Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG ĐẬU HOA (Phaseolus coccineus L.) NHẬT BẢN TRỒNG TẠI ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
XX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG
ĐẬU HOA (Phaseolus coccineus L.) NHẬT BẢN
TRỒNG TẠI ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG

Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2007 - 2011
Người thực hiện:

ĐỖ KIM QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
ThS. DƯƠNG THÀNH LAM

Tháng 07/2011
1


ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG
ĐẬU HOA (Phaseolus coccineus L.) NHẬT BẢN
TRỒNG TẠI ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG



Tác giả
ĐỖ KIM QUỐC

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình nhằm đáp ứng
cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn
TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
ThS. DƯƠNG THÀNH LAM

Tháng 07/2011
2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin ghi ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để cho con học tập và hoàn thành khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Ban
chủ nhiệm khoa Nông học cùng quý thầy cô trong khoa, đã trang bị cho em những kiến
thức từ những bài học hay trên giảng đường, những kiến thức bổ ích, mà còn chỉ dẫn cho
em piết được nhiều điều bổ ích, những chuyến đi thực tế trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Phạm Thị Minh Tâm, Thạc sỹ Dương
Thành Lam, những người đã tận tình tìm cơ sở thực hiện đề tài, động viên, dìu dắt trong
suốt quá trình làm đề tài và đóng góp những ý kiến xác thực trong khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Cao Xuân Tài, cùng quý thầy, cô Trung tâm
Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương – Lâm Đồng, gia đình bác Nguyễn Đức Bình, anh
Lê Viết Vương đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07NHGL đã động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Sinh Viên
Đỗ Kim Quốc

3


TÓM TẮT
ĐỖ KIM QUỐC, 07/2011. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PHÂN
BÓN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÊN HAI
GIỐNG ĐẬU HOA (Phaseolus coccineus L.) NHẬP NỘI TỪ NHẬT BẢN TRỒNG
TẠI ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Luận
văn cuối khóa, 94 trang.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Phạm Thị Minh Tâm
Thạc sỹ Dương Thành Lam
Đề tài được thực hiện tại xã Ka Đô 2- Đơn Dương – Lâm Đồng từ ngày
15/03/2011 Æ 30/06/2011, nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển hai giống đậu
hoa (đậu hoa trắng – đậu hoa đen) và xác định mức phân bón hữu cơ thích hợp đến sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất 2 giống đậu hoa.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hai yếu tố (RCBD) với 8
nghiệm thức, 3 lần lập lại.
+ Yếu tố A: 2 giống đậu hoa
ƒ A1: Đậu hoa trắng
ƒ A2: Đậu hoa đen
+ Yếu tố B: Các mức phân bón hữu cơ
ƒ B1: Phân bò hoai mục 10 tấn/ha
ƒ B2: Phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm 8 tấn/ha
ƒ B3: Phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm 10 tấn/ha
ƒ B4: Phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm 12 tấn/ha

Kết quả nghiên cứu:
Đặc điểm hình thái của 2 giống đậu hoa hoàn toàn khác nhau về đậu hoa trắng có
thân màu xanh, gân lá màu xanh, hoa màu trắng, toàn bộ quả màu xanh, và hạt có màu
trắng. Đậu hoa đen có thân màu xanh tím, gân lá màu tím, hoa màu đỏ, quả có màu xanh
phía bụng màu xanh tím, và có hạt màu tím đen.
Giống đậu hoa trắng có ngày nảy mầm là 8 NSG sớm hơn đậu hoa đen có ngày
nảy mầm là 10 NSG và tỷ lệ nảy mầm của đậu hoa trắng (91,3 %) cũng lớn hơn đậu hoa
4


đen (87,4 %). Các chỉ tiêu theo dõi thời gian xuất hiện lá thật, thời gian phân cành cấp 1,
ngày ra nụ hoa đầu tiên, cũng như ngày thu hoạch đậu hoa trắng luôn sớm hơn so với đậu
hoa đen. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến tỷ lệ nảy mầm và ngày thu hoạch trên 2 giống
đậu hoa. Với các nghiệm thức B1 (sử dụng phân bò hoai mục 10 tấn/ha) có tỷ lệ nảy mầm
cao và ngày thu hoạch sớm hơn so với các nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Nông Lâm.
Nghiệm thức giống đậu hoa đen được bón 12 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh Nông
Lâm là tốt nhất thể hiện qua các chỉ tiêu chiều cao cây ở 90 NSG là 352,83 cm, tổng số
chùm hoa là 33 chùm, số hoa trên chùm là 5,35 hoa.
Năng suất đậu hoa cao nhất là giống đậu hoa đen và bón 12 tấn/ha phân hữu cơ vi
sinh Nông Lâm có NSLT: 1,34 tấn/ha; NSTT: 1,16 tấn/ha. Ở cùng một mức phân bón (10
tấn/ha) nhưng nghiệm thức sử dụng phân bò hoai mục cho năng suất thấp hơn nhiều so
với bón phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm (NSTT: phân bò hoai mục có năng suất 0,83
tấn/ha, trung bình bón phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm có năng suất 1,03 tấn/ha).
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm có chất lượng hạt cũng tốt hơn so với bón
phân bò hoai mục. Đồng thời, có tỷ lệ sâu, bệnh ít hơn so với sử dụng phân bò hoai mục
như sử dụng phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm có tỷ lệ sâu đục thân là 10%, sử dụng phân
bò hoai mục thì bị nhiễm cao hơn 25 %.
Trong thí nghiệm đề tài trình bày thì giống đậu hoa đen và sử dụng 12 tấn/ha phân
hữu cơ vi sinh Nông Lâm cho năng suất cao nhất và thích hợp với điều kiện tự nhiên khu

vực Đơn Dương – Lâm Đồng.
.

5


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa........................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.........................................................................................................................iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đ t v n đ  ...............................................................................................................   1 
1.2. M c đích và yêu c u ................................................................................................   2 
1.2.1. M c đích ...............................................................................................................   2 
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1. Cây Đậu hoa .............................................................................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................................. 4
2.1.2.1. Thân, cành, lá....................................................................................................... 4
2.1.2.2. Hoa....................................................................................................................... 5

2.1.2.3.Quả........................................................................................................................ 5
2.1.2.4. Hạt ....................................................................................................................... 5
2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 6
2.2. Phân hữu cơ ............................................................................................................... 9
2.2.1. Giới thiệu chung .................................................................................................... 9
2.2.2. Đặc điểm phân hữu cơ vi sinh Nông Lâm .............................................................. 13
2.2.3. Một số kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 14
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................... 16
6


3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm .............................................................................. 16
3.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết ........................................................................................ 16
3.3. Vật liệu thí nhiệm ....................................................................................................... 17
3.3.1. Giống ...................................................................................................................... 17
3.3.2. Phân bón ................................................................................................................. 17
3.3.3. Dụng cụ, trang thiết bị ........................................................................................... 17
3.4. Phương pháp thí nghiệm............................................................................................ 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................... 17
3.4.2. Quy mô thí nghiệm ................................................................................................. 19
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................................19
3.5.1. Đặc điểm hình thái..................................................................................................19
3.5.2. Các chỉ tiêu về về sinh trưởng ................................................................................19
3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .........................................................20
3.5.4. Chỉ tiêu sâu, bệnh hại ............................................................................................ 20
3.6. Tương quan của năng suất và các chỉ tiêu theo dõi ...................................................20
3.7. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................................21
3.8. Qui trình trồng ...........................................................................................................21
3.8.1. Chuẩn bị đất và hạt giống .......................................................................................21
3.8.2. Phân bón và cách bón ............................................................................................ 22

3.8.2.1. Lượng phân sử dụng cho từng nghiệm thức tính cho 1 ha ..................................22
3.8.2.2. Cách bón và thời gian bón .......................... ....................................................... 22
3.8.3. Chăm sóc ................................................................................................................23
3.8.4. Thu hoạch ...............................................................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................24
4.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................... 24
4.2. Ảnh hưởng các mức phân bón hữu cơ đến các chỉ tiêu về sinh trưởng trên 2 giống
đậu hoa ............................................................................................................................. 24
4.2.1. Ngày nảy mầm ....................................................................................................... 24
4.2.2. Tỷ lệ nảy mầm ....................................................................................................... 25
7


4.2.3. Thời gian xuất hiện lá thật ..................................................................................... 26
4.2.4. Thời gian phân cành cấp 1 ..................................................................................... 27
4.2.5. Ngày ra nụ đầu tiên................................................................................................ 27
4.2.6. Ngày thu hoạch đầu tiên ........................................................................................ 28
4.2.7. Chiều cao cây......................................................................................................... 29
4.2.8. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ......................................................................... 33
4.3. Ảnh hưởng các mức phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất trên 2 giống đậu hoa ................................................................................................. 34
4.3.1. Số cành hữu hiệu ................................................................................................... 34
4.3.2. Tổng số chùm hoa.................................................................................................. 35
4.3.3. Số hoa trung bình trên chùm ................................................................................. 35
4.3.4. Số trái trung bình trên chùm .................................................................................. 36
4.3.5. Số hạt chắc trên quả ............................................................................................... 37
4.3.6. Trọng lượng 100 hạt ............................................................................................. 38
4.3.7. Năng suất ............................................................................................................... 39
4.4. Tình hình sâu, bệnh hại ............................................................................................ 40
4.5. Tương quan của năng suất và các chỉ tiêu theo dõi .................................................. 42

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 43
5.1. Kết luận..................................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................... 44
5.3. Hạn chế ..................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................45
Phụ lục 1: Một số hình ảnh về thí nghiệm .......................................................................48
Phụ lục 2: Kết quả sử lý SAS ..........................................................................................55

8


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GAP: Good Agriculture Practice
TTNC: Trung tâm nghiên cứu
KHCN: Khoa học công nghệ
DTTN: Diện tích tự nhiên
NT: Nghiệm thức
ANOVA: Analysis of variance: Phân tích phương sai
CV: Coefficient of variation: Hệ số biến động
NSG: Ngày sau gieo
NST: Ngày sau trồng
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực tế
VSV: Vi sinh vật
SAS: Statistical Analysis Systems

9


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Chiều cao cây đậu màu đen trồng ở 2 vùng Đức Trọng và Đà Lạt .............. 7
Biểu đồ 2.2. Chiều cao cây đậu màu trắng trồng ở 2 vùng Đức Trọng và Đà Lạt ........... 7
Biểu đồ 2.3. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh ........................................................ 11
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng các mức phân bón hữu cơ vi sinh Nông Lâm đến tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây trên 2 giống đậu hoa ........................................................................ 33

10


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Năng suất và trọng lượng hạt của 2 loại đậu thử nghiệm ................................. 8
Bảng 2.2. Hiệu quả phân hữu cơ vi sinh đã được tổng kết tại một số quốc gia châu Á ... 12
Bảng 3.1. Diễn biến khí tượng thủy văn trong các tháng làm thí nghiệm (Phòng nông
nghiệp huyện Đơn Dương – Lâm Đồng) ........................................................................... 16
Bảng 3.2. Lượng phân sử dụng bón thúc cho đậu hoa (tính trên 1 ha) ............................. 23
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái 2 giống đậu hoa ................................................................. 24
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến ngày nảy mầm lên 2 giống đậu hoa ..... 24
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến tỷ lệ nảy mầm trên 2 giống đậu hoa ..... 25
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến thời gian xuất hiện lá thật trên 2 giống
đậu hoa ............................................................................................................................... 26
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến thời gian phân cành cấp 1 trên 2 giống
cây đậu hoa ........................................................................................................................ 27
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến ngày ra nụ đầu tiên trên 2 giống đậu hoa
........................................................................................................................................... 27
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến ngày thu hoạch đầu tiên trên 2 giống đậu
hoa ..................................................................................................................................... 28
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến chiều cao cây trên 2 giống đậu hoa ...... 29
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến số cành hữu hiệu trên 2 giống đậu hoa. 34
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến tổng số chùm hoa trên 2 giống đậu hoa
........................................................................................................................................... 35

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến số hoa trung bình trên chùm trên 2
giống đậu hoa .................................................................................................................... 35

11


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến số trái trung bình trên 2 giống đậu hoa
........................................................................................................................................... 36
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của 2 giống và các mức phân bón hữu cơ đến số hạt chắc trên trái
........................................................................................................................................... 37
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến trọng lượng 100 hạt trên 2 giống đậu
hoa ..................................................................................................................................... 38
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến năng suất trên 2 giống đậu hoa........... 39
Bảng 4.16. Một số côn trùng gây hại trên đậu hoa ........................................................... 40
Bảng 4.17. Một số nấm bệnh gây hại trên đậu hoa ........................................................... 41
Bảng 4.18. Tương quan của năng suất và các chỉ tiêu theo dõi ........................................ 42

12


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hoa, quả và hạt đậu hoa đen ............................................................................. 3
Hình 2.2. Đậu hoa đen sau 60 NST .................................................................................. 4
Hình 2.3. Hoa và quả đậu hoa trắng ................................................................................. 5
Hình 2.4. Hạt đậu hoa ...................................................................................................... 5
Hình 2.5. Sự đa dạng về màu vỏ hạt đậu hoa ................................................................. 9
Phụ lục 1. Một số hình ảnh làm thí nghiệm
Hình 1: Công tác chuẩn bị đất trồng đậu hoa ................................................................... 47
Hình 2: Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm ...................................................................... 47
Hình 3: Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hai giống đậu hoa 5 NSG ....................................... 48

Hình 4: Đậu hoa 10 NSG .................................................................................................. 48
Hình 5: Đậu hoa 20 NSG .................................................................................................. 49
Hình 6: Đậu hoa 40 NSG .................................................................................................. 49
Hình 7: A: Đậu hoa trắng 40 NSG – B: Đậu hoa đen 60 NSG ........................................ 50
Hình 8: Đậu hoa 90 NSG .................................................................................................. 50
Hình 9: Đặc điểm hình thái đậu hoa ................................................................................. 51
Hình 10: Một số sâu, bệnh thường gặp trên đậu hoa trồng tại Đơn Dương .................... 52
Hình 11: Quả và hạt đậu hoa trắng khi phơi khô từng nghiệm thức ................................ 53
Hình 12: Quả và hạt đậu hoa đen khi phơi khô từng nghiệm thức ................................... 54

13


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu hoa (Phaseolus coccineus L.) là một loại cây công nghiệp nổi tiếng của
Nhật Bản, có giá trị dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng ngắn và dễ trồng nên rất thích hợp
trong điều kiện canh tác ở nước ta hiện nay. Cây đậu hoa có dinh dưỡng cao hơn hẳn các
loại đậu thông dụng khác và vượt hẳn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Trong những năm vừa qua, ngành trồng cây công nghiệp nói chung và các loại cây
họ đậu nói riêng đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, mang lại những nguồn thu nhập
cho nhà vườn đặc biệt là người nông dân. Tuy nhiên, đời sống ngày càng phát triển cho
nên người tiêu dùng càng ngày càng đòi hỏi cao không những về số lượng mà còn đòi hỏi
về chất lượng như cung cấp các loại cây trồng theo quy trình hữu cơ, GAP, an toàn nhằm
tạo ra các nguồn thực phẩm an toàn. Vấn đề đặt ra cho người nông dân hiện nay là làm
sao đáp ứng được số lượng ngày càng tăng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tốt. Một
trong những giải pháp hiện nay mà người nông dân thường áp dụng là sử dụng các giống
mới và tăng cường sử dụng phân bón, đặc biệt sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong sản
xuất để giảm vấn đề ngộ độc trong thực phẩm và hướng đến những đến một môi trường

thân thiện trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, việc tìm hiểu yêu cầu thị hiếu của nông
dân đối với các sản phẩm như giống mới ở nước ta và phân bón hữu cơ vi sinh, đồng thời
thử nghiệm đánh giá những sản phẩm giống cũng như phân bón hữu cơ mới trước khi
đưa ra thị trường là cần thiết, từ đó góp phần giúp nhà sản xuất đưa ra thị trường những
sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và góp phần đa dạng sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh đối với thị trường giống và phân bón hữu cơ vi sinh để người nông dân có nhiều lựa
chọn hơn khi sử dụng các sản phẩm này.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Nông học –
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Phạm Thị
14


Minh Tâm và Thạc sỹ Dương Thành Lam, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng
của các mức độ phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lên hai
giống đậu hoa nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Đơn Dương – Lâm Đồng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Chọn ra giống đậu hoa cho năng suất cao và liều lượng phân bón hữu cơ thích hợp
trên cây đậu hoa tại Đơn Dương – Lâm Đồng.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi, đánh giá một số đặc tính sinh trưởng của 2 giống như: chiều cao cây,
số nhánh, số lá, số hoa, số quả…
- Đặc tính chống chịu của các giống
- Tính năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của Đậu hoa
- Dựa vào kết quả theo dõi và phân tích thống kê chọn ra giống có triển vọng phù
hợp với địa phương hay không

15



Chương 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cây Đậu hoa
2.1.1. Giới thiệu chung
Đậu hoa (Phaseolus coccineus L.) có nguồn gốc ở Mexico hoặc Trung Mỹ.
Đậu hoa có tầm quan trọng rất lớn về nguồn lương thực và dinh dưỡng quý giá
trong của châu Âu và có tầm quan trọng không nhỏ
ở Hoa Kỳ, đậu hoa cung cấp hạt với hàm lượng
dinh dưỡng cao ngoài ra trái non có thể dùng để
chế biến những món ăn ngon như xào, nấu súp…
Đậu hoa có hệ thống rễ nhỏ và nhiều, dây
thân leo khá nhỏ quấn xung quanh cọc chống, đậu
hoa là cây trồng hàng năm nhưng hệ thống gốc, rễ
có thể tồn tại và sống nhiều năm (Blackwall,
1964).
Có nhiều giống đậu hoa khác nhau, để phân
biệt các giống với nhau thường dựa vào màu sắc
hạt, hiện nay chỉ có 2 màu được trồng chủ yếu ở
châu Á đó là màu trắng và màu đen. Tùy theo màu
sắc của hoa mà hạt đậu cũng có màu sắc tương tự,
nếu đậu có hoa màu trắng thì hạt cũng sẽ có màu
trắng.

Hình 2.1. Hoa, quả và hạt đậu

hoa đen (Darwin, 1874)
Đậu hoa giống màu đỏ có màu sắc sặc sỡ và chùm hoa dài. Màu sắc này hấp dẫn

các loài ong và các loại côn trùng khác, do đó có khả năng thụ phấn cao. Theo Darwin
(1874) cho thấy giống đậu hoa có màu đen sẽ có năng suất cao hơn so với các giống có

màu sắc khác vì sự hoạt động của côn trùng liên tục và nhiều loài.
Đậu hoa là cây có khả năng mọc mầm hoàn toàn khác với những cây họ đậu khác.
Trong quá trình nảy mầm hai lá mầm không nhô lên khỏi mặt đất mà nhường vào đó là
16


hai lá tử diệp vươn lên trên mặt đất. Một đặc điểm đậu hoa khác với những cây họ đậu đó
là sau một thời gian trồng rễ đậu phình thành củ to, củ này có chứa hàm lượng tinh bột
cao (Day, 2008).
Đậu hoa là cây hàng năm được trồng và phát triển ngày càng rộng rãi trên thế giới
đặc biệt là ở Ấn Độ, ở đây đậu hoa được trồng với nhiều mục đích khác nhau như làm
hàng rào bảo vệ với những bông hoa đầy màu sắc hoặc đậu hoa có thể ngăn cản những
luồng gió mạnh.
2.1.2. Đặc điểm hình thái
2.1.2.1. Thân, cành, lá
Thân thuộc dạng thân leo
được cấu tạo bởi nhiều đốt và
lóng nối liền nhau. Thân cây
đậu hoa hình tròn và phân nhiều
cành. Chiều cao cây có thể cao
2,5 - 4,0 m.Thân đậu hoa có
màu xanh đối với đậu hoa trắng
và màu tím đối với đậu hoa đen.
Đối với đậu hoa hạt màu
đen trồng ở Đà Lạt có chiều cao
241 cm, ở Đức Trọng là 253.2

Hình 2.2. Đậu hoa đen sau 60 NST (TTNC và Chuyển

cm Đối với đậu hoa hạt màu


giao KHCN – Trường ĐHNL Tp. HCM, 2010)

trắng trồng ở Đà Lạt có chiều cao 351,2 cm, ở Đức Trọng là 352.6 cm
Cành mọc từ các đốt trên thân, trung bình mỗi cây có từ 8 - 15 cành, trong đó
thường 80% cành cấp I, 20% cành cấp II.
Lá mầm nằm trong đất cung cấp cho cây trong giai đoạn nảy mầm. Lá có hình
dạng: dài, hẹp, bầu dục, mũi giáo, hình thoi. Lá đơn mọc đối, lá to và có màu xanh. Lá
kép gồm 3 lá chét, các lá kép này mọc cách nhau ở 2 bên thân chính.

17


2.1.2.2. Hoa
Hoa đậu hoa thuộc hoa cánh
bướm, hoa có thể mọc ở nách lá, đầu
ngọn thân, cành và thường mọc thành
chùm. Màu sắc hoa có màu trắng, màu đỏ
tùy thuộc vào giống.
2.1.2.3. Quả
Trái thuộc loại quả nang tự khai,
trái còn non có màu xanh, tím xanh khi
già chín có màu vàng. Mỗi trái trung bình
có gần 3 hạt.

Hình 2.3. Hoa và quả đậu hoa trắng
(TTNC và Chuyển giao KHCN – Trường
ĐHNL Tp. HCM, 2010)

2.1.2.4. Hạt


Hình 2.4. Hạt đậu hoa (TTNC và Chuyển giao KHCN – Trường ĐHNL Tp. HCM, 2010)
Hạt có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu là hình bầu dục dẹp. Vỏ hạt
thường có màu trắng, tím đen, đen... Thành phần hạt gồm có: phôi, vỏ hạt, tử diệp.
Đậu hoa trồng ở Đức Trọng có trọng lượng hạt màu đen là 1,7 kg/1000 hạt, hạt
màu trắng đạt 1,67 kg/1000 hạt. Đậu hoa trồng ở Đà Lạt có trọng lượng hạt màu đen là
1,39 kg/1000 hạt, hạt màu trắng là 1,24 kg/1000 hạt.
18


2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu
- Dựa theo quy trình trồng đậu hoa ở Nhật Bản trong quá trình canh tác đậu hoa
phải chú ý một số điểm:
Nên chọn đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng tương đối, pH trung tính, cày khoảng
2-3 lần tùy theo tình trạng đất, bón lót phân hữu cơ, vôi, super lân trước khi trồng. Khi
chọn đất trồng, cần phải cân nhắc tới vụ luân canh để triển khai kế hoạch cụ thể. Đậu hoa
là cây khá mẫn cảm với sâu, bệnh gây hại. Do đó, khi trồng đậu hoa, phải có kế hoạch
trồng kết hợp luân canh dài hạn giữa các loại rau, đậu (Tedoradze, 1959).
Đậu hoa chịu nước rất kém nên tránh trồng ở những nơi thoát nước chậm.
Đậu hoa trồng ở Nhật Bản có năng suất 2,5 – 3,5 tấn/ha. Đậu hoa ở Hokkaido
(Nhật Bản) bắt đầu ra hoa vào khoảng đầu cho đến giữa tháng 7, trước thời điểm đó cây
phát triển khá chậm. Vào thời điểm này cần cung cấp khoảng 15 – 20% lượng phân từ
giữa cho đến cuối tháng 8 để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúc kết trái. Tuy nhiên cây đậu
hoa sẽ phát triển nhanh sau khi ra hoa.
Đặc biệt từ lúc cây ra hoa cho đến lúc có quả hấp thu dưỡng chất rất nhiều nên nếu
đất trồng bị khô, cây không hấp thu đủ nước và dưỡng chất thì rất dễ bị tình trạng nụ hoa
rụng, hoa khô, quả rụng (Henslow, 1878).
Cung cấp nitơ cho nửa đầu giai đoạn phát triển của cây, giai đoạn sau sử dụng
những loại phân bón hữu cơ và luân canh nhằm làm cho đất thêm màu mỡ, phì nhiêu, tạo
điều kiện thu hoạch ổn định.


19


- Kết quả nghiên cứu về cây đậu hoa của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao
KHCN – Trường ĐHNL Tp. HCM (2010):

Biểu đồ 2.1. Chiều cao cây đậu hạt màu đen trồng ở 2 vùng Đức Trọng và Đà Lạt

Biểu đồ 2.2. Chiều cao cây đậu hạt màu trắng trồng ở 2 vùng Đức Trọng và Đà Lạt

20


Đồ thị cho thấy có sự khác nhau về chiều cao cây của cây đậu trồng ở vùng Đà Lạt
và Đức Trọng. Đối với cây đậu màu đen trồng ở Đà Lạt, chiều cao bình quân chỉ đạt 241
cm; trong khi bình quân về chiều cao cây ở Đức Trọng là 253.2 cm. Đối với cây đậu màu
trắng trồng ở Đức Trọng, chiều cao cây cao nhất bình quân đạt 352.6 cm, ở Đà Lạt, chiều
cao trung bình cây cao nhất đạt 351,2 cm. Trong khoảng thới gian đầu sau trồng, sự phát
triển của 2 loại đậu là tương đương. Tuy nhiên càng về sau thì đậu màu đen có sự phát
triển rất khác nhau về chiều cao cây giữa 2 vùng trồng. Như vậy, trong 2 loại đậu trồng
thử nghiệm thì đậu màu đen có sự biến động về chiều cao cây rộng hơn là cây đậu màu
trắng.
• Năng suất đậu hoa thí nghiệm
Bảng 2.1. Năng suất và trọng lượng hạt của 2 loại đậu trồng thử nghiệm ở Đức Trọng và
Đà Lạt
Loại hạt

Đà Lạt


Đức Trọng
Năng suất hạt

Trọng lượng

Năng suất hạt

Trọng lượng

(tấn/ha)

1000 hạt (kg)

(tấn/ha)

1000 hạt (kg)

Màu đen

1,03

1,70

0,70

1,39

Màu trắng

0,56


1,67

0,23

1,24

Kết quả năng suất đậu hoa trồng ở Đức Trọng cho năng suất cao hơn đậu trồng ở
vùng Đà Lạt rất nhiều. Với đậu trắng, trồng ở Đà Lạt cho năng suất rất thấp, chỉ đạt 0,23
tấn/ha, trong khi ở Đức Trọng cho năng suất là 0,56 tấn/ha. Với đậu hoa hạt màu đen
trồng ở Đức Trọng cho năng suất cao, đạt 1,03 tấn/ha. Về trọng lượng hạt, ở Đức Trọng
cho hạt đậu có trọng lượng lớn hơn ở Đà Lạt, với loại đậu màu đen đạt 1,7 kg/1000 hạt,
hạt màu trắng đạt 1,67 kg/1000 hạt; nhìn vào hình dạng hạt bên ngoài ta thấy hạt màu đen
to hơn, tuy nhiên, hạt màu trắng lại căng tròn hơn so với hạt màu đen nên có trọng lượng
hạt lớn hơn so với hạt màu đen. Ở Đà Lạt, hạt màu đen (1,39 kg/1000 hạt) có trọng lượng
hạt lớn hơn so với hạt màu trắng (1,24 kg/1000 hạt) nhưng lại nhỏ hơn rất nhiều so với
hạt thu được từ cây đậu trồng ở Đức Trọng.
21


Từ những thí nghiệm về sự
sinh trưởng, phát triển có thể
thấy cây đậu hoa có khả năng
trồng và phát triển tốt ở vùng đất
Đức Trọng và những vùng có độ
cao khoảng trên 1000m so với
mực nước biển. Tuy nhiên, đây
là 2 loại đậu từ Nhật Bản mới
được trồng thử nghiệm lần đầu
tại những vùng này cũng như

cây trồng mới chưa được trồng
tại Việt Nam nên chưa biết được
là năng suất cao hay thấp. Do đó,

Hình 2.5. Sự đa dạng về màu vỏ hạt đậu hoa (TT
nghiên cứu và chuyển giao KHCN – Trường ĐH
Nông Lâm Tp. HCM, 2010)

nên triển khai thêm một số thí
nghiệm để có thể biết được là cây đậu hoa này trồng ở Việt Nam cho năng suất cao hay
thấp hơn so với đậu trồng ở Nhật Bản.
2.2. Phân hữu cơ
2.2.1. Giới thiệu chung
Phân hữu cơ có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích
bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan
trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích
sinh trưởng cây trồng (Cục Trồng Trọt, 2010).
* Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ
về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón. Tiêu chuẩn các loại phân bón phải đảm bảo
các quy định sau:
- Phân hữu cơ: hàm lượng chất hữu cơ ≥ 22,36% (C ≥ 13%) và N ≥ 3%, độ ẩm ≤
25% đối với phân bón dạng bột.

22


- Phân hữu cơ sinh học: hàm lượng hữu cơ ≥ 22,36% (C ≥ 13%), độ ẩm ≤ 25% đối
với phân bón dạng bột, hàm lượng a xít humíc, các hoạt chất sinh học, pHKCl: 5-7.
- Phân hữu cơ vi sinh: hàm lượng hữu cơ ≥ 15% (C ≥ 8,5%), mật độ vi sinh vật sống
có ích ≥ 1x106 CFU/gam (≥ 1x106 CFU/ml đối với phân bón dạng lỏng), độ ẩm ≤ 30% đối

với phân bón dạng bột. Không có vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform và trứng giun đũa
trong 25 gam (ml) mẫu.
- Phân vi sinh vật: mật độ vi sinh vật sống có ích ≥ 1x108 CFU/gam (≥ 1x108
CFU/ml đối với phân bón dạng lỏng); độ ẩm ≤ 30% đối với phân bón dạng bột. Không có
vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform và trứng giun đũa (Ascaris) trong 25 gam (ml) mẫu.
- Phân hữu cơ khoáng: hàm lượng chất hữu cơ ≥ 15% (C ≥ 8.5%), độ ẩm ≤ 25% đối
với phân bón dạng bột, tổng N + P2O5 (hữu hiệu) + K2O ≥ 8%.
- Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng: ngoài các yếu tố dinh dưỡng,, tổng
hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng không được vượt quá 0,5% (≤ 0,5%) trong một đơn
vị khối lượng hoặc thể tích phân bón.
Một trong những giải pháp được coi là bước phát triển trong nông nghiệp đó là sử
dụng phân bón hữu cơ. Dùng phân bón hữu cơ vi sinh có nhiều ưu điểm (Higa, 1989):
- Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.
- Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
- Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
- Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
- Góp phần làm sạch môi trường.
• Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Các phế thải hữu cơ được cắt ngắn khoảng
5 - 8 cm làm ẩm và đưa vào các hố ủ có bổ sung 5kg urê, 5 kg lân supe cho 1 tấn
nguyên liệu. 750 ml sinh khối vi sinh vật sau 10 ngày nuôi cấy được hòa vào 30 lít
nước và trộn đều với khối nguyên liệu, sau đó khi nhiệt độ khối ủ ổn định ở mức
300C người ta bổ sung vi sinh vật có ích khác vào khối ủ. Đó là vi sinh vật cố định
nitơ (Azobacteria), vi khuẩn nấm hoặc nấm sợi phân giải phosphat khó tan
(Bacillus polymixa, Pseudomonas, …). Ngoài ra, có thể bổ sung 1% quặng
23


Phosphat vào khối ủ cùng với sinh khối vi sinh vật. Để đảm bảo oxy hóa cho vi
sinh vật hoạt động và quá trình chế biến được nhanh chóng nên đảo trộn khối ủ 20
ngày 1 lần. Thời gian chế biến kéo dài khoảng 1 đến 4 tháng tùy thành phần của

loại nguyên liệu (Nhóm 2 – Lớp DH07DT, 2009).

Biểu đồ 2.3. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh (Trung tâm Nghiên cứu và
Chuyển giao KHCN – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh).
24


Bảng 2.2. Hiệu quả phân bón hữu cơ vi sinh đã được tổng kết tại một số quốc gia
châu Á (Nhóm 2 - Lớp DH07DT, 2009).



Tên quốc gia

Tỷ lệ % tăng năng suất

Trung Quốc

25,2 – 32,6

Triều Tiên

8,0 – 12,0

Thái Lan

2,5 – 29,5

Ấn Độ


9,9

Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng tăng (Nhóm 2 - Lớp

DH07DT, 2009):
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên
đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho
đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của
đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau
liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.
- Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo
vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do
lạm dụng phân bón hóa học.
- Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải
quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí
ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh không những dễ thực hiện mà còn mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Chính vì vậy, cần có nhũng đề tài, thí nghiệm thực hiện về các loại phân
bón mới để có cơ sở khuyến cáo cho người trồng rau hiểu rõ đồng thời áp dụng một cách
đúng nhất.

25


×