Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 8 DÒNG LÚA ĐỘT BIẾN VỤ XUÂN NĂM 2011 TẠI CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA 8 DÒNG LÚA ĐỘT BIẾN VỤ XUÂN NĂM 2011 TẠI CỦ
CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Nông học
Khóa: 2007 – 2011
Sinh viên thực hiện:
Bùi Khắc Khánh

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Trần Thị Dạ Thảo

Thành Phố Hồ Chí Minh
5/2011



KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA 8 DÒNG LÚA ĐỘT BIẾN VỤ XUÂN TẠI HUYỆN CỦ
CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Khắc Khánh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư


Ngành NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn
Th.s TRẦN THỊ DẠ THẢO
TS. ĐỖ KHẮC THỊNH

THÁNG 5 NĂM 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn tháng học tập, làm việc và nghiên cứu tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ
Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh tôi đã nổ lực học tập và làm việc nghiêm túc để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách thành công. Bên cạnh những thuận lợi,
tôi cũng đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên với sự giúp đỡ của nhà trường và
nhân viên của Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam tôi đã vượt qua
khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
-

Ban Giám Hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

-

Ban chủ nhiệm khoa Nông học

-

Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam


Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành tốt khóa
luận này
-

Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Nông học đã tận
tình chỉ bảo tôi những kiến thức trong suốt bốn năm học tập

-

Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Th.s Trần Thị Dạ
Thảo đã chỉ bảo tận tình trong thời gian tôi thực hiện khóa luận này

-

Cảm ơn Ts. Đỗ Khắc Thịnh, cô Hùng Phi Oanh của Viện Khoa Học Kĩ
Thuật Nông Nghiệp Miền Nam đã chỉ bảo tôi các thao tác kĩ thuật ngoài
đồng trong thời gian thực hiện khóa luận

Xin chân thành cảm ơn
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2011
Bùi Khắc Khánh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của
8 dòng lúa đột biến triển vọng”. Đề tài được thực hiện tại xã Tân Thạnh Đông,
huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh. Mục đích chọn ra những dòng có triển
vọng năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, cứng cây, sâu bệnh

nhẹ. Thời gian thực hiện đề tài từ 15/1/2011 đến 15/5/2011.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố,
ba lần lặp lại với 8 dòng lúa đột biến triển vọng gồm: Jasmine 85 150 (4), Jasmine
85 250 (2), Jasmine 85 300 (5), Jasmine 85 150 (30), Jasmine 85 250 (27),
Jasmine 85 250 (31), Jasmine 85 250 (35), Jasmine 85 (đ/c) được chọn lọc qua 6
thế hệ đời M6 sử lý bằng tia gamma 60Co mỗi giống với 4 liều lượng 150 Gy, 200
Gy, 250 Gy, 300 Gy.
Kết quả khảo nghiệm của 8 dòng lúa triển vọng đã chọn ra được hai dòng có
đặc điểm hình thái, đặc tính nông học tốt, năng suất cao hơn đối chứng, phẩm chất
gạo ngon, thích hợp với điều kiện địa phương. Dòng Jasmine 85 150Gy (30) có
chiều cao cây 94,50 cm; thời gian sinh trưởng khoảng 115 ngày, cứng cây, lá đòng
thẳng, nhiễm bệnh nhẹ, năng suất đạt 7,20 tấn/ha; chất lượng gạo ngon đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu. Dòng Jasmine 85 250Gy (27) có chiều cao cây 107,20; thời gian
sinh trưởng khoảng 117 ngày, cứng cây, lá đòng thẳng, nhiễm bệnh nhẹ, năng suất
đạt 6,97 tấn/ha; chất lượng gạo ngon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt............................................................................................ vii
Danh sách các hình vẽ ................................................................................................ viii

Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.2.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất lúa trên thế giới ...................................................... 3
2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất lúa ở Việt Nam ....................................................... 5
2.3 Cách lai tạo dòng lúa đột biến và một số giống đột biến ......................................... 7
2.3.1 Hiện trạng sản xuất dòng đột biến trên cây lúa.................................................. 7
2.3.2 Cách lai tạo dòng đột biến ................................................................................. 9
2.3.2.1 Gây tạo nguồn biến dị từ đột biến ................................................................ 9
2.3.2.2 Chọn lọc nguồn biến dị mới ......................................................................... 9
2.3.2.3 Đánh giá và công nhận giống mới ............................................................... 9
2.3.3 Sơ đồ tạo giống đột biến bằng hóa chất ........................................................... 10
iv


2.3.4 Một số giống đột biến xử lý bằng tia phóng xạ ............................................... 11
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................................... 14
3.1.1 Thời gian thí nghiệm ....................................................................................... 14
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm......................................................................................... 14
3.2 Điều kiện thí nghiệm .............................................................................................. 14
3.2.1 Đặc điểm tính chất lý hóa tính đất của khu thí nghiệm ................................... 14
3.2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm.............................. 15
3.3 Vật liệu thí nghiệm................................................................................................. 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 16

3.4.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 16
3.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.............................................................. 18
3.4.2.1 Các chỉ tiêu hình thái .................................................................................. 18
3.4.2.2 Các chỉ tiêu nông học, sinh lý ..................................................................... 19
3.4.2.3 Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa .............................................. 21
3.4.2.4 Các chỉ tiêu và yếu tố cấu thành năng suất ................................................. 23
3.4..2.5 Các chỉ tiêu phẩm chất gạo ........................................................................ 24
3.4.3 Quy trình kĩ thuật canh tác trong thí nghiệm của 8 dòng lúa đột biến ............... 24
3.5 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .................................................................. 26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả đánh giá của 8 dòng lúa đột biến .............................................................. 27
4.1.1 Đặc điểm hình thái của 8 dòng lúa đột biến .................................................... 27
4.1.2 Các chỉ tiêu nông học ....................................................................................... 29
4.1.3 Chỉ tiêu sinh lý ................................................................................................. 36
4.1.4 Tính chống chịu sâu bệnh ................................................................................ 37
4.1.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng ............................. 38
4.1.6 Các tiêu phẩm chất gạo .................................................................................... 40
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
v


5.1 Kết luận .................................................................................................................. 41
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Hình ảnh của thí nghiệm .............................................................................. 44
Phụ lục 2 Sử lý số liệu thống kê và tài liệu liên quan .................................................. 51

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN và PTNN: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Đ/c: Đối chứng
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐNB: Đông Nam Bộ
EU: European Union ( Liên minh Châu Âu)
FAO: Food and Agriculture Organization
Gy (Grey): Đơn vị liều lượng phóng xạ
HI: (Harvest Index) Hệ số kinh tế hay chỉ số thu hoạch
IRRI: Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế - International Rice Research Institute
Jas 85 (đ/c): Jasmine 85 (đ/c)
Jas 85 150 (30): Jasmine 85 150 (30)
Jas 85 150 (4): Jasmine 85 150 (4)
Jas 85 250 (2): Jasmine 85 250 (2)
Jas 85 250 (27): Jasmine 85 250 (27)
Jas 85 250 (31): Jasmine 85 250 (31)
Jas 85 250 (35): Jasmine 85 250 (35)
Jas 85 300 (5): Jasmine 85 300 (5)
NSC: Ngày sau cấy
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực tế
P.1000 hạt: Trọng lượng 1000 hạt
TTGST: Tổng thời gian sinh trưởng
USD: Đô la Mỹ
USDA: Bộ Nông Nghiệp Mỹ
vii


Viện KHKT NN MN VN: Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 2.1. Sơ đồ tạo giống đột biến bằng hóa chất ....................................................... 10
Hình 3.1. Dòng Jasmine 85 150 Gy(4) giai đoạn chín ................................................ 44
Hình 3.2. Dòng Jasmine 85 250 Gy(2) giai đoạn chín ................................................ 44
Hình 3.3. Dòng Jasmine 85 300 Gy(5) giai đoạn chín ................................................ 45
Hình 3.4. Dòng Jasmine 85 150 Gy(30) giai đoạn chín .............................................. 45
Hình 3.5. Dòng Jasmine 85 250 Gy(27) giai đoạn chín .............................................. 46
Hình 3.6. Dòng Jasmine 85 250 Gy(31) giai đoạn chín .............................................. 46
Hình 3.7. Dòng Jasmine 85 250 Gy(35) giai đoạn chín .............................................. 47
Hình 3.8. Dòng Jasmine 85 (đ/c) giai đoạn chín.......................................................... 47
Hình 3.9. Cảnh quan giai đoạn chín các dòng ............................................................. 48
Hình 3.10. Cảnh quan giai đoạn mạ các dòng ............................................................. 48
Hình 4.1. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây ................................................. 49
Hình 4.2. Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ...................................................... 49
Hình 4.3. Đồ thị động thái đẻ nhánh ............................................................................ 50
Hình 4.4. Đồ thị tốc độ đẻ nhánh ................................................................................. 50
Hình 4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................... 51

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

Trang


Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng lúa trên thế giới ........................................................ 3
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các năm sản xuất (2008 – 2010) ........... 5
Bảng 3.1. Đặc điểm tính chất lý, hóa tính đất của khu thí nghiệm .............................. 14
Bảng 3.2. Thời tiết khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm ........................................ 15
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 17
Bảng 4.1. Đặc trưng hình thái các giống lúa................................................................ 27
Bảng 4.2. Đặc trưng hình thái các giống lúa................................................................ 28
Bảng 4.3. Thời gian sinh trưởng và phát dục của các dòng đột biến ........................... 30
Bảng 4.4.Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ................................................... 31
Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/7 ngày) ........................................... 32
Bảng 4.6. Động thái đẻ nhánh của các dòng đột biến (nhánh/cây).............................. 33
Bảng 4.7. Tốc độ đẻ nhánh của các dòng đột biến (nhánh/cây/7 ngày) ...................... 34
Bảng 4.8. Khả năng đẻ nhánh và tỉ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) .................................... 35
Bảng 4.9. Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ...................................................... 36
Bảng 4.10. Đồ thị động thái đẻ nhánh ......................................................................... 37
Bảng 4.11. Đồ thị tốc độ đẻ nhánh............................................................................... 38
Bảng 4.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................ 40

ix


x


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa) là cây lương thực chủ yếu của hơn nữa dân số trên thế giới được
trải rộng từ 49 vĩ độ Bắc đến 35 vĩ độ Nam, từ cao độ 0 – 3000 m so với mực nước biển,
tập trung các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng

trong việc bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm thế giới. Theo dự báo FAO thế giới
đang có nguy cơ thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh khoảng 7 tỉ người năm 2011.
Tính tới năm 2050, Ấn Độ được dự đoán là đông dân nhất thế giới với 1,7 tỉ người vượt
quốc gia đông dân số nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc. Sức mua lương thực, thực
phẩm tại nhiều nước tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô hạn, bão lũ, quá
trình đô thị hóa làm giảm diện tích đất trồng lúa. Chính vì vậy giải quyết vấn đề lương
thực hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai.
Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và là một trong ba
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng
hàng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Tính đến hết năm 2010, lượng gạo xuất khẩu
của nước ta đạt 6,89 triệu tấn, tăng 15,6 % và kim ngạch đạt 3,25 tỉ USD, tăng 21,9 % so
với năm 2009.
Trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn tạo các giống
có năng suất cao, kháng sâu bệnh và chống chịu các điều kiện bất lợi tuy nhiên công tác
sản xuất và ứng dụng vào trong sản xuất gặp phải nhiều khó khăn như tình hình sâu bệnh
ngày càng nhiều, điều kiện khí hậu thay đổi. Ngoài ra, còn gặp phải một số khó khăn như:
(i) Các giống lúa được tạo ra kháng sâu bệnh kém; (ii) Quy trình công nghệ sản xuất hạt
giống rất nghiêm ngặt. Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tạo dòng đột biến là rất cấp
thiết và có triển vọng, mở ra cơ hội mới để tăng năng suất và sản lượng cao, tạo việc làm
và thu nhập cho nông dân thông qua việc sản xuất giống, góp phần giải quyết vấn đề
lương thực, thu hút lao động ở lại nông thôn.
1


Với tính cấp thiết của vấn đề nên đề tài: “ Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển
và năng suất của 8 dòng lúa đột biến vụ xuân năm 2011 tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ
Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh” được tiến hành.
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định dòng lúa đột biến có năng suất cao, nhiễm sâu bệnh nhẹ, phẩm chất tốt và

phù hợp với điều kiện ngoại cảnh của địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học, sinh lý, năng suất, phẩm chất và tình hình sâu bệnh.
1.2.3. Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện: từ 15/01/2011 đến 15/5/2011
Do điều kiện kinh tế và thời gian giới hạn nên đề tài chỉ thực hiện trên 8 dòng lúa đột
biến vụ xuân năm 2011 tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.

2


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á. Ở Châu Á, lúa
là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì
của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng lúa trên thế giới năm 2008
Tên nước

Diện tích (triệu/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trung Quốc

36,5

193,3

Ấn Độ


30,2

148,2

Indonesia

12,4

60,2

Bangladesh

9,8

46,9

Việt Nam

7,9

38,7

Thái Lan

6,0

31,6

Myanmar


5,6

30,5

Philipines

3,3

16,8

Brazil

2,5

12,0

Nhât Bản

2,3

11,0

(Nguồn: FAOSTAT, 2008)
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy có 114 nước trồng
lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á, 31
nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha – 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước
có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador
(7,9 tấn/ha).
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) còn cho thấy, diện tích trồng

lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện
tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa
tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ
3


tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có
nhiều biến động và có xu hướng giảm dần đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ
năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159 triệu ha. Diện tích trồng lúa
nhiều nhất thế giới năm 2008. Đứng đầu vẫn là 8 nước châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines.
Bên cạnh diện tích thì sản lượng lúa trên thế giới năm 2008 là 661,811 triệu tấn, châu
Á chiếm 90 %, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo dự báo của ban nghiên cứu kinh
tế Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007 – 2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á
sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng
lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản
lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Sahara Châu Phi, Bangladesh, Philippines,
Brazil .
Đối với tình hình xuất nhập khẩu gạo hết tháng 9/2010, lượng gạo xuất khẩu gạo
nước ta đạt 5,3 tấn tăng 6,4 % và kim ngạch đạt 2,48 tỷ USD tăng 10,4 % so với cùng kì
năm 2009. Với kết quả đạt được trong 9 tháng qua, xuất khẩu gạo của nước ta đã vượt
mức kế hoạch 6,1 % về lượng và 3,3 % về giá. Đơn giá xuất khẩu gạo trong tháng 9 tăng
14 % so với tháng trước, tính chung 3 quý năm 2010 đơn giá bình quân xuất mặt hàng
này đạt gần 474 USD/tấn tăng 7,4 % so với cùng kì 2009. Philippines tiếp tục dẫn đầu về
về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng qua với gần 1,45 triệu tấn giảm 7,1 % so
với cùng kì năm trước. Xuất khẩu gạo giảm ở thị trường của Việt Nam nhưng lại tăng
mạnh sang các thị trường mới như: Angola: 163 nghìn tấn tăng 109 %; Ghana: 133 nghìn
tấn tăng 22,7 %; Trung Quốc: 105 nghìn tấn tăng gấp gần 8 lần; Hồng Kông: 97,2 nghìn
tấn tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kì năm 2009 ( Tổng cục hải quan Việt Nam, 2010).

Dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2010/2011 sẽ đạt 452,4 triệu tấn giảm 2,1
triệu tấn. Tuy nhiên, so với niên vụ 2009/2010 sản lượng lúa gạo thế giới vẫn tăng 2 %.
Nguyên nhân sụt giảm trên là do ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt vẫn diễn ra ở một số
nước sản xuất chính như Ấn Độ, Mỹ...Dự báo sản lượng lúa gạo của Mỹ giảm 400 nghìn
4


tấn. Tại Myanmar, vụ mùa chậm do điều kiện khô hạn làm sản lượng giảm 200 nghìn tấn,
ước tính niên vụ 2010/2011 đạt 10,8 triệu tấn. Sản lượng giảm còn diễn ra tại một số nước
khác như Angola, Benin... Trong khi đó sản lượng lại được cải thiện tại các nước như
Guinea, Mali, Cameroon, Công hòa Dân chủ Congo, Gambia (Bộ Nông Nghiệp Mỹ,
2011).
Thương mại lúa gạo toàn cầu 2010/2011 đạt 30,54 triệu tấn giảm 1 % so với dự báo
quý 3/2010, tuy nhiên vẫn tăng 2 % so với 2009/2010. Sự sụt giảm này là do sự thay đổi
trong khối lượng gạo xuất nhập khẩu của một số nước.
Với việc nhập khẩu của Indonesia năm 2011 đã được nâng lên 150 nghìn tấn trong
tháng này đạt 400.000 tấn. Nhập khẩu của các tiểu vương quốc Ả Rập đã được nâng lên
50.000 tấn trong tháng này đạt 400.000 tấn. Nhập khẩu tăng còn diễn ra tại một số quốc
gia khác như Mozambique, Rwanda và Togo. Tuy nhiên, một số nước do sản xuất trong
nước thuận lợi nên giảm khối lượng gạo nhập khẩu như Guinea, Burkina và Zambia (Bộ
Nông Nghiệp Mỹ, 2011)
2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam trồng lúa là một nghề truyền thống gắn bó lâu đời nhất của nhân dân, đặc
biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm sản xuất (2008 – 2010)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008

7,33

5,30

38,90

2009

7,41

5.33

39,50

2010

7,39

5,37

39,71


Năm

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010)
Năm 2010, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,39 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước
có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (~44 triệu ha), Trung Quốc
(~29,5 triệu ha), Indonesia (~12,3 triệu ha), Bangladesh (~11,7 triệu ha), Thái Lan (~10,2
triệu ha), Myanmar (~8,2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,37 tấn/ha đứng thứ 24 trên
thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), El Salvador (7,9 tấn/ha), đứng đầu khu
5


vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung
Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98
tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á
về khả năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông
Nam Á nhờ thủy lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về
giống, phân bón và bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010).
Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ, 2010 (USDA) thông báo về sản lượng gạo nước ta niên
vụ 2009 từ 39,28 triệu tấn lên 39,50 triệu tấn. Nguyên nhân chính là do diện tích trồng vụ
đông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng nhanh hơn dự kiến.Vụ lúa hè
thu và thu đông vẫn giữ nguyên về tổng diện tích gieo cấy, vụ lúa hè thu và thu đông niên
vụ 2009 của nước ta là 2,61 triệu ha, tăng 100.000 ha so với niên vụ 2008. Bên cạnh diện
tích gieo trồng tăng và năng suất tốt hơn, sản lượng lúa vụ thu năm 2009 tăng khoảng
670.000 tấn so với niên vụ năm 2008.
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2010), vụ lúa mùa có tổng diện tích
gieo cấy vụ đông tăng lên 62.000 ha, chủ yếu ở khu vực ven biển của Đồng Bằng Sông
Cửu Long nơi mà việc nuôi và khai thác tôm là chính còn lúa chỉ được trồng vào cuối
năm nếu giá lúa cao. Việc thu hoạch của vụ đông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chỉ
mới bắt đầu và chỉ hoàn thành được 7,2 % diện tích.

Sản lượng gạo của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vụ lúa mùa 2010 do giá lúa cao
nên nhiều nông dân ở vùng ven biển đã dành một phần đất vốn dùng để nuôi tôm để trồng
lúa. Tuy nhiên, năng suất trồng lúa tại loại đất này thường thấp hơn so với các vùng khác.
Vì vậy, việc tăng 60.000 ha đã giảm sản lượng trung bình của vụ đông xuân ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long từ 3,95 tấn/ha xuống còn 3,90 tấn/ha tổng sản lượng lúa tuy nhiên
đã tăng từ 869.000 tấn lên 1.092.000 tấn. Tổng cộng, sản lượng lúa của Đồng Bằng Sông
Cửu Long niên vụ 2009 là 21,885 triệu tấn, tăng 1,75 triệu tấn so với niên vụ 2008 (Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2010)
Theo thống kê của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng
thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan

6


(9,0 triệu tấn) chiếm 18 % sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4 % sản lượng xuất khẩu
gạo của châu Á mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006.
Kết quả phân tích cho thấy, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong 15
năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40 – 50 %) lượng gạo
xuất khẩu, thứ hai là các quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng 20 – 30 %) một thị trường khá
ổn định. Các thị trường khác là Trung Đông và Bắc Mỹ nhưng lượng gạo xuất khẩu sang
các nước này không ổn định, đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2004. Trong những năm
qua, gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng về số lượng và chất lượng cũng như mở
rộng thị trường. Đến năm 2003, ngoài các thị trường truyền thống của Việt Nam như là
Philipines, Việt Nam đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như
Châu Phi, Mỹ Latinh và EU. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả năng duy trì và khai thác các thị trường
nhiều biến động. Nếu có mối liên kết tốt hơn và tổ chức thị trường tốt, họ sẽ nâng cấp
hạng ngạch và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.3. Cách tạo dòng lúa đột biến và một số giống đột biến xử lý bằng phóng xạ
2.3.1. Hiện trạng sản suất dòng đột biến trên cây lúa

Thái Lan xuất khẩu bình quân khoảng 7 triệu tấn gạo, trong đó gạo thơm chiếm 30 %
chủ yếu là giống Khao Dawk Mali 105 và RD 15. Từ trước đến đây, gạo thơm xuất khẩu
có giá trị xuất khẩu hơn 2 – 3 lần so với gạo bình thường trên thị trường Quốc tế và trong
nước. Gạo thơm Basmati thường có giá 1000 USD/tấn. Đầu 2008, giá gạo nói chung, gạo
thơm nói riêng đã tăng trên 2 lần như giống Khao Dawk Mali 105 có giá 1500 USD/tấn.
Trung Quốc là một trong các nước đi đầu về ứng dụng kĩ thuật đột biến để cải thiện
giống cây trồng. Số giống cây trồng đột biến tại Trung Quốc chiếm 27,2 % tổng số giống
đột biến trên thế giới và chiếm 10 % tổng số giống tạo ra bằng phương pháp khác trên
toàn quốc. Cũng tại Trung Quốc, giống Zhesu 802 đột biến nổi tiếng vì những đặc điểm
ưu việt, giống đã phát triển hơn 10,2 triệu ha trong các năm 1986 – 1998 ở nhiều tỉnh của
Trung Quốc kĩ thuật đột biến được áp dụng đối với cây lúa nhằm tạo quỹ gen đột biến để
nghiên cứu chức năng bộ gen cây lúa. Từ các cá thể đột biến người ta đã phân lập được
nhiều gen chưa từng được xác định bằng các phương pháp thông thường các gen kiểm
7


soát những đặc tính đặc biệt như: thân dễ gãy, lá rộng, bệnh bạch tạng, hàm lượng diệp
lục của lá. Từ các đột biến mới như vòi nhụy lộ ra ngoài vỏ trấu trên 90 % cũng được viện
nghiên cứu lúa quốc gia Trung Quốc ứng dụng trong chương trình tạo giống lúa lai
Hiện nay, có hơn 2225 giống cây trồng trên thế giới đã đưa vào trong sản xuất được
chọm tạo bằng phương pháp gây đột biến. Đến 2004, đã có 443 giống lúa đột biến phát
triển ngoài sản xuất. Nhiều nước ở Đông Nam Á (Thái Lan, Indonexia, Malaisia,
Philippins) cũng đã ứng dụng kĩ thuật hạt nhân chọn tạo giống lúa đột biến thành công
như các giống Atomita 1, Atomita 2, Atomita 4 (giống lúa đột biến của Inđônexia).
Hàng năm Việt Nam xuất khẩu 4 – 5 triệu tấn gạo thu khoảng 1,5 tỉ USD. Hầu hết
gạo xuất khẩu đều thuộc loại gạo cao sản thường không thơm. Số lượng gạo thơm xuất
khẩu đi không đáng kể nhỏ hơn 1,5 %. Ở trong nước giá gạo thơm thường cao hơn gạo
thường khoảng 2 – 3 lần.
Mặc dù gạo thơm có giá cao nhưng sản xuất lúa thơm cũng gặp một số khó khăn về
giống và điều kiện sản xuất như: Giống lúa mùa thơm có phẩm chất cao nhưng dài ngày

và có năng suất thấp. Các giống lúa thơm thường có tính chống chịu sâu bệnh yếu kém,
chịu nhiều điều kiện bất lợi. Phẩm chất gạo thơm Việt Nam còn một số yếu điểm cần
khắc phục như: kích thướt, màu sắc hạt gạo chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn cao cấp.
Chọn tạo một số giống bằng phương pháp gây đột biến có một số ưu điểm là rút ngắn
được khoảng 30 % thời gian chọn tạo giống so với phương pháp lai tạo. Đồng thời
phương pháp gây đột biến phóng xạ có ưu thế tạo các dòng lúa chống chịu với điều kiện
bất lợi như: chịu phèn, chịu mặn…Chọn giống lúa thơm bằng phương pháp lai tạo thông
thường chiếm nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Vì vậy chọn giống lúa thơm ngắn
ngày có ý nghĩa cấp bách và đồng thời tiết kiệm được thời gian.
Ở Việt Nam các viện nghiên cứu nông nghiệp đã áp dụng chọn tạo giống lúa bằng
phương pháp gây đột biến như viện cây lương thực (Lương Định Của), viện di truyền
Nông Nghiệp (Phan Phải, Trần Duy Quý, Đỗ Hữu Ất), trường đại học Sư Phạm I Hà Nội
( Phạm Minh Công), viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Văn Ro), Viện Khoa Học
Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (Đỗ Khắc Thịnh, Hùng Phi Oanh, Nguyễn Thị Cúc).
Các giống lúa được phóng thích từ thập niên 90 như: DT10, DT11, DT33, A20. Ở Việt
8


Nam có các giống VND 95-19, VND 95-20, VND 99-3 (Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông
Nghiệp Miền Nam). Trong đó VND 95-20 có diện tích sản xuất hàng năm trên 300.000 ha
ở các tỉnh phía Nam (Đỗ Khắc Thịnh, 2008).
2.3.2. Cách tạo dòng đột biến bằng phóng xạ (Đỗ Khắc Thịnh, 2008)
2.3.2.1. Gây tạo nguồn biến dị từ đột biến bằng phóng xạ
Chuẩn bị vật liệu: Chọn hạt giống thuần, số lượng 10 – 15 ngàn hạt/giống, sấy khô
hạt giống đến ẩm độ 14%
Gây đột biến nguồn vật liệu chiếu xạ lên trực tiếp hạt giống khô và chiếu xạ hạt giống
ở trạng thái nảy mầm (ngâm và ủ trong 72 giờ, khi hạt nhú mầm thì đem sử dụng)
Nguồn chiếu xạ bằng tia gamma 60Co tạo vượt với liều lượng 200 Gy và 300 Gy suất
liều 280 Gy/giờ. Hạt sau chiếu xạ gieo thẳng lên ruộng thí nghiệm và chăm sóc theo quy
trình kĩ thuật ngành cho lúa cao sản

2.3.2.2. Chọn lọc nguồn biến dị mới
Nguồn biến dị từ đột biến: Thế hệ M1 có số lượng khoảng 400 – 500 cá thể/giống. Từ
thế hệ M2 tiến hành chọn lọc phả hệ theo mục tiêu nghiên cứu. Chọn các dòng thuần triển
vọng để khảo nghiệm, dòng ưu tú hoặc có các đặc điểm nổi bật được phát triển trực tiếp
thành giống hoặc làm vật liệu cho lai tạo.
Nguồn vật liệu cho lai tạo: Chọn một số dòng thuần ưu tú để phát triển thành giống
hoặc có các đặc điểm nổi bật để tái tổ hợp với nhau hoặc lai ngược với vật liệu gốc ban
đầu nhằm khai thác nhanh việc tái ổn định của các gen mới có chung nguồn gốc di truyền.
2.3.2.3. Đánh giá và công nhận giống mới
-

Chọn lọc phả hệ ở giai đoạn còn phân ly M2 – M7, MF2 – MF7

-

Thí nghiệm đồng ruộng so sánh giữa các dòng, giống triển vọng theo phương
pháp bố trí khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại ba lần, diện tích ô khoảng 10
– 15m2

-

Đánh tính chống chịu sâu bệnh, phẩm chất các dòng chọn lọc trước khi đưa ra
khảo nghiệm

-

Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các dòng nổi bật để phát triển
thành giống theo tiêu chuẩn ngành
9



-

Đánh giá các chỉ tiêu nông học, chống chịu sâu bệnh, phẩm chất giống “Hệ thống
tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” của viện nghiên cứu lúa Quốc tế 1996

2.3.3. Sơ đồ tạo giống đột biến bằng hóa chất (Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp
Miền Nam, 1991)

Hình 2.1 Sơ đồ tạo giống đột biến bằng hóa chất
Chú giải
1. Cột lớn bên trái là hóa chất, nồng độ và phương pháp xử lý
2. Các giống ở hàng giữa là giống đã được xử lý
3. Các mũi tên đi từ giống được xử lý đến giống tạo thành giống đột biến trực tiếp
4. Kí hiệu:
Lai Đột biến với giống gốc: 8A x E6 → A8
Lai hai đột biến cùng giống : H30 x H20 → A20; A14 x A15 → 22A
10


5. Riêng giống MI được tạo do sử lý tia gamma. Sau đó MI cũng chịu xử lý hóa chất
ở hạt nảy mầm để tạo DT10, DT11
6. NMU: Nitroso Metil Ure
NEU: Nitroso Etil Ure
2.3.4. Một số giống đột biến xử lý bằng tia phóng xạ (Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông
Nghiệp Miền Nam)
a/ Giống Jasmine 85
Nguồn gốc: Jasmine 85 (dòng lai IR 841- 85) được chọn tạo từ tổ hợp lai Peta/
TN 1// Khao dawk Mali của viện lúa Quốc tế (IRRI). Giống này được nhập vào Việt
Nam những năm thập niên 1990

Những đặc tính chủ yếu: Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 90 – 100 ngày, vụ
hè thu 100 – 108 ngày. Chiều cao cây 85 – 95 cm, khá cứng cây, đẻ nhánh trung bình,
lá đòng thẳng, trọng lượng 1000 hạt 26 – 27 gam. Hạt gạo dài 7,2 – 7,6 mm, màu hạt
gạo trong suốt, rất đẹp, gạo không bạc bụng, độ hóa kiềm cấp 5, amyloza 20 – 21%,
cơm rất mềm, dẻo, có mùi đặc trưng. Năng suất trung bình vụ Đông Xuân 5 – 8
tấn/ha, vụ hè thu 4 – 4,5 tấn/ha. Nhược điểm nhiễm rầy nâu, đạo ôn, cháy bìa lá, ít
chịu phèn, hạn.
Hướng sử dụng và yêu cầu kĩ thuật
Thời vụ thích hợp: Vụ đông xuân
Phạm vi phân bố: Đất bồi phù sa (ĐBSCL) hoặc đất xám (ĐNB), chân ruộng
chắc, địa hình chân ruộng cao hoặc trung bình
Mục đích khác: Sản xuất cao cấp cho tiêu dùng hoặc xuất khẩu
Các lưu ý trong sản xuất: Chỉ nên sản xuất theo quy hoạch hướng dẫn sử dụng để
đảm bảo lợi ích người nông dân. Đặc biệt lưu ý khi sản xuất trong điều kiện thời tiết
xấu, dễ xảy ra dịch hại. Trong vụ hè thu bệnh cháy bìa lá gây thiệt hại ở các tỉnh phía
Nam
b/ Giống lúa IR64

11


Nguồn gốc: Giống lúa IR64 (còn gọi là OM 89) là giống nhập nội và tuyển chọn từ
Viện lúa Quốc tế IRRI, được lai tạo từ tổ hợp lai giữa IR 5657-33/IR 2061-465 (Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1986).
Đặc tính: Thời gian sinh trưởng khoảng 100 – 115 ngày, chiều cao cây: 95 – 105 cm,
dáng hình đẹp, cứng cây, chịu phân. Khả năng chống đổ trung bình, chịu phèn khá. Hơi
nhiễm rầy nâu và đạo ôn. Năng suất: vụ đông xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ hè thu 4 – 5 tấn/ha.
Thích hợp canh tác trong vụ đông xuân hơn so với hè thu. Hạt gạo dài, trắng, không bạc
bụng, cơm dẻo, ngon. Chiều dài hạt trung bình: 7,19 mm. Hàm lượng amilose (%): 24,4.
Trọng lượng 1000 hạt: 26 – 27 gam. Đây là giống thích hợp với vùng ĐBSCL, Đông Nam

Bộ và miền Trung Tây Nguyên trong các năm qua.
c/ Giống IR50404
Nguồn gốc: Được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI (Bộ Nông Nghiệp và
PTNT, 1992)
Đặc tính: Thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày. Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Khả năng
chống đổ trung bình. Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình,
canh tác được cả 3 vụ trong năm. Hơi nhiễm rầy nâu và đạo ôn. Nhiễm nhẹ với bệnh vàng
lá, nhiễm vừa với bệnh khô vằn. Năng suất: vụ đông xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ hè thu 5 – 6
tấn/ha. Hạt gạo bầu, bạc bụng, khô cơm. Hàm lượng amylose (%): 26,0. Trọng lượng
1000 hạt 22 – 23 gam. Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm.
d/ Giống lúa Nàng Hương
Giống lúa Nàng Hương là giống lúa địa phương được chọn lọc và duy trì từ lâu đời
của nông dân Việt Nam. Tuy nhiên qua thời gian sản xuất dài trên đồng ruộng nên giống
có hiện tượng thoái hóa, hiện tượng chuyển dịch gen và sự lẫn tạp đã hình thành nhiều
giống Nàng Hương, có nơi giống bị mất mùi thơm. Giống lúa Nàng Hương có thời gian
sinh trưởng dài từ 155 – 165 ngày, trỗ vào tháng 11 hoặc tháng 12 tuỳ theo quần thể.
Chiều cao cây 130 – 135 cm. Độ dài bông 24,3 cm. Số hạt chắc trên bông 200 hạt .Trọng
lượng 1000 hạt 22 gam, chiều dài hạt 6,21 mm. Tán lá dài, rũ, xoè, đẻ nhánh trung bình.
Mùi thơm nhẹ cấp 5 đối với lúa Nàng Hương thu tại tỉnh Đồng Tháp, mềm cơm, dẻo. Mùi
thơm khá nặng đối với quần thể trồng tại vùng ven Thàng Phố Hồ chí Minh, Long An.
12


Tuy nhiên độ bạc bụng cấp 9. Hàm lượng amylose lúc mới gặt < 20 %, hàm lượng
amylose tăng theo thời gian bảo quản, lúa cũ có amylose cao hơn 20 – 23 %, thuộc nhóm
cơm mềm. Năng suất từ 3 – 3,2 tấn/ha. Các tỉnh còn trồng nhiều giống này như: Long An,
Thành Phố Hồ chí Minh, An Giang và một ít ở Sóc Trăng.
e/ Giống Tám Xoan
Do Viện Khoa học Sinh học Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo trên cơ sở ứng dụng
công nghệ nuôi cấy mô tế bào để tạo mô sẹo từ giống Tám Xoan Hải Hậu truyền thống

nhằm khắc phục những nhược điểm như năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh
kém, thời gian sinh trưởng dài ngày nên thường chỉ gieo cấy được trong vụ mùa…Giống
Tám Xoan đột biến có khả năng thích ứng rộng, dễ thâm canh, phù hợp với dòng đất và
trình độ canh tác của nông dân, khả năng chống đổ tốt. Thời gian sinh trưởng: vụ xuân
khoảng 130 – 140 ngày và vụ mùa khoảng 104 – 105 ngày. Cây đẻ nhánh khỏe, trỗ bông
đều, năng suất và chất lượng khá cao, tương đương với các giống lúa thuần khác. Điều
đáng chú ý là hạt gạo trong, thon dài và thơm ngon, trọng lượng 1000 hạt đạt từ 22 – 24
gam, khi nấu cơm không bị nhão như các giống HT1, TL6… đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của tiêu dùng trong nước (Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2010)
Tóm lại
Việt Nam có lợi thế về tự nhiên, chúng ta có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời,
diện tích trồng lúa trong cả nước khá lớn, nông dân cần cù lao động những yếu tố này
giúp công tác sản xuất lúa và đưa ra sản xuất sẽ dễ dàng hơn. Việt Nam đông dân có
khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân đầu người khoảng 500 m2.
Trong tương lai sản xuất lúa gạo vẫn là ngành sản xuất lớn trong nền nông nghiệp của
chúng ta. Sản xuất lúa gạo phải trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, phát triển bền
vững, theo hướng năng xuất cao, phẩm chất tốt, hiệu quả kinh tế cao và có sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới, vì vậy cần phải đảm bảo một số yêu cầu. Thứ nhất, lúa gạo sản
xuất ra phải đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu càu tiêu dùng trong nước và đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu, có sức cạnh tranh qua đó làm tăng giá tri xuất khẩu. Thứ hai, nâng cao
giá trị sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân và đặc biệt phải đảm bảo an
toàn cho người tiêu dùng
13


×