Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM PHỦ CỎ ĐẬU (Arachis pintoi) ĐẾN ĐẤT TRỒNG CAM QUÝT TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM PHỦ CỎ ĐẬU (Arachis pintoi) ĐẾN
ĐẤT TRỒNG CAM QUÝT TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM
KHOA NÔNG HỌC

Sinh viên thực hiện: BÙI KHẮC QUỐC TRÍ
Ngành: Nông học
Khóa: 2005 – 2009

Tháng 5 năm 2011


ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM PHỦ CỎ ĐẬU (Arachis pintoi) ĐẾN
ĐẤT TRỒNG CAM QUÝT TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM
KHOA NÔNG HỌC

Tác giả

BÙI KHẮC QUỐC TRÍ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lê Trọng Hiếu


Tháng 2 năm 2011

i


LỜI CẢM TẠ

Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Công ơn cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học
tập, rèn luyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo
trong trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Trọng Hiếu, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các anh chị tại Trại thực nghiệm khoa Nông
học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn sinh viên trong lớp DH05NHGL đã cùng giúp đỡ, cung cấp tài liệu và
động viên tôi trong thời gian qua.

Thủ Đức, tháng 2 năm 2011
Sinh viên

Bùi Khắc Quốc Trí

ii


TÓM TẮT
Bùi Khắc Quốc Trí, 2011. Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thảm phủ cỏ đậu

(Arachis pintoi) đến đất trồng cam quýt tại trại thực nghiệm khoa Nông học”, Đại học

Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Trọng Hiếu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15 tháng 8 đến 25 tháng 12 năm 2010.
Mục tiêu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thảm phủ bằng cỏ đậu đến đất trồng
và sự sinh trưởng của cây cam quýt ở giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Theo dõi sinh trưởng và phát triển của cây cỏ đậu trồng phủ trên đất cây ăn quả.
Phân tích, so sánh ảnh hưởng của thảm phủ bằng cỏ đậu đến sinh trưởng cây
cam quýt.
Thí nghiệm đơn yếu tố theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức và
3 lần lặp lại.
- NT1: Phủ đất bằng cỏ đậu trong và ngoài bồn trồng cam.
- NT2: Phủ đất bằng cỏ đậu ngoài bồn trồng cam.
- NT3: Phủ đất bằng cỏ đậu trong bồn trồng cam.
- NT4: Không trồng cỏ đậu nhưng làm sạch cỏ theo định kỳ (20 ngày/ lần).
- NT5: Không trồng cỏ đậu và để cỏ tự nhiên nhưng có kiểm soát cỏ dại (cắt cỏ
30 ngày/ lần).
Kết quả đạt được:
Cây cỏ đậu: sau khi trồng 5 tháng cây che phủ đất 95 %, chất khô thu được
3537 kg/ha, số nốt sần là 2801 nốt/m2 trong đó có 1839 nốt sần hữu hiệu chiếm 65,66 %.
Cấu trúc đất được cải thiện, dung trọng của nghiệm thức có phủ cỏ đậu trong bồn trồng
cam là 1,48 g/cm3 và nghiệm thức không phủ cỏ đậu và làm sạch cỏ dại là 1,56 g/cm3.
Chất dinh dưỡng, lượng đạm dễ tiêu ở các nghiệm thức trồng cỏ đậu là 1,31 mg/100g và
ở các nghiệm thức không trồng cỏ đậu là 1,28 mg/100g.
iii


Chất hữu cơ giữa các nghiệm thức có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống
kê, ở các nghiệm thức có phủ cỏ đậu chất hữu cơ là 1,05 – 1,08 % và ở các nghiệm thức không

phủ cỏ đậu là 1,08 – 1,11 %.
Cây cỏ đậu có tác dụng giữ ẩm, ảnh hưởng đến tính chất đất, tạo điều kiện cho
cây cam quýt sinh trưởng và phát triển, ẩm độ đất là 13,7 % ở nghiệm thức phủ cỏ đậu
trong bồn trồng cam và ở nghiệm thức phủ cỏ đậu ngoài bồn trồng cam là 5,7 %. Sự
chênh lệch ẩm độ đất rất có ý nghĩa.

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn của đề tài .....................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3
2.1 Tình hình thoái hóa đất ..............................................................................................3
2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng cây cỏ đậu trên thế giới .....................................4
2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng cây lạc cỏ đậu ở việt nam ..................................6
2.3.1 Bối cảnh chung .......................................................................................................6
2.3.2 Một số kết quả ban đầu nghiên cứu ứng dụng cỏ đậu phục vụ sản xuất nông
nghiệp bền vững ..............................................................................................................6
2.4 Một số đặc điểm và công dụng của cây cỏ đậu .......................................................10
2.4.1 Đặc tính cây cỏ đậu ..............................................................................................10
2.4.2 Tác dụng cây cỏ đậu trong sản xuất nông nghiệp ................................................11
2.5 Cây che phủ và trồng cây ăn quả .............................................................................16
2.6 Đặc điểm vườn cam quýt.........................................................................................18

2.6.1 Đặc điểm cây cam 3 năm tuổi ..............................................................................18
2.6.2 Đặc điểm cây quýt 3 năm tuổi ..............................................................................19
Chương 3 .......................................................................................................................20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................20
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................20
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................20
3.1.3 Tình hình thời tiết trong các tháng thí nghiệm .....................................................20
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................21
3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................21
v


3.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...........................................................................22
3.4.1 Cỏ đậu ...................................................................................................................22
3.4.2 Quan trắc sự phát triển cây cam quýt ...................................................................22
3.4.3 Tính chất đất .........................................................................................................22
3.5 Phương pháp xử lý số liệu. ......................................................................................23
Chương 4 .......................................................................................................................24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................24
4.1 Sinh trưởng của cây cỏ đậu .......................................................................................24
4.1.1 Thời gian che phủ diện tích đất ..............................................................................24
4.1.2 Tích lũy chất khô ...................................................................................................24
4.1.3 Nốt sần...................................................................................................................25
4.2 Ảnh hưởng của thảm phủ cỏ đậu đến tính chất đất trồng cây cam quýt......................25
4.2.1 Lý tính đất..............................................................................................................25
4.2.1.1 Thành phần cơ giới..............................................................................................26
4.2.1.2 Dung trọng và ẩm độ đất ...................................................................................27
4.2.2 Hóa tính đất ..........................................................................................................28
4.3 Ảnh hưởng của thảm phủ cỏ đậu đến sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt .........29

4.3.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng đường kính gốc ....................................................29
4.3.1.1 Động thái tăng trưởng đường kính gốc ................................................................29
4.3.1.2 Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc.....................................................................31
4.3.2 Động thái tăng trưởng đường kính cành .................................................................32
4.3.3 Động thái tăng trưởng chiều dài cành .....................................................................33
4.3.4 Số lá và tốc độ ra lá ................................................................................................34
4.3.4.1 Số lá/cành............................................................................................................34
4.3.4.2 Tốc độ ra lá .........................................................................................................35
Chương 5 ........................................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................37
5.1 Kết luận....................................................................................................................37
5.2 Đề nghị .....................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................39
PHỤ LỤC ......................................................................................................................41
vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của thảm cỏ đậu che phủ đất trồng mận và ngô đến xói mòn đất ở
Mộc Châu - Sơn La .................................................................................................................. 7
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến ẩm độ đất vườn mận trong mùa khô ở Mộc Châu
năm 2004 ................................................................................................................................... 7
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến ẩm độ đất trong tháng 11 năm 2003 tại Chợ Đồn,
Bắc Kạn ..................................................................................................................................... 8
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến mật độ vi sinh vật đất trên đất trồng mận Mộc
Châu, Sơn La năm 2004 .......................................................................................................... 8
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến năng suất ngô nương tại Chợ Đồn, Bắc Kạn ........ 9
Bảng 2.6 Số lượng cây trong khu thí nghiệm ..................................................................... 18
Bảng 3.1 Tình hình thời tiết .................................................................................................. 20

Bảng 4.1 Tốc độ che phủ của cây cỏ đậu .............................................................................. 24
Bảng 4.2 Năng suất và số nốt sần của cỏ đậu........................................................................ 25
Bảng 4.3 Thành phần cơ giới ................................................................................................. 26
Bảng 4.4 Dung trọng và ẩm độ đất ...................................................................................... 27
Bảng 4.5 Chỉ tiêu hóa tính đất .............................................................................................. 28
Bảng 4.6 Đường kính gốc cây cam (đơn vị tính: cm)........................................................... 30
Bảng 4.7 Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc cam ( đơn vị tính: cm/cây/45 ngày)........... 31
Bảng 4.8 Đường kính cành cam (đơn vị: cm) ....................................................................... 32
Bảng 4.9 Chiều dài cành cam (đơn vị: cm) ........................................................................... 33
Bảng 4.10 Số lá trung bình (đơn vị: lá/cành)......................................................................... 34
Bảng 4.11 Tốc độ ra lá trung bình (đơn vị: lá/cành/45 ngày) .............................................. 35

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái cây cỏ đậu ............................................................................................. 10
Hình 2.2: Cỏ đậu trồng phủ trong bồn cam ........................................................................ 11
Hình 2.3: Signal grass (Brachiaria decumbens) and Arachis pintoi cv. ......................... 12
Hình 2.4: Vườn điều dốc của gia đình anh Võ Văn Dũng ở ấp 3, xã Đồng Tiến (Đồng
Phú) được phủ một lớp cỏ đậu. ............................................................................................ 17
Hình 2.5: Cây cam sành tại trại thực nghiệm ..................................................................... 18
Hình 1: Vườn cây thí nghiệm sau 4 tháng ............................................................................. 42
Hình 2: Cỏ đậu 15 ngày sau trồng.......................................................................................... 42
Hình 3: Cỏ đậu 30 ngày sau trồng.......................................................................................... 43
Hình 4: Cỏ đậu 60 ngày sau trồng.......................................................................................... 43
Hình 5: Cỏ đậu 90 ngày sau trồng.......................................................................................... 44
Hình 6: Cỏ đậu 120 ngày sau trồng........................................................................................ 44
Hình 7: Cỏ đậu sau 150 ngày trồng........................................................................................ 45

Hình 8: Nốt sần ở rễ cỏ đậu .................................................................................................... 45
Hình 9: Sâu ăn lá cỏ đậu ......................................................................................................... 46
Hình 10: Sâu hại cây cam ....................................................................................................... 46

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chữ viết tắt

NT

Nghiệm thức

ANOVA

Analysis of Variance

CV

Coefficient of Variation

ĐC

Đối chứng

LLL


Lần lặp lại

P

Prob

NST

Ngày sau trồng

TB

Trung bình

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng sự thoái hóa đất đang là
sự thách thức lớn trong nông nghiệp. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi không những mất đi
độ màu mỡ làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng mà còn kéo theo sự mất nước,
sự sa mạc hóa và đồng thời gây ra hàng loạt những hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, sạt lở
đất.
Diện tích đất thoái hóa ở nước ta ngày càng tăng. Có nhiều nguyên nhân gây
nên sự thoái hóa đất như: do sức ép dân số, do chiến tranh, do thiên tai. Nhưng,
nguyên nhân cơ bản vẫn là sự sử dụng đất một cách bất hợp lý.

Phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh tiếp xúc
trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt, ngoài ra còn làm tăng
hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân hủy lớp vật liệu phủ đất. Việc che phủ đất làm
ổn định nhiệt độ mặt đất, giảm lượng nước bốc hơi, giảm đáng kể sự phát triển của cỏ
dại, cải thiện các tính chất lý hóa tính của đất, chi phí sản xuất thấp.
Nhiều chủng loại cây được ứng dụng rộng rãi để phủ đất ngoài thực tế sản xuất
và đã khẳng định được vai trò trong việc bảo vệ và cải tạo đất đặc biệt là cây che phủ
họ đậu.
Cây che phủ họ đậu ngoài các đặc tính như cây che phủ cố định đạm và cung
cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng khác cho đất và cây trồng, còn có khả năng
chống xói mòn, bảo vệ, cải tạo độ phì đất và hiệu quả của cây cỏ đậu trong một số hệ
thống canh tác có trồng xen cây cỏ đậu làm thảm phủ đất.

1


Trên cơ sở đó và được sự cho phép của bộ môn Nông hóa – Thổ nhưỡng thuộc
khoa Nông học trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,chúng tôi tiến hành
đề tài “Ảnh hưởng của thảm phủ cỏ đậu (Arachis pintoi), đến đất trồng cam quýt tại
trại thực nghiệm khoa Nông học ”.
1.2 Mục tiêu
- Tạo thảm phủ cỏ đậu để giữ ẩm cho đất, chống xói mòn hạn chế sự phát triển
của cỏ dại.
- Cải thiện tính chất lý hóa tính đất, làm đất tơi xốp và tăng hàm lượng chất hữu
cơ cho đất
- Giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cây cam quýt phát triển tốt hơn.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi sinh trưởng và phát triển cỏ đậu trên đất xám bạc màu.
- Theo dõi, so sánh cam quýt có trồng cỏ đậu là thảm phủ thực vật và không có
trồng cỏ đậu.

- Phân tích chỉ tiêu lý hóa tính đất.
- Phân tích cây cỏ đậu: nốt sần hữu hiệu, nốt sần vô hiệu và trọng lượng chất
khô.
- Thành phần dinh dưỡng trong cây cỏ đậu.
1.4 Giới hạn của đề tài
Do đặc tính cây họ đậu cần thời gian dài mới thấy hiệu quả cải tạo đất và tăng
năng suất. Đề tài thực hiện trong thời gian ngắn nên chưa thấy rõ hiệu quả cải thiện đất
của cây cỏ đậu và tình hình sâu bệnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình thoái hóa đất
Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp
quốc: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của
con người, nhưng lại không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ
tương lai”. Đất đai đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư có ý nghĩa quan
trọng và vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để sử dụng đất trong phát triển kinh tế - xã
hội mà giảm thiểu thoái hóa đất và không gây ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng đất
trong tương lai.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta,
đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu
là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua
hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, khô hạn và sa mạc hóa, đất ngập úng, lũ quét, đất
trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích
đất (13 triệu ha) ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường đất, song chủ yếu do:

- Hoạt động nông nghiệp: áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng không thích
hợp như trồng chay hoặc bón phân không cân đối, thiếu biện pháp bảo vệ đất, dùng cơ
giới nặng. Kiểu thoái hóa này biểu hiện ở xói mòn, đất chặt, mất mùn và dinh dưỡng,
chua hóa.
- Phá rừng và lấy đi tàn dư hữu cơ: biến đất rừng thành đất trồng cây ngắn ngày
che phủ kém, khai thác rừng quá giới hạn, phát luồng dẫn đến xói mòn kiệt đất.
- Khai thác sinh khối quá mức: lấy gỗ, củi đun, đốt nương.
- Chăn thả gia súc quá mức và không kiểm soát: làm đất chặt cứng giảm thảm
cỏ, dẫn đến xói mòn.
3


- Hoạt động phi nông nghiệp: đô thị hóa, đào mỏ, mở đường, xây dựng, làm
gạch, làm mất sức sản xuất và hư hại lớp đất mặt.
Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật
và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã đến mức báo động.
(Theo TS. Lê Hải Đường, 08/09/2006, Chống thoái hóa đất sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất nhằm phát triển bền vững,
/>
2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng cây cỏ đậu trên thế giới
Một vài năm gần đây CIAT và Nestle đã hợp tác theo dõi, quản lý mức tăng
trưởng, phát triển hệ thống chăn nuôi gia súc ở Caqueta trong hai lĩnh vực liên quan tới
lợi ích chung đó là:
- Việc áp dụng các công nghệ thức ăn cho gia súc.
- Việc sản xuất và năng suất của các hệ thống chăn nuôi gia súc.
Arachis pintoi - một loại cây họ đậu dùng làm thức ăn cho gia súc lâu năm, đã
phát triển qua quá trình cộng tác nghiên cứu giữa CIAT và các cộng sự. Loại cây này
đã được kiểm nghiệm một vài năm trước và được công nhận vào năm 1992 là một loại
thức ăn gia súc thay thế cho cây sắn đồi/ sắn lá tre (Altillanura), Coffee Region và
Andean Piedmont. Dùng cây họ đậu làm thức ăn cho gia súc là một sự lựa chọn đổi

mới đối với bang Caqueta do các đặc tính sử dụng đa mục đích và lâu năm của cỏ đậu.
Loại cây này rất có tiềm năng dùng trong các cánh đồng cỏ cho gia súc, trồng kết hợp
với các loại cỏ khác làm lớp che phủ đất, có thể đóng góp đáng kể trong hệ thống chăn
nuôi gia súc. Dự án Nestle được định hướng theo đúng hiệu quả mang lại cho các
trang trại và chuyển giao công nghệ mới này. Điều quan trọng hơn cả đó là sau những
kết quả đạt được từ dự án này có thể áp dụng cho một số vùng khác ở Colombia và
vùng nhiệt đới Châu Mĩ La Tinh nơi có những nét tương đồng về môi trường cũng như
điều kiện kinh tế xã hội.
Việc áp dụng thức ăn gia súc cải tiến và mới là cả một quá trình diễn ra chậm
và phức tạp. Khi quyết định áp dụng một đồng cỏ cải tiến la muốn đề cập ngay đến
nguồn vốn đầu tư đáng kể, không chỉ việc tạo dựng nên cánh đồng cỏ mới mà còn phải
có lượng gia súc chăn nuôi nhiều hơn. Đây là vấn đề then chốt đối với các hộ nông vừa
và nhỏ ở Caqueta – thành phần chủ yếu của vùng (nguồn vốn đầu tư hạn hẹp).
4


Nếu được áp dụng một mô hình trồng cỏ chăn nuôi gia súc mới điều đó không
chỉ mang lại lợi nhuận mà còn có ích cả về mặt tài chính và công nghệ. Hơn thế nữa,
cỏ đậu còn có khả năng bảo tồn, lưu giữ các nguồn thiên nhiên (những yếu tố có thể bị
xuống cấp trầm trọng, giảm năng suất sau quá trình canh tác lâu năm).
Hiện trạng của các cánh đồng cỏ ở vùng Caqueta.
Trong số 226 nông dân được khảo nghiệm thì có 83% (187 người) đã biết về
các vấn đề có liên quan tới chất lượng và sự sẵn có của thức ăn cho gia súc khi đề cập
đến sự cần thiết phải có các công nghệ mới.
Hiểu biết, ứng dụng và triển vọng cây cỏ đậu.
- Trong số 226 nông dân được phỏng vấn thì có tới 179 người đã từng được nghe về
cây cỏ đậu, 171 người đã từng nhìn thấy và 68 người đang trồng. Cây cỏ đậu được
trồng theo hai dạng sau:
- Trồng thành luống gieo hạt, với diện tích trung bình vào khoảng 1,3 ha trên mỗi nông
trại.

- Trồng kết hợp với các loại cỏ khác, với diện tích trung bình vào khoảng 9,6 ha.
- Trong số những người đã trồng thử nghiệm cỏ đậu làm thức ăn cho gia súc thì có
84% (57 người) đã dùng kết hợp với các loại cỏ khác và có 68% (39 người) đã từng
trồng bằng hạt hữu tính (sexual seed).
- Trong số 68 người thì có 21 người (31%) gặp vấn đề khó khăn khi trồng cỏ đậu.
Nhìn chung 82% trong tổng số 68 người đều hài lòng với cây cỏ đậu, và 37 người
(55%) đã lấy làm thức ăn cho gia súc. Họ cũng nhận thấy rằng cây cỏ đậu có thể làm
tăng khả năng cho sữa, trọng lượng, kiểm soát được cỏ dại, trồng kết hợp được với các
loại cỏ khác và cải thiện đất trồng.
- Trong số 23 người chưa dùng cỏ đậu làm thức ăn cho gia súc thì có 16 người nói
rằng loại cây này mới được trồng gần đây, 3 người nói rằng loại cây này vẫn chưa
được phổ biến, 2 người có xu hướng dùng cây cỏ đậu vào mục đích khác còn 2 người
thì đưa ra đồng thời các lý do trên. Chỉ có 8 người cho rằng họ vẫn chưa thật sự hài
lòng với loại cây này cho đến thời điểm đó.
(Theo , 14/11/2006, Archis pintoi- Lạc dại)

5


2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng cây lạc cỏ đậu ở việt nam
2.3.1 Bối cảnh chung
Ở Việt Nam, cỏ đậu được du nhập thông qua một số dự án hợp tác quốc tế, đặc
biệt là các chương trình nghiên cứu cây thức ăn gia súc với CIAT. Tuy nhiên, hiện nay
cây cỏ đậu được nghiên cứu và phát triển chủ yếu thông qua dự án “Nghiên cứu hệ
thống nông nghiệp miền núi phía Bắc Việt Nam” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam (VASI) và CIRAD hợp tác thực hiện tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc
Kạn. Sau đó cỏ đậu đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc (NOMAFSI) tiếp tục nghiên cứu ứng dụng ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc
biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Hiện nay, cỏ đậu được trồng nhiều ở Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La); Tuần Giáo,

Tủa Chùa, Điện Biên Đông (Điện Biên), Chợ Đồn (Bắc Kạn); NOMAFSI (Phú Thọ);
Văn Chấn, Văn Yên, Thành phố Yên Bái (Yên Bái) và các tỉnh Tây Nguyên (Đắc
Nông, Đắc Lak, Gia Lai).
2.3.2 Một số kết quả ban đầu nghiên cứu ứng dụng cỏ đậu phục vụ sản xuất nông
nghiệp bền vững
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) đã
tiến hành nghiên cứu áp dụng cây cỏ đậu trong sản xuất nông lâm nghiệp vùng cao với
những nội dung sau:
Trồng cỏ đậu che phủ đất vườn cây ăn quả ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thành phố
Yên Bái (Yên Bái), Phú Hộ (Phú Thọ).
Trồng cỏ đậu tên bờ tiểu bậc thang ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tủa Chùa (Điện
Biên), Mai Sơn (Sơn La) và trồng xen cỏ đậu với ngô.
Trồng cỏ đậu trong vườn cây ăn quả ở Mộc Châu và Sông Mã (Sơn la).
Trồng cỏ đậu trong vườn điều và vườn hạt tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Những kết quả ban đầu:
Khả năng chống xói mòn của thảm cỏ đậu:
Cỏ đậu được trồng trong một số vườn mận trồng trên sườn đồi tại huyện Mộc
Châu. Chúng tôi đã đào các hố hứng đất, thu gom lượng đất đọng trong các hố để tính
toán lương đất bị mất đi do xói mòn. Kết quả được nêu trong bảng 2.1.

6


Bảng 2.1 Ảnh hưởng của thảm cỏ đậu che phủ đất trồng mận và ngô đến xói mòn đất
ở Mộc Châu - Sơn La
Giảm so với đối chứng

Lượng đất bị mất do

Công thức


xói mòn (T/ha/năm)

T/ha/năm

%

Mận không che phủ (Đ/C) 12,7

0

0

Mận + Cỏ đậu che phủ

9,2

72,4

3,5

(Ghi chú: Năng suất mận tăng 25% so với đối chứng)
Tuy xói mòn trong vườn cây ăn quả là ít, xong thảm cỏ đậu đã làm giảm 72,4%
lượng đất bị xói mòn so với đối chứng. Một khi xói mòn trên đất dốc bị hạn chế thì
nông dân có thể canh tác lâu dài trên những nương cố định mà không cần phải du
canh.
Khả năng giữ ẩm cho đất:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng trên đất
dốc là ẩm độ đất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thảm cỏ đậu có thể giúp
giữ ẩm đất tốt hơn (Bảng 2.2 và 2.3).

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến ẩm độ đất vườn mận trong mùa khô ở Mộc Châu
năm 2004
Kiểu canh tác

Độ ẩm đất (%) theo thời gian lấy mẫu
19/11

4/12

19/12

3/01

18/01

Mận không có 30,20

27,32

24,44

24,6

29,26

25,54

cỏ đậu (Đ/C)

100%


100%

100%

100%

100%

100%

33,64

31,30

29,50

30,3

33,62

30,36

111%

115%

120%

123%


115%

119%

Mận + Cỏ đậu

4/11

(Mẫu đất được lấy ở tầng đất canh tác 0 - 20 cm.)

7


Bảng 2.3 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến ẩm độ đất trong tháng 11 năm 2003 tại Chợ Đồn,
Bắc Kạn
TT

Công thức

Ẩm độ đất (%)

1

Đất trồng cam không có cỏ đậu

12

2


Đất trồng cam có cỏ đậu che phủ

18

Số liệu bảng 2.2 và 2.3 cho thấy, trong những tháng khô hạn thì ẩm độ đất dưới
thảm cỏ đậu bao giờ cũng cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tuỳ thuộc vào độ
dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai.
Khả năng kích thích hoạt tính sinh học trong đất:
Ngoài ra, dưới thảm cỏ đậu hoạt tính sinh học của đất được tăng cường một
cách đáng kể (Bảng 2.4)
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến mật độ vi sinh vật đất trên đất trồng mận Mộc
Châu, Sơn La năm 2004
Nhóm VSV

Trồng thuần (Đ/C)

Che phủ cỏ đậu

So với Đ/C (%)

VSV tổng số

326.000

380.000

115,6

Nấm


260

30

11,5

Xạ khuẩn

290

140

48,3

VSV cố định đạm

45

90

200

VSV phân giải lân

180

1100

611,1


VSV phân giải celllulo

210

290

138,1

Các số liệu bảng 2.4 cho thấy các loài vi sinh vật có lợi như cố định đạm, phân
giải lân và cellulo tăng rất cao dưới thảm cỏ đậu. Chắc chắn điều này sẽ góp phần quan
trọng trong cải tạo độ phì của đất.
Khả năng tăng năng suất cây trồng:
Do nhiều yếu tố hợp thành, năng suất cây trồng có thể tăng từ 23 đến 68% khi
được trồng xen với cỏ đậu (Bảng 2.5).

8


Bảng 2.5 Ảnh hưởng của cỏ đậu đến năng suất ngô nương tại Chợ Đồn, Bắc Kạn
TT

Công thức

1

Năng suất (T/ha)
2001

2002


Tiểu bậc thang + Không có Cỏ đậu (Đ/C)

1,4

2,4

2

Tiểu bậc thang + cỏ đậu

1,8

4,0

3

Ngô nương trồng theo nông dân (Đ/C)

2,5

4

Ngô nương xen cỏ đậu

3,8

Theo Lê Quốc Thanh (2004), thì khi trồng che phủ đất vườn mận, cỏ đậu đã
làm năng suất mận tăng 25%.
Ngoài ra với sinh khối khá lớn và hàm lượng đạm cao, cỏ đậu là nguồn thức ăn
rất tốt cho đại gia súc và có thể dùng làm phân xanh cải tạo đất.

Cây cỏ đậu - LD99 (Arachis pintoi) được đánh giá là cây có nhiều triển vọng,
phù hợp với nhiều vùng sinh thái và khả năng ứng dụng cho các cơ cấu cây trồng trên
đất dốc ở Việt nam. Do đó, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu, đánh giá khả năng che phủ, bảo vệ, cải tạo đất
và xây dựng quy trình trồng cây lạc dại - LD99 (Arachis pintoi) ở Vùng miền núi phía
Bắc”, các kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính khoa học về khả năng sinh trưởng
phát triển, khả năng chống xói mòn, bảo vệ, cải tạo độ phì đất và hiệu quả của cây cỏ
đậu trong một số hệ thống canh tác có trồng xen cây cỏ đậu trên một số vùng đất dốc
miền núi phía Bắc và đã đi đến kết luận:
Cỏ đậu là cây che phủ nhập nội có những đặc tính tốt như : Khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, sinh khối lớn, dạng hình bò, có khả năng nhân giống vô tính.
Khi trồng xen Cỏ đậu dưới tán cây ăn quả có khả năng sinh trưởng tốt, không
cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính, cây sinh trưởng quanh năm nên duy trì độ che
phủ tốt, chống xói mòn vào mùa mưa, duy trì độ ẩm đồng ruộng vào mùa khô.
(Bài viết của Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh, Lê Quốc Thanh và cs, 24/11/2006, Lạc
dại (Arachis pintoi) - một loài cây che phủ cải tạo đất, cây thức ăn gia súc và cây cảnh
triển vọng, />
9


2.4 Một số đặc điểm và công dụng của cây cỏ đậu
2.4.1 Đặc tính cây cỏ đậu
- Tên khoa học: Arachis pintoi.
- Thuộc họ: Fabaceae.
- Đặc tính di truyền: (2n = 20), tự thụ phấn, rất ít xảy ra thụ phấn chéo.
- Phân bố: Nguồn gốc: Nam Mỹ: Brazil (các bang: Bahia, Goias, Minas Gerais).
Thường mọc ở dưới tán rừng thưa, ngày nay, cỏ đậu được trồng ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm và các vùng nhiệt đới vùng cao lên tới 1400 m so với mặt
nước biển.


Hình 2.1: Hình thái cây cỏ đậu
(o/key/Forages/Media/Html/images/Arachis_pintoi/A
rachis_pinto_02.jpg)
Là một loại có thân ngầm, lâu năm, có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất và tạo thành
thảm dày từ thân bò. Ban đầu thân mọc nghiêng, sau đó bò rạp, có thể cao đến 50 cm
phụ thuộc vào môi trường và cách quản lý. Lá có 4 lá chét, kích thước 4,4 cm x 3,5
cm. Hoa từ nách lá, cuống ngắn, cánh cờ rộng 12 - 17 mm, màu vàng tươi hoặc vàng
nhạt tuỳ theo giống. Ra hoa quanh năm (hoa có màu vàng tươi). Quả (củ) ra ở cuối
hoa, thường có 1 hạt, đôi khi có 2 hạt. Cuống hoa dài trung bình 10 - 15 cm hoặc hơn.

10


Hình 2.2: Cỏ đậu trồng phủ trong bồn cam
Kích thước củ phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, tuy nhiên trung bình khoảng 4
mm x 5 mm. Trọng lượng nghìn hạt khoảng 70 - 80 g. Là cây họ đậu có nốt sần và khả
năng cố định đạm.
(Nguồn:.o/key/Forages/Media/Html/A_Viet_Arachis
_pintoi.htm)
2.4.2 Tác dụng cây cỏ đậu trong sản xuất nông nghiệp
Trong một số bài viết nêu lên nhiều lợi ích của cây cỏ đậu như:
- Cải thiện chất lượng đất
Cây che phủ là một công cụ quan trọng để tạo thành chất dinh dưỡng và sự
quản lý chất hữa cơ trong đất. Cây che phủ có chu kỳ dinh dưỡng bền vững vì có thể
cố định nitơ, giữ chất hữu cơ và hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn chặn rửa trôi chất dinh
dưỡng, chảy tràn và giảm xói mòn đất. Một trong những điều quan trọng của cây che
phủ là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đất không nhiều. Sự quản lý cây che phủ để
giữ lại chất dinh dưỡng và tích tụ chất hữu cơ trong đất là phương pháp hiệu quả.
11



- Tạo vật chất khô
Ở Colombia, khi trồng xen với cỏ Humi (Brachiaria humidicola), cỏ đậu có thể
tạo ra 5 tấn chất khô/ha/năm, và B. humidicola tạo ra 20 tấn chất khô/ha/năm. Khi
trồng cỏ đậu với cỏ Ruzi (B. ruziziensis) thì lượng chất khô tạo ra tương ứng sẽ là 10
và 11 tấn/ha/năm. Tại vùng á nhiệt đới của Úc, cỏ đậu khi trồng đơn và cắt sát đất 4
tuần một lần thì sẽ thu được 6,5 tấn chất khô/ha/năm.

Hình 2.3: Signal grass (Brachiaria decumbens) and Arachis pintoi cv.
Nguồn: Photo by Max Shelton
( />- Bảo tồn đất
Chủ yếu, người nông dân và nhà nghiên cứu sử dụng cây che phủ trong việc sản
xuất rau, vườn cây ăn trái, đồn điền hoặc kết hợp với các bãi cỏ chăn thả gia súc. Theo
Firth (2002), một trăm phần trăm cây che phủ thấp, có khả năng che phủ đất nhanh, có
thể tiếp tục tồn tại, có chiều cao thấp, và có thân thảo từng cụm ảnh hưởng đến việc
kiểm soát xói mòn.
Có một số tài liệu thu thập được của nghiên cứu này, các thí nghiệm đã đưa ra:
- Cỏ đậu là cây che phủ rất tốt để giảm xói mòn và chảy tràn bề mặt (Sugahara
et al, 2001; Zhiping và cộng sự, 2002; Huang và cộng sự, 2004; Doanh and Tuan,
2004; Maswar và cộng sự, 2005).
- Ảnh hưởng cấu trúc tầng đất mặt (Firth và cộng sự, 2002; Neef và cộng sự,
2004).
- Sản xuất chất khô cao (Addison 2003; Gallegos 2003; Espindola và cộng sự,
2005; Oelbermann và cộng sự, 2005).
12


- Phục hồi vùng đất bị thoái hóa (De Oliveira và cộng sự, 2003; Doanh and Tuan, 2004)
- Chịu bóng (Addison, 2003; Firth và cộng sự, 2002).
- Hàm lượng chất dinh dưỡng cao và chất xơ thấp. (Firth và cộng sự, 2002; Neef, 2004)

- Lưu niên (Perez và cộng sự, 2001; Firth và cộng sự, 2002).
- Dạng bò nên chiều cao thảm phủ thấp (Firth và cộng sự, 2002).
- Luân chuyển dinh dưỡng nhanh (De Oliveira và cộng sự, 2003).
- Phát triển tốt ở những vùng đất có độ màu mỡ thấp với nhu cầu phân bón,
lượng nước tối thiểu và không sử dụng thuốc trừ sâu (Bryan et al, 2001).
- Cố định đạm
Nitơ tạo ra từ cây họ đậu là lợi ích chủ chốt của trồng cây che phủ và phân
xanh. Sự tích tụ nitrogen bởi cây che phủ họ đậu biến thiên từ 79 đến 136 (kg/ha) N và
mang lại sinh khối từ 2,75 đến 4,4 tấn/ha (nguồn: Preston Sullivan , 2003).
Sự phát triển mạnh mẽ của cây che phủ họ đậu có thể cố định đạm từ 300 kg/ha,
phụ thuộc vào từng loại cây che phủ, mật độ cây, và sự sinh trưởng của cây trồng.
Điều cần thiết là dinh dưỡng cung cấp từ bên ngoài có thể giảm bởi chất dinh dưỡng
trong mô cây che phủ sẽ khoáng hóa trong suốt thời gian phân hủy và cung cấp cho vụ
cây trồng sau.
Theo Preston Sullivan (2003), thì cây họ đậu tạo sinh khối thấp hơn một số loại
cây che phủ khác như lúa mạch đen tạo được 6,4 kg/ha so với Crimsom Clover 4,8
kg/ha nhưng cây họ đậu thì có khả năng cố định đạm cao hơn những cây không thuộc
họ đậu. Cụ thể như cây lúa mạch đen cố định được 101 kg/ha thấp hơn so với cây
Sweet clover 136 kg/ha, Crimsom Clover là 131 kg/ha, Hairy Vetch 160 kg/ha.
Ngoài khả năng cố định đạm cây che phủ họ đậu còn chứa một lượng lớn các
chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng khác như kali, phospho, canxi, magiê. Cây
Crimsom Clover tạo 162 kg/ha kali, 18 kg/ha phospho, 12 kg/ha magiê và 70 kg/ha
canxi. Cây Hairy Vetch (đậu linh lăng) tạo 151 kg/ha kali, 20 kg/ha phospho, 20 kg/ha
magiê, 59 kg/ha canxi và cao hơn so với cây che phủ không thuộc họ đậu như cây Rye
(lúa mạch đen) 123 kg/ha kali, 19 kg/ha phospho, 9 kg/ha magiê, 23 kg/ha canxi.
(Preston Sullivan, 2003, Overview of Cover Crops and Green Manures,
/>
13



- Làm thức ăn cho gia súc
Cây cỏ đậu làm thức ăn cho gia súc, giữ chức năng như là cây che phủ khi nó
chiếm giữ đất thay cho bãi cỏ hoặc rơm khô, và như là phân xanh khi nó được cắt và ủ
để giữ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng. Lợi ích cải tạo đất lớn, khi không cắt cho gia
súc ăn, đến một thời gian sau sinh khối được tích lũy khi chết.
Các kết quả nghiên cứu về lợi ích của trồng xen cây họ đậu – cỏ bãi cỏ thức ăn
cho gia súc:
- Cỏ đậu như là cỏ khô.
- Cải thiện chất lượng và số lượng thức ăn cho gia súc.
- Tăng sản lượng sữa, trọng lượng và tỷ lệ sinh đẻ, đồng thời làm tăng trọng
lượng của gia súc.
Tất cả lợi ích đó là nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng trong cỏ đậu cao hơn so với
chất dinh dưỡng chứa trong một số loại cỏ khác và cũng do sản xuất sinh khối cao ở cỏ
- cây họ đậu như là cỏ khô, ảnh hưởng đến đất và thú nuôi.
- Vật liệu trộn trong ủ phân hữu cơ
Cỏ đậu không chỉ cải tạo chất lượng đất khi được trồng như thảm phủ thực vật,
mà phần dư thừa của cỏ đậu cũng có thể sử dụng như vật liệu thô trong ủ phân hữu cơ.
Cây họ đậu thường có tỷ lệ phân hủy nhanh và giải phóng chất dinh dưỡng lớn vì tỷ lệ
C/N của cây họ đậu thấp, cây hòa bản có tỷ lệ C/N cao phân giải chậm. Cây họ đậu tỷ
lệ C/N biến thiên từ 10/1 đến 15/1 trong khi đó cây không thuộc họ đậu có tỷ lệ C/N
rất cao như Corn stalks 60/1, Sawdust 250/1.
- Thúc đẩy cây trồng chính phát triển
- Huang và cộng sự (2004), đã thực hiện luân canh vườn cây ăn quả với cỏ đậu
trong 3 năm và tiến hành so sánh chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính thân, tán cây với
vườn cây ăn quả không phủ cỏ đậu.
- Firth và cộng sự (2002), nghiên cứu tại Macadamia:
- Chất lượng của quả hạch không nhất quán bị ảnh hưởng bởi cây che phủ đất,
trong khi nước của quả hạch bị cản trở.
- Doanh và Tuấn (2004), cho biết cỏ đậu tăng năng suất cây mận, đồng thời trái
lớn hơn và màu sáng hơn khi kết hợp vườn cây ăn quả canh tác với cỏ đậu.

- Kiểm soát bệnh
14


Cây che phủ có thể làm tăng một số dịch bệnh. Các nhà sinh thái học cho rằng
hệ thống tự nhiên ổn định có đặc thù rất đa dạng, gồm nhiều loại cây trồng khác nhau,
động vật chân đốt, động vật có vú, chim và vi sinh vật. Sự phát triển của cây che phủ
làm tăng sự đa dạng trong hệ thống cây trồng. Trong hệ thống ổn định, sự bộc phát
nguy hiểm của dịch bệnh là rất ít bởi vì sự tồn tại trong tự nhiên được điều chỉnh để
đưa tới sự cân bằng.
Những người nông dân và những nghiên cứu tại một số địa điểm xác định là đối
tượng quan sát và số côn trùng có lợi tăng lên liên quan đến cây che phủ. Cây che phủ
cung cấp hạt phấn, mật (hoa), và vị trí địa lý cho những côn trùng có lợi để sinh sống
trong khi họ nghiên cứu về côn trùng gây hại. Làm đất theo băng hoặc làm đất tối
thiểu đối với cây che phủ hiện nay là nơi trú ẩn an toàn cho côn trùng có lợi.
- Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại
Cỏ dại phát triển mạnh trên đất trống. Cây che phủ chiếm hết chỗ và ánh sáng,
bằng cách che bóng cho đất và giảm cỏ dại. Độ tơi xốp của đất ảnh hưởng đến độ sâu
rễ cây phân xanh và do đó làm giảm quần thể cỏ dại phát triển mạnh trên đất.
Allelopathic plants chất ức chế sinh học cây trồng nó ngăn chặn hoặc làm chậm
sự phát triển của những cây trồng khác ở gần nó bởi chất độc tự nhiên giải phóng ra,
hoặc “allelochemical” “hóa chất sinh học”. Thảm phủ thực vật ức chế cỏ dại trong suốt
mùa vụ trồng trọt bằng sự cạnh tranh ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng.
Một vài nghiên cứu đã ghi nhận:
Cỏ đậu có thể kiểm soát cỏ dại (Rivas and Holman, 2000; Doanh and Tuan,
2004). Sự sản xuất sinh khối cao của cỏ đậu ngăn chặn một vài loại cỏ dại phát triển.
Severino and Christoffeleti (2004), đã báo cáo rằng cỏ đậu ngăn chặn cỏ guenia, hairy
beggarsticks và cỏ trong tự nhiên trong vườn lê tàu. Zhiping et al (2002), từ Trung
Quốc, phát triển cỏ dại bị giảm khi so sánh với độc canh cây sắn. Nhưng Isaac và cộng
sự (2006), cho biết sự lấn chiếm của Commelina difus, cỏ đậu chỉ có tiềm năng rất ít

trong quản lý cỏ dại.
- Hoạt động của rễ
Cỏ đậu cải thiện các tính chất đất, làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển.
- Tăng hoạt động vi sinh vật trong đất
15


×