Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.47 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

SVTH
MSSV
LỚP
KHOA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
07124016
DH07QL
2007-2011
Quản lý đất đai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN: CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGÔ MINH THỤY
(Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh)
Ký tên

ThS. Ngô Minh Thụy


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm nghiên cứu, học tập tại Trường Đại Học Nơng Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám
hiệu nhà trường, các thầy cơ giảng viên Khoa Quản lý Đất đai và Bất
động sản bằng tất cả lòng u nghề, đã hết lòng truyền đạt kiến thức
quý báu cho em và các bạn trong suốt thời gian nghiên cứu, học tập
và rèn luyện tại Trường.
Từ những kiến thức được trang bị trên giảng đường đã làm
hành trang cho em bước vào thực tế thực tập luận văn tốt nghiệp
“Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
quận 12, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 đến nay” tại phòng Tài
ngun và Mơi trường quận 12.

Hồn thành luận văn này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành sâu sắc đến Thầy Ngơ Minh Thụy đã tận tình giúp đỡ và
chỉ dẫn em trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời tri ân đến các thầy cơ giảng viên Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh và các thầy cơ giáo trong Trường đã cùng giúp đỡ em để
đạt được kết quả như ngày hơm nay.
Xin chân thành cảm ơn các cơ chú, anh chị phòng Tài ngun
và Mơi trường quận 12 đã cho phép em được thực tập tại phòng và
tận tình giúp đỡ chỉ bảo cho em trong q trình thực tập, giúp em có
thêm nhiều kiến thực tế trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại về đất đai,
một trong những vấn đề rất nóng bỏng với thực tế hiện nay.
Bằng tất cả lòng biết ơn và thành kính con xin được gửi đến
ba, mẹ thành quả ngày hơm nay. Gia đình, họ hàng và bạn bè đã là
niềm động viên to lớn giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách
trong những năm tháng qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dung


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Dung, Lớp DH07QL, Khoa Quản lý
đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
quận 12, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 đến nay”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Thụy, Bộ môn Chính sách & Pháp luật,
Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Khiếu nại về đất đai là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, vì nó gắn liền với quyền
lợi, lợi ích của người khiếu nại và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý

Nhà nước về đất đai, cũng như việc sử dụng đất của người dân. Vì vậy, giải quyết
khiếu nại về đất đai là vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng vô cùng cấp thiết là một trong
những quan tâm hàng đầu trong chính sách đất đai của Nhà nước ta hiện nay.
Quận 12 là quận ngoại thành đang trên đà đô thị hóa, đặc biệt trong những năm
gần đây nền kinh tế của quận càng có những bước phát triển vượt bậc hơn. Đây chính
là một trong những lý do quan trọng tác động hai mặt đến công tác quản lý và sử dụng
đất tại địa phương. Sự phát triển mạnh về kinh tế tạo ra những thay đổi nhất định trong
đời sống nhân dân. Đồng thời, nhu cầu sử dụng đất tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng dân
số trong khi diện tích đất đai có giới hạn làm cho đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt,
giá đất ngày càng tăng cao làm phát sinh những mâu thuẩn, bất cập trong việc sử dụng
và quản lý đất đai. Cho nên, khiếu nại về đất đai là một trong những vấn đề luôn luôn
nảy sinh và tồn tại trong quá trình sử dụng đất. Vì thế, giải quyết khiếu nại đất đai luôn
được nhà nước quan tâm và là một trong những nội dung của công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận 12 từ năm 2004 đến năm 2010
có tổng số 349 hồ sơ khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
quận 12. Trong đó, Chủ tịch UBND quận 12 đã ban hành Quyết định giải quyết 285
đơn , đạt 196 đơn giải quyết thành công được triển khai thực hiện, 89 đơn đương sự
tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên.
Đề tài sử dụng các phương pháp như: điều tra thu thập số liệu, thống kê, so
sánh, phân tích tổng hợp để tiến hành nghiên cứu tình hình khiếu nại về đất đai, các
dạng khiếu nại về đất đai, kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận 12.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
được thực hiện tương đối tốt. Đề tài cũng nêu ra những khó khăn vướng mắc, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nai về
đất đai giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện tốt hơn, đem lại
sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho quận 12.


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


SST

Nội dung

Chữ viết tắt

01

Chính phủ

CP

02

Thủ tướng

TTg

03

Nghị định



04

Thông tư

TT


05

Quyết định



06

Chỉ thị

CT

07

Thông báo

TB

08

Kế hoạch

KH

09

Ủy ban

UB


10

Ủy ban nhân dân

UBND

11

Tòa án nhân dân

TAND

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

13

Phòng Tài nguyên và Môi trường

PTNMT

14

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng

BBTGPMB


15

Quy hoạch sử dụng đất

QHSDĐ

16

Kế hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

17

Quy hoạch chi tiết xây dựng

QHCTXD

18

Giấy chứng nhận

GCN

19

Quyền sử dụng đất

QSDĐ


20

Quyền sử dụng đất ở

QSDĐƠ

21

Quyền sở hữu nhà ở

QSHNƠ


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng I.1: Diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính................................................... 13
Bảng I.2: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất trên địa bàn quận 12 ................ 15
Bảng II.1: Hiện trạng lưu trữ hồ sơ địa giới hành chính tại quận 12................................. 21
Bảng II.2: Tình hình đo đạc thành lập Bản đồ địa chính................................................... 22
Bảng II.3: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các năm .................... 24
Bảng II.4: Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2010 ............................................. 28
Bảng II.5: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ................................................................ 29
Bảng II.6: Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp............................................................ 30
Bảng II.7: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng năm 2010.................................................. 32
Bảng II.8: Tình hình tiếp nhận đơn thư khiếu nại về đất đai giai đoạn 2004-2010. ......... 37
Bảng II.9: Công tác xử lý ban đầu đơn khiếu nại về đất đai giai đoạn 2004-2010. .......... 39
Bảng II.10: Tình hình khiếu nại về đất đai theo đơn vị hành chính giai đoạn 20042010. .................................................................................................................................. 41
Bảng II.11: Các dạng khiếu nại đất đai phân theo thời gian từ năm 2004 đến 2010. ....... 42
Bảng II.12: Các dạng khiếu nại đất đai phân đai theo đơn vị hành chính giai đoạn
2004-2010. ......................................................................................................................... 45

Bảng II.13: Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai lần đầu. ............................................ 46
Bảng II.14: Quyết định lần đầu được giải quyết thành công............................................. 48
Bảng II.15. Kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 của Tòa án nhân dân quận 12 và UBND
thành phố từ năm 2004 đến năm 2010. ............................................................................. 49


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ I.1: Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai cấp huyện, quận, thành phố thuộc
tỉnh theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. ............................................................................ 10
Sơ đồ II.1: Quy trình giải quyết khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy
ban nhân dân quận 12. ................................................................................................... 35

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ II.1: Tình hình phát triển kinh tế quận 12. ......................................................18
Biểu đồ II.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010. ................................................................28
Biểu đồ II.3: Tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại về đất đai giai đoạn 2004- 2010.......37
Biểu đồ II.4: Kết quả xử lý ban đầu đơn khiếu nại về đất đai giai đoạn 2004-2010....39
Biểu đồ II.5: Kết quả giải quyết khiếu nại đất đai giai đoạn 2004-2010. ....................47


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I TỔNG QUAN ..................................................................................................3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. ....................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học. ..................................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý. ...................................................................................................10
I.1.3. Cơ sở thực tiển..................................................................................................11
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu. ........................................................................11
I.2.1. Điều kiện tự nhiên. ...........................................................................................12
I.2.2. Các nguồn tài nguyên. ......................................................................................15

I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu. ...................................................................16
I.3.1. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................................16
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................17
I.3.3. Trình tự thực hiện đề tài. ..................................................................................17
PHẦN II KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................18
II.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội có liên quan đến tình hình khiếu
nại về đất đai. .............................................................................................................18
II.1.1. Tăng trưởng kinh tế. ........................................................................................18
II.1.2. Thực trạng phát triển các ngành. .....................................................................18
II.1.3. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến tình hình
khiếu nại đất đai. ........................................................................................................19
II.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai. .............................................................20
II.2.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai : ....................................................20
II.2.2. Đánh giá về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận 12. .....26
II.3. Tình hình sử dụng đất của quận 12. ..................................................................27
II.3.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích ..............................................................27
II.3.2. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất đai. ...32
II.3.3. Tình hình biến động đất đai qua các giai đoạn. ..............................................32
II.3.4. Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất và biến động đất đai. .....................34


II.4. Đánh giá tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận 12 từ năm 2004 đến
năm 2010. ...................................................................................................................34
II.4.1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai tại Ủy ban nhân dân quận 12
(theo Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 03/03/2009 của Chủ tịch UBND quận
12). .............................................................................................................................34
II.4.2. Tình hình khiếu nại trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận 12 giai
đoạn 2004-2010. ........................................................................................................36
II.5. Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai giai đoạn 2004-2010. ........46
II.5.1. Kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu. ..............................................................46

II.5.2. Kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 của Tòa án nhân dân quận 12 và UBND
thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................................................49
II.3.3. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai từ đầu năm 2011 đến nay..50
II.6. Đánh giá chung về tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. .......50
II.6.1. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận 12..................50
II.6.2. Thuận lợi: ........................................................................................................51
II.6.3. Khó khăn vướng mắc. .....................................................................................52
II.6.4. Phương hướng khắc phục. ...............................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”.
“Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức
theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp
luật đất đai, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
“Tố cáo về đất đai là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy
định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức”.
Từ đó ta thấy được khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung quản lý
nhà nước về đất đai, công tác giải quyết khiếu nại có vai trò vô cùng quan trọng ở khắp

các tỉnh thành trên cả nước và cụ thể ta sẽ tìm hiểu ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 12 tuy mới được thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm 1997 được tách ra từ
huyện Hóc Môn theo Nghị định 03/1997/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 1997 của
Chính phủ về thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và thành lập
các phường thuộc các quận mới - thành phố Hồ Chí Minh (NĐ 03/1997/NĐ-CP ngày
06/01/1997 của Chính phủ) với tổng diện tích khá lớn 5274, 90 km2, dân số đông
314.863 người. Trong những năm qua, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh của thành
phố, quận 12 đã có những phát triển mạnh mẽ về kinh tế, kéo theo việc gia tăng dân số
nhanh cho nên nhu cầu sử dụng đất càng trở nên cấp thiết. Chính những điều này làm
cho đất đai ngày càng có giá trị hơn dẫn đến trình trạng khiếu nại về đất đai ngày càng
đa dạng, phức tạp. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về đất đai chưa hoàn chỉnh, thiếu
đồng bộ, nhận thức về pháp luật của một số bộ phận dân cư còn hạn chế. Mặt dù, cơ
quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai song
tình trạng khiếu nại vẫn còn nhiều gây ảnh hưởng công tác quản lý đất đai ở quận, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Tình hình khiếu nại về đất đai đặt ra
những vấn đề bức xúc, hết sức phức tạp, cần phải giải quyết triệt để, chính xác, hiệu
quả để tạo sự ổn định cho xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất để họ yên tâm sản xuất kinh doanh tạo nền tảng cho quận phát triển
nhanh chóng và bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của Khoa Quản lý đất đai
và bất động sản, phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 đến nay”.
 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
 Nắm bắt được tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa
bàn quận 12.
 Tìm hiểu những tồn tại và vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại về
đất đai trên địa bàn quận 12.
1



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

 Đề xuất những giải pháp để giải quyết đúng thời hạn, có hiệu quả các vụ
khiếu nại trong công tác quản lý hành chính Nhà nước về đất đai, mang lại sự hài lòng
cho người dân. Đồng thời qua đó cũng đúc kết được những kinh nghiệm quý báu trong
việc giải quyết các vụ việc khiếu nại hành chính về đất đai đối với cơ quan quản lý
hành chính Nhà nước.
 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận 12 từ năm 2004 đến nay thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND quận 12 gồm:
 Các quy định của pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
quận.
 Tình hình khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
 Các hồ sơ khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận.
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các dạng khiếu nại đất đai trên địa bàn quận 12 thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND quận 12 từ năm 2004 đến nay, đồng thời có ý kiến tham
gia, tham mưu giải quyết một số hồ sơ khiếu nại đất đai mà UBND quận 12 đã tiếp
nhận thụ lý từ năm 2010 đến nay.

2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung


PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm khiếu nại:
Theo Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 01 tháng 06 năm 2004 và 2005.
“Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do luật này quy đinh đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết
đinh hành chính, hành vi hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính được quy định tại Pháp luật Đất đai (Điều 139 Luật
Đất đai năm 2003; Điều 162, 163, 164, 165 Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004,
trong đó Điều 163, 164 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số17/2006/NĐ-CP
ngày 27/1/2006) và Pháp Luật khiếu nại, tố cáo khi có căn cứ cho rằng quyết định
hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Khái niệm thanh tra đất đai
Thanh tra đất đai là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ
nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghi với cơ quan nhà nước
nhằm khắc phục những nhược điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với đất đai.
Khái niệm quyết định hành chính:
Theo khoản 10 điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
Tố cáo :
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà
nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng

một lần hoặc một số đối tượng cụ thể, một số vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính.
Khái niệm hành vi hành chính:
Theo khoản 11 điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
tố cáo:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện
nhiêm vụ, công vụ theo quy đinh của pháp luật.
Quyết định kỷ luật:
Theo khoản 10 điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

tố cáo:
Là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng
một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách
chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật:
Theo khoản 16 điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
tố cáo bao gồm:
Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp
hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; quyết định giải quyết khiếu nại lần
tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại
tiếp.
I.1.1.2. Ý nghĩa giải quyết khiếu nại đất đai

 Phân biệt khiếu nại đất đai, tranh chấp đất đai:
Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn chiếm
tỷ lệ lớn mặc dù việc quản lý đất đai của nước ta được chú trọng đáng kể. Sự chuyển
dịch quyền sử dụng đất trong nhân dân diễn ra sôi động, việc giao dịch về đất đai là sự
thỏa thuận của các bên, Nhà nước không thể quản lý được, vì vậy khi xảy ra tranh
chấp công tác giải quyết rất khó khăn. Hơn nữa, giá trị quyền sử dụng đất tăng một
cách đột biến dẫn đến việc khiếu nại về đất đai trở nên gay gắt. Nhìn từ phương diện
khác, khi mà thực tế diễn ra như vậy, việc xác định đúng bản chất của các trường hợp
khiếu nại để từ đó định ra một cơ chế giải quyết có hiệu quả là vấn đề chúng ta cần nỗ
lực để đạt được. Muốn vậy, trước hết không thể không đề cập đến sự phân định tương
đối về mặt lý thuyết giữa khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai:
 Về định nghĩa:
Theo định nghĩa tại khoản 1 điều 2 của Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi,
bổ sung các năm 2004, 2005 thì “khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, các
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Từ định nghĩa trên, có
thể hiểu một cách đơn giản hơn là: Khiếu nại là việc đề nghị xem xét lại các quyết
định hành chính, hành vi hành chính mà người đề nghị cho rằng nó ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nghĩa là, nếu bản thân mình không có
quyền và lợi ích chính đáng liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính
thì không có quyền khiếu nại.
Điều 4, Luật Đất đai năm 2003 định nghĩa: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai”. Theo định nghĩa này, có thể hiểu theo nghĩa thông thường “tranh chấp đất
đai” là việc giành nhau về một phần diện tích đất nào đó hoặc quyền và nghĩa vụ liên
quan đến phần diện tích đất đó mà chưa rõ nó thuộc về bên nào.

4



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

 Về thẩm quyền giải quyết:
Khiếu nại theo Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005 thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, người có trách nhiệm do mình quản lý. Nếu quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu mà một trong các bên không đồng ý thì được lựa chọn một trong hai
con đường sau: khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc gửi đơn khiếu nại đến
Tòa án nhân dân.
Đối với tranh chấp đất đai thì Ủy ban nhân dân xã, phường chỉ được hòa giải,
không ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu tranh chấp đất đai trong trường
hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai
thì thẩm quyền giải quyết lần đầu thuộc về cơ quan hành chính cấp huyện. Nếu quyết
định giải quyết lần đầu mà một trong các bên không đồng ý thì chỉ được lựa chọn một
con đường là tiếp tục gửi đơn lên cơ quan hành chính cấp trên.
 Ý nghĩa công tác giải quyết khiếu nại đất đai
Pháp luật là phương tiện quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền
kinh tế nhưng nếu Nhà nước chỉ ban hành pháp luật mà không có những biện pháp bảo
đảm được thực hiện thì pháp luật cũng không thể phát huy được vai trò tác dụng của
mình. Vì thế, cùng với việc ban hành pháp luật, Nhà nước còn đảm bảo cho pháp luật
được thi hành.
Việc xem xét giải quyết khiếu nại về đất đai là một nội dung quan trọng trong
hoạt động quản lý Nhà nước đối với đất đai và là những biện pháp để pháp luật đất đai
phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại

về đất đai góp phần khôi phục những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt
khác kịp thời kịp phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữa gìn
kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin cho người dân vào chính quyền và cơ quan
quản lý Nhà nước tại nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham
gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ
đối với Nhà nước và xã hội.
Mặt khác, khi có khiếu nại đất đai thì các hoạt động kinh doanh sản xuất liên
quan đến đất đai đều bị ngừng trệ. Chính vì vậy, đòi hỏi công tác giải quyết khiếu nại
về đất đai phải được thực hiện triệt để, nhanh chóng và có hiệu quả cao tránh những
tình trạng khiếu nại kéo dài gây thiệt hại về của cải vật chất cho cả người sử dụng đất
cũng như cho toàn xã hội.
I.1.1.3. Những quy định hiện hành về công tác giải quyết khiếu nại đất đai
a. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Từ điều 19 đến điều 29, mục 2 của Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 và Luật sửa
đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo.
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan
thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện) có thẩm quyền:
 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình

 Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc
UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình;
 Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết
lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
 Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc
phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
b. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
Căn cứ điều 162 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004
Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:
 Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất;
 Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
 Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
 Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ,
công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 điều
này.
c. Thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại:
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất
đai là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi
hành chính đó.
Căn cứ điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, khoản 12 điều 1 luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết quy định tại điều 36 của

Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại vẫn không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có
quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đối với vùng sâu, vùng
xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Thời hạn giải quyết khiếu nại:
Căn cứ điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, khoản 9 điều 1 Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để
giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài
hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời
hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ
lý để giải quyết.
d. Điều kiện thụ lý đơn khiếu nại:
Căn cứ điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ .
 Người khiếu nại phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp, chịu tác động
trực tiếp bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
 Người khiếu nại phải là người có hành vi năng lực đầy đủ theo quy định của
pháp luật. Trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì
người đại diện phải tuân theo các quy định của pháp luật.
 Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và phải gửi đến đúng cơ quan có

thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố
cáo.
 Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.
 Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.
e. Nguyên tắc trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai:
Để đảm bảo cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử
dụng đất diễn ra phù hợp với chính sách của Nhà nước và nguyện vọng của người sử
dụng đất, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại về
đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ những yêu cầu
của đương sự theo đúng pháp luật. Vì thế quá trình giải quyết khiếu nại tuân theo
những nguyên tắc sau:
 Phải thật sự khách quan, thận trọng, vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi nhìn nhận
sự việc phải trung thực, không phụ thuộc vào ý muốn của đương sự nào.
 Kết hợp giải quyết khiếu nại về đất đai với việc giáo dục thuyết phục, tuyên
truyền phổ biến pháp luật đất đai, thông qua quá trình này làm cho mọi người hiểu,
thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu nại .
 Giải quyết kịp thời, nhanh chóng ngăn chặn và loại bỏ các hành vi vi phạm
pháp luật đất đai.
Những quan điểm chủ yếu cần quán triệt khi giải quyết khiếu nại:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý :
 Đây là quan điểm lớn, xuyên suốt, chi phối tất cả các quan hệ đất đai. Nó
được biểu hiện trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980,
1992 và Luật đất đai năm 1987, 1993, 2003. Quan điểm này luôn thể hiện sự kiên
quyết bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật
những trường hợp đã xử lý sai. Theo quan điểm này thì xuất phát từ lợi ích chung và
7



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

lợi ích của mỗi người, Nhà nước sẽ giao quyền sử dụng cho người sử dụng đất mà
không giao quyền sở hữu đất cho người sử dụng đất. Nhà nước sẽ quản lý đất đai bằng
pháp luật và Nhà nước có quyền thu hồi đất, giao đất cho người sử dụng đất theo quy
hoạch, kế hoạch .
Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc:
 Phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết
và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tìm ra giải pháp,
không gò ép mệnh lệnh. Đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể. Phải tăng cường giải
quyết khiếu nại ở cơ sở và tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân,
giải quyết có lý có tình, đảm bảo phù hợp với pháp luật, không mệnh lệnh gò ép .
Giải quyết khiếu nại phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng
bước cải thiện đời sống nhân dân:
 Khi giải quyết khiếu nại đất đai nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi
ích vật chất …Cần phải đảm bảo lợi ích Nhà nước và quan tâm thích đáng đến lợi ích
của người sử dụng đất, quan tâm đến đời sống sinh hoạt, nơi ở của những người khó
khăn .
 Khi giải quyết khiếu nại đền bù giải phóng mặt bằng không để người sử dụng
hợp pháp bị thiệt thòi, đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều
có nơi ở, quan tâm đến các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách.
Kết hợp hài hoà giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai
với các chính sách xã hội khác :
 Các quy định của pháp luật là căn cứ rất quan trọng để giải quyết khiếu nại
về đất đai, là một trong những yếu tố đảm bảo việc thống nhất quản lý Nhà nước về
đất đai trong cả nước, cũng như ở từng địa phương, là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu
Nhà nước về đất đai. Nhưng chỉ có căn cứ pháp lý thì chưa đủ mà cần có các yếu tố
thực tế, tức dựa trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng

đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương, để
giải quyết phù hợp với pháp luật, có lý có tình, được dư luận đồng tình ủng hộ .
 Trong khi giải quyết khiếu nại còn phải có sự kết hợp hài hoà giữa chính
sách đất đai với các chính sách xã hội khác như: Chính sách về người có công với cách
mạng, Chính sách dân tộc, tôn giáo, Chính sách với các thương binh liệt sỹ …
Mọi người, mọi cơ quan, tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật :
 Khi giải quyết khiếu nại về đất đai thì quan điểm, nguyên tắc quan trọng là
không được thiên vị, đảm bảo công bằng trước pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng,
hợp pháp của người sử dụng đất. Xong cũng phải tuân thủ nghiêm minh những vi
phạm về quản lý sử dụng đất đai, tránh việc giải quyết được vụ này lại nảy sinh vụ
khác trong cùng địa phương hoặc khác địa phương, vì người dân sẽ so sánh trường hợp
của mình với các trường hợp khác đã giải quyết rồi kéo nhau đi khiếu nại tập thể để
đòi quyền lợi .
f. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Theo Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005:
8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ công chức
thuộc UBND xã, phường, thị trấn thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong giải
quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không
đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu

nại đến UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại
theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có
quyền và nghĩa vụ có liên quan.
Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ
tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng
ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp khiếu nại đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chủ tịch
UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết theo thời hạn
quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết của Chủ tịch tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công
khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền và nghĩa vụ có liên quan.
Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết khiếu
nại.
Theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/05/2007
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện có
quyết định hành chính trong quản lý đất đai quy định tại điều 162 Nghị định
181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 mà người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì có quyền
nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn
quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện phải được công
bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền và có nghĩa vụ liên
quan.
Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
của Chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải

quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân hoặc khiếu nại đến UBND cấp
tỉnh.
Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn của Luật khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải
quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần 2, phải được
công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền và nghĩa vụ có
liên quan.
9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải quyết khiếu nại.
Đơn khiếu nại
Đơn không đủ điều kiện thụ lý
UBND cấp huyện
Đơn đủ điều kiện thụ lý
Văn bản trả lời

Tòa án nhân dân huyện

Quyết định giải
quyết lần đầu

Không đồng ý

Đồng ý


UBND cấp tỉnh

Thực hiện

Quyết định giải
quyết lần 2

Sơ đồ I.1: Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai cấp huyện, quận, thành phố
thuộc tỉnh theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
 Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003;
 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 2004 và năm 2005;
 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết về hướng dẫn thi hành một số điều luật khiếu nại tố cáo và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định về
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;
10


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
Một số văn bản quy định về việc giải quyết khiếu nại về đất đai do Uỷ ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân quận 12 ban hành:
 Quyết định 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/09/2006 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh về ban hành quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
 Quyết định 60/2009/QĐ-UBND ngày 27/07/2009 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh về ban hành biểu mẫu tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
 Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 03/03/2009 của Chủ tịch UBND
quận 12 về ban hành quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn quận 12;
I.1.3. Cơ sở thực tiển
Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn “ Đánh giá tình hình tranh chấp,
khiếu nại trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2009”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Hương, chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Pháp luật về giải
quyết khiếu nại đất đai - thực tiễn tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003
đến năm 2010” của tác giả Mai Linh Kiều.
Kết quả đạt được của các luận văn: Các kết quả nghiên cứu trước đây đã nêu
về định nghĩa các dạng khiếu nại, thống kê tình hình khiếu nại và các dạng khiếu nại
qua từng năm, nhận xét nguyên nhân phát sinh khiếu nại, khó khăn vướng mắc trong
công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
Hạn chế của các luận văn: Hầu hết các kết quả đạt được vẫn chưa nghiên cứu
sâu các nguyên nhân phát sinh khiếu nại, chưa đánh giá hết kết quả công tác giải quyết
khiếu nại đất đai. Cũng như chưa nêu được những nguyên nhân tồn đơn thư khiếu nại

và đề xuất các giải pháp để khắc phục.
Đề tài kế thừa các kết quả đạt được đồng thời tiếp tục nghiên cứu tình hình
khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong giai đoạn mới, khắc phục các mặt hạn chế.
Đánh giá tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại mới theo từng năm và cụ thể từng phường.
Đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể để công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đạt kết
quả cao hơn.
I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
 Quận 12 được thành lập theo Nghị định số 03/1997 NĐ-CP ngày 06/01/1997
của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997 được tách ra từ 7 xã
của huyện Hóc Môn có đặc thù vườn cây ăn trái, thảm xanh, các trục quốc lộ, xa lộ, liên
Tỉnh lộ và sông Sài Gòn đi qua là khung chính tổ chức không gian kiến trúc của quận.
 Quận 12 là quận ngoại thành đang trên đà đô thị hóa, kinh tế phát triển rõ nét.
Cơ cấu kinh tế của quận từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ở khu vực
11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp.
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1. Vị trí địa lý

Hình I.1: Bản đồ ranh giới hành chính quận 12
Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc thành phố có diện tích tự nhiên 5.274,90 ha. Ranh
giới hành chính được giới hạn bởi:
 Phía Đông giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương) và quận Thủ Đức (phần
giáp sông Sài Gòn).

 Phía Tây giáp huyện Hóc Môn và quận Bình Tân.
 Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân
Phú, và quận Bình Tân.
 Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.
Quận 12 nằm cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố nối liền với Tây Ninh và
Campuchia bằng tuyến đường Xuyên Á, trong tương lai sẽ trở thành đầu mối quan
trọng của thành phố trong việc giao thương với các nước ASEAN bằng đường bộ.
Điều này tạo điều kiện cho quận 12 phát triển mạnh mẽ về thương mại dịch vụ. Là
quận vừa tiếp giáp với các huyện ngoại thành vừa tiếp giáp với các quận trung tâm
thành phố, trong tương lai sẽ trở thành vùng đệm quan trọng góp phần phát triển kinh
tế - xã hội khi thành phố phát triển về phía Tây Bắc. Đặc điểm vị trí địa lý tạo cho
12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

quận 12 ba khu vực phát triển kinh tế - xã hội tương đối rõ nét:
 Khu vực 1: Bao gồm các phường Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận,
Trung Mỹ Tây và Tân Thới Nhất là khu vực đang có tốc độ đô thị hoá nhanh.
 Khu vực 2: Bao gồm các phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Hiệp
Thành và một phần Thới An là khu vực đang từng bước đô thị hoá.
 Khu vực 3: Bao gồm các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và
một phần Thới An là khu vực nông nghiệp đang chuẩn bị các tiền đề cho quá trình đô
thị hoá.
Tuy nhiên vị trí của quận cũng chưa thật sự thuận lợi để phát triển kinh tế và
luân chuyển hàng hóa do khoảng cách đến trung tâm thành phố tương đối xa mất nhiều
thời gian đi lại, đặc biệt là tình trạng ách tắt giao thông thường xuyên diễn ra ở các
tuyến đường.

Bảng I.1: Diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính
STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

01

Phường An Phú Đông

881,96

16,72

02

Phường Đông Hưng Thuận

255,20

4,84

03

Phường Hiệp Thành

542,37


10,28

04

Phường Tân Chánh Hiệp

421,38

7,99

05

Phường Tân Thới Hiệp

261,98

4,97

06

Phường Tân Thới Nhất

389,97

7,39

07

Phường Thạnh Lộc


583,29

11,06

08

Phường Thạnh Xuân

968,59

18,36

09

Phường Thới An

518,46

9,83

10

Phường Trung Mỹ Tây

270,63

5,13

11


Phường Tân Hưng Thuận

181,08

3,43

5.274,90

100

Toàn quận

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12, 2010)
I.2.1.2. Địa hình - địa chất.
Quận 12 được chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trưng
cơ bản khác biệt nhau:
Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát: gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung
Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân
Thới Hiệp và Thới An.
Có cao độ trên 2m so với mặt nước biển, có cấu tạo nền đất là phù sa cổ, thành
phần chủ yếu là cát, cát pha, thường có màu vàng nâu, đỏ nâu, thường xen lẫn sỏi, cuội
13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

laterite. Sức chịu tải của nền đất khá tốt, lớn hơn 1,5 kg/cm2.

Địa hình dạng gò triều, gãy khúc, hướng đổ dốc phức tạp nhưng nhìn chung có
khuynh hướng đổ dốc về phía rạch Bến Cát (phía Đông) và kênh Tham Lương (phía
Đông Nam). Độ dốc nền trung bình từ 3% xuống đến 0.1%. Cao độ mặt đất ở khu vực
này từ 9m xuống đến 2m (trừ các khu vực ven các sông rạch) so với Cao độ chuẩn
Mũi Nai - Hà Tiên. Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho san nền. Đây là
vùng có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực có nhiều triển vọng cho xây
dựng thành một khu đô thị hiện đại.
Vùng đất phía Đông rạch Bến Cát và dọc theo kênh Tham Lương: gồm các
phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và An Phú Đông
Cao độ mặt đất thấp dưới 2m. Có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ
yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Địa
hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. Cao độ mặt đất
thay đổi từ 0-0.07m. Đất ở khu vực này có khả năng chịu lực thấp và là vùng chịu ảnh
hưởng của thủy triều, được bảo vệ khỏi ngập úng nhờ vào hệ thống mương liếp và bờ
bao cống bọng do nhân dân xây dựng tự phát. Đây là khu vực thích hợp cho xây dựng
nhà vườn và khu du lịch sinh thái.
I.2.1.3. Khí hậu
Quận 12 nằm trong khu vực khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa
nhiều. Trong năm có hai mùa rõ rệt:
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam.
 Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 30-40%.
 Gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 66%.
 Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, gió mạnh nhất là 22,6 m/s, đổi chiều theo
mùa.
Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của quận tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của
người dân.

I.2.1.4. Thủy văn
Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn.
Sông Sài Gòn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu 10-15m, lưu
lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s).
Sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh Tham Lương, kênh Trần
Quang Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn quận tạo tiền đề cho việc hình thành
một mạng lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết liên hoàn xuyên
suốt với các nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả địa bàn.

14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

I.2.2. Các nguồn tài nguyên
I.2.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì quận 12 có
06 loại đất chính sau:
Bảng I.2: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất trên địa bàn quận 12
Hệ thống phân loại đất theo
FAO/UNESCO
Diện tích
(ha)

Tên đất
hiệu

Hệ thống phân loại đất Việt Nam

STT


hiệu

Tên đất

1

F

Đất vàng nâu feralit trên phù sa
FRx
cổ

Xanthic Ferralsols

2

Pp

Đất phù sa trên nền phèn tiềm
FLt
tàng

Thionic Fluvisols

3

SiP


Đất phèn tiềm tàng, phèn ít

GLtp

Proto-thionic
Gleysols

728,50

4

Sp

Đất phèn tiềm tàng, phèn trung
GLtp
bình

Proto-thionic
Gleysols

2.069,16

5

X

Đất xám điển hình

ACh


Haplic Acrisols

752,22

6

Xf

Đất xám có tầng loang lổ

ACp

Plinthic Acrisols

999,35

7

Sông, rạch

355,36
12,79

357,53

Tổng cộng

5.274,90


I.2.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trên địa bàn quận 12 khá phong phú do một hệ thống sông
rạch cung cấp. Các sông, kênh rạch chính: sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến
Cát, Bến Thượng, Cầu Dừa, Trần Quang Cơ. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch phân bố
chủ yếu ở khu vực phía Đông rạch Bến Cát. Tài nguyên nước mặt khá thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Nguồn nước ngầm:
Quận 12 có nguồn nước ngầm khá phong phú đặc biệt tại các phường thuộc khu
vực phía Tây rạch Bến Cát có độ sâu phổ biến 20-50m ở một số khu vực có độ sâu 30100m. Nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nước sinh hoạt và
sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy
nhiên, trong thời gian qua việc khai thác nước ngầm còn tùy tiện, thiếu quy hoạch và
quản lý chưa chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, nguồn nước bị ô nhiễm nặng cả về nước mặt lẫn
nước ngầm do việc xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt của người
dân trên địa bàn cũng như các vùng lân cận. Hầu hết các kênh, rạch xuyên qua quận 12
đều bị ô nhiễm, nhất là kênh Tham Lương. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn quận bị ô nhiễm như Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông và một phần phường
15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dung

Thới An. Đây là vấn đề khó khăn nhất hiện nay về nguồn nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp và nước sinh hoạt, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh dịch. Ngoài ra, bãi rác
của thành phố nằm trên địa bàn xã Đông Thạnh - huyện Hóc Môn cũng là nguồn gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm không chỉ trên địa bàn huyện Hóc Môn mà
cả quận 12 và các khu vực lân cận.

 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên
Các lợi thế:
 Quận 12 có vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Bắc của thành phố - cầu nối
luồng giao thông từ phía Campuchia về khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Hệ
thống giao thông đường bộ cấp quốc gia và khu vực đang từng bước phát triển, mở
rộng và hiện đại hóa. Đường xa lộ vành đai (Quốc lộ 1A), Quốc lộ 22 (đường Xuyên
Á) là cầu nối giao lưu giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh-nước
Campuchia và nối kết tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long. Về đường thủy có sông Sài Gòn nằm tiếp giáp chạy dài từ phía Bắc xuống
phía Nam rất thuận lợi giao lưu hàng hóa với các tỉnh Nam Bộ, phát triển du lịch sinh
thái, khu nhà vườn.
 Quận 12 có 2 khu vực với địa hình khác biệt rõ rệt, yếu tố này thuận lợi cho
quy hoạch tạo những nét đặc trưng riêng của đô thị mới. Khu vực phía Tây của quận
địa hình gò triền, nền đất tốt, thuận lợi phát triển xây dựng các công trình công nghiệp,
thương mại, nhà ở kiên cố cao tầng. Khu vực phía Đông của quận địa hình thấp, có
nhiều sông rạch đan cắt nhau, nền đất yếu thích hợp xây dựng các công trình thấp tầng,
mật độ xây dựng thưa thoáng, thuận lợi phát triển đô thị xanh phục vụ du lịch giải trí
nghỉ ngơi.
 Quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn quận chiếm tỷ lệ khá lớn, đây là một trong
những lợi thế lớn trong việc thu hút đầu tư để phát triển.
Các hạn chế.
 Thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước, chống
úng đã gây ra ngập úng trên địa bàn rộng. Điều này có tác động lớn đến các hoạt động
kinh tế và dân sinh của quận.
 Tài nguyên sinh vật và khoáng sản của quận rất nghèo nàn, hầu như không
có gì để khai thác, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu.
I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến tình hình
khiếu nại về đất đai.

 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai .
 Đánh giá tình hình sử dụng đất.
 Đánh giá tình hình khiếu nại về đất đai.
 Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai.
 Đánh giá chung về tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai.
16


×