Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KHẢO SÁT HỆ VI KHUẨN HIẾU KHÍ VÀ VIBRIO TRÊN ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TRONG MÔ HÌNH NƯỚC XANH CẢI TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HỆ VI KHUẨN HIẾU KHÍ VÀ VIBRIO TRÊN ẤU
TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
TRONG MÔ HÌNH NƯỚC XANH CẢI TIẾN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2007 – 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


KHẢO SÁT HỆ VI KHUẨN HIẾU KHÍ VÀ VIBRIO TRÊN ẤU TRÙNG
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TRONG MÔ HÌNH
NƯỚC XANH CẢI TIẾN

Tác giả

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy
Sản Chuyên Ngành Ngư Y.


Giáo viên hướng dẫn
TS. Đinh Thế Nhân

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báo của rất
nhiều thầy cô giáo. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa thủy sản, bộ môn Ngư y, bộ môn Nuôi trồng thủy sản,
Phòng thí nghiệm, Trại thực nghiệm cùng toàn thể quý thầy cô của Khoa đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm kiến thức của mình và tạo mọi điều kiện để
em hoàn thành tốt chương trình học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo T.S Đinh Thế
Nhân người đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn cung cấp nhiều kiến thức quý
báo cũng như tài liệu giúp em làm cơ sở khoa học trong quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành bài khóa luận.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị, cán bộ thuộc phòng Bệnh Học
Thủy Sản, các anh chị cao học đang nghiên cứu học tập và làm việc tại Trại thực
nghiệm, Khoa thủy sản - Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí.
Xin gửi lời cảm ơn đến sự ủng hộ nhiệt tình về tinh thần của tất cả các bạn trong
lớp Ngư y K33, các bạn đồng khóa Khoa thủy sản cùng thực hiện đề tài, và nhất là
những người bạn thân của tôi đã luôn sát cánh, gắn bó, động viên và giúp đỡ cho tôi
niềm tin vượt qua những khó khăn trong những ngày đầu thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình của mình, con xin cảm ơn ba
mẹ đã dạy dỗ con khôn lớn, luôn bên cạnh động viên chia sẻ, và tạo điều kiện thuận
lợi để con có thể hoàn thành chương trình học và khóa luận này.

Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn
còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chúng tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong đón nhận những ý khiến đóng góp từ quý thầy cô và các
bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hệ vi khuẩn hiếu khí và Vibrio trên ấu trùng tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình nước xanh cải tiến” được thực hiện
tại phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản (P309) và Trại thực nghiệm Khoa thủy sản
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2011 đến tháng
5/2011.
Thí nghiệm được bố trí gồm 2 NT với 3 lần lặp lại.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về chỉ số giai đoạn ấu trùng (LSI) sau 15 ngày
nuôi, về thời gian biến thái và chất lượng hậu ấu trùng giữa các nghiệm thức.
Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả:
Biến động về số lượng vi khuẩn Vibrio trong quá trình ương ở NT I (cấp tảo)
thấp hơn ở NT II (không tảo). Đều này thể hiện tính tích cực của mô hình nước xanh
cải tiến trong việc giúp hạn chế mật độ vi khuẩn. Bên cạnh đó khi theo dõi mật độ vi
khuẩn tổng số thì chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA.....................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................iii

TÓM TẮT.........................................................................................................................................iv
MỤC LỤC .........................................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG...........................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................................x
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ........................................................................................................xi
Chương 1. GIỚI THIỆU.................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................4
2.1 Sơ Lược Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Càng Xanh
...............................................................4
2.1.1 Hệ thống phân loại.................................................................................................. 4
2.1.2 Đặc điểm phân bố tôm càng xanh .......................................................................... 4
2.1.3 Hình thái ................................................................................................................. 6
2.1.4. Vòng đời của tôm càng xanh ................................................................................. 7
2.1.5. Tập tính dinh dưỡng của tôm càng xanh ............................................................... 9
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng của tôm càng xanh ........................................................... 10
2.1.7. Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh................................................................. 11
2.1.8. Đặc điểm sinh học của ấu trùng tôm càng xanh .................................................. 14
2.1.9. Điều kiện môi trường sống của tôm .................................................................... 19
2.2 Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng Hậu Ấu Trùng .............................................................22
2.2.1. Đánh giá sức khỏe ấu trùng bằng phương pháp quan sát thông thường ............. 22
2.2.2. Đánh giá sức khỏe ấu trùng bằng phương pháp test ammonia ............................ 23
2.3. Ương Nuôi Ấu Trùng TCX Theo Mô Hình Nước Xanh Và Nước Xanh Cải Tiến .........23
2.3.1 Hệ thống nước xanh (Green water system) ........................................................ 24
2.3.2 Hệ thống nước xanh cải tiến (Modified Static green water system) .................... 24
2.4 Tình Hình Nuôi Tôm Thế Giới Và Trong Nước
.....................................................................25
2.4.1 Tình Hình Nuôi Tôm Thế Giới............................................................................. 25

v


2.4.2 Tình Hình Nuôi Tôm ở Việt Nam ........................................................................ 25
2.5 Các Nghiên Cứu Bệnh Tôm Trư
ớc Đây ..................................................................................26
2.5.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm trên thế giới ....................................................... 26
2.5.2 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm ở Việt Nam ........................................................ 29
2.6. Khái niệm bệnh do vi khuẩn
Vibrio ........................................................................................35
2.6.1 Tác nhân gây bệnh ................................................................................................ 35
2.6.2 Dấu hiệu bệnh ....................................................................................................... 36
2.6.3 Đặc điểm phân bố và lây lan ................................................................................ 37
2.6.4 Biện pháp chuẩn đoán bệnh .................................................................................. 37
2.6.5 Phương pháp phòng trị bệnh................................................................................. 39
2.7 Tổng Quan Về Tảo Lục Chlorella ...........................................................................................40
2.7.1 Phân loại ............................................................................................................... 40
2.7.2 Phân bố………………………………………………………………………….40
2.7.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo ................................................................................... 40
2.7.4 Thành phần hóa học.............................................................................................. 41
2.7.5 Dinh dưỡng ........................................................................................................... 44
2.7.6 Tăng trưởng .......................................................................................................... 44
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNỨU
C ............................................46
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
......................................................................................46
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu
.................................................................................................................46
3.2.1 Tại trại tôm giống ................................................................................................. 46
3.2.2 Tại phòng thí nghiệm............................................................................................ 48

3.3. Phương Pháp Thu Mẫu Và Phân Tích Số Liệu......................................................................49
3.3.1 Phương pháp thu mẫu nước .................................................................................. 49
3.3.2 Phương pháp thu mẫu ấu trùng............................................................................. 49
3.3.3 Bố trí thí nhghiệm ................................................................................................. 50
3.3.4 Phương pháp xét nghi
ệm tại phòng thí nghiệm ...................................................................51
3.3.5 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 55
3.3.6 Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................................... 55
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................56
4.1 Kết quả khảo sát mẫu nước .......................................................................................................56
vi


4.1.1 Các yếu tố môi trường .......................................................................................... 56
4.1.2.Khảo sát vi khuẩn vibrio trong nước bể ương ấu trùng…………………………60
4.1.3 Biến động số lượng của tảo trong nước ương ấu trùng ........................................ 61
4.2 Khảo sát vi khuẩn trên mẫu tôm ..............................................................................................63
4.3 Khảo sát đặc điểm hình thái khuẩn lạc....................................................................65
4.4 Chỉ Số Giai Đoạn Ấu Trùng (LSI – Larval Stage Index) ......................................................67
4.4.1 Khảo sát sự phát triển của ấu trùng thông qua chỉ số LSI sau 10 ngày tuổi ........ 67
4.4.2 Khảo sát sự phát triển của ấu trùng thông qua chỉ số LSI sau 15 ngày tuổi ........ 68
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................70
5.1 Kết luận.......................................................................................................................................70
5.2 Đề nghị........................................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................71
Tài Liệu Tiếng Việt ....................................................................................................... 71
Tài Liệu Tiếng Anh ....................................................................................................... 74
Tài Liệu Internet ............................................................................................................ 75
PHỤ LỤC


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHA

Docosahexenoic

FAO

Food and Agriculture Organization

LSI

Larval Stage Index

NA

Nutrient Agar

TCBS

Thiosulphate Citrate Bile Salt Agar

NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

PL


Postlarvae

TCX

Tôm Càng Xanh

VK Vibrio

Vi khuẩn Vibrio

VKTS

Vi Khuẩn Tổng Số

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chu kì lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau ...................................... 10
Bảng 2.2. Sức sinh sản của tôm càng xanh ở các kích cỡ và trọng lượng khác nhau.. 13
Bảng 2.3. Hàm lượng các hợp chất N tối đa cho phép trong bể nuôi ......................... 17
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu thủy lí hóa của nước ương ấu trùng tôm càng xanh ................ 18
Bảng 2.5. Đặc điểm sinh hóa học của 1 số loài Vibrio là tác nhân gây bệnh ở ĐVTS38
Bảng 2.6. Thành phần sinh hóa của Chlorella vulgaris ............................................... 42
Bảng 2.7. Thành phần hóa học chứa trong tảo Chlorella sp........................................ 42
Bảng 2.8. Thành phần amino acid (%) của Chlorella sp ............................................. 43
Bảng 2.9. Thành phần Vitamin trong 100gr tảo Chlorella sp ..................................... 43
Bảng 4.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm ................................. 56
Bảng 4.4. Vi khuẩn Vibrio trong đường ruột ấu trùng và hậu ấu trùng ....................... 63
Bảng 4.5. Hình dạng khuẩn lạc của các mẫu khảo sát ................................................. 66

Bảng 4.6. Chỉ số giai đoạn ấu trùng sau 10 ngày tuổi của thí nghiệm (Mean ± SE) ... 68
Bảng 4.7. Chỉ số giai đoạn ấu trùng sau 15 ngày tuổi của thí nghiệm (Mean ± SE) ... 68

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Các quốc gia có sự phân bố của tôm càng xanh Macrobrachium .................. 5
Hình 2.2. Hình thái ngoài của tôm càng xanh ................................................................ 7
Hình 2.3. Vòng đời của tôm càng xanh .......................................................................... 9
Hình 2.4. Các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh ................................................... 15
Hình 2.5. Diễn biến tình hình phát triển nghề nuôi tôm ở VN từ 2000 - 2006 ............ 26
Hình 3.2. Quy trình xử lí mẫu để kiểm tra vi khuẩn .................................................... 51
Hình 3.4. Sơ đồ cấy trang ............................................................................................. 54
Hình 4.1. Khuẩn lạc của Vibrio trên môi trường TCBS ............................................... 66
Hình 4.2. Khuẩn lạc của VKTS trên môi trường NA ................................................... 66
Hình 4.3. Khuẩn lạc Vibrio được cấy thuần ................................................................. 67
Hình 4.4. Kết quả nhuộm gram của Vibrio .................................................................. 67

x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Biến động số lượng Vibrio theo ngày ương trong mẫu nước .................... 59
Đồ thị 4.2. Biến động số lượng VKTS theo ngày ương trong mẫu nước .................... 59
Đồ thị 4.3. Sự thay đổi mật độ tảo Chlorella sp theo ngày ương ấu trùng .................. 62
Đồ thị 4.4. Biến động số lượng Vibrio theo ngày ương trên ấu trùng ......................... 64
Đồ thị 4.5. Biến động số lượng VKTS theo ngày ương trên ấu trùng ......................... 64

xi



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, ngành Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, không chỉ mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước
mà còn góp phần đáng kể vào sự thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo
đảm an ninh lương thực, làm thay đổi đời sống dân cư các vùng miền. Trong đó, Tôm
Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii, de Man) là một trong những đối tượng rất
quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Theo FAO (1998) tổng sản
lượng tôm càng xanh thế giới đạt trên 76.000 tấn trị giá 245 triệu USD vào năm 1996
tăng gấp đôi năm trước. Trong số này, thì sản lượng tôm càng xanh từ nuôi trồng
chiếm tỉ lệ rất lớn 72%, còn sản lượng khai thác chỉ chiếm 28%.
Ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích
mặt nước ngọt gần 600.000 ha với nhiều sông ngòi, kênh gạch, ao, ruộng lúa,… được
xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt là các loài
tôm, cá nước ngọt. Theo thống kê từ các tỉnh, năm 2005 diện tích nuôi tôm càng xanh
chiếm khoảng 6000 ha, đạt sản lượng 1.400 tấn/năm. Trong đó Trà Vinh, Bến Tre,
Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang là các tỉnh có nghề nuôi phát triển, tuy nhiên đi đôi
với thuận lợi thì trở ngại lớn nhất của của nghề nuôi tôm càng xanh hiện nay là vấn đề
con giống. Trước đây, nghề nuôi được phát triển từ nguồn giống thu tự nhiên nhưng
theo thời gian nguồn giống này trở nên khan hiếm không đủ và giảm chất lượng.
Trong khi đó thì việc sản xuất giống nhân tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người
nuôi. Chính vì vậy, ngày 8 tháng 12 năm 1999 Thủ tướng chính phủ có quyết định số
224/1999/QĐ phê duyệt chương trình phát triển nuôi thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010,
phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi thuỷ sản đạt trên 2.000.000 tấn, giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD, nhu cầu về giống 1,5 – 2 tỷ con trong đó



tôm càng xanh ước tính đạt sản lượng khoảng 60.000 tấn, mở rộng diện tích nuôi tôm
càng xanh trong vùng sẽ lên đến 32.000 ha (Chung Quang Trí, 2006). Để đạt được
mục đích này, giải pháp về giống là khâu đột phá quan trọng bảo đảm cung cấp đủ
giống, không chỉ đạt về số lượng mà cả về chất lượng.
Trên thế giới nghề nuôi tôm đã phát triển từ rất sớm , nhất là sau khi tiến sĩ Ling
S.W (1969) là người đầu tiên nghiên cứu cho biết đầy đủ chu kì sống của tôm trong
phòng thí nghiệm, và sau đó Fujimura và Okamoto thực hiện sản xuất giống đ ại trà thì
việc nuôi tôm ngày càng phát triển, sản lượng tôm nuôi năm 1991 lên tới 700.000 tấn.
Ở nước ta việc nghiên cứu và sản xuất giống tôm càng xanh (TCX) tại Việt Nam
bắt đầu từ những năm 1980 với quy trình nước trong hở và tuần hoàn (Nguyễn Việt
Thắng, 1995). Nhưng nghề sản xuất giống tôm càng xanh chỉ phát triển mạnh từ năm
1999 khi nhu cầu nuôi tôm càng xanh phát triển ngày càng tăng cao, nhất là việc
nghiên cứu và phát triển thành công mô hình sản xuất giống tôm càng xanh nước xanh
cải tiến (ĐH Cần Thơ , 2000). Nhờ vậy thì sản lượng tôm càng xanh nuôi năm

2003

vào khoảng 2.500 tấn (Nguyễn Như Tiệp, 2004), tổng sản lượng tôm giống càng xanh
sản xuất được năm 2004 là 90 triệu con so với 1 triệu con vào năm 1998, quy trình
nước xanh cải tiến hiện được ứng dụng rộng rãi ở ĐBSCL (chiếm 88,5% số trại giống)
(Phuong và ctv, 2006). Qui trình sản xuất giống Tôm càng xanh, đặc biệt là qui trình
nước xanh cải tiến hiện đang được ứng dụng phổ biến, song còn nhiều vấn đề về kỹ
thuật cũng cần được nghiên cứu và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của qui trình . Vấn
đề dịch bệnh trên tôm giống hiện nay đang là yếu tố cần được quan tâm nghiên cứu
nhiều. Có gần 30 bệnh và hội chứng của tôm nuôi đã được nhiều tài liệu gần đây nhắc
đến, nhưng sự hiểu biết về chúng còn rất ít. Làm gì để nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng,
hạn chế tối đa sự hao hụt ấu trùng, để có nguồn con giống nhân tạo chất lượng tốt, giá
thành hạ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất giống. Su Lean Chang (1999)
cho rằng bệnh là nguyê n nhân làm tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh không ổn
định. Một số tác nhân gây bệnh quan trọng nhất cho tôm nuôi phải kể đến trước tiên là

vi khuẩn. Sản xuất giống với mô hình nước xanh cải tiến mặc dù nhiều tác giả cho
rằng ấu trùng tôm không sử dụng trực tiếp tảo như là thức ăn, song mô hình này tảo có
tác dụng như hệ thống đệm trong môi trường nước ương, đặc biệt sự thay đổi mật độ
2


tảo trong quá trình nuôi giúp việc ổn định môi trường nước, ức chế sự phát triển của
các loài vi khuẩn.
Trước tình hình trên và góp phần vào việc nghiên cứu bệnh tôm để nâng cao năng
suất, sản lượng tôm nuôi . Được sự đồng ý của Khoa thủy sản , Trường Đại Học Nông
Lâm TPHCM chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Khảo sát hệ vi khuẩn hiếu khí
và Vibrio trên ấu trùng tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) trong mô

hình nước xanh cải tiến ” .
1.2. Mục tiêu đề tài
- Theo dõi sự biến động số lượng của vi khuẩn tổng số và tổng số Vibrio trong bể
ương ảnh hưởng đến ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong các
nghiệm thức sản xuất khác nhau của mô hình nước xanh cải tiến và nước trong.
- Góp phần đánh giá và chọn ra nghiệm thức nuôi thích hợp nhằm làm giảm các
vấn đề dịch bệnh trên ấu trùng, nâng cao tỉ lệ sống và chất lượng ấu trùng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Càng Xanh
2.1.1 Hệ thống phân loại

Tôm càng xanh là một trong những loài giáp xác quan trọng của nghề nuôi trồng cũng
như khai thác thủy sản. Theo Holthuis (1980) tôm càng xanh có vị trí phân loại sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp:

Crustacea

Lớp phụ: Malacostraca
Bộ:

Decapoda

Bộ phụ:

Natantia

Phân bộ:

Caridea

Họ:

Palaemonidae

Phân họ:
Giống:
Loài:

Palaemoninae
Macrobrachium

Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

2.1.2 Đặc điểm phân bố tôm càng xanh
Có gần 200 loài thuộc họ Palaemonidae đã được mô tả, hầu hết đời sống của
chúng đều có một khoảng thời gian ở nước ngọt (New, 2002). Cũng theo tác giả này
tôm càng xanh phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, chúng được
tìm thấy ở sông hồ kênh rạch, ao ở các vùng nội địa và nhiều hơn cả là các vùng cửa
sông nơi có sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn. Theo Holthius (1980), tôm càng

4


xanh được phân bố tự nhiên tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình
Dương, trải dài từ Australia đến New Guinea và vùng châu thổ sông Ấn.
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố từ Nha Trang trở vào (Phạm Văn Tình,
2004) nơi có độ mặn 17-30‰ nhưng phát triển thuận lợi nhất ở các tỉnh Nam bộ vùng
có độ mặn 5 - 10‰ cho đến 15 - 20‰ như Năm Căn, Đầm Dơi (Minh Hải), Hòn Tre
(Kiên Giang), đặc biệt ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Theo Nguyễn Việt Thắng (1995) phạm vi phân bố, sự hiện và mật độ quần đàn tự
nhiên của tôm càng xanh phụ thuộc vào một số yếu tố như nhiệt độ, độ mặn và pH.
Trong tự nhiên tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và có
mặt ở hầu hết các quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện, Singapore, Nhật Bản,
Hông Kông, Philippine, Indonesia, Austraslia (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Hiện nay
tôm càng xanh đã đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới không có tôm trong
trong tự nhiên như: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Israel...(Phạm Văn Tình, 2004).
Nhiều loài tôm trong giống Macrobrachium được di giống ra khỏi vùng phân bố
tự nhiên của chúng với ý định ban đầu là để phục vụ nghiên cứu. Từ Malaysia tôm
càng xanh được di nhập vào Hawaii, nơi mà những công trình nghiên cứu đầu tiên của
Ling (1969) được phát triển thành phương pháp sản xuất hậu ấu trùng bởi Fujimura và
Okmoto (1972).


Hình 2.1. Các quốc gia (màu cam) có sự phân bố của tôm càng xanh Macrobrachium
rosenbergii (FAO, 2002)

5


2.1.3 Hình thái
Hình thái tôm càng xanh được nhiều tác giả mô tả như Holthuis, Phan Hữu Đức
và ctv (1988, 1989), Foster và Wickin (1972) (trích bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) ở nước ta tôm càng xanh trong tự nhiên
hay trong ao nuôi thì xuất hiện hai dạng là tôm càng xanh và tôm càng lửa.
Tôm càng xanh là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt. Có
thể phân biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm khác dựa theo hình dạng và màu sắc
của chúng. Tôm càng xanh có thân tròn khác so với những loài tôm biển, con trưởng
thành có màu xanh dương đậm và đặc biệt là đôi càng (cặp chân ngực thứ 2) lớn màu
xanh, có nhiều gai dùng để phòng thủ và bắt mồi.
Theo FAO (1985) cơ thể tôm càng xanh có thể được chia làm 2 phần: phần đầu
ngực (carapace) và phần bụng.
Phần đầu ngực: lớn có dạng hơi giống hình trụ bao gồm phần đầu với 5 đốt liền
nhau mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phía
trước phần đầu ngực có chủy phát triển nhọn, 1/2 chủy ngoài cong lên, có từ 11-16 gai
trên chủy (2-3 gai sau mắt), phía dưới chủy có từ 10-15 gai. Chiều dài chủy của tôm
cái khi trưởng thành thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chủy tôm đực dài
hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Trên phần đầu ngực có 2 đôi râu làm chức năng xúc giác,
một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền
mồi. Phía dưới phần đầu ngực là 5 đôi chân ngực, trong đó có 2 đôi chân mang kẹp,
mà đôi chân ngực mang kẹp thứ hai luôn phát triển lớn hơn, nhất là ở tôm đực trưởng
thành.
Phần bụng: tôm càng xanh có 7 đốt. Năm đốt đầu tiên có mang 5 đôi chân bụng,

đốt thứ 6 gọi là đốt đuôi có đôi chân đuôi có chức năng như là bánh lái, đốt cuối cùng
nhọn và cứng không thể cử động được gọi là telson. Mỗi đốt được bao bọc bởi một lớp
vỏ, tấm vỏ phía trước chồng lên tấm vỏ phía sau.
Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ 2 phủ lên tấm vỏ phía trước và phía sau nó.
Chính nhờ đặc điểm này mà ta có thể phân biệt được tôm càng xanh với các loài tôm ở
vùng nước mặn. Các đốt bụng của tôm càng xanh hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai
bên, cơ thể có dạng hơi cong, to ở phần đầu, thon nhỏ về phía sau.
6


Hình 2.2. Hình thái ngoài của tôm càng xanh (Foster và Wickins, 1972)
Đặc điểm về kích cỡ, hình dạng, màu sắc và các gai trên đôi càng sẽ phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển của tôm, nhất là ở tôm đực. Khi tôm còn nhỏ, đôi càng có màu
trong, sau chuyển thành vàng cam (còn gọi là càng lửa), chưa có gai hay gai rất mịn
trên càng chưa có hay rất ít lông tơ. Khi tôm lớn do đó mới có các tên như tôm càng
trong, tôm càng cam, tôm càng xanh. Khi lớn trên đôi càng sẽ càng nhiều gai nhọn và
xuất hiện lông tơ. Khi tôm lớn, đôi càng có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều gai nhọn
và lông tơ trên càng. Quá trình thay đổi trên được thể hiện qua các giai đoạn khác nhau
bao gồm: tôm nhỏ, tôm càng lửa nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa đậm chuyển
tiếp tôm càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già.
2.1.4. Vòng đời của tôm càng xanh
Tôm càng xanh là một trong số các loài giáp xác có tập tính di cư sinh sản.
Chúng sinh trưởng, phát triển, thành thục, phát dục, giao vĩ và đẻ trứng trong môi
trường nước ngọt, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng chúng có xu hướng di chuyển ra
vùng cửa sông nước lợ có độ mặn 6 - 18‰ để đẻ.
Vòng đời của tôm càng xanh gồm 4 giai đoạn:
Giai đọan trứng
Tôm càng xanh trưởng thành sống và thành thục, sinh sản chủ yếu trong nước
ngọt. Khi tôm cái đã thành thục và lột xác, tôm đực sẽ gắn tinh nang vào phần dưới
của carapace, giữa các đôi chân ngực và gần lỗ sinh dục cái. Khi con cái đẻ thì trứng

7


được thụ tinh ngay và được tôm cái ấp ở các chân bụng, tôm cái mang trứng có xu
hướng bơi xuôi dòng ra vùng nước lợ có độ mặn từ 5 – 20‰ (George, 1969). Khi
trứng mới đẻ, có đường kính khoảng ¼ mm, có màu vàng sáng chuyển dần sang màu
da cam, đến ngày thứ 12 màu da cam của trứng nhạt dần và ngả màu xám xanh nhạt, từ
màu xám xanh nhạt chuyển dần sang xám đậm, trước khi nở khoảng hai, ba ngày thì
trứng ngả sang màu xám đen (màu đen là mắt của ấu trùng còn nằm trong trứng). Nhờ
đó dựa vào màu sắc của trứng có thể dự đoán được ngày ấu trùng nở. Theo Ling
(1969), ở phạm vi nhiệt độ từ 25-310C thời gian ấp trứng là 19-23 ngày. Theo Nguyễn
Việt Thắng và ctv (1995) với nhiệt độ từ 26-300C thời gian ấp trứng là 17-23 ngày.
Sau đó thì trứng sẽ nở ra ấu trùng.
Giai đoạn ấu trùng
Trứng nở ra ấu trùng ở dạng sống trôi nổi trong môi trường nước. Theo Uno và
Soo (1969) ấu trùng trải qua 11 lần lột xác tương đương với 11 giai đoạn biến thái
khác nhau trong khoảng thời gian 25-30 ngày trước khi biến thái trở thành dạng PL.
Mỗi giai đoạn có hình thái và kích thước khác nhau. Do ấu trùng của tôm càng xanh
cần phải sống trong môi trường nước lợ, có độ mặn từ 8 - 15‰. Vì vậy, khi tôm cái
mang trứng, đang sống trong môi trường nước ngọt, chúng sẽ xuôi dòng theo sông đến
các vùng nước lợ để cho trứng nở và ấu trùng phát triển. Nếu tôm không ra được vùng
nước lợ thì sau khi nở ấu trùng sẽ chết sau 1-2 ngày. Ấu trùng tôm càng xanh sống lơ
lững trong môi trường nước và tìm ăn các loại động vật phiêu sinh trong nước.
Giai đoạn hậu ấu trùng - Postlarvae (tôm bột, PL)
Đến giai đoạn này, PL có hình dạng và tập tính sống giống như tôm trưởng
thành. Chúng bắt đầu sống đáy di chuyển chủ yếu bằng cách bò hơn là bơi lội tự do,
khi chúng bơi thường theo kiểu mặt lưng ở phía trên và tiến về phía trước. Chúng có
thể lẩn tránh nhanh nhẹn bằng cách co các cơ bụng lại. Các PL có khả năng chịu đựng
được sự dao động lớn của nồng độ muối và chúng có khả năng bơi ngược dòng nên lúc
này, từ vùng nước lợ, tôm bơi ngược dòng sông để kiếm ăn và dần dần di cư lên vùng

nước ngọt. Tôm con có khả năng di chuyển ngược dòng đến 200km từ vùng nước lợ
vào nội địa (Ling, 1969). Tôm con trong giai đoạn này có thể được bắt để nuôi trong
ao hồ, ruộng lúa và được gọi là tôm lóng hay tôm chấu.
8


Giai đoạn trưởng thành
Tôm thích nơi có nền đáy sạch, ít bùn, có nước chảy và thay đổi thường xuyên. Ở
các sông rạch có nước chảy mạnh, tôm thường bám vào cây cỏ, bụi rậm để nghỉ hoặc
kiếm ăn.
Sống trong vùng nước ngọt sau 7-8 tháng, tôm bắt đầu thành thục, chúng sẽ giao
vĩ và đẻ trứng, cứ như thế, vòng đời được tiếp tục.

Hình 2.3. Vòng đời của tôm càng xanh (Đinh Thế Nhân, 2009)
2.1.5. Tập tính dinh dưỡng của tôm càng xanh
Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tầng đáy và ăn tạp nghiêng về động vật.
Mức độ chọn lọc thức ăn không cao, thành phần thức ăn hầu như không thay đổi theo
giới tính. Thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ,
giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ. Chúng
thường thích bắt mồi vào ban đêm hơn ban ngày (Phạm Văn Tình, 2004).
Tôm càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc. Tôm tìm thức ăn bằng cơ
quan xúc giác (râu) dùng râu quét ngang dọc phía trước đường đi của nó, khi tìm
được thức ăn, chúng dùng đôi chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2002). Chúng rất háu ăn và ăn liên tục.

9


Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt
đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng xanh có tính tranh

giành thức ăn cao nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, con
vỏ cứng ăn thịt con vỏ mềm sau khi lột xác. Do đó cần đảm bảo đủ thức ăn và tạo nơi
trú ẩn cho tôm.
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng của tôm càng xanh
Giống như các loài giáp xác khác tôm càng xanh không sinh trưởng liên tục mà
kích thước chỉ tăng sau mỗi lần lột xác. Sinh trưởng của tôm đực và tôm cái gần như
tương đương nhau cho đến khi đạt kích cỡ 35-50g, sau đó chúng khác nhau rõ theo
giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt khối lượng có thể gấp đôi
tôm cái trong cùng một thời gian nuôi.
Tôm cái khi bắt đầu thành thục thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập
trung cho sự phát triển của buồng trứng, vì vậy một hiện tượng thường thấy trong
nuôi tôm càng xanh là hiện tượng phân đàn.
Trong quá trình lớn lên, tôm trãi qua nhiều lần lột xác. Chu kì lột xác của tôm
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều
kiện sinh lí, điều kiện môi trường của chúng (Nguyễn Thanh Phương và ctv 2003).
Bảng 2.1. Chu kì lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 280C)
(Sandifer và Smith, 1985) (trích Nguyễn Thanh Phương, 2003)
Trọng lượng (g)

Chu kì lột vỏ (ngày)

2-5

9

6-10

13,5

11-15


17

16-20

18,5

21-25

20

26-35

22

36-60

22-24
10


Tôm càng nhỏ thì chu kì lột xác càng ngắn. Tôm sống ở khoảng nhiệt độ tối ưu
sẽ có tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn
nhanh và chậm thành thục hơn so với tôm dùng thức ăn công nghiệp.
Cơ chế lột xác của tôm càng xanh cũng giống với các loài giáp xác chân đốt
khác quá trình này được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn tiền lột xác, giai đoạn lột
xác, giai đoạn hậu lột xác, giai đoạn giữa chu kì lột xác.
2.1.7. Đặc điểm sinh sản của tôm càng xanh
2.1.7.1. Phân biệt đực cái tôm càng xanh
Đặc điểm để phân biệt tôm đực và tôm cái được thể hiện qua bảng sau

Đặc điểm
Kích cỡ
Càng
Lỗ sinh dục

Phụ bộ giao vĩ

Tôm đực

Tôm cái

Lớn hơn và đầu ngực to

Nhỏ hơn và đầu ngực nhỏ

hơn tôm cái

hơn tôm đực

Đôi càng thứ 2 rất to, gồ

Nhỏ hơn và nhẵn hơn

ghề và nhiều gai

càng của tôm đực

Hiện diện dưới gốc của

Hiện diện dưới gốc của


chân ngực thứ 5, có nắp

chân ngực thứ 3, có màng

đậy.

mỏng bao phủ.

Xuất hiện giữa nhánh

Không có

trong và nhánh phụ trong
của chân bụng thứ 2.
Bụng

Mặt bụng của đốt bụng
giữa

Tôm cái thành thục có
tấm bụng thứ 1, 2, 3 dài
và nở rộng, hình thành
buồng ấp trứng.

Không có

Xuất hiện nhiều trên chân

thứ nhất có điểm cứng ở

Lông tơ sinh dục

ngực và chân bụng của
tôm trưởng thành.
Tuyến androgenic

Dãy tế bào đính vào vùng

Không có

gần cuối của ống dẫn.
Chiều dài và kích cỡ

Chiều dài 17,5 cm, khối

thành thục

lượng trung bình 35g.
11

Chiều dài 15cm trọng
lượng trung bình 25g.


2.1.7.2. Sự thành thục và giao vĩ
Trong tự nhiên, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm nhưng có
tập trung vào những mùa chính tùy từng nơi. Ở đồng bằng sông Cửu Long, có 2 mùa
tôm sinh sản chính là khoảng tháng 4-6 và tháng 8-10. Tôm cái thành thục lần đầu ở
khoảng 3-3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10-15 ngày (PL 10-15 ). Kích cỡ nhỏ nhất đạt
thành thục được phát hiện là khỏang 10-13cm và 7,5g. Tuy nhiên tuổi thành thục và

kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường và thức
ăn (Trần Ngọc Hải và ctv, 2000). Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4
giai đoạn (chưa thành thục, chớm thành thục, thành thục và chín mùi) và phát triển
trong vòng 14-20 ngày (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ. Sau khi lột xác
tôm cái có vỏ mềm, màu vàng nhạt thay vì màu hơi xanh như lúc bình thường. Quá
trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra hormon có tác dụng kích thích tôm đực
tìm đến. Sự hiện diện của tôm đực còn giúp bảo vệ tôm cái mới lột vỏ khỏi bị các tôm
khác tấn công. Tuy nhiên, nếu có sự hiện diện của nhiều tôm đực, chúng sẽ tấn công
lẫn nhau và tôm đực yếu sẽ rút lui.
Sau khi tôm cái lột xác 1-22 giờ, thường 3-6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Quá trình
giao vĩ của tôm cũng chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn tiếp xúc, giai đoạn tôm đực ôm
giữ lấy tôm cái, giai đoạn tôm đực trèo lên lưng tôm cái, giai đoạn cuối.
Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy
ra trong vòng 20-35 phút. Sau giao vĩ, tôm đực nằm cạnh tôm cái khoảng 5-10 phút.
Tôm đực bảo vệ tôm cái vốn còn vỏ mềm khỏi bị tôm khác tấn công. Tôm cái ở trong
tình trạng chuẩn bị để đẻ. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6-24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ
trứng. Tôm cái di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình
đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang qua túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính
vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai, thứ nhất. Thời gian đẻ
trứng khoảng 10-60 phút và thường 15-25 phút. Tôm cái dùng các chân ngực cuối để
hứng trứng xuống phần bụng và dính vào các đôi chân bụng đầu tiên. Những tôm cái
thành thục chín mùi nhưng không được giao vĩ thì chúng vẫn đẻ trứng trong vòng 24
giờ sau khi chúng lột xác, tuy nhiên những trứng này sẽ không được thụ tinh và sẽ rơi
12


ra ngoài sau 1-2 ngày. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và
số lần tham gia sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi.
Bảng 2.2. Sức sinh sản của tôm càng xanh ở các kích cỡ và trọng lượng khác

nhau (Ang, 1991; trích bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2000).
Chiều dài (cm)

Trọng lượng tôm
(gam)

Trọng lượng
buồng trứng
(gam)

Số lượng trứng

8,0

4,29

0,132

1.044

8,5

5,31

0,189

1.535

9,0


6,48

0,265

2.209

9,5

7,82

0,364

3.115

10,0

9,36

0,493

4.317

10,5

11,1

0,657

5.889


11,0

13,06

0,864

7.917

11,5

15,25

1,122

10.505

12,0

17,69

1,442

13.771

12,5

20,4

1,834


17.885

13,0

23,4

2,310

29.915

13,5

26,7

2,885

29.134

14,0

30,31

3,574

36.719

14,5

34,26


4,394

45.903

15,0

38,57

5,364

56.952

15,5

43,25

6,508

70.163

16,0

43,32

7,846

85.867

16,5


53,81

9,405

104.436

17,0

59,72

11,212

126.279

17,5

66,08

13,299

151.853

18,0

72,91

15,699

181.660


18,5

80,24

18,447

216.253

19,0

88,07

21,584

256.239

19,5

96,43

25,151

302.283

20,0

105,35

29,195


355.112

13


2.1.8. Đặc điểm sinh học của ấu trùng tôm càng xanh
2.1.8.1 Hình thái
Ấu trùng mới nở ra sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ (616‰) để sống và phát triển (George, 1969). Ấu trùng sẽ chết sau 3-4 ngày nếu không
sống được trong nước lợ (New và Shingholka, 1985). Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng
ngửa và đuôi ở phía trước. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, chúng bơi lội gần sát
mặt nước thành từng đám. Ấu trùng ăn liên tục thức ăn bao gồm các loài động vật phù
du, giun nhỏ, ấu trùng các động vật thủy sinh. Sự phát triển của ấu trùng tôm càng
xanh trải qua 11 lần lột xác và biến thái để chuyển thành hậu ấu trùng (theo Uno và
Soo, 1969; trích bởi Nguyễn Thanh Phươngvà ctv, 2003). Đặc điểm các giai đoạn ấu
trùng tôm càng xanh được trình bày như bảng sau:

14


×