Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

CHƯƠNG VI: BỆNH HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.45 KB, 50 trang )

CHƯƠNG VI: BỆNH HÔ HẤP
CÂU HỎI
HƢỚNG DẪN: Mỗi câu hỏi dƣới đây có 5 câu trả lợi gợi ý. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
cho mỗi câu hỏi.
VI.1- Một phụ nữ 21 tuổi bị đợt bộc phát bệnh bạch cầu cấp nguyên bào lymphô, đƣợc điều
trị với phác đồ tấn công 5 thuốc (cyclophosphamide, daunorubicin, vincristine, prednisone,
và L-asparaginase). Vào ngày thứ 6 sau khi điều trị theo phác đồ này, ngƣời bệnh bị sốt và
đƣợc bắt đầu cho dùng ceftazidime. Ngƣời bệnh hạ sốt nhƣng lại có cơn sốt khác 5 ngày sau
đó và đƣợc dùng ngay amphotericin B. 10 ngày tiếp sau nữa, ngƣời bệnh (đang dùng
corticoid uống) vẫn sốt, giảm bạch cầu hạt trung tính, và giảm tiểu cầu và đƣợc ghi nhận có
thở khó. Chụp X-quang phổi cho thấy thâm nhiễm đông đặc vùng phổi trái. Cấy đờm có tập
khuẩn thƣờng trú vùng miệng-họng và một số cụm khuẩn Aspergillus. Kết luận thích hợp
nhất đƣợc rút ra:
(A). có vẽ đúng nhất là bị bệnh nấm phổi Aspergillus xâm lấn.
(B). Aspergillus là vấy nhiễm; ngƣời bệnh bị viêm phổi nhiễm khuẩn có thể là đúng nhất.
(C). không cần làm sinh thiết để xác định chẩn đoán.
(D). ngƣời bệnh bị viêm phổi do virut có vẽ là đúng nhất.
(E). có quần tập Aspergillus ở ngƣời bệnh, nhƣng nguyên nhân chính xác nhất của thâm
nhiễm phổi là do độc tính của thuốc.
VI.2- Một ngƣời nông dân Ai cập 28 tuổi đến khám vì đau hông trái. Siêu âm cho thấy dãn
niệu quản trái và ứ nƣớc thận trái. Nội soi bàng quang phát hiện một khối u lan từ niệu quản
trái vào trong lòng bàng quang. Ngƣời ta tìm thấy trứng của ký sinh trùng (150 X 50
micromet) trong nƣớc tiểu và trong mẫu sinh thiết khối u niệu quản. Nhận định nào sau đây là
đúng ?
(A). Nếu không điều trị thƣờng sẽ gây suy thận.
(B). Tổn thƣơng không đƣợc điều trị triệt để bằng hoá trị liệu .
(C). Nếu không đƣợc điều trị, ngƣời bệnh có nguy cơ cao bị carcinoma bàng quang tế bào
chuyển tiếp.
(D). Ngƣời bệnh đang bị nhiễm bệnh do schistosoma.
(E). Vi sinh vật gây bệnh này lan truyền qua đƣờng tiếp xúc phân-miệng.
VI.3- Một ngƣời đàn ông 45 tuổi đến thăm khám ngƣời bác sỹ nội trú của ông ta vì mệt mỏi.


Ông ta kể lại bệnh sử đã điều trị thành công ung thƣ tinh hoàn 10 năm về trƣớc. Khám thực
thể không có gì đặc biệt. Xét nghiệm máu thƣờng quy cho thấy một công thức máu bình
thƣờng, và creatinin, α-FP (alphafoetoprotein), và β-HCG (beta-human chorionic
gonadotropin) bình thƣờng, nhƣng men gan lại tăng mỗi loại gấp 3 lần mức bình thƣờng
(mức cao). Đƣợc biết ngƣời bệnh đã đƣợc truyền máu khi hoá trị liệu ung thƣ, bác sỹ chỉ định
xét nghiệm huyết thanh các virut viêm gan và tìm thấy bằng chứng ngƣời bệnh đã bị nhiễm
virut viêm gan C (HCV). Bƣớc tiếp cận chẩn đoán hoặc điều trị kế tiếp thích hợp nhất là :
(A). gửi huyết thanh đi xét nghiệm HCV RNA bằng phân tích phản ứng chuổi polymerase
(PCR).
(B). gửi đi làm sinh thiết gan.
(C). bắt đầu điều trị interferon (IFN).
(D). làm lại các tét huyết thanh HCV.
(E). chỉ định chụp cắt lớp vùng bụng và chậu hông.

1


VI.4- Những ngƣời bệnh nào sau đây dễ bị nhiễm Helicobacter pylori trong dạ dày nhất ?
(A). Một ngƣời Mỹ 60 tuổi có thu nhập trung bình.
(B). Một ngƣời Mỹ 25 tuổi thuộc nhóm thu nhập thấp.
(C). Một ngƣời Pakistan 60 tuổi.
(D). Một ngƣời Zair 25 tuổi .
(E). Một ngƣời Đan Mạch 70 tuổi .
VI.5- Một phụ nữ 55 tuổi từ bang Oregon vào viện với triệu chứng nhìn đôi 24 giờ sau khi ăn
trái cây tự đóng hộp ở nhà làm. Trong vòng một vài giờ sau khi nhập viện, ngƣời ta lại ghi
nhận thấy bà ta bị rối loạn tiếng nói và yếu tay. Những triệu chứng khác bao gồm buồn nôn,
nôn, ù tai, nhìn mờ, và khô miệng. Điều nào sau đây là ÍT quan trọng nhất khi xử trí tình
trạng bệnh của BN này ?
(A). Penicillin tĩnh mạch.
(B). Theo dõi monitor bằng phế dung ký.

(C). Điều trị kháng độc tố.
(D). Dùng thuốc tẩy (xổ).
(E). Thụt tháo.
VI.6- Điều nào sau đây thƣờng đi đôi với nguy cơ phát triển viêm phổi thấp trên một ngƣời
bệnh điều trị nội trú?
(A). Dùng omeprazole.
(B). Dùng ranitidine.
(C). Dùng sucralfate.
(D). Sử dụng ống nội khí quản.
(E). Dùng thuốc gây ngủ/mê.
VI.7- Một ngƣời bệnh 35 tuổi đang đƣợc khởi trị bệnh bạch cầu cấp thể tuỷ và đã dung nạp
tốt việc hoá trị. Tuy nhiên, 6 ngày sau khi bắt đầu hoá trị và khoảng 10 ngày sau khi cấy đặt
một thiết bị truyền tĩnh mạch qua lồng ngực (catheter Hickman), anh ta bị lên cơn sốt. Thăm
khám cho kết quả âm tính ngoại trừ có tấy đỏ và đau tại vị trí cài đặt và dọc theo đƣờng hầm
dƣới da. Cấy máu và X-quang phổi cho kết quả âm tính. Tới thời điểm này hành động tiếp
theo thích hợp nhất là:
(A). tháo bỏ đƣờng truyền và đặt lại một đƣờng mới theo dây dẫn.
(B). bắt đầu dùng vancomycin tĩnh mạch.
(C). bắt đầu dùng vancomycin và gentamycin tĩnh mạch.
(D). tháo bỏ đƣờng truyền .
(E). bắt đầu dùng vancomycin, gentamycin và amphotericin B tĩnh mạch.
VI.8- Một ngƣời đàn ông 70 tuổi có tiền sử hút thuốc lá nhiều và bị bệnh phổi tắt nghẽn mãn
tính (COPD) mức độ trung bình bỗng cảm thấy rất tệ. Ông ta kể bệnh có ho, rét run, đau ngực
kiểu đau màng phổi, và sốt hâm hấp. X-quang lồng ngực phát hiện một thâm nhiễm đông đặc
nhỏ ở thuỳ dƣới phổi phải. Nhuộm Gram đờm của ngƣời bệnh cho thấy có nhiều cầu khuẩn
gram âm, rất nhiều vi khuẩn đứng thành cặp. Điều tri thích hợp nhất nên là:
(A). không cần điều trị kháng sinh.
(B). tetracyclin.
(C). ciprofloxacin.
2



(D). trimetoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMZ).
(E). penicillin/clavulanic acid.
VI.9- Những nhận định nào sau đây là đúng, liên quan đến việc sử dụng các chất ức chế
protease để điều trị những ngƣời nhiễm HIV?
(A). Điều trị ban đầu những ngƣời bệnh nhiễm HIV phải bao gồm một thuốc ức chế sao chép
ngƣợc, và chỉ dùng ức chế protease sau khi bệnh đã tiến triển thêm.
(B). Ức chế protease của ngƣời có những hệ quả lâm sàng đáng kể.
(C). Những thuốc này đƣợc chuyển hoá bởi các enzym cytochrome P450.
(D). Hiếm gặp các tác dụng phụ ở hệ tiêu hoá.
(E). Những thuốc này tác động chủ yếu làm ổn định hơn là làm giảm tải lƣợng virut.
Chung cho câu hỏi VI.10 và 11- Một BN nam 36 tuổi bị xƣớt da bàn tay phải vào viện với
cơn đau cấp tính ở vai phải. Khám thực thể có thân nhiệt 3905 C kèm lạnh run, và BN trông
rất mệt. Vai và cánh tay phải sung nề và tấy đỏ bầm, kèm theo là rất đau. Trong vòng vài giờ
BN trở nên lờ đờ và tụt huyết áp. Kết quả xét nghiệm cho thấy có tăng creatinin huyết thanh,
giảm tiểu cầu và tăng men gan. Mô mềm vùng cánh tay trái cũng đã bắt đầu có hiện tƣợng
hoại tử. Cấy máu, ngay từ khi BN vào viện cũng đã cho kết quả dƣơng tính.
VI.10- Vi sinh gây nên hội chứng lâm sàng này có khả năng cao nhất là:
(A). liên cầu nhóm A.
(B). liên cầu nhóm D.
(C). tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).
(D). Bacteroides fragilis.
(E). Clostridium septicum.
VI.11- Điều trị thích hợp nhất cho BN này là:
(A). penicillin G.
(B). penicillin G/clavulanic acid.
(C). erythromycin.
(D). vancomycin.
(E). phẫu thuật.

VI.12- Những nhận định nào sau đây về bệnh lý nhiễm cryptosporidia là đúng?
(A). Nhiễm trùng có triệu chứng ở vật chủ có hệ miễn dịch còn tốt là rất hiếm gặp.
(B). Các kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh rất cần để chẩn đoán bệnh.
(C). Là nguyên nhân thƣờng gặp của tiêu chảy ở ngƣời bệnh AIDS, nhƣng thƣờng hiếm gặp
các biểu hiện nặng, nhƣ sụt cân và đau .
(D). Bệnh đƣợc lây truyền qua đƣờng phân-miệng.
(E). Điều trị chọn lọc là praziquantel.
VI.13- Vài tuần sau khi ăn một bữa ăn tại vùng quê nƣớc Pháp, gồm có thịt ngựa và thịt heo
nuôi tại địa phƣơng, một phụ nữ 35 tuổi đi khám bệnh vì sƣng nề và đau các cơ, đặc biệt là ở
hai bắp chân và ở cổ. Khám thực thể có phù quanh hốc mắt. Kết quả xét nghiệm có tăng bạch
cầu ái toan, tăng IgE huyết thanh, và tăng CPK (creatinine phosphokinase). Chẩn đoán phù
hợp nhất là:
3


(A). bệnh ấu trùng di cƣ vùng nhỡn cầu (nhiễm Toxocara canis).
(B). bệnh giun xoắn.
(C). viêm cơ do virut.
(D). viêm đa cơ (tự miễn).
(E). sốt thƣơng hàn.
VI.14- Những hội chứng nào sau đây ÍT liên quan đến bệnh nhiễm parvovirus nhất?
(A). Một trẻ 5 tuổi có bệnh sử sốt nhẹ 3 ngày với hai má đỏ ửng khi đi khám.
(B). Một phụ nữ 38 tuổi đau cổ tay và đầu gối trong suốt 3 tuần .
(C). Một BN 20 tuổi bị bệnh hồng cầu liềm vào viện với sụt rõ hematocrit.
(D). Một BN 55 tuổi bị thiếu máu tan máu và số lƣợng bạch cầu, tiểu cầu bình thƣờng.
(E). Một trẻ nam 7 tuổi bị buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy toàn nƣớc trong 3 ngày.
VI.15- Điều gì sau đây giúp chẩn đoán bệnh thông qua việc tìm thấy ký sinh trùng gây bệnh?
(A). Tét nuôi dây lấy mẫu dịch tá tràng phát hiện nhiễm amib.
(B). Kỹ thuật băng dính dán vùng da quanh hậu môn để phát hiện sán dây bò.
(C). Chọc hút áp-xe gan để tìm Entamoeba histolytica.

(D). Lắng phân tìm Schistosoma haematobium.
(E). Nhuộm Gram mẫu đờm khạc chủ động để phát hiện Pneumocystis carinii.
VI.16- Nhận định nào sau đây về tiền đề dễ nhiễm bệnh ký sinh trùng là đúng?
(A). Giảm số lƣợng tế bào lymphô CD4+ là tiền đề dễ nhiễm bệnh sốt rét.
(B). BN bị bệnh bạch cầu lymphô mạn dễ bị nhiễm Strongyloides.
(C). BN bị cắt lách có nguy cơ dễ nhiễm bệnh do Babesia.
(D). BN đa u tuỷ thƣờng dễ bị nhiễm bệnh Leishmania.
(E). BN bệnh xơ nang có nguy cơ cao nhiễm bệnh do Toxoplasma.
VI.17- Nhận định nào sau đây về bệnh Kreuzfeldt-Jakob là đúng?
(A). Bệnh là do nhiễm retrovirus.
(B). Bệnh có thể di truyền.
(C). Bệnh chỉ giới hạn ở vùng Bắc Âu và Bắc Mỹ.
(D). Không thể xảy ra sự lây truyền bệnh giữa các loài..
(E). Giải phẫu bệnh lý của não của một BN mắc bệnh này cho thấy họi tử xuất huyết cả hai
bán cầu não.
VI.18- Đặc điểm của nhiễm trùng do Treponema không phải bệnh hoa liễu là:
(A). nhiễm trùng phổi với xu hƣớng tạo hạt.
(B). xâm lấn đƣờng mật.
(C). nhiễm trùng hệ niệu-sinh dục với những đợt đái máu và có thể gây suy thận.
(D). những thƣơng tổn da tiên phát tiến triển thành bệnh lý hạch và huỷ xƣơng.
(E). kích ứng màng não và đôi khi có tổn thƣơng nhu mô.
VI.19- Một ngƣời đàn ông da đen 53 tuổi đã đƣợc ghép thận cùng loài 7 tháng trƣớc và đang
đƣợc điều trị với azathioprin và prednisone. Anh ta đến viện sau 1 tuần bị sốt, vã mồ hôi ban
4


đêm, và chán ăn. Anh ta cũng than phiền có ho và đau ngực. Phim X-quang ngực cho thấy
thâm nhiễm hai đỉnh phổi với một hang rõ ở thuỳ trên phổi trái. Nhuộm auramine-audamine
cho thấy sự hiện diện của nhƣng vi sinh vật phù hợp với trực khuẩn lao. Creatinine của BN là
106 μmol/L (1,2 mg/dL). Điều trị đƣợc lựa chọn vào thời điểm này là:

(A). isoniazid, rifampin, và pyrazinamide.
(B). isoniazid, rifampin, pyrazinamide, và ethambutol.
(C). isoniazid và rifampin.
(D). isoniazid, pyrazinamide, và ethambutol.
(E). isoniazid, rifampin, pyrazinamide, ethambutol, và streptomycin.
VI.20- Một ngƣời lạm dụng ma tuý chích tĩnh mạch 25 tuổi bị sốt và đƣợc lấy máu nuôi cấy,
và sau 24 giờ kết quả từ phòng xét nghiệm vi sinh cho biết có sự hiện diện của cầu khuẩn
gram dƣơng đứng thành cụm. Ngƣời ta đang chờ xác định vi khuẩn gây bệnh và tính nhậy
cảm của nó. Lựa chọn kháng sinh thích hợp nhất sẽ là:
(A). penicllin.
(B). nafcillin.
(C). vancomycin.
(D). TMP/SMZ.
(E). ciprofloxacin.
VI.21- 4 tháng sau khi đƣợc ghép thận từ nguồn anh, chị em ruột, một ngƣời đàn ông 38 tuổi
đã dung nạp tốt và không thấy có hiện tƣợng thải ghép hoặc có vấn đề nghiêm trọng nào từ trị
liệu kháng miễn dịch kéo dài (cyclosporine và prednisone). Hiện nay anh ta xuất hiện sốt đến
390C, đau đầu, và cổ gƣợng. MRI não có tăng cƣờng gadolinium không cho thấy bất thƣờng
nào. Nguyên nhân có vẽ đúng nhất đối với vấn đề lâm sàng của ngƣời bệnh là nhiễm trùng
do:
(A). Listeria monocytogenes.
(B). Mycobacterium tuberculosis.
(C). Toxoplasma gondii.
(D). H. influenzae.
(E). Epstein-Barr virus (EBV).
VI.22- Một trẻ gái 8 tuổi đi khám với sƣng đau hạch mỏm trên ròng rọc kèm với sốt nhẹ và
khó chịu trong ngƣời. BN có một con mèo và kể lại tiền sử có một tổn thƣơng dạng nhú vùng
cẳng tay trên vào khoản 1 tuần đến 10 ngày trƣớc đó. Trong trƣờng hợp này nguyên nhân gây
bệnh đúng nhất có thể là:
(A). Bartonella henselae.

(B). Staphylococcus aureus.
(C). Epstein-Barr virus (EBV).
(D). Sporothrix schenkii.
(E). Yersinia pestis.
VI.23- Nhận định nào sau đây về nhiễm trùng đƣờng tiểu có đặt xông tiểu là đúng?
(A). Hầu hết những nhiễm trùng có đặt xông tiểu đều có triệu chứng.
(B). Nên sử dụng kháng sinh bôi quanh niệu đạo.
5


(C). Chỉ định kháng sinh dự phòng thƣờng quy.
(D). Đa số các BN có đặt xông tiểu trên 2 tuần thƣờng có nhiễm trùng tiểu.
(E). Các vi sinh trên da nhƣ Staphylococcus và Streptococcus là các nguyên nhân gây nhiễm
hay gặp nhất.
VI.24- Hệ quả lâm sàng nào xảy ra khi bào tử Bacillus anthracis tiếp xúc với một vết xƣớt
trên cẳng tay của một ngƣời chăn nuôi trang trại?
(A). Bào tử sinh sôi/nẩy mầm ở trên da, đi vào máu, và gây chết do tình trạng nhiễm khuẩn
lan rộng và nặng.
(B). Bào tử sinh sôi/nẩy mầm ở trên da, đi vào hệ bạch huyết, và gây sƣng hạch nách.
(C). Bào tử sinh sôi/nẩy mầm ở trên da, đi vào máu, và gây viêm phổi có thể dẫn đến tử vong
.
(D). Bào tử bị đại thực bào vùng bì nuốt và đƣợc đại thực bào vận chuyển vào máu, đến nơi
mà chúng sinh sôi/nẩy mầm; sự lan tràn của vi khuẩn xảy ra tiếp đó gây tử vong do nhiễm
khuẩn lan rộng và nặng.
(E). Thƣơng tổn đƣợc tạo ra sẽ hoại tử trung tâm với phù nề xung quanh.
VI.25- Một nữ bƣu tá 23 tuổi hoàn toàn khoẻ mạnh trƣớc đó, làm việc ở một vùng ngoại ô
đƣợc ghi nhận là có sự hiện diện của chồn và cáo bị dại. Cô ta bị một con dơi cắn, sau đó dơi
bay đi mất. Khám xét ban đầu cho thấy một vết thƣơng sạch vùng da phần trên cẳng tay phải.
Trong tiền sử bệnh, cô chƣa bao giờ đƣợc xử trí về bệnh dại và không chắc là đã có đƣợc
tiêm phòng uốn ván hay chƣa. Ngƣời thầy thuốc nên:

(A). rửa vết thƣơng với dung dịch có 20% xà phòng.
(B). rửa vết thƣơng với dung dịch có 20% xà phòng và tiêm kháng huyết thanh uốn ván.
(C). rửa vết thƣơng với dung dịch có 20% xà phòng, tiêm kháng huyết thanh uốn ván, và tiêm
bắp globuline miễn dịch kháng dại của ngƣời.
(D). rửa vết thƣơng với dung dịch có 20% xà phòng, tiêm kháng huyết thanh uốn ván, tiêm
bắp globuline miễn dịch kháng dại của ngƣời và dùng vaccin tế bào lƣỡng bội của ngƣời.
(E). rửa vết thƣơng với dung dịch có 20% xà phòng, và dùng vaccin tế bào lƣỡng bội của
ngƣời.
VI.26- Mùa hè này, một trẻ trai 10 tuổi trƣớc đó khoẻ mạnh, vào khám với bệnh xuất hiện sau
2 ngày sốt, đau đầu, và nôn ói, bệnh diễn biến nhanh đến thờ ơ, lẫn lộn, và gần đây nhất là
một cơn động kinh toàn thể. Kết quả xét nghiệm ghi nhận có tăng bạch cầu máu ngoại vi và
xét nghiệm dịch não tuỷ bình thƣờng, ngoại trừ có 35 tế bào monocyte trong mỗi microlit.
Xét nghiệm miễn dịch kết hợp enzym IgM đối với virut LaCrosse là dƣơng tính. Thuốc
chống co giật đƣợc dùng ngay. Ở thời điểm này ngƣời thầy thuốc nên:
(A). nói với ngƣời nhà có nhiều khả năng bệnh sẽ tiến triển tốt trong tuần sau và có cơ may
lớn là sẽ đƣợc ra viện trong vòng 2 tuần.
(B). chỉ định chụp CT não để loại trừ viêm não herpes.
(C). dùng acyclovir theo kinh nghiệm.
(D). dùng ampicillin và chloramphenicol theo kinh nghiệm.
(E). chia sẻ với ba mẹ trẻ quan điểm của mình về căn bệnh này, rằng không có thuốc điều trị
đặc hiệu và đôi khi gây tử vong.
VI.27- Nguồn gây nhiễm trùng canun truyền tĩnh mạch thƣờng là:
(A). vấy nhiễm các chất dịch trong quá trình sản xuất canun.
6


(B). vấy nhiễm các chất dịch trong quá trình đặt canun.
(C). vấy nhiễm vị trí đặt canun xuyên da.
(D). vấy nhiễm trong quá trình bơm thuốc.
(E). nẩy sinh từ những vị trí khác là hệ quả của những đợt vãng khuẩn huyết lập đi lập lại..

VI.28- Một ngƣời đàn ông 73 tuổi trƣớc đây khoẻ mạnh vào viện với khởi phát đột ngột đái
khó, đái láu, sốt và lạnh run. Thân nhiệt là 3905C, huyết áp 100/60 mmHg, mạch 140
lần/phút, và nhịp thở 30 lần/phút. Can thiệp nào sau đây sẽ là quan trọng nhất trong việc xử
trí tình trạng bệnh cấp tính này?
(A). Đặt xông bàng quang.
(B). Bắt đầu dùng kháng sinh.
(C). Truyền dịch Ringer’s lactate.
(D). Truyền dopamine hydrochloride.
(E). Tiêm tĩnh mạch methylprednisolone.
VI.29- Nhiễm trùng do vi khuẩn Pseudomonas thƣờng phối hợp với điều gì sau đây?
(A). Viêm phổi sau một vết thƣơng dập móng ở bàn chân.
(B). Bệnh mủ da hoại thƣ (pyoderma gangrenosum).
(C). Cả 2 thể viêm tai ngoài: khu trú và lan toả.
(D). Viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
(E). Viêm nội tâm mạc ở những ngƣời bệnh đang làm răng.
VI.30- Một phụ nữ ngƣời Hy Lạp 65 tuổi đi thăm con ở thành phố New York và than phiền
bị đau vùng trên bụng. BN đƣợc đƣa đến bác sỹ gia đình, và bác sỹ ghi nhận có vàng củng
mạc mắt và một khối ở hạ sƣờn phải. Chụp CT cho thấy một nang lớn 10 cm, đa thuỳ, có
vách calci hoá, đang chèn ép vào ống mật chủ.. Quan điểm nào sau đây là đùng về tình huống
lâm sàng này?
(A). Chỉ định điều trị chloroquine kháng amib.
(B). Chỉ điều trị với một thuốc kháng Echinococcus nhƣ albendazole là đủ.
(C). Ký sinh trùng trƣởng thành cƣ trú trong ruột ngƣời bệnh.
(D). Có lẽ nhiễm ký sinh là do tiếp xúc với chó bị nhiễm.
(E). Chống chỉ định phẫu thuật vì nguy cơ phản ứng phản vệ do lan tràn chất nhiễm.
VI.31- Một ngƣời đàn ông 60 tuổi đến từ Bắc Carolina có biểu hiện sốt và lú lẫn nặng. Ngƣời
vợ kể lại rằng khoảng 1 tuần nay ông ta đã bị sốt, đau đầu, và mệt mõi khó chịu trƣớc khi tình
trạng tinh thần kinh xấu đi. Ngay trƣớc khi vào viện BN có một cơn động kinh toàn thể. Xét
nghiệm miễn dịch liên kết men Igm của dịch não tuỷ cho kết quả dƣơng tính với virut viêm
não ngựa miền tây (eastern equine encephalitis virus). Hình ảnh MRI sẽ có thể là:

(A). bình thƣờng.
(B). tăng tín hiệu màng não.
(C). não úng thuỷ.
(D). tổn thƣơng các hạch nền sọ.
(E). tăng tín hiệu thuỳ thái dƣơng.
VI.32- Nguyên nhân thƣờng gặp nhất của “tiêu chảy khách du lịch” ở những ngƣời Mỹ đi du
7


lịch ra nƣớc ngoài là:
(A). Staphylococcus aureus.
(B). Clostridium perfringens.
(C). Escherichia coli.
(D). Bacillus cereus.
(E). rotavirus.
VI.33- Vaccin nào sau đây đƣợc khuyến cáo không nên dùng ở ngƣời bị suy giảm miễn dịch?
(A). BCG (chống lao).
(B). Vaccin cúm bất hoạt của mùa dịch năm nay.
(C). Vaccin phế cầu đa hoá trị - 23.
(D). Vaccin phế cầu hoá trị - 4.
(E). Vaccin bại liệt bất hoạt.
VI.34- Một ngƣời đàn ông đồng tính 38 tuổi đƣợc biết là bị nhiễm HIV, có biểu hiện sốt và
thở nhanh. X-quang phổi có thâm nhiễm phế nang 2 bên. Làm khí máu cho thấy PaO2 là 55
mmHg ở không khí trong phòng. Chất rửa phế quản-phế nag dƣơng tính với phƣơng pháp
nhuộm bạc methenamine. Quan điểm nào sau đây là đúng trong tình huống lâm sàng này?
(A). Nên thực hiện sinh thiết xuyên phế quản để khẳng định chẩn đoán.
(B). Chống chỉ định glucocorticoid do nguy cơ mắc những nhiễm trùng cơ hội khác trong
sarcom Kaposi.
(C). Điều trị pentamidine là thích hợp nếu biết trƣớc BN bị dị ứng với các loại thuốc có sulfa.
(D). Nên dùng phối hợp TMP/SM với pentamidine.

(E). Nên dùng TMP/SM đơn thuần.
VI.35- Một phụ nữ 50 tuổi di cƣ từ El Savador cách đây 10 năm và hiện đang cƣ trú tại
Washington DC. Bà than phiền bị khó thở. X-quang lồng ngực cho thấy lớn hai tâm thất.
Khảo sát siêu âm tim cho thấy dãn 2 buồng tim, vách tâm thất mỏng và phình mạch tim. BN
không có tiền sử nghiện rƣợu, bệnh lý tuyến giáp, những yếu tố nguy cơ bệnh tim do xơ vữa
mạch, hay tiền sử gia đình bệnh nhiễm sắc tố sắt. Tìm hiểu về nguyên nhân có khả năng gây
nên bệnh lý hiện tại của BN, quan điểm nào sau đây là đúng?
(A). Tác nhân gây bệnh có thể đƣợc xác định khi nhuộm Gram máu ngoại vi. .
(B). Những biểu hiện nhiễm trùng khác có thể bao gồm tổn thƣơng hệ tieu hoá.
(C). Trung gian truyền bệnh của bệnh này là ruồi tsetse..
(D). Glucocorticoid có thể có ích.
(E). Nên chỉ định thay tim do tiến triển bệnh nặng dần và cuối cùng là gây tử vong.
VI.36- Một ngƣời đàn ông đồng tính 35 tuổi vào viện sau 2 ngày sốt và tiêu chảy. Trong vòng
24 giờ qua anh ta cũng bị đi tiêu phân máu. Thăm khám thực tế cho thấy một BN nam, bệnh
nặng vừa, với thân nhiệt 390C và ngoài ra không có gì đáng kể với các chỉ số sinh tồn bình
thƣờng. Cấy phân cho thấy nhiễm Shigella flexneri. Quan điểm nào sau đây về tình huống
lâm sàng này là đúng ?
(A). Nuốt vào một số lƣợng vi khuẩn S. flexneri đáng kể hiếm khi gây ra đƣợc bệnh có biểu
hiện lâm sàng.
(B). BN bị nhiễm vi khuẩn này có thể có biểu hiện viêm khớp phản ứng.
8


(C). Hội chứng tăng ure máu tán huyết là một biến chứng có thể gặp với vi khuẩn này.
(D). Amoxicillin là điều trị kháng sinh phù hợp..
(E). Nhiễm bệnh là tƣơng đƣơng nhau ở ngƣời nam đồng tính dù có bị nhiễm HIV hay
không.
VI.37- Vi khuẩn nào sau đây thƣờng gây nhiễm khuẩn shunt dẫn lƣu đƣợc đặt để điều trị não
úng thuỷ:
(A). Staphylococcus epidermidis.

(B). Staphylococcus aureus.
(C). Corynebacterium diphteriae.
(D). Escherichia coli.
(E). Bacteroides fragilis.
VI.38- Quan điểm nào sau đây về dịch tể học và bệnh sinh của nhiễm khuẩn do Vibrio
cholera là đúng ?
(A). Nuốt vào một số lƣợng vi khuẩn S. flexneri đáng kể hiếm khi gây ra đƣợc bệnh có biểu
hiện lâm sàng.
(B). BN bị nhiễm vi khuẩn này có thể có biểu hiện viêm khớp phản ứng.
(C). Hội chứng tăng ure máu tán huyết là một biến chứng có thể gặp với vi khuẩn này.
(D). Amoxicillin là điều trị kháng sinh phù hợp..
(E). Nhiễm bệnh là tƣơng đƣơng nhau ở ngƣời nam đồng tính dù có bị nhiễm HIV hay
không.
VI.39- Việc gì sau đây là yếu tố nguy cơ về nghề nghiệp dễ gây nhiễm Brucella?
(A). Thu hoạch bông.
(B). Khai thác than đá.
(C). Làm việc ở lò mổ.
(D). Chăn nuôi gia cầm.
(E). Làm ở xƣởng chế tạo bóng đèn.
VI.40- Một ngƣời đàn ông 60 tuổi bị đái tháo đƣờng phụ thuộc insulin đã bị chảy mủ ra lỗ tai
trái trong 1 tuần. Đột nhiên, sốt, đau tăng lên và chóng mặt xuất hiện. Tác nhân gây bệnh
thƣờng gặp là:
(A). Aspergilus.
(B). Mucor.
(C). Pseudomonas.
(D). Staphylococcus aureus.
(E). Hemophilus influenza.
VI.41- Đặc điểm của sốt thƣơng hàn là tình trạng nào sau đây?
(A). Bệnh thƣờng mắc phải do hít.
(B). Bạch cầu máu tăng ở những BN bị bệnh cấp tính.

(C). Đào ban thƣờng xuất hiện vào thời điểm mới bắt đầu sốt.
(D). Choloramphenicol có hiệu quả tránh sốt tái phát .
(E). Các loại kháng sinh fluoroquinolone điều trị tiệt căn vi khuẩn ngay cả trong trƣờng hợp
có sỏi mật.
9


VI.42- Bị phơi nhiễm với bệnh lý gì sau đây đòi hỏi cần phải dùng miễn dịch hoá thụ động
với globuline miễn dịch huyết thanh chuẩn?
(A). Bệnh dại.
(B). Viêm gan A.
(C). Viêm gan B.
(D). Uốn ván..
(E). Nhiễm cytomegalovirut (virut đại cự bào).
VI.43- Một ngƣời phụ nữ 20 tuổi có hoạt động tình dục bình thƣờng đến khám vì sƣng nề các
môi âm hộ. Thăm khám vùng tiểu khung–đáy chậu thấy 2 môi âm hộ sƣng nề và phủ đầy
những nốt dƣới da bờ rõ nét đang chảy máu và có vẽ muốn loét vở ra da. Tác nhân gây bệnh
trong ca bẹnh này thƣờng là:
(A). Treponema pallidum.
(B). Haemophillus.
(C). Herpes virus.
(D). Calymmatobacterium.
(E). Neisseria gonorrhoeae.
VI.44- Để xác định một đứa trẻ có cơn ho dữ dội và thở hổn hển là ho gà, ngƣời thầy thuốc
cần chỉ định:
(A). làm xét nghiệm công thức máu.
(B). nhuộm Gram mẫu đờm.
(C). cấy máu.
(D). chụp X-quang phổi.
(E). chụp X-quang cổ nghiêng.

VI.45- Các phản ứng tăng mẫn cảm- nhƣ là hồng ban nốt, hồng ban đa dạng, viêm khớp, và
đau khớp xƣơng- thƣờng phối hợp với những nhiễm trùng nào sau đây?
(A). Nhiễm nấm Histoplasma.
(B). Nhiễm nấm Cryptococcus
(C). Nhiễm nấm Aspergillus.
(D). Nhiễm nấm Blastomyces.
(E). Nhiễm nấm Coccidiodes immitis.
VI.46- Imipenem, một loại kháng sinh mới có phổ kháng khuẩn rộng, thƣờng đƣợc dùng
chung với cilastine bởi vì:
(A). kết hợp các loại kháng sinh này có tác dụng đồng vận chống Pseudomonas spp.
(B). cilastine làm tăng thêm hấp thu qua đƣờng ruột của thuốc có hoạt tính còn lại, là
imipenem.
(C). cilastine ức chế men β-lactamase phá huỷ imipenem .
(D). cilastine ức chế một loại men phá huỷ imipenem có trong thận
(E). cilastine ngăn ngừa tác dụng làm giảm prothrombin máu của imipenem.
VI.47- Một ngƣời đàn ông 35 tuổi đƣợc khám bệnh 6 tháng sau khi đƣợc ghép thận cùng loài
10


từ thận của một ngƣời chết. Sau khi đƣợc ghép BN đã đƣợc dùng azathioprin và prednisolone
từ đó đến nay. Từ tuần trƣớc, BN đã cảm thấy không đƣợc khoẻ với sốt 3806C, chán ăn và ho
có đờm đặc. X-quang lồng ngực cho thấy một nốt (5 cm) ở thuỳ dƣới phổi trái với hốc hoá
trung tâm. Xét nghiệm đờm có những sợi nấm dài, có móc, phân nhánh, tạo hạt và bắt màu
gram dƣơng. Điều trị ban đầu thích hợp nhất nên bao gồm việc dùng kháng sinh nào sau đây?
(A). Penicllin.
(B). Erythromycin.
(C). Sulfisoxazole.
(D). Ceftazidime.
(E). Tobramycin.
VI.48- Một ngƣời đàn ông 28 tuổi trƣớc đây khoẻ mạnh mô tả những đợt sốt, đau mỏi cơ, và

đau đầu, tiếp ngay sau đó là đau bụng và tiêu chảy. Anh ta đã phải đi ngoài đến hơn 10 lần
một ngày. Khám thực thể không có gì đặc biệt. Kết quả xét nghiệm chỉ ghi nhận có tăng số
lƣợng bạch cầu mức độ nhẹ, và tăng tốc độ máu lắng. Nhuộm Wright mẫu phân cho thấy có
nhiều bạch cầu đa nhân trung tính. Nội soi đại tràng cho hình ảnh viêm niêm mạc ruột. Sinh
thiết một vùng bị tổn thƣơng bộc lộ những thâm nhiễm niêm mạc với bạch cầu trung tính, BC
mono và BC ƣa acid; lớp biểu mô bị phá huỷ, bao gồm cả mất chất nhầy; nang tuyến bị thoái
hoá; và những ap-xe phần hốc đáy nhung mao ruột (crypt). BN kể lại rằng một vài tháng
trƣớc, anh ta có tham dự một buổi tiệc ngoài trời của nhà thờ, lúc đó cũng có vài ngƣời bị
mắc bệnh tiêu chảy. BN này khả năng mắc bệnh viêm nhiễm ở ruột, vậy thì tác nhân gây
bệnh nào sau đây có thể là nguyên nhân?
(A). Campylobacter.
(B). S. aureus.
(C). E. coli.
(D). Salmonella.
(E). Tác nhân Norwalk.
VI.49- Một BN 52 tuổi có tiền sử nghiện rƣợu lâu năm vào khám với đau họng rất nhiều kèm
sốt. Khám miệng cho thấy tình trạng răng rất xấu. Khám họng có các trụ amiđan sƣng nề, đỏ,
chợt loét và phủ giả mạc màu xám.BN không thể há miệng rộng hết cở đƣợc. Quy tắc điều trị
nào sau đây là quan trọng nhất để xử trí ngƣời bệnh này ?
(A). Nên điều trị ngay penicillin.
(B). Chỉ định những kháng sinh có họat tính chống cả vi khuẩn hiếu khí lẫn kỵ khí.
(C). Nên điều trị chloramphenicol.
(D). Metronidazole là điều trị thích hợp.
(E). Cuối cùng cũng phải chỉ định phẫu thuật điều trị.
VI.50- Một ngƣời làm vƣờn 62 tuổi bị bệnh bạch cầu mạn thể lympho có biều hiện viêm bạch
mạch và một tổn thƣơng dạng nốt, không đau ở vùng cổ tay. Sau đó, ông ta trở bệnh nặng với
viêm phổi có hang thuỳ trên phổi phải; ngƣời ta phân lập đƣợc Sporothrix schenckii. Ông ta
nên đƣợc điều trị với::
(A). chloramphenicol.
(B). potassium iodide.

(C). penicillin.
(D). amphotericin B.
(E). flucytosine.
11


VI.51- Một phụ nữ nghiện chích ma tuý và hành nghề mại dâm 20 tuổi đến phòng cấp cứu
khám do ra khí hƣ âm đạo. Cô ta không bị sốt và không có dấu hiệu cơ năng và thực thể nào
ngoài việc ra khí hƣ nhầy mủ vàng từ lổ cổ tử cung. Nhuộm Gram khí hƣ cho thấy nhiều bạch
cầu đa nhân nhƣng không tìm thấy vi khuẩn. BN không có ngƣời bác sỹ khám chữa bệnh ban
đầu nào cả. Việc cần làm ở thời điểm này là :
(A). chờ kết quả cấy phết cổ tử cung.
(B). sắp xếp cho BN khám nội soi cổ tử cung để đốt đông các tế bào bên trong cổ tử cung đã
nhìn thấy di cƣ ra lổ ngoài tử cung.
(C). điều trị nhiễm Chlamydia với doxycycline 100 mg X 2 lần/ngày uống trong 7 ngày.
(D). điều trị nhiễm lậu cầu với ciprofloxacin 500 mg uống.
(E). điều trị nhiễm cả chlamydia lẫn lậu cậu với cefixime, 400 mg uống, cộng với
azithromycin, 400 mg uống.
VI.52- Một phụ nữ 19 tuổi đến phòng cấp cứu khám do sƣng đầu gối trái. Trƣớc đây cô ta
không có tiền sử bệnh lý gì. Cô ta kể lại bệnh sử có vài ngày sốt và đau cơ, đau khớp. Đặc
biệt là bàn tay và cổ tay đều có đau trong một ít ngày, nhƣng ở thời điểm này cô ta chỉ lo lắng
về cái đầu gối của mình mà thôi. Khám thực thể chỉ thấy có những tổn thƣơng da dạng bọng
nƣớc và mụn mủ với đầu gối trái sƣng nhẹ. Thủ thuật can thiệp cho phép dẫn đến chẩn đoán
bệnh ở thời điểm này là :
(A). cấy mẫu phết cổ tử cung.
(B). cấy máu.
(C). nuôi cấy dịch khớp.
(D). xét nghiệm bổ thể huyết thanh.
(E). sinh thiết da.
VI.53- 4 ngày sau khi cùng với bạn đuổi giết những con rái cá dọc theo con lạch nhỏ vùng

quê, thằng bé trở nên ốm với đau đầu, sốt và phát ban dạng sẩn. Khi khám, ngƣời ta chỉ ghi
nhận đƣợc có hạch sƣng ở nách, ngoài ra không có gì bất thƣờng. Xét nghiệm nào sau đây có
ích nhất để chứng minh là thằng bé bị bệnh sốt do thỏ (tularemia = rabbit fever)?
(A). Cấy máu.
(B). Chọc hút và nuôi cấy một hạch nách.
(C). Xác định kháng thể huyết thanh agglutinins đối với Francisella tularensis.
(D). Cấy tuỷ xƣơng.
(E). Khám bệnh cho các bạn của đứa trẻ.
VI.54- Một đứa bé trai 10 tuổi đƣợc khám tại một phòng khám vùng quê bang Arizona do
mệt lã, sốt 400C và đau đầu dữ dội. Thăm khám không tìm thấy phát ban, cổ cứng, đau khớp,
và những bất thƣờng ở ngực, bụng. Tuy nhiên, có thể sờ đƣợc vài hạch nách bên trái rất phù
nề. Xét nghiệm giúp ích nhiều nhất cho xử trí ngay tức thì đối với đứa trẻ này là :
(A). cấy máu.
(B). phết mẫu máu xét nghiệm.
(C). sinh thiết một hạch nách.
(D). chọc hút và nhuộm Gram dịch của một hạch nách.
(E). phẫu thuật cắt bỏ một hạch nách.
VI.55- Một đứa bé trai 10 tuổi đến khám vì một vẻ mặt bất thƣờng. Thằng bé sinh sống ở
12


Rhode Island và đã đùa chơi thoả thích bên ngoài nhà cả mùa hè này. Mẹ đứa trẻ đã ghi nhận
rằng con trai bà bị sốt nhẹ và có một nốt ban hình bầu dục đƣờng kính khoảng 10 cm ở sau
lƣng. Khám thực thể phát hiện hồng ban hình bầu dục ở phía sau ngực và mặt bên phải sệ
xuống. Chọc dịch não tuỷ cho thấy một áp lực mở là 80 mmHg, protein toàn phần là 0,46 g/L
(46 mg/dL), và glucose là 5 mmol/L (90mg/dL) với 10 bạch cầu, toàn bộ đều là lympho.
Khảo sát giúp chẩn đoán đặc hiệu nhất là :
(A). tìm DNA dựa trên phản ứng chuổi polymerase (PCR).
(B). huyết thanh chẩn đoán Borrelia.
(C). nuôi cấy máu tìm Borrelia.

(D). nuôi cấy dịch não tìm Borrelia. .
(E). tìm kháng nguyên Borrelia trong dịch não tuỷ bằng phản ứng western blot.
VI.56- Theo cách phân loại đã đƣợc sửa đổi năm 1993 về định nghĩa giám sát ca bệnh nhiễm
HIV và bệnh AIDS ở thanh thiếu niên và ngƣời lớn, những ngƣời nhiễm HIV nào sau đây
đƣợc xem là đã bệnh AIDS?
(A). Một cá thể không có triệu chứng với số đếm tế bào T-CD4 là 600/μL.
(B). Một cá thể không có triệu chứng với số lƣợng tế bào T là 100/μL.
(C). Một cá thể bị nấm Candida và số lƣợng tế bào T là 300/μL.
(D). Một cá thể bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và số đếm tế bào T-CD4 là 600/μL.
(E). Một cá thể bị sốt, tiêu chảy, bệnh thần kinh ngoại biên và số đếm tế bào T-CD4 là
600/μL.
VI.57- Listeria monocytogenes thƣờng gây nên bệnh lý nhiễm trùng gì sau đây?
(A). Viêm nội tâm mạc.
(B). Viêm phúc mạc.
(C). Viêm gan.
(D). Viêm màng não.
(E). Viêm kết mạc.
VI.58- Quan điểm nào sau đây về nhiễm giun tròn đƣờng ruột là đúng?
(A). Một số lƣợng tƣơng đối nhỏ của ký sinh vật đặc biệt có thể gây nên bệnh cảnh lâm sàng
nặng.
(B). Ấu trùng Ascaris đi vào cơ thể qua việc di cƣ qua các mao mạch da.
(C). Nhiễm giun móc là do nuốt phải trứng giun móc.
(D). Nhiễm Strongyloides thƣờng kết hợp với chứng ngứa tái đi tái lại.
(E). Nhiễm giun kim thƣờng kết hợp với thiếu máu thiếu sắt.
VI.59- Thuốc nào sau nay ÍT có lợi nhất cho BN đang bị một cơn sốt rét cấp?
(A). Quinine.
(B). Chloroquine.
(C). Primaquine.
(D). Hydroxychloroquine.
(E). Mefloquine.

VI.60- Vi khuẩn gây tiêu chảy có trong thức ăn hay trong nƣớc nào sau đây có thời gian ủ
13


bệnh (thời gian từ khi nuốt vào đến khi gây bệnh) DÀI nhất?
(A). Clostridium perfringens.
(B). Staphylococcus aureus.
(C). Bacillus cereus.
(D). Campylobacter jejuni.
(E). Vỉbio parahaemolyticus.
VI.61- Một ngƣời đàn ông đồng tính 22 tuổi đến từ New Orleans khám bệnh với bệnh sử sốt
2 tuần, chán ăn, bệnh lý hạch bạch huyết lan toả ngày càng nặng. Khám thực thể cho thấy
một chàng trai gầy ốm có vài nốt loét ở lƣỡi. Ngƣời ta ghi nhận có gan to. Kết quả xét
nghiệm có giảm 3 dòng (công thức máu), tăng phosphatse kiềm và tăng kali máu. X-quang
phổi có thâm nhiễm lan toả dạng kê. Sinh thiết lƣỡi cho thấy những sợi nấm mang các bào tử
lớn lẫn nhỏ. Chẩn đoán chính xác là:
(A). Nhiễm nấm Histoplasma.
(B). Nhiễm nấm Coccidiodes immitis.
(C). Nhiễm nấm Cryptococcus.
(D). Nhiễm nấm Blastomyces.
(E). Nhiễm nấm Aspergillus.
VI.62- Một ngƣời đàn ông 45 tuổi bị bạch cầu cấp thể tuỷ trong đợt thuyên giảm bệnh lần thứ
hai có biểu hiện ho, khó thở và sốt 3 tháng sau khi đƣợc ghép tuỷ xƣơng dị sinh. Trƣớc khi
đƣợc ghép tuỷ BN vẫn khoẻ mạnh. Vào thời điểm đó, xét nghiệm huyết thanh có kháng thể
kháng cytomegalovirus. Cuộc ghép thành công, nhƣng BN cần dùng đến những đợt xen kẻ
glucocorticoid để điều trị bệnh lý thải ghép nghiêm trọng mức độ vừa, với biểu hiện nổi ban
đỏ lan rộng và tiêu chảy. Khi thăm khám, BN có vẻ đau nhẹ, với thân nhiệt 3806C, huyết áp
130/80 mmHg, mạch 110 lần/phút và nhịp thở 30 lần/phút. Khám da thấy nổi ban đỏ toàn
thân dạng dát sẩn, nhất là ở tay và chân. Nghe đƣợc ran nổ lan toả khắp 2 phổi. X-quang lồng
ngực cho thấy thâm nhiễm kẻ cả hai bên, nặng nhất ở hai thuỳ đáy. Xét nghiệm mẫu đờm

không tìm thấy tác nhân gây bệnh. Ngƣời ta tiến hành nội soi phế quản, nhƣng nhuộm xanh
toluidine, nuôi cấy thƣờng quy, nhuộm tìm nấm đều cho kết quả âm tính. Do BN tiếp tục xấu
đi về mặt hô hấp, BN đƣợc sinh thiết phổi hở. Khám xét mô phổi cho thấy sự hiện diện của
những tế bào lớn hơn gấp vài lần so với các tế bào chung quanh và chứa một hạt vùi 10 μm ở
ngay chính giữa nhân tế bào. Ngoài ra còn có thâm nhiễm phổi bởi tƣơng bào và lympho bào.
Vào thời điểm này, trị liệu tốt nhất nên dùng là:
(A). trimethoprim/sulfamethoxazole.
(B). acyclovir + globulin miễn dịch kháng CMV.
(C). gancyclovir.
(D). gancyclovir + globulin miễn dịch kháng CMV.
(E). foscarnet.
VI.63- Mẫu dịch màng phổi nào sau đây gợi ý đúng nhất viêm màng phổi lao?
Mẫu Màu pH Protein Glucose LDH
dịch (g/L) (mmol/L) (U/mL) Bạch cầu
SL/μL %Lympho
(A) Vàng trong 7,15 35 1,1 600 2.000 95
(B) Xanh đục 7,00 40 1,1 600 10.000 50
14


(C) Vàng trong 7,30 15 4,4 150 200 50
(D) Ánh hồng 7,40 30 4,4 600 3.000 50
(E) Vàng trong 7,30 35 3,3 150 2.000 95
VI.64- Một đứa trẻ 10 tuổi bị mệt mỏi, sốt nhẹ và sƣng hạch dƣới cằm. Sinh thiết một hạch
cổ cho thấy hình ảnh viêm dạng u hạt; nuôi cấy mọc Mycobacterium scrofulaceum. Điều trị
tốt nhất cho đứa trẻ này là:
(A). cắt bỏ những hạch bị viêm nhiễm.
(B). isoniazid và ethambutol.
(C). streptomycin, isoniazid và ethambutol.
(D). rifampin, isoniazid và ethambutol.

(E). theo dõi cho đến khi có kết quả về tính nhậy cảm (kháng sinh đồ).
VI.65- Quan điểm nào sau đây về việc dùng các kháng sinh fluoroquinolones ( nhƣ
ciprofloxacin, norfloxacin) là đúng?
(A). Kháng thuốc có thể xảy ra do thể hiện qua trung gian plasmid của men β-lactamase.
(B). Chúng kìm khuẩn hơn là diệt khuẩn.
(C). Chúng có hoạt tính chống lại tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh đƣờng ruột đã đƣợc biết.
(D). Chúng đƣợc thải chủ yếu qua thanh thải đƣờng mật.
(E). Chống chỉ định dùng thuốc ở BN bị sốt và giảm bạch cầu trung tính do chúng không có
khả năng điều trị tiệt căn Pseudomonas spp.
VI.66- Một ngƣời Canada 40 tuổi nuôi cá cảnh đến gặp thầy thuốc của anh ta vì một vết loét
không lành đƣợc trên cẳng tay trái. Anh ta không bị sốt và kể lai bệnh sử không có ra mồ hôi
đếm, sụt cân, hay những dấu hiệu toàn thân nào khác. Sinh thiết tổn thƣơng cho thấy hình ảnh
viêm dạng u hạt và một ít vi khuẩn kháng acid. Ngƣời này có vẻ bị nhiễm trùng bởi:
(A). Mycobacterium tuberculosis.
(B). Mycobacterium ulcerans.
(C). Mycobacterium kansasii.
(D). Mycobacterium marinum.
(E). Mycobacterium fortuitum.
VI.67- Quan điểm nào sau đây về bệnh giang mai ở ngƣời nhiễm HIV là đúng?
(A). Mức độ thƣờng gặp của bệnh giang mai ở ngƣời nhiễm HIV tƣơng đƣơng với ngƣời
không nhiễm HIV, mặc dù tiến trình bệnh thƣờng nặng hơn ở nhóm nhiễm HIV .
(B). Xét nghiệm huyết thanh không thể đƣợc dùng để khẳng định chẩn đoán nhiễm giang mai
ở hầu hết những BN bị nhiễm HIV.
(C). Không đáp ứng với liệu trình Penicillin G liều duy nhất hay gặp ở BN nhiễm cả HIV và
giang mai nhiều hơn là ở những BN chỉ bị nhiễm giang mai mà thôi.
(D). Giang mai thần kinh hiếm gặp ở BN nhiễm HIV.
(E). Giang mai không phải là yếu tố nguy cơ độc lập đối với nhiễm HIV.
VI.68- Quan điểm nào sau đây về sự lây truyền HIV từ một BN bị nhiễm cho một nhân viên
y tế bị phơi nhiễm từ một vết kim đâm từ kim tiêm lây nhiễm máu của một ngƣời nhiễm HIV
là đúng?

(A). Nguy cơ nhiễm HIV trong tình huống này là lớn hơn nguy cơ nhiễm HBV tiếp theo sau
15


một sự phơi nhiễm tƣơng tự .
(B). Thuốc kháng retrovirus không làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phơi nhiễm.
(C). Nguy cơ lây truyền từ một nhân viên y tế bị nhiễm sang cho một BN hiịen nay là lớn hơn
nguy cơ trong tình huống này.
(D). Nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế trong tình huống này vào khoảng 3 phần 1000.
(E). Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm phải có AZT.
VI.69- Quan điểm nào sau đây về điều trị thuốc kháng nấm là đúng?
(A). Độc tính gan phụ thuộc liều dùng là một biến chứng của điều trị ketoconazole.
(B). Clotrimazole là thuốc nhóm imidazole đƣợc chọn để điều trị viêm âm đạo do Candida .
(C). Fluconazole có thể đƣợc dùng là thuốc chủ yếu điều trị BN nhiễm nấm Aspergillus.
(D). Flucytosine + amphotericin B có ích trong những trƣờng hợp bệnh nấm Candida gan
kháng trị.
(E). Điều trị viêm gan do Candida thƣờng cần đến 2 tuần lễ dùng amphotericin B tĩnh mạch
hàng ngày.
VI.70- Một ngƣời đàn ông đồng tính 35 tuổi nhiễm HIV có biểu hiện sốt, đau hạ sƣờn phải,
và phim CT gan cho thấy có một nang giảm âm hình bầu dục kích thƣớc 10 cm ở thuỳ phải.
Xét nghiệm ELISA phát hiện sự có mặt của kháng thể chống Entamoeba histolytica, bào
nang của vi sinh này cũng đƣợc tìm thấy trong mẫu phân. Bƣớc xử trí tiếp theo thích hợp nhất
là gì?
(A). Dùng metronidazole.
(B). Dùng chloroquine.
(C). Dẫn lƣu thƣơng tổn gan với mục đích điều trị.
(D). Chọc hút thƣơng tổn gan để chẩn đoán.
(E). Cắt thuỳ gan.
VI.71- Nhận định nào sau đây về viêm đƣờng hô hấp trên do virut là đúng?
(A). Các yếu tố nguy cơ nhiễm rhinovirus bao gồm nhiễm lạnh (thời tiết), mệt nhọc, và thiếu

ngủ.
(B). Thời gian ủ bệnh của nhiễm rhinovirus là khoảng 1 tuần.
(C). Nhiễm virut cự bào đƣờng hô hấp (RSV) ít gặp ở trẻ lớn và ngƣời lớn.
(D). Ribavarin khí dung điều trị có hiệu quả ở trẻ nhiễm RSV.
(E). Pentamidine là điều trị dự phòng có hiệu quả ngừa nhiễm adenovirus.
VI.72- Đặc điểm cấu tạo của “hạt sulfur” trong nhiễm bệnh do Actinomyces bao gồm các
thành phần chủ yếu là:
(A). vi sinh vật.
(B). bạch cầu đa nhân trung tính và mono.
(C). bạch cầu mono và lympho.
(D). bạch cầu đa nhân ƣa acid.
(E). mãnh vở tế bào calci hoá.
VI.73- Điều trị thích hợp nhất đối với nhiễm M. avium intracellulare (MAC) toàn thân ở BN
AIDS là dùng:

16


(A). isoniazide, rifampicin và ethambutol.
(B). ciprofloxacin.
(C). streptomycin và isoniazid.
(D).clarithromycin.
(E). clarithromycin, ethambutol và rifabutin.
VI.74- Xét nghiệm tìm kháng nguyên trong máu và dịch não tuỷ tiện ích nhất cho việc chẩn
đoán :
(A). Nhiễm nấm Histoplasma.
(B). Nhiễm nấm Blastomyces.
(C). Nhiễm nấm Cryptococcus.
(D). Nhiễm nấm Coccidiodes immitis.
(E). Nhiễm nấm Sporothrix schenckii.

VI.75- Một ngƣời đàn ông vô gia cƣ 55 tuổi có biểu hiện sốt và cổ gƣợng vài ngày sau khi bị
viêm đƣờng hô hấp trên. Ông ta cũng ghi nhận có đau nhức 2 bàn tay và rụng tóc.Khám thực
thể thấy một ngƣời đàn ông trông vẻ nhếch nhác với thân nhiệt 400C, huyết áp 120/70, nhịp
tim 70 và nhịp thở 20. Phần còn lại của khám thực thể ghi nhận có thành họng sau sƣng đỏ,
từng vùng rụng lông tóc ở đầu và ở thân mình, các khớp bàn-ngón tay sƣng và cổ cứng. Kết
quả xét nghiệm đáng kể là số lƣợng bạch cầu trong máu 2.300/μL, với 25% bạch cầu neutro,
65% lympho và 10% mono; hematocrit 45% và số lƣợng tiểu cầu 55.000/ μL. Các xét nghiệm
khác không có gì đặc biệt. Khám nghiệm dịch não tuỷ có áp lực mở bình thƣờng, protein
1g/L (100 mg/dL), glucose 1.1 mmol/L (20 mg/dL), và bạch cầu 400/μL (80% bạch cầu
lympho và 20% neutro). Kết quả nhuộm Gram, nhuộm kháng cồn-acid, và nhuộm mực tàu
đều âm tính. Nhận định nào sau đây về ngƣời bệnh này là đúng?
(A). Penicillin G tĩnh mạch là điều trị đƣợc lựa chọn.
(B). Glucose dịch não tuỷ thấp là dấu hiệu đặc trƣng của viêm màng nảo mủ.
(C). Nuôi cấy máu thƣờng quy sẽ giúp thiết lập chẩn đoán.
(D). BN có lẽ đã tiếp xúc với một động vật gậm nhấm bị nhiễm bệnh.
(E). Rụng lông tóc không liên quan đến bệnh tật hiện nay.
VI.76- Một ngƣời đàn ông 45 tuổi bị bạch cầu cấp thể tuỷ (AML) đƣợc khám bệnh 45 ngày
sau khi bắt đầu điều trị daunorubicin và cytosine arabinoside. Sau đợt điều trị này, anh ta có
tình trạng giảm bạch cầu neutro liên tục trong 22 ngày, trong thời gian đó anh ta bị sốt và
đƣợc điều trị với kháng sinh phổ rộng. Anh ta đƣợc cho ra viện trong tình trạng tƣơng đối
khoẻ sau 28 ngày nằm viện, với công thức máu và tuỷ đồ bình thƣờng. Vài ngày sau khi ra
viện, anh ta lại biểu hiện sốt 3805C và đau bụng, đặc biệt ở vùng hạ sƣờn phải. Khám thực
thể không phát hiện đƣợc gì. Công thức máu bình thƣờng và các xét nghiệm còn lại cũng
bình thƣờng ngoại trừ có tăng phosphatase kiềm. CT gan có bất thƣờng nhƣng không đặc
hiệu. Hành động thích hợp nhất vào thời điểm này là :
(A). cho BN nhập viện để sử dụng kháng sinh phổ rộng.
(B). MRI hạ sƣờn phải.
(C). siêu âm bụng.
(D). chọc tuỷ làm tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ.
(E).sinh thiết gan.

VI.77- Phƣơng thức lây truyền chủ yếu của HIV trên toàn thế giới là gì?
17


(A). Tình dục dị giới.
(B). Tình dục đồng giới (qua đƣờng hậu môn).
(C). Tình dục đồng giới (tiếp xúc miệng-sinh dục).
(D). Tiêm thuốc tĩnh mạch.
(E). Sản phẩm máu vấy nhiễm.
VI.78- Suy giảm miễn dịch là yếu tố thuận lợi cuả khoảng ½ số ngƣời sẽ mắc bệnh:
(A). Nhiễm nấm Histoplasma.
(B). Nhiễm nấm Coccidiodes immitis.
(C). Nhiễm nấm Blastomyces.
(D). Nhiễm nấm Cryptococcus.
(E). Nhiễm nấm Sporothrix schenckii.
VI.79- Ribavarine có hiệu quả trong nhiễm trùng nào sau đây ?
(A). Cúm A.
(B). Cúm B.
(C). Nhiễm virut herpes simplex.
(D). Nhiễm RSV.
(E). Nhiễm HIV.
VI.80- Loại viêm nội tâm thƣờng gặp nhất ở những BN nghiện chích là:
(A). Nhiễm Staphylococcus aureus van 3 lá.
(B). Nhiễm S. aureus van 2 lá.
(C). Nhiễm liên cầu tan máu α van 3 lá.
(D). Nhiễm liên cầu tan máu α van 2 lá.
(E). Nhiễm Pseudomonas aeruginosa van động mạch phổi.
VI.81- Một phụ nữ 28 tuổi làm việc ở xƣởng giết mổ gia cầm phát triển một bệnh có sốt cấp
tính. Những triệu chứng cơ năng và thực thể nào sau đây ÍT gợi ý đến chẩn đoán bệnh do
Chlamydia psittaci?

(A). Những cơn rét run với sốt đến 4006C.
(B). Đau đầu dữ dội.
(C). Ho khan.
(D). Co cứng lƣng và cổ.
(E). Tiêu chảy.
VI.82- Điều gì sau đây ÍT gợi ý đến nhiễm trùng do virut bại liệt?
(A). Sốt nhẹ và mệt mõi, sau đó biến mất hoàn toàn trong 2-3 ngày.
(B). Bệnh cảnh 2 pha với sốt trong vài ngày, rồi 5-10 ngày sau là triệu chứng màng não và
liệt mềm không đối xứng .
(C). Liệt vận động đối xứng từ trên lan xuống.
(D). Không thể phân lập đƣợc virut trong bối cảnh có phản ứng màng não rõ rệt.
(E). Phục hồi chức năng kéo dài đến hơn 6 tháng sau dấu liệt ban đầu.
VI.83- Một phụ nữ 38 tuổi đã đƣợc ghép tuỷ dị sinh từ một ngƣời cho không có liên hệ huyết
thống nhƣng tƣơng hợp để điều trị bạch cầu cấp thể tuỷ trong thời kỳ hồi phục lần thứ hai, cô
18


ta hiện bị viêm phổi đã đƣợc xác định là do cytomegalovirus. BN đã đƣợc dùng gancyclovir
nhƣng viêm phổi vẫn tiến triển. Thuốc nào sau này có tiềm năng là hiệu quả tình huống này ?
(A). Acyclovir.
(B). IFN α-2.
(C). Almuvidine.
(D). Foscarnet.
(E). Ribovirine.
VI.84- Điều gì sau đây KHÔNG có vẻ là triệu chứng của giang mai muộn nhất?
(A). Bệnh hạch bạch huyết.
(B). Viêm động mạch chủ.
(C). Phát ban dạng dát có bong vảy.
(D). Liệt nhẹ ½ ngƣời.
(E). Dáng đi loạng chọang.

VI.85- Một phụ nữ 23 tuổi sẽ đến Bolivia làm việc trong Tổ Chức Hoà Bình tiền sử tiêm
phòng thƣờng quy đầy đủ và đã đƣợc tiêm phòng ngừa viêm gan A và B. Khuyến cáo nào sau
đây để dự phòng các bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp ở quốc gia mà cô sắp đến là hợp lý nhất
?
(A). Chloroquine.
(B). Mefloquine.
(C). Vaccin ngừa bệnh sốt vàng.
(D). Vaccin ngừa bệnh sốt vàng + Chloroquine.
(E). Vaccin ngừa bệnh sốt vàng + Mefloquine.

VI.86- Một ngƣời di cƣ Jamaica 28 tuổi sẽ đến Bolivia phát hiện bệnh lý hạch toàn thân, sốt,
tăng bạch cầu lympho,tăng calci máu và có thâm nhiễm dạng hạt dƣới da. Sinh thiết tổn
thƣơng da cho thấy một quần tập đơn điệu những tế bào lympho bắt màu nhuộm với kháng
thể kháng tế bào CD4 (T4). Tác nhân gây bệnh nào phù hợp với căn bệnh này?
(A). HIV-1.
(B). HIV-2.
(C). HTLV-I (virut hƣớng lympho T ở ngƣời - I).
(D). HTLV-II..
(E). FelV (virut gây ung thƣ máu ở mèo).
VI.87- Có một đợt dịch bùng phát nhiễm trùng do tụ cầu vàng kháng methicillin ở đơn vị hồi
sức tích cực ngoại khoa. Phƣơng pháp hạn chế lan truyền hiệu quả nhất là:
(A). Điều trị với cephalosporins mà hầu hết các chủng đều nhậy cảm..
19


(B). Điều trị với nafcillin và gentamycin, có tác dụng hiệp đồng.
(C). Dùng liều cao nafcillin đơn độc và cách ly.
(D). Điều trị với vancomycin.
(E). Hạn chế sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào ở những BN bị nhiễm bởi vì kháng thuốc sẽ
xuất hiện nhanh chóng đối với những vi khuẩn khác.

VI.88- Một BN nam ngƣời Phillipin 40 tuổi có những tổn thƣơng dạng dát bạc màu và sờ
thấy một dây thần kinh trụ phì đại. Chẩn đoán bệnh phong có thể đƣợc thiết lập nhờ vào:
(A). một tét da lepromin dƣơng tính.
(B). mẫu nuôi cấy từ chất lấy trên sinh thiết da.
(C). sau khi điều trị thử với dapsone xuất hiện phù nề và đỏ da các tổn thƣơng.
(D). tìm đƣợc vi khuẩn kháng cồn-acid trên da hay ở dây thần kinh.
(E). không phải tất cả các điều trên đây, chẩn đoán bệnh phong là một chẩn đoán lâm sàng.
VI.89- Một BN nam ngƣời Samoa 35 tuổi có biểu hiện sốt cách hồi, đau đầu, sợ ánh sàng và
sƣng đau hạch bạch huyết ở chân trái. Phƣơng án chẩn đoán bệnh giun chỉ do Wuchereria
bancrofti là:
(A). sinh thiết bất kỳ hạch viêm nào để tìm thấy giu trƣởng thành.
(B). chẩn đoán huyết thanh.
(C). quan sát hiện tƣợng ngứa dữ dội sau khi dùng một liều diethylcarbamazine.
(D). tìm đƣợc ấu trùng giun chỉ sau khi tiêm máu ngƣời bệnh vào chuột.
(E). tìm đƣợc ấu trùng giun chỉ trong máu ngƣời bệnh lấy từ 9 giờ tối đến 2 giờ sáng.
VI.90- Một BN nam 45 tuổi có biểu hiện sốt 400C, đau cơ, và đau đầu. BN đƣợc điều trị ban
đầu kiểu chữa triệu chứng theo hƣớng nhiễm virrut đƣờng hô hấp trên. Tuy nhiên các triệu
chứng vẫn tiếp diễn và anh ta trở nên khó thở. X-quang phổi cho thấy có thâm nhiễm mô kẻ
và anh ta đƣợc cho nhập viện để điều trị chăm sóc tích cực. Công thức máu cho thấy số lƣợng
bạch cầu là 2.000/μL, hematocrit 38% và số lƣợng tiểu cầu là 75.000/μL. SGOT 240 μ/L và
SGPT 300 μ/L. Bilirubin và phosphatase kiềm bình thƣờng. Khi hỏi các thành viên trong gia
đình trong lúc BN đang nằm trong khoa chăm sóc tích cực, ngƣời ta thu đƣợc một tiền sử có
đi du lịcg vùng Cape Cod và bị mò đốt. Ngoài điều trị hỗ trợ thì điều trị thích hợp sẽ là:
(A). vaccin chống bệnh Lyme.
(B). doxycycline.
(C). penicillin.
(D). acyclovir.
(E). chloroquine.
VI.91- Một phụ nữ 18 tuổi (độ tuổi sinh hoạt tình dục) sinh sống trong phố cổ có biểu hiện
sốt, đau kiểu màng phổi ở vùng hạ sƣờn phải và đau bụng dƣới. Khám tiểu khung đáy chậu

phát hiện một viêm cổ tử cung tiết nhầy mủ và đau nhiều khi lay động cổ tử cung. Hạ sƣờn
phải, đáy tử cung và các phần phụ thì đau ít hơn. Số lƣợng bạch cầu, tốc độ lằng máu đều
20


tăng, nhƣng kết quả của những xét nghiệm còn lại, kể cả xét nghiệm chức năng gan, đều bình
thƣờng. Tác nhân noà sau đây có thể là nguyên nhân gây bệnh cho hội chứng lâm sàng này?
(A). Herpes simplex virus.
(B). Treponema pallidum.
(C). Neisseria gonorrhoeae.
(D). Chlamydia trachomatis.
(E). Mycoplasma hominis.
VI.92- HIV gắn kết vào phân tử hay tế bào lympho nào?
(A). CD4.
(B). CD8.
(C). CD4 + receptor interlukin.
(D). CD4 + receptor chemokin.
(E). chỉ một mình receptor chemokin
VI.93- Một nhân viên ngân hàng về hƣu 65 tuổi đi nghỉ hè trên đảo Nantucket ngoài khơi
bang Massachusetts đã về nhà tại Boston vào đầu tháng 9. Ông ta ghi nhận sự xuất hiện dần
dần của một bệnh có sốt với ớn lạnh, vã mồ hôi, đau cơ và vàng mắt. Bác sỹ của ông ta đã sờ
đƣợc lách lớn một tình trạng thiếu máu hồng cầu lớn, tăng bilirubin máu và tăng lactic
dehydrogenase huyết thanh khi làm xét nghiệm. Vào thời điểm này kỹ thuật nào là có ích
nhất để giúp chẩn đoán?
(A). Cấy máu.
(B). Khảo sát bạch cầu trên giọt máu dàn.
(C). Khảo sát hồng cầu trên giọt máu dàn.
(D). Sinh thiết lách.
(E). Sinh thiết gan.
VI.94- Nhận định nào sau đây về mối liên hệ nhiễm HIV và bệnh lao là đúng?

(A). Nồng độ HIV RNA huyết tƣơng giảm khi có Bệnh Lao hoạt động.
(B). Bệnh lao thƣờng chỉ phát triển khi số lƣợng trung bình tế bào CD4<200/μL. .
(C). Ở ngƣời nhiễm HIV, bệnh lao ngoài phổi thƣờng gặp hơn bệnh lao phổi.
(D). Tét da PPD âm tính có hiệu lực loại trừ chẩn đoán bệnh lao trong bối cảnh này.
(E). Điều trị bệnh lao ở ngƣời nhiễm HIV và ngƣời không nhiễm HIV là tƣơng tự nhau.
VI.95- Một ngƣời nghiện chích bị nhiễm HIV 35 tuổi đang điều trị thuốc ARV phối hợp. BN
diễn tiến tốt với phác đồ điều trị hiện dùng bao gồm lamivudine và saquinavir kèm với
methadone, TMP/SMZ và fluconazole. Mặc dù anh ta đã ổn định về mặt lâm sàng, ngƣời ta
vẫn dùng thêm efavirenz cộng vào phác đồ cũ với mục đích làm giảm tải lƣợng virut đang
tăng lên. Sau khoảng 1 tuần điều trị với efavirenz, BN xuất hiện những đau co rút cơ bụng,
mệt mõi khó chịu, vã mồ hôi và bồn chồn lo âu. Lý do phù hợp nhất của các triệu chứng của
21


BN là:
(A). tác dụng độc tính nguyên phát của efavirenz.
(B). gia tăng nồng độ fluconazole.
(C). nhiễm trùng do Pneumocystis vì giảm nồng độ TMP/SMZ.
(D). độc tính của lamivudine thứ phát sau giảm gắn kết vào albumin.
(E). giảm nồng độ methadone huyết tƣơng.
VI.96- Một ngƣời đàn ông 42 tuổi đã đƣợc ghép tuỷ dị sinh từ một ngƣời cho không có liên
hệ huyết thống để điều trị bạch cầu cấp thể tuỷ trong thời kỳ hồi phục lần thứ hai. BN đƣợc
phát hiện gan to và sốt 3 tháng sau khi đƣợc truyền tế bào dị sinh. Làm chẩn đoán X-quang ổ
bụng cho thấy bệnh lý hạch lan toả trong ổ bụng cũng nhƣ là gan lớn và trông có vẽ thâm
nhiễm lan toả. Không thấy có bụng báng. Cơ chế bệnh sinh của diễn tiến bệnh xấu đi của BN
hiện tại là cơ chế nào sau đây ?
(A). Bệnh lý tắc nghẽn tĩnh mạch của gan.
(B). Quá sản tế bào lympho bị nhiễm EBV.
(C). Đợt tái phát bạch cầu cấp thể tuỷ .
(D). Bệnh lý thải ghép.

(E). Nhiễm Toxoplasma.
VI.97- Nhận định nào sau đây về Acinetobacter là đúng?
(A). Vi sinh này thƣờng bị nhầm lẫn với Neisseria khi nhuộm Gram.
(B). Vi sinh này thƣờng bị nhận định sai thành vi khuẩn dạng bạch hầu khi nhuộm Gram.
(C). Vi sinh này là một thành viên của họ Enterobacteriaceae dựa trên cơ sở biểu hiện của nó
trong môi trƣờng nuôi cấy thƣờng quy.
(D). Vi khuẩn này thƣờng nhậy với penicillin và ampicillin.
(E). Các vi khuẩn thuộc loài Acinetobacter thƣờng hiếm khi đƣợc phân lập ở những BN bình
thƣờng.
VI.98- Nhận định nào sau đây về nhiễm meilioidois là đúng?
(A). Nhiễm trùng thƣờng do sự lây truyền từ ngƣời sang ngƣời..
(B). BN bị viêm phổi thƣờng có tƣơng đối ít vi khuẩn trong mẫu đờm.
(C). Chẩn đoán thƣờng đƣợc dựa vào các tét huyết thanh.
(D). Không có những tổn thƣơng hoá hang ở phổi.
(E). Điều trị phối hợp với 2 hoặc 3 kháng sinh đƣợc khuyến cáo ở những BN nặng.
VI.99- Một điều dƣỡng 43 tuổi thƣờng xuyên phải rửa tay do công việc đã ghi nhận một vết
loét nhỏ trên vùng da kẻ liên ngón thứ 3 bàn tay phải (bản A). Điều trị tốt nhất cho tình huống
này nên là:
(A). 5-fluorouracil bôi ngoài da.
22


(B). clotrimazole bôi ngoài da..
(C). griseofulvin uống.
(D). hydrpcortisone bôi ngoài da.
(E). dẫn chất hắc ín bôi ngoài da.
VI.100- Trong 2 ngày qua, một ngƣời phụ nữ 24 tuổi bị sốt và đau ở cổ tay trái, khuỷu tay
phải và gối trái. 9 tổn thƣơng da gây đau có mặt ở những ngọn chi, chủ yếu là gần các khớp
(nhƣ thấy ở bản B). Chẩn đoán phù hợp nhất là:
(A). herpes simplex.

(B). nhiễm trùng máu não mô cầu.
(C). nhiễm trùng máu do lậu cầu..
(D). hồng ban đa dạng.
(E). bệnh than.
VI.101- Một ngƣời đàn ông 26 tuổi sống ở Cape Cod đi khám bác sỹ với một bệnh sử kéo dài
3 tuần có một vòng đỏ lan rộng cảm giác hơi nóng rát (xem bản C) lúc đầu bao quanh một nốt
sẩn phía sau cổ. Anh ta than phiền có đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, chán ăn và mệt mỏi khó
chịu. Khám thực thể, anh ta có sốt 3803C; vết ban có hơi gồ lên, hơi đau khi đụng vào và có
bạc màu ở trung tâm nhƣng không bong vảy, ngay cả sau khi cạo kỷ. Trung gian truyền bệnh
nào sau đây liên quan chặt chẻ với kiểu phát ban đã mô tả nhƣ trên ?
(A). Bọ xít.
(B). Nhện.
(C). Bọ chét.
(D). Ve bét.
(E). Ruồi.
VI.102- Một ngƣời đàn ông 24 tuổi đƣợc xem xét vì sự xuất hiện của vài vết nâu nhạt trên
thân mình anh ta (bản D). Các tổn thƣơng (khu trú ở ngực, sau lƣng, bụng và 2 chi trên) trông
có vẽ phẳng và có bờ rõ, và có một vảy mịn rất dễ bong đi. Phƣơng pháp chẩn đoán thích hợp
nhất là:
(A). nhuộm Giemsa chất cạo bong vảy ( tét nhanh hổn hợp Tzanck).
(B). nuôi cấy vi khuẩn các tổn thƣơng.
(C). nuôi cấy vi nấm các tổn thƣơng.
(D). xem dƣới kính hiển vi chất cạo bong vảy sau khi đã xử lý qua hydroxyde kali.
(E). tìm kháng thể anticardiolipin trong huyết thanh.
VI.103- Một ngƣời đàn ông 67 tuổi đi khám với một bệnh sử đau đầu 5 ngày và 2 ngày sƣng
nề phía trán và mắt bên phải (xem bản E). Tét nhanh hổn hợp Tzanck phát hiện nhiều tế bào
khổng lồ đa nhân khi nhuộm Giemsa. BN đƣợc cho nhập viện và đƣợc bắt đầu điều trị với
acyclovir tĩnh mạch. Bƣớc tiếp theo quan trọng nhất nên là:

23



(A). khám chuyên khoa mắt.
(B). dùng glucocorticoid đƣờng toàn thân để phòng ngừa đau thần kinh sau zona.
(C). dùng kháng sinh kháng tụ cầu để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
(D). bôi dung dịch có iod để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
(E). chụp CT scan não.
VI.104- Nhận định nào sau đây về nhiễm trùng do Klebsiella là đúng?
(A). Phần lớn các vi sinh phân lập đƣợc trên lâm sàng là từ đƣờng hô hấp.
(B). Các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi do Klebsiella bao gồm nghiện rƣợu, đái tháo đƣờng,
và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
(C). Klebsiella có liên quan mật thiết với Pseudomonas.
(D). Phát hiện Klebsiella sinh trƣởng từ mẫu đờm lấy đƣợc từ một BN có đặt nội khí quản đòi
hỏi cần điều trị với một aminoside hay một cephalosporin thế hệ 3.
(E). Điều trị thành công một nhiễm trùng do Klebsiella đã xác định cần đến 3 ngày kháng
sinh.
VI.105- Nhận định nào sau đây về nhiễm Toxoplasma là đúng?
(A). Một thai phụ đã bị nhiễm Toxoplasma trƣớc khi mang thai ở bất kỳ thời điểm nào cũng
dễ sinh con bị nhiễm bệnh.
(B). Một phụ nữ có biểu hiện Toxoplasma cấp trong một lần mang thai thƣờng dễ sinh con
nhiễm bệnh trong lần sinh kế tiếp hơn các phụ nữ khác.
(C). Một phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma trong thai kỳ cuối thƣờng dễ sinh con bị nhiễm bệnh
hơn là nếu bị nhiễm trong thai kỳ đầu.
(D). Nhiễm bệnh Toxoplasma ở một BN Hodgkin có thể là một nhiễm khuẩn mới mắc.
(E). Hiệu giá kháng thể xác định nhiễm Toxoplasma ở những BN suy giảm miễn dịch.
VI.106- Một ngƣời bị bệnh gan do Schistosoma mansoni thƣờng dễ bị:
(A). to vú.
(B). vàng da.
(C). trƣớng tĩnh mạch thực quản.
(D). bụng báng.

(E). nốt nhện.
VI.107- Một ngƣời đàn ông đồng tính 25 tuổi có biểu hiện phát ban toàn thân dạng dát sẩn ở
thân mình, đầu ,cổ, lòng và lƣng bàn tay, chân. Ngoài ra còn có bệnh lý hạch bạch huyết toàn
thân. Tiền sử bệnh có 4 tuần đau hậu môn. Tét nào sau đây có thể giúp nhận diện tác nhân
gây bệnh?
(A). Kháng thể kháng nhân.
(B). Cấy máu.
(C). Phản ứng RPR (reagin huyết tƣơng nhanh = Rapid Plasma Reagin).
24


(D). Sinh thiết da.
(E). Kháng thể kháng HIV huyết thanh.
VI.108- Một BN nam 18 tuổi (hình ở bản F) đi khám vì viêm nề xấu xí vùng mặt. Nhận định
nào sau đây là đúng?
(A). Mụn trứng cá chƣa vỡ (mụn đầu trắng) thƣờng ít đi kèm với các tổn thƣơng viêm nhiễm
hơn là so với mụn đã mở (mụn đầu đen).
(B). Glucocorticoid có vẽ hiệu quả giúp cải thiện bệnh, nhƣng chỉ đƣợc chỉ định trong những
trƣờng hợp nặng nhất.
(C). Có chỉ định chải da mặt kỷ nhằm loại bỏ các chất dầu bề mặt.
(D). Kháng sinh toàn thân có vẻ không hiệu quả.
(E). Những BN điều trị retinoic acid toàn thân có thể trải nghiệm tình trạng da rất khô và tăng
triglycerid máu.
VI.109- Nhận định nào sau đây về cơ chế bệnh sinh sốt là đúng?
(A). Aspirin ức chế sản xuất các chất sinh sốt nội sinh.
(B). Các chất sinh sốt nội sinh chủ yếu ở ngƣời là IL-4 và TGF-β.
(C). Các chất sinh sốt nội sinh đƣợc sản xuất bới các vi khuẩn, ký sinh đơn bào và nấm.
(D). Các chất sinh sốt nội sinh làm tăng thân nhiệt thông qua tác dụng trên mô cơ xƣơng.
(E). Các chất sinh sốt nội sinh có vai trò gây suy mòn trong bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính.
VI.110- Nhận định nào sau đây về nhiễm khuẩn do phế cầu là đúng?

(A). Nhiễm trùng máu phế cầu có tần suất cao ở trẻ nhỏ và ngƣời già.
(B). Chỉ có những BN bị cắt lách do bệnh lý ác tính về máu là nên đƣợc dùng vaccin phòng
phế cầu.
(C). Viêm họng phế cầu là tình huống khởi phát thƣờng gặp nhất của viêm màng não phế cầu
ở ngƣời lớn.
(D). Việc xuất hiện “cơn cấp tính” của viêm phổi phế cầu thƣờng liên quan đến thời điểm
tăng bạch cầu cao nhất.
(E). Giảm gammaglobulin máu là một yếu tố quan trọng góp phần tiên lƣợng xấu của viêm
phổi phế cầu ở ngƣời nghiện rƣợu.
VI.111- Nhận định nào sau đây về cơ chế bệnh sinh nhiễm khuẩn liên cầu là đúng?
(A). Những dòng liên cầu có protein M trong vách tế bào là không gây bệnh.
(B). Các biểu hiện nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A thƣờng chủ yếu do xâm lấn trực tiếp.
(C). Penicillin làm giảm đáng kể diễn tiến lâm sàng của viêm họng do liên cầu nhóm A .
(D). Liên cầu nhóm D không phải cầu khuẩn ruột gây viêm nội tâm mạc.
(E). Viêm da mủ do liên cầu thƣờng dẫn đến sốt thấp cấp.
VI.112- Nhận định nào sau đây là đặc điểm của nhiễm khuẩn do Leptospira ?
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×