Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN C LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH DO VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN C LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH DO
VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Sinh viên thực hiện: NGHIÊM HÀ NGUYỄN KHOA
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN C LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH DO VI KHUẨN
Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus
Sauvage, 1878)

Tác giả

NGHIÊM HÀ NGUYỄN KHOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, chuyên ngành Ngư Y


Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ mọi
người. Sau đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Bố mẹ và anh hai đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên và luôn sát cánh bên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Như Trí đã
tận tình hướng dẫn và giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Anh Minh Anh – Trưởng phòng thí nghiệm công ty Novus, các chị Thảo,
Thành, Thủy, Tuyên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong việc chế biến thức ăn cho thí
nghiệm.
Chị Truyện Nhã Định Huệ - Quản lý phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong thời gian thực hiện thí nghiệm 2.
Các bạn Trọng Hiếu, Kiệt, Thanh Tùng, Sơn Tùng, Ngọc Anh, Tuyến lớp
DH07NY; bạn Diễm My lớp DH07CT; bạn Lây, Khang, Nghĩa, Hiếu lớp DH07NT;
các em Sang, Thái, Thông, Thuật Trại thực nghiệm đã giúp đỡ tận tình chúng tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng trưởng và khả
năng đề kháng bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878)” được tiến hành từ ngày 12/02/2011 đến ngày
08/07/2011 tại trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản và Phòng Thí Nghiệm Bệnh Học
Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện với mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của vitamin C lên
tăng trọng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng đề kháng bệnh gan thận
mủ trên cá tra. Đề tài gồm 2 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1 được tiến hành với 6 nghiệm thức với sự khác nhau về việc bổ
sung thêm vitamin C: Nghiệm thức 1 (đối chứng) không bổ sung vitamin C; nghiệm
thức 2, 3, 4, 5, 6 lần lượt bổ sung 20, 40, 80, 160, 320 mg vitamin C/kg thức ăn. Cá tra
thí nghiệm có trọng lượng trung bình khoảng 8 – 9 g/con.
Sau 8 tuần nuôi thí nghiệm với thức ăn thí nghiệm kết quả cho thấy sự tăng
trọng, tỷ lệ sống, lượng ăn tuyệt đối, hệ số chuyển đổi thức ăn và hiệu quả sử dụng
protein của cá thí nghiệm có sự sai khác; tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa
về phương diện thống kê (P > 0,05).
- Chúng tôi tiếp tục sử dụng số cá từ thí nghiệm 1 để thực hiện thí nghiệm 2.
Chúng tôi tiến hành gây cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp
ngâm, nồng độ cảm nhiễm: 2,84 x 107 CFU/mL. Căn cứ kết quả theo dõi trong quá
trình thực hiện thí nghiệm 2, chúng tôi thấy tỷ lệ sống của cá sau khi cảm nhiễm có xu
hướng tỷ lệ thuận với nồng độ vitamin C cung cấp. Tuy nhiên tỷ lệ chết tích lũy và tỷ
lệ sống của cá thí nghiệm trong từng nghiệm thức không có sự sai khác có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05).
Như vậy, việc bổ sung vitamin C vào thức ăn thí nghiệm không ảnh hưởng đến
tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng đề kháng của cá tra đối

với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá tra..................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ............................................................................................................ 3
2.1.2 Phân bố .............................................................................................................. 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái............................................................................................. 3
2.1.4 Đặc điểm sinh thái ............................................................................................. 4
2.1.4.1 Độ mặn ........................................................................................................... 4
2.1.4.2 pH ................................................................................................................... 4
2.1.4.3 Oxy hòa tan ..................................................................................................... 4
2.1.4.4 Nhiệt độ .......................................................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm sinh dưỡng ......................................................................................... 5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 5

2.1.7 Đặc điểm sinh sản .............................................................................................. 5
2.2 Vitamin trong thức ăn thủy sản ............................................................................ 6
2.3 Phân loại, chức năng và nhu cầu của các vitamin ................................................ 7
2.4 Vitamin C và nhu cầu vitamin C trong thức ăn thủy sản ..................................... 10
2.4.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 10
iv


2.4.2 Một số thí nghiệm đánh giá vai trò của vitamin C trong hệ miễn dịch cá ........ 12
2.5 Sử dụng vitamin trong thức ăn thủy sản ............................................................... 14
2.6 Sơ lược về bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ........................ 16
2.6.1 Lịch sử bệnh ...................................................................................................... 16
2.6.2 Phân bố và lây truyền bệnh ............................................................................... 16
2.6.3 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ......................................................................... 17
2.6.3.1 Giới thiệu sơ lược về Edwardsiella ictaluri .................................................. 17
2.6.3.2 Dịch tễ bệnh .................................................................................................... 18
2.6.3.3 Dấu hiệu bệnh lý ............................................................................................. 18
2.7 Một số thí nghiệm gây cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri .............................. 19
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 20
3.2 Vật liệu ................................................................................................................. 20
3.2.1 Đối tượng .......................................................................................................... 20
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất .......................................................................................... 20
3.2.3 Nguồn nước ....................................................................................................... 21
3.2.4 Thức ăn .............................................................................................................. 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23
3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng trưởng,
tỉ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra. ..................................................... 23
3.3.1.1 Hệ thống giai thí nghiệm ................................................................................ 23
3.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 23

3.3.1.3 Các chỉ tiêu môi trường theo dõi .................................................................... 24
3.3.1.4 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 24
3.3.1.5 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 24
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của vitamin C lên khả năng đề
kháng của cá tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri............................................ 25
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 25
3.3.2.2 Phương pháp theo dõi thí nghiệm................................................................... 26
3.3.2.3 Phương pháp gây bệnh thực nghiệm .............................................................. 26
3.3.2.4 Phương pháp làm huyền phù vi khuẩn và xác định mật độ vi khuẩn gây
v


bệnh ............................................................................................................................ 27
3.3.2.5 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn................................................ 28
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 33
4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng trưởng, tỉ lệ
sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra .............................................................. 33
4.1.1 Một số thông số môi trường trong ao nuôi thí nghiệm...................................... 33
4.1.1.1 Nhiệt độ .......................................................................................................... 34
4.1.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ......................................................................... 34
4.1.1.3 pH ................................................................................................................... 35
4.1.1.4 Ammonia (NH 3 ) ............................................................................................. 36
4.1.1.5 Nitrite (NO 2 -) .................................................................................................. 36
4.1.2 Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm ................. 37
4.1.3 Ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn
và tỷ lệ sống của cá tra thí nghiệm ............................................................................. 38
4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của vitamin C lên khả năng đề kháng
của cá tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ...................................................... 41
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm .......................................... 41

4.2.2 Kết quả thí nghiệm ............................................................................................ 41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 45
5.1. Kết luận................................................................................................................ 45
5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 46
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHIA: Brain Heart Infusion Agar
BHIB: Brain Heart Infusion Broth
IU: International Unit
CFU: Colony Forming Unit
DO: Dissolved Oxygen
pH: Potential of Hydrogen
NH 3 : Ammonia
OD: Optical Density
IDS 14 GNR: Indentification System with 14 biochemical reactions for
Indentification of non fastidious Gram Negative Rods
ONPG: Ortho-Nitrophenyl-β-galactosidase
PAD: Phenyl Alanin Deaminase
VP: Voges-Poskauer
LDC: Lysine decarboxylase
SR: Survival rate
FCR: Feed Conversion Ratio
WG: Weight gain
PER: Protein Efficiency Ratio
SGR: Specific Growth Rate

NTTS: Nuôi trồng thủy sản
SD: Standard deviation

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên ................................. 5
Bảng 2.2: Danh sách các vitamin và chức năng (Guillaume và ctv., 1999) ............... 7
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin cho tăng trưởng của một số loài cá (mg/kg thức ăn) ...... 9
Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin của một số loài tôm ở điều kiện phòng thí nghiệm 11
và mức vitamin được đề nghị trong thức ăn (mg/kg) ................................................. 10
Bảng 2.5: Tỉ lệ chết của cá da trơn Mỹ với các liều lượng bổ sung vitamin C
khác nhau vào thức ăn ............................................................................................... 13
Bảng 2.6: Thành phần của một số premix vitamin sử dụng cho thủy sản
(mg/kg thức ăn) .......................................................................................................... 15
Bảng 3.1: Công thức thức ăn các nghiệm thức........................................................... 22
Bảng 3.2: Số thứ tự các đĩa giấy sinh hóa trong giếng ............................................... 30
Bảng 3.3: Thuốc thử và kết quả phản ứng sinh hóa trong các giếng ......................... 31
Bảng 4.1: Các thông số môi trường được theo dõi suốt thí nghiệm 1........................ 33
Bảng 4.2: Tăng trưởng của cá thí nghiệm .................................................................. 38
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống của các nghiệm thức sau thí nghiệm 1 ..................................... 39
Bảng 4.4: Lượng ăn tuyệt đối, FCR, PER giữa các nghiệm thức sau thí nghiệm 1 ... 40
Bảng 4.5: Nồng độ vi khuẩn gây bệnh trong thí nghiệm 2 ........................................ 41
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức trong thời gian tiến hành thí nghiệm 2 . 42

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá tra .................................................................. 4
Hình 3.1: Máy đo DO ................................................................................................. 21
Hình 3.2: Bút đo pH ................................................................................................... 21
Hình 3.3: Thức ăn thí nghiệm..................................................................................... 22
Hình 3.4: Bố trí thí nghiệm 1...................................................................................... 24
Hình 3.5: Bố trí thí nghiệm 2...................................................................................... 26
Hình 3.6: Ngâm cá gây bệnh thực nghiệm ................................................................. 26
Hình 3.7: Bảng ghi kết quả của bộ định danh IDS 14 GNR ...................................... 32
Hình 4.1: Bệnh tích bên trong và bên ngoài cá bệnh ................................................. 43
Hình 4.2: Kết quả định danh bằng bộ định danh Nam Khoa IDS 14 GNR ............... 44

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1: Sự biến động nhiệt độ buổi sáng và chiều trong thời gian thí nghiệm .. 34
Biểu đồ 4.2: Sự biến động DO buổi sáng và chiều trong 8 tuần thí nghiệm .............. 34
Biểu đồ 4.3: Sự biến động pH buổi sáng và chiều trong 8 tuần thí nghiệm ............... 35
Biểu đồ 4.4: Sự biến động hàm lượng ammonia trong ao trong 8 tuần thí nghiệm ... 36
Biểu đồ 4.5: Sự biến động hàm lượng nitrite trong 8 tuần thí nghiệm....................... 37
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ cá chết tích lũy từng ngày giữa các nghiệm thức. ........................ 42

x


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam phát triển
không ngừng, đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Theo
thông tin từ Bộ Công Thương, xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 năm 2011 tiếp tục
tăng trưởng khá với kim ngạch 480 triệu USD, là tháng đạt kim ngạch cao nhất kể từ
đầu năm 2011. Trong đó, mặt hàng chủ yếu là xuất khẩu fillet cá tra đông lạnh, các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khá lớn vào sản lượng cá tra xuất khẩu.
Cá tra là đối tượng nuôi chính của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi và
xuất khẩu cá tra đạt hiệu quả cao nên việc nuôi trồng cá tra phát triển rất mạnh ở khu
vực này. Với hiệu quả này, việc nuôi cá tra ngày càng phát triển, diện tích nuôi ngày
càng được mở rộng, mật độ nuôi tăng cao. Từ những yếu tố đó dẫn đến nhiều nguy cơ
bùng phát dịch bệnh trong ao nuôi cá tra như: Bệnh gan thận mủ (do Edwardsiella
ictaluri), nhiễm khuẩn huyết (do Aeromonas hydrophila), bệnh do môi trường,…
Bệnh gan thận mủ là bệnh thường xuyên xảy ra trên cá tra và gây thiệt hại nặng
nề nhất cho người nuôi. Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá tra hương (cỡ từ 4 – 6
cm) đến 5, 6 tháng tuổi; tỷ lệ tử vong của cá từ 60 – 70%, có trường hợp lên đến
100%. Vì vậy, vấn đề này luôn luôn được quan tâm và nghiên cứu để cá nuôi có thể
phòng bệnh và có khả năng đáp ứng được miễn dịch chống lại vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri.
Để giải quyết vấn đề trên phải tìm ra giải pháp thích hợp tăng cường hệ miễn
dịch của cá nuôi. Một trong những giải pháp giải quyết vấn đề này là bổ sung vitamin
1


C vào thức ăn cung cấp cho cá nuôi. Đây là một giải pháp hữu hiệu, đang được quan
tâm và áp dụng. Để được điều đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng trưởng và khả năng đề kháng bệnh do vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage,
1878)”.

1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử
dụng thức ăn và khả năng đề kháng bệnh do Edwardsiella ictaluri trên cá tra.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Gnathostomata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: P. hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.1.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, cá bột và cá giống cá tra và cá basa được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên (www.fistenet.gov.vn).
Do có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để sinh sống và tìm nơi sinh sản
tự nhiên nên cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên trên địa
phận Việt Nam. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá
ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng
năm (Phạm Văn Khánh, 2005).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá tra là cá da trơn, có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to,

miệng rộng, có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo thành hình vòng cung, có 2 đôi râu
(râu mép tương đối dài hơn râu cằm), vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang răng
3


cưa ở mặt sau. Lưng màu xám đen, thân có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng vây
bụng có màu xám đen, vây hậu môn tương đối dài (Phạm Văn Khánh, 2005).
Số tia vây bụng cá tra V= 8 - 9, hậu môn A= 31 - 33 (Robert và ctv., 1991, trích
bởi Ngô Thị Hường). Số lược mang 28 - 38, bóng hơi chỉ có một ngăn nằm duỗi thẳng
trong xoang bụng (Phạm Văn Khánh, 2005).

Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá tra
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
2.1.4.1 Độ mặn
Cá tra sống thích hợp và phát triển tốt là trong môi trường nước ngọt, không bị
nhiễm mặn, nhiễm phèn. Nhưng cá có khả năng sống trong vùng nước lợ, độ mặn cá
có thể chịu đựng tối đa là 10‰ (Lê Ngọc Hoan, 2006).
2.1.4.2 pH
Cá có khả năng chịu pH > 5, nhưng pH thích hợp cho cá phát triển là 6,5 - 7,5
(Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006).
2.1.4.3 Oxy hòa tan
Cá tra có cơ quan hô hấp phụ nên chịu được hàm lượng oxy hòa tan thấp. Do đó
cá tra có thể nuôi trong các ao nước tù, dơ bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi
trong bè, ao với mật độ dày (www.fistenet.gov.vn).
2.1.4.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng 26 - 30oC. Cá tra
là loài chịu lạnh kém vì là một trong những loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Ở nhiệt
4



độ 15oC thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống. Nhiệt độ 39oC cá sẽ bơi
lội không bình thường (Lê Ngọc Hoan, 2006). Nhiệt độ tối ưu của cá tra là 26 - 30oC
(Nguyễn Tuần, 2000).
2.1.5 Đặc điểm sinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Cá tra khi tiêu hết noãn hoàng thích ăn
mồi tươi sống và có thể ăn thịt lẫn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ hoặc nuôi
trong bể ấp với mật độ dày. Khi lớn lên, cá có tính ăn tạp thiên về động vật và cũng dễ
dàng chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều
loại thức ăn, kể cả những loại thức ăn bắt buộc như mùn bã hữu cơ, cám, rau, phân
hữu cơ, thức ăn hỗn hợp, động vật đáy,…
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Loại thức ăn

Xác suất tìm thấy (%)

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật thượng đẳng

10,7


Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác

2,3

(Theo Menon và Cheko, 1955; trích bởi Phạm Văn Khánh, 2005)
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cá nuôi trong ao 1 năm có thể đạt
1 - 1,5 kg/con, những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn và cũng tùy vào môi trường
sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm cao hay thấp
(www.fistenet.gov.vn).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3 - 4 năm, trọng lượng trung bình
từ 5 – 6 kg/cá thể với chiều dài tối thiểu là 60 cm. Vào mùa thành thục (từ tháng 4 trở
đi), cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm đến bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù
hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng. Vì vậy, cá không đẻ tự nhiên ở
phần sông Mekong ở Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm ở khu vực từ địa phận Cratie của
5


Campuchia trở lên. Tại đây có thể bắt được những cá bố mẹ có trọng lượng từ 15 kg
với buồng trứng đã thành thục. Tại bãi đẻ, cá bố mẹ đẻ trứng thụ tinh tự nhiên, trứng
dính vào cây cỏ thủy sinh ven bờ. Sau khi nở, cá bột trôi theo dòng nước về hạ lưu đến
các vùng ngập nước ở Campuchia và xuôi theo sông Mekong về phía Việt Nam (trích
bởi Ngô Thị Hường, 2010).
Hệ số thành thục của cá đực là 1 - 3% và cá cái có thể đạt 20%. Kích thước

trứng tương đối nhỏ, đường kính trung bình là 1mm, sau khi trương có thể đạt tới 1,5 1,6 mm (www.fistenet.gov.vn). Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ vài trăm đến vài
triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái (trích bởi
Nguyễn Thị Thu Hương và Bùi Đức Tâm, 2008).
2.2 Vitamin trong thức ăn thủy sản
Từ vitamin được Funk dùng đầu tiên năm 1910, chỉ hợp chất hữu cơ chứa nhóm
amin có trong thức ăn cần thiết cho sự sống, là chất mà ngày nay chúng ta biết dưới
tên vitamin B 1 . Danh sách các chất hiện diện trong thức ăn với tỷ lệ nhỏ, cần thiết cho
sự sống ngày càng kéo dài và một định nghĩa về vitamin được xác định như sau:
Vitamin là nhóm chất hữu cơ hiện diện trong thức ăn với một lượng rất nhỏ mà cơ thể
sinh vật không tổng hợp được hay tổng hợp không đủ cho nhu cầu. Chất hữu cơ này
không phải là các amino acid hay acid béo thiết yếu, chúng giữ một vai trò rất quan
trọng trong dinh dưỡng và sự thiếu hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫn đến sự xuất
hiện các triệu chứng bệnh (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) có lịch sử lâu đời, nhưng việc ghi nhận các
triệu chứng bệnh do thiếu vitamin trong thức ăn không được đề cập đến. Cho đến khi
NTTS đạt đến mức thâm canh, sử dụng thức ăn nhân tạo tổng hợp, những triệu chứng
bệnh do thiếu vitamin bắt đầu được ghi nhận.
Dilley (1912) đã ghi nhận yếu tố H chống lại bệnh xuất huyết. Hai mươi năm
sau, yếu tố H này được xác định là hỗn hợp vitamin B 12 và folic acid. Theo
Scheneberger, cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) ăn thức ăn chứa cá sống, đã bị triệu
chứng bệnh tê liệt. Bệnh này được chữa trị khi tiêm cho cá dung dịch thiamine hay bổ
sung thêm nấm men vào thức ăn cho cá. Sau này, nhiều nghiên cứu ghi nhận: Động
vật thủy sản có những triệu chứng bệnh do sự thiếu vitamin gây ra như động vật trên
cạn.
6


2.3 Phân loại, chức năng và nhu cầu của các vitamin
Thông thường người ta chia vitamin làm hai nhóm: Vitamin tan trong chất béo
(A, D, E và K) và nhóm vitamin tan trong nước (gồm 8 vitamin thuộc nhóm B). Nếu

liệt kê đầy đủ, nhóm vitamin tan trong nước còn có thêm vitamin C, choline và
inositol. Ngoài ra, có những phân loại vitamin dựa vào chức năng như: Nhóm đóng vai
trò của coenzymes (B 1 , B 12 , pyridoxine, biotin, folic acid và vitamin A); nhóm chuyển
vận proteons hay electrons (B 2 , panthotenic acid, niacin và vitamin K); và nhóm kháng
oxy hóa (vitamin C và E);…
Bảng 2.2: Danh sách các vitamin và chức năng (Guillaume và ctv., 1999)
Thành phần hóa học có hoạt tính
Vitamin
Tên khoa học
Rétinol
Rétinal
A

Rétinoic acid

Chức năng biến dưỡng

Dạng có hoạt tính cao
Rétinol
Rétinal

Co-enzymes

Rétinoic acid

Tiền sinh tố

Retinyl palmitate
β-carotene
D


E

Ergocalciférol

Dihydrooxyergocalciférol

Cholecalciférol

Dihydrooxycholecalciférol

Tocopherol
α-tocopherol acetate
Philloquinone (K 1 )

K

Ménaquione (K 2 )
Ménadione (K 3 )

B1

B2

Thiamine

α-tocopherol

Chuyển vận H+
(bảo vệ màng cơ bản)


Philloquinone

- Co-enzymes

Ménaquione

- Chuyển vận electron

Thiamine pyrophosphate

Co-enzymes trong biến

Thiamine chlohydrate Thiamine triphosphate

Riboflavin

Tiền hormones

dưỡng carbohydrate

Flavine mononucleotide

- Co-enzymes trong

(FMN)

biến dưỡng protein,

Flavine adenine


lipid và carbohydrate

dinucleotide

- Chuyển vận electron

7


Niacin
PP

Nicotinic acid
Nicotiamid

- Co-enzymes trong
NAD

biến dưỡng protein,

NADP

lipid và carbohydrate
- Chuyển vận electron
- Co-enzymes trong

Pantothenic acid
B5


Calcium

Coenzyme A

penthothenate

biến dưỡng protein,
lipid và carbohydrate
- Chuyển vận electron

Pyridoxine
Pyridoxal
B6

Pyridoxamine

Phosphate pyridoxal

Chlohydrate-

Co-enzymes trong biến
dưỡng protein

pyridoxine
Co-enzymes trong biến

Biotin

Biotin


Vit H

Folic acid
Polyglutamates

Cobalamines

Ascorbic acid
C

dưỡng protein, lipid và
carbohydrate

Folic acid

B 12

Biotinyl-AMP

Dehydroascorbic acid
Ascorbyl phosphate

Tetrahydrofolates

Methylcobalamine
Adenosylcobalamine

Co-enzymes trong biến
dưỡng protein
Co-enzymes trong sự

thành lập hồng cầu và tế
bào thần kinh

Ascorbic acid

Co-enzymes trong các

Dehydroascorbic acid

phản ứng hydro hóa

Nhu cầu vitamin chỉ được xác định ở một số loài cá kinh tế ôn đới: Cá hồi, cá
da trơn Mỹ hay trên một số loài tôm Penaeus sp.. Do đó trong sản xuất để tính toán
nhu cầu vitamin cho các đối tượng khác, nhà sản xuất có thể tham khảo nhu cầu
vitamin của các giống loài gần nhau.

8


Ví dụ: Nhu cầu vitamin của cá da trơn Mỹ có thể sử dụng cho cá tra, cá basa và
cá trê phi lai; hay nhu cầu cá chép có thể sử dụng cho cá trắm cỏ, trôi và mè vinh. Sau
đây là nhu cầu định lượng một số vitamin cho một số loài cá (Lê Thanh Hùng, 2008).
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin cho tăng trưởng của một số loài cá (mg/kg thức ăn)
Vitamin

Cá hồi Đại Tây

Cá hồi Thái

(mg/kg thức ăn)


Dương

Bình Dương

Thiamine

10 – 12

10 – 15

2–3

1–3

2,5

Riboflavine

20 – 30

20 – 25

7 – 10

9

5–6

Pyridoxine


10 – 15

15 – 20

5 – 10

3

3–9

Pantothenate

40 – 50

40 – 50

30 – 40

25 – 50

6 – 10

Vitamin PP

120 – 150

150 – 200

30 – 50


14

-

6 – 10

6 – 10

-

-

-

-

0,015 – 0,02

-

-

-

Inositol

200 – 300

300 – 400


200 – 300

-

-

Choline

-

600 – 800

1.500 – 2.000

400

1.000

1 – 1,2

1 – 1,5

1 – 1,5

-

0,06

Vitamin C


100 – 150

100 – 150

30 – 50

60

50 – 100

Vitamin A

2.000 – 2.500

2.000 – 2.500

1.000 – 2.000

1.000 – 2.000

-

2.400

2.400

-

500 – 1.000


-

Vitamin E

30

30

80 – 100

30

50 – 100

Vitamin K

10

10

-

-

Folic acid
B 12

Biotin


Cá chép

Cá da trơn

Cá rô phi*

Mỹ

(IU)
Vitamin D
(IU)

Nguồn: Halver và Hardy, 2002; *: Theo Shiau, 2002
Các loài giáp xác như tôm, cua cũng có nhu cầu vitamin trong thức ăn. Thí
nghiệm sử dụng thức ăn bán tổng hợp trong phòng thí nghiệm cho thấy thức ăn tôm sú
thiếu các vitamin như: Ascorbic acid, biotin và folic acid sẽ làm tôm giảm ăn, chậm
tăng trưởng và cấu trúc mô ống tiêu hóa bị thoái hóa. Nghiên cứu về nhu cầu vitamin
trên tôm, cua khó khăn hơn với các loài cá do đặc tính ăn chậm của chúng. Bảng 2.4
cho thấy tổng quan nhu cầu vitamin của một số loài tôm.
9


Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin của một số loài tôm ở điều kiện phòng thí nghiệm và mức
vitamin được đề nghị trong thức ăn (mg/kg)
Vitamins

Penaeus

Penaeus


Penaeus

M.

(mg/kg thức ăn)

japonicus

monodon

vannamei

resenbergii

60

15

-

-

60

Riboflavine

-

22


-

-

25

Pyridoxine

-

7

-

-

40

Pantothenate

-

-

-

-

75


Vitamin PP

-

-

-

-

40

Folic acid

-

-

-

-

10

B 12

-

0,2


-

-

0,2

Inositol

400

-

-

-

400

Choline

600

-

-

-

600


-

-

-

-

-

99

209

120

104

200

2.400

-

-

-

5.000


Vitamin D

0,2

0,1

-

-

0,1

Vitamin E

-

-

100

-

100

Vitamin K

-

-


-

-

5

Thiamine

Biotin
Vitamin C

Thức ăn

(dạng bền vững)
Vitamin A (IU)

Nguồn: Conklin, 1997
2.4 Vitamin C và nhu cầu vitamin C trong thức ăn thủy sản
2.4.1 Giới thiệu
Vitamin C hay ascorbic acid là dẫn xuất của dehydroascorbic acid, có công thức
hóa học C 6 H 6 O 6 . Ascorbic acid dễ bị oxy hóa thành dehydroascorbic acid, có hoạt
tính sinh học thấp hơn. Vitamin C rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao (khoảng 60oC
trong thời gian ngắn), đặc biệt khi môi trường có chứa đồng, sắt hay một số kim loại
xúc tác. Do khả năng dễ bị biến tính với nhiệt độ, vitamin C gần như bị mất hoàn toàn
trong thức ăn chế biến công nghiệp.
10


Ascorbic acid giữ vai trò tác nhân khử sinh học cho các phản ứng chuyển vận
hydrogen, nên có tham gia vào nhiều hệ thống enzyme như: Hydroxy hóa tryptophan

và tyrosine. Ascorbic acid giúp cá hấp thụ sắt, tránh hiện tượng xuất huyết. Thức ăn
thiếu vitamin C sẽ làm cho thời gian đông máu của cá dài hơn. Ngoài ra, vitamin C và
vitamin E còn giúp phòng chống sự oxy hóa các lipid trong mô, tế bào.
Động vật thủy sản không thể sinh tổng hợp được vitamin C từ glucose như các
động vật hữu nhũ trên cạn. Do đó, động vật thủy sản phải hoàn toàn dựa vào nguồn
vitamin cung cấp từ thức ăn. Sự thiếu hụt vitamin C trong thức ăn của cá thường dẫn
đến những biểu hiện như: Biến dạng cột sống, xuất huyết dưới da, mô sụn nền của mô
cá bị tổn thương làm mang cá bị xô lệch vị trí, mất sắc tố dẫn đến cá có màu nhợt nhạt
và cá dễ bị xây xát khi đánh bắt. Ngoài ra, thức ăn thiếu vitamin C cũng ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của động vật thủy sản như giảm khả năng kháng bệnh vi
khuẩn.
Ascorbic acid rất dễ biến tính nên trong thức ăn thủy sản đã có những dạng như
sau:
- Ascorbic acid vi bọc (coated AA): Tùy theo chất bao bọc, tính chất kháng
nhiệt sẽ khác nhau. Thông thường vitamin C vi bọc chứa 90 – 95% hoạt chất ascorbic
acid; với các chất bao bọc như:
+ Ethylcellulose: Kháng oxy hóa tốt nhưng kháng nhiệt kém (mất 70 –
100% hoạt chất sau khi ép viên thức ăn)
+ Chất béo hay sáp: Kháng oxy hóa tốt và kháng nhiệt tốt hơn (mất 33 –
50% hoạt chất sau khi gia nhiệt trong ép viên thức ăn)
- Dẫn xuất của ascorbic acid: Để gia tăng độ bền vững của ascorbic acid với
nhiệt độ, các nhà hóa học đã tổng hợp các dẫn xuất của muối ascorbic acid. Các dẫn
xuất này khi vào cơ thể động vật thủy sản sẽ được các enzyme phân cắt và tái tạo
thành ascorbic acid. Thông thường các dẫn xuất của ascorbic acid có giá trị sinh học
thấp hơn ascorbic acid, nhưng chúng rất bền với nhiệt độ cao trong chế biến thức ăn,
có thể đạt 90 – 95% sau khi chịu tác động của nhiệt độ trong ép viên. Trên thị trường
có hai loại dẫn xuất ascorbic acid là:
+ L-Ascorbyl-2-Sulfate (AS): Có tỷ lệ kháng nhiệt trung bình và hoạt
chất còn lại sau khi gia nhiệt là 50 – 60%.
11



+ L-Ascorbyl-2-Polyphosphate (APP) hay L-Ascorbyl-2Monophosphate (AMP): Tên thương mại đăng kí bản quyền là STAY C của
công ty ROCHE (DSM) hay STABLE C của các công ty khác.
2.4.2 Một số thí nghiệm đánh giá vai trò của vitamin C trong hệ miễn dịch cá
Việc nghiên cứu về tác dụng của Vitamin C lên chức năng miễn dịch và sức đề
kháng của cá đang được quan tâm. Vitamin C rất cần thiết cho các hoạt động sống của
cơ thể (Wilson và ctv., 1973; Lim và ctv., 1978). Đồng thời chúng kích thích hoạt
động của hệ thống bổ thể. Các mức vitamin C cao hơn nhu cầu dinh dưỡng cực đại
đảm bảo sự sinh trưởng bình thường của cơ thể cá giống, cá nheo Mỹ đã làm tăng sức
đề kháng của cá thí nghiệm đối với bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda và
Edwardsiella ictaluri đặc biệt ở nhiệt độ dưới 23°C (Durve and Lovell, 1982). Theo
Robert (1995) vào thức ăn, lượng lysozyme của các tế bào máu tiết ra nhiều hơn so với
nhóm cá không dùng vitamin C, khả năng thực bào ở thận, tỳ tạng của cá có liên quan
đến hàm lượng vitamin C.
Đáp ứng kháng thể đề kháng Edwardsiella ictaluri của cá nheo Mỹ được cho ăn
thức ăn với hàm lượng vitamin C thấp hơn cá được cho ăn với hàm lượng vitamin C
(30 -300mg vitamin C/kg thức ăn) còn làm gia tăng hơn nữa đáp ứng kháng thể của
loài cá này. Theo Li và ctv. (1928), thiếu hụt vitamin C sẽ làm suy giảm khả năng thực
bào của các thực bào tuần hoàn trong máu cá nheo Mỹ đối với vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri, nhưng thức ăn chứa vitamin C liều cao không tăng khả năng thực bào so với
nhóm cá đối chứng cho ăn liều vitamin thông dụng. Nhiều công trình nghiên cứu
chứng minh như: Tăng hiệu quả kháng thể, chức năng của bổ thể và sự thực bào (Li và
ctv.; trích bởi Konrad, 2001); tăng sức đề kháng chống lại Edwardsiella ictaluri
(Ducan và ctv., 1994).
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy ở cá nheo Mỹ, liều vitamin C được
khuyến cáo trong các lọai thức ăn thông dụng là nhân tố hạn chế chức năng cực thuận
của đáp ứng miễn dịch và cơ chế đề kháng không đặc hiệu, đăc biệt là ở nhiệt độ thấp
việc bổ sung vitamin C cần được tăng cường (trích bởi Nguyễn Kim Kha, 2006).
Thí nghiệm bổ sung vitamin C vào thức ăn cá da trơn Mỹ, với liều lượng 0, 30,

60, 150, 300 và 3.000 mg/kg thức ăn. Cá được nuôi với các loại thức ăn được bổ sung
vitamin C trong vòng 13 tuần lễ và sau đó được gây cảm nhiễm với vi khuẩn
12


Edwardsiella ictaluri. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ cá chết tỉ lệ nghịch với liều lượng
vitamin C bổ sung trong thức ăn (Bảng 2.5). Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng
vitamin C trong huyết tương cá cao nhất, khi thức ăn chứa 500 – 1.000 mg vitamin
C/kg thức ăn.
Bảng 2.5: Tỉ lệ chết của cá da trơn Mỹ với các liều lượng bổ sung vitamin C khác
nhau vào thức ăn
Liều lượng bổ sung vitamin C

Tỉ lệ chết sau 8 ngày

(mg/kg thức ăn)

gây cảm nhiễm (%)

0

100

30

70

60

70


150

35

300

15

3.000

0

Thí nghiệm của Mahajan C.L. và ctv. (1979) bổ sung vitamin C vào thức ăn cho
cá chép Ấn Độ (Cirrhina mrigala), sử dụng thức ăn nhân tạo với các hàm lượng
vitamin bổ sung: 0, 60, 300, 600, 900 và 1200 mg/kg thức ăn. Thí nghiệm thực hiện
trên cỡ cá giống, cho ăn trong 240 ngày. Kết quả sau thí nghiệm cho thấy khoảng hàm
lượng vitamin C cung cấp thích hợp nhất trong thời gian đầu nuôi cá là 650 – 750
mg/kg thức ăn. Ở nghiệm thức bổ sung 60 và 300 mg/kg thức ăn thể hiện sự tăng
trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp so với các nghiệm thức còn lại.
Soliman A.K. và ctv. (1994) tìm hiểu nhu cầu vitamin C trên cá rô phi sông
Nile (Oreochromis niloticus). Thí nghiệm trên cá giống, gồm 7 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần. Hàm lượng bổ sung vitamin C tương ứng là 0, 50, 75, 100,
125, 300 và 400 mg/100g thức ăn khô. Cá được cho ăn trong 12 tuần. Kết quả cho thấy
ở nghiệm thức không bổ sung vitamin C thể hiện sự tăng trưởng yếu và yếu tố bệnh
cao, kết quả sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01). Cá không được bổ sung
vitamin C biểu hiện nhiều dấu hiệu khiếm khuyết: Bơi lội bất thường, giảm ăn, mòn
đuôi, xuất huyết da và tỷ lệ tử vong cao.
13



Một thí nghiệm khác về đánh giá ảnh hưởng của vitamin C lên khả miễn dịch
của cá hồi Đại Tây Dương (Salmon salar L.) (Hardie L.J. và ctv., 1990). Thí nghiệm
gồm 3 nghiệm thức với hàm lượng bổ sung vitamin C tương ứng: 50, 310 và 2750
mg/kg thức ăn, cho ăn trong 26 tuần. Sau đó gây cảm nhiễm với vi khuẩn
Edwardsiella salmonicida, kết quả cho thấy tỷ lệ chết giữa các nghiệm thức giảm dần
so với chiều tăng hàm lượng vitamin C, kết quả sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P
< 0,05).
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được cơ chế tăng cường khả
năng miễn nhiễm của vitamin C thức ăn trên các loài cá nuôi. Tuy nhiên, sự gia tăng
lớp màng nhầy trên da cá khi sử dụng liều cao vitamin C trong thời gian thí nghiệm có
thể giúp giải thích sự gia tăng hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá khi bổ sung vitamin
C vào thức ăn.
Vào mùa sinh sản, cá bố mẹ có nhu cầu vitamin C rất cao. Cá rô phi bố mẹ khi
được cho ăn thức ăn thiếu vitamin C thì hàm lượng vitamin C rất thấp trong trứng và
cá bột. Tỉ lệ nở và thụ tinh của cá hồi giảm rất nhiều khi thức ăn thiếu vitamin C (Lê
Thanh Hùng, 2008).
2.5 Sử dụng vitamin trong thức ăn thủy sản
Nguồn cung cấp vitamin cho động vật thủy sản chủ yếu lấy từ thức ăn, riêng
một số vitamin nhóm B và K có thể tổng hợp được nhờ hệ vi sinh vật trong đường ruột
cung cấp một phần. Do khả năng sử dụng hạn chế nguồn vitamin từ vi sinh vật, trong
điều kiện nuôi thâm canh với mật độ nuôi cao và cá tăng trưởng nhanh, vitamin trong
thức ăn tự nhiên thường không cung cấp đủ cho nhu cầu của cá. Do đó phải bổ sung
vitamin vào thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản. Các vitamin thường được bổ sung ở
dạng premix vitamin riêng lẻ hay chung với khoáng.
Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin vào thức ăn thủy sản cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ sử dụng premix vitamin trong điều kiện nuôi thâm canh hay bán thâm
canh. Trường hợp nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến, thức ăn tự nhiên đã cung
cấp đủ vitamin.
- Bổ sung vitamin vào thức ăn là cần thiết khi sử dụng thức ăn nhân tạo. Người

sản xuất thường có khuynh hướng bổ sung một lượng lớn vitamin vào thức ăn để
phòng ngừa sự thiếu hụt và biến chất của các vitamin trong quá trình bảo quản thức ăn.
14


×