Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỀ TÀI “KHẢO SÁT XU HƯỚNG NGHỈ HỌC CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ I”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.28 KB, 30 trang )


LỜI MỞ ĐẦU

Như V. I. Lê – nin đã khẳng định “thống kê kinh tế - xã hội là một trong những
công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội”, vai trò to lớn của thống kê là không thể
phủ nhận. Và ngày nay, đây được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng, cũng như bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế đã trở nên vô cùng quen thuộc và
không thể thiếu với mỗi sinh viên ngành Kinh tế.
Học Nguyên lý thống kê hoàn toàn không phải chỉ là những con số mà là tiếng
nói đằng sau những thứ tưởng như vô tri ấy, ta biết được mỗi điều xảy ra trong cuộc
sống xung quanh đều có sự lí giải cho riêng nó. Và vì thế môn học cũng trở nên hấp
dẫn hơn. Bên cạnh đó, quá trình hoàn thành bài tập lớn cũng như thực hiện những khảo
sát thực tế đã giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức mà mình đã được học.
Nhóm gồm 6 sinh viên đến từ chuyên ngành Quản trị kinh doanh lớp tín chỉ
TOA302(2-1617).1_LT trường đại học Ngoại thương cùng thực hiện đề tài nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Kim Ngân khoa Quản trị kinh doanh.
Trong quá trình thực hiên, dù đã rất cố gắng nhưng nhóm cũng không thể tránh
khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, thời gian làm việc cùng nhau đã
đem đến cho mỗi thành viên những trải nghiệm rất thú vị về kiến thức cũng như cuộc
sống. Và chúng tôi nghĩ, đó mới chính là mục đích mà mỗi bộ môn nói chung và
Nguyên lý thống kê nói riêng cùng hướng tới.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI “KHẢO SÁT XU HƯỚNG NGHỈ
HỌC CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ I”

1.1 Mục đích nghiên cứu
Nghỉ học, trốn tiết từ lâu đã trở thành một thực trạng khá phổ biến ở học sinh sinh viên.
Vấn đề này đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các thầy cô
giáo cũng như các nhà xã hội học. Ta có thể dễ dàng tìm thấy thông tin của vấn đề này
trên các diễn đàn, báo chí hay trong chính ngay những câu chuyện, những bộ phim


thường ngày.
Rõ ràng đây là một hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và tương
lai của sinh viên. Mỗi người chúng ta đều có thể kể được một vài nguyên nhân cho
hiện tường này, từ khách quan như thời tiết, đặc thù môn hoc, sắp xếp lịch học không
hợp lý… cho tới chủ quan là chính nhận thức của sinh viên chưa hiểu rõ tác hại của
việc làm này. Tuy nhiên, đâu mới thực sự là lí do quan trọng nhất và có phải những gì
bạn nghĩ từ trước tới nay đều đúng. Để có được một câu trả lời chính xác và rõ ràng,
cũng như đem lại cho mọi người một cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng nghỉ học,
nhóm chúng tôi đã cùng thực hiện đề tài “Khảo sát xu hướng nghỉ học của sinh viên
Ngoại Thương cơ sở I”
1.2. Đối tượng, phạm vi khảo sát
Các bạn sinh viên trong phạm vi trường Đại học Ngoại Thương cơ sở I từ K53 đến
K55.
1.3. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu
Bài khảo sát sẽ đưa ra các nhân tố cũng như phân tích tầm ảnh hưởng của nó tới việc
sinh viên nghỉ học bằng việc sử dụng các công cụ thống kê để phản ánh một cách chính
xác và toàn diện về tình hình nghỉ học.


Chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài rất có ý nghĩa thực tiễn. Đối với chính sinh viên,
đặc biệt là những đối tượng đang học tín chỉ, họ có thể dựa vào đây để sắp xếp cho
mình một lịch học hợp lý để hạn chế hiện tượng tiêu cực này. Còn đối với công tác
giáo dục thì đây là một cơ sở để cải thiện tình hình giáo dục theo hướng tích cực hơn.
1.4. Quy trình thực hiện, công cụ thống kê
1.4.1 Quy trình thực hiện

Chọn đề tài

Thiết kế phiếu điều tra


Thu thập thông tin

Tổng hợp thông tin

Xây dựng bảng, đồ thị
thống kê

Xây dựng mô hình hồi
quy, tương quan

Nhận xét, kết luận


Công cụ chủ yếu được sử dụng là phần mềm Microsoft Excel. Ngoài ra nhóm còn sử
dụng phần mềm Microsoft Word, PASW, EVIEW 6, Google Docs,…
1.4.2. Thực hiện
Nhóm đã thiết kế survey online và thu được kết quả là 195 phiếu, trong đó không có
phiếu không hợp lệ.
1.5. Các yếu tố khảo sát
Trong quá trình thiết kế survey phục vụ cho đề tài khảo sát, nhóm chúng tôi đã đưa vào
các yếu tố cơ bản sau mà theo chúng tôi là nguyên nhân có ảnh hưởng tới hiện tượng
nghỉ học của sinh viên:
1. Tuổi, giới tính: sinh viên năm mấy, nam hay nữ.
2. Học tập: số ca nghỉ học một tuần, thích nghỉ ca nào nhất.
3. Giao thông đi lại: nhà cách trường bao xa, phương tiện đi lại.
4. Môn học: đặc thù môn học có hứng thú với sinh viên không, phong cách giảng
dạy của giảng viên, thói quen điểm danh, sắp xếp lịch học có phù hợp với từng
môn vào từng thời gian không…
5. Các yếu tố khác: có việc bận, ngủ quên, đi làm thêm, có người yêu hay tham gia
câu lạc bộ hay không…



Chương 2:

TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

2.1 Bảng, đồ thị thống kê
2.1.1 Mức độ nghỉ học của sinh viên
Số ca nghỉ/ tuần
<2
2-4
4-6
>6

Trị số giữa
1
3
5
7

Tần số
138
39
8
10

Tần suất (%)
70,77%
20,00%
4,10%

5,13%

Tần suất tích lũy (%)
70,77%
90,77%
94,87%
100,00%

Biểu đồ tần suất sinh viên nghỉ học

Nhận xét:
Với tần suất 70,77%, đa số sinh viên nghỉ học <2 ca/ tuần. Số ca nghỉ/tuần càng
tăng thì số lượng sinh viên càng giảm. Tần suất sinh viên nghỉ trên 6ca/ tuần tương
đối thấp và ở mức có thể chấp nhận được.

2.1.2 Mức độ nghỉ học của sinh viên theo giới tính


Nhận xét
Tỷ lệ nghỉ dưới 2 ca/tuần là lớn nhất, ở nam chiếm chiếm tỷ lệ 55,95%, ở nữ chiếm
tỷ lệ là 81,98% , cả nam và nữ chiếm 70.77 % - hơn một nửa tổng thế. Trong khi đó
ở nam, số nghỉ học 4-6 ca/tuần chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 5,95% . Ở nữ số nghỉ trên 6
ca/tuần là nhỏ nhất, chỉ 1,80% . Ở cả nam và nữ số nghỉ 4-6 ca/tuần cũng chiếm tỷ
lệ nhỏ nhất là 4,10% tổng thể. Qua đó, ta thấy số sinh viên nghỉ học nhiều lần có số
lượng nhỏ và đa số sinh viên nghỉ dưới 2 ca/tuần.
Bảng tần suất sinh viên nghỉ học (chia giới tính)

Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có:



Tần suất nghỉ học dưới 2 ca/tuần của cả nam và nữ đều chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể
là 55,95 % nam và 81,98% nữ.
Tiếp theo đó thì số ca từ 2-4 mà sinh viên Ngoại thương cũng hay nghỉ học. Rất ít sinh
viên nghỉ học > 6 ca/tuần và số này đa phần là nam.
2.1.3 Nguyên nhân nghỉ học của sinh viên

Nguyên nhân
Tấn số
Chán môn học
67
Có việc bận
52
Không điểm danh
33
Giảng viên dạy ko hay
53
Thời tiết
43
Ngủ quên
74
TKB không hợp lý
26
Khác
15
Lưu ý: 1 sinh viên có thể chọn nhiều nguyên nhân.

Tần suất (Tổng :195)
34,40%
26,70%

16,90%
27,20%
22,10%
37,90%
13,30%
7,70%

Nhận xét:
Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ cột, ta có thể thấy:
Lý do sinh viên nghỉ học cao nhất là do Ngủ quên với 37,90%, thấp hơn một chút là lý
do Chán môn học với tỷ lệ 34,40%. Các lý do giảng viên dạy không hay, thời tiết, có


việc bận thì đạt mức trung trung, tầm >20%, còn lại các lý do có tỷ lệ thấp <20% như
là TKB không hợp lý, không điểm danh có lẽ không là nguyên nhân chủ yếu giải thích
cho tình trạng nghỉ học ngày càng tăng của sinh viên. Nguyên nhân khác chiếm phần
nhỏ nhất với 7,70% đã chứng tỏ nhóm thống kê đã dự kiến tốt những lý do chủ yếu.
Dựa vào những số liệu này có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để giảm tình trạng
sinh viên nghỉ học ngày càng tăng.


2.1.4 Tương quan mức độ nghỉ học với điểm tích lũy của sinh viên.
Số ca
nghỉ
học/
tuần
<2
2-4
4-6
>6


<2
Tần Tần

2,0-2,19
Tần
Tần

Điêm tích lũy hiện tại
2,2-2,49
2,5-3,19
Tần
Tần
Tần Tần

3,2-3,59
Tần Tần

3,6-4
Tần Tần

số

suất

số

suất

số


suất

số

suất

số

suất

số

suất

(lần)
2
4
1
2
9

(%)
22,2
44,4
11,1
22,2

(lần)
1

5
1
2
9

(%)
11,1
55,6
11,1
22,2

(lần)
3
6
2
0
11

(%)
27,3
54,5
18,2
0,0

(lần)
55
14
2
1
72


(%)
76,4
19,4
2,8
1,4

(lần)
57
7
1
2
67

(%)
85,1
10,4
1,5
3,0

(lần)
19
4
1
3
27

(%)
70,4
14,8

3,7
11,1

Nhận xét:
Từ bảng thống kê, nhận thấy:
- Ở những sinh viên mức điểm thấp, đa số là nghỉ 2-4 ca/tuần song tỷ lệ nghỉ trên 4
ca/tuần vẫn còn rất lớn, ví dụ ở cả 2 mức điểm (<2 và 2,0-2,19) đều có tỷ lệ sinh viên
nghỉ trên 6ca/tuần là 22,2%.
- Ở những sinh viên mức điểm càng cao thì số ca nghỉ học /tuần càng ít. Ví dụ, ở mức
điểm giỏi (3,2-2,59) 85,1% sinh viên chỉ nghỉ dưới 2 ca/tuần, ở mức điểm xuất sắc
(3,6-4) 70,4% sinh viên nghỉ dưới 2 ca/tuần.

Mối tương quan mức độ nghỉ học với điểm tích lũy của sinh viên


Nhận xét:
- Các sinh viên ít nghỉ học (dưới 2ca/tuần) , đa số có điểm tích lũy cao, cụ thể 76,4%
sinh viên điểm 2,5-3,19; 85,1% sinh viên điểm 3,2-3,59 và 75,4% sinh viên điểm
3,6-4.
- Các sinh viên nghỉ học nhiều (trên 6 ca/tuần), đa số có điểm tích lũy thấp, cụ thể ở
cả 2 mức điểm <2 và 2,0-2,19 đều có tỉ lệ là 22,2 %. Một bộ phận số ít nghỉ học
nhiều trên 6 ca/tuần nhưng vẫn đạt điểm tích lũy ở mức cao nhất 3,6-4 chiểm tỉ lệ
11,1%.
- Như vậy, nhìn chung có thể thấy được mối tương quan rõ ràng của việc nghỉ học và
điểm tích lũy của sinh viên.
2.2 Các tham số phân tích thống kê
 Biến phụ thuộc:
Y = số ca nghỉ học/ tuần
 Biến độc lập:



Biến định lượng:

X1. Sinh viên năm mấy
X2. Khoảng cách từ nhà đến trường
X3. Điểm mức độ ảnh hưởng học tập


X4. Điểm tích lũy hiện tại
C1. mức độ thích nghỉ ca 1
C2. mức độ thích nghỉ ca 2
C3. mức độ thích nghỉ ca 3
C4. mức độ thích nghỉ ca 4


Biến định tính:

D1 = giới tính
D1 = 1: Nam
D1 = 0: Nữ
D2 = người yêu
D2 = 1: có
D2 = 0: không
D3 = làm thêm
D3 = 1: có
D3 = 0: không
D4 = tham gia câu lạc bộ
D4 = 1: có
D4 = 0: không



Với cả nam và nữ:
Y

X1

X2

X3

X4

C1

C2

C3

C4

1,87

2,1752 2,9974 3,0773 3,0600 2,8608 2,0103 2,6649 2,5927

Mean
Standard

6289 58
23
2

52
25
0,11 0,0537 0,1904 0,0894 0,0369 0,0911

09
48
84
0,0752 0,0751 0,0821

Error
Median
Mode
Standard

4984
1
1
1,60

43
2
1
1,0480

17
2
2
0,7481

98

2
0,5
2,6533

88
3
3
1,2464

46
2,85
2,85
0,5145

74
3
4
1,2699

09
3
3
1,0461

74
3
4
1,1445

Deviation 1539 97

28
25
95
03
17
42
52
Sample
2,56 0,5597 7,0401 1,5535 0,2648 1,6126 1,0983 1,0944 1,3099
Variance

4927 99
3,28

Kurtosis

76
-

08
-

54
-

5

2

0,9768 0,7842 -


Skewness 8097 47
Range
6
4
Minimum 1
1
Maximu

21
7,5
0,5

8
-

1

0,5168 -

0,1315 6
4
1,9
1
1,9

3

13
-


99
-

8
-

9
-

0,6342 0,1984 0,0943

0,5024 17
3
3
1
1

m
7
5
8
5
3,8
4
Sum
364 422
581,5 597
593,65 555
Count

194 194
194
194
194
194
Từ bảng số liệu trên ta rút ra được 1 số nhận xét như sau:
-

39
-

1,9181 0,7181 0,8564 0,3359 1,4660 0,8579 1,1455 1,4148

7065 72
1,97

49
-

4
390
194

2
3
1

8
3
1


4
517
194

4
503
194

Với khoảng cách trung bình từ nhà đến trường là xấp xỉ 3 km đa phần các ca

nghỉ học rơi vào ca 1. Đa số mọi người cho rằng việc nghỉ học là có ảnh hưởng tới kết
quả học tập. Trung bình điểm tích lũy của các sinh viên được khảo sát là 3.06.
Số ca nghỉ học của sinh viên trung bình là khoảng 2 ca/tuần. Ca học có số sinh viên
thường nghỉ nhiều nhất là ca 1, sau đó đến ca 3 vì do giờ học thường bắt đầu vào sáng
sớm hoặc trưa nên dễ gây tâm lý buồn ngủ, ngủ cố dẫn đến tình trạng này. Hệ số biến
thiên của số ca nghỉ học của sinh viên là 85.3944%. Điều đó cho thấy sự dao động số


ca nghỉ học giữa các sinh viên là vô cùng lớn.
Bảng tham số với giới tính nam (D1=1) đã xác định
Y

X1

X2

2,18072

X3


X4

C1

C2

C3

C4

2,83132 2,89698 2,87951 2,15662 2,50602 2,5180

Mean
2,39759 3
3,26506 5
8
8
7
4
2
Standard 0,21060 0,08066 0,31109 0,13907 0,06164 0,14585 0,12299 0,12286 0,1331
Error
6
Median 1
Mode
1
Standard
Deviatio
n

Sample
Variance

8
2
2

1
2
0,5

4
3
3

3
2,85
2,85

8
4
4

8
2
1

8
3
3


3
2
4

1,91871 0,73492 2,83417 1,26702 0,56159 1,32883 1,12056 1,11938

1,2133

3,68145 0,54011 8,03254 1,60534 0,31538 1,76579 1,25565 1,25301

1,4722

-

-

-

-

-

-

Kurtosis 0,75706 0,98352 1,12292 0,85807 0,85872 1,54566 1,21943 1,35563 -1,572
Skewnes 1,32276 0,83419 0,60102 0,06764 0,42896 0,0407
s
Range
Minimu


6
6

1
3

3
7,5

5
4

0,08251 0,54065 7
1,9
3
3

0,04216 9
3
3

m
Maximu

1

1

0,5


1

1,9

1

1

1

1

m
Sum
Count

7
199
83

4
181
83

8
271
83

5

235
83

3,8
240,45
83

4
239
83

4
179
83

4
208
83

4
209
83

Đối với nam:
- Hệ số biến thiên của số ca nghỉ học là: (1,919/2,397)*100%=80,06%. Khoảng cách
từ nhà đến trường trung bình là 3,26 km với khoảng cách phổ biến trung bình là 0,5
km. Ca học đến có xu hướng nghỉ phổ biến là ca 1, sau đó là ca 4.
- Điểm tích lũy trung bình (trên 4) của các sinh viên nam là 2,89 và phổ biến là ở mức
2,85. Điều này được giải thích là do phần lớn các sinh viên nam cho rằng việc nghỉ
học không ảnh hưởng nhiều lắm đến điểm tích lũy của mình, các bạn có thể ở nhà tự



nghiên cứu tài liệu được. Theo khảo sát thì cho điểm mức độ ảnh hưởng của việc
nghỉ học đến điểm tích lũy của các sinh viên nam là 2.83 trên thang điểm 5.
Bảng tham số với giới tính nữ (D1=0) đã xác định
Y

X1

X2

X3

X4

C1

C2

C3

C4

1,4864

2,1711

2,7972

3,2612


3,1819

2,8468

1,9009

2,7837

2,64864

Mean
86
Standar 0,1122

71
0,0722

97
0,2376

61
0,1142

82
0,0418

47
0,1167


01
0,0931

84
0,0926

9
0,10369

d Error 07
Median 1
Mode
1
Standar

56
2
2

67
2
0,5

66
3
3

54
3,4
3,4


39
3
4

34
2
1

5
3
3

8
3
3

0,7612

2,5039

1,2038

0,4409

1,2299

0,9812

0,9761


1,09252

on
77
Sample

65

77

7

59

16

33

28

5

Varianc 1,3975

0,5795

6,2699

1,4493


0,1944

1,5126

0,9628

0,9528

1,19361

e

25

02
-

04
-

45

95
-

17
-

26


2

Kurtosi 8,6603

2,6420

0,2846

0,7371

0,7659

1,4111

0,4665

s

61

31

9

3
-

08
-


4
-

6

-0,957
-

-1,25741

Skewn

2,8401

1,0850

0,9362

0,2649

0,7879

0,4784

0,7897

0,2676

ess

Range
Minim

54
6

58
4

3
7,5

4
4

4
1,9

3
3

59
3

8
3

-0,19729
3


um
Maxim

1

1

0,5

1

1,9

1

1

1

1

um
Sum
Count

7
165
111

5

241
111

8
310,5
111

5
362
111

3,8
353,2
111

4
316
111

4
211
111

4
309
111

4
294
111


d
Deviati

1,1821

43

Đối với nữ:
- Hệ số biến thiên của số ca nghỉ học là (1,182/1,486)*100%=79,54%.


- Khoảng cách từ nhà đến trường trung bình là 2,79 km với khoảng cách phổ biến là
0,5km. Ca học đến lớp không đúng giờ phổ biến là ca 1, sau đó đến ca 3.
- Điểm tích lũy trung bình (trên 4) của các sinh viên nữ là 3,18. Cho điểm mức độ ảnh
hưởng của việc nghỉ học tới kết quả học tập của các sinh viên nữ trung bình là 3,26
trên thang điểm 5. Cả hai số liệu này đều có phần cao hơn so với các sinh viên nam
và có thể lý giải rằng do khoảng cách nhà ở gần hơn, bản chất chăm chỉ cùng tâm lý
lo sợ về điểm của các sinh viên nữ lớn hơn các sinh viên nam nên dẫn đến những kết
quả này.


2.3 Phân tích hồi quy và tương quan
2.3.1 Ma trận hệ số tương quan
Y
Y

X1

X2


X3
-

X4
-

C1
-

C2

C3
-

C4

2.551706 0.248485 0.750239 0.243012 0.231488 0.022372 0.104368 0.273408 -0.024604
-

X1 0.248485 0.556914 0.001594 0.008396 0.015249 0.068392 0.032735 0.002019 0.045595
X2 0.750239 0.001594 7.975874 0.163833 0.262825 0.175205 0.125624 0.046711 0.042991
X3 0.243012 0.008396 0.163833 1.545568 0.040468 0.030476 0.310075 0.036215 0.041795
X4 0.231488 0.015249 0.262825 0.040468 0.263443 0.012261 0.031547 0.036615 0.033217
C1 0.022372 0.068392 0.175205 0.030476 0.012261 1.604342 0.204751 0.149245 -0.087602
C2 0.104368 0.032735 0.125624 0.310075 0.031547 0.204751 1.092677 0.003454 0.318631
C3 0.273408 0.002019 0.046711 0.036215 0.036615 0.149245 0.003454 1.088771 0.028510
C4 0.024604 0.045595 0.042991 0.041795 0.033217 0.087602 0.318631 0.028510 1.303247
Từ bảng trên ta có thấy:
- cov(Y,X1) > 0 : Sinh viên càng học lên cao thì số ca nghỉ học/ tuần cũng tăng theo.

Có thể lí giải hiện tượng này như sau : với những sinh viên năm đầu thì thói quen học
tập từ cấp 3 vẫn còn ảnh hưởng rất lớn nên sự chuyên cần là không phải bàn cãi. Càng
lâu thì sinh viên càng thích nghi với đời sống chung của bạn bè xung quanh, nhất là khi
không có sự quản lý chặt chẽ của phụ huynh, sinh viên càng dễ nghỉ học. Đến năm
cuối, do công việc bận rộn và một phần là cảm thấy mình có thể tự học thì mọi người
sẽ ít có mặt trên giảng đường hơn.


- cov(Y,X2) > 0 : Khoảng cách từ nhà đến trường càng tăng thì số ca học nghỉ học/
tuần càng tăng. Do tâm lý ngại đi học, cũng như việc xác định thời gian tới lớp
không chuẩn xác.
- cov(Y,X3) < 0 : Sinh viên càng ý thức được việc nghỉ học làm ảnh hưởng tới học tập
thì càng có số ca nghỉ học/tuần thấp.
- cov(Y,X4) < 0 : Điểm trung bình tích lũy càng cao thì số ca nghỉ học/tuần của sinh
viên đó càng thấp.
- cov(Y,C1) < 0 : sinh viên càng thích nghỉ ca 1 thì số ca nghỉ học/tuần càng thấp
- cov(Y,C2) > 0 : sinh viên càng thích nghỉ ca 2 thì số ca nghỉ học/tuần càng cao.
- cov(Y,C3) < 0 : sinh viên càng thích nghỉ ca 3 thì số ca nghỉ học/tuần càng thấp.
- Cov(Y,C4) < 0 : sinh viên càng thích nghỉ ca 4 thì số ca nghỉ học/tuần càng thấp.
Với các ca học : ca số 1 bắt đầu từ 6h45’, ca số 3 bắt đầu từ 12h115’ và ca số 4 là ca
học cuối cùng trong ngày do thói quen khó thức dậy vào buổi sáng, nắng nóng vào
buổi trưa hay việc phải học hành sau cả 3 ca đã làm việc mệt mỏi thì tâm lý chung của
tát cả mọi người là ngại ra đường, nhất là để đi học. Vì vậy, dù là người hay nghỉ học
hay ít nghỉ học thì nếu cho chọn họ vẫn thích được nghỉ những ca học này.
Còn riêng với ca học số 2, đây là thời điểm thích hợp và hiệu quả nhất cho việc học
trong ngày nên nếu bạn nào vẫn thích nghỉ ca học này thì hẳn đây là dối tượng thường
xuyên vắng mặt trên các giảng đường.
Ý nghĩa một số biến định tính bổ sung vào mô hình:
D5: phương tiện đến trường
D5A = 1: Đi bộ


D5B = 1: Xe đạp

D5C=1:Xemáy

D5D = 1: Xe bus

D5A = 0: Khác

D5B = 0: Khác

D5C = 0: Khác

D5D =0: Khác

Nhóm điều khiển là nhóm mà D5A=D5B=D5C=0 là nhóm những người đi bằng
phương tiện khác.


2.3.2 Mô hình hồi quy
Estimation Command:
=========================
LS Y C X1 X2 X3 X4 C1 C2 C3 C4 D1 D2 D3 D4 D5A D5B D5C D5D
Estimation Equation:
=========================
Y = C(1) + C(2)*X1 + C(3)*X2 + C(4)*X3 + C(5)*X4 + C(6)*C1 + C(7)*C2 +
C(8)*C3 + C(9)*C4 + C(10)*D1 + C(11)*D2 + C(12)*D3 + C(13)*D4 + C(14)*D5A
+ C(15)*D5B + C(16)*D5C + C(17)*D5D
Substituted Coefficients:
=========================

Y = 4.36628983863 + 0.253467571076*X1 - 7.94833323019e-05*X2 0.0780491368871*X3 - 0.486572625863*X4 + 0.00612207788828*C1 0.0291553264685*C2 - 0.191532034712*C3 - 0.00600434626637*C4 +
0.532686688244*D1 + 0.459500108875*D2 + 0.13837664097*D3 0.543855834919*D4 - 1.32165045242*D5A - 1.29674515268*D5B 0.72716639522*D5C - 0.899294076441*D5D


Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 01/02/02 Time: 12:04
Sample: 1 194
Included observations: 194
Coefficien
Variable

t Std. Error t-Statistic

C
X1
X2
X3
X4
C1
C2
C3
C4
D1
D2
D3
D4
D5A
D5B
D5C

D5D

4.366290
0.253468
-7.95E-05
-0.078049
-0.486573
0.006122
-0.029155
-0.191532
-0.006004
0.532687
0.459500
0.138377
-0.543856
-1.321650
-1.296745
-0.727166
-0.899294

R-squared
Adjusted Rsquared

1.210164
0.148437
0.046811
0.087355
0.220432
0.083608
0.107719

0.099737
0.095323
0.220486
0.233474
0.211319
0.213982
0.729146
0.759414
0.675817
0.738612

Prob.

3.608014
1.707573
-0.001698
-0.893466
-2.207356
0.073223
-0.270662
-1.920371
-0.062990
2.415966
1.968103
0.654823
-2.541591
-1.812600
-1.707560
-1.075981
-1.217546


0.0004
0.0895
0.9986
0.3728
0.0286
0.9417
0.7870
0.0564
0.9498
0.0167
0.0506
0.5134
0.0119
0.0716
0.0895
0.2834
0.2250

0.294472

Mean dependent var

1.876289

0.230696

S.D. dependent var
Akaike info


1.601539

S.E. of regression 1.404710 criterion
Sum squared resid 349.2580 Schwarz criterion
Hannan-Quinn

3.601087
3.887446

Log likelihood
F-statistic
Prob(F-statistic)

3.717042
0.637539

-332.3055 criter.
4.617256 Durbin-Watson stat
0.000000


Từ các số liệu ta có thể rút ra 1 số nhận xét như sau:
- Sinh viên nam có số ca đến nghỉ/ tuần trung bình ít hơn sinh viên nữ 0,5 ca.
viên càng học lên cao càng có xu hướng nghỉ học nhiều hơn.

Sinh


-


Khoảng cách từ nhà đến trường càng tăng thì sinh viên nghỉ học số ca càng nhiều
hơn. Điều đặc biệt là những người đi xe bus và đi xe đạp thì nghỉ học ít hơn những
người đi xe máy, và càng ít hơn so với những người đi bộ. Có thể lí giải điều này là
do tâm lý phụ thuộc của sinh viên, những đối tượng đi xe máy thường ỷ lại vào
phương tiện của mình mà không tính đến những lí do đột xuất như hết xăng, tắc
đường, va chạm, quên đồ….. Đối với những đối tượng đi bộ có thể do không căn
chỉnh chính xác thời gian dẫn tới đi muộn hoặc vì cảm thấy mình có thể không đến
kịp giời nên quyết định nghỉ học.

-

Ca 1 và ca 3 có số sinh viên nghỉ học nhiều hơn ca 2 và ca 4. Đối với ca 1 bắt đầu
từ 6h45’, các bạn sinh viên có thể không dậy được sớm hoặc dậy quá muộn không
kíp đến lớp nên chọn phương án nghỉ học. Ca3 bắt đầu từ 12h15’ là khoảng thời gian
nóng nhất trong ngày. Thói quen ngủ trưa hoặc quá mệt mỏi sau một buổi sáng làm
việc sẽ khiến sinh viên dễ nghỉ học.

- Việc giáo viên điểm danh hay không cũng ảnh hưởng tới việc nghỉ học. Nếu giáo
viên không thường xuyên điểm danh thì hiện tượng nghỉ học cũng tăng theo.
- Bên cạnh đó, có một bộ phận khá lớn sinh viên nghỉ học vì lí do thời tiết, đặc thù
môn học, phong cách giảng bài của giảng viên...
- Điều đặc biệt là những người đi làm thêm và tham gia các câu lạc bộ lại ít ảnh
hưởng tới sự chuyên cần trong học tập. Có thể đó là những người đã quen với những
nguyên tắc về thời gian, kỉ luật hay cường độ làm việc cao nên ít cảm thấy ngại khi
phải đi học.
-

Đáng kể đến là hiện tượng nghỉ học tăng nhiều hơn đối với sinh viên năm cuối.
Những sinh viên năm nhất có hiện tượng nghỉ học khá ít, một phần do thói quen học
tập có từ cấp 3, phần khác do tổ chức lớp theo niên chế cũng tăng thêm hứng thú cho

việc có mặt trên lớp khi được học tập trong môi trường có nhiều bạn bè.

- Nhận thấy R2 = 0.294472 tức là mô hình giải thích được 29.4472% sự phụ thuộc của
biến phụ thuộc vào các biến độc lâp (sự phụ thuộc của số ca nghỉ học của sinh viên
Ngoại thương vào các yếu tố nêu trên).



KẾT LUẬN
Một số khía cạnh của hiện tượng nghiên cứu
Do khoảng cách từ nhà đến trường của sinh viên nam là 3.27 km lớn hơn so với của
sinh viên nữ là 2.80 km nên dẫn tới hiện tượng nghỉ học nhiều hơn ở đối tượng này.
Có vẻ như phương tiện đến trường càng cơ động thì sinh viên lại càng hay đến lớp
không đúng giờ . Điều này có thể được giải thích bởi tâm lý chung của mọi người là
khi có một phương tiện cơ động sẽ an tâm hơn về thời gian đến trường chính từ tâm lý
đó mà hình thành thói quen ngủ cố và dẫn đến tỷ lệ đi học không đúng giờ thậm chí
còn cao hơn ở những người đi học với phương tiện kém cơ động như xe buýt, xe đạp,

Ca 1 bắt đầu từ 6h45phút là ca có số lượng sinh viên đến không đúng giờ lớn nhất. Phù
hợp với thực tế là tình trạng tắc đường vào buổi sáng sớm và tâm lý ngủ cố đặc trưng
của giới sinh viên. Sau đó là đến ca 3 vì thời gian bắt đầu học ca này là 12h15phút, các
sinh viên vẫn còn tâm lý muốn giải lao, thời gian không đủ để ăn cơm trưa và ngủ trưa.
Đa số cá sinh viên đều cho rằng nghỉ học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.
Tuy nhiên, những sinh viên nam cho rằng mức độ ảnh hưởng của việc nghỉ học tới kết
quả học tập ít hơn so với những sinh viên nữ. Điều này cũng được phản ánh bởi điểm
tích lũy tín chỉ các môn học của sinh viên nam có phần thấp hơn so với sinh viên nữ.
Điểm đặc biệt là có một phần nhỏ số sinh viên nghỉ học tương đối nhiều nhưng có
điểm tích lũy khá cao. Có thể giải thích hiện tượng này là do những sinh viên đó có thể
tự học và nghiên cứu tài liệu ở nhà một cách hiệu quả.
Khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài

Trong quá trình khảo sát và xử lý số liệu nhóm đã gặp phải những hạn chế sau:
• Mới khảo sát được ở 1 bộ phận nhỏ của sinh viên trong trường ( 195 sinh viên) nên
kết quả đề tài mang tính khách quan không cao, chưa phản ánh đúng được thực
trạng nghỉ học của sinh viên trong trường.
• Có rất nhiều nhóm khác cũng thực hiện nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian
này và vùng khảo sát chủ yếu là sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở I. Do


vậy các bạn sinh viên trong trường đã phải làm nhiều phiếu trong 1 ngày dẫn đến
tình trạng ngán ngẩm, ghi số liệu không chính xác hay từ chối làm điều tra.
• Nhiều sinh viên do dự khi đưa câu trả lời vì đề tài nghiên cứu là vấn đề nhạy cảm,
nó khiến tính chính xác của đề tài có thể bị giảm sút.
• Là lần đầu tiên xây dựng đề tài nên còn nhiều bỡ ngỡ và khúc mắc. Một số vấn đề
sai sót do chủ quan của nhóm.
• Kiến thức của các thành viên trong nhóm còn nhiều thiếu sót và hạn chế khiến việc
tiến hành làm tiểu luận gặp nhiều sai sót trong nhiều khâu như chọn đề tài, chọn
biến... Mô hình còn thiếu nhiều biến.
• Do thời gian thực hiện đề tài trùng với thời điểm các anh chị sinh viên năm cuối bận
rộn chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp và các sinh viên năm nhất với tâm lý ngại ngùng
chưa quen với môi trường đại học nên khó tìm được sự hợp tác từ 2 nhóm sinh viên
này. Điều đó dẫn đến số liệu khảo sát không có được sự đồng đều giữa sinh viên các
năm.
• Thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài khiến tâm lý các thành viên trong nhóm không
ổn định, tinh thần không tỉnh táo dẫn đến việc bất đồng ý kiến và có các xung đột
nhỏ. Thêm vào đó, các thành viên cũng phải cố gắng hoàn thành các bài kiểm tra,
tiểu luận, thuyết trình của các bộ môn khác. Tuy nhiên, mọi việc đã được khắc phục
và giải quyết 1 cách hiệu quả nhất.
Với sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung, nhóm đã rất cố gắng để
xây dựng và thực hiện đề tài một cách tốt nhất. Tuy thành công không được như mong
đợi nhưng mỗi thành viên trong nhóm đều có thêm được nhiều kiến thức và kinh

nghiệm cho bộ môn này.


×