNG NHÀ CAO TẦNGSỬ
DỤNG PHẦN TỬ THANH DÀN ẢO MÔ PHỎNG KẾT CẤU VÁCH.. 36
2.1. Dao động riêng kết cấu nhà cao tầng ............................................... 36
2.1.1

Hệ một bậc tự do ........................................................................ 36

2.1.2


Dao động riêng của hệ có nhiều bậc tự do .................................. 42

2.2. Mô hình vách chịu cắt bằng phần tử thanh dàn .............................. 48
2.2.1

Phần tử thanh dàn tương đương (ảo) .......................................... 48

2.2.2

Mô hình vách nhà cao tầng bằng pần tử thanh dàn tương đương 53

2.3. Tính toán vách nhà cao tầng theo mô hình thanh dàn .................... 56
2.3.1

Xác lập vùng B và D trong bê tông ............................................ 56

2.3.2

Tách vùng D và xác định tải trọng tại góc của vùng D ............... 57

2.3.3

Vẽ sơ đồ giàn truyền tải giữa các vùng trong cấu kiện ............... 57


2.3.4

Vẽ mô hình giàn ảo .................................................................... 57


2.3.5

Tính toán cấu kiện dàn ............................................................... 58

CHƯƠNG 3: VÍ DỤ TÍNH TOÁN ............................................................ 59
3.1. Tính toán vách đơn trong kết cấu nhà cao tầng .............................. 59
3.1.1

Mô hình tính toán ....................................................................... 59

3.1.2

Kết quả phân tích số ................................................................... 62

3.2. Phân tich vách nhà nhiều tầng ......................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 73


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

A


Diện tích mặt cắt ngang

2

c

Hệ số cản nhớt ( damping cofficient)

3

E

Module đàn hồi ( Young,s modulus)

4

f

Tần số dao động tự do

5

g

Gia tốc trọng trường

6

G


Mô đun đàn hồi trượt

7

k

Độ cứng của lo xo

8

m

Khối lượng

9

p(t)

10

PTHH

Phần tử hữu hạn

11

T

Chu kỳ dao động


12

TMD

13

u

Chuyển vị theo phương ngang (trục X)

14

v

Chuyển vị theo phương đứng (trục Y)

15

ε

Biến dạng

16

λ

Độ dài sóng

17


ν

Hệ số poisson

18

ω

Tần số góc ( trong dao động tự do)

19

Φ

độ lệch pha

Tải trọng theo thời gian

Tuned Mass Damper


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số thứ tự

Nội dung hình vẽ

Hình 1.1

Phân loại nhà cao tầng theo CTBUH


Hình 1.2

Lịch sử phát triển nhà cao tầng qua một số công trình tiêu
biểu [17]

Hình 1.3

Lịch sử phát triển nhà cao tầng [17]

Hình 1.4

Tòa nhà Lotte Center, Hà Nội, Việt Nam [18]

Hình 1.5

Hanoi Tower –Một trong số những công trình cao tầng
đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội, [18]

Hình 1.6

Mật độ nhà cao tầng cao tại khu vực nhỏ ở Hà Nội [20]

Hình 1.7

Hệ kết cấu chịu tải trọng ngang trong nhà cao tầng

Hình 1. 8

Lựa chọn hệ kết cấu theo chiều cao công trình [17]


Hình 1. 9

Tòa tháp Trump, tòa nhà bằng kết cấu bê tông cốt thép
cao nhất nước Mỹ

Hình 1. 10

Sơ đồ hệ khung

Hình 1.11

Mặt bằng bố trí hệ vách (tường) chịu lực

Hình 1.12

Hệ kết cấu vách chịu lực trong nhà cao tầng[17]

Hình 1.13

Hệ kết cấu Khung – Vách chịu lực trong nhà cao tầng
[17]

Hình 1.14

Sơ đồ hệ khung-lõi chịu lực

Hình 1.15

Sơ đồ hệ Tube in Tube và Tháp Willis sử dụng kết cấu
Tube in Tube (1973) [17]


Hình 1. 16

Bố trí vách trong công trình[22]

Hình 1. 17

Các dạng phá hoại do tải trọng gây ra đối với kết cấu
vách (a) Do moment uốn, (b) Do lực cắt chân cột, (c) Do
tải trọng theo phương đứng và (d) Do mất ổn định

Hình 1.18

Phân loại vách theo kích thước hình học


Hình 1.19
Hình 1.20
Hình 1.21

Phân loại vách theo tạo hình
Ảnh hưởng của độ cứng dầm sàn tới tính toán kết cấu nhà
cao tầng, (a) Hệ kết cấu khung, (b) Hệ kết cấu vách và (c)
Hệ vách và khung làm việc đồng thời [8]
Sơ đồ phẳng tính toán nhà cao tầng (a) Hệ giằng, (b) Hệ
khung giằng

Hình 1.22

Sơ đồ không gian phân tích nhà cao tầng


Hình 1.23

Mô hình tính toán động lực học công trình nhà cao tầng
có kể tới độ cứng và hệ số cản môi trường

Hình 1.24

Phần tử tấm 4 nút

Hình 1.25

(a) Mô hình theo các lớp phần tử trong dầm của Monti và
Spacone (b) Mô hình Belmouden và Letstuzzui [14]

Hình 1.26

Mô hình hai phần tử [14]

Hình 1.27

Mô hình dàn ảo áp dụng cho vách trong nhà cao tầng[14]

Hình 2. 1

Dao động của hệ có một bậc tự do

Hình 2. 2

Dao động tuần hoàn của hệ kết cấu có một bậc tự do


Hình 2. 3

Dao động tự do của hệ kết cấu khi kể tới hệ số cản nhớt
của môi trường

Hình 2. 4

Dao động của hệ n bậc tự do

Hình 2. 5

Hệ dàn tương đương trong cấu kiện chịu cắt

Hình 2. 6

Mô hình thanh chống và giằng trong dàn tương đương

Hình 2. 7
Hình 2. 8

Mô hình nối các vùng không liên tục bằng dàn tương
đương
Mối tương quan giữa cường độ bê tông và góc nghiêng
của thanh chống xiên trong dàn tương đương

Hình 2. 9

Mô hình vách chịu cắt bằng phần tử thanh dàn [16]


Hình 2. 10

Ví dụ cho mô hình vách chịu cắt bằng phần tử thanh dàn

Hình 2. 11

Sơ đồ truyền tải giữa các vùng trong kết cấu chịu tác
dụng của tải trọng tập trung và phân bố

Hình 2. 12

Một số mô hình dàn ảo sử dụng trong kết cấu


Hình 3. 1

Sơ đồ kết cấu vách đơn

Hình 3. 2

Thông số vật liệu bê tông

Hình 3. 3

Mô hình phần tử thanh dàn tương đương

Hình 3. 4

Kích thước mặt cắt ngang của thanh đứng


Hình 3. 5

Kích thước mặt cắt ngang thanh ngang và xiên

Hình 3. 6

Nội lực trong vách

Hình 3. 7

Nội lực trong phần tử khung

Hình 3. 8

Chuyển vị và biến dạng trong mô hình phần tử Shell

Hình 3. 9

Chuyển vị và biến dạng trong mô hình phần thanh dàn

Hình 3. 10

Mode dao động 1 – Mô hình phần tử Shell

Hình 3. 11

Mode dao động 1 – Mô hình phần tử thanh dàn

Hình 3. 12


Nội lực trong phần tử khung

Hình 3. 13

Mode dao động 2 – Mô hình phần tử Shell

Hình 3. 14

Mode dao động 2 – Mô hình phần tử thanh dàn

Hình 3. 15

Mode dao động 3 – Mô hình phần tử Shell

Hình 3. 16

Mode dao động 3 – Mô hình phần tử thanh dàn

Hình 3. 17

Mô hình phần tử Shell và khung dàn vách nhà nhiều tầng

Hình 3. 18

Mode dao động 1 – Nhà nhiều tầng

Hình 3. 19

Mode dao động 2 – Nhà nhiều tầng


Hình 3. 20

Mode dao động 3 – Nhà nhiều tầng


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Vách được thiết kế trong nhà cao tầng chủ yếu để chịu các tải trọng
ngang sinh ra trong công trình do các nguyên nhân như: gió, động đất …
Vách còn có tên gọi khác là tường chịu cắt (Shear Wall), là cấu kiện tấm
mỏng có chiều dài (cao) lớn trong không gian. Ngoài các chức năng trên,
vách cũng tham gia chịu tải trọng đứng và góp phần tăng độ cứng của công
trình (độ cứng chống uốn và xoắn). Trong thiết kế nhà cao tầng, hệ vách có
thể được thiết kế thành hệ kết cấu độc lập, tuy nhiên trong hầu hết các công
trình, vách thường được sử dụng kết hợp với các hệ chịu tải trọng đứng và
ngang khác như: hệ khung, lõi hoặc tường cứng [3].
Trong nhà cao tầng, vách có thể được chế tạo bằng vật liệu: Bê tông cốt
thép, bê tông lắp nghép hay bằng thép. Để tăng độ cứng, trên mặt bằng công
trình vách thường được ưu tiên bố trí ra các biên hoặc vị trí cách xa tâm cứng
của công trình. Trong một số cách bố trí khác, vách cũng có thể được bố trí
tập trung về tâm công trình để tạo thành hệ lõi cứng [12]. Căn cứ theo hình
dáng công trình, việc bố trí vách phải đảm bảo tăng độ cứng chống uốn và
xoắn của công trình. Kết cấu khung vách hiệu quả khi bố trí cho các công
trình có chiều cao 100 – 130 m [3, 12].
Trên thế giới, tường chịu cắt trong nhà cao tầng được sử dụng từ những
năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ngày nay, tường chịu cắt là dạng kết cấu
phổ biến và được ưu tiên sử dụng trong nhà cao tầng kết cấu BTCT. Trên thế
giới việc phân tích sự làm việc (khả năng chịu lực, biến dạng, ứng xử động

lực học…) của vách trong nhà cao tầng được nghiên cứu và giới thiệu trong
nhiều tài liệu cũng như các bài báo khoa học. Moham R và Prabha C nghiên
cứu ảnh hưởng của các loại vách tới ứng xử của nhà cao tầng [11]. Capuani et


2

al giới thiệu kết quả nghiên cứu về ứng xử của hệ khung vách làm việc đồng
thời [9]. Cả hai nghiên cứu trên cùng sử dụng phương pháp phổ dao động để
phân tích cho ứng xử của công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất.
Như ta đã biết, Việt Nam trong một số năm gần đây nhà cao tầng ngày
được xây dựng rộng rãi và là phương án được lựa chọn nhiều nhất bởi các
Chủ đầu tư khi phát triển các khu đô thị trong các thành phố có mật độ dân cư
cao. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã được thực hiện để xét tới ảnh hưởng
của vị trí vách cứng đến biến dạng xoắn và chuyển vị trong nhà cao tầng chịu
tải trọng ngang [1], hay đánh giá sự làm việc đồng thời của sàn và lõi cứng
trong nhà nhiều tầng khi chịu tải trọng ngang qua việc xét chuyển vị xoay θ
[4].
Các nghiên cứu trên có đặc điểm chung là mô hình các vách theo phần
tử tấm (Shell Element). Một số nghiên cứu được thực hiện dựa trên phân tích
bằng các phần mềm phân tích kết. Trong phân tích động lực học công trình,
các thông số như: chu kỳ, tần số, mode dao động, là các dữ liệu phục vụ cho
công tác thiết kế công trình khi chịu tải trọng động, thiết kế điều khiển dao
động, chống chống xoắn cho công trình. Tuy nhiên, như đã biết các thông số
trên phụ thuộc vào việc bố trí hệ vách lõi trên mặt bằng và thường cho kết quả
tối ưu khi thực hiện phân tích sơ đồ kết cấu theo mô hình 3D. Do vậy, việc sử
dụng mô hình phần tử Shell làm tăng khối lượng công tác phân tích, thời gian
phân tích.
Bằng việc sử dụng mô hình phần tử thanh dàn (Truss Element)-là phần
tử đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cho được đầy đủ các thông số cơ bản của

động lực học công trình sẽ giúp giảm chi phí, thời gian và giá thành thiết kế
công trình. Đồng thời cũng giúp kỹ sư thiết kế có cái nhìn trực quan nhất về
sự làm việc của vách khi công trình chịu tải trọng ngang (phần tử thanh dàn
thể hiện rõ vùng kéo-nén, vùng chịu cắt của vách). Do vậy, xuất phát từ tồn


3

tại trên, tác giả lựa chọn đề tài “Sử dụng phần tử thanh dàn mô phỏng kết cấu
vách tính toán dao động riêng nhà cao tầng” là đối tượng nghiên cứu của luận
văn này.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên với một số mục tiêu đạt được như sau:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết tính toán dao động riêng nhà cao tầng s kết
cấu vách được mô hình hóa bằng phần tử thanh dàn ảo.
- Đề tài được nghiên cứu với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong
công tác thiết kế kết cấu vách nhà cao tầng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian của chương trình đào tạo, đề tài được thực
hiện nghiên cứu giới hạn trong phạm vi với một số nội dung chính như sau:
- Hệ vách trong kết cấu nhà cao tầng được chế tạo bằng vật liệu Bê tông
cốt thép; và công trình có chiều cao tầng < 50 tầng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, xây dựng cơ sở lý
thuyết tính toán và áp dụng tính toán cho bài toán cụ thể. Kết quả tính toán sẽ
được so sánh với kết quả tính toán bằng bằng phần mềm phân tích kết cấu
SAP 2000 hoặc ETAB. Trong đó:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phân tích vách chịu lực trong nhà cao tầng sử
dụng phần tử thanh dàn (truss model), Áp dụng lý thuyết xây dựng
được để giải cho bài toán vách của công trình nhà cao tầng cụ thể;

- Khảo sát ví dụ tính toán trên bằng phần mềm phân tích kết cấu, so sánh
kết quả thu được từ lời giải giải tích và phương pháp số


4

- Từ kết quả so sánh trên rút ra các kết luận và kiến nghị cho đề tài để áp
dụng vào thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng cho công tác tính toán
kết cấu vách nhà cao tầng của tác giả trong công việc thực tế. Đề tài là một
trong những cơ sở cho người kỹ sư thiết kế lựa chọn giải pháp tối ưu trong
thiết kế nhà cao tầng; là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, học tập của học
viên, sinh viên chuyên ngành xây dựng.
Cấu trúc luận văn của đề tài
Đề tài “Sử dụng phần tử thanh dàn mô phỏng kết cấu vách tính toán
dao động riêng nhà cao tầng” được cấu trúc chia thành các chương chính sau:
Chương mở đầu: Trình bày lý do lựa chọn, sự cần thiết và phạm vi
nghiên cứu của đề tài cũng như ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài.
Chương 1: Tổng quan về vách nhà cao tầng các phương pháp phân tích
vách trong nhà cao tầng. Trình bày lý do lựa chọn mô hình sử dụng trong đề
tài áp dụng cho phân tích hệ vách nhà cao tầng.
Chương 2: Xây dựng cơ sở lý thuyết phân tích vách chịu lực trong nhà
cao tầng sử dụng phần tử thanh dàn.
Chương 3: Ví dụ tính toán, áp dụng lý thuyết xây dựng được tính toán
cho các bài toán cụ thể. So sánh kết quả tính toán giải tích với kết quả khảo
sát bằng phần mềm số. Phân tích đánh giá kết quả của bài toán.
Kết luận và kiến nghị: Từ kết quả của đề tài, tác giả đề xuất các kết
luận và kiến nghị rút ra được từ nghiên cứu của luận văn này.



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1) Kết luận
Đề tài nghiên cứu phân tích sử dụng mô hình phần tử thanh dàn thay
thế cho phần tử tấm (Shell) trong tính toán động lực học nhà cao tầng có vách.
Đây là một kỹ thuật đã được sử dụng trong những năm gần đay trong tính
toán thiết kế nhà cao tầng. Với việc mô phỏng vách theo mô hình này giúp
cho công việc thiết kế giảm được thời gian tính toán và phân định rõ các vùn
chịu lực trong vách. Cùng với việc sử dụng phần mềm phân tích kết cấu SAP
2000 được sử dụng để thực các khảo sát theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
Với nội dung đã trình bày luận văn đã được thực hiện với mục tiêu đạt được
như sau:
1) Thiết lập được bài toán và hệ thống được cơ sở lý thuyết tính toán
hệ động lực học công trình theo mô hình phần tử thanh dàn thay thế
sử dụng mô hình phần tử Shell truyền thống
2) Bằng cách so sánh kết quả phân tích cho vách đơn theo hai mô hình
Shell và phần tử thanh dàn, mô hình chuẩn sẽ được sử dụng để phát

triển cho một vách trong nhà cao tầng có chiều cao 10 tầng.
3) Với nội dung đã đạt được, kết quả phân tích của luận văn có thể
được áp dụng trong phân tích động lực học và thiết kế tính toán nhà
cao tầng phục vụ công tác học tập và nghiên cứu cũng như công việc
của tác giả.
2) Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu và tồn tại của đề tài, tác giả đề xuất một số kiến
nghị cần được nghiên cứu tiếp trong lĩnh vực này như sau:


72

1) Mô hình này gặp nhiều khó khăn khi mô phỏng cho vách có lỗ cửa,
hình dáng phức tạp khác
2) Mô hình này cần được tiếp tục nghiên cứu cho bài toán nhà cao tầng
chịu tác dụng của các nguyên nhân tải trọng như gió và động đất để
tiếp tục kiểm chứng mô hình


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1

Bùi Thiên Lam (2008), “Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Vị Trí Vách Cứng
Đến Biến Dạng Xoắn Và Chuyển Vị Trong Nhà Cao Tầng Chịu Tải
Trọng Ngang”, Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng (Số
2).

2


Trần Cao Thanh Ngọc (2012), “Mô hình giàn ảo cho nút giữa của khung
bê tông cốt thép dưới tác động của tải trọng động đất”, Tạp Chí Khoa Học
và Công Nghệ Xây dựng, Số 14/12, pp 52 – 58.

3

Lê Thanh Huấn (2007), Kết cấu nhà cao tầng Bê tông Cốt thép,Nhà Xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.

4

Nguyễn Văn Hùng, Ninh Đức Thuận (2006), “Đánh Giá Sự Làm Việc
Đồng Thời Của Sàn Và Lõi Cứng Trong Nhà Nhiều Tầng Khi Chịu Tải
Trọng Ngang Qua Việc Xét Chuyển Vị Xoay θ”, Tạp chí Xây dựng, (số
2/2006).

5

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam,TCVN 5574:2012 Kết câu Bê tông và Bê
tông Cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản Xây dựng.

6

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam,TCVN 9386:2012 Thiết kế công trình
chịu động đất, Nhà xuất bản Xây dựng.

7

Tiêu chuẩn quốc gia,TCVN 9363:2012 Khảo sát cho xây dựng-Khảo sát
địa kỹ thuật cho nhà cao tầng,Nhà xuất bản Xây dựng.


8

Bộ môn Kết cấu công trình – trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Kết
cấu nhà cao tầng bêtông cốt thép,Tuy Hòa, Phú Yên.

Tiếng Anh
9

Capuani D,Merli M, Savoia M (May 16, 1996), “Dynamic Analysis of
Coupled Shear wall-Frame Systems”, Journal of Sound and Vibration,
(Volume 192, Issue 4), pp 867-883.

10 Jinjie M, Qingxuan S, Zhijian H (2014), “Optimal Design of Tall
Residential Building with RC Shear Wall and with Rectangular Layout”,
International Journal of High-rise Building,(Volume 3, No. 4), Council
on Tall Building and Urban Habitat, pp 285-296.


11 Mohan R, Prabha C (2011), “Dynamic Analysis of RCC Buildings with
Shear Wall”, International Journal of Earth Sciences and Engineering,
(Volume 3, No. 4 SPL), pp. 659-662,
12 Tall Building Urban Habitat (1980), Tall Building System and Concepts,
US.
13 Hande U, Norihiko G (2017), “Cyber-Physical system based productivity
improvement concept of construction 4.0”, Material, Structures,
Construction Technology and Construction Inspection 2017, Hanoi
Architectural University, Vietnam.
14 Galal K and El-Sokkary H (2008), “Advancement in modeling of rc shear
walls”, The 14th World Conference on Earthquake Engineering, Beijing,

China.
15Connor J. J (2003), “In Introduction to Structural Motion Control”, Prentice
Hall.
16 Oesterle R.G, Aristizabal-Ochoa J. D, Shiu K.N and Corley W.G (1984),
“Web Crushing of Reinforced Concrete Structural Wall”, ACI Journal
May-June 1984.

Website
17
18
19
20
21 />22



×