Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN SƢ PHẠM KỸ THUẬT

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY ĐỂ
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

NGUYỄN THANH VIỆT
Khóa luận đƣợc trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƢ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG – NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Thủy

TP.HCM, tháng 5/2011


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất đến ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục
cho con khôn lớn đến ngày hôm nay. Cám ơn các anh đã giúp đỡ, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Để hoàn thành tốt khóa luận này, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS.
Nguyễn Thanh Thủy đã chu đáo, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt tiến trình
thực hiện khóa luận.
Em xin cám ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Cảm ơn toàn thể thầy cô bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật đã dạy dỗ, giúp đỡ tận tình
cho em trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện khóa luận.


Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô và các
em học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân đã nhiệt tình cộng tác và tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, xin cảm ơn tập thể lớp DH07SK đã luôn bên tôi, động viên, chia sẽ
và giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian học tập và thực hiện đề tài.
TpHCM, ngày 2 tháng 5 năm 2011

i


Mục lục
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................ ii
Tóm tắt khóa luận ............................................................................................. iv
Danh sách các sơ đồ ............................................................................................ v
Danh sách các hình ảnh .................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... vii
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu .....................................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................2
1. 6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3
1.7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................... 3
1.8. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3
1.9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 3
1.10. Kế hoạch nghiên cứu ...............................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 6
2.1. Những phát hiện của khoa học nghiên cứu não bộ hiện đại...................... 6

2.1.1. Tế bào não .......................................................................................... 6
2.1.2. Các bán cầu não ..................................................................................7
2.1.3. Tâm lý quá trình học và nhớ ............................................................... 7
2.1.4. Gestalt – tính toàn thể .........................................................................8
2.1.5. Chức năng của bộ não ........................................................................8
2.2. Cách ghi chú thông thường .......................................................................9
2.2.1. Các lối ghi chú chủ động/thụ động chính ...........................................9
2.2.2. Những bất lợi của lối ghi chú theo kiểu thông thường ....................... 9
2.3. Sơ đồ tư duy (Mind Map) ........................................................................10
2.3.1. Định nghĩa ........................................................................................ 10
2.3.2. Phân loại ........................................................................................... 11
2.3.3. Cách vẽ ............................................................................................. 11
2.3.4. Ưu điểm của sơ đồ tư duy ................................................................ 12
2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong giáo dục....................................................... 12
2.4.1. Các ứng dụng cúa sơ đồ tư duy trong giáo dục ................................ 12
2.4.2. Lợi ích của việc giảng dạy với sơ đồ tư duy ....................................14
2.5. Giới thiệu chung về môn kỹ thuật Công nghệ ở trường THPT ...............14
2.5.1. Nội dung chủ yếu..............................................................................14
2.5.2. Đặc điểm........................................................................................... 15
2.5.3. Vai trò ............................................................................................... 15
2.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 17
3.1. Phương pháp nghên cứu tài liệu .............................................................. 17
ii


3.2. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................17
3.2.1. Đối tượng và cách chọn đối tượng để dạy thử nghiệm .................... 17
3.2.2. Phạm vi, thời gian .............................................................................17
3.2.3. Thiết kế bài giảng có sử dụng sơ đồ tư duy......................................18

3.3. Phương pháp quan sát..............................................................................19
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 20
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 21
4.1. Các sơ đồ tư duy được sử dụng trong bài giảng ......................................21
4.2. Các bước thiết kế sơ đồ tư duy cho bài học và bài giảng sử dụng sơ đồ tư
duy ............................................................................................................................. 27
4.3. Thiết kế một số bài giảng sử dụng sơ đồ tư duy......................................28
4.4. Các slide bài giảng điện tử có sử dụng sơ đồ tư duy. .............................. 29
4.5. Mô tả một số bài giảng thử nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy ...................... 34
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 42
5.1. Tóm tắt kết quả ........................................................................................ 42
5.2. Kết luận nội dung các giáo án được thiết kế: ..........................................42
5.2.1. Chất lượng giáo án được thiết kế ..................................................... 42
5.2.2. Kinh nghiệm khi thiết kế giáo án giảng dạy sử dụng sơ đồ tư duy .42
5.3. Kết luận kết quả khi thực hiện giảng dạy sử dụng sơ đồ tư duy .............43
5.3.1. Thuận lợi........................................................................................... 43
5.3.2. Khó khăn .......................................................................................... 43
5.4. Kết luận tác dụng của việc tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy đối với
học sinh ...................................................................................................................... 44
5.4.1. Hứng thú học tập của học sinh ......................................................... 44
5.4.2. Phát triển khả năng tư duy logic sáng tạo của học sinh ...................45
5.4.3. Khả năng tiếp thu bài của học sinh...................................................47
5.5. Kết luận chung về việc tổ chức dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy ..........48
5.6. Kiến nghị .................................................................................................48
5.6.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................... 49
5.6.2. Đối với trường phổ thông .................................................................49
5.6.3. Đối với bản thân giáo viên và sinh viên sư phạm ............................ 49
5.7. Hướng phát triển của đề tài .....................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 51
Phụ lục 1: Giáo án bài 17 - Công nghệ 10

Phụ lục 2: Giáo án bài 48 - Công nghệ 10
Phụ lục 3: Giáo án bài 20 - Công nghệ 11
Phụ lục 4: Giáo án bài 22 - Công nghệ 11
Phụ lục 5: Giáo án bài 13 - Công nghệ 12
Phụ lục 6: Giáo án bài 26 - Công nghệ 12
Phụ lục 7: Hƣớng dẫn cài đặt và sử dụng chƣơng trình iMindMap
Phụ lục 8: Nội dung đĩa CD kèm theo bài khóa luận
Phụ lục 9: Giới thiệu sơ lƣợc về trƣờng THPT Nguyễn Hữu Huân
Phụ lục 10: Giới thiệu về ngƣời nghiên cứu

iii


Tóm tắt khóa luận
Tên đề tài
Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức dạy học môn Công nghệ ở trường
trung học phổ thông.
Thời gian nghiên cƣ́u
Đề tài đươ ̣c thưc̣ hiê ̣n trong thời gian từ tháng

09 năm 2010 đến tháng 05 năm

2011.
Điạ điể m nghiên cƣ́u
Đề tài đươ ̣c tiế n hành ta ̣i trường THPT Nguy

ễn Hữu Huân quâ ̣n Thủ Đức




Tp.HCM.
Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ ở trường THPT.
Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u , phương pháp thử nghiệm, phương pháp quan sát,
phương pháp phân tích dữ liệu.
Kế t quả nghiên cứu
Qua thời gian tiến hành làm đề tài, người nghiên cứu đã thiết kế 6 sơ đồ tư duy
để ứng dụng vào dạy học môn công nghệ ở ba khối lớp 10, 11 và 12.
Người nghiên cứu tiến hành ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy 3 lớp ở
trường THPT Nguyễn Hữu Huân – quận Thủ Đức – TP.HCM. Phân tích kết quả thực
nghiệm dựa trên những đoạn video ghi hình và thu được kết quả sau: các em học sinh
có sự tập trung vào bài giảng, một số em có những biểu hiện tích cực trong việc sử
dụng sơ đồ tư duy,…

iv


Danh sách các sơ đồ
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tư duy của bài 17 – Công nghệ 10: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây
trồng. .................................................................................................................................... 25
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ tư duy của bài 48 – Công nghệ 10: Phần một số sản phẩm chế biến từ
lâm sản ................................................................................................................................ 26
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ tư duy của bài 20 – Công nghệ 11: Khái quát về động cơ đốt trong. ...... 27
Sơ đồ 4.4 Sơ đồ tư duy của bài 22 – Công nghệ 11: Thân máy và nắp máy. .................... 28
Sơ đồ 4.5 Sơ đồ tư duy của bài 13 – Công nghệ 12: Khái niệm về mạch điện tử điều
kiển. .................................................................................................................................... 29
Sơ đồ 4.6 Sơ đồ tư duy của bài 26 – Công nghệ 12: Động cơ không đồng bộ ba pha. ..... 30

v



Danh sách các hình ảnh
Hình 4.1 Slide bài giảng sơ đồ tư duy một số sản phẩm chế biến từ lâm sản. .................. 29
Hình 4.2 Một số slide bài giảng có sơ đồ tư duy trong bài 22 – Công nghệ 11. ................ 30
Hình 4.3 Một số slide bài giảng có sơ đồ tư duy trong bài 22 – Công nghệ 11. ................ 31
Hình 4.4 Một số slide bài giảng có sơ đồ tư duy trong bài 26 – Công nghệ 12. ................ 31
Hình 4.5 Một số slide bài giảng có sơ đồ tư duy trong bài 26 – Công nghệ 12. ................ 32
Hình 4.6 Một số slide bài giảng có sơ đồ tư duy trong bài 26 – Công nghệ 12. ................ 33
Hình 4.7 Một số slide bài giảng có sơ đồ tư duy trong bài 26 – Công nghệ 12. ................ 34
Hình 5.1 Video Thucnghiem1: HS tập trung vào bài giảng ............................................. 45
Hình 5.2 Video thucnghiem1_2: HS quan sát và ghi chú trên sơ đồ tư duy ...................... 46
Hình 5.3 Video thucnghiem1_2: HS đối chiếu kiến thức trong sách giáo khoa với sơ
đồ tư duy. ............................................................................................................................. 46
Hình 5.4 Học sinh hào hứng xung phong phát biểu .......................................................... 47

vi


Danh sách các chữ viết tắt
PT

Phổ thông

HS

Học sinh

THPT


Trung học phổ thông

ĐH

Đại học

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vii


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại như ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đang có
những cuộc cải cách giáo dục để tiếp cận với nền giáo dục hiện đại. Trước mặt bằng
chung đó, giáo dục nước ta đã phát triển nhanh chóng về quy mô và đã đóng góp đáng
kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị của đất
nước. Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, đến
Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X, Đảng ta đã coi giáo dục, khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế và bền vững.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn mà ngành giáo
dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Người thầy từ việc truyền đạt kiến thức
trở thành người hướng dẫn học sinh tìm kiến thức, rèn luyện cho học sinh có thói quen

tư duy sáng tạo. Xu hướng dạy học “lấy người thầy làm trung tâm” không còn phù hợp
nữa và đang được chuyển đổi thành “lấy người học làm trung tâm”. Trong quá trình
dạy học, người giáo viên cần từng bước áp dụng các phương pháp, phương tiện tiên
tiến vào quá trình dạy và học. Khuyến khích và phát triển kỹ năng tự học của học sinh.
Cùng theo đó là sự phát triển và bùng nổ một khối lượng thông tin, kiến thức khổng lồ
đòi hỏi người học phải rất cố gắng để lĩnh hội.
Kiến thức nhân loại là vô bờ bến và thường xuyên phát triển. Chương trình học
ngày càng nặng nề hơn. Điều đó đặt ra cho người dạy một câu hỏi lớn: Làm thế nào để
học sinh có thể học tập một cách say mê và hiệu quả? Phương pháp học tập bằng sơ đồ
tư duy là một trong những giải pháp cho câu hỏi đó.
Sơ đồ tư duy đã xuất hiện từ thập niên 60. Nó được xem là một công cụ hỗ trợ
cho bộ não, giúp người học có thể quan sát nội dung cần đọc một cách nhanh chóng.
Người học có thể nhớ lâu hơn và có hứng thú để tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới. Mặc
khác, sơ đồ tư duy còn thúc đẩy quá trình sáng tạo của người học.
Nội dung môn công nghệ rất đa dạng, mang nhiều thông tin mới và khó với học
sinh. Việc để học sinh khái quát, sơ đồ hóa nội dung một cách hệ thống, dễ nhớ, lôi
cuốn, và phát huy tính sáng tạo là một vấn đề cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, người
1


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

nghiên cứu chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức dạy học môn
công nghệ ở trường THPT”.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài: “Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức dạy học môn công nghệ ở
trường THPT” nghiên cứu những vấn đề sau:
 Thiết kế bài giảng có sử dụng sơ đồ tư duy.

 Sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức giảng dạy môn công nghệ.
 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn công
nghệ.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ ở trường THPT.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm trả lời hai câu hỏi:
Việc thiết kế bài bảng môn công nghệ có sử dụng sơ đồ tư duy được tiến hành
như thế nào?
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn công nghệ đem lại hiệu quả như
thế nào với hoạt động học tập của học sinh?
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Nhiệm vụ 2: Phân tích nội dung chương trình công nghệ ở trường THPT.
Nhiệm vụ 3: Thiết kế sơ đồ tư duy để tổ chức dạy học môn công nghệ ở trường
THPT.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức dạy học
các nội dung tương ứng.
Nhiệm vụ 5: Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ
tư duy trong dạy học môn công nghệ.
Nhiệm vụ 6: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn
công nghệ ở trường THPT.

2


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt


1. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài như: Các sách, tạp chí, luận văn, tiểu luận, tài liệu chuyên
môn… có liên quan. Các tài liệu chuyên ngành phương pháp dạy học, lý luận dạy học.
Phương pháp thử nghiệm: Dạy thử nghiệm 1 bài công nghệ 10, 1 bài công nghệ
11 và 1 bài công nghệ 12 tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân.
Phương pháp quan sát: Quan sát bằng mắt và thông qua video, quan sát các biểu
hiện về hứng thú học tập của học sinh trong giờ học.
Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp phân tích định tính: sử dụng trong phân tích đoạn phim từ video
bao gồm: Thái độ của học sinh, hoạt động,…
Đưa ra kết luận, giải thích, lý giải dựa trên nền tảng cơ sở lý luận.
1.7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và tổ chức dạy học môn công nghệ có sử
dụng sơ đồ tư duy.
Khách thể nghiên cứu: học sinh ba lớp 10D12, 11A1, và 12A10 tại trường
THPT Nguyễn Hữu Huân
1.8. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cử nhân, đề tài chỉ
nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong một số bài học trong chương trình học
môn công nghệ ở trường THPT.
1.9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này người nghiên cứu giới thiệu những vấn đề sau:
Giới thiệu lý do chọn đề tài.
Vấn đề nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu.

3


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu.
Cấu trúc luận văn.
Kế hoạch nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trình bày những lý thuyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa vào để làm rõ
những vấn đề về sơ đồ tư duy.
Tóm tắt nội dung, kết quả, nhận xét ưu nhược điểm của những nghiên cứu trước
đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả những phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu đã sử
dụng trong luận văn.
Mô tả cách lựa chọn đối tượng giảng dạy, cách thiết kế các bài giảng trong
phương pháp thực nghiệm.
Chương 4: Phân tích
Phân tích các dữ liệu có được từ việc dạy thử nghiệm để đưa ra kết quả cho
nghiên cứu.
Trình bày kết quả bài giảng có sử dụng sơ đồ tư duy.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra kết luận cho vấn đề
nghiên cứu, đáp án cho câu hỏi nghiên cứu.

Thảo luận.
Hướng phát triển của đề tài.
Tài liệu tham khảo: Người nghiên cứu đưa ra danh sách các tài liệu, các nguồn
tư liệu đã phục vụ cho người nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu.
Phụ lục: Các bài giảng mẫu và một số tài liệu bổ sung cho đề tài.

4


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

1.10. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1

Thời gian

Hoạt động

Người thực hiện

Tháng 9/2010

Đăng ký làm đề tài.

Người nghiên cứu

Thu thập tài liệu, viết đề cương.

2

Tháng 10/2010

Trình bày đề cương chỉnh sửa đề Người nghiên cứu
cương

3

Tháng 11/2010 – Viết cơ sở lý luận và thiết kế bài Người nghiên cứu
1/2011

4

giảng

Tháng 2/2011 – Dạy thử nghiệm.
3/2011

Người nghiên cứu

Thu thập dữ liệu: video, quan
sát,…
Hoàn chỉnh luận văn các chương 1,
2, 3, 4.

5

Tháng 4 – 6/2011


Viết chương 5

Người nghiên cứu

Hoàn chỉnh luận văn
Báo cáo

5


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Những phát hiện của khoa học nghiên cứu não bộ hiện đại
2.1.1. Tế bào não
Theo Tony Buzan và Bary Buzan (2008), nỗi nơ-ron (neuron) hay còn gọi là tế
bào não, là một hệ thống hóa điện rất phức tạp, một hệ thống vi xử lý và dẫn truyền dữ
liệu cực mạnh. Phức tạp như thế nhưng nó lại chỉ bằng một đầu kim. Mỗi tế bào não
tựa như một con siêu bạch tuộc với hàng chục, trăm, nghìn xúc tu.
Khi phóng to lên, mỗi xúc tu rong như một nhánh cây, tủa ra từ nhân tế bào
não. Các nhánh từ nhân tế bào não đó được gọi là nhánh nơ-ron, có cấu trúc rẽ nhánh
cây (dendrite), trong đó nhánh đặc biệt dài và to nhất là trục axon, kênh truyền phát
thông tin chính của tế bào nơ-ron.
Mỗi nhánh dendrite và trục axon có thể dài từ 1 milimét đến 1,5 mét. Nằm
quanh suốt chiều dài của chúng là những cấu trúc lồi gọi là gai nhánh (dendritic spine)
và nút dẫn truyền (synaptic button).
Mỗi gai nhánh và nút dẫn truyền từ một tế bào não kết nối với nút dẫn truyền
của một tế bào não kế cận. Khi có xung điện truyền qua tế bào não, các hóa chất sẽ

truyền qua một khe hẹp ngập chất lỏng nằm giữa hai tế bào não gọi là khe dẫn truyền
(synaptic gap) và lọt vào bề mặt tiếp nhận của tế bào não kế tiếp, tạo ra xung điện chạy
qua tế bào não tiếp nhận thông tin, rồi từ đó xung điện này lại được dẫn đến một tế bào
não kế cận khác.
Trong mỗi giây, một tế bào não có thể tiếp nhận xung thông tin đến từ hàng
trăm nghìn điểm kết nối. Sau đó, tế bào não lập tức xử lý toàn bộ dữ liệu các thông tin
đến rồi xác định đường truyền thích hợp trong một phần triệu giây.
Trong công trình nghiên cứu có tựa đề “Sự hình thành trí khôn tự nhiên và nhân
tạo”, giáo sư Pyotr Kouzmich Anokhin đã kết luận như sau:
“Chúng tôi có thể chứng tỏ rằng mỗi nơ-ron trong não bộ con người đều có khả
năng thực hiện số lượng kết nối là số 1 đứng trước 28 con số 0. Nếu chỉ một nơ-ron mà
đã có tiềm năng như vậy thì chúng ta có thể hình dung nổi khả năng của cả bộ não con
người. Điều này có nghĩa là tổng số tổ hợp chập viết thành số sẽ là con số 1 đứng
trước 10,5 kilômét số 0
6


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

Chưa ai có thể tận dụng được hết khả năng của bộ não. Vì thế, chúng ta không
thể chấp nhận bất kỳ ước đoán bi quan nào về giới hạn bộ não của con người. Nó là vô
hạn”.
2.1.2. Các bán cầu não
Theo Roger Sperry (1968), phần tiến hóa nhất của bộ não là vỏ não. Những
phát hiện ban đầu của ông cho thấy hai vỏ bán cầu não có khuynh hướng phân chia
thành hai nhóm chức năng tư duy chính: Bán cầu não phải dường như hoạt động trội
hơn trong các hoạt động về nhịp điệu, nhận thức về không gian, gestalt (tính toàn thể),
tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc và kích thước; bán cầu não trái trội hơn ở các hoạt

động về lời nói, suy luận, số, xâu chuỗi, quan hệ tuần tự, phân tích và liệt kê.
Các nghiên cứu khoa học sau này đã xác nhận những phát hiện trên. Thêm vào
đó, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng: Mặc dù mỗi bán cầu não có sự trội hơn ở
những hoạt động tư duy nhất định, nhưng về cơ bản cả hai bán cầu đều thuần thục
trong mọi lĩnh vực, và các kỹ năng tư duy mà Roger Sperry (1968) đã phát hiện thật ra
được phân bố trên khắp vỏ não. Vì thế, việc phân loại thành người trội não trái hay não
phải như hiện nay là có hại. Theo Michael Bloch (1990), khi tự xem mình là loại trội
não trái hay não phải là ta đã tự giới hạn khả năng mở mang những phương thức mới
của mình.
2.1.3. Tâm lý quá trình học và nhớ
Theo Nelson (1971), bộ não con người chủ yếu ghi nhớ những thông tin sau:
 Các chi tiết trong phần đầu thời gian học (“hiệu ứng ưu tiên theo trình tự
xuất hiện”).
 Những chi tiết cuối thời gian học (“hiệu ứng ưu tiên theo mức độ cập nhật”).
 Mọi chi tiết được liên hệ với sự việc, quy luật hay cấu trúc đã ghi nhớ, hoặc
liên quan đến các khía cạnh của vấn đề đang học.
 Mọi chi tiết đặc sắc hay nổi bật đặc biệt lưu ý.
 Mọi chi tiết đặc biệt thu hút ngũ quan.
 Những chi tiết đặc biệt được cá nhân quan tâm.

7


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

2.1.4. Gestalt – tính toàn thể
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), bộ não có khuynh hướng đi tìm quy
luật và tự điền vào chổ khuyết. Chẳng hạn, phần lớn chúng ta khi đọc dòng chữ “một,

hai, ba,…” thì khó cưỡng lại cảm giác thôi thúc phải thêm “bốn” vào. Cũng thế, nếu ai
đó bảo rằng: “Tôi có chuyện này hay lắm … Ấy chết, chuyện này không thể tiết lộ
được”, thì phản ứng tâm lý của ta là đòi nghe tiếp.
2.1.5. Chức năng của bộ não
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), bộ não có 5 chức năng chính: tiếp
nhận, lưu giữ, phân tích, tác xuất, kiểm soát. Cụ thể như sau:
 Tiếp nhận: Mọi thông tin được tiếp nhận qua ngũ quan
 Lưu giữ: Trí nhớ, kể cả lưu trữ (khả năng lưu thông tin) và nhớ (khả năng
truy tìm thông tin đã lưu).
 Phân tích: Nhận dạng quy luật và xử lý thông tin.
 Tác xuất: Mọi hình thức giao tiếp hay hoạt động sáng tạo, bao gồm cả tư
duy.
 Kiểm soát: Mọi chức năng tư duy và thể chất.
Tất cả 5 chức năng hoạt động này của bộ não đều củng cố lẫn nhau. Chẳng hạn,
ta dễ tiếp nhận dữ liệu hơn nếu quan tâm có động cơ, và quá trình tiếp nhận thích hợp
với các chức năng của não. Tiếp nhận thông tin có hiệu quả thì ta mới dễ dàng lưu giữ
và phân tích chúng. Ngược lại, lưu giữ và phân tích có hiệu quả sẽ làm khả năng tiếp
nhận thông tin gia tăng.
Tương tự, chức năng phân tích cần có với hàng loạt quá trình xử lý thông tin
phức tạp lại đòi hỏi khả năng lưu giữ (ghi nhớ, liên kết) các thông tin đã tiếp nhận.
Chất lượng phân tích hiển nhiên phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông
tin.
Cả ba chức năng ấy cùng dẫn đến chức năng thứ tư là tác xuất thể hiện bởi sơ
đồ tư duy, lời nói, cử chỉ,… từ những thông tin đã tiếp nhận, lưu giữ và phân tích.
Chức năng thứ năm là sự kiểm soát tổng quát của não, nó theo dõi mọi chức
năng tư duy và thể chất, bao gồm cả tình trạng sức khỏe tổng quát, thái độ, điều kiện
8


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy


SVTH: Nguyễn Thanh Việt

môi trường. Chức năng này rất quan trọng vì tinh thần và thể xác có lành mạnh thì bốn
chức năng còn lại mới có thể đạt hiệu năng tối đa.
2.2. Cách ghi chú thông thƣờng
2.2.1. Các lối ghi chú chủ động/thụ động chính
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), có ba lối ghi chú chủ động/thụ động
chính thường được sử dụng. Cụ thể là:
 Lối dùng câu hoặc tường thuật, đơn giản là ghi chú nội dung cần giao tiếp ở
dạng tường thuật.
 Lối liệt kê, là ghi lại các ý tưởng theo tuần tự xuất hiện.
 Lối dàn ý đánh thứ tự bằng số hay alphabet, là ghi chú theo kiểu xâu chuỗi,
phân cấp nhóm chính và nhóm con.
Trên khắp thế giới, các phương pháp ghi chú theo kiểu thông thường phổ biến
hiện nay đều như nhau. Lối ghi chú ở Trung Đông và Châu Á trong có khác với
phương Tây, nhưng thật ra cũng y hệt nhau. Những ghi chú bằng tiếng Trung Quốc,
Nhật, hay Ả rập được viết theo chiều thẳng đứng hoặc từ phải sang trái chứ không phải
từ trái sang phải, cũng vẫn là lối trình bày theo kiểu tuần tự
Theo kết quả nghiên cứu của Tony Buzan và các cộng sự (2000), trên 95% đối
tượng thử nghiệm ở mọi trường học, đại học và công ty sử dụng ba lối ghi chú khái
quát trên.
2.2.2. Những bất lợi của lối ghi chú theo kiểu thông thƣờng
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), phương pháp ghi chú chủ động/thụ
động theo kiểu thông thường có 4 bất lợi như sau:
 Các từ khóa bị chìm khuất: Từ khóa truyền tải các ý tưởng quan trọng –
thường là danh từ hay động từ giúp ta hồi ức những chùm tia ý tưởng liên
kết mỗi khi đọc hay nghe thấy nó. Theo lối ghi chú thông thường, những từ
khóa thường rải ra trên nhiều trang giấy và bị chìm khuất trong một rừng
chữ không quan trọng bằng. Điều này trở thành trở ngại khi bộ não tìm mối

liên kết có ích giữa các khái niệm trọng tâm.
 Khó nhớ nội dung: Các ghi chú bằng một màu đơn điệu dễ gây nhàm chán
thị giác, khiến não khước từ và bỏ quên chúng đi. Hơn nữa, lối ghi chú
9


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

thông thường thường là hàng dãy liệt kê, bất tận và không có gì khác biệt.
Sự buồn tể ấy đưa não vào trạng thái bị thôi miên, nửa mê nửa tỉnh nên hầu
như chẳng thể nhớ nội dung gì.
 Lãng phí thời gian: Lối ghi chú chủ động/thụ động theo kiểu thông thường
trong mọi giai đoạn đều lãng phí thời gian vì nó:
+ Chỉ dẫn đến ghi chú cái không cần thiết.
+ Buộc ta đọc những ghi chú không cần thiết.
+ Buộc ta phải đọc đi đọc lại những ghi chú không cần thiết.
+ Buộc ta phải truy tìm từ khóa.
 Không kích thích não sáng tạo: Bản chất của lối trình bày tuần tự trong
những bản ghi chú thông thường là cản trở não tìm các mối liên kết, chống
lại hoạt động sáng tạo và ký ức. Hơn nữa và nhất là khi đối diện với những
bản ghi chú theo kiểu liệt kê, não liên tục có cảm giác nó “đã tới phần kết”
hay “hoàn tất”. Cảm giác đã hoàn thành nhưng không có thật này có tác
dụng gần như ma túy tư duy, làm trì trệ và kìm hãm quá trình tư duy.
2.3. Sơ đồ tƣ duy (Mind Map)
2.3.1. Định nghĩa
Để định nghĩa sơ đồ tư duy, đầu tiên chúng ta phải biết khái niệm về tư duy mở
rộng.
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), Tư duy mở rộng (theo động từ gốc

“to radiate” gợi ý hình ảnh lan tỏa, mở rộng từ mọi hướng hay từ vùng trung tâm) là
những quá trình tư duy liên kết xuất phát từ việc kết nối với vùng trung tâm.
Cũng theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), Sơ đồ tư duy được định nghĩa
như sau: Sơ đồ tư duy (Mind Map) là biểu hiện của tư duy mở rộng, đó là một kỹ
thuật họa hình đóng vai trò là chiếc chìa khóa vạn năng của bộ não.
Tony Buzan và Barry Buzan (2008) đã nêu ra bốn bốn đặc điểm tư duy như
sau:
 Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm.
 Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành
các nhánh.
10


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

 Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một
dòng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết
với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
 Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau.
2.3.2. Phân loại
Tony Buzan và Barry Buzan (2008) đã phân loại các sơ đồ tư duy như sau:
 Sơ đồ tư duy con.
 Sơ đồ tư duy song hành.
 Sơ đồ tư duy đa chủng loại.
 Sơ đồ tư duy hổ trợ trí nhớ.
 Sơ đồ tư duy sáng tạo.
 Sơ đồ tư duy tập thể.
 Sơ đồ tư duy chủ đạo.

2.3.3. Cách vẽ
James Harrison (2008) đã trình bài cách vẽ sơ đồ tư duy qua các bước sau:
Bước 1: Tập trung vào câu hỏi trọng tâm hay chủ đề cụ thể. Xác định thật rõ
mục tiêu hướng đến hay nỗ lực giải quyết.
Bước 2: Đặt tờ giấy nằm ngang và bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy từ giữa trang.
Bước 3: Vẽ một hình ảnh ở giữa trang giấy để biểu thị nội dung của sơ đồ. Sử
dụng nhiều màu sắc cho hình ảnh này để gợi tính trực quan cho sơ đồ.
Bước 4: Vẽ một loạt đường liên kết nét đậm, dạng cong tỏa từ tâm của hình
ảnh. Đây là các nhánh lớn của sơ đồ tư duy, có tác dụng triển khai ý tưởng cho sơ đồ.
Bước 5: Viết lên mỗi nhánh một ý chính với một từ ngắn gọn. Từ này sẽ giúp
người vẽ thấy rõ vấn đề đang xem xét.
Bước 6: Vẽ thêm các nhánh cấp hai và cấp ba cho sơ đồ. Nhánh cấp hai liên kết
với nhánh chính, nhánh cấp ba liên kết với nhánh của cấp hai,… Mỗi nhánh có thể là
các từ để trả lời cho các câu hỏi xung quanh đề tài như: ai, cái gì, ở đâu, tại sao, bằng
cách nào,…

11


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

2.3.4. Ƣu điểm của sơ đồ tƣ duy
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), sơ đồ tư duy có thể khắc phục được
những bất lợi của kiểu ghi chú thông thường. Ưu điểm của nó thể hiện qua các điểm
sau:
 Chỉ ghi chú các từ liên quan, tiết kiệm từ 50-95% thời gian.
 Chỉ đọc các từ liên quan, tiết kiệm hơn 90% thời gian.
 Thời gian ôn bài ghi chú dạng sơ đồ tư duy tiết kiệm 90%.

 Tránh lãng phí thời gian dò tìm các từ khóa trong một trang đầy chữ, tiết
kiệm trên 90% thời gian.
 Tăng cường tập trung vào trọng tâm.
 Dễ dàng nhận biết những từ khóa thiết yếu.
 Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung tức thời những từ
khóa thiết yếu.
 Tạo mối liên kết mạch lạc, tối ưu giữa các từ khóa.
 Não dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ những sơ đồ tư duy kích thích thị giác, đa
sắc và đa chiều.
 Suốt quá trình thực hiện sơ đồ tư duy, người vẽ luôn bắt gặp các cơ hội
khám phá tìm hiểu, tạo điều kiện cho quá trình tư duy diễn ra liên tục.
 Lập sơ đồ tư duy kích thích khả năng điền vào chỗ khuyết của bộ não, nhờ
đó nâng cao tinh thần hiếu học của người học.
 Nhờ liên tục vận dụng mọi kỹ năng của vỏ não mà não ngày càng linh hoạt,
tiếp nhận hiệu quả, và tự tin vào khả năng của mình.
2.4. Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong giáo dục
2.4.1. Các ứng dụng cúa sơ đồ tƣ duy trong giáo dục
Theo Tony Buzan và Barry Buzan (2008), sơ đồ tư duy có bốn ứng dụng trong
giáo dục như sau:
2.4.1.1. Soạn ghi chú cho bài giảng
Dùng sơ đồ tư duy làm ghi chú cho ài giảng là một trong những cách ứng dụng
hữu hiệu nhất. So với cách phải viết ra thì soạn bài giảng theo hình thức theo hình thức
12


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

sơ đồ tư duy nhanh hơn nhiều và có ưu điểm lớn là cho phép cả giảng viên lẫn học

viên lúc nào cũng có được cái nhìn tổng quát về chủ đề. Một bài giảng theo sơ đồ tư
duy dễ cập nhật theo thời gian và các chi tiết trong bài giảng cũng không bao giờ bị
xáo trộn. Nhờ có những đặc tính hỗ trợ trí nhớ, sơ đồ tư duy cho phép giảng viên chỉ
cần xem lướt qua trước khi lên lớp là có thể nắm bắt được trọng tâm.
Sơ đồ tư duy là dàn ý cho bài giảng. Nó giúp giảng viên có khả năng duy trì sự
cân đối tuyệt vời giữa tính ngẫu hứng, sinh động của một bài nói chuyện với bố cục rõ
ràng, hợp lý của một bài thuyết trình. Hơn nữa, sơ đồ tư duy còn cho phép giảng viên
giảng bài theo đúng thời gian quy định, hoặc nếu thời gian qui định thay đổi vì một lý
do nào đó thì giảng viên cũng có thể chỉnh sửa cho bài giảng dài hơn hay ngắn đi theo
yêu cầu.
2.4.1.2. Hoạch định cho năm
Giáo viên có thể dùng sơ đồ tư duy để có cái nhìn tổng quát về chương trình
học của cả năm, bao gồm các học kỳ và hình thức bài học phải dạy. Ví dụ, một giáo
viên địa lý có thể có ý niệm về số lần đi thực địa và trình chiếu slide trong năm tương
quan với số bài học dạy trong lớp.
2.4.1.3. Dạy học
Giáo viên có thể vẽ phần tương ứng của sơ đồ tư duy khi đang giảng bài. Cách
biểu thị quy trình tư duy như thế sẽ làm rõ cấu trúc bài học, đồng thời duy trì sự chú ý
của học sinh, giúp các em nhớ và hiểu bài dễ dàng hơn. Cũng có thể cho học sinh tự
hoàn chỉnh các sơ đồ tư duy dạng khung hoặc phát những bản sao trắng đen để các em
tự tô màu.
2.4.1.4. Thi cử
Nếu mục đích của kỳ thi là kiểm tra kiến thức và mức độ hiểu bài chứ không
phải khả năng viết của học sinh thì sơ đồ tư duy là giải pháp lý tưởng. Vì nó có thể
giúp giáo viên thấy ngay học sinh đó có bao quát được chủ đề hay không, cũng như
các mặt mạnh và yếu của mỗi học sinh.
Phương pháp kiểm tra bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viên đánh giá rõ ràng và
khách quan về mức độ hiểu biết của học sinh mà không bị ảnh hưởng bởi cảm nhận về
những kỹ năng trong các lãnh vực khác như đúng ngữ pháp, không sai chính tả hay
13



GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

chữ viết rõ ràng. Hơn nữa, hình thức kiểm tra này còn giúp tiết kiệm cả khối thời gian
thường bị mất đi cho việc đọc và chấm bài thi.
2.4.2. Lợi ích của việc giảng dạy với sơ đồ tƣ duy
Tony Buzzan (2008) đã nêu ra một số lợi ích của việc giảng dạy với sơ đồ tư
duy như sau:
 Sơ đồ tư duy gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúp
họ tiếp thu nhiều hơn và tích cực hơn trong lớp.
 Sơ đồ tư duy làm cho bài học cũng như cách trình bày bài học ngẫu hứng,
sáng tạo và lý thú hơn đối với cả giáo viên lẫn học viên.
 Nhờ sơ đồ tư duy, ghi chú bài giảng của giáo viên trở nên linh hoạt, tùy
biến. Giáo viên có thể làm mới hoặc bổ sung thêm kiến thức cho bài giảng
một các rõ ràng nhanh chóng.
 Sơ đồ tư duy biểu thị nội dung thích hợp dưới hình thức rõ ràng và dễ nhớ
nên người học có khuynh hướng đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi.
 Sơ đồ tư duy không những biểu thị sự kiện mà còn cho thấy mối liên hệ giữa
các sự kiện ấy, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về vấn đề.
 Số lượng ghi chú cho bài giảng giảm đi rất nhiều.
 Sơ đồ tư duy rất có ích cho các em học sinh “có vấn đề về học tập”. Nó giúp
cho các em có khả năng tự diễn đạt trọn vẹn, nhanh chóng và tự nhiên.
2.5. Giới thiệu chung về môn kỹ thuật Công nghệ ở trƣờng THPT
2.5.1. Nội dung chủ yếu
Công nghệ 10: Tìm hiểu về các vấn đề cơ bản trong nông, lâm nghiệp và thủy
sản như cách sản xuất, bảo quản. Ngoài ra, chương trình còn bao gồm một số khái
niệm và phương thức về tạo lập doanh nghiệp.

Công nghệ 11: Ứng dụng Toán học, Vật lý, Hóa học,… trong việc xây dựng
ngôn ngữ kỹ thuật bằng bản vẽ kỹ thuật, nghiên cứu các phương tiện, phương pháp, kỹ
năng cơ bản trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để tác động vào đối tượng lao động,
đem lại thành quả cho con người.

14


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

Công nghệ 12 bao gồm 2 lĩnh vực kỹ thuật quan trọng:
 Kỹ thuật điện tử: Ngành kỹ thuật ứng dụng những quy luật tương tác giữa
hạt điện tử với các trường điện từ và các chất, qui luật của dòng điện tử
trong mạch điện để chế tạo các thiết bị điện tử và hệ thống điện tử dùng
trong sản xuất và đời sống.
 Kỹ thuật điện - ngành kỹ thuật ứng dụng các các định luật và những hiện
tượng điện từ cũng như việc sản xuất và sử dụng điện năng trong thực tiễn.
2.5.2. Đặc điểm
Tính cụ thể và tính trừu tượng:
 Tính cụ thể: Nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể (vật phẩm,
quá trình kỹ thuật - công nghệ cụ thể). Tăng cường cho HS quan sát vật thật,
mô hình thật, thao tác hoặc các quy trình kỹ thuật.
 Tính trừu tượng: Khái niệm, nguyên lý hoạt động mà HS không thể quan sát
một các trực tiếp.
Cần trực quan hóa những nội dung trừu tượng bằng những phương tiện trực
quan (hình vẽ, đồ thị, sơ đồ…).
2.5.3. Vai trò
Kỹ thuật Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng

những quy luật tự nhiên và nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tin
thần cho con người.
Kỹ thuật Công nghệ còn giáo dục hướng nghiệp cho các em giúp các em có thể
chon nghề phù hợp với sở thích và khả năng của mình.
2.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sơ đồ tư duy mới bắt đầu được phổ biến ở Việt Nam năm 2008. Vì thế các đề
tài nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học rất hiếm gặp. Một số
công trình nghiên cứu có giá trị như:
1. Sách Sơ đồ tư duy của hai tác giả Tony Buzan và Barry Buzan (Lê Huy Lâm
dịch, 2008), NXB Tổng hợp Tp.HCM xuất bản. Nội dung của quyển sách
cho người đọc thấy những điểm yếu của các cách ghi chú kiểu thông
thường, tư duy mở rộng và cơ sở lý luận của nó, sơ đồ tư duy và cơ sở của
15


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

sơ đồ tư duy, cách vẽ sơ đồ tư duy và các ứng dụng tư duy trong đời sống.
Quyển sách này là một cơ sở lý luận toàn diện về sơ đồ tư duy. Dù vậy, hai
tác giả chưa phân tích và đưa ra cách sử dụng sơ đồ tư duy trong các phương
diện trong đời sống một cách cụ thể.
2. Sách Hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzzan do James
Harrison làm chủ biên (Lê Huy Lâm dịch, 2008), NXB Tổng hợp Tp.HCM
xuất bản. Tác giả đã miêu tả chi tiết kỹ thuật học tập theo Quan hệ hữu cơ
của Buzan – phương pháp BOST (Buzan Organic Study Technique) dành
cho học sinh và sinh viên. Tác giả đã mô tả về sơ đồ tư duy và cách vẽ sơ đồ
tư duy một cách ngắn gọn và xúc tích. Tuy nhiên, tác giả đưa ra quá ít các
sơ đồ tư duy để người đọc tham khảo.

3. Phan Thị Thùy Vân với đề tài “Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng
công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh”. Trong đề tài,
Phan Thị Thùy Vân đã thiết kế và giảng dạy thử nghiệm hai bài giảng công
nghệ 10 dựa trên năm định hướng trong quá trình dạy học của Marzano
(1992). Từ kết quả thu được qua việc phân tích video và phiếu câu hỏi, tác
giả cho rằng phương pháp này giúp học sinh tiếp thu bài tốt hợn, giáo viên
soạn thiết kế giáo án dễ dàng hơn. Tuy nhiên, qua đề tài này, người nghiên
cứu nhận thấy tác giả chỉ thiết kế hai giáo án mà người nghiên cứu dùng để
giảng dạy thử nghiệm mà chưa thiết kế nhiều giáo án hơn để những người
nghiên cứu khác có nhiều cơ sở phát triển đề tài.

16


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Nguyễn Thanh Việt

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng pháp nghên cứu tài liệu
Theo Vũ Minh Hùng (2003), phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan
trong nghiên cứu khoa học được coi là phương pháp khai thác thông tin khoa học lý
luận qua sách và tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu (bao gồm sách, luận
văn, các tạp chí giáo dục,…) từ đó người nghiên cứu có thể xây dựng lịch sử vấn đề
nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận đã có hoặc xây dựng lý luận mới cho đề tài.
Theo Nguyễn Văn Tuấn (2007), phương pháp nghiên cứu lý thuyết là tổ hợp
các phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận (các thao tác tư duy)
dựa trên các tài liệu lý thuyết (văn bản, tài liệu) đã được thu thập từ các nguồn khác
nhau.
Người nghiên cứu đã thu thập tài liệu bằng cách đọc sách, báo, tạp chí, internet,

báo cáo khoa học,… sau đó phân tích, tổng hợp, nhận xét, tóm tắt, trích dẫn tài liệu
tham khảo. Thu thập tài liệu có tác dụng ở mọi giai đoạn nghiên cứu, từ khâu lựa chọn
đề tài đến xử lý tài liệu.
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
Theo Vũ Minh Hùng (2003), phương pháp thực nghiệm là phương pháp chủ
động để đối tượng nghiên cứu trong điều kiện được khống chế, nhằm gây những biến
đổi mong muốn ở chúng về mặt định lượng cũng như mặt định tính.
Người nghiên cứu tiến hành dạy thử nghiệm ba lớp 10, 11 và 12 tại trường
THPT Nguyễn Hữu Huân để đánh giá hiệu quả của phương pháp này.
3.2.1. Đối tƣợng và cách chọn đối tƣợng để dạy thử nghiệm
Dạy thử nghiệm 3 bài tại các lớp 10, 11 và 12 tại trường THPT.
Chọn 3 lớp tại trường THPT có tính chất đồng đều về học lực và hạnh kiểm để
dạy thử nghiệm.
3.2.2. Phạm vi, thời gian
Phạm vi: Trong điều kiện và thời gian cho phép thì người nghiên cứu chỉ thiết
kế 3 bài giảng có sử dụng sơ đồ tư duy để dạy thử nghiệm
Thời gian: Thời gian tiến hành từ tháng 1 đến cuối tháng 3 năm 2011.

17


×