Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

DO AN TN , DA tốt nghiêp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 69 trang )

--- MỞ ĐẦU --1. CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC DÙNG ĐỂ CẤP NƯỚC
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là
nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.
NƯỚC TỰ NHIÊN: Nước luôn tuần hoàn trong thế giới tự nhiên dưới tác dụng của
ánh nắng mặt trời. Nước ao, hồ, sông, biển, bốc hơi thành hơi nước sau đó lại rơi
xuống đất dưới dạng mưa, tuyết…. một phần ngấm vào lòng đất tạo thành nước ngầm.
một phần khác chảy vào ao, hồ, sông, biển…. Nước thiên nhiên có thề phân thành các
loại sau:
Bảng 0.1: Nguồn nước trong tự nhiên
STT

NƯỚC THIÊN NHIÊN

1

NƯỚC MẶT

2

NƯỚC NGẦM

3

NƯỚC MƯA

4

NƯỚC BIỂN

Hình 0.1: Chu trình tuần hoàn nước tự nhiên
NƯỚC MẶT: Thành phần tính chất và chất lượng của nước mặt chịu nhiều ảnh


hưởng của các yếu tố tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện môi trường xung
quanh và cả tác động của cả con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước. Thông
thường trong nước mặt thường có chứa chất khí hòa tan đặc biệt là Oxy, các hóa chất


hòa tan dưới dạng ion và phân tử, có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ, các hệ keo, chất
rắn lơ lửng và nhiều loại vi sinh vật như là vi khuẩn, rong tảo….
NƯỚC NGẦM: Nước ít chịu ảnh hưởng của con người. Chất lượng nước ngầm
thường tốt hơn nước bề mặt. Hầu như không chịu ảnh hưởng của các hệ keo hay các
hạt cặn lơ lưởng. Sự hiện diện của các vi sinh vật cũng rất ít. Thành phần đáng quan
tâm trong nước ngầm là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng và
thời tiết, các quá trình phong hóa và sinh hóa. Nước ngầm cũng bị ảnh hưởng do hoạt
động của con người.
NƯỚC MƯA: Nước mưa tương đối thuần sạch, không chứa các tạp chất khoáng vật.
Nước mưa mềm nhất. Độ bẩn của không khí quyết định phần lớn đến thành phần và
chất lượng của nước mưa. Độ cứng của nước mưa không vựa quá 70 – 100microdlg/l.
Cặn chưng khô khoảng 40 – 50mg/l.
NƯỚC BIỂN: Nước biển có thành phần ổn định nhất, cặn chưng khô của nó khoảng
33.000 – 39.000mg/l (3,5 – 4%). Khoảng 60% lượng cặn đó là muối ăn (NACl). Trong
nước biển, còn chứa một lượng lớn hợp chất MgCl 2, MgSO4, CaSO4. Nước biển có
tính ăn mòn và xâm thực rất mạnh.
Bảng 0.2: Tính chất vật lý nước ngầm và nước mặt
(Nguồn:)
Chỉ tiêu
Nhiệt độ
Chất rắn lơ lửng
Chất khoáng hòa tan
Hàm lượng mangan, sắt
Khí CO2 hòa tan
Khí O2 hòa tan

Khí NH3
Khí H2S
SiO2
VSV

Nước mặt
Thay đổi theo mùa
Cao và thay đổi theo mùa
Thay đổi theo lưu vực sông
Thường rất thấp
Thường thấp hoặc bẳng 0
Thường gẩn bão hòa
Khi có nước bị nhiễm bẩn
Không có
Thường có ở nồng độ thấp
Có nhiều loại vi khuẩn

Nước ngầm
Tương đồi ổn định
Thấp và hầu như không có
Thường cao hơn nước mặt
Thường xuyên có
Thường có ở nồng độ cao
Thường không tồn tại
Có sẵn trong nguồn nước
Thường có
Thường có ở nồng độ cao
Chủ yếu là vi khuẩn sắt

2. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC: Dù là lấy nước từ nguồn nào, ở quy mô như thế nào,

hệ thống cấp nước được cấu thành từ ba công trình chính sau:
Bảng 0.3: Hệ thống cấp nước

2


1

Công trình thu nước

2

Công trình xử lý nước

3

Công trình phân phối nước

Phân loại theo mục đích sử dụng thì có thể chia thành:
Bảng 0.4: Hệ thống cấp nước(tt)
1

Hệ thống cấp nước sinh hoạt

2

Hệ thống cấp nước sản xuất

3


Hệ thống cấp nước chữa cháy

4

Hệ thống cấp nước kết hợp

3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP:
CHỈ TIÊU VẬT LÝ: Nhiệt độ, độ màu, độ mùi, tổng chất rắn, độ dẫn điện, độ phóng
xạ…..
CHỈ TIÊU HÓA HỌC: Giá trị PH, độ cứng tổng cộng, độ oxy hóa, hàm lượng Fe,
Mg, As, Amoniac, Nitrit, Nitrat, các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật.
CHỈ TIÊU VI SINH: facecal Coliform, tổng Coliform, protozoa, helminth, sinh vật
tự do…
CHỈ TIÊU BỔ SUNG:

Hợp chất hữu cơ tự nhiên (NOM)
VSV: giardia và cryptosporidium

3


Hình 0.2: acid và các dạng kiềm khác nhau theo giá tri PH

4. TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP:
+ NƯỚC DÂN DỤNG:
Nước thủy cục:

QCVN 01: 2009/BYT, Chất lượng nước ăn uống.

TCXDVN 33/2006, tiêu chuẩn thiết kế cấp nước.

+ NƯỚC CẤP DÂN DỤNG:
Nước đóng chai: TCVN 6096 – 2004 Nước uống đóng chai – yêu cầu chất
lượng.
+ NƯỚC CẤP CÔNG NGHIỆP:
Bảng 0.5: bảng nguồn nước cấp dùng cho công nghiệp
Nước dùng cho lò hơi

Nước dùng làm nguội

Nước cho dệt nhuộm

Nước cho xi mạ

Nước dùng cho hồ bơi

……

4


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC
LÂM ĐỒNG VÀ NHÀ MÁY NƯỚC ĐANKIA – SUỐI VÀNG.
1.1 TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC LÂM ĐỒNG:
1.1.1 Giới thiệu tổng quát:
Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Lâm Đồng.
Tên giao dịch thông thường: Công Ty Cấp Thoát Nước Lâm Đồng.
Tên giao dịch quốc tế: Lam Dong Water Supply And Sewerage Company LTD.
Địa chỉ: 07- Bùi Thị Xuân-Phường 2-Thành phố Đà Lạt

Điện thoại: 063 3822240 , 063 3834304

Fax: 063 3824050

Email:
Chủ sở hữu: UBND Tỉnh Lâm Đồng.
100% vốn điều lệ nhà nước.
Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất và kinh doanh nước sạch sinh hoạt. khai thác, xử lý nước, cung cấp
nước sạch phục vụ sinh hoạt đô thị và công nghệp.
 Tư vấn thiết kế công trình, giám sát thi công công trình xây dựng, thi công các
công trình: cấp thoát nước, xây dựng dân dụng,

thủy lợi.khu du lịch.khu nghỉ

dưỡng….
 Sản xuất và kinh doanh vật tư ngành nước.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cấp nước Lâm Đồng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Xây
Dựng được giải thể và thành lập lại theo quyết định số 686 QĐ/UB-TB ngày
24/10/1992 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng. Sau đó chuyển đổi mô hình quản
lý thành công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Lâm Đồng, được thành lập
theo quyết định số 2873 QĐ/UBND ngày 18/10/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Lâm
Đồng về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Giấy phép đăng kí kinh doanh công ty
THHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Lâm Đồng số 42040000008 ngày 11/11/2005
do sở Kế Hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp.
Công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Lâm Đồng bao gồm:
5



 Phân xưởng sản xuất nước Đà Lạt - nhà máy nước DANKIA.
 Nhà máy nước Hồ Xuân Hương.
 Nhà máy nước hồ Than Thở.
Các nhà máy nước trực thuộc huyện:
 Nhà máy nước Đức Trọng.
 Nhà máy nước Lâm Hà.
 Nhà máy nước Di linh.
 Nhà máy nước Bảo Lộc.
Tuồi đời còn non trẻ nhưng tiền thân của nó là những nhà máy đã được hình thành
từ đầu thế kỉ XX. Nhà máy nước Đà Lạt đã được hình thành vào năm 1920 sau khi
xây dựng đập nước Hồ Xuân Hương, cấp nước cho khu nhà ở của người Pháp tại Đà
Lạt. Năm 1938 và 1949 lần lượt cho ra đời nhà máy nước Than Thở và Hồ Xuân
Hương với dân số lúc đó khoảng 9500 hộ và 39000 người. Năm 1984, nhà máy nước
DAKIA – Suối Vàng với công suất 25000 m3/ngày đêm do chính phủ Đan Mạch tài trợ
và đi vào hoạt động trở thành nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Đà Lạt.
Sau dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Đà Lạt giai đoạn 1997 –
2000 công suất nhà máy nước Đà Lạt được nâng lên thành 31000m 3/ngày đêm, trong
đó các hạng mục hoàn thiện nhà máy nước DANKIA - Suối Vàng công suất
27000m3/ngày đêm, cải tạo nhà máy nước cũ Hồ Xuân Hương với công xuất
6000m3/ngày đêm. Cải tạo trạm bơm hồ Chiến Thắng , cải tạo trạm bơm tăng áp Hùng
Vương, xây dựng mới các bể chứa, cải tạo hệ thống đường ống. Đăc biệt chuẩn bị xây
dưng nhà máy nước hồ Tuyền Lâm với công suất dự kiến 1000m 3/ngày đêm nhằm đảm
bảo 80% dân số được cấp nước sạch với mức tổng công suất đạt được 42000m 3/ngày
đêm.
Tốc độ tăng trưởng nước thương phẩm của công ty hằng năm 12%. Tốc độ tăng
trưởng khách hàng hằng năm bình quân 15%. Sản lượng tiêu thụ bình quân của khách
hàng 31.6m3/tháng/hộ gia đình.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy SXKD của công ty:

1.1.3.1 Bộ máy hành chính:
 Phòng tổ chức hành chính.
 Phòng kế toán.
6


 Phòng kế hoạch đầu tư.
 Phòng kĩ thuật.
 Phòng thanh tra.
 Ban quản lý dự án cấp thoát nước.
1.1.3.2 Các đơn vị trực thuộc:
 Nhà máy nước Đà Lạt.
 Nhà máy nước Bảo Lâm.
 Nhà máy nước Đạ Tẻh.
 Nhà máy nước Thạch Mỹ.
 Nhà máy nước Đức Trọng.
 Xí nghiệp quản lý nước thải.
 Xí nghiệp cấp nước Đà Lạt.
 Xí nghiệp Thủy Lượng Kế.

1.2 TỒNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NƯỚC DANKIA – SUỐI VÀNG:
1.2.1 Vị trí địa lý và mặt bằng nhà máy:
Nhà máy nước DANKIA – Suối Vàng nằm cạnh hồ nhân tạo Dankia, nằm cách 9km
về phía Tây Bắc thành phố Đà Lạt, có sức chứa 21 triệu m3 nước.
Mặt bằng nhà máy được chia thành nhiều trạm khác nhau, mỗi trạm là một thành
phần đảm nhiệm công việc khác nhau.

Nhà máy nước Đankia – Suối Vàng

1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh:

Cung cấp nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng sản xuất, kinh doanh, của thành phố Đà
Lạt, với công suất 25000m 3/ngày đêm, đồng thời giữ mức thất thoát nước nhỏ hơn
20%.
7


1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển:
Nhà máy nước Dankia – Suối Vàng được khởi công vào ngày 02/04/1982 và hoàn
thành vào ngày 01/07/1984.
Dự án xây dựng nhà máy nước Dankia được nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư năm
1974. Sau ngày thống nhất đất nước, dự án tiếp tục được thực hiện theo hiệp định ngày
19/11/1975 giữa chính phủ Đan Mạch và chính phủ Việt Nam. Tổng mức vốn đầu tư
dự án là 12,17 triệu USD. Trong đó, vốn vay của chính phủ Đan Mạch là 6,25 triệu
USD và vốn của chính phủ Việt Nam là 5,92 triệu USD.
Nguồn vốn của chính phủ Đan Mạch được đầu tư cho các hạng mục thiết kế, cung
cấp thiết bị cơ khí, thiết bị điện, ống chuyển tải và giám sát thi công.
Nguồn vốn của chính phủ Việt Nam đầu tư cho các công trình xây dựng các hạng
mục công trình.lắp đặt thiết bị cơ khí, thiết bị điện và ống chuyển tải.
Công trình cấp nước sạch của nhà máy Đankia được trang bị công nghệ và thiết bị
hiện đại, đã cải thiện việc cung cấp nước sạch với chất lượng tốt cho thành phố Đà Lạt
với công suất 25000m3/ngày đêm cho dân số thiết kế khoảng 179000 người. Dự án
cũng chuẩn bị quỹ đất dự phòng, cũng như hệ thống điện, các trang thiết bị để dành
cho việc mở rộng hệ thống với công suất tối đa 45000m 3/ngày đêm cho dân số tương
lai khoảng 25000 người.
Hiện nay cùng vời sự hoạt động của nhà máy nước Đankia 2 thì việc cung cấp nước
cho toàn thành phố Đà Lạt trở nên đầy đủ và đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng thiết
hụt nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của dân sinh.

1.2.4 Chất lượng nước đầu vào và đầu ra:
Dưới đây là bảng thống kê chất lượng nước đầu vào và đầu ra của nhà máy nước

DANKIA – Suối Vàng.

8


Tháng 10/2011

Tháng 11/2011

9


Tháng 12/2011

10


CHƯƠNG 2

11


GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CỦA NHÀ MÁY
NƯỚC ĐANKIA–SUỐI VÀNG
2.1

THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ.
Nguồn nước thô lấy từ hồ nhân tạo DANKIA được thu qua 4 họng thu nước vào

trạm bơm cấp 1, tại đây nước đi qua các song chắn rác nhằm giữ lại các vật phù du

trong nước tránh hiện tượng tắc nghẽn đường ống và ảnh hưởng đến hoạt động của các
máy bơm, từ trạm bơm nước thô thông qua đồng hồ lưu lượng nước được bơm đến bể
hòa trộn và phân phối trước, tại đây nước thô được hòa trộn với các hóa chất như vôi,
clo, và phèn với 1 tỉ lệ thích hợp. sau khi hòa trộn với hóa chất, nước thô được đưa đến
3 bể lắng gia tốc, tại đây xảy ra các phản ứng hóa học keo tụ tạo bông và lắng. sau quá
trình nói trên nước sạch được bơm đến bể hòa trộn và phân phối sau, tại đây nước sau
lắng được châm thêm hóa chất như vôi và clo nhằm đảm bảo PH và lượng clo dư trong
đường ống. Tiếp đó nước được đưa đến bể lọc nhanh tự động. nước sạch sau khi lọc
được bơm vào bể chứa nước sạch 3000m 3. Ngoài ra bùn từ bể lắng và quá trình lọc
được bơm đến bể chứa bùn, qua quá trình lưu bùn sau đó được đưa trở lại hồ
DANKIA. Thông qua trạm bơm cấp 2, nước sạch được cung cấp cho mọi hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của nhà máy và qua van điều áp nước được đưa đến đài nước
Tùng Lâm 5000m3 và phân phối cho mạng lưới nước của thành phố Đà Lạt.

12


2.2 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ:
TRẠM HÓA
CHẤT
CHEMICAL
STATION
VÔI CLO

ĐỒNG HỒ ĐO
LƯU LƯỢNG
NƯỚC THÔ
RAW WATER
FLOW WATER


TRẠM BƠM NƯỚC THÔ
RAW WATER PUMPING
STATION

PHÈN

BỂ HÒA TRỘN
VÀ PHÂN PHỐI
TRƯỚC
MIXING AND
DISTRIBUTING
TANK BEFORE

VÔI

BỂ LẮNG GIA TỐC
ACCELATOR TANK

CLO

BỂ HÒA TRỘN
VÀ PHÂN
PHỐI SAU
MIXING AND
DISTRIBUTIN
G TANK
AFTER

BỂ NƯỚC
THẢI

WASTE WATER
TANK

BỂ LỌC
NHANH
TỰ ĐỘNG
AUTOMAT
IC FITER
TANK

TRẠM BƠM
NƯỚC
SẠCH
BỂ NƯỚC SẠCH 3000m3
CLEAR WATER TANK 3000m3 CLEAR
WATER
PUMPING
STATION

VAN 1 CHIỀU
ONE WAY
VALVE

ĐỒNG HỒ ĐO
LƯU LƯỢNG
NƯỚC SẠCH
RAW WATER
FLOW
WATER


VAN GIẢM ÁP
LOSS OF
PRESSURE
VALVE
MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI NƯỚC

HỒ DANKIA
ĐÀI NƯỚC TÙNG LÂM 5000M3
WATER TANK AT TUNG LAM HILL 5000M3


CHƯƠNG 3

TÌM HIỂU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ THÀNH
PHẦN CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ.
Hệ thống xử lý gồm các hạng mục công trình chính sau:
* Trạm bơm nước thô ( trạm bơm cấp 1)
* Nhà hóa chất.
* Trạm lọc.
* Trạm phân chia lưu lượng nước thô.
* Bể lắng gia tốc.
* Bể chứa nước sạch.
* Trạm bơm nước sạch ( trạm bơm cấp 2).
* Bể chứa bùn.

3.1 TRẠM BƠM NƯỚC THÔ:

Hình 3.1: Trạm bơm nước thô



3.1.1 Hệ thống đo:
Hệ thống thu nước thô được thiết kế dựa trên căn bản có mực nước chênh lệch của
hồ là 12m.
Mực nước có thể đối chiếu với 2 mực theo 2 hệ chuẩn:
 Hệ thống cao áp họa đồ quốc gia.
 Hệ thống đo đạc.
Mực nước cao nhất của hồ được liên hệ với mực đập cao nhất của đập số 2 như sau:
 Hệ thống họa đồ quốc gia: 1420, 9m.
 Hệ thống đo đạc: 500m.

3.1.2 Bộ phận lưới chắn rác và van thu nước:
Bộ phận kết hợp giữa hệ thống thu nước thô và trạm bơm nước thô là các ống vô
nước đường kính 600 có 3 mực nước như sau:
 Mực nước cao nhất 498 (cốt đo đạc địa phương) tương ứng với độ cao 1418,
9m so với mực nước biển.
 Mực nước trung tâm van ở giữa 495m (cốt đo đạc địa phương) tương ứng với
độ cao 1415, 9m so với mực nước biển.
 Mực trung tâm van ở đáy 492m (cốt đo đạc địa phương) tương ứng với độ cao
1412, 9m so với mực nước biển.
Như vậy mực nước thấp nhất vẫn còn cao hơn mực nước trung tâm van đáy là 1m.
Tại đây trước khi nước được bơm đến bể hòa trộn và phân phối trước thì phải đi
qua lưới chắn rác kiểu thô được bố trí ở 2 bên, có nhiệm vụ loại bỏ các vật có kích
thước nhỏ, vật trôi nổi, rong rêu, cành lá theo dòng chảy. Các lưới này có thể kéo lên
sàn trên cùng để thau rửa và kiểm tra.

3.1.3 Hệ thống bơm nước thô:
Trạm bơm nước thô được trang bị với 5 bơm nước thô ( là bơm ly tâm kiểu đứng)
VT250 TRIUM, mỗi bơm có công suất 450m 3/h với cột áp H = 32m, động cơ ASEA
75KW. Trong trường hợp điều hành bình thường 3 bơm cùng hoạt động và 2 bơm dự
phòng.


15


Hình 3.2: Máy bơm nước thô

3.1.4 Hệ thống mồi nước cho bơm nước thô:
Khi nước trong hồ xuống dưới mức cao độ 495, 3m tất cả các bơm đều được tự
động mồi nước bằng hệ thống mồi nước với 2 máy hút DA21, mỗi máy công suất
600l/phút, động cơ ELECTRIM 2,2KW, bình chân không dung tích 4000l.

16


Một hệ thống nước có áp lực được đặt để làm kín nước trong hộp nhồi kín của các
bơm nước thô và các vòi nước được đặt để làm sạch các lưới chắn rác. Hệ thống này
lấy nước từ hệ thống phục vụ riêng của nhà máy.
Ngoài ra còn có hệ thống bơm tự động tháo nước được đặt trong phòng bơm
URA080F 171, 5 công suất 190, 18m3/l, H = 10m động cơ 1KW

Hình 3.3: Hệ thống mồi nước

3.1.5 Hệ thống bơm bùn:
Một bơm bùn xách tay có ống cao su được cung ứng và đặt trong phòng bơm dùng
để hút bùn nơi thu nước hoặc các nơi cần thiết.

3.1.6 Hệ thống đường ống, cần trục và thiết bị nâng:
Ống chuyển tải nước thô là ống D500 từ trạm bơm nước thô tới nhà máy xử lý.
Đường ống là loại thép hàn xoắn ốc chịu được 10kg/cm2 chiều dài 160m.
Hệ thống cần trục gồm 2 tời chạy bằng thủ công 500kg để nâng các loại lưới chắn

rác. 2 dàn dầm cẩu với các bánh xe được đặt trên van vô nước và các máy bơm, 1
trong 2 cái cẩu vận hành bằng thủ công.

3.1.7 Tháp chống va:
Máy bơm đang hoạt động thì bị mất điện đột ngột nhưng các máy bơm vẫn quay đo
quán tính. Tuy nhiên tốc độ quay của cánh bơm sẽ giảm kết quả là lưu lượng và cột áp
giảm theo. Lúc này máy bơm và lưu lượng dòng chảy vẫn theo 1 dòng bình thường.
Sau 1 thời gian thì chiều cao cột áp đẩy sẽ tiếp tục giảm và cột áp nước trong ống sẽ
hồi ngược lại nếu áp lực cột nước thấp hơn áp lực tĩnh trong ống. Lúc này cánh bơm
tiếp tục quay và áp lực hồi ngược (áp lực nén xuống) sẽ gặp áp lực đẩy của máy bơm
từ đó sinh ra những áp lực lớn không ổn định gây ra ma sát và xung đột trong đường
17


ống, hình thành búa nước hay hiện tượng nước va, tại thời điểm này áp lực trong
đường ống sinh ra nhanh chóng và cột áp hồi ngược sẽ tạo ra một áp lực nguy hại lên
cánh bơm đường chuyển động làm giảm nhanh chóng tốc độ quay và lưu lượng nước.
Vòng quay của cánh bơm tiếp tục giảm dẫn đến bơm dừng từ đó áp lực hồi ngược của
cột áp nó sẽ tác động lên cánh bơm và gây ra hiện tượng cánh bơm quay theo chiều
ngược lại.
Hệ thống đường ống và các máy bơm được bảo vệ tránh nước va trong trường hợp
dừng đột ngột bằng hệ thống chống và điều áp tự động. Dung tích của bình chống va là
4000l.

Hình 3.4: Tháp chống va

3.1.8 Hệ thống điện và hệ thống kiểm soát:
Điện trong nhà máy được lấy từ đường dây điện cao thế 6,6KW nối tới trạm biến
thế trong trạm bơm.
Trạm bơm nước thô được kiểm soát từ nhà máy xử lý qua dây cáp từ bảng kiểm

soát chính đặt trong nhà hành chính.

18


Hình 3.5: Trạm biến áp

3.2 TRẠM ĐO LƯU LƯỢNG NƯỚC THÔ:
Là trạm bê tông chôn ngầm dưới đất.
Hệ thống đo lưu lượng nước thô: Lưu lượng nước thô được đo bằng đồng hồ đo từ
tính và các tín hiệu sẽ được chuyển đến các dụng cụ trong bảng kiểm soát chính.
3.3 TRẠM HÓA CHẤT:
Định lượng và phân phối hóa chất đến bể hòa trộn phân phối trước và sau.

Hình 3.6: Nhà hóa chất

19


3.3.1 Hệ thống châm phèn:
Gồm hai bể bằng bê tông chứa dung dịch phèn sunphat nhôm, mỗi cái dung lượng
26m3 trong đó một bể hoạt động và một bể dự phòng.

Hình 3.7: Hệ thống châm phèn
Mỗi bể trang bị một bơm hóa chất có bộ phận điều chỉnh lưu lượng, bơm có thề cho
lưu lượng từ 1l/h-4000l/h. Máy quậy đặt ở giữa bể giúp cho việc quậy trộn hữu hiệu.



Tác dụng của việc châm phèn .


Phèn là một chất keo tự thường được sử dụng trong xử lý nước, giúp xảy ra quá
trình keo tụ các hạt keo. Lượng phèn châm vào được xác định bằng thí nghiệm jartest.
+ Chất keo tụ: Hợp chất hóa học thêm vào nước nhằm thúc đẩy quá trình keo
tụ(làm giảm lực đẩy, tĩnh điện các hạt, tạo điều kiện để các hạt tiếp xúc nhau làm tăng
kích thước và khối lượng của các hạt keo).
+ Các chất được sử dụng thông thường.
Al2Cl3.Al2(SO4)3
FeCl3, Fe2(SO4)3
Aln(OH)mClx(SO4)y(PAC)
Phèn nhôm được sử dụng chủ yếu và mang lại hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng và
không để lại dư lượng trong nước.
Phèn nhôm khi cho vào nước phân ly thành Al3+  Al(OH)3
20


Al3+

+

3H2O

=

Al(OH)3

+

3H+


Sử dụng phèn nhôm sunphat Al2(SO4)314H2O có hàm lượng như sau:
Al2O3 ≥ 17%

Fe2O3 ≤ 0, 02%

Chất không tan ≤ 0, 1%

H2SO4 tự do ≤ 0, 1%

Cách pha chế dung dịch phèn nhôm 7, 1%
+ Làm sạch bể chứa trước khi pha dung dịch mới.
+ Chuẩn bị 40 bao phèn ( 2000kg).
+ Mở van nước vào bể khoảng 2/3 bể tương đương với vị trí kim đo trên thang
trên bể là 70 thì bắt đầu đổ lần lượt từng bao phèn.
+ Khi vạch theo dõi mực nước tới vị trí 0. Đóng nắp đập bể và vận hành máy
quậy.
+ Cho máy quậy vận hành liên tục trong khoảng 36h, tắt máy quậy máy hút bụi
và dung dịch phèn 7,1% sử dụng để châm vào nước thô.
+ Ảnh hưởng của PH.
PH có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy phân.
PH < 4,5: Không xảy ra thủy phân.
PH = 5,5 – 7,5: Đạt kết quả tốt nhất.
PH > 7,5: Hiệu quả keo tụ tốt nhất.
Nhiệt độ của nước thích hợp khoảng 20-400 tốt nhất là khoảng 35-400.



Hiện tượng keo tụ:

Keo tụ là hiện tượng hạt keo cùng loại hút nhau tạo thành tập hợp hạt có kích thước

và khối lượng đủ lớn để lắng xuống do trọng lực trong thời gian đủ ngắn.
Độ phân tán và diện tích bề mặt lớn  hạt keo hút nhau.
Hạt keo cùng loại điện tích cùng dấu hạt keo đẩy nhau.
Hạt keo không thể hút nhau mà lắng xuống nhờ trọng lực.
Thế ZeTa càng lớn ( hạt keo cùng điện tích ) thì hệ keo càng bền( khó kết tủa)
Thế Zeta = 0  hệ keo thành tụ điện phẳng ( không điện tích)  đễ dàng hút dễ
lắng.

3.3.2 Hệ thống châm vôi:
Gồm 2 bể dung dịch vôi, mỗi bể có dung lượng 26m3, một bể để điều chỉnh độ PH
trong bể lắng gia tốc và một bể để điều chỉnh PH trong bể lọc.
21


Mỗi bể có trang bị hai bơm hóa chất có bộ phận điều chỉnh lưu lượng, một dùng để
điều hành và một bể để dự phòng. Bơm có thể cho lưu lượng từ 1l 3300l/h. máy quậy
đặt ở giữa bể sẽ giúp cho việc quậy trộn hữu hiệu.
Bể chứa có trang bị 1 thước đo mực nước, một van để tháo cặn và một ống tràn.
Trên mỗi bể có trang bị quạt hút để hút bụi vôi trong khi quậy.
Hình
3.8:
Hệ
thống
châm
vôi
Pha
chế
dung
dịch
vôi

sữa
3%
+ Làm sạch bể chứa trước khi pha dung dịch mới.
+ Chuẩn bị bị 800kg vôi.
+ Mở van nước vào bể đến khoảng 2/3 để tương đương với vị trí kim đo trên
thang, trên bể là 70%, bật máy quậy (máy quậy sẽ vận hành liên tục từ khi dung dịch
được pha đến khi sử dụng gần hết bể dung dịch và bắt đầu đổ lần lượt từng bao vôi).
Khi vạch theo dõi mực nước tới vị trí số 0 thì đóng nắp bể.
*** Tác dụng của việc châm vôi:
Khi cho phèn vào trong nước đồng thời sẽ sản sinh lượng H + làm giảm PH của
nước, vì vậy người ta châm vôi vào nước để ổn định PH. PH của nước tại bể hòa trộn
và phân phối trước từ 6,2-6,5 (tốt cho quá trình tạo bông) và tại bể hòa trộn phân phối
sau 6,5-8,5 (tiêu chuẩn nước cấp). Lượng vôi châm vào phụ thuộc vào lượng phèn đã
châm.

3.3.3 Hệ thống châm clo trước:
22


Gồm 1 máy châm clo công suất 0kg/h  20kg/h, máy châm clo nối liền với hai bộ,
một bộ để điều hành và dự trữ. Mỗi bộ gồm 2 thùng, mỗi thùng 1 tấn, thùng này được
đặt trên bàn cân.
Khi một hệ đã hết, một bộ phận đóng mở tự động sẽ chuyển tự động sang hệ thống
các thùng dự phòng.
Nước phun qua ejector của hệ thống châm clo lấy từ bơm tăng áp ở trạm bơm nước
sạch là thiết bị định lượng hóa chất.

Hình 3.9: Hệ thống châm clo trước
*** Tác dụng của châm clo: Loại bỏ các vi sinh vật, rong tảo trong nước, khử mùi,
khử màu cho nước.


3.3.4 Hệ thống châm clo sau:
Gồm 1 máy châm clo công suất 0,5kg/h-10kg/h. Máy châm clo nối liền 2 bộ phận,
một để điều hành và dự trữ. Mỗi bộ phận gồm 2 thùng, mỗi thùng một tấn, thùng này
được đặt lên bàn cân.
Khi một bộ đã hết, một bộ phận đóng mở tự động sẽ chuyển tự động sang hệ thống
các thùng dự phòng.
Nước phun qua ejector của hệ thống châm clo lấy từ bơm tăng áp ở trạm bơm nước
sạch.

23


Hình 3.10: Hệ thống châm clo sau
*** Tác dụng của châm clo sau: Nhằm khử trùng trong nước, đảm bảo lượng clo dư
trong đường ống 0,3– 0, 5mg/l

3.3.5 CLO:
Clo sử dụng trong quá trình xử lý là clo lỏng đưa vào nước bằng các ejector khi clo
cho vào trong nước phản ứng xảy ra như sau:
Cl2

+

H2O

=

H+


+

OCl- +

Cl2

+

H2O

=

HCl

+

HOCl.

Cl-

Vì axit hypocloro là một axit yếu nên dễ phân hủy thành axit clohydric và oxy
nguyên tử tự do.
HOCl 

HCl

+

O


Chính oxy nguyên tử này sẽ oxy hóa các vi khuẩn.
Lượng clo sau khi khử trùng cần phải khống chế để đảm bảo an toàn cho người sử
dụng.
*** Ư u điểm:
Sử dụng dễ dàng.
Rẻ, sử dụng với quy mô lớn.
*** Nhược điểm:
Rất độc hại và không an toàn trong chuyên chở và bảo quản.
Đa số các trạm cấp nước vừa và nhỏ không thể sử dụng phương pháp này.
Tốn nhiều thời gian.
24


Hình 3.11: Bình Clo lỏng

3.3.6 Cần cẩu phèn, vôi, Clo:
Gồm cẩu điện có công suất 3 tấn đặt ở sàn tầng một của trạm hóa chất được sử dụng
để nâng hóa chất lên phòng kho chứa.
Một xe nâng thủy lực dùng để di chuyển hóa chất trong phòng chứa hóa chất.
Cần cẩu clo gồm cẩu tay có công suất 3 tấn đặt trên các dầm của trạm clo, được
dùng để nâng và chuyển các bình clo.

Hình 3.12 : Cần cẩu

3.3.7 Hệ thống nước phục vụ:
Nước phục vụ trong trạm hóa chất được sử dụng để chạy đầy các bể chứa dung dịch
rửa và rửa ngược các bơm hóa chất.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×