Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ RẦY XANH HAI CHẤM (Amrasca devastans Distant) HẠI BÔNG VẢI TRONG VỤ KHÔ NĂM 2011 TẠI NHA HỐ, TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ RẦY XANH
HAI CHẤM (Amrasca devastans Distant) HẠI BÔNG VẢI TRONG
VỤ KHÔ NĂM 2011 TẠI NHA HỐ, TỈNH NINH THUẬN

Họ và tên sinh viên: ĐỖ THÀNH HIỆP
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

Tháng 7/2011


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ RẦY XANH
HAI CHẤM (Amrasca devastans Distant) HẠI BÔNG VẢI TRONG
VỤ KHÔ NĂM 2011 TẠI NHA HỐ, TỈNH NINH THUẬN

Tác giả
ĐỖ THÀNH HIỆP

Khóa luận này được thực hiện để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

Người hướng dẫn:
TS. MAI VĂN HÀO
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC


 
 
 

Tháng 7/2011
i
 


 
 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước
sự quan tâm, dìu dắt, tận tình hướng dẫn của TS. Mai Văn Hào và KS. Nguyễn Hữu
Trúc.
Tôi xin trân trọng cám ơn kỹ sư Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Kim Oanh, Phan
Văn Tiêu và các cán bộ khác thuộc phòng BVTV Viện Nghiên Cứu Bông và Phát Triển
Nông Nghiệp Nha Hố đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến kỹ sư Phùng Minh Lộc thuộc Trung tâm
kiểm định thuốc BVTV phía Nam đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.

Tháng 7 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thành Hiệp


ii
 


 

TÓM TẮT
Tác giả: Đỗ Thành Hiệp, trường đại học Nông Lâm TP.HCM, đề tài: “Đánh giá
hiệu lực một số loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant) hại
bông vải trong vụ khô năm 2011 tại Nha hố, tỉnh NinhThuận” được thực hiện từ tháng
02/2011 – tháng 06/2011. Người hướng dẫn: TS. Mai Văn Hào và KS. Nguyễn Hữu
Trúc.
Với mục tiêu tìm ra một số loại thuốc phòng trừ rầy xanh hai chấm có hiệu quả
cao để khuyến cáo sử dụng trong điều kiện sản xuất bông vụ khô tại Ninh Thuận, đề
tài nghiên cứu 2 nội dung chính. Nội dung 1, khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm
hiệu lực trừ rầy xanh của 14 hoạt chất ứng với 14 loại thuốc phổ biến trên thị trường
được. Các nghiệm thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, bao
gồm 15 nghiệm thức trong đó 14 nghiệm thức là 14 loại thuốc, 1 nghiệm thức đối
chứng, 3 lần lặp lại và thí nghiệm này được lặp lại 3 đợt. Kết quả nội dụng 1 cho thấy
sau 48 giờ sau khi xử lý thuốc có 6 hoạt chất thuộc 6 loại thuốc có hiệu lực trừ rầy
xanh hai chấm cao nhất đạt > 90% là Monster 40EC (Acephate), Regent 800WG
(Fipronil), Satrungdan 95BTN (Nerestoxin), Lannate 40SP (Methomyl), KingBo
0.6%SC (Matrine) và Jianontin 3.6EC (Abamectin). Trong đó Satrungdan 95BTN,
Lannate 40SP đạt hiệu lực 100%, Monster 40EC có hiệu lực > 97%. Sherpa 25EC
(Cypermethrin) có hiệu lực trừ rầy xanh khá cao đạt từ 79,7 – 88,9% ở 3 đợt thí
nghiệm. Các loại thuốc Dantotsu 50WDG (Clothianidin), Chess 50WG (Pymetrozine),
Elsin 10EC (Nitenpyram), Karate 2,5EC (Lambda – Cyhalothrin) có hiệu lực trừ rầy
thấp đến trung bình đạt từ 40 – 64,4%. Thuốc Eagle 50WDG, Admire 050EC, Actara
25WG có hiệu lực trừ rầy xanh rất thấp < 40%, riêng Actara 25WG hầu như không có
hiệu lực trừ rầy xanh. Ở nội dung 2, chọn ra 6 hoạt chất ứng với 6 loại thuốc có hiệu

lực trừ rầy cao từ thí nghiệm trong phòng và 1 nghiệm thức nấm xanh sinh học được
khảo nghiệm ngoài đồng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẩu nhiên,
gồm 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Kết quả nội dung này cho thấy có 3 loại hoạt chất
iii
 


tương ứng 3 loại thuốc có hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm cao và kéo dài tới thời điểm
10 NSP là Satrungdan 95BTN (Nerestoxin), Regent 800WG (Fipronil) và Monster
40EC (Acephate), có hiệu lực cao đạt từ 78,4 – 98,8 % ở thời điểm 7 NSP. Trong đó
thuốc Satrungdan 95BTN (0,6 l/ha) có hiệu lực cao nhất nhưng đã gây ra hiện tượng
ngộ độc đối với cây bông, hiện tượng ngộ độc này giảm dần ở thời điểm 10 ngày sau
phun (NSP) và không còn ngộ độc ở thời điểm 14 NSP. Thuốc Lannate 40SP
(Methomyl), KingBo 0.6%SC (Matrin) có hiệu lực trừ rầy trung bình ở thời điểm 1
NSP và hiệu lực giảm dần, đến thời điểm 10 NSP thì thuốc hầu như không còn hiệu
lực trừ rầy xanh. Thuốc Jianontin 3.6EC có hiệu lực trừ rầy trung bình kéo dài tới 7
NSP và đạt hiệu lực rất thấp ở thời điểm 10 NSP. Nấm xanh tiêu diệt rầy xanh hai
chấm chậm và có hiệu lực thấp qua các thời điểm theo dõi.

iv
 


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................ viii
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN .............................................................. viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN ..........................................................x
Chương 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.2.

Mục đích ...............................................................................................................2

1.3.

Yêu cầu .................................................................................................................2

1.4.

Giới hạn đề tài ......................................................................................................2

Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1.

Khái quát tình hình khí hậu thời tiết, sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam ................3

2.1.1. Khí hậu thời tiết ....................................................................................................3
2.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bông tại Việt Nam và thế giới .................................4
2.2.

Triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hai
chấm (Amrasca devastans) ...................................................................................6


2.2.1. Triệu chứng gây hại của rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) .....................6
2.2.2. Đặc tính sinh học của rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) .........................7
2.2.3. Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) trong nước ........9
2.2.4. Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) thế giới ............10
v
 


2.3.

Giới thiệu các loại thuốc nghiên cứu ..................................................................14

2.3.1. Abamectin ...........................................................................................................14
2.3.2. Acephate .............................................................................................................15
2.3.3. Clothianidin ........................................................................................................15
2.3.4. Cypermethrin ......................................................................................................16
2.3.5. Emamectin benzoate ...........................................................................................17
2.3.6. Fipronil ...............................................................................................................17
2.3.7. Imidacloprid .......................................................................................................18
2.3.8. Lambda-cyhalothrin ...........................................................................................19
2.3.9. Matrine ...............................................................................................................20
2.3.10.Methomyl ............................................................................................................21
2.3.11.Nereistoxin ..........................................................................................................21
2.3.12.Nitenpyram .........................................................................................................22
2.3.13.Pymetrozine ........................................................................................................23
2.3.14.Thiamethoxam ....................................................................................................23
2.3.15.Metarhizium anisopliae Sorok ...........................................................................25
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................27
3.1.


Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................27

3.1.1. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................27
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................................27
3.2.

Vật liệu, đối tượng và nội dung nghiên cứu .......................................................27

3.2.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................27
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................28
3.2.3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................28
3.3.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
vi

 


3.3.1. Nội dung 1: Khảo nghiệm hiệu lực của các loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm
Amrasca devastans hại bông trong phòng thí nghiệm .......................................28
3.3.2. Nội dung 2: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm
Amrasca devastans ngoài đồng ..........................................................................32
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................37
4.1.

Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm Amrasca
devastans Distant trong phòng thí nghiệm .........................................................37

4.2.


Kết quả khảo khảo nghiệm một số loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm hại bông
Amrasca devastans Distant ngoài đồng..............................................................50

4.2.1. Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc khảo nghiệm ngoài đồng
ruộng ..................................................................................................................53
4.2.2. Kết quả theo dõi lá bị hại bởi rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant
trên các nghiệm thức ngoài đồng .......................................................................57
4.2.3. Độc tính của các loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant
đối với cây bông .................................................................................................59
4.2.4. Tỷ lệ bộc phát rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant trên các nghiệm
thức ngoài đồng ..................................................................................................59
4.2.5. Chi phí sử dụng thuốc trừ rầy xanh hai chấm hại bông....................................61
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................62
5.1.  Kết luận ............................................................................................................. 62 
5.2.  Đề nghị ............................................................................................................. 63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC

vii
 


 

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Diễn giải

Chữ viết tắt
a.i


Active ingredient – Hoạt chất

BVTV

Bảo vệ thực vật

NSP

Ngày sau phun

NT

Nghiệm thức

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TP

Trước phun

lb

Pound (đơn vị khối lượng), từ Latin là

libra, 1 lb = 0,454 g

viii
 


 
 

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Tình hình khí tượng tỉnh Ninh Thuận năm 2010 ............................................ 3
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất bông tại Việt Nam từ niên vụ 2007/2008 đến niên vụ
2010 - 2011....................................................................................................... 5
Bảng 4.1: Mật độ rầy xanh hai chấm của các nghiệm thức được khảo nghiệm trong
phòng thí nghiệm đợt 1 .................................................................................. 38
Bảng 4.2: Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc được khảo nghiệm trong
phòng thí nghiệm đợt 1 .................................................................................. 39
Bảng 4.3: Mật độ rầy xanh hai chấm của các nghiệm thức được khảo nghiệm trong
phòng thí nghiệm đợt 2 .................................................................................. 41
Bảng 4.4: Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc được khảo nghiệm trong
phòng thí nghiệm đợt 2 .................................................................................. 42
Bảng 4.5: Mật độ rầy xanh hai chấm của các nghiệm thức được khảo nghiệm trong
phòng thí nghiệm đợt 3 .................................................................................. 45
Bảng 4.6: Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc được khảo nghiệm trong
phòng thí nghiệm đợt 3 .................................................................................. 46
Bảng 4.7: Mật độ rầy xanh trung bình 3 đợt thí nghiệm khảo nghiệm hiệu lực của các
loại thuốc trong phòng thí nghiệm ................................................................. 48
Bảng 4.8: Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm trung bình qua 3 đợt thí nghiệm khảo
nghiệm hiệu lực của các loại thuốc trong phòng thí nghiệm ......................... 49
Bảng 4.9: Mật độ rầy xanh hai chấm trên các công thức thí nghiệm ngoài đồng ........ 51

Bảng 4.10: Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant của các loại
thuốc ở ngoài đồng ......................................................................................... 54
Bảng 4.11: Kết quả theo dõi lá bông bị hại bởi rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
Distant trên các nghiệm thức ngoài đồng ruộng ............................................ 58
viii
 


Bảng 4.12: Độc tính của thuốc khảo nghiệm đối với cây bông ngoài đồng ruộng ...... 59
Bảng 4.13: Tỷ lệ bộc phát rầy xanh hai chấm của các nghiệm thức thí nghiệm ngoài
đồng ................................................................................................................ 60
Bảng 4.14: Giá các loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant tham
gia thí nghiệm ngoài đồng .............................................................................. 61

ix
 


DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 2.1: Lá bông non bị rầy xanh hai chấm gây hại ..................................................... 6
Hình 2.2: Lá bông bị rầy xanh hai chấm gây hại ............................................................ 7
Hình 3.1: Lồng lưới dùng để nuôi rầy xanh hai chấm................................................... 30
Hình 3.2: Thí nghiệm khảo nghiệm hiệu lực của các loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm
trong phòng thí nghiệm .................................................................................. 31
Hình 3.3. Cây bông để thử thuốc và nuôi rầy xanh hai chấm ....................................... 68
Hình 3.4: Dụng cụ thí nghiệm ....................................................................................... 69
Hình 3.5: Bộ thuốc trong phòng thí nghiệm .................................................................. 70
Hình 3.6: Nhúng lá bông vào dung dịch thuốc trong 15 giây ....................................... 70
Hình 3.7: Để lá bông khô ở điều kiện trong phòng thí nghiệm ..................................... 71
Hình 3.8: Lá bông được cắm vào xốp giữ nước ............................................................ 71

Hình 3.9: Bịt miệng hủ nhựa sau khi đã thả rầy xanh hai chấm vào ............................. 72
Hình 3.10: Các loại thuốc tham gia thí nghiệm ngoài đồng .......................................... 72
Hình 4.1: Triệu chứng cây bông bị ngộ độc do thuốc Satrungdan 95BTN gây ra ở thời
điểm 7 ngày sau phun ..................................................................................... 60
Hình 4.2: Các nghiệm thức khảo nghiệm hiệu lực thuốc được bố trí ngoài đồng ........ 73
Hình 4.3: Pha thuốc thí nghiệm ..................................................................................... 73
Hình 4.4: Phun thuốc thí nghiệm ................................................................................... 74
Hình 4.5: Nghiệm thức Metarhizium anisopliae Sorok ở thời điểm 7 ngày sau phun.. 74
Hình 4.6: Nghiệm thức đối chứng ở thời điểm 7 ngày sau phun .................................. 75

x
 


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Bông vải là loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cần thiết
cho con người như xơ bông, xenlulô, protein,… Bông vải được biết đến như là nguồn
nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp dệt may, sợi bông có nhiều đặc tính lí
hóa cơ rất thích hợp và cần thiết cho nhu cầu mặc của con người. Ngoài ra, sản phẩm
hạt bông cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp ép
dầu, cung cấp dầu thô cho công nghiệp và tinh dầu luyện được sử dụng để làm thực
phẩm. Đồng thời, bã dầu bông cũng được làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón và
là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, đáp ứng nhu cầu thiết yếu khác
của xã hội như phục vụ ngành y tế và các ngành chế biến khác, tạo việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Trong thời gian gần đây,
giá bông trên thế giới và trong nước tăng vọt, là động lực làm diện tích trồng bông
trong nước ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, trên cây bông có rất nhiều loại sâu gây
hại, những loài sâu hại trên cây bông vải chủ yếu hiện nay là nhóm sâu nhóm chích

hút gồm rệp bông (Aphis gossypii), rầy xanh (Amrasca devastans), bọ trĩ (Thrips
palmi/Scirtothrips dosalis), nhện đỏ (Tetranychus urticae). Ngoài ra, nhóm sâu
miệng nhai như sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu hồng (Pectinophora
gossipiella) cũng gây hại trên các giống không được chuyển gen Bt, Trong đó rầy
xanh hai chấm đang được coi là một trong những đối tượng nguy hiểm gây thiệt hại
nhất trên cây bông. Thiệt hại do rầy xanh hai chấm làm giảm 35% năng suất ở
Campuchia (Neelakantan, 1957) và giảm 11,6% năng suất bông hạt ở Ấn Độ (Dhawn
và ctv, 1988). Ở Việt Nam, thiệt hại do rầy xanh hai chấm gây ra là 53,6% đối với
giống kháng trung bình và 64,4% đối với giống nhiễm. Ngoài ra rầy xanh hai chấm

1
 


còn xuất hiện gây hại ở trên 66 loài cây trồng, thuộc 29 họ thực vật khác nhau như
đậu bắp, cà, ớt, dâm bụt, khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc lá, khoai lang, lạc,…
Chính vì vậy việc trừ rầy xanh hai chấm để giữ và nâng cao năng suất là rất cần
thiết đối với cây bông hiện nay. Việc phòng trừ rầy xanh hai chấm trên bông có nhiều
biện pháp thực hiện như là biện pháp sử dụng giống kháng, canh tác, sinh học, hóa
học,… Trong đó, biện pháp sử dụng thuốc phòng trừ rầy xanh hai chấm vẫn được
xem là hiệu quả nhất. Nhằm giúp công tác quản lý dịch hại và khuyến cáo việc sử
dụng thuốc phòng trừ rầy xanh hai chấm đạt hiệu quả, an toàn hơn trong sản xuất
bông vải, đề tài “Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ rầy xanh hai chấm (Amrasca
devastans Distant) hại bông vải trong vụ khô năm 2011 tại Nha hố, tỉnh Ninh Thuận”
đã được thực hiện.
1.2. Mục đích của đế tài
Tìm ra một số loại thuốc phòng trừ rầy xanh hai chấm hiệu quả để khuyến cáo
sử dụng trong điều kiện sản xuất bông vụ khô năm 2011, tại Nha Hố, tỉnh Ninh Thuận.
1.3. Yêu cầu của đề tài



Xác định được hiệu lực phòng trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc trong
phòng thí nghiệm.



Đánh giá được hiệu quả của các loại thuốc đã được chọn lựa từ thí nghiệm
trong phòng để phòng trừ rầy xanh ngoài đồng ruộng.

1.4. Giới hạn đề tài


Đề tài nghiên cứu trên 15 loại thuốc tương ứng 15 hoạt chất được sử dụng phổ
biến trên thị trường.



Các thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2 - 6 năm 2011 tại Viện Nghiên Cứu
Bông và Phát Triển Nông Nghiệp Nha Hố, Ninh Thuận.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát tình hình khí hậu thời tiết, sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
2.1.1. Khí hậu thời tiết vùng nghiên cứu
Bảng 2.1:. Tình hình khí tượng tỉnh Ninh Thuận năm 2010
Nhiệt độ không khí (oC)


Lượng
mưa (mm)

Số
ngày
mưa
(ngày)

TB ngày

Tối cao
tuyệt đối

Tối thấp
tuyệt đối

Ẩm độ
không khí
(%)

1

25,0

33,0

17,9

74,9


91,9

4

2

25,9

34,2

18,5

76,4

0,0

0

3

27,3

34,0

19,9

74,0

0,0


0

4

28,6

35,0

21,2

75,5

30,6

3

5

29,5

37,0

24,1

77,8

51,9

6


6

28,6

37,0

23,7

81,1

193,6

11

7

27,9

35,0

22,4

82,1

85,7

11

8


28,2

35,4

23,0

80,8

114,5

10

9

27,7

34,7

22,6

83,7

86,8

11

10

26,4


32,7

21,6

87,6

405,6

16

11

26,0

32,7

20,9

87,5

375,5

11

12

25,4

32,4


18,6

77,1

83,4

5

Tổng

-

-

-

-

1519,5

88

TB

27,2

-

-


79,9

-

-

Tháng

(Nguồn: Viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố)

3
 


Mưa là yếu tố khí hậu có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung và cây bông nói riêng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng
11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 4. Lượng mưa của các
tháng mùa khô (từ tháng 12 – 8) không vượt quá 800 mm cùng với số giờ chiếu sáng
5,7 – 9 h/ngày rất thuận lợi cho việc trồng bông có tưới trong mùa khô. Trong điều
kiện này cây bông sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Bờ biển Ninh Thuận kéo dài theo hướng Đông Bắc dọc theo Tây Nam bị che
khuất bởi các dãy núi Trường Sơn nam và các nhánh núi đâm ngang ra biển, chắn các
hướng gió của cả hai nguồn. Vì vậy, Ninh Thuận có khí hậu khô hạn nắng nóng nhất
Việt Nam. Nhiệt độ trung bình năm từ 280C – 28,50C, nhiệt độ bình quân cao nhất
370C, nhiệt độ bình quân thấp nhất 180C - 190C. số giờ nắng trung bình trong ngày là
7,6 giờ, biên độ nhiệt ngày đêm 80C - 90C, tổng tích ôn 10.2200C – 10.5850C.
Ẩm độ không khí tại Ninh Thuận thấp nhất cả nước. Vùng núi có thể cao hơn vì
thời gian mưa dài và có thảm rừng che phủ. Mùa mưa cao nhất cũng chỉ đạt 84% ở
tháng 10. Chỉ số ẩm ướt bình quân cả năm cũng vào loại thấp nhất cả nước, 0,39

(Phan Rang), 0,59 (Nha Hố).
2.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bông tại Việt Nam và thế giới
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
sản lượng bông nước ta niên vụ 2009/10 ước đạt khoảng 10.000 tấn hạt bông (tương
đương 3.650 tấn xơ bông với tỷ lệ 36,5% bông được bỏ hạt), tăng 42% so với niên vụ
năm trước. Diện tích trồng bông niên vụ 2009/10 ước đạt 8.000 ha, tăng khoảng 53%
so với niên vụ 2008/09 do giá bông trên thế giới tăng khiến nhiều người nông dân
quay trở lại trồng bông. Diện tích bông tăng mạnh so với năm trước vẫn chủ yếu tập
trung tại các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hiện tại,
giá thu mua sản phẩm bông trong nước ở mức khoảng 10.500 đồng/kg, tăng 17% so
với mức giá niên vụ trước. Ngoài ra, Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam
trong giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 1 năm
2010 xác định trong năm 2015 đạt 30.000 ha, với sản lượng 20.000 tấn bông xơ.

4
 


Tiêu thụ bông trong nước tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng của
ngành công nghiệp dệt may nước ta. Cả nước hiện có 145 nhà máy kéo sợi với công
suất 350.000 tấn vải bông/ năm. Trong 5 năm trở lại đây, tiêu thụ bông trong nước
tăng với tốc độ trung bình là 9-10%/năm. Ước tính, tiêu thụ bông trong nước niên vụ
2010/11 là 320.000 tấn (tương đương 1,47 triệu kiện).
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất bông nước ta từ niên vụ 2007/2008 đến niên vụ
2010/2011
Chỉ tiêu

2007/08

2008/09


2009/10

2010/2011

Diện tích (1000 ha)

12,40

5,21

8,01

9,01

1,30

1,35

1,25

1,30

16,12

7,033

10,00

11,71


36,50

36,50

36,50

36,50

5,88

2,57

3,65

4,28

27,01

11,80

16,76

19,64

Năng suất cây trồng
(tấn/ha)
Sản lượng bông hạt
(nghìn tấn)
Tỷ lệ tách hạt (%)

Sản lượng bông xơ
(nghìn tấn)
Số lượng
(1,000 kiện)

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Tổng cục Thống Kê)

Trên thế giới, tại Trung Quốc dự kiến diện tích gieo trồng bông niên vụ 20102011 giảm khoảng 16% so với niên vụ 2007-2008. Cộng thêm tác động của thời tiết
không thuận lợi, làm cho sản lượng ước tính giảm 1 triệu kiện. Với nhu cầu tiêu thụ
của các nhà máy Trung Quốc tăng kỷ lục, nước này đối mặt với tình trạng thiếu hụt
bông lên tới 18,5 triệu kiện trong niên vụ 2010-2011 và giải pháp cho thiếu hụt là
nhập khẩu. Thực tế này càng góp phần đẩy giá bông thế giới tăng mạnh. Điển hình
ngày 26/10, giá bông đạt mức cao kỷ lục 1,305 USD/lb. Tuy giá bông ngày càng tăng
ở các mức kỷ lục nhưng điểm qua tình hình sản xuất tại các quốc gia sản xuất, tiêu
thụ và cung cấp bông lớn nhất hiện nay, từ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan,
Brazil…đều trong cảnh cung không đủ cầu.
5
 


2.2. Triệu
T
chứngg gây hại, đặc
đ điểm ssinh học và
à biện pháp
p phòng trừ
ừ rầy xanh
h hai
ch
hấm (Amraasca devasttans)

2.2.1. Triệu chứ
ứng gây hạii của rầy xaanh hai chấấm (Amrassca devastan
ns)
R xanh hai
Rầy
h chấm gâây hại trongg suốt quá trrình sinh trư
ưởng và phhát triển củaa cây
bông
g từ khi bôn
ng có lá sòò đến khi thhu hoạch. Cả
C rầy non vvà trưởng thành
t
đều chích
c
hút dịch
d
cây. Mức
M độ gâyy hại của rầầy xanh haai chấm tùyy thuộc vàoo giai đoạn sinh
trưởnng và mật độ
đ của rầy trên
t
cây bônng. Cây bônng ở giai đooạn còn nhỏ
ỏ (có 2 lá sòò đến
3 – 4 lá thật) bịị rầy xanh hai
h chấm hhại làm mép
p lá có màuu vàng. Trênn lá bông bị
b hại
có cáác chấm nhhỏ li ti, bị gâây hại nặngg làm lá non
n héo trông giống như bị bỏng, méép lá
co lạại, lá bị khôô đen làm ảnh

ả hưởng đến sinh trrưởng của ccây. Khi câây bông đã lớn,
rầy xanh
x
hai ch
hấm gây hạại làm cho m
mép lá mớii đầu bị biếến vàng và cong lại, khhi bị
hại năng
n
thì tooàn lá có màu
m đỏ huyết dụ, với nhiều
n
lá khhô cháy gọọi là hiện tư
ượng
“chááy rầy”, lá trrở nên khô giòn và rụnng, cây không có khả năng
n
phục hồi.
h

gây

6


thànhh thục

gây hạại 

2.2.2. Đặc điểm sinh học của
c rầy xan
nh hai chấm

m (Amrascaa devastans)
s)
R xanh hai
Rầy
h chấm (A
Amrasca deevastans) đẻẻ trứng bênn trong gân ở mặt dướii của
lá, trrứng có mààu hơi vàngg. Hầu hết trrứng rầy đư
ược tìm thấấy trên lá bôông ở giai đoạn
đ
cây được 15- 20
2 ngày tuổi. Tuỳ từngg loài, từng vùng sinh thái khác nhau
n
mà sứ
ức đẻ,
Evans, 1966 ; Joyce, 1961). Trong điều
tuổi thọ của rầy xanh hai chhấm cũng khhác nhau (E
Đ theo Hu
usain và L
Lal (1940), một rầy trưởng
t
thàn
nh cái của loài
kiệnn của ấn Độ,
Amrrasca devasstans có thểể đẻ trung bbình khoảngg 15 trứng và nhiều nhhất là 29 trrứng.
Thờii gian phát dục của trứ
ứng khá dàài, khoảng 4 - 11 ngàyy.

u trùng phát dục qua
q 5


lần lột
l xác với thời gian từ
t 7 ngày ((trong mùaa hè) đến 21 ngày (troong mùa đôông).
Trưở
ởng thành không
k
giao phối mà được
đ
nuôi bằng
b
thức ăăn tươi có tuổi
t
thọ kéoo dài
hơn 3 tháng. Nhhưng trưởnng thành đã giao phối có
c tuổi thọ chỉ khoảngg từ dưới 5 tuần
T
Trần Thế Lâm (2001)
(
tại N
Ninh
(tronng mùa hè)) đến 7 tuầnn (trong mùùa đông). Theo
Thuậận, trong điều
đ
kiện nhhiệt độ trunng bình từ 27,1 đến 229,5oC, ẩm độ từ 69,44 đến
77,9%, vòng đờ
ời của rầy xanh hai chhấm kéo dàài từ 13 – 220 ngày, trrung bình 15,13
4
ngày; ấu
ấ trùng 6 -12
- ngày, trung

t
ngàyy. Trong đóó, trứng 4 – 8 ngày, trrung bình 4,85
7


bình 8,09 ngày; trưởng thành 3 -19 ngày, trung bình 8,37 ngày. Nhiệt độ có tương
quan với vòng đời của rầy (R2 = 0,6481). Nhiệt độ càng tăng thì các pha càng ngắn
lại. Khả năng sinh sản của rầy xanh hai chấm biến động từ 1 – 60 rầy non/trưởng
thành cái, trung bình 17,4 rầy non/trưởng thành cái.
Tập tính sinh hoạt của rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) đã được Husain
và Lal (1940) nghiên cứu rất chi tiết. Theo các tác giả này, ấu trùng tuổi 1 thích dinh
dưỡng ở phần gần cuối của gân lá. Trong khi đó, ấu trùng tuổi 2 hoạt động rộng hơn
trên khắp cả lá nhưng chủ yếu là ở mặt dưới của lá. Ấu trùng tuổi 4 - 5 có thể nhảy
với khoảng cách 20 cm. Theo Nangpal (1948), sau khi vũ hoá 2 ngày, rầy trưởng
thành bắt đầu giao phối và sự giao phối có thể xảy ra đến ngày thứ 16. Sau khi giao
phối 2-7 ngày rầy trưởng thành bắt đầu đẻ trứng.
Theo Trần Thế Lâm (2001) trong điều kiện Nha Hố (Ninh Thuận), rầy xanh hai
chấm xuất hiện và gây hại quanh năm trên bông và số lượng rầy xanh hai chấm tăng
theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Mật độ rầy xanh hai chấm trong vụ mưa có xu
hướng cao hơn so với bông trồng trong vụ khô. Trong điều kiện trồng bông nhờ nước
trời vào mùa mưa, rầy phát sinh, gây hại và thường ngưỡng gây hại ở giai đoạn 70 –
80 ngày sau gieo (đối với vùng bông Đồng Nai) hoặc 80 – 90 ngày (đối với vùng
bông Đắc Lắc). Nghiên cứu về biến động của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans
tại Punjab (Ấn Độ), Matthew (1960) đã ghi nhận có 11 lứa rầy xuất hiện trên cây
bông, thời gian mỗi lứa kéo dài 15 - 46 ngày. Theo tác giả, trong điều kiện lý tưởng,
số lượng rầy xanh hai chấm tăng nhanh và gây hại nặng trong tháng 7-8. Còn ở
Trung Ấn, sự gây hại của rầy xanh hai chấm chỉ xảy ra sau khi bông mọc được vài
tuần. Những trà bông gieo muộn thường bị hại nặng ngay khi bông ở giai đoạn mới
có lá sò. Ở bang Madras, rầy xanh hai chấm xuất hiện từ tháng 10 trở đi và đạt đỉnh
cao vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Tại Pakistan, theo Pieter. A. Stam (1987), rầy

xanh hai chấm A. devastans bắt đầu xuất hiện trên cây bông từ tháng 7 và đạt đỉnh
cao số lượng vào tháng 8 (trích Trần Thế Lâm).

8
 


2.2.3. Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) trong nước
2.2.3.1. Biện pháp sử dụng giống kháng
Giống bông kháng rầy xanh hai chấm được sử dụng phổ biến trong sản xuất bông
ở Việt Nam. Nghiên cứu của Lê Trọng Tình (2001) chỉ ra rằng giữa chỉ số cấp hại do
rầy xanh hai chấm và năng suất bông có tương quan nghịch với nhau. Chỉ số cấp hại
do rầy xanh hai chấm thấp thì năng suất cao, ngược lại chỉ số cấp hại cao thì năng
suất thấp và giống bông đóng vai trò quan trọng. Do vậy, sử dụng giống bông kháng
là biện pháp quan trọng trong chương trình phòng trừ tổng hợp rầy xanh hai chấm hại
bông ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Thơ và CTV (1996) và Nguyễn Minh Tuyên (2001) sử dụng giống
kháng rầy xanh hai chấm đã tránh được việc phun thuốc hóa học sớm để trừ đối
tượng này. Do đó bảo tồn được thiên địch trên đồng góp phần khống chế sâu xanh
phát sinh thành dịch (trích luận văn Nguyễn Xuân Tiến, 2008).
2.2.3.2. Biện pháp sinh học
Đến nay, đã xác định được 7 loài cây trồng và cây dại là ký chủ phổ biến của rầy
xanh hai chấm (đậu bắp, ké hoa đào, thầu dầu, hướng dương, cối xay, cà pháo, cà
gai) và 14 loài thiên địch của rầy xanh hai chấm, trong đó nhóm nhện lớn bắt mồi là
nhóm thường xuyên có mặt trên đồng. Chưa phát hiện thấy rầy xanh hai chấm trong
vùng nghiên cứu bị côn trùng ký sinh (Trần Thế Lâm, 2001).
Thành phần thiên địch trên bông rất phong phú, trong đó các nhóm loài có vai trò
quan trọng trong việc kìm hãm sâu hại bông là ong mắt đỏ (OMĐ), các loài nhện ăn
thịt, các loài bọ rùa và các loại bọ xít ăn sâu, các loài ong kén nhỏ, ruồi ký sinh
(Nguyễn Thị Hai, 1997).

2.2.3.3. Biện pháp hóa học
Rầy xanh hai chấm xuất hiện và gây hại bông quanh năm . Trồng các giống bông
nhiễm rầy xanh hai chấm cứ 10 – 15 ngày phun thuốc 1 lần, trung bình số lần phun
thuốc để trừ rầy xanh hai chấm trong một vụ bông là 6 -7 lần. Tôn Thất Trình (1974)
9
 


cho rằng ngưỡng kinh tế của rầy xanh hai chấm là 50 – 100 con/100 lá. Đối với giống
bông kháng trung bình, khi cây bông bị nhiễm rầy xấp xỉ 1 con/lá vào giai đoạn 65 -75
ngày sau gieo thì cần có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ năng suất của cây bông.
Tổng kết nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy, việc phun thuốc hóa học sớm để trừ
rầy xanh hai chấm đã dẫn đến sự bùng phát thành dịch của sâu xanh và một số loài sâu
hại thứ cấp khác. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về thuốc xử lý hạt giống cũng
đã được quan tâm. Thuốc Gaucho 60WS (Imidacloprid) xử lý hạt giống với liều lượng
3,5 g.a.i/kg hạt giống trong điều kiện mùa mưa có hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm cao
đạt 64 – 87%. Hiệu lực này kéo dài đến 75 ngày sau gieo (Nguyễn Thơ và CTV,
1996). Tuy nhiên, Gaucho đã biểu hiện giảm hiệu lực sau 5 năm sử dụng liên tục
(trung tâm nghiên cứu cây Bông, 2000).
2.2.4. Biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans) trên thế giới
2.2.4.1. Biện pháp canh tác
Việc trồng xen bông với các cây trồng khác làm tăng tính đa dạng hệ sinh thái
nông nghiệp, tăng tính đa dạng của khu hệ côn trùng và sẽ làm giảm áp lực của rầy
xanh hai chấm trên cây bông. Trồng bông xen canh với cây họ đậu và hoa hướng
dương có ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ rầy. Theo Venkatesan và ctv (1987) mật độ rầy
xanh hai chấm trên bông trồng có xen đậu xanh, đậu đen, hoa hướng dương thấp hơn
mật độ rầy xanh hai chấm trên bông trồng thuần. Tác giả cũng cho rằng trong số
những cây trồng xen thì đậu xanh xen với bông cho tổng thu nhập cao nhất.
Biện pháp canh tác thích hợp được xem như nhân tố tiềm năng chống chịu rầy
xanh hai chấm. Ngược lại, biện pháp kỹ thuật không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho sâu

hại gia tăng mức độ gây hại.
Thời vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát sinh sâu hại trên đồng. Trong
chương trình phòng trừ tổng hợp rầy xanh hai chấm hại bông ở Indonesia, Thái Lan
việc trồng bông sớm được coi là biện pháp hàng đầu làm giảm tác hại của rầy xanh
hai chấm (Trích Nguyễn Xuân Tiến, 2008).
2.2.4.2. Biện pháp sinh học
10
 


Các kết quả nghiên cứu về vai trò của thiên địch của rầy xanh hai chấm đều cho
rằng thiên địch không có hiệu quả cao trong việc kìm hãm quần thể rầy xanh hai
chấm trên bông (Nangpal, 1948). Theo các tác giả này, quần thể thiên địch thường bị
giảm mạnh trong điều kiện vụ khô nhưng rầy xanh hai chấm có thể sống sót trên các
cây cỏ dại và sau đó chúng chuyển sang cây bông. Trong khi đó, phản ứng của các
thiên địch thường chậm hơn so với sự gia tăng mật độ của rầy xanh hai chấm. Do
vậy, không thể kìm hãm được số lượng của rầy xanh hai chấm.
2.2.4.3. Biện pháp hóa học
Biện pháp hoá học là phổ biến nhất để phòng trừ rầy xanh hai chấm khi mật độ
đến ngưỡng gây hại (Anon, 1985). Các loại thuốc phosalone, phenthoate, carbaryl,
demethoate, endosulfan, monocrotophos, ... đã được nghiên cứu để phòng trừ rầy
xanh hai chấm, trong đó monocrotophos có hiệu lực cao hơn cả (Sidhu, 1987). Khi
đánh giá thiệt hại năng suất do rầy xanh hai chấm gây ra trên các thực nghiệm được
phun thuốc và không phun thuốc trừ rầy xanh hai chấm tại bang Punjab (Ấn Độ) từ
năm 1975-1980, Sidhu (1986) chỉ ra rằng, trung bình rầy xanh hai chấm làm giảm
năng suất khoảng 114 kg bông hạt/ha. Sự giảm năng suất này có thể tránh được nếu
phun 1-2 lần dimethoate với liều lượng 0,18 kg a.i/ha khi triệu chứng bị hại đến cấp 2
(mép lá vàng và cong).
Việc phun thuốc hoá học gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, phá vỡ cân bằng
sinh thái, tiêu diệt thiên địch, đặc biệt vào giai đoạn đầu của cây bông (Cauquil và

ctv, 1997; Tunstall và Mathews, 1961). Nghiên cứu biện pháp hoá học để phòng trừ
rầy xanh hai chấm, nhiều tác giả cho rằng nên tránh tiến hành phun thuốc trừ rầy sớm
nhằm bảo vệ thiên địch tự nhiên của sâu hại. Trong những năm gần đây, nhiều
nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng thuốc xử lý hạt, bón thuốc vào đất để trừ
nhóm sâu chích hút thay cho việc phun lên lá. Làm như vậy sẽ hạn chế ảnh hưởng
của thuốc hoá học đến hệ thiên địch trên cây bông. Các loại thuốc như aldicarb,
carbufuran, dissufoton và phorate được khuyến cáo xử lý đất ở liều lượng 1 kg a.i/ha
có tác dụng kìm hãm mật độ rầy đến ngày thứ 49 sau xử lý và làm năng suất tăng lên
khoảng 30-61% (Kumar; Agarwal, 1990). Elbert và ctv (1990) cho biết, bọc hạt
11
 


giống bằng các loại thuốc nội hấp như disulfoton, monocrotophos, phorate, acephate
và nhất là imidachloprid có thể bảo vệ được cây bông khỏi sâu chích hút trong vòng
vài tuần lễ đầu khi cây mới mọc. Jean và ctv (1993) cho rằng việc xử lý hạt giống để
phòng trừ rầy xanh hai chấm là một biện pháp quan trọng trong hệ thống phòng trừ
tổng hợp sâu hại Bông. Hiện nay, việc xử lý hạt giống để trừ sâu chích hút được sử
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Uzbeckistan, Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ
(The ICAC, 1999).
Trong nghiên cứu biện pháp hoá học để trừ rầy xanh hai chấm, ngưỡng kinh tế
cũng được nhiều tác giả quan tâm. Xác định được ngưỡng là cơ sở cho việc sử dụng
thuốc hoá học một cách hợp lý. Tuỳ theo mức độ gây hại của rầy xanh hai chấm, giai
đoạn sinh trưởng của cây bông, giống và vùng sinh thái mà ngưỡng phòng trừ rầy
xanh hai chấm khác nhau.
Theo Anon (1985) biện pháp hoá học được tiến hành khi mật độ rầy xanh hai
chấm đạt tới 2 con/lá; đối với giống ít lông thì ngưỡng này có thể là 1 con/lá. Ngưỡng
này cũng được ứng dụng rộng rãi tại Thái Lan. Còn trong điều kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ,
phòng trừ bằng thuốc hoá học được áp dụng khi mật độ rầy xanh hai chấm đạt đến 10
rầy non hoặc rầy trưởng thành/lá (Erdal, 1999).

Hiệu quả của việc xử lý hạt giống đối với rầy xanh hai chấm hại bông được
nghiên cứu trong điều kiện nhà lưới. Các nghiệm thức bao gồm carbosulfan 25 EC,
chlorpyrifos 20 EC, dimethoate 30 EC, ethofenprox 10 EC, imidacloprid 17.8 SL,
monocrotophos 36 SL, mahua oil, neem oil, phosalone 35 EC, vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens, thiamethoxam 70 WS và nấm Trichoderma viride với 10
ml/kg. Kết quả cho thấy nghiệm thức có mật số rầy xanh hai chấm xuất hiện thấp
nhất là thiamethoxam 70 WAS (12,0 con/lá). Các nghiệm thức còn lại có mật số lần
lượt là Imidacloprid 17.8 SL (10,7 con/lá) và thiamethoxam 70WS (13,5 con/lá),
neem oil (13,4 con/lá), mahua oil (14,8 con/lá), phosalone (15,4 con/lá), nấm T.
viride (15,5 con/lá) và vi khuẩn Pseudomonas fluorescens (15,6 con/lá) (Annakkodi
và ctv, 2006).
Trong việc sử dụng biện pháp hóa học phòng trừ rầy, các nghiên cứu về kỹ thuật
phun thuốc cũng được coi trọng và quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về kỹ thuật
12
 


phun ở Pakistan và Thái Lan cho thấy, việc sử dụng bình phun LV với lượng nước
phun từ 10-30 lít/ha cho hiệu quả cao tương đương với bình đeo vai phun lượng nước
150-300 lít/ha (Jean và ctv, 1993).
2.2.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quần thể rầy xanh hai chấm
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng lớn đến số
lượng rầy xanh hai chấm trưởng thành vào đèn. Theo Khaliq và Yousaf (1986). Khi
quan sát số lượng rầy vào bẫy ở Pakistan từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1980, số
lượng rầy xanh hai chấm vào bẫy tăng lên khi nhiệt độ và ẩm độ tăng.
Lượng mưa cũng có tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhiều loài côn trùng
thông qua độ ẩm đất, độ ẩm không khí và tác động cơ giới của nó. Điều này lý giải
tại sao loài rầy xanh Jacobiasca lybica thường gây hại cho bông ở miền Bắc của
Sudan, Gezira hơn là vùng phía Nam. Theo Hanna (1950), mưa là nhân tố chính ảnh
hưởng đến số lượng rầy xanh hai chấm trên đồng bông. Lượng mưa trên 10 mm có

thể làm văng bùn đất và làm chết rầy. Theo tác giả này, có sự tương quan giữa lượng
mưa với số lượng rầy trên cây bông. Tại Ấn Độ, Phadnis cho rằng mật độ rầy xanh
hai chấm tăng cao trong điều kiện mưa nhiều (dẫn theo Mattews, 1960). Cũng tại
Punjab (Ấn Độ), các nghiên cứu cho thấy có mối tương quan chặt giữa lượng mưa
lớn với mức độ gây hại của rầy. Trong khi đó, tại miền Nam ấn Độ người ta thấy
rằng điều kiện khô hạn lại thích hợp cho sự tấn công và gây hại của rầy xanh hai
chấm (Khan và ctv, 1984). Kết quả này cũng tương tự với nhận định của Hargreaves
(1948). Theo tác giả này, rầy xanh Empoasca fascialis ở Châu Phi thường có mật số
cao và gây hại nặng trên bông trong điều kiện đất xấu, không đủ nước tưới của vụ
khô. Giải thích điều này, tác giả cho rằng, trong điều kiện hạn hán thì mức độ chịu
đựng của cây trồng kém hơn nên bị hại nặng hơn.
Các nghiên cứu về sự phân bố của rầy trên cây Bông cho rằng, số lượng rầy lớn
nhất được tìm thấy ở tầng giữa của cây và đa số rầy tập trung ở phía đông nam của
cây. Điều này có thể giải thích do cường độ ánh sáng đóng vai trò quan trọng đến sự
phân bố của rầy trên cây bông. Mặc dù rầy xanh hai chấm có xu tính ánh sáng đèn

13
 


×