Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN THẾ HỆ MỚI SỬ DỤNG BĂNG TẦN 700/800/900/1800MHZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 20 trang )

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN
THẾ HỆ MỚI SỬ DỤNG BĂNG TẦN
700/800/900/1800MHZ


NỘI DUNG
 HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT KIỂM SOÁT
 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TRONG BĂNG TẦN
700/800/900/1800MHz
 GIẢI QUYẾT NHIỄU ĐỐI VỚI CÁC HỆ THỐNG
TRONG BĂNG TẦN 700/800/900/1800MHz
 KIẾN NGHỊ


HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT KIỂM SOÁT

96 trạm kiểm soát cố định

18 xe kiểm soát lưu động

Thiết bị xách tay

02 xe định hướng HF
Trạm kiểm soát vệ tinh


NĂNG LỰC KIỂM SOÁT CỦA TRẠM CỐ ĐỊNH
ĐỐI VỚI TRẠM GỐC DI ĐỘNG
Trạm gốc của hệ thống :



Các thông số của trạm kiểm soát cố
định đưa vào để tính toán :

 Công suất phát : 46dBm
 Độ lợi anten trạm gốc : 15dBi
 Suy hao cáp và ghép nối : 3dB
 Độ cao anten trạm gốc : 20m
 Tần số phát : 780MHz ; 875MHz;
945MHz ; 1845MHz

 Độ cao anten thu của trạm : 20150m
 Suy hao cáp và ghép nối : 5dB
 Độ lợi của anten trạm : -1,5dBi

Khả năng kiểm soát

Băng 700/800

Băng 900

Băng 1800

Vùng hiển thị phổ tín hiệu

<7km

<6,5km

<3,5km


Vùng đo các tham số kỹ thuật <4,5km

<2,5km

<1,3km

Vùng đo BW

<1,2km

<0,65km

<1,8km


NĂNG LỰC KIỂM SOÁT CỦA TRẠM LƯU
ĐỘNG ĐỐI VỚI TRẠM GỐC DI ĐỘNG
• Kiểm soát lưu động trên toàn quốc
• Xe kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo khuyến
cáo của ITU
• Đáp ứng nhiệm vụ kiểm soát trong băng tần
700/800/900/1800MHz khi hệ thống khi BW≤ 10MHz.


NĂNG LỰC KIỂM SOÁT CỦA THIẾT BỊ
XÁCH TAY ĐỐI VỚI TRẠM GỐC DI ĐỘNG
• Các thiết bị phân tích phổ có dải tần đến 26,5GHz,
chỉ đáp ứng nhiệm vụ đo phổ tín hiệu, tần số, băng
thông tín hiệu và cường độ trường.

• 08 bộ thiết bị Swissqual được sử dụng để đo phân
tích tín hiệu hệ thống CDMA450, GSM và WCDMA
băng 2100MHz; 08 thiết bị BTS Master MT8222A
dải tần đến 7,1GHz, đo phân tích tín hiệu WCDMA
băng 2100MHz; 05 thiết bị MS Master MS2721B dải
tần đến 7,1GHz, đo phân tích tín hiệu WCDMA băng
2100MHz.


ĐỀ XUẤT THIẾT BỊ KIỂM SOÁT
 Tại mỗi thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thị xã, bố trí tối
thiểu 01 trạm kiểm soát cố định. Tại các thành phố Cần
Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng bố trí tối thiểu 02 trạm kiểm
soát cố định. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bố trí
tối thiểu 03 trạm kiểm soát cố định.
 Lắp đặt thêm 18 trạm kiểm soát cố định tại (HCM; Cần
Thơ; Hải Phòng; Sông Công; Bình Long; Bà Rịa; Gò Công;
Ayun Pa; Vĩnh Long; Vị Thanh; Uông Bí; Chí Linh; Hưng
Yên; Sông Cầu; La Gi; Mường Lay; Nghĩa Lộ; Phú Thọ.
 Trang bị 08 thiết bị xách tay để đo phân tích tín hiệu của hệ
thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần
700/800/900/1800MHz để phục vụ cho việc đo phân tích tín
hiệu và giải quyết can nhiễu.


CÔNG TÁC KIỂM SOÁT


ĐỀ XUẤT KIỂM SOÁT
 Kiểm soát cố định

 Kiểm soát tối thiểu 2 phiên/1 ngày /tuần trên các dải tần
700/800/900/1800 MHz: 1 phiên ban ngày, 1 phiên ban đêm
 Thời gian kiểm tối thiểu là 30 phút trong một phiên kiểm
soát.
 Ghi nhận tất cả các phát xạ đang sử dụng trong băng tần
700/800/900/1800MHz; thu đo cường độ trường và băng
thông tín hiệu (đối với các tín hiệu thõa mãn điều kiện S/N ≥
30 dB)
 Kiểm soát đột xuất : Kiểm soát đột xuất khi phát hiện các tín
hiệu lạ từ các trạm kiểm soát cố định để xác định kịp thời các
phát xạ bất hợp pháp và giải quyết can nhiễu.
 Kiểm soát lưu động : Trong vòng một năm, kiểm soát lưu động
tại tất cả các thành phố; thị xã; khu vực trọng điểm kinh tế, an
ninh, quốc phòng mà trạm kiểm soát cố định không kiểm soát
được.


CAN NHIỄU (1)
 Mạng 3G
 Nhiễu đường xuống khi: Ec/No (CPICH)≤ -14dB; công
suất mã tính hiệu thu (RSCP) ≥ -95dBm.
 Nhiễu đường lên khi : Công suất băng rộng tổng cộng thu
được RTWP ≥-95dBm trong khi lưu lượng thấp chứng tỏ
có nhiễu đường lên.


CAN NHIỄU (2)
 Mạng 4G
 Nhiễu đường xuống : Đối với nhiễu đường xuống, cần
xem xét 2 chỉ số RSRQ (chất lượng tín hiệu thu) và CQI

(chất lượng kênh).


CAN NHIỄU (3)
 Mạng 4G
 Nhiễu đường lên : Trong trường hợp bình thường, giá trị RSSI trên
mỗi RB từ -120 đến – 119 dBm khi cell không tải. Nếu RSSI cao hơn
giá trị thông thường ( khi không tải) từ 3 đến 5 dB, thì có nhiễu đường
lên
Khoảng giá trị UL RSSI

STT

Mức độ can nhiễu UL

1

-

121 dBm đến – 110 dBm

Không có nhiễu

2

-

110 dBm đến – 100 dBm

Có nhiễu


3

>-100 dBm

Nhiễu nặng


XÁC ĐỊNH NGUỒN NHIỄU


ĐO ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN NHIỄU
 Đo các phát xạ trong miền phát xạ ngoài băng của
trạm gốc
 Đo phát xạ giả của trạm gốc
 Đo tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận
 Cùng tồn tại với những hệ thống di động khác
 Trạm gốc đặt cùng vị trí với những trạm gốc khác
 Bảo vệ máy thu của trạm gốc.
 Đo để xác định các nguồn nhiễu khác


XỬ LÝ NGUỒN NHIỄU (1)
 Tín hiệu rò rỉ từ truyền hình cáp : Cơ quan có thẩm quyền giải quyết can
nhiễu bằng biện pháp hành chính và đề nghị tổ chức quản lý mạng truyền
hình cáp áp dụng biện pháp ( bao bọc, che chắn các thiết bị thụ động;
kiểm tra các ghép nối; tiếp đất) để bảo đảm các bức xạ phải tuân thủ qui
chuẩn kỹ thuật.
 Nhiễu do thiết bị kích sóng :
 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết can nhiễu bằng biện pháp hành

chính, giải thích cho tổ chức, cá nhân thấy rõ tác hại của việc sử dụng
thiết bị kích sóng và đề nghị tổ chức, cá nhân này không được tự ý lắp
đặt và sử dụng thiết bị kích sóng.
 Thông báo đến các nhà mạng biết khu vực bị nhiễu là do sử dụng thiết
bị trạm lặp, đề nghị các nhà mạng cần khảo sát lại vùng phủ sóng của
khu vực xung quanh đài gây nhiễu, để tăng cường phủ sóng hoặc sử
dụng thiết bị đạt chuẩn, có giấy chứng nhận hợp quy.
 Trường hợp chính các nhà mạng sử dụng thiết bị trạm lặp gây nhiễu,
đề nghị các nhà mạng kiểm tra lại thiết bị trạm lặp (loại bỏ phát xạ
không mong muốn hoặc giảm công suất phát hoặc thay mới thiết bị
đảm bảo qui chuẩn).


XỬ LÝ NGUỒN NHIỄU (2)
 Nhiễu do trạm thu phát gốc thông tin di động không bảo đảm yêu cầu về phát xạ: Cơ
quan có thẩm quyền giải quyết can nhiễu bằng biện pháp hành chính và đề nghị nhà
mạng gây nhiễu có biện pháp khắc phục nhiễu.
 Nhiễu do đài truyền hình mặt đất
 Trường hợp tổ chức sử dụng đài phát có các phát xạ không mong muốn gây nhiễu
mạng thông tin di động, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết can nhiễu bằng biện pháp
hành chính và yêu cầu tổ chức điều chỉnh hoặc thay bộ lọc phát để chấm dứt tình
trạng gây nhiễu.
 Trường hợp có nhiều đài phát xuyên điều chế với nhau tạo ra các sản phẩm xuyên
điều chế gây nhiễu mạng thông tin di động, thì cơ quan có thẩm quyền không thể xử
phạt theo qui định pháp luật. Cần có sự phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền, tổ
chức có đài tham gia vào tình huống gây nhiễu và nhà mạng bị nhiễu để đưa ra các
giải pháp sau đây :
• Điều chỉnh thiết bị phát đã tham gia vào tình huống gây nhiễu : Bao gồm điều
chỉnh điều chế; ống dẫn sóng; bộ ghép tín hiệu; lắp bộ lọc; thay đổi anten phát...
• Nhà mạng điều chỉnh anten hoặc di chuyển trạm thu phát gốc xa anten phát của

thiết bị đã tham gia vào tình huống gây nhiễu.
• Đổi tần số cho thiết bị đã tham gia vào tình huống gây nhiễu.


XỬ LÝ NGUỒN NHIỄU (3)
 Đối với chế áp : Giảm công suất phát của thiết bị chế áp sóng
để hạn chế phạm vi cần chế áp.
 Lắp các bộ lọc cho thiết bị chế áp sóng để không được gây
nhiễu băng tần thu của trạm thu phát gốc.
 Quay anten hoặc dịch chuyển trạm thu phát gốc ra xa khu
vực có thiết bị chế áp sóng.
 Đối với sân bay quân sự : Cơ quan quản lý tần số chủ trì, phối
hợp với các nhà mạng thông tin di động và Quân chủng phòng
không không quân để tắt hoặc điều chỉnh anten BTS đối với
các kênh tần số trùng với các kênh của thiết bị rada dẫn đường
theo Thông tư số 25/2016/TT-BTTTT,ngày 21/11/2016, của
Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định điều kiện kĩ thuật
cho hệ thống thông tin di động GSM 900 MHz bảo đảm cho
hệ thống dẫn đường hạ cánh chính xác máy bay quân sự.


XỬ LÝ NGUỒN NHIỄU (4)
 Nhiễu từ các nước láng giềng : Tổ chức cuộc họp với từng nước láng giềng
để phối hợp tần số tại các khu vực biên giới, thống nhất phương án sử dụng
tần số và mức tín hiệu được sử dụng tại đường biên giới. Hai bên xây dựng
cơ chế phối hợp giải quyết khi xảy ra can nhiễu nhiễu tại khu vực biên giới.
 Nhiễu do hiện tượng ống dẫn sóng đối lưu : Can nhiễu do hiện tượng ống
dẫn sóng xảy ra không thường xuyên, và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện
thời tiết, con người không thể can thiệp vào hiện tương này. Việc quy
hoạch tần số để tránh can nhiễu cũng khó khăn, bởi băng tần có hạn và các

nước xung quanh Việt Nam có nguy cơ gây can nhiễu cũng sử dụng băng
tần giống nước ta. Khi xảy ra can nhiễu, các nhà mạng di động thực hiện
điều chỉnh góc ngẩng và góc phương vị để hạn chế nhiễu.
 Nhiễu do thiết bị, điện tử hoặc thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến hoặc khác:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết can nhiễu bằng biện pháp hành chính và
yêu cầu tổ chức, cá nhân có biện pháp để chấm dứt tình trạng gây nhiễu
(ngừng sử dụng, sửa chữa, thay thế...).


KIẾN NGHỊ
• Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra và xử lý các
tổ chức, cá nhân sử dụng bất hợp pháp tần số vô tuyến
điện trên các băng tần 700/800/900/1800 MHz trước,
trong và sau khi triển khai các hệ thống thông tin di
động thế hệ mới.
• Cần thiết lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà
nước về tần số VTĐ với các nhà mạng thông tin di
động để giải quyết khi nhiễu xảy ra.
• Sớm trang bị thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác
kiểm soát và giải quyết can nhiễu


TRÂN TRỌNG CÁM ƠN



×