Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

THỬ NGHIỆM CHẾ BIẾN VIÊN GIA VỊ SÚP HẢI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.78 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA 2 – PHENOXYETHANOL VÀ
AQUANES TRÊN CÁ RÔ PHI GIỐNG

SVTH: LÊ HẢI QUỲNH
KHOA: THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH: NGƯ Y
KHÓA: 2007- 2011

THÁNG 08/2011


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA 2 – PHENOXYETHANOL
VÀ AQUANES TRÊN CÁ RÔ PHI GIỐNG

Thực hiện bởi

Lê Hải Quỳnh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kĩ sư Nuôi trồng thủy sản
chuyên ngành Ngư y

Gíáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Văn Tư


THÁNG 8/2011
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng quí thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.
- Qúy thầy cô trong và ngoài Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, cung cấp
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tư và thầy Phạm Văn
Nhỏ đã tận tâm hướng dẫn, cung cấp tài liệu và kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt
thời gian học tập và làm khoá luận tốt nghiệp, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này. Thầy đã cho tôi những định hướng và động viên kịp thời trong thời gian
qua.
- Con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người. Ba mẹ
luôn là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao trên mọi nẻo đường, tạo cho con sức mạnh và
niềm tin trong mọi công việc.
- Cảm ơn các anh chị cán bộ công nhân viên Khoa Thủy Sản trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp Ngư Y 33 đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do có những hạn chế về thời gian nên khoá luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quí thầy cô cùng các bạn để
khoá luận hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài khoá luận “Đánh giá ảnh hưởng của 2 - Phenoxyethanol và Aquanes trên
cá rô phi gi” được tiến hành từ 08/04/2011 đến 24/06/2011 tại Trại thực nghiệm Khoa
Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thí nghiệm được tiến
hành để xác định liều ảnh hưởng và gây chết 50% trong 24 giờ (LC 50 - 24h ) của 2 loại
hoá chất 2 - Phenoxyethanol và Aquanes trên cá rô phi, so sánh ảnh hưởng của chúng
lên cá rô phi.
Thí nghiệm 1: tỉ lệ cá chết (trọng lượng 3 - 3,5 g/con) ứng với các nồng độ
0 ppm, 40 ppm, 85 ppm, 130 ppm, 220 ppm, 400 ppm của 2 - Phenoxyethanol lần lượt
là 0%; 6,67%; 16,67%; 46,67%; 66,67%; 93,33%.
Xác định LC 50-24h của 2 - Phenoxyethanol trên cá rô phi là 150 ppm (theo
phương trình hồi qui tuyến tính với R2=0,957).
Thí nghiệm 2: tỉ lệ cá chết (trọng lượng 3 - 3,5g/con) ứng với các nồng độ
0 ppm, 40 ppm, 85 ppm, 130 ppm, 220 ppm, 400 ppm của Aquanes lần lượt là 0%;
13,33%; 23,33%; 40%; 53,33%; 70%.
Xác định LC 50–24h của Aquanes trên cá rô phi là 200 ppm (theo phương trình hồi
qui tuyến tính với R2=0,977).
Thí nghiệm 3: xác định ảnh hưởng của 2 - Phenoxyethanol và Aquanes trên cá
rô phi.
Sau khi xử lí với 2 - Phenoxyethanol và Aquanes, thả nuôi 1 tháng, ta thu được
kết quả là tăng trọng của cá không bị ảnh hưởng nhiều khi sử dụng hoá chất gây mê
với liều gây chết 50% trong 24 giờ.
Tuy nhiên, tỉ lệ cá chết khi xử lí gây mê bằng 2 -Phenoxyethanol cao hơn khi
dùng Aquanes, cá sử dụng lượng thức ăn cao hơn bình thường.

iii


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC


Trang

Trang đề tài

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng, đồ thị, và hình ảnh

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Nguồn gốc và phân bố

3

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Đặc điểm sinh thái

4

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

5


2.1.5.1 Sinh trưởng

5

2.1.5.2 Sinh sản

5

2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng

6

2.2 Hoá chất gây mê

6

2.2.1 2- Phenoxyethanol

7
iv


2.2.1.1 Công thức hóa học

7

2.2.1.2 Tính chất vật lí và hoá học

7


2.2.1.3 Dược động học

7

2.2.1.4 Một số ứng dụng

7

2.2.1.5 Độc hại

8

2.3 Đinh hương

9

2.3.1 Phân loại

9

2.3.2 Nguồn gốc và phân bố

9

2.3.3 Đặc điểm hình thái

9

2.3.4 Aquanes


10

2.3.4.1 Công thức hoá học

10

2.3.4.2 Thành phần hoạt hoá

11

2.3.4.3 Tính chất gây mê của dầu đinh hương

11

2.3.4.4 Các lợi ích của dầu đinh hương

12

2.4 Qui định an toàn và qui định pháp chế đối với thuốc gây mê

14

2.5 Phương pháp gây mê

14

2.5.1 Chuẩn bị gây mê

14


2.5.2 Theo dõi quá trình gây mê

16

2.5.3 Cơ chế gây mê

17

2.5.4 Hồi sức sau gây mê

17

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Địa điểm và thời gian

20

3.2 Vật liệu thí nghiệm

20

3.2.1 Hệ thống bố trí thí nghiệm

20

3.2.2 Đối tượng thí nghiệm

20
v



3.2.3 Hoá chất

21

3.3 Thí nghiệm 1: xác định liều gây mê LC 50-24h của 2 - Phenoxyethanol
trên cá rô phi

21

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

21

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

21

3.4 Thí nghiệm 2: xác định liều gây mê của dầu đinh hương Aquanes
trên cá rô phi

22

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

22

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi


23

3.5 Thí nghiệm 3: theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá rô phi khi xử lí
liều LC 50-24h của cả 2 - Phenoxyethanol và Aquanes

23

3.6 Một số công thức

24

3.6.1 Công thức tính tăng trọng chuyên biệt (Specific growth rate)

24

3.6.2 Công thức tính hệ số thức ăn (Feed conversion ratio)

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1

25

4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường

25

4.1.2 Thí nghiệm xác định LC 50-24h của 2 – Phenoxyethanol


26

4.1.2.1 Trọng lượng trung bình cá thí nghiệm 1

26

4.1.2.2 Kết quả thí nghiệm 1

26

4.2 Thí nghiệm 2

29

4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường

29

4.2.2 Thí nghiệm xác định LC 50- 24h của Aquanes

29

4.2.1 Trọng lượng trung bình cá thí nghiệm 2

29

4.2.2 Kết quả thí nghịêm 2

30
vi



4.3 Thí nghiệm 3

32

4.4 Thảo luận

33

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận

36

5.2 Đề nghị

36

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NT

Nghiệm thức


TN

Thí nghiệm

TLTB

Trọng lượng trung bình

ĐC

Đối chứng

LC

Lethal Concentration

EGPE

Ethylen Glycol Monophenyl Ether

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
VÀ HÌNH ẢNH

HÌNH ẢNH
NỘI DUNG


TRANG

Hình 2.1 Cấu tạo hoá học của 2 – Phenoxyethanol

7

Hình 2.2 Cây đinh hương

10

Hình 2.3 Cấu tạo hoá học của Aquanes

11

Hình 2.4 Hoa đinh hương khô

13

Hình 3.1 Thí nghiệm gây mê cá

22

Hình 3.2 Nuôi theo dõi tăng trọng

23

Hình 4.1 Cân cá thí nghiệm

26


BẢNG
NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1 Biểu hiện của cá trong các giai đoạn gây mê

16

Bảng 2.2 Biểu hiện của cá trong quá trình hồi tỉnh

18

Bảng 2.3 Gíơi thiệu về liều và thời gian gây mê

18

Bảng 3.1 Trọng lượng trung bình của cá thí nghiệm 1

21

Bảng 3.2 Trọng lượng trung bình cá thí nghiệm 2

22

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 1

25

Bảng 4.2 Số cá chết ghi nhận ở mỗi nghiệm thức thí nghiệm 1


27

Bảng 4.3 Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm 2

29

Bảng 4.4 Số cá chết ghi nhận ở mỗi nghiệm thức thí nghiệm 2

31

Bảng 4.5 Trọng lựơng cá thí nghiệm trước khi thả nuôi

32

ix


Bảng 4.6 Lượng thức ăn ghi nhận được trước và sau khi thả nuôi

32

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc gây mê đến hệ số thức ăn

33

ĐỒ THỊ
NỘI DUNG

TRANG


Biểu đồ 4.1 Đồ thị tương quan giữa tỉ lệ chết và nồng
độ 2 – Phenoxyethanol.

28

Biểu đồ 4.2 Đồ thị tương quan giữa tỉ lệ chết và nồng độ Aquanes

31

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội. Ngành thuỷ sản đã nỗ lực phát huy mọi nguồn lực đầu tư và đạt được
những thành tựu to lớn, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Kim ngạch xuất khẩu đứng vị trí thứ 3 (sau dầu thô, giày da), đóng góp cho ngân sách
nhà nước một phần không nhỏ, góp phần tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh quá trình
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Mặt khác, Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển, lại có khá nhiều sông, ngòi, ao,
hồ, đầm, phá, kênh, rạch,…tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản ở
nước ta.
Sản phẩm thuỷ sản đang dần chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, ngày càng
phong phú và đa dạng và yêu cầu đối với thuỷ sản ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu
đó, ta phải chăm sóc, bảo quản động vật thuỷ sản một cách thích hợp, tạo điều kiện
cho vật nuôi phát triển thuận lợi. Việc ứng dụng một số kết quả thí nghiệm vào nuôi
trồng thuỷ sản đáng được quan tâm. Đặc biệt là thành tựu nghiên cứu về các chất gây

mê. Gây mê là việc cần thiết trong đo hay cân cá, phân loại và gắn thẻ, tiêm vắc xin,
lấy mẫu máu hoặc sinh thiết tuyến sinh dục,…nhằm tạo ra các thế hệ cá con khoẻ
mạnh hơn. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển rất cần những loại thuốc gây mê giúp
cá tránh bị thương hay bị shock, đạt được tỉ lệ sống cao, tăng năng suất và tăng thu
nhập cho chủ đầu tư.
Ở nước ta từ lâu, dân nhiều vùng đã biết sử dụng cây thuốc cá (Derris
tonnkinensis) để gây mê cá ở hồ ao, sông, suối nhằm đánh bắt dễ dàng hơn hoặc diệt
cá tạp trong quá trình chuẩn bị ao nuôi.
1


Bên cạnh những tác động tích cực, một số loại gây ảnh hưởng tiêu cực lớn cho
cá do thời gian hồi phục và loại thải khá dài, cũng như có một số tác động không tốt
đến môi trường và con người. Do đó, khi lựa chọn thuốc gây mê cần cân nhắc kĩ,
chẳng hạn như chi phí, hiệu quả, phương thức sử dụng, và khả năng độc hại của loại
thuốc đó.
Trên thế giới, kỹ thuật gây mê mới được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
khoảng 60 năm lại đây để hạn chế làm trầy xước và giảm stress khi cần bắt giữ, vận
chuyển động vật thủy sản, khi tiêm vắc xin, làm thủ thuật sinh sản nhân tạo…Trước
những nhiều công dụng hữu ích cho việc phát triển vật nuôi, 2 - Phenoxyethanol và
Aquanes đã và đang được nghiên cứu, hiện tại có nhiều thí nghiệm đánh giá hiệu quả
2 - Phenoxyethanol và Aquanes trên các loài cá khác nhau như cá chép, cá mè
trắng…từ đó làm nền tảng cho đề tài được tiến hành tại Trại Thực nghiệm Khoa Thuỷ
Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM “ Đánh giá ảnh hưởng của
2 - Phenoxyethanol và Aquanes trên cá rô phi giống”.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Xác định nồng độ gây chết 50% của 2 - Phenoxyethanol và Aquanes trên rô
phi giống.
- Đánh giá ảnh hưởng của 2 chất gây mê 2 - Phenoxyethanol và Aquanes lên
tăng trọng cá rô phi sau khi xử lí liều LC 50 trong 24 giờ.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.1.1 Phân loại
Bộ: Perciformes (Smith, 1949).
Họ: Cichlidae.
Giống: Oreochromis
Loài : Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1757).
Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:
- Tilapia (cá đẻ cần giá thể).
- Sarotherodon (cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng).
- Oreochromis (cá mẹ ấp trứng trong miệng).
Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là:
Cá rô phi đen O. mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua đường
Thái Lan.
Cá rô phi vằn (rô phi Đài Loan, O. niloticus) được nhập vào Việt Nam năm
1974 từ Đài Loan.
Cá rô phi đỏ (red tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ
Malaysia.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ Perciformes. Đến
năm 1964, người ta mới biết đến 30 loài cá rô phi, hiện nay thì có khoảng hơn 100
3


loài, trong đó 10 loài có giá trị kinh tế cao. Một số loài được nuôi phổ biến là rô phi

vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ, rô phi đen. Trong đó, được nuôi nhiều nhất là rô phi vằn.
Ngày nay, rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vài năm trở lại đây chúng thực sự trở thành loài cá
nuôi công nghiệp, sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng ngang, rạch
kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy.
Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai
mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây
ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa
tới lỗ hậu môn.
Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần
bụng có màu trắng ngà hoặc màu xanh nhạt. Trên thân có từ 6 - 8 vạch sắc tố chạy từ
lưng xuống bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng rõ ràng hơn.
2.1.4 Đặc điểm sinh lí
Nhiệt độ: cá rô phi có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp để cá phát triển là
25 - 35oC, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Ngưỡng nhiệt độ gây chết cho cá là
11 - 12oC.
O. niloticus có thể chịu giới hạn nhiệt là 12 – 42oC, 24 – 26oC là nhiệt độ thích
hợp cho O. niloticus sinh sản và ấp trứng.
Độ mặn: cá rô phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể
phát triển ở nước biển có độ mặn 32‰. Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 5‰.
O. mossambicus có thể phát triển và tái thành thục sinh dục ở 49‰, cá bột của loài cá
này được tìm thấy và có sức khỏe tốt ở 69‰. Một vài loài rô phi có khả năng sống và
tái sinh sản ở 30‰, O. aureus có khả năng di chuyển trực tiếp từ nước ngọt sang nước
biển ở 20 - 25‰.
pH: 4 – 11. Thí nghiệm trên cá S. grahami có giới hạn pH: 5 – 11, chết sau 2 –
6 giờ khi pH thấp hơn 3,5 và cao hơn 12.
4



Oxygen hòa tan: tùy loài, O. niloticus có thể sống khi hàm lượng oxygen hòa
tan thấp 1 mg/l và ngưỡng chết là 0,1 – 0,3 mg/l. Nếu hàm lượng oxygen hòa tan trong
nước thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Oxygen hòa tan
giảm còn 0,7 mg/L và kéo dài thì cá chết.
NH 3 : hàm lượng NH 3 < hay = 0,03 mg/l là tốt, tuy nhiên cá rô phi cũng có thể
chịu được đến > 20 mg/l.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
2.1.5.1 Sinh trưởng
Cá rô phi lớn khá nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi và
loài cá. Loài O. niloticus (dòng GIFT) có thể đạt trọng lượng trung bình khoảng 600 –
700 g/con sau 5 - 6 tháng nuôi, cao nhất có thể lên tởi 1,2 - 1,4 kg/con.
Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái, loài cá rô phi cỏ, rô phi vằn có tốc độ tăng
trưởng chậm hơn rô phi dòng GIFT.
2.1.5.2 Sinh sản
Thành thục sinh dục: khi nuôi chung đực, cái và cho sinh sản tự nhiên thì cá tái
thành thục sinh sản sau 30 – 60 ngày. Thu và ấp trứng nhân tạo thì sau 13 – 18 ngày cá
tái thành thục sinh sảng.
Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3 , 4 khi cá
có trọng lượng thông thường là 100 – 150 g/con (cá cái). Tuy vậy kích thước thành
thục sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ
tuổi. Cá nuôi trong mô hình thâm canh năng suất cao, cá cái tham gia sinh sản lần đầu
khi trọng lượng đạt trên 200 g.
Chu kỳ sinh sản: đẻ quanh năm. O. mossambicus sinh sản lần đầu ở 3 tháng
tuổi, O. niloticus và O. aureus ở 6 tháng tuổi. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài
khoảng 30 - 45 ngày từ khi phát dục lần đầu đến khi phát dục lần kế tiếp. Tuy nhiên
khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng
ôxy hoà tan và nhiệt độ...).

5



Trong điều kiện khí hậu ở miền Nam nước ta thì cá có thể đẻ 10 - 12 lần/năm,
nuôi ở miền Bắc chỉ đẻ 5 - 7 lần/năm. Tuỳ theo kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thường
mỗi lần cá đẻ 1.000 - 2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200 - 250 g/con.
Tập tính sinh sản: thời gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi
cá bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do. Thời gian này kéo dài khoảng 10
ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ 200C thời gian ấp của cá rô phi kéo dài
khoảng 10 - 15 ngày, ở nhiệt độ 280C là 4 - 6 ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến 340C
thì thời gian ấp trứng chỉ còn từ 3 - 5 ngày.
Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc con cái đến khi cá con có thể tự kiếm
ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng 1 - 4 ngày. Trong thời kỳ ấp trứng
cá cái thường ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp trứng đã kết
thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục lần tiếp theo. Giai đoạn kiếm ăn
tích cực kéo dài khoảng 2 - 4 tuần đến khi cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp.
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá
rô phi là loài ăn tạp thiên về mùn bã hữu cơ, thức ăn gồm các tảo dạng sợi, các loài
động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng các loại côn trùng, động vật sống ở
nước, cỏ, bèo, rau và cả phân hữu cơ.
Ngoài ra chúng có khả năng ăn thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, bánh
khô đậu, các phế phụ phẩm khác và thức ăn viên. Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh
vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, một ít thực vật phù du. Giai đoạn cá giống đến
cá trưởng thành chúng chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du.
Đặc biệt chúng có khả năng hấp phụ 70 - 80% tảo lục, tảo lam mà một số loài
cá khác khó có khả năng tiêu hoá. Cá có thể ăn thêm thực vật thối rữa, giáp xác nhỏ và
nhuyễn thể.
2.2 Hoá chất gây mê
Các loại thuốc gây mê được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản như MS222,
Benzocain, Aquanes, Quinaldine và Quinaldine Sulphate, 2 - Phenoxyethanol,

Metomidate, Etomidate.
6


2.2.1 2 - Phenoxyethanol
(Đồng danh : Ethylene glycol monophenyl ether; Hydroxy - 2 - phenoxyethane;
2 - Hydroxyethyl phenyl ether; 2 - Phenoxyethanol; 2 - Phenoxyethyl alcohol;
Dowanol EP: EGMPE; Ethanol, 2 – phenoxy - ; Ethylene glycol phenyl ether; Glycol
monophenyl ether; Phenoxyethanol; n - Phenoxyethyl alcohol; Phenyl cellosolve)
2.2.1.1 Công thức hóa học

Hình 2.1 Cấu tạo của 2 – Phenoxyethanol
2.2.1.2 Tính chất vật lí và hóa học
2 - Phenoxyethanol là một loại chất lỏng dạng dầu, không màu, có công thức
phân tử là C 8 H 10 O 2 . Công thức cấu tạo C 6 H 5 OCH 2 CH 2 OH. Trọng lượng phân tử
138.2 g/mol. Nhiệt độ sôi 245ºC. Nhiệt độ nóng chảy 14ºC. Tan hoàn toàn trong
nước. Nồng độ ảnh hưởng là 0,56 cm3/l (0,1 ppm). Chủ yếu gây nguy hiểm cho thận.
2.2.1.3 Dược động học
Trong các tế bào ở động vật có vú, 2 - Phenoxyethanol được chuyển hóa từ một
hay nhiều alcohol dehydrogenases và aldehyde dehydrogenase thành phenoxy acetic
acid. Khi tiếp xúc qua da hoặc đường uống thì một số lượng lớn 2 - Phenoxyethanol
được bài thải qua nước tiểu. Trong vi khuẩn, 2 - Phenoxyethanol chuyển hoá thành
phenol và acetaldehyde, sau đó chuyển hoá thành acetate.
2.2.1.4 Một số ứng dụng
+ Ứng dụng trong công nghiệp: 2 - Phenoxyethanol (EGPE) được sử dụng như
một dung môi cho cellulose acetate, thuốc nhuộm, mực, nhựa, tổng hợp hữu cơ, chất
sát trùng, và dược phẩm, sơn và tẩy véc ni. Là một chất khử trùng tại chỗ và thuốc
chống côn trùng. Được thay thế cho formaldehyde như một chất bảo quản của các mô
7



cơ thể, định hình cho các loại nước hoa và xà phòng. Được sử dụng trong một số vắc
xin là một chất kháng khuẩn để thay thế Thimerosal.
2 - Phenoxyethanol được sản xuất trong một hệ thống khép kín bởi một công ty
ở Mỹ, ít được tiếp xúc trong quá trình sản xuất. Người tiêu dùng sử dụng 2 Phenoxyethanol như một dung môi trong sơn, chất tẩy rửa lò nướng, hoặc trong nước
hoa nên dễ tiếp xúc với da và đường hô hấp. Tuy nhiên, do áp suất hơi thấp, nên tiếp
xúc qua da nhiều hơn là qua đường hô hấp.
+ Ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, 2 - Phenoxyethanol được sử dụng như
một chất gây mê, có tính diệt khuẩn và diệt nấm. Vì tính năng này nên nó khá hữu ích
trong các ca phẫu thuật.
Ứng dụng gây mê lên sản xuất cá hồi vân, Oncorhynchus mykiss, với liều 0,5
cm3/l (tương đương 385 mg/l), cá mê nhẹ với liều thấp hơn. Cá hồi con được khuyến
cáo không nên sử dụng liều LC 50 trong 13 phút, liều thích hợp là 0,25 cm3/l (Barton và
Helfrich, 1981). Đối với cá hồi 100 – 200 g thì sử dụng liều 200 ppm (Takashi và ctv,
1983). Ở 11oC, Liều gây mê và liều gây chết trên cá hồi, O. nerka, lần lượt là 0,09 và
0,29 cm3/l.
Liều gây mê cá me trắng bố mẹ, Hypophthalmichthys molitrix, và cá trắm cỏ,
Ctenopharyngodon idella, là 0,2 cm3/l, và không làm suy yếu khả năng di chuyển của
tinh trùng ( McCarter, 1992). Đối với cá chép bố mẹ, liều giảm đau và gây mê sâu là
400 ppm, 800 ppm (Yamamitsu và Itazawa, 1988). Có thể dùng liều 100 – 600 cm3/l
để gây mê phẫu thuật cho cá chép bố mẹ (Josa và ctv, 1992).
2.2.1.5 Độc hại
Theo báo cáo của NIOSH (2003), tiếp xúc cấp tính ở nồng độ cao,
2 - Phenoxyethanol có thể gây kích ứng đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh
trung ương. Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu
chảy. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy thận cấp, gây tổn thương não, phổi,
màng não, và tim.
2 - Phenoxyethanol có hại nếu nuốt phải, hít vào hoặc hấp thụ qua da, gây mù
mắt và kích ứng da. Trong trường hợp tiếp xúc, phải rửa sạch ngay với nước.
8



2.3 Đinh hương
2.3.1 Phân loại
Giới Plantae
Bộ

Myrtales
Họ

Myrtaceae
Gíống

Syzygium
Loài Syzygium aromaticum

2.3.2 Nguồn gốc và phân bố
Đinh hương (danh pháp khoa học: S. aromaticum, từ đồng nghĩa: Eugenia
aromaticum, Eugenia caryophyllata) là một loài thực vật trong họ Đào kim nương
(Myrtaceae), các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm.
Đinh hương có nguồn gốc ở Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị gần
như trong mọi nền văn hóa ẩm thực. Nó có tên gọi là đinh hương có lẽ là do hình dáng
của chồi hoa trông khá giống với những cái đinh nhỏ. Đinh hương được trồng chủ yếu
ở Indonesia và Madagascar; nó cũng được trồng tại Zanzibar, Ấn Độ, Sri Lanka và
"quần đảo Hương liệu" (Molucca tức Maluku, còn được biết với tên gọi quần đảo
Banda, Indonesia).
2.3.3 Đặc điểm hình thái
Đinh hương là cây thường xanh có thể cao tới 10 - 20 m, có các lá hình bầu dục
lớn và các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu
nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi

chúng đã có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài khoảng 1,5 - 2 cm,
bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa và bốn cánh hoa không nở tạo thành
viên tròn nhỏ ở trung tâm.
Đinh hương là một loại thảo mộc giàu khoáng chất như canxi, axit
hydrochloric, sắt, phốt pho, natri, kali, vitamin A và vitamin C.

9


Hình 2.2 Cây đinh hương
2.3.4 Aquanes
Aquanes là tên thương mại của một hợp chất được điều chế từ cây đinh hương
tinh dầu đinh hương), chứa 5% Eugenol.
Tên khoa học: Allylguaiacol, Caryophyllic acid, Eugenol, Engenol,
p-Allylguaiacol, Eugenic acid, 4-Allyl-2-methoxyphenol, p-Eugenol, 4-Allylguaiacol,
2.3.4.1 Công thức hóa học
Danh pháp quốc tế 2-Methoxy-4-prop-2-enyl-phenol.
Công thức phân tử C 10 H 12 O 2

10


Công thức cấu tạo

Hình 2.3 Cấu tạo hoá học của Aquanes
2.3.4.2 Thành phần hoạt hóa
Aquanes là một dạng chất lỏng màu nâu sậm giàu hương thơm, được chiết suất
từ hoa, thân và lá của cây đinh hương. Nó được sử dụng như một loại chất gây mê cục
bộ êm nhẹ từ thời cổ xưa. Aquanes có tính chất gây tê và kháng vi trùng, và nó đôi khi
được dùng để khử mùi hôi của hơi thở hay để cải thiện tình trạng đau răng. Nó hoặc

thành phần chính của nó, eugenol, được các nha sĩ sử dụng để làm dịu cơn đau sau khi
nhổ răng sâu và nó là mùi đặc trưng trong các phòng mạch nha khoa.
2.3.4.3 Tính chất gây mê của dầu đinh hương (Aquanes)
Có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng dầu đinh hương như một thuốc gây mê ở
cả động vật không xương sống và động vật có xương sống. Hiện nay, quan tâm nhiều
hơn việc sử dụng dầu đinh hương là thuốc gây mê cá. 40 bài báo đã được công bố về
chủ đề này từ năm 1995. Hisake và ctv (1986) cho thấy rằng nó đã cho hiệu quả gây
mê chung trên cá chép, Cyprinus carpio, là 25 - 100 ppm. Soto (1995) đã tìm thấy liều
100 mg/lcó hiệu quả trong cá dìa, Siganus lineatus. Cá bị mất trạng thái cân bằng sau
khi 30-45 giây và phục hồi khoảng 3 phút. Tamaru và ctv (1996) phát hiện ra rằng 25
ppm là đủ để gây mê Argenteus siganus. Trong một loạt các chi tiết của thí nghiệm
với cá hồi vân 20 g, O. mykiss, Keene và ctv (1998) cho thấy 8 - 96 giờ LC 50 của
eugenol được khoảng 9 ppm. liều 2 - 5 ppm đủ cho việc vận chuyển, trong khi liều
lượng 40 - 60 ppm trong 3 - 6 phút cho hiệu quả phẫu thuật gây mê.
Trong tất cả các trường hợp phục hồi được, liều lượng và thời gian liên quan,
ngày càng tăng theo cấp số nhân thời gian tiếp xúc. Với thời gian tiếp xúc ngắn, phục
11


hồi nhanh, nhưng luôn luôn dài hơn so với MS222, gây mê đã không có tác động có
hại và cá ăn trở lại nhanh chóng mà không có sự ức chế tăng trưởng.
Ngược lại, Pirhonen và Schreck (2003) thấy rằng mặc dù cá hồi vân cho ăn 4
giờ sau khi gây mê, dầu đinh hương làm giảm lượng thức ăn khi so sánh với cá không
được gây mê. Hoskonen và Pirhonen (2006) nghiên cứu rằng gây mê của cá hồi vân sử
dụng dầu đinh hương đã có một ý nghĩa hiệu ứng tiêu cực đối với tăng trưởng (theo
Anaesthetic and Sedation Techniques for Aquatic Animal. Blackwell Publishing, 222
pages).
2.3.4.4 Các lợi ích của dầu đinh hương
Dầu đinh hương có tính chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kích thích
tình dục nên được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn sức khỏe nghiêm trọng.

• Chăm sóc răng miệng
Đây là công dụng nổi bật nhất của dầu đinh hương. Các tính chất diệt khuẩn
làm cho nó trở nên rất hiệu quả để giảm đau răng, đau nướu răng và loét miệng.
Dầu đinh hương có chứa hợp chất eugenol, hợp chất đã được sử dụng trong
điều trị nha khoa từ nhiều năm nay. Vì thế, thuốc súc miệng mà có chút dầu đinh
hương pha loãng sẽ giúp nới lỏng dịch ở cổ họng. Ngoài ra, các mùi đặc trưng của dầu
đinh hương sẽ giúp loại bỏ hơi thở hôi cho răng miệng của bạn. Do đó, dầu cây đinh
hương đã được thêm vào trong nhiều sản phẩm nha khoa bao gồm các loại thuốc, nước
súc miệng....Các nha sĩ cũng pha trộn dầu đinh hương với ô xit kẽm và dùng nó như
một vật liệu làm trắng răng tạm thời.
• Nhiễm trùng
Do tính chất sát trùng của nó, dầu cây đinh hương rất hữu ích để điều trị các vết
thương, vết cắt, ghẻ, nấm, bệnh nhiễm trùng, vết bầm tím, nhiệt, ghẻ... Nó cũng có thể
được sử dụng trong điều trị vết côn trùng cắn và đốt. Tuy nhiên dầu đinh hương
nguyên chất rất mạnh, khi sử dụng nên pha loãng chúng và không nên sử dụng nó cho
làn da nhạy cảm.

12


• Giảm stress
Dầu đinh hương cũng được coi là loại thuốc giảm stress tuyệt vời, tác động kích
thích tâm lý và loại bỏ mệt mỏi về tinh thần. Khi sử dụng với liều lượng thích hợp, nó
làm cho tâm trạng được thả lỏng, thư giãn.

Hình 2.4 Hoa đinh hương khô
Sử dụng dầu đinh hương cũng có thể tạo cho bạn một giấc ngủ ngon và có ích
cho bệnh nhân mất ngủ. Nó rất hữu ích để điều trị bệnh tâm thần như trầm cảm, lo
lắng, bồn chồn...
• Các vấn đề về đường hô hấp

Dầu đinh hương có tác dụng làm mát và chống viêm hiệu quả, chúng cũng sẽ
xóa sạch các đờm trong mũi. Vì thế, nó điều trị các rối loạn khác nhau về đường hô
hấp bao gồm ho, cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang và bệnh lao. Nụ
đinh hương giúp giảm bệnh viêm họng.
• Lưu thông máu
Dầu đinh hương giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể bằng cách tăng lưu
thông máu và làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nó cũng là loại thảo mộc giúp làm sạch máu,
thanh lọc cho cơ thể.
13


• Tiểu đường
Cùng với tác dụng lọc máu, dầu cây đinh hương giúp kiểm soát lượng đường
trong máu và do đó rất hữu ích cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
• Tăng cường hệ thống miễn dịch
Cả cây đinh hương và dầu cây đinh hương đều rất hữu ích cho việc thúc đẩy hệ
miễn dịch. Nguyên nhân là do những đặc tính kháng virus và khả năng làm sạch máu
có trong nó.
2.4 Qui định an toàn và qui định pháp chế đối với thuốc gây mê
Mặc áo quần bảo hộ, đeo găng tay, kính bảo vệ khi tiếp xúc với hóa chất.
Sử dụng hoá chất gây mê trong thuỷ sản phải đảm bảo an toàn cho người sử
dụng. Tại Hoa Kì, việc sử dụng trong sản xuất và thí nghiệm phải theo qui định của
FDA, tại Anh phải theo qui định của HSE, tại Việt Nam phải theo qui định của Bộ Y
Tế.
An toàn trong chuỗi thức ăn: việc sử dụng hoá chất luôn có những nguy cơ tiềm
ẩn cho sinh vật sống. Phải sử dụng các hoá chất và nồng độ theo qui định của từng
nước, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Đảm bảo cho môi trường: chất thải cần được xử lí khi thải ra môi trường, đúng
tiêu chuẩn qui định.
Đảm bảo tốt cho động vật: chất gây mê được sử dụng với liều lượng thích hợp,

không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật thí nghiệm.
2.5 Phương pháp gây mê
2.5.1 Chuẩn bị gây mê
Không cho cá ăn trong 12 - 24 giờ trước khi gây mê để bảo đảm trong dạ dày
hoàn toàn trống rỗng, tránh cá bị ựa thức ăn ra. Khi bắt cá, chú ý giữ tay luôn ướt và
thao tác nhẹ nhàng để không gây trầy xước da cá. Phải bố trí công việc sao cho người
thực hiện các thao tác trong quá trình gây mê không bị chi phối bởi những công việc
khác, nhằm duy trì thời gian gây mê ngắn nhất.

14


×