Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ VỤ ĐÔNG XUÂN 20102011 TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG
SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ VỤ ĐÔNG XUÂN
2010-2011 TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG ĐÌNH TRƯỜNG
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2007-2011

Tp.HCM, tháng 08 năm 2011
 


i

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG
SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN QUẢ VỤ ĐÔNG XUÂN
2010-2011 TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

DƯƠNG ĐÌNH TRƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành


Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THÁI DÂN

Tp.HCM, tháng 08 năm 2011
 


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Võ Thái Dân đã tận tình hướng dẫn,
góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy trong suốt 4 năm học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Dự trữ
Vật tư Thú y và BVTV tỉnh Lâm Đồng và anh Lê Văn Sang, cán bộ trạm BVTV huyện
Đơn Dương, và những người nông dân đã nhiệt tình giúp đở tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho ba mẹ, người thân và bạn bè đã hết
lòng quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện tốt đề tài.
Sinh viên thực hiện

Dương Đình Trường

 


iii


TÓM TẮT
Điều kiện kinh tế xã hội của các hộ điều tra
Hầu hết các hộ dân canh tác trên địa bàn huyện Đơn Dương là nam chiếm tỉ lệ 99%,
trình độ học vấn của các hộ còn thấp, chủ yếu là học cấp 1 (62%), tuy vậy kinh nghiệm sản
xuất của các hộ tương đối lâu năm chủ yếu từ 20 đến 30 năm (56%).
Diện tích đất canh tác của các hộ chủ yếu nằm trong khoảng 0,9 đến 1,6 ha. Diện
tích đất canh tác cây cà chua nằm trong khoảng 0,4 đến 0,7 ha (78,12%). Diện tích đât canh
tác cây đậu cô ve nằm trong khoảng 0,3 đến 0,5 ha (50%). Diện tích canh tác cây ớt ngọt
nằm trong khoảng 0,5 đến 0,7 ha (55,88%). Loại đất canh tác chủ yếu là đất sét trắng
(39%). Nguồn nước tưới là giếng khoan (64%).
Cách xử lý tàn dư thực vật ở các hộ dân thường là đốt (47%).
Cách xử lý vỏ thuốc BVTV ở các hộ dân thường là vứt ngoài đồng (54%).
Các hộ dân vẩn còn ít dung bảo hộ lao động khi phun thuốc (16%). Hầu hết các hộ
dân đều có kho chứa thuốc (82%).
Phương thức canh tác của các hộ dân trên cây cà chua chủ yếu là theo kinh nghiệm
(87,5%), trên cây đậu cô ve (85,29%), còn trên cây ớt ngọt thường là theo CBKT (88,24%).
Kỹ thuật canh tác cây cà chua:
Loại giống chủ yếu là giống cà chua An na, loại giống gốc ghép. Thời vụ trồng chủ
yếu là vụ Đông Xuân sớm (62,5%). Các hộ dân đều chuẩn bị đất trước khi tồng cây
(100%).
Phân bón lót chủ yếu là phân chồng, vôi, phân lân và phân NPK
Số lần bón thúc cho một vụ trồng thường là 4 lần (87,5%),các loại phân bón thúc
chủ yếu là phân Nitratcanxi, phân Kcl, và phân NPK.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV:
Loại cỏ dại chủ yếu là cỏ rau sam (70,59%), các loại sâu chủ yếu là dòi đục
lá(100%), bọ phấn trắng (81,25%). Các loại bệnh chủ yếu là bệnh lở cổ rể, đốm lá vi
khuẩn đều chiếm tỉ lệ 100%.
Loại thuốc trừ cỏ chủ yếu là Gramo
Các loại thuốc trừ ốc chủ yếu là

 


iv

Các loại thuốc trừ sâu chủ yếu là Lannet 40 SP (100%), Trigard 100SL và
Actara 25 WG (96,87%).
Các loại thuốc trừ bệnh chủ yếu là Daconil 500SC (71,87%), Nativol 750WG
(68,75%), Melody duo 66,75WP (65,62).
Các loại thuốc kích thích tăng trưởng là Ba lá xanh bội thu vàng A3 (93,75%),
SHV_BC 280 (75%).
Cách phun thuốc BVTV chủ yếu là theo định kỳ (87,5%).
Thị trường tiêu thụ thuongf là bán cho thương lái (75%).
Kỹ thuật canh tác cây đậu cô ve:
Loại giống chủ yếu là giống F1, thường là giống để lại từ vụ trước. Thời vụ
trồng chủ yếu là vụ Đông Xuân chính (44,12%). Các hộ dân đều chuẩn bị đất trước
khi tồng cây (100%).
Phân bón lót chủ yếu là phân chồng, vôi, phân lân và phân NPK
Số lần bón thúc cho một vụ trồng thường là 4 lần ,các loại phân bón thúc chủ
yếu là phân Urê, phân Kcl, và các loại phân NPK.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV:
Loại cỏ dại chủ yếu là cỏ dền (61,76%), các loại sâu chủ yếu là bọ phấn trắng
(100%), dòi đục lá (91,18%). Các loại bệnh chủ yếu là bệnh nấm hồng, đốm lá vi
khuẩn đều chiếm tỉ lệ 100%.
Loại thuốc trừ cỏ chủ yếu là Gramo
Các loại thuốc trừ ốc chủ yếu là
Các loại thuốc trừ sâu chủ yếu là Trigard 100SL (100%), và Actara 25 WG
(94,11%).
Các loại thuốc trừ bệnh chủ yếu là Anvil 5SC (91,18%), Score 250EC
(88,24%), Daconil 500SC, Antracol 75WP đều chiêm tỉ lệ (82,35).

Các loại thuốc kích thích tăng trưởng là Atonik 1.8DD (85,29%), Growplus bội
thu vàng (75,26%).
Cách phun thuốc BVTV chủ yếu là theo định kỳ (86,46%).
Thị trường tiêu thụ thường là bán cho thương lái (67,34%).
Kỹ thuật canh tác cây ớt ngọt:
 


v

Thời vụ trồng chủ yếu là vụ Đông Xuân sớm (44,12%). Các hộ dân đều chuẩn
bị đất trước khi tồng cây (100%).
Phân bón lót chủ yếu là phân chồng, vôi, phân lân và phân NPK, K2S04 ,
Trichoderma.
Số lần bón thúc cho một vụ trồng thường là 5 lần ,các loại phân bón thúc chủ
yếu là phân Urê, phân K2S04, và các loại phân NPK.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV:
Loại cỏ dại chủ yếu là rau sam (70,59%), các loại sâu chủ yếu là Nhện trắng
(100%), Bọ trỉ (91,18%). Các loại bệnh chủ yếu là bệnh nấm hồng, đốm lá vi khuẩn
đều chiếm tỉ lệ 100%.
Loại thuốc trừ cỏ chủ yếu là Gramo
Các loại thuốc trừ ốc chủ yếu là
Các loại thuốc trừ sâu chủ yếu là Lannet 40 SP (100%), Trigard 100SL
(88,24%), và Actara 25 WG (67,65%).
Các loại thuốc trừ bệnh chủ yếu là Daconil 500SC (94,11%), Dithane M_45
80WP (91,18%), Anvil 5SC (70,59%).
Các loại thuốc kích thích tăng trưởng là SHV_BC 280 ( 91,18%), Atonik
1.8DD (76,47%).
Cách phun thuốc BVTV chủ yếu là theo định kỳ (79,41%).
Thị trường tiêu thụ thường là bán cho thương lái (50%).


 


vi

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ...........................................................................................................................iii
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................viii
Danh mục các bảng......................................................................................................... x
Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về các loài cây chọn điều tra ................................................................... 3
2.1.1 Cây cà chua ............................................................................................................ 3
2.1.2 Cây đậu cô ve ........................................................................................................ 4
2.1.3 Cây ớt ngọt ............................................................................................................ 5
2.2 Một số khuyến cáo về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên các loại cây điều tra ..... 6
2.2.1 Các loại phân bón được sử dụng trên các loại cây điều tra ................................... 6
2.3 Các loại sâu bệnh hại trên các loại cây điều tra và thuốc BVTV được sử dụng ...... 8
2.3.1 Cây cà chua ............................................................................................................ 8
2.3.2 Cây đậu cô ve ...................................................................................................... 10

2.3.3 Cây ớt ngọt .......................................................................................................... 12
2.4 Một số hoạt chất trừ cỏ được sử dụng trên rau ....................................................... 13
2.4.1 Theo Cẩm nang thuốc Bảo vệ thực vật 2005, một số hoạt chất thuốc sau được sử
dụng diệt trừ cỏ dại trên rau: ........................................................................................ 13
2.4.2 Các hoạt chất trừ chuột, tuyến trùng ................................................................... 15
2.4.3 Các hoạt chất điều hòa sinh trưởng cây trồng ..................................................... 15
 


vii

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 16
3.1.Thời gian và địa điểm điều tra ................................................................................ 16
3.2 Giới thiệu sơ lược về huyện Đơn Dương ............................................................... 16
3.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 16
3.2.2 Tài nguyên đất ..................................................................................................... 16
3.2.3 Khí hậu ................................................................................................................ 17
3.3 Kết quả dánh giá dư lượng thuốc BVTV trên cây cà chua, ớt ngọt, và cây đậu cô ve
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .......................................................................................... 19
3.4 Nội dung điều tra .................................................................................................... 21
3.5 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 21
3.5.1 Vật liệu ................................................................................................................ 21
3.5.2 Phương pháp điều tra ........................................................................................... 21
3.6. Xử lý thống kê ....................................................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 23
4.1 Kết quả về điều tra kinh tế xã hội các hộ điều tra .................................................. 23
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở các hộ điều tra ........ 25
4.2.1 Diện tích đất canh tác các hộ điều tra .................................................................. 25
4.3 Kỹ thuật canh tác của các hộ điều tra ..................................................................... 31
4.3.1 Kỹ thuật canh tác cây cà chua ............................................................................. 31

4.3.2 Kĩ thuật canh tác cây ớt ngọt của các hộ điều tra ................................................ 66
4.3.3 Kĩ thuật canh tác cây đậu cô ve của các hộ điều tra .......................................... 102
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 150
5.1 Kết luận................................................................................................................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 153

 


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CBKT: Cán bộ kỹ thuật
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
GD&XH: Gia đình và xã hội
SD: Độ lệch chuẩn
TB: Trung bình
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TS: Tiến sỉ
TB: Trung bình

 


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng phân loại đất trồng ba loại cây cà chua, ớt ngọt, đậu cô ve ...................... 16

Bảng 3.2 Bảng các yếu tố khí hậu tram Liên Khương, huyện Đơn Dương năm 2006 ...... 18
Bảng 3.3: Số lượng mẩu phân tích..................................................................................... 19
Bảng 3.4 Tình hình sử dụng thuốc trên cây rau ăn quả (Lần phun / năm) ........................ 19
Bảng 3.5 Kết quả phân tích dư lượng Nitrat ...................................................................... 20
Bảng 3.6 Diện tích trồng rau của huyện Đơn Dương qua các năm ............................. 21
Bảng 4.1 Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, và trình độ học vấn các hộ điều tra ............. 23
Bảng 4.2 Kết quả điều tra về kinh nghiệm sản xuât của các hộ dân .................................. 24
Bảng 4.3 Kết quả điều tra về diện tích đất canh tác của các hộ điều tra ............................ 25
Bảng 4.4 Diện tích canh tác các cây cà chua ..................................................................... 25
Bảng 4.5 Diện tích canh tác cây đậu cô ve ........................................................................ 26
Bảng 4.5 Diện tích canh tác các cây ớt ngọt ...................................................................... 26
Bảng 4.6 Kết quả điều tra về loại đất canh tác, và nguồn nước tưới cho cây trồng .......... 27
Bảng 4.7 Kết quả điều tra về cách xử lý tàn dư thực vật (tàn dư cây trồng) ..................... 28
Bảng 4.8 Kết quả điều tra về cách xữ lý vỏ thuốc bảo vệ thực vật .................................... 28
Bảng 4.9 Bảng điều tra về trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTT, và kho
chứa thuốc........................................................................................................................... 29
Bảng 4.10 Phương thức canh tác của các hộ dân ............................................................... 30
Bảng 4.10 Lượng giống, loại giống cây cà chua................................................................ 31
Bảng 4.11 Thời vụ trồng của các hộ điều tra ..................................................................... 31
Bảng 4.12 Kỹ thuật làm đất ............................................................................................... 32
Bảng 4.13 Phương thức bón lót ......................................................................................... 33
Bảng 4.14 Liều lượng vôi và phân chuồng bón lót cho cây cà chua ................................. 34
Bảng 4.15 Liều lượng phân NPK 7-7-14 và phân NPK 20 - 20 - 15 bón lót cho cây cà
chua ..................................................................................................................................... 35
Bảng 4.16 Liều lượng phân UDP 20 - 20 - 15 TE và phân NPK 16 - 16 - 8 13S bón
lót cho cây cà chua.............................................................................................................. 36
Bảng 4.17 Liều lượng phân lân bón lót cho cây cà chua ................................................... 37
 



x

Bảng 4.18 Kết quả điều tra số lần bón thúc/vụ của các nông hộ trồng cà chua ................ 37
Bảng 4.19 Các loại phân bón thúc cho cây cà chua ........................................................... 38
Bảng 4.20 Liều lượng phân tím 12-4-2+TE và phân DAP 18-46-0 bón thúc lần I và lần
II cho cây cà chua ............................................................................................................... 39
Bảng 4.21 Liều lượng phân NPK 20-20-15 và phân NPK 20-20-15 bón thúc lần I và
lần II cho cây cà chua ......................................................................................................... 40
Bảng 4.22 Liều lượng phân Nitratcanxi và phân Kali bón thúc lần I và lần II cho cây
cà chua ................................................................................................................................ 40
Bảng 4.23 Liều lượng phân Nitratcanxi và phân Kali bón thúc lần III cho cây cà chua ... 41
Bảng 4.24 Liều lượng phân tím 12-4-2+TE và phân DAP 18-46-0 bón thúc lần III cho
cây cà chua.......................................................................................................................... 41
Bảng 4.25 Liều lượng phân NPK 20-20-15 và phân NPK 16-16-8 bón thúc lần III cho
cây cà chua.......................................................................................................................... 43
Bảng 4.26 Liều lượng phân Nitratcanxi và phân Kali bón thúc lần IV cho cây cà chua... 44
Bảng 4.27 Liều lượng phân tím 12-4-2+TE và phân DAP 18-46-0 bón thúc lần IV cho
cây cà chua.......................................................................................................................... 45
Bảng 4.28 Liều lượng phân NPK 20-20-15 và phân NPK 16-16-8

bón thúc lần IV

cho cây cà chua ................................................................................................................... 46
Bảng 4.29 Liều lượng phân Nitratcanxi, phân tím 12-4-2+TE, phân DAP 18-46-0,
phân NPK 20-20-15, phân NPK 16-16-8, phân Kali bón thúc lần V cho cây cà chua ...... 47
Bảng 4.30 Các loại thuốc kích thích tăng trưởng cho cây cà chua .................................... 48
Bảng 4.31 Các loại cỏ dại xuất hiện trên cây cà chua........................................................ 49
Bảng 4.32 Các loại sâu hại chính trên cây cà chua ............................................................ 50
Bảng 4.33 Các loại bệnh hại chính trên cây cà chua.......................................................... 51
Bảng 4.34 Chủng loại thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến trên cây cà chua.................... 52

Bảng 4.35 Chủng loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến trên cây cà chua................ 52
Bảng 4.36 Liều lượng thuốc trừ bệnh Nativol 750WG sử dụng trên cây cà chua ............. 54
Bảng 4.37 Liều lượng thuốc trừ bệnh Romil 72WP sử dụng trên cây cà chua ................. 54
Bảng 4.38 Liều lượng thuốc trừ bệnh Antracol 75WP sử dụng trên cây cà chua ............. 55
Bảng 4.39 Liều lượng thuốc trừ bệnh Dithane M_45 80WP sử dụng trên cây cà chua .... 55
Bảng 4.40 Liều lượng thuốc trừ bệnh Guinness 72WP sử dụng trên cây cà chua............. 56
 


xi

Bảng 4.41 Liều lượng thuốc trừ bệnh Score 250EC sử dụng trên cây cà chua ................. 56
Bảng 4.42 Liều lượng thuốc trừ bệnh Melody duo 66.75WP sử dụng trên cây cà chua ... 57
Bảng 4.43 Liều lượng thuốc trừ bệnh Daconil 500SC sử dụng trên cây cà chua .............. 58
Bảng 4.44 Liều lượng thuốc trừ bệnh Daconil 75WP sử dụng trên cây cà chua ............... 58
Bảng 4.45 Chủng loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến trên cây cà chua .................. 59
Bảng 4.46 Liều lượng thuốc trừ sâu Lannet 40 SP sử dụng trên cây cà chua ................... 60
Bảng 4.47 Liều lượng thuốc trừ sâu Actara 25 WG sử dụng trên cây cà chua.................. 61
Bảng 4.48 Liều lượng thuốc trừ sâu Akasa 250WP sử dụng trên cây cà chua .................. 61
Bảng 4.49 Liều lượng thuốc Tungmectin 1.9EC sử dụng trên cây cà chua ...................... 62
Bảng 4.50 Liều lượng thuốc Trigard 100SL sử dụng trên cây cà chua ............................. 62
Bảng 4.51 Liều lượng thuốc Amatimec 1.8EC sử dụng trên cây cà chua ......................... 63
Bảng 4.52 Liều lượng thuốc Binhtox 1,8EC sử dụng trên cây cà chua ............................. 63
Bảng 4.53 Cách phun thuốc BVTT .................................................................................... 64
Bảng 4.54 Năng suất cây cà chua ...................................................................................... 64
Bảng 4.55 Thị trường tiêu thụ cà chua ............................................................................... 65
Bảng 4.56 Cơ cấu giống ớt ngọt ........................................................................................ 66
Bảng 4.57 Thời vụ trồng của các hộ điều tra ..................................................................... 67
Bảng 4.58 Kỹ thuật làm đất cây ớt ngọt............................................................................. 67
Bảng 4.59 Các loại phân bón lót cho cây ớt ngọt .............................................................. 68

Bảng 4.60 Liều lượng vôi bón lót cho cây ớt ngọt ............................................................ 69
Bảng 4.61 Liều lượng phân chuồng bón lót cho cây ớt ngọt ............................................. 70
Bảng 4.62 Liều lượng phân Nitrophoska tím 15 – 5 – 20 + 2+ T.E bón lót cho cây ớt
ngọt ..................................................................................................................................... 70
Bảng 4.63 Liều lượng phân K2S04 (Đức) bón lót cho cây ớt ngọt .................................... 71
Bảng 4.64 Liều lượng phân hữu cơ đậm đặc Dynamic bón lót cho cây ớt ngọt ............... 71
Bảng 4.65 Liều lượng phân hữu cơ đậm đặc Growell bón lót cho cây ớt ngọt ................. 72
Bảng 4.66 Liều lượng Trichoderma bón lót cho cây ớt ngọt ............................................. 72
Bảng 4.67 Liều lượng phân Nitratcaxi bón lót cho cây ớt ngọt ......................................... 73
Bảng 4.68 Liều lượng phân NPK 20 - 20 – 15 bón lót cho cây ớt ngọt ........................... 73
Bảng 4.69 Liều lượng phân NPK 16-16 -8 13S bón lót cho cây ớt ngọt ........................... 74
Bảng 4.70 Kết quả điều tra số lần bón thúc/vụ cây ớt ngọt ............................................... 75
 


xii

Bảng 4.71 Các loại phân bón thúc cho cây ớt ngọt............................................................ 75
Bảng 4.72 Liều lượng phân Nitrophoska tím 15-5-20+2+T.E bón thúc lần I cho cây ớt
ngọt ..................................................................................................................................... 76
Bảng 4.73 Số lượng các loại phân NPK 20-20-15, phân NPK 16-16-8, phân NPK 1616-8 13S bón thúc lần I....................................................................................................... 76
Bảng 4.74 Liều lượng phân Nitrophoska tím 15-5-20+2+T.E bón thúc lần II .................. 77
Bảng 4.75 Liều lượng các loại phân NPK 20-20-15, phân NPK 16-16-8, phân NPK
16-16-8 13S bón thúc lần II ............................................................................................... 79
Bảng 4.76 Liều phân Nitrophoska tím 15-5-20+2+T.E bón thúc lần III ........................... 80
Bảng 4.77 Liều lượng các loại phân K2SO4, phân NPK 20-20-15bón thúc lần III ............ 81
Bảng 4.78 Liều lượng các loại phân NPK 16-16-8, phân NPK 16-16-8 13S bón thúc
lần III .................................................................................................................................. 82
Bảng 4.79 Liều lượng phân Nitrophoska tím 15-5-20+2+T.E bón thúc lần IV ................ 83
Bảng 4.80 Liều lượng các loại phân K2SO4 phân NPK 20-20-15 bón thúc lần IV .......... 84

Bảng 4.81 Liều lượng các loại phân NPK 16-16-8 , phân NPK 16-16-8 13S bón thúc
lần IV .................................................................................................................................. 84
Bảng 4.82 Liều lượng các loại phân Nitrophoska tím 15-5-20+2+T.E, phân NPK 2020-15 bón thúc lần V .......................................................................................................... 85
Bảng 4.83 Liều lượng phân NPK 16-16-8 bón thúc lần V ................................................ 86
Bảng 4.84 Các cỏ dại chính trên cây ớt ngọt ..................................................................... 86
Bảng 4.85 Các loại sâu hại chính trên cây ớt ngọt ............................................................. 87
Bảng 4.86 Các bệnh hại chính trên cây ớt ngọt ................................................................. 88
Bảng 4.87 Chủng loại thuốc trừ cỏ, trừ ốc được sử dụng phổ biến trên cây ớt ngọt ......... 88
Bảng 4.88 Chủng loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến trên cây ớt ngọt ................ 89
Bảng 4.89 Liều lượng thuốc Daconil 500SC sử dụng trên cây ớt ngọt ............................. 90
Bảng 4.90 Liều lượng thuốc Dithane M_45 80WP sử dụng trên cây ớt ngọt ................... 91
Bảng 4.91 Liều lượng thuốc Anvil 5SC sử dụng trên cây ớt ngọt ..................................... 91
Bảng 4.92 Liều lượng thuốc Nativo 750WG sử dụng trên cây ớt ngọt ............................. 92
Bảng 4.93 Liều lượng thuốc Melody duo 66,75WP sử dụng trên cây ớt ngọt .................. 92
Bảng 4.94 Liều lượng thuốc Score 250EC sử dụng trên cây ớt ngọt ................................ 93
Bảng 4.95 Liều lượng thuốc Antracol 75WP sử dụng trên cây ớt ngọt............................. 93
 


xiii

Bảng 4.96 Liều lượng thuốc Kasumin 2L sử dụng trên cây ớt ngọt .................................. 94
Bảng 4.97 Liều lượng thuốc Ridomil 68WP sử dụng trên cây ớt ngọt.............................. 94
Bảng 4.98 Chủng loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến trên cây ớt ngọt ................... 95
Bảng 4.99 Liều lượng thuốc Lannet 40 SP sử dụng trên cây ớt ngọt ................................ 96
Bảng 4.100 Liều lượng thuốc Trigard 100SL sử dụng trên cây ớt ngọt ............................ 96
Bảng 4.101 Liều lượng thuốc Actara 25 WG sử dụng trên cây ớt ngọt ............................ 97
Bảng 4.102 Liều lượng thuốc Amatimec 1.8EC sử dụng trên cây ớt ngọt ........................ 97
Bảng 4.103 Liều lượng thuốc Akasa 250WP sử dụng trên cây ớt ngọt............................. 98
Bảng 4.104 Các loại thuốc KTTT trên cây ớt ngọt trên cây ớt ngọt.................................. 98

Bảng 4.105 Cách phun thuốc BVTT trên cây ớt ngọt ....................................................... 99
Bảng 4.106 Năng suất cây ớt ngọt ..................................................................................... 99
Bảng 4.107 Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ớt ngọt..................................................... 100
Bảng 4.108 Lượng giống đậu cô ve lùn ........................................................................... 102
Bảng 4.100 Kỹ thuật làm đất trồng đậu cô ve .................................................................. 103
Bảng 4.101 Các loại phân sử dụng cho bón lót cho đậu cô ve ........................................ 104
Bảng 4.102 Liều lượng phân lân bón lót cho đậu cô ve .................................................. 105
Bảng 4.103 Liều lượng vôi bón lót cho đậu cô ve ........................................................... 105
Bảng 4.104 Liều lượng phân chuồng bón lót cho đậu cô ve............................................ 106
Bảng 4.105 Liều lượng phân NPK 20 -20-15 bón lót cho đậu cô ve............................... 106
Bảng 4.106 Liều lượng phân NPK 16-16-8 13S bón lót cho đậu cô ve .......................... 107
Bảng 4.107 Liều lượng phân UDP 20-20-15 TE bón lót cho đậu cô ve .......................... 107
Bảng 4.108 Kết quả điều tra số lần bón thúc/vụ của các nông hộ trồng đậu cô ve ......... 108
Bảng 4.109 Các loại phân bón thúc cho đậu cô ve .......................................................... 108
Bảng 4.110 Liều lượng phân DAP bón thúc cho lần I cho đậu cô ve............................. 109
Bảng 4.111 Liều lượng phân Urê bón thúc cho lần I cho đậu cô ve............................... 110
Bảng 4.112 Liều lượng phân KCl bón thúc cho lần I cho đậu cô ve .............................. 110
Bảng 4.113 Liều lượng phân Nitrophoska tím 15 – 5 – 20 + 2+ T.E bón thúc cho lần I
cho đậu cô ve .................................................................................................................... 111
Bảng 4.114 Liều lượng phân NPK 20 - 20 – 15 bón thúc cho lần I cho đậu cô ve ........ 111
Bảng 4.115 Liều lượng phân NPK 16 - 16 - 8 13S bón thúc cho lần I cho đậu cô ve..... 112
Bảng 4.116 Liều lượng phân DAP bón thúc cho lần II cho đậu cô ve ........................... 112
 


xiv

Bảng 4.117 Liều lượng phân Urê bón thúc cho lần II cho đậu cô ve ............................. 113
Bảng 4.117 Liều lượng phân Kcl bón thúc cho lần II cho đậu cô ve ............................. 113
Bảng 4.118 Liều lượng phân Nitrophoska tím 15 – 5 – 20 + 2+ T.E bón thúc cho lần

II cho đậu cô ve ................................................................................................................ 114
Bảng 4.119 Liều lượng phân NPK 16 - 16 - 8 13S bón thúc cho lần II cho đậu cô ve .. 115
Bảng 4.120 Liều lượng phân DAP và phân Urê bón thúc cho lần III cho đậu cô ve ..... 115
Bảng 4.121 Liều lượng phân Kcl và phân Nitrophoska tím 15 – 5 – 20 + 2+ T.E bón
thúc cho lần III cho đậu cô ve .......................................................................................... 116
Bảng 4.122 Liều lượng phân NPK 16 - 16 - 8 13S và phân NPK 20 - 20 – 15 bón thúc
cho lần III cho đậu cô ve .................................................................................................. 117
Bảng 4.123 Liều lượng phân DAP và phân Urê bón thúc cho lần IV cho đậu cô ve ..... 117
Bảng 4.24 Liều lượng phân Kcl và phân Nitrophoska tím 15 – 5 – 20 + 2+ T.E bón
thúc cho lần IV cho đậu cô ve .......................................................................................... 118
Bảng 4.125 Liều lượng phân NPK 16 - 16 - 8 13S và phân NPK 20 - 20 – 15 bón thúc
cho lần IV cho đậu cô ve .................................................................................................. 119
Bảng 4.126 Liều lượng phân DAP và phân Urê bón thúc cho lần V cho đậu cô ve ...... 120
Bảng 4.127 Liều lượng phân Kcl và phân Nitrophoska tím 15 – 5 – 20 + 2+ T.E bón
thúc cho lần V cho đậu cô ve............................................................................................ 120
Bảng 4.128 Liều lượng phân NPK 16 - 16 - 8 13S và phân NPK 20 - 20 – 15 bón thúc
cho lần V cho đậu cô ve.................................................................................................... 121
Bảng 4.130 Các loại cỏ dại chính trên cây đậu cô ve ...................................................... 122
Bảng 4.131 Các loại sâu hại chính trên cây đậu cô ve ..................................................... 122
Bảng 4.132 Các loại bệnh hại chính trên cây đậu cô ve .................................................. 123
Bảng 4.133 Chủng loại thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến trên cây đậu cô ve ............ 124
Bảng 4.134 Chủng loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến ...................................... 124
Bảng 4.135 Liều lượng thuốc trừ bệnh Anvil 5SC sử dụng trên cây đậu cô ve .............. 126
Bảng 4.136 Liều lượng thuốc trừ bệnh Score 250EC sử dụng trên cây đậu cô ve .......... 127
Bảng 4.137 Liều lượng thuốc trừ bệnh Daconil 500SC sử dụng trên cây đậu cô ve....... 128
Bảng 4.138 Liều lượng thuốc trừ Antracol 75WP bệnh sử dụng trên cây đậu cô ve ...... 129
Bảng 4.139 Liều lượng thuốc trừ bệnh Validan 5DD sử dụng trên cây đạu cô ve .......... 130
Bảng 4.140 Liều lượng thuốc trừ bệnh Marthian90SP sử dụng trên cây đậu cô ve ........ 131
 



xv

Bảng 4.141 Liều lượng thuốc trừ bệnh Ridomil 68WP sử dụng trên cây đậu cô ve ....... 132
Bảng 4.142 Liều lượng thuốc trừ bệnh Ditacin 8L sử dụng trên cây đậu cô ve .............. 133
Bảng 4.143 Chủng loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến trên cây đậu cô ve ........... 134
Bảng 4.144 Liều lượng thuốc trừ sâu Lannet 40 SP được sử dụng trên cây đậu cô ve ... 135
Bảng 4.142 Liều lượng thuốc trừ sâu Trigard 100SL được sử dụng trên cây đậu cô ve . 136
Bảng 4.143 Liều lượng thuốc trừ sâu Actara 25 WG được sử dụng trên cây đậu cô ve . 137
Bảng 4.144 Liều lượng thuốc trừ sâu Amatimec 1.8EC được sử dụng trên cây đậu cô
ve....................................................................................................................................... 138
Bảng 4.145 Liều lượng thuốc trừ sâu Akasa 250WP được sử dụng trên cây đậu cô ve.. 139
Bảng 4.146 Liều lượng thuốc trừ sâu Karate 2.5EC được sử dụng trên cây đậu cô ve ... 140
Bảng 4.147 Liều lượng thuốc trừ sâu Tungmectin 1.9EC được sử dụng trên cây đậu cô
ve....................................................................................................................................... 141
Bảng 4.148 Liều lượng thuốc trừ sâu Binhtox 1,8EC được sử dụng trên cây đậu cô ve. 142
Bảng 4.149 Cách phun thuốc BVTT trên cây đậu cô ve ................................................. 143
Bảng 4.151 Thị trường tiêu thụ đậu cô ve ....................................................................... 144

 


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong ăn uống hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Do lượng protid
và lipid trong rau không đáng kể, rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh
học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu

cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường hòa tan và chất xenluloza rất cần thiết
cho cơ thể con người. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng rau ngày càng cao về số lượng cũng
như chất lượng.
Để tăng năng suất, rút ngắn thời gian đến thu hoạch và phòng trừ các loại sâu,
bệnh hại người nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất nông nghiệp trong quá trình
sản xuất.
Cùng với sự gia tăng năng suất, sản lượng nông sản thì mức độ ô nhiễm, trong
đó ô nhiễm về thuốc bảo vệ thức vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hóa chất BVTV
được sử dụng nhiều trong sản xuất rau để lại dư lượng trong rau sau thu hoạch vượt
quá mức cho phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và môi trường.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng chỉ với 3% rau xanh có hàm
lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép, tương ứng với hơn 2 triệu
người hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau
không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung
thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận... Nếu ăn phải rau bị nhiễm kim loại
nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung
thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác.
Để bảo đảm sức khỏe cho người dân và bảo vệ môi trường, việc sử dụng hóa
chất nông nghiệp trong sản xuất cần được kiểm soát chặt chẻ và hợp lý. Vì vậy, được
sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, và được sự hướng dẫn của TS.Võ
 


2

Thái Dân, đề tài:” Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất một số
loại rau ăn quả vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”
đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Nắm được tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây cà chua, ớt ngọt và
cây đậu cô ve trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm
Đồng.
1.2.2 Yêu cầu
Lựa chọn loại cây điều tra đại diện cho tình hình sản xuất tại địa phương.
Lựa chọn hộ điều tra đại diện cho tình hình sản xuất tại địa phương.
Thu thập đầy đủ các thông tin từ hộ nông dân, đại lý nông dược cơ quan nhà
nước.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trên 3 loại rau ăn quả: cà chua, đậu cô ve và cây ớt ngọt
trong vụ Đông Xuân 2010-2011 tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

 


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về các loài cây chọn điều tra
2.1.1 Cây cà chua
Cà chua tên khoa học: Solanum lycopersicum, thuộc chi: Solanum, họ:
Solanaceae, bộ: Solanales.
Thành phần dinh dưỡng: Cà chua chứa nhiều vitamin C (40mg/100g), betacaroten (393 μg/100g), lycopen (3.025 μg/100g), vitamin K (7,9 μg/100g), một lượng
đáng kể các chất khoáng cần thiết như Kali, Mangan, Magie, đồng, sắt, kẽm và chất xơ
hòa tan.
Nguồn gốc: Từ vùng phía Tây của Nam Mỹ và Trung Mỹ.
2.1.1.1 Đặc tính sinh vật học
Rễ cái mọc mạnh, ăn sâu 0.5-1m, hệ thống rễ phụ rất phát trển và phân bố rộng.
Thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ. Lá kép lông chim.

Hoa mọc thành chùm trên thân thông thường mỗi chùm 6-12 bông hoa. Quả mọng
nước, hình dạng quả thay đổi từ tròn đến dài, trong quả chia ra làm hai hay nhiều
khoang. Hạt nhỏ hẹp nhiều lông màu vàng sáng hơi tối.
Tuỳ theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cà chua được phân thành 4 dạng
khác nhau:
+ Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2 m, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11 sau đó
cách 3-4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo.
+ Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7-9, sau
đố cách 1-2 lá cho chùm hoà kế tiếp cho đến khi cây được 4-6 chùm hoa thì xuất hiện
chùm hoa ngon, cây ngừng cao.

 


4

+ Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loại
này nhiều hơn khoảng 8-10 chùm.
+ Dạng bụi: Cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập
trung.
2.1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cà chua
Nhiệt độ: Nhiệt độ tối thích cho sự phát trển của cà chua là 21-24oC.
Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, vì vậy không nên gieo ương cây con dưới
bóng râm hay gieo quá dày.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tốt nhất cho cà chua vào khoảng 45 - 60%.
Đất: Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất
pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua
trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những loại cây bòn
nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Đất có pH 6.0-6.5, đất chua hơn phải bón thêm vôi.
Nước: Nhu cầu nước của cà chua tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây.

Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên
thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân
đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.
2.1.2 Cây đậu cô ve
Cây đậu cô ve tên khoa học là: Phaseolis vulgaris L. thuộc chi: Phaseolus, họ:
Fabaceae, bộ: Fabales.
Thành phần dinh dưỡng: Trái non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7%
chất đường bột và đặc biệt nhiều vitamin A và C và chất khoáng.
Nguồn gốc: có nguồn gốc tự nhiên từ châu Mỹ.
Phân bón lá: phân bón lá miracle – gro 15-30-15, Seaweed rong biển super Việt
Gia, ba lá xanh 16-16-8, Agriconik, Tb-vi lượng 25-17-10, Atonik 1.8dd…
2.1.2.1 Đặc tính sinh vật học
Đậu cô ve là cây hằng niên, thân thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năng
chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20 cm. Thân
có 2 dạng: thân sinh trưởng hữu hạn và vô hạn. Lá kép có 3 lá phụ với cuốn dài, mặt lá
rất ít lông tơ. Chùm hoa mọc ở nách lá trung bình có từ 2 - 8 hoa.
 


5

Sau khi trồng 35 - 40 ngày đã có hoa nở, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khoảng
95% nên việc để giống rất dễ dàng. Trái đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 - 13 ngày sau khi
hoa nở. Hột đậu to, trọng lượng 1.000 hột 250 - 450g. Đậu cô ve là cây trồng chịu ấm
nên canh tác được trong điều kiện ấm áp của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không
chịu được giá rét.
Giống: Phân biệt theo dạng hình của cây có 2 loại:
Đậu cô ve lùn (sinh trưởng hữu hạn): Nhóm này không có giống địa phương.
Các giống nhập nội của Nhật và Đài Loan thích hợp trồng quanh năm ở vùng cao.
Giống chịu nóng trồng được vụ Đông Xuân ở vùng đồng bằng. Giống đậu lùn rất

thuận lợi cho việc canh tác ở vùng có gió mạnh, dễ trồng xen với hoa màu khác để
tăng thu hoạch trên diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về cây làm giàn. Các
giống nhập nội của Nhật tỏ ra thích hợp nên được các công ty giống chọn lọc, nhân
giống và phổ biến rộng rãi. Đặc tính chung của các giống đậu cô ve lùn là thấp cây 50
- 60 cm, cho thu hoạch sớm 40 - 50 NSKG, thời gian thu hoạch 30 - 45 ngày, trái dài,
thẳng, màu xanh trung bình đến xanh đậm. Các giống trồng hiện nay ở vùng cao cho
năng suất và phẩm chất không thua kém đậu leo, 18 - 22 tấn/ha.
Đậu cô ve leo (sinh trưởng vô hạn): thân dài 2,5 - 3 m, trong canh tác phải làm
giàn. Các giống hiện đang được ưa chuộng:
+ Giống đậu cô ve Đài Loan hạt đen do công ty Giống cây Trồng Miền Nam
chọn lọc và sản xuất. Giống chịu nóng giỏi, kháng bệnh tốt, trồng được ở đồng bằng
cũng như vùng cao, bắt đầu cho thu hoạch trái 50 - 55 ngày sau khi trồng; phát hoa
dài, nhiều hoa, đậu trái tốt nên cho nhiều trái. Trái thẳng, dài 16 - 17 cm, màu xanh
nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu.
+ Giống cô ve Thái (Chiatai) cho trái màu xanh trung bình, dài 14 - 16 cm, chất
lượng trái ngon ngọt, có thể trồng quanh năm.
+ Giống cô ve Nhật (Takii): hạt nâu vàng, hoa trắng, trái dài, màu xanh nhạt,
phẩm chất ngon, rất được ưa chuộng, thích hợp vụ Đông-Xuân.
Các giống kể trên đều là giống trái tròn.
2.1.3 Cây ớt ngọt
Tên khoa học: Capsicum annum L. Tên tiếng anh: Sweet pepper. thuộc họ Cà
Solanaceae.
 


6

Thành phần dinh dưỡng: Ớt ngọt có chứa nhiều Vitamin A (292mg/100g),
Vitamin C (111mg/100g) nên là một loại rau có giá trị.
Nguồn gốc: Ớt ngọt thường được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ.

2.1.3.1 Đặc tính sinh học
Ớt ngọt phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ôn hoà, nhiệt độ tối thích cho sinh
trưởng là 18 - 250C nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu Đà Lạt.
Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất
bazan, đất feralit vàng đỏ... pH tối thích 5.5 – 6.5.
2.2 Một số khuyến cáo về sử dụng hóa chất nông nghiệp trên các loại cây điều tra
2.2.1 Các loại phân bón được sử dụng trên các loại cây điều tra
2.2.1.1 Cây cà chua
Phân bón lót : (tính trên 1000m2).
Bảng 2.1. Lượng phân bón/100 m2
Loại phân

Tổng số

Bón lót

4m3

4m3

Nitratcanxi (kg)

22-25

-

Super lân (kg)

35-40


35-40

Phân Kali (kg)

22-25

-

100

100

Phân chuồng hoai mục

Vôi (kg)

Bón thúc
I

II

III

4-5

12-13

6-7

4-5


12-13

6-7

Chú ý: Cà chua rất cần Canxi ở giai đoạn có quả, thiếu Canxi quả bị thối ở rốn.
Cách bón :
- Bón lót: Bón vôi, phân chuồng, lân vi sinh, super lân khi làm đất.
- Bón thúc :
+ Lần I : Sau khi trồng 7-10 ngày (cây hồi xanh). Cách gốc cây 10-15cm, kết
hợp vun gốc, xới váng.
+ Lần II : Sau khi trồng 20-25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa). Bón vào giữa hai
cây, làm cỏ, kết hợp vun xới cây đợt II.
+ Lần III : Sau khi trồng 40 ngày khi cây đậu quả đợt đầu. Bón vào giữa hai
hàng phía trong luống (mùa nắng) hoặc giữa hai cây (mùa mưa). Kết hợp làm cỏ, xúc
rãnh lấp phân.
 


7

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua có thể kết hợp phun lên
lá các loại nguyên tố vi lượng theo nồng độ sau : CuSO4 0,1%, ZnSO4 0,1%, MnSO4
0,3-0,4% phun một vài lần cho cây. Đối với giống cà thời gian ra hoa đậu trái kéo dài,
đợt bón thúc lần III có thể chia làm 2-3 đợt phụ cách nhau 5-7 ngày.
2.2.1.2 Cây đậu cô ve
Công thức phân thường dùng cho đậu cô ve là:
o N: 120 - 200 kg/ha
o P2 O5: 100 - 150 kg/ha
o K2O : 80 - 100 kg /ha

Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha đậu 800 - 1.000 kg phân 16-16-8
hay 200 kg Urê, 300 kg DAP và 150 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro
trấu.
2.2.1.3 Cây ớt ngọt
Phân bón: Tính cho 1000m2
* Bón lót:
- Vôi: 80 – 120kg; Phân chuồng hoai mục: 3 – 4 m3, 50kg super lân, 01kg
Trichoderma.
- Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 50kg.
- K2S04 (Đức): 30 - 50kg.
- Phân hữu cơ đậm đặc Dynamic hoặc Growell: 40kg
* Bón thúc:
Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 - 4 tuần sử dụng lượng phân bón như sau:
Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg
Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 6 – 8 tuần lượng phân bón như sau:
+ Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg
+ Ure: 10kg
+ K2S04 (Đức): 25kg
Sau đó khỏang 20 – 30 ngày bón thúc một lần với lượng phân bón tương tự
thúc lần 2. Nên phun thêm phân qua lá để bổ sung vi lượng cho cây, khỏang 7- 10
ngày phun 1 lần, thường dùng các loại phân qua lá như Seaweed, Growmore 10:10:20,
 


8

không nên sử dụng các loại phân cá, phân bắc, phân từ chất thải công nghiệp chưa qua
chế biến để bón cho cây.
Giống: Sử dụng giống nhập nội, hạt được ươm trong vỉ xốp cho đến khi cây đạt
tiêu chuẩn xuất vườn thì đem trồng. Cây phải đủ tiêu chuẩn: cao 12cm có 4 – 6 lá thật,

cây phát triển cân đối, không có dấu hiệu sâu bệnh, rễ phát triển mạnh .
Quy cách trồng: Mỗi luống trồng 2 hàng với khỏang cách: hàng cách hàng
50cm, cây cách cây 45 - 50cm. Mật độ trồng từ 2800 - 3000 cây/1000m2.Trồng theo
kiểu nanh sấu, không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm
cho cây để cây phục hồi và phát triển nhanh.
Chăm sóc: Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, trong tuần đầu ngày tưới nhẹ từ 1
– 2 lần, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, nếu trồng vụ mưa tưới ít hơn. Nên sử dụng nguồn
nước sạch, nguồn nước không bị ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh...
Cắm chói: Sau khi trồng khỏang 2 tuần, cây đã bén rễ và phát triển tốt ta tiến
hành cắm choái cho cây, nên cắm mỗi cây một choái và cột cố định cây vào, khi cắm
phải cẩn thận tránh làm long gốc cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
Khi cây cao hơn 35 cm thì bắt đầu cắm choái cao và đan dây nylong để giữ cho cây
không bị ngã đổ vì mang trái nặng.
2.3 Các loại sâu bệnh hại trên các loại cây điều tra và thuốc BVTV được sử dụng
2.3.1 Cây cà chua
2.3.1.1 Sâu hại cà chua
- Sâu xám (Agrotis ipsilon): Thường hại cây con mới trồng vào ban đêm chui
lên cắn cây, ban ngày chiu xuống đất. Tại chỗ gốc cây bị hại, dùng que đào bắt sâu,
hoặc dùng Basudin 5G (10G).
Phòng trừ: Cần cầy bữa kỹ, phơi ải, luôn canh với cây trồng nước để ngăn chặn
sâu xám phát triển
- Sâu xanh da láng (Spodoptera oxigua), sâu đục quả (Heliothis armigera) dùng
Sherpatin 18EC, Aremec 45EC, Atamex 40EC, vesemex 40EC. Khi bắt đầu ra hoa chủ
yếu sử dụng các loại trừ sâu vi sinh như Biocin, VK32, Century (nói chung trước trừ
sâu BT).
- Sâu đục quả: (Helicoverpa armigera): Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá
hoại lá, sau đó đục vào quả. Đến thời kỳ trưởng thành chúng hoá nhộng trong đất gần
 



9

gốc cây. Để phòng trừ sâu đục quả cần phải phun thuốc sớm ở giai đoạn sâu non, khi
sâu độ tuổi trưởng thành thuốc kém hiệu quả do sâu đục vào quả.
Các loại thuốc có thể dùng là: Delfin 32BIU, BT, Sherpa 25EC.
- Một số loại sâu bệnh khác như: rệp, bọ phấn, bọ trĩ… dùng thuốc Pentin 15EC
để phòng trừ
2.3.1.2 Bệnh hại cà chua
- Bệnh mốc sương: Phytophthora infestan (mont) de Bary: Bệnh mốc sương
xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ từ 18-20oC, độ ẩm không khí cao. Ẩm độ thấp nhất
cho nấm phát triển là 76%, ẩm độ càng cao thì bệnh gây hại càng nhanh. Bệnh xuất
hiện từ tháng 11, phát triển mạnh vào tháng 1,2; có những năm thời tiết thuận lợi cho
bệnh phát triển, hại cà chua Xuân Hè đến tháng 5.
Phương pháp phòng trừ: thực hiện quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp. Khi
bệnh xuất hiện cần hạn chế bón đạm, tăng cường bón kali, hạn chế tưới nước. Khi cần
thiết phải dùng thuốc BVTV gốc đồng, Dithiocarbamate như: dung dịch Bordeaux
1%, Zineb Bul 80WP 0,1%, liều lượng 2,5 - 3 kg thuốc thương phẩm cho 1 ha, hoặc
Ridomil MZ 72WP (Metalaxyl 8% + Mancozeb 64%) , nồng độ 0,15% và liều lượng
như trên.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum Smith): Bệnh gây hại
ở các vùng trồng cà chua, trên tất cả các giống. Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 26
-30oC, độ pH tương đối rộng (6,8-7,2). Bệnh phát triển mạnh ở chân đất cao. Luân
canh với cây trồng nước (lúa nước) bệnh giảm nhẹ hơn so với cây trồng cạn. Vi
khuẩn gây hại ở tất cả các thời kỳ và nghiêm trọng là thời kỳ hoa và quả. Hiện chưa
có thuốc đặc trị, phương pháp phòng ngừa chủ yếu qua kỹ thuật canh tác. Coi trọng
công tác chọn tạo giống chống chịu bệnh, xử lý đất, thực hiện chế độ luân canh
nghiêm ngặt, thu gom tàn dư thực vật, thân lá cây bị bệnh và xử lý kịp thời.
- Bệnh xoăn lá (do virus):Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ không
khí từ 25 - 30oC và ẩm độ không khí cao. Bệnh xoăn lá thường phát triển mạnh ở cà
chua Xuân Hè, Hè Thu (Bọ phấn là côn trùng môi giới truyền bệnh). Có khoảng 35

loài virus gây hại trên cà được tìm thấy (Green và Kim, 1988; Martelli và
Quacquarelli, 1983) trong đó có các loài quan trọng như sau: TMV (Tomato mosaic
virus) có nhiều dòng gây hại trên cà chua và làm thiệt hại năng suất 20 - 30%, đôi khi
 


×