Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 8/ 2011
i


TÌM HIỂU KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
KIÊN GIANG

Tác giả
NGUYỄN TUẤN KIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản
chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
NGÔ VĂN NGỌC


Tháng 8 năm 2011
i


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ
rất nhiều từ phía gia đình, nhà trường, bạn bè. Nhân đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn
đến:
Ba Mẹ đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản cùng tất cả thầy cô Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Thầy Ngô Văn Ngọc, giảng viên trực tiếp hướng dẫn chúng tôi thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang đã tạo điều kiện cho
chúng tôi có cơ hội được học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị đang làm việc tại khu nuôi cá
thương phẩm của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang tại ấp Kinh 9A, xã Thạnh
Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07NY đã hết lòng giúp đỡ và động viên chúng tôi
trong thời gian học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng bài viết của chúng tôi vẫn có nhiều thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra tại Công ty Cổ Phần Thủy
Sản Kiên Giang” được chúng tôi thực hiện từ ngày 28/02/2011 đến ngày 28/05/2011

nhằm tìm hiểu kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra trong ao tại khu nuôi cá tra thương phẩm
của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang.
Nội dung đề tài bao gồm: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra, theo dõi các
chỉ tiêu chất lượng nước, theo dõi tăng trưởng của cá nuôi, tìm ra những thuận lợi và
khó khăn của nghề nuôi cá tra hiện nay và tìm ra hướng giải pháp để nghề nuôi cá tra
phát triển bền vững.
Kết quả đạt được:
Nắm được kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra trong ao tại Công ty, gồm các khâu:
Chuẩn bị ao, kỹ thuật thả giống, kỹ thuật cho ăn, chăm sóc quản lý và thu hoạch vận
chuyển.
Các chỉ tiêu chất lượng nước được theo dõi như sau: pH dao động trong khoảng
từ 6,5 – 8,5; NH 3 dao động trong khoảng từ 0,01 - 0,3 mg/L; nhiệt độ từ 28,5 –
35,50C; DO dao động trong khoảng 2 – 6 mg/L. Tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước
đều phù hợp với quá trình phát triển của cá nuôi.
Về sự tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng của cá ở ao 1 và ao 2 lần lượt là:
204,42% và 263,02%
Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá ở ao 1 và ao 2 lần lượt là:
49,9% và 67,06%
Một số thuận lợi & khó khăn được tìm ra, cũng như hướng giải pháp để nghề
nuôi cá tra phát triển bền vững.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA

i


LỜI CẢM TẠ

ii

NỘI DUNG TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

x

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề


1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Tình Hình Nuôi Cá Tra

3

2.2 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra

6

2.2.1 Phân loại

6

2.2.2 Đặc điểm hình thái và phân bố

6

2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

7


2.2.4 Đặc điểm sinh sản

7

2.3 Một Số Bệnh Thường Gặp trên Cá Tra

8

2.3.1 Bệnh nhiễm khuẩn

8

2.3.2 Bệnh ký sinh trùng

10

2.4 Giới Thiệu về Khu Nuôi Cá Tra Công ty CPTS Kiên Giang

12

2.4.1 Lịch sử hình thành

12

2.4.2 Sơ đồ khu nuôi

13

iv



Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1. Thời Gian và Địa Điểm

15

3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu

15

3.2.1 Phương pháp tìm hiểu kỹ thuật nuôi

15

3.2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng nước

15

3.2.3 Phương pháp xác định tăng trọng của cá

16

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

16


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

4.1 Kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra tại Công ty

17

4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị

17

4.1.1.1 Xây dựng ao nuôi

17

4.1.1.2 Chuẩn bị ao

19

4.1.1.3 Lấy nước vào ao

20

4.1.2 Chọn và thả giống

20

4.1.3 Chăm sóc và quản lý


22

4.1.3.1 Quản lý thức ăn và cho ăn

22

4.1.3.2 Quản lý môi trường nước ao nuôi và chất thải

24

4.1.3.3 Quản lý thuốc và hóa chất

25

4.1.3.4 Quản lý dịch bệnh

27

4.1.4 Thu hoạch

30

4.1.4.1 Công tác bị chuẩn

30

4.1.4.2 Thu hoạch

30


4.2 Các Yếu Tố Chất Lượng Nước trong Ao Nuôi

32

4.2.1 Nhiệt độ nước

32

4.2.2 Độ pH

33

4.2.3 Hàm lượng Amonia tổng số

35

4.2.4 Hàm lượng oxy hoà tan (DO)

36

4.3 Sự Tăng Trưởng của Cá

38

4.3.1 Sự tăng trưởng về chiều dài

38

4.3.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng


40
v


4.4 Thuận lợi và khó khăn gặp phải trong nuôi cá tra

43

4.4.1 Thuận lợi

43

4.4.2 Khó khăn

43

4.5 Hướng giải pháp để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững

44

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1 Kết Luận

48

5.2 Kiến Nghị


48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPTS:

Cổ Phần Thủy Sản

DO:

Dissolved Oxygen

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

FAO:

Food and Agriculture Organization

GAP:

Good Aquaculture practices

Lđ:


Chiều dài lần đo đầu

Lc:

Chiều dài lần đo cuối

Pđ:

Trọng lượng lần đo đầu

Pc:

Trọng lượng lần đo cuối

FCR:

Feed Conversion Ratio

SQF:

Safe Quality Food

BMP:

Better Management Practices

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HACCP:


Hazard Analysis Critical Control Points

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Hình thái bên ngoài cá tra

6

Hình 2: Bệnh gan thận mủ cá tra

9

Hình 3: Bệnh xuất huyết trên cá tra

10

Hình 4: Khu nuôi cá thương phẩm Công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang

12

Hình 5: Sơ đồ khu nuôi

13

Hình 6: Cải tạo ao

19


Hình 7: Hệ thống cấp nước cho ao nuôi

20

Hình 8: Cá giống thả nuôi

21

Hình 9: Thức ăn sử dụng cho cá

23

Hình 10: Cho cá ăn

23

Hình 11: Dụng cụ kiểm tra chất lượng nước

24

Hình 12: Một số loại thuốc & hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi

27

Hình 13: Bệnh xuất huyết – phù đầu trên cá tra

28

Hình 14: Bệnh trắng gan – trắng mang trên cá tra


29

Hình 15: Thu hoạch cá

31

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Liều lượng và cỡ thức ăn sử dụng cho cá

22

Bảng 3.2: Liều lượng và cách sử dụng thuốc & hóa chất

26

Bảng 4.1: Sự tăng trưởng về chiều dài của cá ao số 1

37

Bảng 4.2: Sự tăng trưởng về chiều dài của cá ao số 2

38


Bảng 4.3: Sự tăng trưởng về chiều dài của cá ở hai ao nuôi

39

Bảng 4.4: Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá ao số 1

39

Bảng 4.5: Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá ao số 2

40

Bảng 4.6: Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá ở hai ao nuôi

41

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Sự biến động nhiệt độ vào buổi sáng

32

Đồ thị 4.2: Sự biến động nhiệt độ vào buổi chiều

32

Đồ thị 4.3: Sự biến động pH vào buổi sáng

33


Đồ thị 4.4: Sự biến động pH vào buổi chiều

34

Đồ thị 4.5: Sự biến động hàm lượng Ammonia

35

Đồ thị 4.6: Sự biến động hàm lượng DO vào buổi sáng

36

Đồ thị 4.7: Sự biến động hàm lượng DO vào buổi chiều

36

Đồ thị 4.8: Sự tăng trưởng về chiều dài của cá

38

Đồ thị 4.9: Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá

41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề

Những năm qua, nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam phát triển nhanh và có một vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất
khẩu trong cả nước. Trong tất cả các loài cá nuôi, cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) là loài cá kinh tế và được nuôi mạnh mẽ nhất ở ĐBSCL, tiềm năng
nuôi loài cá này rất lớn và còn tiếp tục phát triển cao hơn nữa. Cá tra được xác định là
đối tượng chiến lược cho xuất khẩu thủy sản sang các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và các
nước Châu Âu...
Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO, 2009), Việt Nam là
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế
giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998 – 2008 là 18%. Đóng góp vào
thành tích đó phải nói tới nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL. Năm 2008, sản lượng cá tra đạt
khoảng 1,2 triệu tấn, bằng 24% tổng sản lượng thủy sản của cả nước, chiếm tới hơn
50% sản lượng thủy sản nuôi trồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỷ USD,
chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản (trích bởi Dương Tiến
Thể, 2009).
Hiện nay, với hình thức nuôi thâm canh mật độ cao thì vấn đề quản lý chất
lượng nước, vấn đề dịch bệnh, áp lực giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sản lượng
trong nuôi cá thương phẩm đang rất được quan tâm. Tất cả những vấn đề này có thể
giải quyết được, khi những kiến thức khoa học về kỹ thuật nuôi cá tra được phổ biến
rộng rãi cho người nuôi.
Từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra tại Công
ty Cổ Phần Thủy Sản Kiên Giang” được chúng tôi thực hiện nhằm đúc kết kinh
nghiệm nuôi thâm canh cá tra, giúp nghề nuôi phát triển bền vững.
1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra tại Công ty.
- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước và sự tăng trưởng của cá.

- Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong nghề nuôi cá tra hiện nay tại Công ty.
Từ đó, đề xuất những giải pháp kỹ thuật nuôi phù hợp nhằm góp phần đảm bảo tính
bền vững cho nghề nuôi cá tra.
- Kết quả nghiên cứu giúp người nuôi hiểu rõ hơn các yếu tố kỹ thuật cần quan
tâm nhằm giảm thiểu hao hụt, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho người nuôi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình Hình Nuôi Cá Tra
Những năm gần đây, cá tra là loài cá nước ngọt được nuôi và xuất khẩu nhiều
nhất so với các đối tượng thủy sản nước ngọt khác; rất nhiều địa phương đã chuyển từ
hình thức nuôi cá tra bằng lồng bè sang nuôi ao, hầm với mật độ cao (30 - 40 con/m2)
nhằm tránh gây ô nhiễm dòng sông, tăng năng suất nuôi và dễ quản lý chăm sóc. Hầu
hết các nhà máy đông lạnh cũng đã xây dựng riêng một dây chuyền sản xuất cá tra
nhằm thay đổi cơ cấu mặt hàng, duy trì và phát triển sản xuất, tăng kim ngạch xuất
khẩu và tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, hai năm trở lại đây đã có nhiều dấu hiệu bất ổn xuất hiện trong quá
trình nuôi và tiêu thụ cá tra mà dấu hiệu rõ nét nhất là sự sụt giảm diện tích nuôi và
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo báo cáo của Cục Nuôi Trồng Thủy Sản - Bộ
NN&PTNN về tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2009 của các tỉnh phía Nam (từ Đà
Nẵng đến Kiên Giang) thì:
- Diện tích nuôi: Trong năm 2009, tổng diện tích nuôi cá tra tính từ Nam Trung
bộ trở vào chỉ đạt 6.788 ha, (trong đó, riêng miền Tây Nam bộ là 6.756 ha) chỉ đạt
97% so với kế hoạch.
- Năng suất: Năm 2009 chỉ đạt bình quân 230 tấn/ha thấp hơn năng suất năm
2008 (260 tấn/ha). Năng suất cao nhất là tỉnh Tiền Giang (312 tấn/ha), năng suất nuôi
thấp nhất là tỉnh Bến Tre (195 tấn/ha).

- Kim ngạch xuất khẩu: Theo Cục Chế biến, Thương Mại Nông Lâm Thủy Sản
và Nghề Muối, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước tính từ đầu năm đến
15/11/2009 đạt gần 1,171 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ. Ước tính 1/2 tháng 11 và
cả tháng 12 đạt 100 triệu USD, đưa tổng kim ngạch lên gần 1,3 tỷ USD, nhưng cũng
vẫn giảm 10% so với cùng kỳ.
3


Điều này có thể nhìn thấy trong năm 2009 đã có những nguyên nhân gây khó
khăn cho người nuôi như: Chất lượng giống cá tra ngày một giảm; người nuôi thiếu
thông tin nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; chưa liên kết hợp tác sản xuất;
chưa hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khi nuôi nên giá bán sản phẩm luôn bấp bênh và bất
ổn đầu ra; gặp khó khăn trong việc vay vốn tái sản xuất… Từ đó, nhiều nông dân đã
treo ao, không sản xuất vụ 2, hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác.
Theo góc độ quản lý nhà nước, thực tế trên là do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Về sản xuất giống: Nhu cầu giống cần từ 1,5 - 2 tỷ con/năm, trong khi toàn
vùng có 116 trại sinh sản nhân tạo và > 4.000 hộ ương nuôi cá giống/diện tích 2.135
ha. Tuy nhiên, chất lượng cá giống lại thấp do sức ép từ nhu cầu giống nên nhiều cơ sở
chọn đàn cá bố mẹ có chất lượng thấp và điều kiện ương dưỡng không đảm bảo kỹ
thuật.
Trước đây, cá giống được bắt từ tự nhiên về nuôi đến 2,5 - 3 năm tuổi mới
thành thục sinh dục; còn cá giống hiện nay được sinh sản nhân tạo và chỉ cần nuôi từ
10 - 12 tháng tuổi là đã thành thục. Nhằm giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất giống đã
sử dụng đàn cá bố mẹ này, đồng thời giảm dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ và lạm
dụng kích dục tố để tăng cường độ sinh sản (5 - 6 lứa/năm) nên chất lượng đàn cá bột
rất thấp.
Trong ương nuôi cá giống, chỉ có khoảng 1/4 cơ sở có đăng ký kinh doanh và
sản xuất thường xuyên với diện tích lớn; còn lại hầu hết là các cơ sở có quy mô nhỏ,
sản xuất không ổn định (hoạt động khi giá cá giống cao và ngưng khi giá giảm).
Những cơ sở này không bảo đảm điều kiện kỹ thuật và an toàn vệ sinh, nguồn nước bị

động không thể thay nước thường xuyên, sử dụng thức ăn tự chế với những loại tươi
sống làm nước nhanh bẩn gây ô nhiễm và tiềm ẩn các loại bệnh và ký sinh trùng; từ đó
cho ra đàn giống chất lượng rất thấp.
- Về thức ăn và giá bán: Thức ăn cho cá tra khoảng 1,8 triệu tấn và giá bán
trong nước năm 2009 cũng tương đối ổn định so với năm 2008. Tuy nhiên, đến quý
IV/2009 thì giá đã có sự biến động, cụ thể mỗi ký thức ăn đã tăng thêm 1.000 đồng.
Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Cargill, Grobest, UniPresident, CP tăng giá đã kéo theo các doanh nghiệp nhỏ khác tăng giá theo.
4


Giá bán thức ăn nuôi cá tra của một số doanh nghiệp là: Grobest từ 8.000 đến
9.200 đồng/kg; UP 8.000 đến 9.300 đồng/kg; CP 8.000 đến 9.100 đồng/kg. Dự báo
trong quý I/2010 giá bán sẽ còn tăng do giá các loại nguyên liệu chế biến thức ăn đang
tăng.
- Về giá bán nguyên liệu: Vào cuối tháng 11/2009 giá cá tra nguyên liệu tại một
số địa phương như sau:
- Tại Châu Đốc (An Giang): Thịt trắng 14.500 - 14.800 đồng/kg, thịt vàng
12.000 - 12.500 đồng/kg.
- Tại Cần Thơ: Thương lái mua tại ao 14.500 - 14.800đ/kg; nhà máy mua tại ao
là 14.000 - 14.500đ/kg.
- Tại Đồng Tháp: Thịt trắng (0,9 - 1,05 kg/con) 14.800 - 15.000 đồng/kg, thịt
trắng cỡ lớn (> 1,1 kg/con) 14.000 - 14.300 đồng/kg.
Như vậy, nếu giá thức ăn không tăng như từ quý III/2009 trở về trước thì giá
thành 1 kg cá nguyên liệu sẽ là 13.600 - 13.800 đồng, nông dân có lời. Nếu thức ăn
tăng giá (1.000 đồng/kg) hoặc mua nhằm giống cá không đạt chất lượng, hoặc thịt cá
không trắng thì nông dân lỗ.
- Tình hình xuất khẩu: Giá xuất khẩu bình quân năm 2009 là 2,1 USD/kg, thấp
hơn năm 2008 (2,27 USD). Nguyên nhân là do: - Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới, kéo theo sự bất ổn của các thị trường nhập khẩu cá tra; - Các thông tin bôi xấu
về chất lượng cá tra của Việt Nam tại các nước như Nga, Tây Ban Nha, Ai Cập, điều

này cũng thể hiện rõ khi các doanh nghiệp trong nước để tránh lỗ khi giá xuất thấp, đã
tăng tỷ lệ mạ băng làm giảm chất lượng; - Thiếu ổn định nguồn nguyên liệu trong
nước, thiếu nguồn cá vừa, thừa nguồn cá quá lứa (xuất sang thị trường Đông Âu); - Sự
cạnh tranh không lành mạnh, thiếu phối hợp giữa các doanh nghiệp nhập khẩu nên đẩy
giá cá tra xuống thấp.
Theo thông tin từ Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện nay một số nước
châu Âu đang có sự vận động để kiện bán phá giá vì lượng tiêu thụ cá tra của ta quá
lớn đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cá Tuyết của họ.
Trên đây là diễn biến của tình hình nuôi cá tra của nước ta trong năm 2009; để
có thể duy trì, phát triển ngành nuôi và xuất khẩu cá tra, chính phủ cần có những giải
pháp căn cơ trong điều hành nhằm giúp nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi, tăng năng
5


suất và tăng chất lượng như: Thành lập các hiệp hội, hình thành các ban điều hành, xây
dựng các chính sách điều hành ngành sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản…
2.2 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra
2.2.1 Phân loại
Loài cá tra nuôi Pangasianodon hypophthalmus được mô tả lần đầu tiên bởi
Sauvage, 1878
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus

Hình 1: Hình thái bên ngoài cá tra
2.2.2 Đặc điểm hình thái và phân bố
Cá tra có thân dài, dẹp bên về phía đuôi, đầu và mõm hơi dẹp bằng. Mắt nằm
hai bên ở nửa trước đầu. Cá có hai đôi râu. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang
răng cưa ở mặt sau, vây mỡ nhỏ, vây đuôi phân thùy nông, mút đuôi nhọn và tương

đương nhau. Thân màu xám, phần lưng thẫm hơn phần bụng (Nguyễn Văn Hảo,
2005).
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), cá tra là loài đặc trưng và phổ biến ở lưu vực
sông Mêkông. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên Sông Tiền, Sông Hậu thuộc vùng
ĐBSCL. Trên thế giới cá tra phân bố ở Indonexia, Malaixia, Thái Lan, Lào và
Campuchia. Cá phân bố ở các tầng nước, nhưng thường sống ở tầng đáy.

6


2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá tra có dạ dày phình to có dạng hình chữ U và co giãn được. Ruột cá tra
ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và
tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá ăn tạp thiên về động vật.
Cá tra là loài háu ăn. Ở giai đoạn cá bột và cá hương thì cá tra thích ăn mồi
sống.
Khi nuôi trong ao, hay nuôi trong bè, cá tra có thể thích nghi với nhiều loại thức
ăn có hàm lượng protein thấp do con người cung cấp như: Cám vụn, ngô, thức ăn chế
biến, phân lợn, gà, vịt. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi thương
phẩm.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng
nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 1 tháng, đạt 4 – 6 cm, sau 2 tháng đã đạt
chiều dài 10 – 12 cm (14 – 15 g).
Giai đoạn trưởng thành cá đạt từ 0,8 – 1 kg/con sau 1 năm, từ 2,5 kg trở lên,
mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với chiều dài cơ thể. Ngoài tự nhiên, cá tra có thể
sống trên 20 năm. Thiếu thức ăn, cá sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Tốc độ tăng trưởng của con đực và con cái không đều nhau, con đực lớn nhanh
hơn con cái (Phòng Khuyến Ngư, Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy Sản An
Giang, 2006).
2.2.4 Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của
Campuchia và Lào.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch. Cá
có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong sang Campuchia để sinh sản, không đẻ tự
nhiên ở phần sông của Việt Nam.
Trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo, cá có thể thành thục sớm và đẻ sớm hơn
trong tự nhiên. Cá tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần/năm.
Qua khảo sát những đàn cá tra trong tự nhiên, hệ số thành thục của cá tra cái từ
1,76 - 12,94%, của cá tra đực là từ 0,83 - 2,1% (Nguyễn Văn Trọng, 1989).
7


Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối
nhỏ và có tính dính.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái.
Khi cá thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phụ của cá đực hơi lồi ra so với cơ
quan sinh dục phụ của cá cái.
2.3 Một Số Bệnh Thường Gặp trên Cá Tra
2.3.1 Bệnh nhiễm khuẩn
2.3.1.1 Bệnh gan thận mủ
Nguyên nhân
Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá tra ở giai đoạn còn nhỏ là chủ
yếu. Bệnh tác động đến cơ quan nội tạng của cá như: gan, thận, lách, túi mật.
Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn hình que dài, gram âm, kích thước 1,0 x 2 3µm, chuyển động nhờ vành tiêm mao.
Bệnh thường gặp trong các ao nuôi thâm canh với mật độ cao, các yếu tố môi
trường thay đổi, cá bị stress và có sự hiện diện của vi khuẩn này trong ao.
Dấu hiệu bệnh lý

Cá bơi lờ đờ, tập trung gần bờ, cá tách đàn, bụng phình to, vài ngày sau thì cá
chết. Khi cá bị bệnh nặng, cá bơi xoay vòng liên tục, mất định hướng, đôi khi cá nhảy
lên khỏi mặt nước sau đó chìm xuống đáy ao hoặc tấp vào bờ rồi chết. Cá chết phần
bụng nổi lên trên mặt nước.
Cá bệnh có biểu hiện gan và thận có những đốm trắng nhỏ li ti, gan sưng to, dần
chuyển sang màu trắng. Túi mật chuyển sang màu sậm, lá lách cũng có đốm mủ nhỏ li
ti. Cá bệnh nặng thường kèm theo trắng mang và xuất huyết.
Bệnh xảy ra nhanh, mức độ lây lan cao, tỉ lệ chết cao nếu không điều trị kịp
thời. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa mưa, cần phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.
Bệnh lây lan rất nhanh nếu môi trường nước xấu.

8


Hình 2: Bệnh gan thận mủ trên cá tra
2.3.1.2 Bệnh xuất huyết
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp hoặc vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây
ra.
Streptococcus là vi khuẩn dạng hình cầu hoặc ovan, đường kính nhỏ hơn 2 µm,
thuộc loại gram dương, không di động.
Aeromonas hydrophyla là trực khuẩn hình que ngắn, chiều dài 2 - 3µm, hai đầu
hơi tròn, có một tiêm mao, gram âm, di động. Chúng phát triển tốt trong môi trường
pH từ 7,1 - 7,2 và ở nhiệt độ 28 - 300C.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá bơi tách đàn, lờ đờ, bỏ ăn, vùng bụng bị xuất huyết, phình to chứa chất dịch
màu vàng bên trong, hậu môn sưng đỏ, nội tạng bị xuất huyết, vây bụng và vây đuôi
xuất hiện các mạch máu nhỏ li ti kéo dài.

9



Hình 3: Bệnh xuất huyết trên cá tra
2.3.2 Bệnh ký sinh trùng
2.3.2.1 Bệnh trùng bánh xe
Khi cá mới bắt đầu bệnh, mình cá có lớp nhớt màu trắng hơi đục, mang cá đầy
nhớt. Cá bệnh thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, thích cọ mình vào các
thành bè, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước và lắc mạnh đầu. Cá bệnh
nặng trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng, chìm xuống đáy rồi chết. Trùng bánh xe ký sinh
chủ yếu trên da, mang và các gốc vây. Bệnh thường xuất hiện ở các nơi ương nuôi với
mật độ dày và môi trường nước quá bẩn.
2.3.2.2 Bệnh trùng quả dưa
Ký sinh trùng thường ký sinh trên da, mang và các vây của cá. Trùng bám thành
các hạt lấm tấm rất nhỏ, đường kính lớn nhất bằng 0,5 - 1mm, có thể thấy được bằng
mắt thường. Da và mang cá tiết nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều trên
mang, phá hoại nhiều mô mang và làm cá ngạt thở. Bệnh thường gặp và chủ yếu làm
chết cá giống.

10


2.3.2.3 Bệnh do sán lá đơn chủ ký sinh
Chủ yếu do 2 giống: Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gyrodactylus (sán lá 18
móc), chúng ký sinh chủ yếu và gây hại nghiêm trọng trên cá hương và cá giống.
Sán lá đơn chủ ký sinh chủ yếu ở da và mang, cá bị sán lá đơn chủ ký sinh
thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Khi cá bị sán lá đơn chủ ký sinh
nhiều, mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết.
2.3.2.4 Bệnh do giun sán nội ký sinh
Nguyên nhân: Do giun đầu móc (Ancanthocephala), sán dây (Bothricephalus),

giun tròn (Philometra) gây ra.
Dấu hiệu bệnh lý: Giun sán ký sinh nhiều làm cá chậm lớn, gầy yếu, đoạn ruột
có giun sán ký sinh phình to. Giun sán ký sinh thường không gây thành dịch, bệnh
không làm chết cá hàng loạt nhưng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Nếu ký sinh với
số lượng nhiều sẽ gây tắc ruột, có thể đâm thủng ruột tạo điều kiện cho các loài vi
khuẩn khác phát triển và gây bệnh cho cá. Đối với giun tròn có thể gây tắc ống dẫn
mật hoặc tắc ruột.

11


2.4 Giới Thiệu về Khu Nuôi Cá Tra Công ty CPTS Kiên Giang

Hình 4: Khu nuôi cá thương phẩm Công ty CPTS Kiên Giang
2.4.1 Lịch sử hình thành
Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Ngoài
nguồn lợi khai thác tự nhiên, Kiên Giang còn có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn.
Theo quy hoạch đất dành cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh có khoảng 128.218 ha,
trong đó diện tích nuôi cá nước ngọt khoảng 10.000 ha nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn
định, có chất lượng phục vụ tốt cho ngành chế biến và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của thị trường nhập khẩu.
Nhằm góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo các vùng đã được quy
hoạch để có thể khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi thủy
sản luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo nghề nuôi thủy sản phát triển
bền vững của tỉnh nhà. Hơn nữa nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng quy trình sản xuất
khép kín từ sản xuất con giống, thức ăn, nuôi cá thương phẩm và sản xuất sản phẩm
cung cấp cho khách hàng với chất lượng tốt nhất đảm bảo an toàn và đúng luật định.
Công ty CPTS Kiên Giang ngoài việc đầu tư nâng cấp nhà máy sản xuất thủy
sản đông lạnh thành nhà máy sản xuất cá tra, basa đông lạnh xuất khẩu với công suất
thiết kế 120.000 tấn nguyên liệu/ngày, nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ cho nuôi

trồng thủy sản, Công ty đã quy hoạch khu nuôi cá tra, basa tại địa chỉ Ấp Kinh 9A, xã
12


Thạnh Đông - huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang, khi vùng nuôi vận hành có hiệu quả
sẽ đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định chất lượng cao đảm bảo sản xuất ổn định, phát
triển bền vững.
Khu nuôi cá thương phẩm được quy hoạch trên tổng diện tích 21 ha, nơi đây có
địa thế thuận lợi và phù hợp cho việc triển khai chương trình nuôi cá tra thương phẩm
theo GAP. Phía tây Nam tiếp giáp với kênh 9A và lộ giao thông, rất thuận tiện cho
việc vận chuyển cá, thức ăn, nguyên nhiên liệu phục vụ cho quá trình nuôi. Kênh 9A
có thể cung cấp nước ngọt quanh năm, các chỉ tiêu thủy lý hóa thích hợp cho việc phát
triển nuôi trồng thủy sản, đáp ứng được yêu cầu theo luật định.
Phía đông Bắc tiếp giáp với kênh 8 Ngàn, là kênh thoát đảm bảo nguồn nước
cấp và thoát riêng biệt không bị lây nhiễm trong quá trình nuôi. Khu nuôi được quy
hoạch trên vùng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, mật độ dân cư thưa
thớt, dự án không ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái.
2.4.2 Sơ đồ khu nuôi
Hệ thống ao nuôi thương phẩm được phân bố theo sơ đồ trình bày ở Hình 5:

Hình 5: Sơ đồ khu nuôi
Khu nuôi có tổng cộng 14 ao. Trong đó, 12 ao được sử dụng để nuôi cá thương
phẩm, mỗi ao có diện tích 7.000 m2 và độ sâu 3,5 mét; 1 ao dùng làm ao lắng để dự trữ
nước cấp cho khu nuôi có diện tích 7.000 m2 với độ sâu là 4,5 mét; 1 ao chứa bùn có
diện tích 7.000 m2 với độ sâu là 4,5 mét.

13


Ngoài hệ thống ao nuôi, Công ty còn có một văn phòng làm việc, một phòng để

dụng cụ và đồ bảo hộ lao động, một trạm bơm, một kho chứa thức ăn, một kho chứa
thuốc và hóa chất, một kho chứa vôi và muối, một kho chứa bao bì sau khi sử dụng và
một nhà ăn dành cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

14


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời Gian và Địa Điểm
Đề tài được thực hiện từ 28/02/2011 đến 28/05/2011 tại khu nuôi cá thương
phẩm Công ty CPTS Kiên Giang.
3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu
3.2.1 Phương pháp tìm hiểu kỹ thuật nuôi
Quan sát, tham gia trực tiếp và ghi nhận lại quy trình nuôi, bao gồm tất cả các
khâu: Chuẩn bị ao nuôi, kỹ thuật thả giống, kỹ thuật cho ăn, chăm sóc- quản lý, thu
hoạch - vận chuyển.
3.2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng nước
Cách thu mẫu nước: Sử dụng một chai nhựa 500 mL được gắn một nắp gỗ có
dây giật. Dùng một cây sào dài 5 mét để đưa chai xuống đáy ao (lưu ý: gốc cấy sào
cách đáy ao khoảng 50 cm). Khi gốc cây sào chạm đáy, giật nắp gỗ cho nước tràn vào,
khi nước đầy chai, rút cây sào lên để thu mẫu nước.
Các chỉ tiêu chất lượng nước được theo dõi 2 ngày 1 lần, cụ thể như sau:
- Nhiệt độ nước: Được đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 16 giờ chiều bằng
nhiệt kế thủy ngân.
- pH: Được đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 16 giờ chiều bằng Sera pH Test
Kit – Germany.
- DO: Được đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 16 giờ chiều bằng Sera O 2 Test
Kit – Germany.
- NH 3 : Được đo 1 lần/ngày vào lúc 16 giờ chiều bằng Sera NH 3 /NH 4 + Test Kit

– Germany.

15


×