Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

THÖÛ NGHIEÄM MOÄT SOÁ LOAÏI THÖÙC AÊN ÖÔNG NUOÂI AÁU TRUØNG TOÂM CAØNG XANH Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.46 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN
ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH
Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

NGÀNH:
THỦY SẢN
KHOÁ:
2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ HỮU MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006
i


THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ƯƠNG NUÔI ẤU
TRÙNG TÔM CÀNG XANH

Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Thực hiện bởi

Đỗ Hữu Minh


Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thế Nhân

TP.Hồ Chí Minh
Tháng 9/2006
ii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm-Tp.Hồ Chí Minh

-

Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản

Đặc biệt là thầy Đinh Thế Nhân đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, truyền
đạt kiến thức quý báu để chúng tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Minh.
-

Trại thực nghiệm thủy sản, khoa thủy sản Đại Học Nông Lâm-Tp.Hồ Chí

Gia đình, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp.

Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt
thời gian thực tập để chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không thề tránh khỏi những thiếu
sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của q Thầy Cô và các bạn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Thử nghiệm một số loại thức ăn ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh
Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)”. Hai thí nghiệm được tiến hành để
đánh giá ảnh hưởng của một số công thức thức ăn ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh.
Thí nghiệm 1: Xác đònh tỷ lệ thức ăn nhân tạo y thay thế Artemia. Gồm bảy
nghiệm thức (NT) với ba lần lập lại :
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

100% Artemia
50% Artemia + Cyst
100% Cyst
75% Artemia + thức ăn công nghiệp (TACN) Flake
75% Artemia + thức ăn chế biến (TACB)
50% Artemia + TACN Flake
50% Artemia + TACB
-

-


Nghiệm thức 75% Artemia + TACB cho kết quả cao nhất:
Chỉ số LSI ở ngày thứ 10 là 6,73 và ngày thứ 15 là 9,1.
Nghiệm thức này cũng cho sự biến thái thành hậu ấu trùng (Postlarvae)
nhanh nhất trung bình 18,7 ngày và thời gian chuyển Postlarvae (PL) đạt
10% và 90% tương ứng ở ngày ương thứ 22 và 24.
Tỷ lệ sống: 45%.
Test LC50 của nghiệm thức cho PL có khả năng chòu đựng nồng độ
Ammonia tổng số (TAN) cao nhất trong thí nghiệm là 18,9 ppm.

Thí nghiệm 2: được thực hiện nhằm khảo sát, so sánh việc sử dụng một số loại
thức ăn khác nhau lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống PL của tôm càng xanh. Thí nghiệm
gồm bốn nghiệm thức thức ăn với ba lần lặp lại:
1.
2.
3.
4.

100% Artemia
75% Artemia + TACB
75% Artemia + TACN Flake
75% Artemia + TACN Gromate

Kết quả vẫn cho thấy ấu trùng tôm càng xanh sử dụng 75% Artemia + TACB là
nghiệm thức tốt nhất vì đạt các chỉ tiêu LSI ngày thứ 10, ngày thứ 15, tỉ lệ sống và
LC50 v.v cao hơn 3 nghiệm thức còn lại trong thí nghiệm:
- LSI ngày thứ 10 là 6,53 và ngày thứ 15 là 9,63.
- Nghiệm thức cho sự biến thái thành PL nhanh nhất trung bình 19,33 ngày
và thời gian chuyển PL đạt 10% và 90% tương ứng là 22 và 25,3 ngày.
- Tỷ lệ sống: 52,67%..

- Test LC50 của nghiệm thức này cũng cho thấy PL có khả năng chòu đựng
được nồng độ TAN cao nhất là 20,94 ppm.

iv


ABSTRACT
Topic:” Test some kinds of food to hatch larvae of giant freshwater prawn
Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)”. Two tests have been performed to
evaluate the effect of some formulas of food to hatch larvae of giant freshwater
prawn.
The 1st experiment: We specify the rate of men making food to replace
Artemia. There are seven formulas which have been performed three times:
1.
100% Artemia
2.
50% Artemia + Cyst
3.
100% Cyst
4.
75% Artemia + industrial food (TACN) Flake
5.
75% Artemia + processing food (TACB)
6.
50% Artemia + TACN Flake
7.
50% Artemia + TACB food
Formula: 75% Artemia + TACB gives the highest result in all of 7 formulas::
- LSI (Larvae Stage Index) on the 10th day (6,73)
- LSI on the 15th day (9,1)

- This formula causes the fastest growth of the larvae to metamorphose
Postlarvae (PL) has an average speed of 18,7 days, and the time
metamorphosing in PL gets 10% on the 22nd day and 90% on the 24th day.
(from the first day).
- The survival rate: 45%
- Test LC50 of this formula also gave PL sustain at Ammonia Nitrogen Total
(TAN) of concentration: 18,9 ppm.
The 2nd experiment has been done to survey and compare the use of some
various food on the growt and the survival rate of PL from the fifth day on.
Thia test includes four formulas of food:
1.
100% Artemia
2.
75% Artemia + TACB
3.
75% Artemia + TACN Flake
4.
75% Artemia + TACN Gromate
As a result of the two above tests, we can determine that the formula of
larvae feeding: 75% Artemia + TACB is the best formula because gets highest index
about LSI on the 10th day and on the 15th day, the survival rate of PL and LC50 etc.
in other three left of the 2nd experiment:
- LSI on the 10th day = 6,53
- LSI on the 15th day = 9,1
- This formula causes the fastest growth of the larvae at an average speed of
19,33 days, and the time larvae changing in PL gets 10% on the 22 day and
90% on the 25,3 day (from the first day)
- The survival rate: 54%
- Test LC50 of this formula gave PL sustain at TAN of concentration:21 ppm.
v



MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

TÊN ĐỀ TÀI

ii

CẢM TẠ

iii

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT

iv

TÓM TẮT TIẾNG ANH

v

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH CÁC CÁC BẢNG

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

xii

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

xiii

I.

GIỚI THIỆU

1

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
1

1.1
1.2
II.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


2

2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.2
2.4.3

Hệ Thống Phân Loại
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Càng Xanh
Vùng phân bố
Hình thái
Vòng đời của tôm càng xanh
Đặc Điểm Sinh Học Của u Trùng Tôm Càng Xanh
Hình thái
Tập tính dinh dưỡng ấu trùng tôm càng xanh
Thành Phần Dưỡng Chất Thức Ăn Cho Ấu Trùng Tôm Càng Xanh
Protein
Lipid
Vitamin C
Khoáng chất


2
2
2
2
3
4
4
6
7
7
8
10
10

vi


2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3
2.5.4
2.6
2.6.1
2.6.2
2.6.3

Artemia
Vai trò Artemia

Giá trò dinh dưỡng Artemia
Cách làm giàu Artemia
Khả năng tiêu thụ Artemia
Giới Thiệu Một Số Quy Trình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh
Quy trình nước trong – hệ kín
Quy trình nước trong – hệ hở
Quy trình nước xanh- hệ hở

10
10
10
11
12
12
12
13
14

III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

17

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.3

3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.3.5
3.4
3.5

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Vật Liệu và Trang Thiết Bò Sản Nghiên Cứu
Hệ thống bể
Hệ thống thí nghiệm
Trang bò phục vụ nghiên cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu
Nguồn nước
Bố trí thí nghiệm
Thức ăn cho ấu trùng
Chăm sóc quản lý
Đánh giá khả năng chòu đựng của PL: test LC50
Quản Lý Môi Trường Nước
Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

17
17
17
17
18
18
18
18

21
25
27
28
28

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3

Thí Nghiệm 1
29
Sự phát triển của ấu trùng từ ngày thứ 5 - 10
29
Sự phát triển của ấu trùng từ ngày thứ 10 – 15
32
Thời điểm xuất hiện PL (To); 10% PL (T10); 90% PL (T90) và thời gian
35
chuyển PL đồng loạt (Ts)
Tỷ lệ sống và chu kỳ ương
36
Đánh giá chỉ tiêu LC50 của PL giữa các nghiệm thức
38

Thí Nghiệm 2
40
Sự phát triển của ấu trùng từ ngày thứ 5 - 10
40
Sự phát triển của ấu trùng từ ngày thứ 10 – 15
42
Thời điểm xuất hiện PL (To); 10% PL (T10); 90% PL (T90) và thời gian chuyển
43
PL đồng loạt (Ts)
Tỷ lệ sống và chu kỳ ương
44
Đánh giá chỉ tiêu LC50 của PL giữa các nghiệm thức
45

4.1.4
4.1.5
4.2.
4.2.1.
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5

vii


V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


47

5.1
5.2

Kết luận
Đề nghò

47
47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả tham khảo
Phụ lục 2: Kết quả thí nghiệm
Phụ lục 3: Kết quả xử lí thống kê
Phụ lục 4: Kết quả theo dõi môi trường 3 hệ thống ương ấu trùng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG


Bảng 2.1:

Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh

5

Bảng 2.2

Thành phần chính của acid béo trong động vật thủy sinh

8

Bảng 2.3

Thành phần dinh dưỡng Artemia (Nguồn: Leger và ctv, 1986)

11

Bảng 2.4

Cấp độ tiêu thụ Artemia

12

Bảng 3.1

Trang thiết bò nghiên cứu

16


Bảng 3.2

Bố trí thí nghiệm 1

19

Bảng 3.3

Công tác cho ăn trong ngày

19

Bảng 3.4

Khẩu phần Artemia cho ăn trong các nghiệm thức

20

Bảng 3.5

Bố trí thí nghiệm 2

20

Bảng 3.6

Công tác cho ăn hàng ngày

21


Bảng 3.7

Công thức chế biến thức ăn

23

Bảng 3.8

Thành phần thức dinh dưỡng TACB

23

Bảng 3.9

Kích cở thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng

24

Bảng 3.10

Thành phần dinh dưỡng của TACN Flake

24

Bảng 3.11

Thành phần dinh dưỡng thức ăn Gromate

25


Bảng 3.12

Lòch công tác trong ngày

25

Bảng 4.1

Yếu tố môi trường ương thí nghiệm 1

29

Bảng 4.2

LSI ngày thứ 10 của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 1

30

Bảng 4.3

LSI ngày thứ 15 của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 1

33

ix


Bảng 4.4


T10, T90 và Ts của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 1

36

Bảng 4.5

Tỷ lệ sống và chu kỳ ương ấu trùng tôm càng xanh
thí nghiệm 1

37

Bảng 4.6

Nồng độ TAN gây chết 50% lên ấu trùng tôm càng xanh
thí nghiệm 1

38

Bảng 4.7

Yếu tố môi trường ương thí nghiệm 2

40

Bảng 4.8

LSI của ngày thứ 10 ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 2

40


Bảng 4.9

LSI của ngày thứ 15 ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 2

42

Bảng 4.10

T10, T90 và Ts của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 2

44

Bảng 4.11

Tỷ lệ sống và chu kỳ ương của ấu trùng tôm càng xanh
thí nghiệm 2

44

Nồng độ TAN gây chết 50% ấu trùng tôm càng xanh
thí nghiệm 2

45

Bảng 4.12

x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thò 4.1

LSI ngày thứ 10 của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 1

29

Đồ thò 4.2

Phần trăm các giai đoạn ấu trùng ngày thứ 10
của thí nghiệm 1

31

Đồ thò 4.3

LSI ngày thứ 15 của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 1

33

Đồ thò 4.4

Phần trăm các giai đoạn ấu trùng ngày thứ 15
của thức thí nghiệm 1


34

Đồ thò 4.5

Ngày xuất hiện PL của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 1

35

Đồ thò 4.6

LSI ngày thứ 10 của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 2

41

Đồ thò 4.7

Phần trăm các giai đoạn ấu trùng ngày thứ 10
của thí nghiệm 2

41

Đồ thi 4.8

LSI ngày thứ 10 của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 2

42

Đồ thò 4.9

Phần trăm các giai đoạn ấu trùng ngày thứ 15

của thí nghiệm 2

43

Đồ thò 4.10

Ngày xuất hiện PL của ấu trùng tôm càng xanh thí nghiệm 2

43

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1

Hình thái tôm càng xanh

3

Hình 2.2

Các giai đoạn biến thái cỉa tôm càng xanh


6

Hình 3.1

Hêä thống bể ương ấu trùng tôm càng xanh

16

Hình 3.2

Hệ thống bể lọc và bể lắng

18

Hình 3.3

TACN Flake

24

Hình 3.4

Thức ăn Gromate

25

Hình 3.5

Ấu trùng ăn TACB


26

xii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

Sơ đồ 2.1

Vòng đời của tôm càng xanh

4

Sơ đồ 3.1:

Bể ương ấu trùng và nguyên lý hoạt động

17

Sơ đồ 3.2

Chế biến thức ăn

23


Sơ đồ 4.1

Mối quan hệ giữa thức ăn tỷ lệ sống và thời gian biến thái
của ấu trùng

36

xiii


1

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Mặc dù nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu và sản xuất giống tôm
càng xanh trên nhiều đòa phương nhưng cho đến nay nguồn giống cung cấp cho
nghề nuôi tôm chưa phát triển tương xứng với tiềm năng mặt nước, nguồn nhân lực
dồi dào ở nông thôn, thò trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Nguyên nhân là
do các qui trình công nghệ chưa có tính thực tiễn cao. Đó là một trong những vấn
đề lớn của ngành thủy sản hiện nay vì việc phát triển nuôi tôm càng xanh theo
hướng sản xuất hàng hóa sẽ làm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, sẽ giảm bớt rủi ro
cho người nuôi vì lâu nay họ chỉ quan tâm đến con tôm sú. Hơn nữa việc phát triển
nuôi tôm càng xanh sẽ tạo điều kiện sử dụng hợp lý diện tích canh tác các đòa hình
mặt nước ngọt nội đòa, đặc biệt là vùng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng và
vùng ngập lũ trong cả nước.
Một trong những khâu quan trọng của qui trình nuôi tôm càng xanh đó là

việc chọn và xác đònh loại thức ăn thích hợp cho ấu trùng tôm. Do đó đề tài “Thử
nghiệm một số loại thức ăn ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium
rosenbergii (De Man, 1879)“ được thực hiện nhằm phân tích rõ hơn về các vấn đề
có liên quan đến việc sử dụng các nguồn thức ăn trong qui trình sản xuất giống tôm
càng xanh.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
-

Nghiên cứu sự phát triển và tập tính ăn của ấu trùng tôm càng xanh

Xác đònh tỷ lệ thay thế thức ăn Artemia thích hợp trong khẩu phần ăn
của ấu trùng tôm càng xanh.
Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thức ăn khác nhau lên
sự phát triển, biến thái ấu trùng và chất lượng PL của tôm càng xanh từ đó đề nghò
loại thức ăn thích hợp trong ương nuôi tôm càng xanh.


2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Hệ Thống Phân Loại
Theo Holthuis (1980) tôm càng xanh có vò trí phân loại như sau:
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Anterata
Lớp: Crustacea

Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Họ phụ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: M. rosenbergii (De Man, 1879)

2.2

Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Càng Xanh

2.2.1 Vùng phân bố
Tôm càng xanh phân bố trong các thuỷ vực nước ngọt và một số vùng nước
lợ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, nhưng tập trung nhất là vùng
Nam Á và Đông Nam Á, một phần của Đại Tây Dương và một vài bán đảo ở Thái
Bình Dương (Trần Thò Thanh Hiền, 2003).
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam bộ, đặc
biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các thuỷ vực độ mặn từ 18%o hay đôi khi
cả 25%o vẫn có thể thấy tôm xuất hiện. Tuỳ từng thuỷ vực với đặc điểm môi trường
khác nhau và mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn
thành thục và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Do tôm càng xanh là một loài tôm dễ nuôi và có giá trò kinh tế cao nên
chúng đã được di giống từ vùng này sang vùng khác của thế giới, những nơi không
có tôm càng xanh phân bố trong tự nhiên hiện nay cũng đã di giống về nuôi như
Đài Loan, Trung quốc, Pháp, Mỹ (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
2.2.2 Hình thái
Tôm càng xanh có thân tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm và
đặc biệt là đôi càng khá lớn màu xanh dương và có nhiều gai trên đó.

Cơ thể tôm càng xanh có thể được chia làm 2 phần: phần đầu ngực
(carapace) và phần bụng. Phiá trước phần đầu ngực có chủy phát triển nhọn, 1/2
chủy ngoài cong lên, phía trên chuỷ có từ 12-15 gai, phía dưới chủy có từ 10-13 gai.
Chiều dài chuỷ của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu


3
ngực, còn chuỷ tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Phía dưới phần đầu ngực là
5 đôi chân ngực, trong đó có 2 đôi chân mang kẹp, mà đôi chân ngực mang kẹp thứ
hai luôn phát triển lớn hơn, nhất là ở tôm đực trưởng thành.

Hình 2.1: Hình thái tôm càng xanh
Phần bụng tôm càng xanh có 7 đốt. Năm đốt đầu tiên có mang 5 đôi chân
bụng, đốt thứ 6 gọi là đốt đuôi có đôi chân đuôi, đốt cuối cùng nhọn và cứng được
gọi là telson.
2.2.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển ở môi trường nước ngọt, thành thục
phát dục, giao vó và đẻ trứng ở đó, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng chúng có xu
hướng bơi ra vùng nước lợ từ 6 -18‰. Vòng đời của chúng khá phức tạp và có thể
chia làm 4 giai đoạn :
Giai đọan trứng:
Khi tôm cái đã thành thục và lột xác, tôm đực sẽ gắn tinh nang vào phần
dưới của carapace, giữa các đôi chân ngực và gần lỗ sinh dục cái. Khi con cái đẻ,
thì trứng được thụ tinh ngay và được tôm cái ấp ở các chân bụng. Khi trứng mới đẻ,
có đường kính khoảng ¼ mm, có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam, đến
ngày thứ 12 màu da cam của trứng nhạt dần và ngả màu xám xanh nhạt, từ màu
xám xanh nhạt chuyển dần sang xám đậm, trước khi nở khoảng hai, ba ngày thì
trứng ngả sang màu xám đen (màu đen là mắt của ấu trùng còn nằm trong trứng).
Như vậy dựa vào màu sắc của trứng có thể dự đoán được ngày ấu trùng nở. Thời
gian ấp trứng khoảng 20 ngày thì trứng sẽ nở ra ấu trùng.

Giai đoạn ấu trùng:
Trứng nở ra ấu trùng ở dạng sống trôi nổi trong môi trường nước.Theo Uno
và Soo (1969) ấu trùng trải qua 11 lần lột xác tương đương với 11 giai đoạn biến
thái khác nhau trong khoảng thời gian 25-30 ngày trước khi biến thái trở thành dạng
PL. Mỗi giai đoạn có hình thái và kích thướt khác nhau. Do ấu trùng của tôm càng
xanh cần phải sống trong môi trường nước lợ, có độ mặn từ 10-14‰. Do đó, khi
tôm cái mang trứng, đang sống trong môi trường nước ngọt, chúng sẽ xuôi dòng


4
theo sông đến các vùng nước lợ để cho trứng nở và ấu trùng phát triển. Ấu trùng
sống lơ lững trong môi trường nước và tìm ăn các loại thức ăn động vật cỡ nhỏ.
Giai đoạn hậu ấu trùng - Postlarvae (tôm bột, tôm PL):
Đến giai đoạn này, PL có hình dạng giống như tôm trưởng thành di chuyển
chủ yếu bằng cách bò hơn là bơi lội tự do, khi chúng bơi thường theo kiểu mặt lưng
ở phía trên và tiến về phía trước. Chúng có thể lẩn tránh nhanh nhẹn bằng cách co
các cơ bụng lại. Các PL có khả năng chòu đựng được sự dao động lớn của nồng độ
muối nên lúc này, từ vùng nước lợ, tôm bơi ngược dòng sông để kiếm ăn và dần
dần di cư lên vùng nước ngọt. Tôm con trong giai đoạn này có thể được bắt để nuôi
trong ao hồ, ruộng lúa và được gọi là tôm lóng hay tôm chấu.
Giai đoạn trưởng thành:
Sống trong vùng nước ngọt sau 7-8 tháng, tôm bắt đầu thành thục, chúng sẽ
giao vó và đẻ trứng, cứ như thế, vòng đời được tiếp tục
Tôm thích nơi có nền đáy sạch, ít bùn, có nước chảy và thay đổi thường
xuyên. Ở các sông rạch có nước chảy mạnh, tôm thường bám vào cây cỏ, bụi rậm
để nghỉ hoặc kiếm ăn.

Sơ đồ 2.1 Vòng đời của tôm càng xanh.
2.3


Đặc Điểm Sinh Học Của u Trùng Tôm Càng Xanh

2.3.1 Hình thái
Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ
(6 - 16%o) để sống và phát triển (George, 1969). Ấu trùng sẽ chết sau 3 - 4 ngày
nếu không sống được trong nước lợ. Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngữa và đuôi ở
phía trước. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, chúng bơi lội gần sát mặt nước
thành từng đám. Ấu trùng ăn liên tục thức ăn bao gồm các loài động vật phù du,
giun nhỏ, ấu trùng các động vật thủy sinh. Sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh


5
trải qua 11 lần lột xác và biến thái thành hậu ấu trùng. Đặc điểm các giai đoạn ấu
trùng tôm càng xanh được trình bày như bảng 2.1, theo Uno va Soo (1969); trích
bởi Nguyễn Thanh Phương (2003).
Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh
Giai đoạn

Đặc điểm

I

Mắt chưa có cuống

II

Mắt có cuống

III


Xuất hiện chân đuôi

IV

Có hai răng trên chuỷ, chân đuôi có 2
nhánh, có lông tơ.

V

Telson hẹp và kéo dài ra.

VI

Mầm chân bụng xuất hiện.

VII

Chân bụng có 2 nhánh, chưa có lông tơ.

VIII

Chân bụng có lông tơ.

IX

Nhanh trong của chân bụng có nhánh
phụ trong.

X


Có 3-4 răng trên chủy.

XI

Răng xuất hiện hết nửa trên chủy.

PL

Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có
tập tính như tôm lớn


6

Hình 2.2 Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm càng xanh
2.3.2 Tập tính dinh dưỡng ấu trùng tôm càng xanh
Đối với ấu trùng giáp xác, thức ăn tự nhiên ban đầu của chúng chủ yếu là
thực vật phiêu sinh hoặc thực vật phiêu sinh kết hợp với động vật phiêu sinh. Do
đó, các nghiên cứu về thức ăn tôm thường tập trung chủ yếu vào các loại thức ăn
tươi sống này. Để chủ động trong việc ương nuôi ấu trùng giáp xác, các nhà nghiên
cứu đã nghiên cứu nuôi thành công một số loại thức ăn tự nhiên làm thức ăn cho ấu
trùng như tảo, Artemia, luân trùng, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo... Hầu
hết các loài nêu trên đều có giá trò dinh dưỡng cao phù hợp với nhu cầu phát triển
của ấu trùng tôm. Ưu điểm của chúng là có kích thước nhỏ, sống mọi tầng nước,
phù hợp cho tập tính bắt mồi thụ động của ấu trùng và không làm ô nhiễm môi


7
trường nước (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tuy nhiên, muốn chủ động sản xuất và
sản xuất với quy mô lớn thì việc nghiên cứu, sử dụng thức ăn tươi sống vẫn còn là

chiến lược quan trọng. Hiện nay, khả năng thay thế thức ăn tươi sống bằng thức ăn
nhân tạo cũng đang từng bước tiến triển và thành công trên một số loài giáp xác.
Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), giai đoạn đầu của ấu trùng tôm càng xanh
không sử dụng thực vật phiêu sinh mà sử dụng động vật phiêu sinh là chủ yếu. Đến
giai đoạn VII, tôm chuyển sang ăn tạp. Từ giai đoạn này ta có thể bổ sung thức ăn
công nghiệp hoặc thức ăn tự chế do sự bắt mồi của tôm không có sự chọn lọc nhưng
trong quá trình tiêu hóa thì có sự chọn lọc.
Ở giai đoạn đầu, ấu trùng tôm không bắt mồi chủ động mặc dù thò giác của
chúng tốt (Daniel, D’Abramo và Paseval, 1992) mà chúng hầu như bắt mồi do sự
ngẫu nhiên. Thức ăn tươi sống di chuyển liên tục trong cột nước nên tạo cơ hội tốt
cho ấu trùng bắt gặp thức ăn. Kích thước thức ăn tươi sống cũng là vấn đề rất quan
trọng. Từ giai đoạn I – III ấu trùng chỉ có thể ăn được ấu trùng Artemia mới nở có
kích thước khoảng 500 µm. Moina cũng có thể bổ sung vào nhưng phải sau giai
đoạn IV (Ang và Alam, 1995). Sau giai đoạn VII, ấu trùng có khả năng sử dụng
thức ăn ngoài. Do đó, ngoài Artemia cần cung cấp thêm những nhân tố vi lượng cần
thiết cho ấu trùng (Ling, 1969) thông qua con đường thức ăn thay thế. Tuy nhiên,
thành phần thức ăn chế biến rất khác nhau tùy tác giả, đa số các thức ăn chế biến
gồm có : trứng, mực tươi, cá, thòt nhuyễn thể, dầu mực, vitamin C... Thức ăn chế
biến thường được sử dụng vào ban ngày nhằm dễ quản lý.
Tóm lại, việc sử dụng thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh rất khác nhau,
tùy thuộc vào điều kiện kỹ thuật, khả năng quản lý và áp dụng. Hiện nay, trên thò
trường có bán một số loại thức ăn công nghiệp sử dụng cho việc ương ấu trùng tôm
càng xanh. Tuy nhiên, qua thời gian thí nghiệm kết quả đạt được chưa cao. Đó là
do tôm không bắt được mồi và môi trường không ổn đònh. Vì vậy, nghiên cứu chế
biến thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh là điều rất cần thiết (Trần Thò Thanh
Hiền, 2004).
2.4

Thành Phần Dưỡng Chất Thức Ăn Cho Ấu Trùng Tôm Càng Xanh


2.4.1 Protein
Chất đạm có vai trò quan trọng trong thành phần thức ăn tôm cá. Chất đạm
là thành phần cơ bản để tạo thành cơ và các cơ quan nội tạng, nó chiếm khoảng 65
– 75% trong thành phần sinh hoá của tôm. Mức đạm tối ưu trong thức ăn của tôm là
từ 27 – 35% (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Đối với ấu trùng thì nhu cầu này tăng
cao hơn. Thiếu đạm sẽ làm cho tôm cá chậm phát triển, giảm khả năng chống chòu
bệnh tật và các điều kiện môi trường. Ngược lại, nếu thừa đạm thì đạm này chuyển
sang dạng năng lượng dự trữ hoặc thải ra ngoài. Điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất. Nhu cầu đạm của tôm thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển.
Ngoài hàm lượng đạm, các thành phần trong chất đạm cũng được quan tâm nghiên
cứu, đặc biệt là các acid amin thiết yếu như : Arginine, Histidine, Lysine, Valine,


8
Isoeusine, Methionine, Phenylalanine, Threonine và Trytophan. Do đó, sự tăng
trưởng, tỉ lệ sống và hệ số chuyển hoá thức ăn còn tuỳ thuộc nhiều vào nguồn đạm
chế biến thức ăn. Nguồn đạm từ bột cá, bột đậu nành ly trích dầu giúp tôm tăng
trưởng tốt. Đối với ấu trùng và Poslarvae, nguồn đạm sử dụng chủ yếu là đạm động
vật, tỉ lệ giữa đạm động vật và thực vật tốt nhất là 3 :1 (Nguyễn Thanh Phương,
2003). Để có thể chủ động được thức ăn, trong sản xuất giống tôm càng xanh người
ta thường sử dụng nauplius Artemia. Chúng là loại thức ăn tươi sống có hàm lượng
protein cao và trong thành phần dưỡng chất của ấu trùng Artemia có chứa đầy đủ
các thành phần acid amin thiết yếu nêu trên.
2.4.2 Lipid
2.4.2.1 Thành phần lipid của tôm
Thành phần chính của lipid trong cơ thể giáp xác chủ yếu gồm triglyceride
và phospholipid. Những thành phần khác như : sterol, ester và acid béo tự do chiếm
không quá 10%. Đối với tôm biển, hàm lượng n-3 HUFA thường cao hơn nhóm tôm
nước ngọt. Hàm lượng n-3 HUFA trong lipid tôm biển là 41,5%, trong khi đó hàm
lượng này trong tôm nước ngọt là 20,4%. Trái lại, n-6 PUFA trong tôm nước ngọt là

20,4%, trong khi ở tôm biển 13%. Đối với tôm càng xanh, hàm lượng 18 :1n-9,
16 :0 và 18 :2n-6 cao hơn tôm biển rất nhiều. Sự khác nhau này có thể là do thức ăn
của nhóm tôm nước ngọt chủ yếu là nhóm sống ở khu vực nước ngọt, đặt biệt là
nhóm thực vật, mà thành phần lipid của thực vật nước ngọt chủ yếu là n-6 HUFA,
(Chammugam, Donovan và Hwang, 1983).
Bảng 2.2 Thành phần chính của acid béo trong động vật thủy sinh
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên gọi nhanh
14 :0
16 :0
18 :0
18 :1n-9
18 :2n-6
18 :3n-3
20 :4n-6
20 :5n-3
22 :6n-3

Tên thôngthường
Myristic

Palmitic
Stearic
Oleic
Linoleic
Linolenic
Arachidonic (AA)
Eicosapentaenoic (EPA)
Docosahexenoic (DHA)

2.4.2.2 Nhu cầu acid béo đối với tôm
Yếu tố thứ hai được quan tâm nghiên cứu về dinh dưỡng là chất béo. Lipid
giữ vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8 – 9 Kcal/g) và các acid
béo thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Lipid
trong thức ăn cũng đóng vai trò là chất vận chuyển các vitamin tan trong dầu và
sterol. Ngoài ra trong thành phần lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào
quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.


9
Thành phần acid béo trong sinh vật thủy sinh là các acid béo mạch dài từ 4
– 24 carbon và một nhóm carbonxyl. Đối với động vật thủy sinh hầu hết các acid
béo chứa đựng từ 12 – 22 carbon dạng mạch thẳng. Những acid béo có mạch
carbon từ 18 carbon trở lên và ít nhất có hai nối đôi được gọi là PUFA
(polyunsaturated fatty acid) và những acid béo có chuỗi carbon dài từ 20 carbon trở
lên, có ít nhất ba nối đôi như: 20:3n-3; 22:4n-3; 20:4n-6; 22:3n-6 được gọi tên là
HUFA (highly unsaturated fatty acid). Những acid béo không no hiện diện rất phổ
biến và phong phú trong trong chuỗi thức ăn thủy vực, trong đó người ta quan tâm
đến hai nhóm acid béo: nhóm n-3 (các acid béo không no có nối đôi đầu tiên bắt
đầu từ carbon thứ 3) và nhóm n-6 (các acid béo không no có nối đôi đầu tiên bắt
đầu từ carbon thứ 6) (D’Abramo, 1997).

2.4.2.2 Nhu cầu acid béo của ấu trùng
Đối với giai đoạn ấu trùng, lipid đóng vai trò quan trọng bởi nó cung cấp các
acid béo cần thiết. Các acid béo thiết yếu rất quan trọng trong quá trình phát triển,
trao đổi chất, sinh lý và xây dựng cơ thể cua giáp xác. Hàm lượng acid béo cần
thiết ở giai đoạn ấu trùng cao hơn ở giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn ấu trùng,
mức độ của C16 và C18 giảm trong khi gia tăng của n-3 PUFA. Điều này cho thấy
tầm quan trọng của n-3 PUFA trong thành phần thức ăn (Millamena và Quinitio,
1984). Theo Nassens và ctv. (1995) cho biết tỉ lệ sống của ấu trùng tôm Penaeus
vananmei khi cho ăn luân trùng và Artemia được làm giàu hoá n-3 HUFA với tỉ lệ
DHA/EPA từ 0,5 – 1,5 là tốt nhất cho ấu trùng. Sinh trưởng và tỉ lệ sống cũng như
chất lượng ấu trùng tôm càng xanh cao khi sử dụng ấu trùng Artemia được làm giàu
HUFA. Tỷ lệ sống, sinh trưởng và khả năng chòu đựng của tôm sú cũng được cải
thiện khi cho ăn Artemia giàu hoá HUFA.
Theo FAO (1996), các yêu cầu về n-3 HUFA của tôm càng xanh giai đoạn
trưởng thành được tiên đoán là không quan trọng lắm vì trong thực tế những động
vật này sống gần hết cuôïc đời trong nước ngọt. Tuy nhiên, những giả dònh này còn
rất mâu thuẫn với nghiên cứu có sử dụng Artemia được làm giàu bằng các nhũû
tương n-3 HUFA khác nhau để ương nuôi ấu trùng ở các trại sản xuất giống. Kết
quả cho thất tốc độ tăng trưởng được cải thiện, sự biến thái của ấu trùng sớm và hậu
ấu trùng chòu stress cao.
2.4.2.3 Vai trò phospholipid đối với tôm
Phospholipid có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng động vật thủy sản, đặc
biệt là giáp xác. Nó tham gia vào cấu trúc của tất cả các màng tế bào cơ bản, giữ
vai trò quan trọng trong sự vận chuyển và hấp thu lipid, tham gia vào quá trình biến
dưỡng trung gian trong cơ thể sinh vật. Đối với động vật thủy sản, nguồn cung cấp
phospholipid chủ yếu là lecithin từ dầu đậu nành. Theo Harrison (1990), hầu như
tất cả các loài giáp xác điều cần lecithin trong suốt quá trình phát triển, đặïc biệt là
giai đoạn ấu trùng. Theo Teshima và Kavazawa (1986), ấu trùng tôm biển sẽ chết
100% ở giai đoạn Mysis nếu cho thức ăn không có lecithin. Ngoài ra, tốc độ tăng



10
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ giảm trên tôm he Nhật Bản nếu hàm lượng
bổ xung lecithin dưới 3%.
2.4.3 Vitamin C
Hầu hết các loài động vật thủy sản phụ thuộc vào nguồn vitamin C cung cấp
từ thức ăn bởi chúng không thể tự tổng hợp vitamin C được do chúng không có
enzyme gluconolatone oxidase, một enzyme cần thiết cho sự chyển hóa glucose
thành ascorbic acid (Burns và ctv, 1996). Trên giáp xác, thiếu vitamin C dẫn đến sự
giảm tăng trưởng, giảm tần số lột xác cũng như sức chòu đựng đối với stress
(Deshimaru và Kurok, 1976). Đối với ấu trùng tôm, bổ sung vitamin C góp phần
quan trọng vào quá trình tổng hợp collagen, làm ngăn chặn được bệnh chết đen
(Black Death) (Heinen, 1984). Theo FAO (1996), hàm lượng acid ascocbic ở các
nauplius Artemia biến đổi từ 300 – 500 µg/g trọng lượng khô và có thể đủ để cung
cấp lượng vitamin cho ấu trùng. Tuy nhiên, các yêu cầu về vitamin cho ấu trùng
vẫn còn chưa được biết nhiều và có thể còn cao hơn do tốc độ sinh trưởng và
chuyển hoá của các ấu trùng cao.
2.4.4 Khoáng chất
Nhu cầu về khoáng cho giáp xác dao động từ 2 – 19,5% tính theo trọng
lượng khô, trong đó tỉ lệ hàm lượng C:P là 0,76:1 đến 4:1 (Biddle, 1977). Tuy
nhiên, nhu cầu về khoáng trên ấu trùng còn ít được biết đến và chỉ thoả mãûn bằng
con đường sử dụng nước biển. Đối với ấu trùng tôm càng xanh, vấn đề được quan
tâm ở đây là liệu ấu trùng Artemia có thể đáp ứng được nhu cầu về khoáng trong
môi trường nước lợ hay không.
2.5

Artemia

2.5.1 Vai trò Artemia
Artemia là loại thức ăn tươi sống rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản.

Theo Alam và Ang (1995), Artemia được xem là nguồn thức ăn duy nhất trong
những ngày đầu của ấu trùng tôm càng xanh (từ giai đoạn I – III). Ngoài việc sử
dụng Artemia mới nở cho ấu trùng tôm càng xanh, trong giai đoạn đầu, người ta còn
dùng Artemia trưởng thành từ nuôi sinh khối làm thức ăn chế biến cho ấu trùng hay
cho hậu ấu trùng ăn trực tiếp.
2.5.2 Giá trò dinh dưỡng Artemia
Ấu trùng Artemia có hàm lượng protein cao (45% trọng lương khô), thành
phần các acid amin khá cân đối cho giáp xác cũng như có hàm lượng lipid cao. Tuy
nhiên, thành phần các acid béo lại thiếu cân đối, với hàm lượng DHA chỉ chiếm
0,1% trong khi EPA chiếm đến 10,5% trọng lượng khô của ấu trùng Artemia
(Nguyễn Thò Thanh Hiền, 2004). Điều này gợi ý cho việc ta nên giàu hóa ấu trùng
Artemia với DHA cũng như vitamin C trước khi cho ấu trùng tôm ăn.


11
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng Artemia (Nguồn: Leger và ctv, 1986)
Thành phần
Protein
Lipid
Carbonhydrat
Tro

Nauplius
52.2 ± 8.8
18.9 ± 4.5
14.8 ± 4.8
9.7 ± 4.6

Con trưởng thành
56.4 ± 5.6

11.8 ± 5.0
12.1 ± 4.4
17.4 ± 6.3

Giá trò dinh dưỡng của nauplius Artemia sẽ bò giảm dần theo thời gian. Thời
điểm giàu dinh dưỡng nhất là lúc mới nở (giai đoạn Instar I). Lúc này chúng có màu
cam, kích thước nhỏ (khoảng 500 µm), kém bơi lội, năng lượng dự trữ nhiều nên sử
dụng rất thích hợp cho tính bắt mồi của ấu trùng tôm trong những ngày đầu. Bắt
đầu từ giai đoạn Instar II, chúng tăng dần kích thước, tăng khả năng bơi lội và màu
nhạt dần, làm giảm khả năng bắt mồi của ấu trùng tôm. Vì vậy, trong sản xuất
giống, khi có một lượng dư thừa Artemia thu được cần được làm giàu dinh dưỡng để
tái sử dụng, trữ lạnh hoặc sử dụng cho ấu trùng tôm có kích lớn hơn.
Theo Lager và ctv. (1986), Artemia có thể tồn trữ ở nhiệt độ lạnh (0 - 40C)
với sục khí nhẹ nhàng ở mật độ 15,000 nauplius/ml và có thể chòu dựng trong 48
giờ, ngoại trừ dòng Chaplin (Canada) và Bueos (Argentina). Trong điều kiện trữ
lạnh, tỉ lệ sống có thể trên 90% sau khi đưa vào nước ở nhiệt độ thường trong 24 giờ
và sự mất dinh dưỡng được xem là không đáng kể.
Kích thước nauplius Artemia mới nở là chỉ tiêu rất quan trọng khi sử dụng
chúng trong các trại sản xuất giống. Trong thực tế, nhiều loài giáp xác và cá biển
đòi hỏi yêu cầu loại thức ăn sống có kích thước nhỏ. Những giai đoạn phát triển đầu
tiên của các loài này đòi hỏi thức ăn là tảo, sau đó là các loài phù du động vật có
kích thước nhỏ khoảng 100 – 200 µm (như Rotifer), rồi đến Artemia. Vì vậy, kích
thước Artemia mới nở sẽ quyết đònh đến thời điểm ấu trùng có khả năng sử dụng
chúng. Tuy nhiên, trong sản xuất giống tôm càng xanh, các giai đoạn ấu trùng đều
có khả năng sử dụng Artemia mới nở (Instar I) một cách trực tiếp và không bò ảnh
hưởng bởi các dòng Artemia khác nhau. Bên cạnh đó, do cơ thể Artemia được bao
bọc bởi một lớp vỏ rất mỏng nên kích thước của chúng không làm ảnh hưởng đến
sự tiêu hoá cơ học của ấu trùng tôm.
2.5.3 Cách làm giàu Artemia
Hiện nay, người ta thường dùng phương pháp bao màng sinh học đêå nâng

cao giá trò dinh dưỡng của Artemia, với những thành phần cần thiết như : acid béo
chưa bão hoà, vitamin... Nguyên tắc chung được áp dụng là khi Atermia lột xác
sang giai đoạn ấu trùng thứ hai (khoảng 8 giờ sau khi nở) chúng có tính ăn không
chọn lọc khi nhặt những chất có dạng hạt (FAO, 1996). Trong thời gian thực hiện
cần chú ý đến nhiệt độ, sự sục khí, độ ổn đònh của môi trường... Theo Lager và ctv.
(1986) Các nhà nghiên cứu Anh, Pháp, Nhật và Bỉ đã phát triển các sản phẩm làm
giàu khác gồm có các tảo đơn bào, nấm men và các chất nhũ tương.


12
Ưu điểm của Artemia được làm giàu dinh dưỡng là thành phần chất dinh
dưỡng trong cơ thể chúng được cải thiện. Chẳng hạn, sau khi làm giàu dinh dưỡng
trong môi trường thức ăn dầu cá, Artemia không những chứa cao hơn về acid béo
cần thiết 20:5n-3 mà còn cả 22:6n-3. Các loại này thường không thấy trong
nauplius Artemia.
2.5.4 Khả năng tiêu thụ Artemia
Barros và Valenti (2003) có nghiên cứu về sự tiêu thụ Artemia của ấu trùng
tôm ở các giai đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy ấu trùng tôm càng xanh có mức
tiêu thụ Artemia với bốn mức độ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của
ấu trùng như bảng 2.4 sau đây.
Bảng 2.4 Cấp độ tiêu thụ Artemia
Cấp độ

Giai đoạn ấu trùng

1
2
3
4


II – IV
V – VI
VII – VIII
IX - XI

2.6

Khả năng tiêu thụ
(con/ngày)ï
40
55
80
100

Mật độ Artemia tối thiểu
(con/ml)
2-3
4-6
8
12

Giới Thiệu Một Số Quy Trình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh

2.6.1 Quy trình nước trong – hệ kín
Quy trình này đã nghiên cứu bởi một số tác giả trên thế giới từ những năm
1977 nhưng kết qủa lúc đó còn hạn chế. Đến Aquacop 1984 và Griesiinger 1986
quy trình đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng ở quy mô lớn (Nguyễn Thò
Thanh Thủy, 2003).
Ấu trùng tôm càng xanh được ương trong môi trường nước trong với hệ
thống lọc sinh học được tuần hoàn kín ít thay nước trong quá trình nuôi, chỉ bổ sung

thêm nước mới để bù vào lượng nước đã bay hơi và điều chỉnh nồng độ nuối không
thay đổi trong quá trình ương.
Hệ thống nuôi theo quy trình tuần hoàn kín trong điều kiện phòng thí
nghiệm với dung tích bể nuôi là 150 lít, dùng một bơn điện có công suất khoảng 1lít
nước/phút để bơm nước từ bể lọc sinh học lên một bể chứa phía trên ở độ cao sao
cho từ đó do áp lực, nước có thể chảy ngược trở lại từ dưới đáy bể ương đi lên.
Dùng một khung lưới lọc gắn vào ống thoát đặt ở phần trên của bể ương để dẫn
nước quay trở lại bể lọc sinh học. Kích thước mắt lưới 150 µm để giữ không cho ấu
trùng và Artemia bò theo nước vào bể lọc sinh học. Hai van điều chỉnh nước được
gắn ở ống dẫn nước vào ống dẫn nước ra để điều chỉnh lưu lượng nước nhanh chậm
khi cần thiết. Khung lưới lọc được rửa hàng ngày để tránh hiện tượng bò tắc do bẩn
dẫn đến tràn nước trong bể ương.


×