Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC VÀ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ TỶ LỆ NHIỄM BỆNH VÀNG LÁ GREENING CỦA 5 LOẠI THUỐC TRỪ SÂU PHÒNG TRỪ RẦY CHỔNG CÁNH Diaphorina citri Kuwayama (HEMIPTERA: PSYLLIDAE) TRÊN CÂY CAM SÀNH TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC VÀ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ TỶ LỆ NHIỄM
BỆNH VÀNG LÁ GREENING CỦA 5 LOẠI THUỐC TRỪ SÂU
PHÒNG TRỪ RẦY CHỔNG CÁNH Diaphorina citri Kuwayama
(HEMIPTERA: PSYLLIDAE) TRÊN CÂY CAM SÀNH
TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TIỀN GIANG

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐOÀN MINH HUY

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


i

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC VÀ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ TỶ LỆ NHIỄM
BỆNH VÀNG LÁ GREENING CỦA 5 LOẠI THUỐC TRỪ SÂU


PHÒNG TRỪ RẦY CHỔNG CÁNH Diaphorina citri Kuwayama
(HEMIPTERA: PSYLLIDAE) TRÊN CÂY CAM SÀNH
TRONG NHÀ LƯỚI TẠI TIỀN GIANG

Tác giả

ĐOÀN MINH HUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS. Lê Cao Lượng

ThS. Kazuyoshi Yuasa

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính khắc ghi công ơn của ba mẹ đã sinh thành, nuôi dạy con
khôn lớn và luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con trưởng thành như ngày hôm
nay.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh mà đặc biệt là các thầy cô trong khoa Nông học đã dạy dỗ tôi suốt 4 năm
học qua.
Xin chân thành cảm ơn Viện cây ăn quả miền Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế

Nhật Bản (JICA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn sâu sắc thầy Lê Cao Lượng và ThS. Kazuyoshi Yuasa đã tạo điều kiện
thuận lợi và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn sâu sắc KS. Đoàn Văn Bằng, TS. Katsuya Ichinose, KS. Đỗ Hồng
Tuấn, chị Võ Thị Nga, chị Tạ Thị Kim Oanh và bạn Lê Thị Phương Dung đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng cảm ơn đến các bạn Nhân, Cảnh, Yến và tập thể lớp Bảo vệ thực vật khóa
33 đã giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tại trường cũng như trong thời gian thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011

Đoàn Minh Huy


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực và khả năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh
vàng lá Greening của 5 loại thuốc trừ sâu phòng trừ rầy chổng cánh Diaphorina citri
Kuwayama (Hemiptera: Psyllidae) trên cây cam sành trong nhà lưới tại Tiền Giang”
được tiến hành tại khu nhà lưới của Viện cây ăn quả miền Nam, thời gian từ tháng 2
đến tháng 7 năm 2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một
yếu tố.
Kết quả thu được:
- Trong điều kiện nhà lưới T =29±1, RH= 80 ± 1% , cả 5 loại thuốc trừ sâu đều
có hiệu lực trong phòng trừ rầy chổng cánh, trong đó thuốc actara và dantotsu cho hiệu
lực rất cao và kéo dài đến 60 ngày sau xử lý. Thuốc nugor và sumithion cho hiệu lực
cao nhưng giảm dần. Thuốc admire cho hiệu lực thấp hơn nhưng tăng dần.
- Trong điều kiện nhà lưới T =29±1, RH= 80 ± 1%, khi thả 3 con thành trùng

rầy chổng cánh lên cây giống cam sành trong 8 ngày thì rầy chổng cánh có thể truyền
bệnh VLG cho cây với tỷ lệ nhiễm biến động từ 0 % đến 30 %. Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG
trung bình của nghiệm thức đối chứng là 10% và tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trung bình ở
các nghiệm thức có xử lý thuốc thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó,
nghiệm thức actara và nugor không nhiễm bệnh VLG, tỷ lệ nhiễm trung bình cao hơn
ở nghiệm thức dantotsu (1,67%), admire (3,33%) và nghiệm thức sumithion (5%) tính
đến thời điểm 30 ngày sau xử lý thuốc.
- Như vậy, trong điều kiện nhà lưới các loại thuốc dantosu, admire, sumithion
đều có khả năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh VLG nhưng thuốc actara và nugor là có khả
năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh VLG cao nhất.
- Trong 5 loại thuốc trừ sâu được xử lý trên cây giống cam sành trong điều kiện
nhà lưới T =29±1, RH= 80 ± 1%, thì chỉ có thuốc actara là vừa có hiệu lực cao trong


iv

phòng trừ rầy chổng cánh vừa có khả năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh VLG cao nhất.
Thuốc nugor có khả năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh VLG cao nhưng lại không có hiệu
lực kéo dài trong phòng trừ rầy chổng cánh.


v

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii

Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
Danh sách các hình ......................................................................................................... xi
Chương 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu .................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Tổng quan về cây cam sành....................................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm thực vật học cây cam sành ..................................................................... 3
2.1.2 Nhu cầu sinh thái .................................................................................................... 4
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cam sành ............................................................................ 4
2.1.4 Tình hình sản xuất và phân bố cây cam sành ......................................................... 5
2.2 Tổng quan về bệnh vàng lá Greening (VLG) ............................................................ 6
2.2.1 Lịch sử về bệnh VLG ............................................................................................. 6
2.2.2 Sự nguy hại và hiện trạng bệnh VLG ..................................................................... 6
2.2.3 Triệu chứng bên ngoài của bệnh VLG ................................................................... 8
2.2.4 Triệu chứng bên trong của bệnh VLG trên cam sành ............................................ 9
2.2.5 Tác nhân gây bệnh ................................................................................................ 10
2.2.6 Sự lây nhiễm bệnh VLG ....................................................................................... 11


vi

2.2.7 Chẩn đoán bệnh Greening bằng phương pháp PCR ............................................ 12

2.2.7.1 Phương pháp trích DNA .................................................................................... 12
2.2.7.2 Tiến trình PCR ................................................................................................... 13
2.2.7.3 Điện di sản phẩm PCR và đọc kết quả dưới tia UV .......................................... 14
2.2.8 Một số biện pháp phòng trừ bệnh VLG................................................................ 15
2.3 Tổng quan vể rầy chổng cánh (RCC) ...................................................................... 16
2.3.1 Phân bố ................................................................................................................. 16
2.3.2 Ký chủ của Diaphorina citri Kuwayama ............................................................. 16
2.3.3 Đặc điểm hình thái của Diaphorina citri Kuwayama .......................................... 17
2.3.4 Đặc điểm sinh học của Diaphorina citri Kuwayama ........................................... 17
2.3.5 Cách gây hại của Diaphorina citri Kuwayama .................................................... 18
2.3.6 Biện pháp phòng trị .............................................................................................. 18
2.3.6.1 Biện pháp canh tác............................................................................................. 18
2.3.6.2 Thiên địch .......................................................................................................... 19
2.3.6.3 Biện pháp hóa học ............................................................................................. 20
2.4 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ RCC Diaphorina citri và bệnh
VLG ............................................................................................................................... 20
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 22
3.1 Thời gian, địa điểm .................................................................................................. 22
3.2 Điều kiện tự nhiên và điều kiện khí hậu của tỉnh Tiền Giang ................................. 22
3.3 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 25
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 26
3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................................. 26
3.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 27
3.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.5.1 Nhân mật số rầy chổng cánh ................................................................................ 27
3.5.2 Chuẩn bị cây giống cam sành thí nghiệm............................................................. 28
3.5.3 Xử lý thuốc ........................................................................................................... 29
3.5.4 Tiến hành bao lưới và thả RCC thí nghiệm .......................................................... 32
3.5.5 Phương pháp lấy chỉ tiêu ...................................................................................... 34
3.5.6 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................... 34



vii

3.6 Xử lý số liêu ............................................................................................................ 34
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 36
4.1 Hiệu lực của 5 loại thuốc trừ sâu phòng trừ RCC ................................................... 36
4.2 Khả năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh VLG của 5 loại thuốc trừ sâu phòng trừ RCC
....................................................................................................................................... 39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 47
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 47
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 49
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 56


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ctv

Cộng tác viên

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC

Đối chứng


HLB

Huanglongbing

JICA

Japan International Cooperation Agency (Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản)

JIRCAS

Japan Internatinal Research Center for Agricultural Sciences
(Trung tâm nghiên cứu quốc tế khoa học nông nghiệp Nhật Bản)

NT

Nghiệm thức

PCR

Polymerase Chain Reaction

RCC

Rầy chổng cánh

RH

Ẩm độ


SOFRI

Southern Fruit Research Institute (Viện cây ăn quả miền Nam)

STT

Số thứ tự

T

Nhiệt độ

VCAQM

Viện cây ăn quả miền Nam

VLG

Vàng lá Greening


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Hiệu lực tồn lưu của 5 loại thuốc trừ sâu phòng trừ rầy chổng cánh sau 8

ngày thả rầy lên cây cam sành giống thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới T =29±1, RH=
80 ± 1% ..................................................................................................................................... 36

Bảng 4.2: Kết quả PCR giám định bệnh VLG trên cây giống cam sành ở các thời điểm
sau xử lý thuốc ............................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trên cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ thời điểm 0 ngày sau xử lý thuốc ................................................................. 41
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trên cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ thời điểm 1 ngày sau xử lý thuốc ................................................................. 41
Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trên cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ thời điểm 5 ngày sau xử lý thuốc ................................................................. 42
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trên cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ thời điểm 10 ngày sau xử lý thuốc ............................................................... 42
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trên cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ thời điểm 15 ngày sau xử lý thuốc ............................................................... 43
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trên cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ thời điểm 30 ngày sau xử lý thuốc ............................................................... 43
Bảng 4.9: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG của cây giống cam sành thí nghiệm sau 8 ngày thả
rầy tính từ các thời điểm sau xử lý thuốc khác nhau ..................................................... 44
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của 5 loại thuốc trừ sâu phòng trừ RCC lên tỷ lệ nhiễm bệnh
VLG trung bình của các cây giống cam sành thí nghiệm. ............................................ 44
Bảng 4.11: Tỷ lệ nhiễm bệnh VLG trung bình của các nghiệm thức thí nghiệm......... 45


x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang


Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ trung bình và ẩm độ trung bình từ tháng 2/2011 – 6/2011 ở
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang .............................................................................. 23
Biểu đồ 3.2. Lượng mưa trung bình từ tháng 2 / 2011 – 6 / 2011 ở huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang .............................................................................................................. 24
Biểu đồ 3.3: Tốc độ gió từ tháng 2 / 2011 – 6 / 2011 ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang ............................................................................................................................. 24


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus ................................................ 11
Hình 2.2: Kết quả PCR dưới máy chụp UV ................................................................. 14
Hình 2.3: Ấu trùng Diaphorina citri trên cây chanh tàu nhân nuôi thí nghiệm ........... 17
Hình 2.4: Thành trùng Diaphorina citri trên cây chanh tàu nhân nuôi thí nghiệm...... 17
Hình 3.1: Kết quả PCR các cây chanh tàu nhiễm bệnh VLG....................................... 27
Hình 3.2: Các lồng lưới nhân mật số RCC Diaphorina citri tại huyện Chợ Gạo tỉnh
Tiền Giang ..................................................................................................................... 28
Hình 3.3: 5 loại thuốc trừ sâu thí nghiệm ..................................................................... 29
Hình 3.4: Các dụng cụ xử lý thuốc ............................................................................... 29
Hình 3.5: Các cây được xử lý thuốc sumithion trong khu I của nhà lưới..................... 31
Hình 3.6: Các cây được xử lý thuốc admire, actara, dantotsu, nugor trong khu II của
nhà lưới .......................................................................................................................... 31
Hình 3.7: Hủ nhựa chứa RCC ...................................................................................... 32
Hình 3.8: Ống nghiệm chứa 3 con RCC ...................................................................... 32

Hình 3.9: Cây giống cam sành thí nghiệm sau khi bao lưới và thả RCC vào lưới ...... 33
Hình 3.10: Thí nghiệm ở thời điểm 0 ngày sau xử lý thuốc ......................................... 33
Hình 3.11: Mẫu lưới của nghiệm thức Dantotsu ở thời điểm 0 ngày sau xử lý ........... 35
Hình 3.12: Nghiệm thức Dantotsu sau khi thu mẫu lưới ............................................. 35
Hình 3.13: Mẫu lưới của các nghiệm thức được mang về phòng thí nghiệm .............. 35
Hình 3.14: Phần ngọn cây giống cam sành được đặt trong túi nilong ......................... 35
Hình 3.15: Các túi nilong chứa phần ngọn cam sành được bảo quản ở - 310 C .......... 35


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Họ cam quýt hay họ cây có múi là một họ cây ăn quả lớn được nhiều người
cũng như nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Cam quýt là loại quả giàu chất bổ
dưỡng, trung bình có 40 - 50 mg vitamin C, 10 - 12 g đường cho mỗi 100g thịt quả, và
giàu muối khoáng (K, P, Ca, Mg). Ngoài ra, cam quýt còn có tinh dầu thơm, nhiều loại
enzym, và có giá trị dược liệu cao.Trong năm 2006, diện tích cây có múi trên toàn cầu
là 7,3 triệu hecta với sản lượng khoảng 109,8 triệu tấn, đứng đầu trong tất cả các họ
cây ăn quả (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Ở Việt Nam, cây có múi Citrus (cam, quýt, chanh, bưởi) cũng chiếm một diện
tích rất lớn, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long với 80.000 hecta (2006), sản
lượng vượt 523.000 tấn (Nguyễn Văn Kế, 2008). Trong đó, cây cam sành được trồng
rất rộng rãi do lợi nhuận thu nhập từ cam sành khá cao, nhất là trồng cam trái vụ (Đoàn
Hữu Tiến, 2006). Tại Vĩnh Long, diện tích cây có múi chiếm khoảng 40% diện tích
cây ăn trái toàn tỉnh (15.614 hecta), riêng cam sành có hơn 7.200 ha và ở Tiền Giang
diện tích cam sành là 4.411 hecta (SOFRI - JIRCAS, 2005).
Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây có múi nói chung và diện tích cam sành nói

riêng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều loại sâu bệnh hại như bệnh Tristeza, bệnh
vàng lá thối rễ, bệnh loét,…nhưng có thể nói nguy hiểm nhất vẫn là bệnh vàng lá
Greening. Bệnh vàng lá Greening (VLG) còn gọi là Huanglongbing (HLB) là bệnh có
sức tàn phá nhất ở những vùng chuyên canh cây có múi nhiệt đới và á nhiệt đới (Ogata
và ctv., 2010). Bệnh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra, bệnh có
nguồn gốc ở châu Á và rầy chổng cánh (RCC) là tác nhân lan truyền bệnh (Graca và
Korsten, 2004; Hung và ctv., 2004). Hiện nay, bệnh vẫn chưa có biện pháp quản lý
triệt để, do đó biện pháp quản lý chủ yếu là kiểm soát tác nhân trung gian truyền bệnh


2

bằng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại thuốc lưu dẫn kéo dài (Halbert và
Manjunath, 2004; Yang và ctv., 2006). Đồng thời, các kết quả nghiên cứu trước đây
cũng đã cho thấy rằng việc sử dụng cây giống sạch bệnh kết hợp với xử lý thuốc trừ
sâu trước khi trồng là một trong những biện pháp chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp
- IPM trong quản lý bệnh vàng lá Greening (Nguyễn Minh Châu và ctv, 2010) .f
Vì vậy, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Nông Học
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, các cán bộ hướng dẫn ở Viện cây
ăn quả Miền Nam (VCAQMN) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu lực và khả năng hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh
vàng lá Greening của 5 loại thuốc trừ sâu phòng trừ rầy chổng cánh Diaphorina citri
Kuwayama (Hemiptera: Psyllidae) trên cây cam sành trong nhà lưới tại Tiền Giang”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc trừ sâu trong phòng trừ rầy chổng cánh.
Đưa ra khuyến cáo về loại thuốc trừ sâu có hiệu quả cao trong việc hạn chế tỷ lệ
bệnh VLG .
1.2.2 Yêu cầu
Xác định tỷ lệ chết của rầy chổng cánh.

Xác định tỷ lệ cây giống cam sành nhiễm bệnh vàng lá Greening bằng phương
pháp PCR.
1.3 Giới hạn đề tài
Không gian: thí nghiệm được thực hiện trong khu nhà lưới của Viện cây ăn quả
miền Nam.
Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 7/2011.
Đối tượng nghiên cứu: thuốc trừ sâu, rầy chổng chổng cánh và bệnh VLG.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về cây cam sành
Cam sành có tên khoa học là Citrus nobilis var. nobilis (tên cũ: Citrus
reticulata var. nobilis) thuộc họ Rutaceae (họ Cam quýt) bao gồm: cam, quýt, chanh,
bưởi, bồng, hạnh, quất, kim quít, phật thủ, cằn thăng, nguyệt quế, ... Cam sành là giống
được lai giữa cam và quýt (thực ra đây là một giống quýt, nhưng trong sản xuất và thị
trường được gọi là cam sành), là loại cây được trồng lâu đời và phân bố rộng khắp ở
nước ta (Cục bảo vệ thực vật, 2006).
2.1.1 Đặc điểm thực vật học cây cam sành
Rễ của cây cam sành là rễ chùm. Khi trồng bằng hạt hay cây ghép, cây con
được chuyển từ vườn ươm tới vườn sản xuất bị bứng đi bứng lại nhiều lần nên rễ cọc
thường bị đứt và vì vậy chúng sẽ cho 2 - 3 rễ cái lớn. Các rễ này phân nhánh nhiều lần
cho tới khi có rễ sợi (đường kính nhỏ hơn 0,5 mm), trên các rễ sợi này mới mang lông
hút. Rễ hấp thu nước và muối khoáng liên tục nhưng mạnh nhất vào thời kỳ ra hoa và
kết trái (Nguyễn Văn Kế, 1999).
Tán cây cam sành nhỏ, cây cao 3 - 5 m, cây có nhiều cành, cành mọc yếu và
không có gai.

Lá cam sành có cánh nhỏ, có khi không rõ. Lá có màu xanh thẫm, dài 7 - 8 cm,
rộng 4 - 4,5 cm. Số lượng lá trên cây rất quan trọng, để tạo ra một trái cam sành cần 50
lá, vì vậy cần có biện pháp duy trì số lá xanh nhiều và tốt trên cây (Nguyễn Văn Kế,
1999).
Hoa cam sành mọc đơn hoặc chùm, có 4 - 5 cánh trắng và có khoảng 20 - 40
nhị đực.


4

Trái cam sành có hình tròn hơi dẹp, đường kính 7 - 8,2 cm, cao 6 - 8 cm. Đầu
trái và cuống trái lõm xuống. Vỏ trái dày, xù xì, màu xanh vàng hay vàng đỏ khi chín,
dễ lột. Trái có nhiều nước, con tép trong trái to và có vị ngọt hơi chua. Trái cam sành
nặng trung bình 3 - 4 trái / kg.
Hạt cam sành hình tròn trứng, là hạt đa phôi, có tử diệp màu xanh nhạt (Nguyễn
Văn Kế, 1999) hay trắng (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Cam sành có trung bình 15 - 20 hạt / trái, có trái hoàn toàn không có hạt, nhưng
cũng có trái có đến 24 - 30 hạt. Tỉ lệ hạt đa phôi của cam sành là từ 11% đến 21%
(B.Aubert và G.Vullin).
2.1.2 Nhu cầu sinh thái
Theo Vũ Công Hậu (1996), cam sành chịu lạnh kém, dưới 130C cây ngừng sinh
trưởng, trên 300C thì khả năng quang hợp của cây giảm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh
trưởng và phát triển của cam sành là 23 - 290C .
Cây ưa ánh sáng nhẹ từ 10.000 lux đến 15.000 lux, cường độ ánh sáng quá cao
làm trái cam sành bị nám, mất nhiều nước, sinh trưởng kém do đó tuổi thọ ngắn (Vũ
Công Hậu, 1996).
Lượng mưa thích hợp cho cam sành khoảng 1500 mm / năm. Độ pH thích hợp
từ 5,5 đến 6,5. Khi đất có pH thấp cần bón vôi để vừa nâng cao năng suất trái vừa nâng
cao tuổi thọ của cây. Muốn cây cho quả to, ngon ngọt và đẹp mã nên bón nhiều kali.
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cam sành

Trong quả cam có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nước cam có
chứa vitamin C có tác dụng gia tăng tính đề kháng và tăng tính hấp thu chất sắt, thực
vật. Trong cam có vitamin B9 giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, hợp
chất vitamin A trong nước cam vừa là chất tạo màu sắc cho quả cam, vừa có thể ngăn
ngừa được nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, bệnh xơ cứng động mạch, thậm chí còn
giúp những người viêm gan mãn tính tránh được bệnh ung thư gan.


5

Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Bên
cạnh đó, vỏ cam còn chứa canxi giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm
các chất dưỡng da và chống lão hóa. Bên cạnh đó, cam có chất limonoid hoạt động
một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu.
Những người thường ăn cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như ung thư
phổi và dạ dày khá thấp. Tuy nhiên những người hay bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn
nhiều cam.
2.1.4 Tình hình sản xuất và phân bố cây cam sành
Cam sành có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng hiện nay đã được trồng
phổ biến trên thế giới, có khoảng 100 quốc gia sản xuất cam sành như Hoa Kỳ,
Mexico, Brazil, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam (Cục bảo vệ thực vật,
2006)
Diện tích cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2004 là
62.518 ha, chiếm 56,1% tổng diện tích cây có múi cả nước. Trong đó có 22.133 ha
trồng cam sành, chiếm 74% diện tích cam sành cả nước. Ở ĐBSCL, cam sành được
trồng ở các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Trong tổng diện tích trồng cam sành ở ĐBSCL, Tiền Giang và Vĩnh Long là hai
tỉnh trồng nhiều cam sành nhất, trong đó, diện tích trồng cam sành của Tiền Giang
chiếm 22% tổng diện tích trồng cam sành của ĐBSCL. Ở Tiền Giang, cây cam sành

được trồng chủ yếu tại huyện Châu Thành và huyện Cái Bè. Trước đây, huyện Cái Bè
trồng nhiều cam sành nhất nhưng những năm gần đây diện tích trồng cam sành giảm
do bệnh vàng lá Greening (Đoàn Hữu Tiến, 2006).
Theo điều tra của Lê Thị Thu Hồng (2000), đa số các vùng đều trồng giống cam
sành không xác nhận (tức là giống sản xuất không theo quy trình sản xuất cây giống
cây có múi xác nhận; trồng giống do nhà vườn tự sản xuất, cơ sở tư nhân; hoặc giống
trôi nổi không rõ nguồn gốc). Diện tích trồng giống cây xác nhận chỉ chiếm 2% diện
tích trồng cam sành của cả ĐBSCL.


6

Ở ĐBSCL, quanh năm luôn có cam sành thu hoạch nhờ điều kiện khí hậu và áp
dụng các biện pháp cho trái nghịch vụ. Các tháng 9, 10, 11 là thời gian cam sành cho
thu hoạch nhiều nhất (chiếm 37% tổng sản lượng cam sành của cả năm); tháng 1 đến
tháng 7 là thời gian sản lượng cam sành đạt thấp (bình quân chỉ đạt 6,3% sản lượng
của cả năm) (Đoàn Hữu Tiến, 2006).
2.2 Tổng quan về bệnh vàng lá Greening (VLG)
2.2.1 Lịch sử về bệnh VLG
Bệnh VLG được đặt tên là “Huanglongbing” ở phía Nam Trung Hoa vào năm
1943 và được ghi nhận đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1947. Năm 1951, bệnh HLB được
biết đến ở Đài Loan với tên gọi địa phương là “Likubin”, bệnh xâm nhập vào Đài Loan
từ phía Nam Trung Hoa thông qua vật liệu nhân giống bị nhiễm bệnh. Bệnh HLB lây
lan khắp Đông Nam Á trong suốt thập niện 1960, ở Philippines được biết với tên gọi là
bệnh lốm đốm vàng lá (leaf mottle yellows), bệnh thối hóa mạch libe (citrus vein
phloem degeneration – CVPD) ở Indonesia, hay bệnh tàn lụi (dieback) ở Ấn Độ. Đến
năm 1988, Miyakawa và Tsuno đầu tiên phát hiện bệnh ở Iriomote – thuộc cực nam
quần đảo Okinawa, Nhật bản gần với Đài Loan. Năm 2003 bệnh lây lan lên phía bắc
đến đảo Tokunoshima, thuộc tỉnh Kagoshima, Nhật Bản (Su và ctv., 2010).
HLB cũng được ghi nhận ở Brazil vào năm 2004 và ở Florida vào năm 2005

(Susan Halbert và ctv., 2008).
Ở Việt Nam, bệnh này được GS. Hà Minh Trung báo cáo vào năm 1992. Sau đó
tác nhân gây bệnh được Gs. Bové và Ts. Garnier báo cáo vào năm 1995. Hiện nay,
bệnh vẫn là một trong những bệnh có tính hủy diệt nhất trên cây có múi trên thế giới
(Nguyễn Minh Châu và ctv, 2010).
2.2.2 Sự nguy hại và hiện trạng bệnh VLG
Theo Lê Thị Thu Hồng (2000), bệnh VLG đang lan rộng trên 50 quốc gia và đe
dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở các nước châu Á. Bệnh đã tàn phá
khoảng 60 triệu cây có múi ở Châu Phi và Châu Á. Theo Aubert (1987), ở Trung


7

Quốc, Thái Lan, Maylaysia, Indonesia và Philipine, có hơn 1 triệu cây bị tiêu hủy mỗi
năm.
Ở Malaysia bệnh được xác định đầu tiên vào năm 1989, đến năm 1991 bang
Sarawak – Malaysia đã tiêu hủy 1143 ha cam quýt, ước tính thất thu kinh tế lên đến 2
triệu đô la vào năm 2004 một cuộc khảo sát của chính quyền đã cho thấy có 69,7%
trong tổng số 3525,9 ha bị nhiễm bệnh và một số bang có tỷ lệ nhiễm lên đến 100%
(Lily Eng, 2008).
Theo Lopes (2006), bệnh VLG được phát hiện đầu tiên ở Brazil (châu Mỹ) vào
tháng 3 năm 2004 tại hai trang trại thuộc bang Sao Paulo. Đến tháng 10 năm 2006,
bệnh được phát hiện trên 650000 cây, khoảng 0,3 % số cây của bang bị nhiễm sau
khoảng 2,5 năm kể từ khi phát hiện đầu tiên và việc loại bỏ cây có múi nhiễm bệnh đã
bắt buộc từ tháng 7 năm 2005.
Bệnh VLG xuất hiện ở nước ta từ cuối năm 60, nước ta có 120.000 ha cây có
múi thì có 10.000 ha bị vàng lá chiếm 8,33% (Võ Thị Thu Oanh, 2000). Tại ĐBSCL,
bệnh được tìm thấy lần đầu tiên vào 1994. Theo kết quả điều tra của Lê Thị Thu Hồng
(2000), bệnh đã gây hại nặng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, trong đó, một số tỉnh bị bệnh
nặng như:

ƒ Bến Tre: cây cam sành có diện tích lớn nhất, bệnh Greening gây hại nặng
nhất ở huyện Chợ Lách.
ƒ Cần Thơ: diện tích cây có múi năm 1994 là 15.000 ha, trong đó, diện tích
nhiễm VLG là 6.000 ha (49% tổng diện tích). Một số xã như An Bình, Mỹ Khánh,
Đông Phước, Phú Hữu có diện tích nhiễm bệnh trên 80%.
ƒ Vĩnh Long: bệnh gây hại nặng trên cây cam sành 4 - 6 tuổi, các vườn tuổi 8
trở lên thì mức độ bệnh trung bình. Tại các huyện Trà Ôn, Tam Bình, cây bị nhiễm
nặng.
ƒ Tiền Giang: bệnh hại nặng ở hai huyện Châu Thành và Cái Bè.
Theo Tô Thị Hồng Yến và cvt (2004), bệnh VLG đang lây lan nhanh tại các
vùng chuyên canh cây có múi, tại Thừa Thiên Huế tỷ lệ nhiễm từ 20% - 63,33%; ở


8

ĐBSCL tỷ lệ nhiễm tại huyện Cái Bè – Tiền Giang từ 56% – 77,14%, tại huyện Tam
Bình – Vĩnh Long là 19,23% - 73,81%.
2.2.3 Triệu chứng bên ngoài của bệnh VLG
Trên lá, thân, cành:
-

Phiến lá biến vàng gần hết, chỉ có gân lá và vùng phụ cận vẫn còn xanh

(giống triệu chứng thiếu mangan). Lá mới ra biến vàng, nhỏ và uốn cong (giống triệu
chứng thiếu kẽm). Lá già có màu xanh nhạt, cong vẹo, gân lá bị sưng (giống triệu
chứng thiếu Bo). Ban đầu bệnh xuất hiện cục bộ trên 1 hoặc vài nhánh ngọn, sau đó
lan rộng ra toàn cây (Võ Thị Thu Oanh, 2000).
-

Trên lá già có những đốm vàng loang lổ, các lá non nhỏ lại, phiến lá ngã


sang màu vàng, gân lá màu xanh. Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng (lá tai
thỏ), chỉ còn gân chính có màu xanh, một vài cành bị chết khô (Nguyễn Thị Thu Cúc
và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
-

Lá non, búp non thường có triệu chứng đốm vàng, thịt lá vàng còn gân lá

vẫn xanh. Lá nhỏ và thô cứng, cành lộc ngắn, sớm rụng (Vũ Triệu Mân, 2007).
-

Cành nhánh cây bị bệnh ngắn hơn cây bình thường. Do lá rụng nên cành

bệnh trở nên trơ trụi, dần dần khô chết. Kích thước lá giảm, lá dày hơn bình thường và
không bị héo rũ mà vẫn thẳng đứng.
-

Triệu chứng phổ biến thường thấy là gân chính của lá bị vàng và những tế

bào liền kề gân lá chính bị vàng, sau đó toàn bộ lá bị lốm đốm vàng xanh nhạt, lá thô
cứng, quăn queo và gân lá phát triển một cách bất thường, lá bị rụng, cành bị chết (Su
và ctv., 2010).
-

Theo Yoshihiro Ohtsu và ctv. (1998); Lê Thị Thu Hồng và ctv. (2001), có 7

dạng triệu chứng khác nhau trên cây bệnh VLG: lốm đốm với những đốm vàng nhạt
xen kẽ những đốm xanh bất định trên lá; vết màu vàng loang trải đối xứng hai bên
(triệu chứng thiếu mangan); vàng lá gân xanh (triệu chứng thiếu kẽm); lá vàng gân
vàng; lá già gân lồi sần sùi; lá non xanh lợt; triệu chứng phức hợp trên lá già nhất.



9

Trên hoa: cây bị bệnh sẽ có hiện tượng ra hoa muộn hoặc trái vụ (Hà Minh
Trung và ctv., 1994). Cây nhiễm bệnh mang hoa nhiều trong mùa nghịch nhưng hầu
hết các hoa này đều bị rụng (Su và ctv., 2010).
Trên quả: Trái của những cây bị bệnh thường nhỏ, nhạt màu, múi bên trong chai
sượng, chẻ dọc trái thấy phần trung trụ bị vặn vẹo, vỏ dày, hạt bị thui hoặc lép.
(Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002). Quả cam sành của cây bị bệnh
giảm trọng lượng 52,29% và độ brix giảm 1,54% so với quả của cây không bị bệnh
(Lê Thị Thu Hồng, 2000).
Trên rễ: rễ tơ của cây bị nhiễm bệnh ít hơn và cường độ hô hấp của những rễ
này thấp hơn so với rễ tơ của cây không bị nhiễm bệnh (Ogata và ctv., 2010). Cây tàn
dần vài năm sau rễ thối mục (Vũ Triệu Mân, 2007).
2.2.4 Triệu chứng bên trong của bệnh VLG trên cam sành
Theo Nguyễn Thanh Bình và ctv. (2004), trên cam sành nhiễm bệnh VLG có
biểu hiện các triệu chứng bên trong:
- Lá: có hiện tượng tích lũy tinh bột ở cả bề mặt trên của gân lá và đặc biệt ở
mặt trên phiến lá tích tụ rất nhiều trong nhu mô và lục mô rào trong khi lá cây sạch
bệnh không thấy xuất hiện hiện tượng này.
Đây chính là một trong những nguyên nhân ức chế sự hình thành lục lạp khiến
cho lá cây có hiện tượng vàng gây ra triệu chứng vàng lá. Lá bị bệnh VLG còn thể
hiện rõ sự phân chia bất thường của tầng phân sinh libe mộc trong gân chính của lá, sự
phân chia quá mạnh của tượng tầng khiến các tế bào libe hậu lập và mộc lập bị ép dẹp
dẫn tới hiện tượng ức chế khả năng vận chuyển nhựa luyện vào trong thân gây ra sự
tích tụ tinh bột trong gân và phiến lá.
- Cuống lá: tương tự như ở lá, cuống lá cũng có hiện tượng tích lũy tinh bột
trong các tế bào nhu mô với mật độ dày hơn so với lá cây sạch bệnh, đặc biệt là tinh
bột xuất hiện rất nhiều trong nhu mô tùy.



10

Tinh bột tích tụ cả trong hệ thống mạch dẫn của cuống lá, đây chính là nguyên
nhân gây ức chế khả năng cung cấp nước và muối khoáng từ thân qua lá dẫn đến hiện
tượng lá bị thiếu nước và một số khoáng vi lượng cần thiết khác đặc biệt là Zn, Mn,
Mg gây ra triệu chứng thường thấy đối với bệnh này. Đặc biệt các khoáng vi lượng
này rất cần thiết trong các quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, phân chia nhiễm
sắc thể gây ra triệu chứng lá hẹp hay lá tai thỏ…nguyên nhân gây ra sự tích tụ tinh bột
trong cuống lá một lần nữa là do sự phân chia bất thường của tượng tầng làm cho các
tế bào libe và mộc bị hẹp và nhỏ lại, vách dày lên làm cản trở các quá trình vận chuyển
nước và muối khoáng cũng như nhựa luyện trong cây làm ức chế sự sinh trưởng của
cây dẫn đến cây còi cọc và sau đó sẽ chết.
- Thân cây (cành): trong thân cây cũng có sự tích tụ tinh bột nhưng chỉ tích tụ
dày đặc trong nhu mô tủy , nhưng sự khác biệt rõ nhất giữa thân cây bệnh và thân cây
sạch bệnh là nhu mô tủy cây bệnh hẹp hơn, ngược lại lớp gỗ cây bệnh lại dày hơn.
Hệ thống mạch dẫn cây bệnh bị phân chia nhiều tầng, nhiều lớp, mộc và libe
hậu lập có thể lên đến 5-6 lớp ở thân cây bệnh trong khi cây sạch chỉ có 1 lớp.
2.2.5 Tác nhân gây bệnh
Bệnh VLG trên thế giới hiện nay do ba dòng vi khuẩn gây ra là vi khuẩn dòng
châu Á Candidatus Liberibacter asiaticus, vi khuẩn dòng châu Phi Candidatus
Liberibacter africanus và vi khuẩn dòng châu Mỹ Candidatus Liberibacter
americanus. Dòng vi khuẩn gây bệnh ở Nam Phi mẫn cảm với nhiệt độ và chỉ biểu
hiện triệu chứng ở nhiệt độ khoảng 22 – 24 0C, trong khi đó vi khuẩn dòng châu Á
thích hợp nhiệt độ nóng ẩm (khoảng 27 – 32 0C) hoặc mát mẻ, bởi do đặc tính như vậy
nên được gọi là dòng chống chịu nhiệt (Bové, J. M, 2006).
Vi khuẩn dòng châu Á Candidatus Liberibacter asiaticus gây bệnh VLG ở Việt
Nam có hai dạng là hình que và hình cầu. Dạng hình que với nhiều tế bào chất, kích
thước 350 - 500 x 660 - 1500 nm, tế bào chất được bao xung quanh bởi 2 lớp màng,

bao gồm màng tế bào dày khoảng 20 - 25 nm và lớp màng trong của tế bào chất dày
7,5 nm. Thân chính của vi khuẩn có dạng tinh thể, roi mềm dẻo (100 - 550 x 500 2500 nm) đối với những tế bào vi khuẩn còn non còn tế bào già thì có màng nguyên


11

sinh chất dày đặc. Dạng hình cầu với đường kính khoảng 600 - 800 nm, màng tế bào
chất mỏng (Huang, A. L, 1987)
Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus là vi khuẩn kí sinh bắt buộc trong
mạch libe, làm tổn thương mạch libe (Kim và ctv., 2009) và lượng lớn tinh bột tích lũy
trên lá của những cây nhiễm (Schneider, 1986; Takushi và ctv., 2007), sự vận chuyển
sản phẩm quang hợp từ lá đến rễ của cây bệnh có thể bị ức chế (Ogata và ctv., 2010).

Hình 2.1: Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
(Nguồn: Viện cây ăn quả miền Nam)
Theo Nguyễn Thanh Bình và ctv. (2004 ), vi khuẩn Candidatus liberibacter
asiaticus ký sinh trong mạch libe cây cam sành gây ra hiện tượng tầng phân sinh libe
mộc phân chia bất thường trong thân và làm rối loạn chức năng dẫn truyền của hệ
thống mạch dẫn và tạo ra sự hóa gỗ sớm trong thân cây gây ức chế sự trao đổi chất,
nước và muối khoáng, ức chế quá trình quang tổng hợp ở lá làm cho cây cam sành
không thể tăng trưởng được nữa.
2.2.6 Sự lây nhiễm của bệnh VLG
Bệnh VLG không truyền qua hạt giống. Bệnh lây lan chủ yếu thông qua nhân
giống vô tính và lan truyền thông qua RCC dòng châu Á - Diaphorina citri (Hung, S.
C. 2006).


12

2.2.7 Chẩn đoán bệnh Greening bằng phương pháp PCR

Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) là một phản ứng tổng hợp dây
chuyền nhờ polymerase do Karl Mullis và cộng sự phát minh năm 1985. Là một
phương pháp tạo dòng DNA in vitro, không cần sự hiện diện của tế bào. Dưới tác động
của polymerase, nó khuếch đại trình tự DNA nằm giữa hai đoạn mồi (primer). Đây là
phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới (Lê Thị
Thu Hồng và ctv., 2002).
Quy trình giám định bệnh được tiến hành theo 3 bước như sau:
Bước 1: trích DNA từ gân lá
Bước 2: chạy PCR mẫu DNA bằng máy Thermo cycle.
Bước 3: điện di sản phẩm PCR và đọc kết quả dưới tia UV.
2.2.7.1 Phương pháp trích DNA
DNA khuôn mẫu được ly trích từ 0,5 g gân lá cây có múi. Theo Lê Thị Thu
Hồng và ctv. (2002), có nhiều phương pháp trích khác nhau tùy theo yêu cầu về độ
tinh sạch của DNA và điều kiện phòng thí nghiệm như:
• Phương pháp dùng nitơ lỏng và muối NaCl ở nồng độ cao.
• Phương pháp sử dụng phenol.
• Phương pháp sử dụng bộ kít promega.
• Phương pháp sử dụng dung dịch đệm (CTAB: 54,8 mM, Tris- bazơ:100 mM,
NaCl: 1,4 M, PVP: 2%, EDTA: 20 mM là phương pháp dễ ứng dụng do thao tác đơn
giản hơn, ít độc hại hơn và DNA tương đối tinh sạch).
Nguyên tắc chung của phương pháp trích DNA (Hồ Huỳnh Thùy Dương 2003):
• Nghiền gân lá với dung dịch CTAB có bổ sung 2 - mercaptoethanol. Hỗn hợp
này sẽ phá vỡ màng tế bào và màng nhân, giải phóng DNA đồng thời phân hủy
protein.


13

• Loại bỏ thành phần không mong muốn, chủ yếu là các protein bằng cách lắc
thật mạnh trong dung dịch phenol: chloroform. Protein bị biến tính sau khi li tâm sẽ

tủa thành một lớp nằm giữa pha nước (có chứa nucleic acid) và pha phenol:
chloroform. Pha nước có chứa nucleic acid sẽ được thu nhận lại (tại phòng thí nghiệm
giám định bệnh chỉ sử dụng chloroform).
• Tủa nucleic acid nhằm thu nhận nucleic acid dưới dạng cô đặc bằng
isopropanol. Ly tâm thu cặn tủa. Rửa lại cặn tủa trong ethanol 70% để loại bỏ các
muối, isopropanol. Hòa tan DNA trong nước cất hai lần, sau đó bảo quản trong tủ đá.
2.2.7.2 Tiến trình PCR
PCR được thực hiện trên cơ sở phản ứng sinh tổng hợp DNA theo 3 trình tự
sau:
-

Biến thành dây đơn

-

Phản ứng của primer gắn vào đầu dây chuỗi mã đối xứng với chuỗi mã trên

dây template để có phân tử DNA mới.
-

Kéo dài dây mới nhờ primer.

Theo Lê Thị Thu Hồng và ctv. (2002), sản phẩm PCR có độ dài khác nhau do
có nhiều cặp đoạn mồi (primers) khác nhau. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter
asiaticus có các cặp mồi đặc trưng như:
• Cặp mồi A2J5: thực hiện 35 chu kỳ (920C trong 20 giây; 620C trong 20
giây; 750C trong 45 giây; giữ mẫu ở 40C) sẽ cho sản phẩm là 669 bp đối với L.
africanus và 703 bp đối với L. asiaticus.
• 16Sr DNA universal primers: thực hiện 35 chu kỳ (920C trong 45 giây; 720C
trong 1 phút 20 giây; giữ mẫu ở 40C ) sẽ cho sản phẩm là 1500 bp.

• Ol1, Ol2: thực hiện 45 chu kỳ (560C trong 30 giây; 940C trong 45 giây; 720C
trong 30 giây; giữ mẫu ở 40C) sẽ cho sản phẩm là 563 bp.


×