Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

THỬ NGHIỆM NUÔI TRÙN CHỈ Tubifex tubifex (Muller, 1774)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM NUÔI TRÙN CHỈ
Tubifex tubifex (Muller, 1774)

Sinh viên thực hiện : PHAN TRỌNG NGUYÊN
Ngành

: Nuôi Trồng Thủy Sản

Chuyên ngành

: Ngư Y

Niên khóa

: 2007 - 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
7/2011


THỬ NGHIỆM NUÔI TRÙN CHỈ
Tubifex tubifex (Muller, 1774)

Thực hiện bởi

PHAN TRỌNG NGUYÊN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
PHẠM VĂN NHỎ

Thành phố Hồ Chí Minh
7/2011

i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quí thầy cô trong và ngoài khoa
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quí báu cho chúng tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến:
Thầy PHẠM VĂN NHỎ
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên chúng
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Con xin chân thành biết ơn cha mẹ và gia đình đã dạy bảo, lo lắng và động viên
con trong suốt cả cuộc đời.
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu
sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí Thầy Cô và các bạn.


ii


TÓM TẮT

Đề tài: “Khảo sát một vài đặc điểm sinh học và nuôi thử nghiệm trùn chỉ
(Tubifex tubifex)” được thực hiện từ tháng 3/2011 – 7/2011 tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nuôi thử
nghiệm trùn chỉ trên những chất nền khác nhau.
Khảo sát và bố trí thí nghiệm được thực hiện trên bể xi măng 2 x 1 x 0,5 m,
khay nuôi có kích thước 28 x 21 x 6 cm, với dòng chảy liên tục, lưu tốc nước là 250
ml/phút. Kết quả khảo sát và nuôi được ghi nhận:
Trùn chỉ là một loài lưỡng tính, đai sinh dục nằm ở đốt từ 11 – 13 của cơ thể.
Những trứng chứa trong kén có chứa một chất lỏng dạng keo, số lượng trứng có trong
1 kén là khoảng 4 - 9 trứng, thời gian cho trứng nở là khoảng 15 – 20 ngày ở nhiệt độ
26 – 30 oC. Trùn chỉ sống tốt và phát triển khi hàm lượng oxy > 3 mg/l, pH khoảng 6,5
– 7,5, nhiệt độ khoảng 26 – 29 oC.
Trùn chỉ thích nghi và phát triển tốt trong chất nền gồm: đất sét (60%), cát
(25%), thức ăn (15%). Sau khoảng thời gian nuôi 30 ngày thì khối lượng tăng gần 7
lần so với khối lượng ban đầu.

iii


MỤC LỤC
CẢM TẠ ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chương 1 ........................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1
1.1

Đặt Vấn Đề .......................................................................................................1

1.2

Mục Tiêu Đề Tài ...............................................................................................2

Chương 2 ........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................................3
2.1

Phân loại trùn chỉ ..............................................................................................3

2.2

Hình thái ...........................................................................................................3

2.3

Đặc điểm sinh sản .............................................................................................5

2.4

Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................................10

2.5


Phương pháp nuôi trùn chỉ..............................................................................13

2.5.1

Ở Việt Nam .............................................................................................13

2.5.2

Trên thế giới ............................................................................................13

Chương 3 ......................................................................................................................14
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................................14
3.1

Thời gian và địa điểm .....................................................................................14

3.2

Vật liệu thí nghiệm .........................................................................................14

3.3

Phương pháp thí nghiệm .................................................................................14

3.3.1

Nguồn gốc trùn chỉ ..................................................................................14

3.3.2


Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................15

3.3.3

Bố trí thí nghiệm thử nghiệm trùn chỉ .....................................................15

3.4

Thu hoạch .......................................................................................................18

3.5

Các phương pháp xử lý số liệu .......................................................................18

iv


Chương 4 ......................................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................19
4.1

Kết quả các chỉ tiêu môi trường......................................................................19

4.1.1

Hàm lượng Oxy (D.O) ............................................................................19

4.1.2


pH ...........................................................................................................21

4.1.3

Nhiệt độ ...................................................................................................22

4.2

Kết quả thử nghiệm nuôi ................................................................................24

4.2.1

Kết quả nuôi của thí nghiệm 1 ................................................................24

4.2.2

Kết quả nuôi của thí nghiệm 2 ................................................................25

4.2.3

Kết quả nuôi của thí nghiệm 3 ................................................................27

Chương 5 ......................................................................................................................28
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................28
5.1

Kết luận ...........................................................................................................28

5.2


Đề nghị............................................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................30
PHỤ LỤC ....................................................................................................................32

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D.O

Dissolved Oxygen

NT

Nghiệm Thức

T.tubifex

Tubifex tubifex

TB

Trung Bình

TN

Thí Nghiệm


Tp

Thành phố

SD

standard deviation

Ctv

Cộng tác viên

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình thái ngoài của trùn chỉ............................................................................4
Hình 2.2 Hình đốt và lông cứng của trùn chỉ..................................................................4
Hình 2.3 Sơ đồ mô tả sự phát triển của trứng, sự tăng trưởng, trưởng thành, trứng lắng
đọng và suy thoái trong Tubifex tubifex .........................................................................5
Hình 2.4 Sơ đồ mô tả sự phát triển của trứng, sự tăng trưởng, trưởng thành, trứng
lắng đọng và suy thoái trong Tubifex tubifex .................................................................6
Hình 2.5 Hình dạng bên ngoài của trùn chỉ ................................................................... 8
Hình 2.6 Đai sinh dục của trùn chỉ ................................................................................ 8
Hình 2.7 Quá trình hình thành kén của trùn chỉ ............................................................9
Hình 2.8 Túi trứng hay kén trứng của trùn chỉ ...........................................................10
Hình 2.9 Một con trùn chỉ đang co rút trong lớp nhầy ................................................11
Hình 3.1 Hệ thống khay để nuôi trùn chỉ..................................................................17
Hình 3.2 Những con Chironomus sp. có trong hệ thống nuôi ......................................18


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối
lượng tươi (trong 1 gam) trùn chỉ ..................................................................................11
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối
lượng khô .......................................................................................................................12
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn R7001 của Cty TNHH Uni - President Việt Nam ........15
Bảng 3.2 Các chất nền dùng để nuôi trùn chỉ ở TN 1 ..................................................16
Bảng 3.3 Các chất nền dùng để nuôi trùn chỉ ở TN 2 ..................................................17
Bảng 3.4 Các chất nền dùng để nuôi trùn chỉ ở TN 3 ..................................................17
Bảng 4.1 Hàm lượng oxy hòa tan ở TN 1 trong 30 ngày nuôi .....................................20
Bảng 4.2 Biến động của hàm lượng oxy qua các lần TN ............................................20
Bảng 4.3 Biến động của pH ở TN 1 trong 30 ngày nuôi ............................................21
Bảng 4.4 Biến động của pH nước qua các lần TN .......................................................22
Bảng 4.5 Biến động nhiệt độ ở TN 1 trong 30 ngày nuôi ............................................23
Bảng 4.6 Biến động của nhiệt độ nước qua các lần thí nghiệm ...................................23
Bảng 4.7 Trọng lượng của trùn chỉ sau 30 ngày nuôi ở TN 1 .....................................24
Bảng 4.8 Tăng trọng của trùn chỉ sau 30 ngày nuôi ở TN 2 .........................................26
Bảng 4.9 Trọng lượng của trùn chỉ sau 30 ngày nuôi ở TN 3 .....................................27

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế,

nghề nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước tiến mới. Đặc biệt sự phát triển mạnh về
thị trường thức ăn thuỷ sản, trong đó vấn đề thức ăn cho tôm cá là vấn đề đáng quan
tâm hàng đầu của ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện nay.
Để tìm một nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt có thể dùng
rộng rãi cho các đối tượng nuôi là yêu cầu quan trọng nhất. Trong chuỗi thức ăn tự
nhiên của thủy vực, tùy theo giai đoạn phát triển mà các loài sinh vật ăn các loại thức
ăn có kích thước khác nhau và tùy theo tập tính ăn mà có loài ăn thức ăn tươi sống, có
loài ăn được thức ăn nhân tạo. Ngoài ra, trong nuôi trồng thủy sản thì chi phí thức ăn
chiếm gần 70 - 80%, cho nên đây cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ở những nước nghèo
và đang phát triển thì không đủ khả năng về chi phí và kỹ thuật sản xuất thức ăn nhân
tạo, cho nên việc sử dụng thức ăn tự nhiên có thể giải quyết vấn đề này.
Trùn chỉ là thức ăn lý tưởng có thể đáp ứng được yêu cầu cho các loài thủy sản
nước ngọt, do nó có giá trị dinh dưỡng rất cao 5.575 Cal/g trọng lượng khô (Cummins
và Waycheck, 1971), có thể tìm thấy được số lượng lớn trùn ở những nơi sông, rạch có
nhiều mùn bã hữu cơ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đánh giá tầm quan trọng
của trùn chỉ là nguồn thức ăn tự nghiên của cá bột của cá trê trắng Clarias batrachus
(Alam and Mollah, 1988), cá hồi Salmo gairdneri (Philips và Buhler, 1979), và cá tầm
trắng Acipenser transmontanus (Buddington và Dorosho, 1984).
Trong quá trình sản xuất giống thì chi phí thức ăn thường chiếm 40 – 50% giá
thành phẩm, cho nên việc sử dụng trùn chỉ làm thức ăn có thể làm tiết kiệm chi phí
một cách đáng kể vì giá thành của trùn chỉ hiện nay cũng khá rẽ so với thức ăn công
nghiệp, nhưng muốn tìm nguồn trùn chỉ cung cấp quanh năm thì rất khó tìm. Theo
1


Kosiorek (1974), Marian và Pandian (1984, 1985), Marian và ctv (1989), Mollah và
Ahamed (1989) đã cố gắng phát triển loài này đạt một số thành công đáng kể, nhưng
cũng không có một phương pháp cụ thể nào để cung cấp quanh năm cho thị trường.

Việc nghiên cứu đặc sinh học của trùn chỉ trên thế giới là rất ít so với các loài
khác trong việc làm thức ăn cho động vật thủy sản như: Moina, Artemia…. cho nên
cần có nhiều nghiên cứu đặc điểm sinh học loài này là rất cần thiết nhằm mục đích tìm
hiểu môi trường sống và sinh sản, từ đó ứng dụng vào thực tế để nuôi cung cấp cho thị
trường khi cần.
Từ nhu cầu thiết yếu trên cũng như được sự phân công của Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “Nuôi Thử
Nghiệm Trùn Chỉ Tubifex tubifex (Muller, 1774)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
-

Xác định môi trường thích hợp nhất để nuôi trùn chỉ

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Phân loại trùn chỉ
Bộ: Oligochaeta
Họ: Naididae
Giống: Tubifex
Loài: Tubifex tubifex (Muller, 1774)
Tên Việt Nam: Trùn chỉ
Tubifex tubifex được phân bố rộng rãi trên thế giới, thường gặp ở những kênh,


sông, ao, hồ bị ô nhiễm và những nơi giàu chất hữu cơ.
2.2

Hình thái
Tubifex tubifex là loài trùn phân đốt, hình trụ, chiều dài cơ thể có thể lên đến 20

cm. Số lượng các phân đốt của cơ thể từ 34 - 120 và mỗi bên của cơ thể có nhiều lông
cứng được cấu tạo bằng kitin, thông thường mỗi phân đốt cơ thể sở hữu bốn bó lông
cứng, những lông cứng này chúng sử dụng để đào hang, các lông cứng thay đổi đáng
kể về kích thước và hình dạng giữa các giống, do đó kiểm tra dưới kính hiển vi và giải
phẫu nội quan trong cơ thể để phân loại chính xác (Brinkhurst, 1982).
Tubifex tubifex là một loài bao gồm 6 kiểu gen T I – T VI (Sturmbauer và ctv,
1999; Beauchamp và ctv, 2001).
Hiện nay nhiều nghiên cứu ở mức độ phân tử cho rằng T. tubifex đa dạng về
sinh học (Anlauf, 1990; Anlauf và Neumann, 1997; Sturmbauer và ctv 1999;
Beauchamp và ctv, 2001, 2002).

3


Hình 2.1 Hình thái ngoài của trùn chỉ: a- đầu; b- lông cứng; c- đuôi (trích dẫn
bởi T.B. Reynoldson, 1997).

Hình 2.2 Hình đốt và lông cứng của trùn chỉ: 1-lông cứng ở mặt lưng; 2- lông
cứng ở mặt bụng; 3,4 – lông cứng hình sigma; 5 – lông cứng hình móc câu.
4


2.3


Đặc điểm sinh sản
Tubifex tubifex là loài lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái lại thành thục vào

những thời điểm khác nhau, vì vậy khả năng tự thụ tinh trong cơ thể ở 1 thời điểm nhất
định thì không thể xảy ra, dẫn đến sự thụ tinh chéo giữa 2 cá thể được tiến hành . Sự
thụ tinh của trùn chỉ bằng cách kết hợp p hần bụng và mặt trước của con này tiếp xúc
với phần bụng mặt trước của con kia (tức là hai con có hướng đối diện nhau). Lông
cứng ở cơ quan sinh dục đực của con này sẽ đâm thủng mô của con trùn chỉ khác tạo
nên sự tiếp hợp của 2 cá thể với nhau. Đúng vào lúc này tinh trùng của con trùn này sẽ
chui vào túi chứa tinh của con trùn kia. Sau khi giao phối , chúng tách rời nhau ra và
bắt đầu sản xuất túi trứng chứa trứng

. Những túi chứa trứng này được gọi là kén

.

Những trứng đã được thụ tinh sẽ trải qua sự phát triển hoàn chỉnh trong cái kén bằng
cách sử dụng các chất dinh dưỡng albumin để tăng trưởng. Các giai đoạn phát
triển của trứng khác nhau với nhiệt độ và kéo dài 2 - 3 tuần, sau khi phát triển hoàn
thiện trùn nhỏ thoát ra từ kén.

Hình 2.3 Sơ đồ mô tả sự phát triển của trứng, sự tăng trưởng, trưởng thành,
trứng lắng đọng và suy thoái trong Tubifex tubifex (trích Bonomi & Di Cola, 1980).
E1: trứng và phôi cấp 1; E2: phôi cấp 2; y: trùn chưa trưởng thành (cá thể dưới 1 mg);
Y: những cá thể mà có đai sinh dục không rõ ràng (> 1mg); M: cá thể có đai sinh dục
rõ ràng; O: cá thể với các trứng nằm trong đai sinh dục và có thể nhìn thấy.
5


Hình 2.4 Sơ đồ mô tả sự phát triển của trứng, sự tăng trưởng, trưởng thành,

trứng lắng đọng và suy thoái trong Tubifex tubifex (trích Bonomi & Di Cola, 1980).
E1: trứng và phôi cấp 1; E2: phôi cấp 2; y: trùn chưa trưởng thành (cá thể dưới 1 mg);
Y: những cá thể mà có đai sinh dục không rõ ràng (>1 mg); M: cá thể có đai sinh dục
rõ ràng; O: cá thể với các trứng nằm trong đai sinh dục và có thể nhìn thấy; R: tốc độ
truyền tải; D: tỷ lệ tử vong, B: tỷ lệ hồi quy; F: khả năng sinh sản.
Timm (1973) thấy rằng Tubifex tubifex có thể sinh sản bốn lần trong một năm
trong khi Poddubnaya (1973) báo cáo Tubifex tubifex chỉ sinh sản một năm được hai
lần. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng số lượng kén mỗi con T. tubifex thay đổi
tùy theo nhiệt độ và tỷ lệ thành phần carbon hữu cơ có trong chất nền. Trong cơ thể
một con T. tubifex có đến 18 kén trong một thời gian nuôi là 72 ngày. Theo
Matsumoto và Jammoto (1966), một T. tubifex đơn lẻ có thể sản sinh ra khoảng 38
kén trong một suốt cuộc đời nó và mỗi kén chứa 12 trứng. Tính sẵn có của thức ăn
trong môi trường sống của nó là rất quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản
của T. tubifex.
Theo Korotun (1959) ở nhiệt độ dưới 2,5 oC và trên 38 oC thì gây chết cho
T. tubifex và ở 11 oC là nhiệt độ tối thiểu mà tại đó T. tubifex có thể sinh sản được.
Tại 3 – 11 oC các cấu trúc sinh sản phát triển không đầy đủ (Poddubnaya, 1973). Tuy
nhiên, Timm (1973) báo cáo rằng T. tubifex được nuôi ở nhiệt độ 1 – 4 oC thì cần từ 6
- 10 tháng để đạt đến sự trưởng thành và số lượng cá thể sinh sản được từ 6 – 9 ít hơn
ở nhiệt độ phòng. Ông cũng đề nghị một nhiệt độ tối ưu cho sự sinh sản là 20 – 25 oC.
Tubifex tubifex có sức sinh sản rất cao khoảng 92 - 340 trứng và sinh sản trong
nhiệt độ từ 0,5 – 30 0C (Poddubnaya, 1980). Theo M. Peter Matian và T.J. Pandian
(1984) thì trong mỗi kén chứa khoảng 9 ± 4 trứng hoặc 0,73 ± 0,22 mg mỗi kén, còn
6


báo cáo của Koisirek (1974) thì 2,6 trứng hoặc 0,32 mg mỗi cái kén. Ở 15 oC, 50%
phôi nở trong vòng 20 ngày. Sự thành thục sinh dục của trùn trong khoảng 67 ngày tại
15 oC, ở nhiệt độ cao hơn thì rút ngắn thời gian lại. Đặc biệt khi các cá thể có sinh dục
phát triển và trưởng thành, thụ tinh xong thì trùn di chuyển thường xuyên theo chiều

ngang để phân tán kén ra ngoài môi trường sống.
Timm (1973) báo cáo rằng thời gian nở của trứng khoảng 15 - 18 ngày ở nhiệt
độ phòng. Ông cho rằng 2 - 3 tháng thì Tubifex tubifex sẽ trưởng thành và Ông cũng
nghiên cứu tuổi thọ của T. tubifex vượt quá 3 năm, báo cáo tương tự của Matsumoto và
Jammoto (1966) cho rằng T. tubifex có thể sống từ 4 - 6 năm.
Ngoài ra, các nghiên cứu sau này mở rộng thêm đã chỉ ra rằng tiềm năng sinh
sản của T. tubifex là cao hơn so với tubificids khác (Bonomi và Dicola, 1980; Kaster,
1980; Poddubnaya, 1980) và khả năng sinh sản của T.tubifex là phụ thuộc vào nhiệt
độ, hàm lượng oxy trong nước và thức ăn có sẵn trong môi trường. Bình thường sự
phát triển của phôi trứng đòi hỏi một lượng oxy tối thiểu là 2,5 mg/l (Poddubnaya,
1980); hàm lượng oxy thấp hơn 2 mg/l thì sẽ ức chế sự ăn (McCall và Fisher, 1980) và
sinh sản (Poddubnaya, 1980).
Sự sinh sản và phát triển của kén trứng của trùn chỉ
Trùn chỉ là một loài lưỡng tính, cách thức sự hình thành kén của chúng bắt đầu
sự hình thành trứng có noãn bào phát triển đầy đủ trong cơ thể của đốt 11 - 13. Những
trứng này có thể nhìn thấy xuyên qua cơ thể tại đai sinh dục bằng mắt thường. Trong
cơ thể trùn trưởng thành thì phần đai sinh dục của chúng to hơn đai sinh dục của
những trùn chưa trưởng thành.

7


Hình 2.5 Hình dạng bên ngoài của trùn chỉ: 1- Túi trứng hay kén trứng, 2- đai
sinh dục, 3- phân đốt 11 - 13, 4- đầu của trùn chỉ.

Hình 2.6 (

)Đai sinh dục của trùn chỉ (xem ở vật kính x10)

Sự hình thành kén của trùn chỉ có thể chia làm 2 giai đoạn: Sự hình thành kén

xung quanh đai sinh dục và giải phóng kén ra ngoài môi trường. Các dấu hiệu đầu tiên
cho sự hình thành kén là sự gia tăng đáng kể về khối lượng của cơ thể và sự mờ đục,
sưng to của đai sinh dục (Hình 2.7.a; Hình 2.5.2). Sau đó xuất hiện màng tế bào bao
bọc đai sinh dục dần dần hình thành màng kén. Kế tiếp tại đây hình thành một cấu trúc
hình ống riêng biệt, được gọi là “Kén ống” (Hình 2.7.b), thời gian cho sự hình thành
kén ống này là khoảng 30 phút, ở nhiệt độ 29 oC. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn hình
thành kén xung quanh đai sinh dục là kén ống bắt đầu lớn lên và chuẩn bị cho giai
đoạn giải phóng kén ra ngoài môi trường (Hình 2.7 c).

8


Hình 2.7 Quá trình hình thành kén của trùn chỉ. 1- lông cứng; 2- đai sinh dục;
3- trứng; 4- ruột; 5,6- kén; 7- đầu (chỉnh sửa theo Jerry L. KasterSource, 1980)
Ở giai đoạn này theo chúng tôi quan sát thấy rằng khi trùn chỉ muốn giải phóng
kén ra ngoài thì toàn bộ các đốt của cơ thể đều chuyển động, việc giải phóng kén ra
ngoài thì cơ thể chúng rút lại hay trùn chuyển động ngược lại lúc này cái kén vẫn được
giữ cố định (Hình 2.7 d, e), và cuối cùng kén được giải phóng ra khỏi cơ thể trùn
(Hình 2.7 f). Thời gian cho sự chuyển động ngược của trùn để giải phóng kén cực kỳ
ngắn khoảng 10 - 15 giây sau đó kén rơi xuống nền đáy, lúc này hình dạng kén hình
lõm ở 2 đầu sau một thời gian sau đó kén có dạng hình bầu dục (Hình 2.7 f; g). Thời
gian trung bình cho việc lúc chuẩn bị giải phóng kén ra ngoài môi trường đến lúc
thành kén hoàn chỉnh là khoảng 2 giờ, ở nhiệt độ 28 0C. Sau khi giải phóng kén ra
9


ngoài thì chỗ đai sinh dục dần dần nhỏ lại và chuyển màu giống màu các đốt khác
trong cơ thể trong lúc này khi quan sát không có trứng trong đai sinh dục ở đốt 11 - 13
trong cơ thể nữa.


Hình 2.8 Túi trứng hay kén trứng của trùn chỉ
(nguồn )

2.4

Đặc điểm dinh dưỡng
Tubifex tubifex khi gặp tình trạng thiếu nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ thấp hoặc

tăng cao ở một mức giới hạn thì cơ thể co rút lại, tiết ra chất nhầy hay còn gọi là u
nang. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi Tubifex tubifex hình thành u nang sẽ giảm cường
độ trao đổi chất (Andreas Anlauf, 1990), có thể bảo vệ chống lại kẻ thù được chứng
minh bởi (Kaster & Bushnell, 1981).

10


Hình 2.9 Một con trùn chỉ đang co rút trong lớp nhầy (trích dẫn bởi Andreas
Anlauf, 1990).
Trùn chỉ rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn và
âm thanh. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn chỉ nằm trong khoảng từ 20 – 30 oC, ở
nhiệt độ khoảng 20 – 25 oC và nguồn dinh dưỡng dồi dào thì chúng sinh trưởng và
sinh sản rất nhanh (Reynoldson và ctv, 1996). Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng
hoạt động và có thể chết.
Theo Phạm Văn Trang (1983, trích bởi Lê Thị Thu, 1994), thì thành phần dinh
dưỡng của trùn chỉ được phân tích như sau:
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm
khối lượng tươi (trong 1 gam) trùn chỉ
Thành phần

Đạm


Béo

Vật chất khô

Năng lượng

Tỷ lệ (%)

8,62

2,00

13,46

0,5-0,7 Kcal

Theo kết quả phân tích theo phần trăm (%) khối lượng tươi tại Bộ Môn Dinh
Dưỡng Gia Súc của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí
Minh thì thành phần đạm trong trùn chỉ chiếm tỷ lệ là 8,45% (Nguyễn Trọng Sang,
2008).

11


Nếu tính theo phần trăm trọng lượng khô thì có giá trị dinh dưỡng rất cao:
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm
khối lượng khô
Thành phần


Proteins

Glucid

Lipid

Tro

Tỷ lệ (%)

56,67%

10,0%

5,0%

9,17%

Theo Wachs (1967) thấy rằng T. tubifex ưa thích những mùn bã hữu cơ giàu
chất dinh dưỡng, trong khi Zahner (1967) phát hiện ra rằng loài này chọn loại mùn bã
hữu cơ hạt thô nghèo chất dinh dưỡng.
Brinkhurst & Jamieson (1971) đã chứng minh được mối tương quan của việc
thay đổi chất lượng hữu cơ và sự phân bố của trùn, nơi nào có chất hữu cơ giàu chất
dinh dưỡng thì sự phân bố của trùn nơi đó rất phong phú. Cùng với quan niệm này thì
sự phân bố của T.tubifex bị ảnh hưởng bởi thành phần bùn và chất lượng hữu
cơ (Robbins và ctv, 1989).
Theo Rodriguez và ctv (2001), tập tính ăn của T. tubifex được chia làm hai mức
độ chọn lọc thức ăn cho mình: Thứ nhất kích thước hạt thức ăn và thứ hai chất lượng
của các hạt thức ăn. T. tubifex ăn chọn lọc các hạt giàu hữu cơ và thức ăn này là phụ
thuộc vào kích thước hạt của lớp hữu cơ có sẵn ngoài tự nhiên bao gồm luôn cả vi

khuẩn và các loại tảo. Tubifex tubifex thường sống trong các chất tích tụ bởi mùn bã
hữu cơ và ăn vi khuẩn liên kết với vật chất hữu cơ (McMurtry và ctv, 1983).
Ngoài ra, Finenova và Lobasheva (1987) nghiên cứu sự tăng trưởng của
T. tubifex phụ thuộc vào nhiệt độ, hàm lượng oxy có trong hồ và các loài động vật
không xương sống và đặc biệt là thủy sản. Những ao hồ có hàm lượng oxy ít thì dẫn
đến ít loài hơn (Reynoldson, 1987).
Nhiệt độ tối ưu cho cả tăng trưởng sinh dưỡng và sinh sản cho Tubifex tubifex
thường nằm trong khoảng từ 20 - 25 0C (Reynoldson và ctv, 1996). Theo Anlauf
(1997) cho rằng nhiệt độ môi trường sống có thể ảnh hưởng tăng trưởng và sinh sản
trong các giống loài T.tubifex. Trùn chỉ cũng có khả năng hấp thụ các phân tử hữu
cơ thông qua lớp biểu mô nhỏ của cơ thể, đôi khi có thể hấp thụ được khoảng 40% nhu
12


cầu dinh dưỡng của chúng bằng con đường này (Hoffmann và ctv, 1987). Tubifex
tubifex cũng có kiểu hô hấp kỵ khí và có thể tồn tại trong điều kiện oxy
thấp (Reynoldson, 1987). Tubifex tubifex có thể tồn tại trong thời tiết khô hạn, nhiệt
độ thấp, và tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, lúc này chúng sẽ co mình lại và tiết
ra một chất nhầy bảo vệ hay gọi là túi nang (Anlauf, 1990).
2.5

Phương pháp nuôi trùn chỉ

2.5.1 Ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam chưa có báo cáo khoa học nào cho biết về cách thức nuôi
trùn chỉ cụ thể, chỉ vớt ngoài tự nhiên rồi dự trữ lại để cung cấp khi cần, hoặc giữ
giống để phục vụ cho các việc nghiên cứu khoa học.
2.5.2 Trên thế giới
Năm 1984, M. Peter Marian và T.J. Pandian nghiên cứu các mô hình nuôi và
thu hoạch cho Tubifex tubifex, kết quả chất nền gồm 25% cát mịn và 75% phân bò thì

đảm bảo cho Tubifex tubifex phát triển nhanh nhất (7,5mg trong 42 ngày), yêu cầu
nước chảy liên tục 250 ml/phút.
Năm 1985, M. Peter Marian và T.J. Pandian nghiên cứu sự ảnh hưởng của
Chironomus sp. trong hệ thống nuôi Tubifex tubifex, phát hiện ra Chironomus sp. làm
giảm sinh khối của Tubifex tubifex.
Đến năm 1989, một thiêt kế hệ thống nuôi Tubifex tubifex của M. Peter Marian,
S. Chandran và T. J. Pandian, khuyến khích oxy hòa tan là >3mg/l.
Ngoài ra, Anlauf (1994) quan sát thấy sự khác biệt về tăng trưởng, sinh
sản, và sự sống giữa các chất nền của ba dòng T. tubifex có nguồn gốc từ môi trường
sống khác nhau ở 5 oC, 15 oC và 20 oC.
Năm 2003, M. Peter Marian, S. Chandran và T. J. Pandian xây dựng mô hình
nuôi Tubifex tubifex bằng bể xi măng, kết quả cũng cho rằng hàm lượng oxy hòa tan
khi nuôi Tubifex tubifex là 3mg/l, nồng độ NH 3 trong nước 100µg/l thì Tubifex tubifex
trưởng thành sẽ chết.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1

Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011
3.2

Vật liệu thí nghiệm

• Trùn chỉ bố mẹ
• Khay nhựa (28 x 21 x 6 cm)
• Thành phần làm môi trường: đất sét, bùn đáy ao, cát, thức ăn công nghiệp

R7001 của Cty TNHH Uni - President Việt Nam
• Cân đồng hồ điện tử 1kg
• Test môi trường (D.O, pH) của Cty Đức Tín, máy đo D.O YSI 500A, máy đo
pH MP 103EZDO
• Bể xi măng 1 m3
• Các dụng cụ khác: Máy sục khí, ống nhựa, máy bơm, lưới, ….
3.3

Phương pháp thí nghiệm

3.3.1 Nguồn gốc trùn chỉ
Trùn chỉ được lấy từ các đầu mối cung cấp cho trại thủy sản Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, trùn lấy về được giữ trong thau có dòng
chảy liên tục. Thỉnh thoảng khấy trộn trùn và thay nước để làm sạch. Sau 24 giờ, xem
như trùn đã sạch tương đối, lúc này trùn được sử dụng để khảo sát và bố trí nuôi.

14


3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
Trong suốt quá trình nuôi chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sau:
Hàm lượng oxy hòa tan, pH, nhiệt độ của nước, khối lượng trùn chỉ,….
3.3.3 Bố trí thí nghiệm thử nghiệm trùn chỉ
Sau khi mang trùn chỉ về bỏ vào bể composite có thể tích 500 lít cho nước lưu
thông đều đặn. Mục đích là cho trùn quen với môi trường nước và lọc chất cặn bã ra
ngoài để thuận tiện cho việc làm thí nghiệm sau này.

Nguồn nước cung cấp cho toàn bộ hệ thống nuôi trùn chỉ được bố trí trong trại
thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh hoàn toàn
là nước máy. Nước được trữ trong bể xi măng sục khí mạnh ít nhất 24h giờ trước khi
sử dụng, để chlorine có trong nước bay hết để đảm bảo không ảnh hưởng đến trùn chỉ.
Sử dụng 1 bể xi măng có thể tích 1 m3, 18 cái khay nhựa (28 x 21 x 6 cm) và một hệ
thống nước chảy tuần hoàn.
Bùn đáy ao được lấy tại ao nuôi cá lăng nha ở trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Thức ăn công nghiệp R7001 của Cty TNHH
Uni - President Việt Nam có thành phần như sau:
Mã số thức ăn

R7001

Độ ẩm tối đa (%)

11

Protein thô tối thiểu (%)

35

Béo thô tối thiểu (%)

6

Tro tối đa (%)

16

Xơ thô tối đa (%)


5

Hình dạng

Viên

Kích cỡ thức ăn (mm)
Bao gói (kg)

Ф 2.0-2.2
25

Bảng 3.1 Thành phần thức ăn R7001 của Cty TNHH Uni - President Việt Nam
Chọn những con trùn có màu sắc đỏ tươi, không bị tạp nhiễm với những loài
khác, sạch sẽ, ….
15


3.3.3.1 Thí nghiệm 1
Lựa chọn sự phối hợp của các thành phần khác nhau để tạo thành chất nền
để nuôi trùn chỉ sau này. Sử dụng 10 g trùn chỉ được bố trí nuôi trong khay nhựa, mỗi
khay có chứa các loại môi trường khác nhau, mực nước trong khay là 4 cm, được đặt
trong 1 bể xi măng có thể tích nước 1 m3, và cho nước chảy tuần hoàn. Khay dùng bố
trí thí nghiệm gồm 18 cái, với lưu tốc nước 250 ml/phút. Mỗi nghiệm thức được lặp lại
3 lần, thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong thời gian nuôi 30 ngày.
Bảng 3.2 Các chất nền dùng để nuôi trùn chỉ ở TN 1
Thành phần tỷ lệ (%)
Nghiệm thức
Đất sét


Bùn đáy ao

Cát

Thức ăn

NT 1

60

-

25

15

NT 2

-

60

25

15

NT 3

30


30

40

-

NT 4

25

25

25

25

NT 5

-

100

-

-

NT 6

100


-

-

-

3.3.3.2 Thí nghiệm 2
Nuôi trùn chỉ với chất nền được chọn ở thí nghiệm 1, sử dụng 10 g trùn chỉ
được bố trí nuôi trong khay nhựa mỗi khay có chứa các loại môi trường khác nhau với
các tỷ lệ khác nhau, mực nước trong khay là 2 cm, được đặt trong 1 bể xi măng có thể
tích nước 1 m3, và cho nước chảy tuần hoàn. Khay dùng bố trí thí nghiệm gồm 12 cái,
với lưu tốc nước 250 ml/phút, có che phủ một lớp lưới trên bề mặt khay để hạn chế sự
phát triển của ấu trùng muỗi lắc Chironomus sp. và có sục khí liên tục trong quá trình
nuôi. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong
thời gian nuôi 30 ngày.
16


×