Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BỌ ĐUÔI KÌM LABIDURA RIPARIA (LABIDURIDAE – DERMAPTERA) TẠI TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA BỌ ĐUÔI KÌM LABIDURA RIPARIA
(LABIDURIDAE – DERMAPTERA) TẠI TP. HCM

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007 – 2011
Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ THỦY AN

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA BỌ ĐUÔI KÌM LABIDURA RIPARIA
(LABIDURIDAE – DERMAPTERA) TẠI TP. HCM

Tác giả
HỒ THỊ THỦY AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

Giảng viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN



TP.Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên xin chân thành khắc ghi công ơn sâu nặng của cha mẹ, anh chị trong
gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, tin tưởng và động viên Tôi trong suốt những năm qua.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ thực vật đã dạy dỗ và
truyền đạt cho Tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm đại học. Đồng thời xin
cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa nông học, phòng bảo vệ trường
đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thiên An đã tận tình động viên,
giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho Tôi những kiến thức vô cùng quý báu để vượt
qua những khó khăn, bỡ ngỡ trong thời gian đầu thực hiện đề tài và hoàn thành được
khóa luận.
Và cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn của Tôi đã giúp đỡ, động viên
Tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn tất cả !
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 7 năm 2011

Hồ Thị Thủy An


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần loài và nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ

đuôi kìm Labidura riparia (Labiduridae – Dermaptera) tại TP. HCM”, được tiến
hành trên các ruộng rau ở huyện Củ Chi, TP.HCM và trong phòng thực hành côn
trùng, bộ môn BVTV, Khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm. Thời gian thực
hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011.
Kết quả điều tra cho biết trên các ruộng rau ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
có 2 loài bọ đuôi kìm là Euborellia sp. thuộc họ Carcinophoridae và Labidura riparia
thuộc họ Labiduridae, trong đó loài L. riparia có tần suất xuất hiện rất cao 84%, còn
loài Euborellia sp. thấp hơn chiếm 41%.
Bọ đuôi kìm nâu Labidura riparia là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn
trải qua 3 pha phát dục là trứng, bọ đuôi kìm non và trưởng thành. Trứng được đẻ
thành từng ổ trong đất và được bảo vệ bởi bọ đuôi kìm cái, trứng mới đẻ có màu trắng
sữa. Vòng đời của bọ đuôi kìm L. riparia nuôi với thức ăn là cám mèo ở điều kiện
nhiệt độ 30 ± 2OC, ẩm độ 80 ± 5% là 51 ± 2,92 ngày. Trong đó thời gian phát dục của
pha trứng là 6,13 ± 0,35 ngày. Pha bọ đuôi kìm non có 6 tuổi với thời gian phát dục là
35,4 ± 2,05 ngày. Bọ đuôi kìm cái sau khi hóa trưởng thành một ngày đã có khả năng
giao phối và đẻ trứng nhiều lần trong chu kỳ sống của chúng. Bọ đuôi kìm cái đẻ từ 2
đến 3 ổ trứng, trung bình mỗi ổ trứng là 85,3 trứng/ổ với tỷ lệ trứng nở trung bình là
87,2%. Bọ đuôi kìm non có tỷ lệ chết thấp 3,85%, có tỷ lệ hóa trưởng thành cao đạt
100%, với bọ đuôi kìm đực chiếm 53,49% còn bọ đuôi kìm cái chiếm 46,51%.
Bọ đuôi kìm L. riparia là loài côn trùng bắt mồi có phổ mồi khá rộng, chúng có
thể ăn được nhiều loài sâu hại trên ruộng rau. Trung bình một ngày, bọ đuôi kìm L.
riparia trưởng thành tiêu thụ khoảng 7,5 con sâu xanh 2 sọc trắng (Diaphania indica)
và 7,87 con sâu khoang (Spodoptera litura).


iv

MỤC LỤC

Nội dung


Trang

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3 Giới hạn ................................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
2.1 Một số nghiên cứu về bọ đuôi kìm trên thế giới ..................................................... 4
2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài bọ đuôi kìm ........................................................ 4
2.1.2 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của bọ đuôi kìm.......................... 5
2.1.3 Nghiên cứu ứng dụng bọ đuôi kìm làm tác nhân phòng trừ sinh học .................. 7
2.1.4 Nghiên cứu về bọ đuôi kìm Labidura riparia ...................................................... 7
2.2 Một số nghiên cứu về bọ đuôi kìm ở trong nước .................................................... 8
2.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài bọ đuôi kìm ........................................................ 8
2.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm ............................................. 9
2.2.3 Phổ mồi của bọ đuôi kìm .................................................................................... 10
2.2.4 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm............................................ 11
2.2.5 Mô hình nhân nuôi và phóng thích bọ đuôi kìm ngoài đồng ............................. 12
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 17
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 17



v

3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.4.1 Điều tra thành phần loài bọ đuôi kìm và xác định loài bọ đuôi kìm phổ biến trên
một số ruộng rau tại huyện Củ Chi, TP.HCM ............................................................... 18
3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của bọ đuôi kìm Labidura riparia .... 20
3.4.2.1 Phương pháp nhân nuôi bọ đuôi kìm Labidura riparia .................................. 20
3.4.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm Labidura riparia................. 21
3.4.2.3 . Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm Labidura riparia ... 22
3.5 Phân tích thống kê và xử lý số liệu ....................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 25
4.1 Thành phần loài bọ đuôi kìm trên các ruộng rau ở huyện Củ Chi, TP.HCM ....... 25
4.2 Đặc điểm hình thái của hai loài Euborellia sp. và Labidura riparia .................... 26
4.2.1 Đặc điểm hình thái loài Euborellia sp. (Carcinophoridae – Dermaptera) ......... 26
4.2.2 Đặc điểm hình thái loài Labidura riparia (Labiduridae – Dermaptera) ............ 28
4.3 Đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm Labidura riparia ......................................... 32
4.3.1 Trứng của bọ đuôi kìm Labidura riparia ........................................................... 34
4.3.2 Bọ đuôi kìm Labidura riparia non ..................................................................... 35
4.3.3 Bọ đuôi kìm Labidura riparia trưởng thành ...................................................... 37
4.4 Tập tính sinh sống và đặc điểm bắt ăn mồi của bọ đuôi kìm Labidura riparia.... 38
4.5 Một số đặc điểm sinh học chính của bọ đuôi kìm Labidura riparia .................... 43
4.5.1 Phổ mồi của bọ đuôi kìm Lapidura riparia trưởng thành .................................. 43
4.5.2 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của bọ đuôi kìm Labidura
riparia nuôi với thức ăn mèo ......................................................................................... 44
4.5.3 Khả năng đẻ trứng của bọ đuôi kìm Labidura riparia ....................................... 46
4.5.4 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của bọ đuôi kìm Labidura riparia ................ 46
4.5.5 Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm Labidura riparia ......................................... 48

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 49
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 49
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 51


vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu viết tắt

Cụm từ

1

BĐK

Bọ đuôi kìm

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CV


Coefficient of variation

4

HTT

Hóa trưởng thành

5

MĐƯT

Mức độ ưa thích

6

TB

Trung bình

7

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

8

TSXH


Tần suất xuất hiện

9

STT

Số thứ tự


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng ....................................................................................................................... Trang 
Bảng 4.1 Thành phần loài bọ đuôi kìm trên các ruộng rau ở Củ Chi, TP.HCM .......... 25 
Bảng 4.2 Một số đặc điểm phân biệt của bọ đuôi kìm Euborellia sp. đực và cái ......... 28 
Bảng 4.3 Kích thước các pha cơ thể của bọ đuôi kìm Labidura riparia ...................... 32 
Bảng 4.4 Một số đặc điểm phân biệt bọ đuôi kìm Labidura riparia đực và cái ........... 37 
Bảng 4.5 Phổ mồi của bọ đuôi kìm Labidura riparia trưởng thành ............................ 43 
Bảng 4.6 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của bọ đuôi kìm Labidura
riparia nuôi với thức ăn mèo ......................................................................................... 44 
Bảng 4.7 Khả năng đẻ trứng của bọ đuôi kìm Labidura riparia .................................. 46 
Bảng 4.8 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của bọ đuôi kìm Labidura riparia ........... 47 
Bảng 4.9 Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm Labidura riparia trưởng thành .............. 48 


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang

Hình 3.1 Ruộng đậu đũa cuối vụ thu hoạch .................................................................18
Hình 3.2 Bẫy hầm thu thập bọ đuôi kìm trên ruộng .....................................................19
Hình 4.3 Râu đầu BĐK của Euborellia sp. ..................................................................26
Hình 4.4 Cánh của Euborellia sp .................................................................................27
Hình 4.5 Đốt bàn chân của Euborellia sp ....................................................................27
Hình 4.6 BĐK Euborellia sp. đực (trái) và cái (phải) ..................................................28
Hình 4.7 Đuôi kìm của BĐK Euborellia sp. đực (trái) và cái (phải) ...........................28
Hình 4.8 BĐK L. riparia đực (trái) và cái (phải) .........................................................29
Hình 4.9 Râu đầu của BĐK L. riparia trưởng thành....................................................29
Hình 4.10 Đầu của BĐK L. riparia trưởng thành ........................................................29
Hình 4.11 Mắt kép của BĐK L. riparia .......................................................................29
Hình 4.12 Chân và móng vuốt của BĐK L. riparia .....................................................30
Hình 4.13 Cánh trước của L. riparia ............................................................................30
Hình 4.14 Cánh sau của L. riparia ...............................................................................30
Hình 4.15 Mảnh bụng đốt bụng thứ 9 của BĐK L. riparia đực (trái) và đốt bụng thứ 7
của cái ............................................................................................................................ 31
Hình 4.16 BĐK L. riparia đầu và cuối tuổi 2 ............................................................... 33
Hình 4.17 BĐK L. riparia tuổi 5 mới lột xác (trái), 1 ngày sau lột xác (giữa), 1 ngày
trước khi lột xác qua tuổi 6 ...........................................................................................33
Hình 4.18 BĐK L. riparia từ tuổi 1 đến tuổi 6.............................................................33
Hình 4.19 Trứng của BĐK L. riparia 1, 3, 5 ngày sau đẻ............................................34
Hình 4.20 Trứng của BĐK L. riparia sắp nở ...............................................................34
Hình 4.21 Trứng của BĐK L. riparia đang nở .............................................................34
Hình 4.22 Bọ đuôi kìm L. riparia tuổi 1 ......................................................................35
Hình 4.23 Ngấn lột xác của BĐK L. riparia tuổi 1 ......................................................35
Hình 4.24 Vỏ xác của BĐK L. riparia non ..................................................................35
Hình 4.25 BĐK L. riparia tuổi 3 lột xác qua tuổi 4 .....................................................36

Hình 4.26 Mầm cánh của BĐK L. riparia tuổi 6 .........................................................36
Hình 4.27 Đuôi kìm của L. riparia đực (trái) và cái (phải) ..........................................37


ix

Hình 4.28 Ổ trứng của BĐK L. riparia ........................................................................38
Hình 4.29 BĐK L. riparia bảo vệ ổ trứng ....................................................................38
Hình 4.30 BĐK L. riparia cái dùng kìm di chuyển trứng ............................................38
Hình 4.31 BĐK L. riparia tuổi 1 sống tập trung bên bọ đuôi kìm cái .........................39
Hình 4.32 BĐK L. riparia tuổi 1 sống tập trung ..........................................................39
Hình 4.33 BĐK L. riparia ăn vỏ xác ............................................................................39
Hình 4.34 BĐK L. riparia tuổi 3 ăn BĐK vừa lột xác .................................................39
Hình 4.35 BĐK L. riparia trưởng thành lúc bị tấn công ..............................................40
Hình 4.36 BĐK L. riparia trưởng thành dùng đuôi kìm kẹp và lôi con mồi ...............41
Hình 4.37 BĐK L. riparia trưởng thành dùng đuôi kìm kẹp và ăn con mồi ................41
Hình 4.38 BĐK L. riparia trưởng thành cắn vụn miếng xốp .......................................41
Hình 4.39 BĐK L. riparia trưởng thành đang giao phối..............................................42
Hình 4.40 BĐK L. riparia trưởng thành đực ăn BĐK cái............................................42
Hình 4.41 Vòng đời của bọ đuôi kìm L. riparia ..........................................................45


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam,
và vai trò quan trọng của rau đã được khẳng định từ rất lâu nên thường lưu truyền nhau

câu nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nếu theo quan niệm trước kia rau chỉ làm no cái
bụng thì ngày nay với khoa học ngày càng phát triển vai trò của rau tiếp tục được
khám phá như giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và
ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột
đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại bệnh thoái hóa rất phổ biến, đó là
đục nhân mắt và chấm đen trong mắt… Vì vậy rau giữ vai trò rất quan trọng đối với
sức khoẻ con người. Nhưng với tập quán canh tác rau hiện nay của nông dân vì chạy
theo lợi nhuận đã biến rau trở thành một trong những tác nhân xấu ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khoẻ con người.
Do việc xuất phát từ suy nghĩ đơn giản của người nông dân muốn diệt trừ sâu
chết nhanh thì phải phun các loại thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ cao. Nhưng cách
làm này đã dẫn tới hiện tượng kháng thuốc của một số loài sâu hại, một số sâu hại phát
triển thành dịch, làm phá vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, tiêu diệt một lượng lớn các sinh
vật có lợi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, sản phẩm rau không đảm bảo thời
gian cách ly nên không an toàn cho người sử dụng.
Do đó, hiện nay công tác vận động, khuyến khích nông dân sản xuất rau theo
hướng an toàn đang diễn ra một cách phổ biến và rộng rãi. Vì vậy, muốn giúp nông
dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp thì việc tìm ra
một phương pháp nào đó vừa không sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật mà vừa bảo
vệ được cây rau không bị sâu hại tấn công là rất cần thiết. Và dựa vào việc nghiên cứu
các mối quan hệ của các yếu tố trong hệ sinh thái tự nhiên, một biện pháp đã được đưa


2

ra và được coi là mang lại hiệu quả cao đó là phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM). Việc sử dụng các yếu tố tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong phương pháp này
đặc biệt là việc sử dụng các loài thiên địch đang được chú trọng nghiên cứu để phòng
trừ các loài sâu hại rau theo hướng sản xuất rau an toàn.
Kết quả điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên một số ruộng rau ở huyện

Củ Chi ghi nhận có sự hiện diện của bọ đuôi kìm (Nguyễn Tuấn Đạt, 2010). Theo một
số tài liệu đã công bố thì bọ đuôi kìm là một trong những loài côn trùng bắt mồi có ích
và đã được nghiên cứu làm tác nhân sinh học trong việc diệt trừ bọ dừa ở một số tỉnh
miền Tây, ở Quảng Ngãi và Phú Yên; diệt trừ sâu đục mía, rệp trên cây mía ở Nghệ
An; diệt trừ sâu non sâu tơ, sâu khoang, rệp xám …hại trên các ruộng rau họ hoa thập
tự ở Hưng Yên, Quảng Ngãi.
Nhưng việc sử dụng bọ đuôi kìm trong việc phòng trừ sâu hại rau ở khu vực Tp.
Hồ Chí Minh đặc biệt ở Củ Chi thì chưa được nghiên cứu. Vì vậy việc tìm hiểu rõ về
bọ đuôi kìm đặc biệt là có bao nhiêu loài bọ đuôi kìm đang hiện diện, vai trò của nó
trên ruộng rau như thế nào, loài nào có tiềm năng trong việc phòng trừ sâu hại rau cần
phải được nghiên cứu kĩ và được sự phân công của bộ môn BVTV, Khoa Nông Học,
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đề tài: “Điều tra thành phần loài và nghiên
cứu đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm Labidura riparia (Labiduridae –
Dermaptera) tại TP. HCM” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Việc xác định đặc điểm hình thái và sinh học của bọ đuôi kìm Labidura riparia
trên ruộng rau tại TP.HCM sẽ góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng nhân
nuôi và sử dụng bọ đuôi kìm L. riparia phục vụ cho công tác quản lý một số loài dịch
hại rau theo hướng sản xuất rau an toàn.
1.2.2 Yêu cầu
-

Điều tra được thành phần loài bọ đuôi kìm trên các ruộng rau ở huyện Củ Chi.

-

Mô tả được đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm L. riparia.

-


Xác định được một số đặc điểm sinh học chính của bọ đuôi kìm L. riparia


3

+ Mô tả được tập tính sinh sống và khả năng bắt ăn mồi của bọ đuôi kìm.
+ Thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời và tuổi thọ của bọ đuôi kìm với
thức ăn cám mèo.
+ Khả năng đẻ trứng của bọ đuôi kìm.
+ Khả năng phát triển sau đẻ trứng của bọ đuôi kìm.
+ Xác định được phổ mồi của bọ đuôi kìm.
+ Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm trưởng thành đối với một số loại sâu hại
chính trên cây rau như sâu khoang, sâu xanh 2 sọc trắng.
1.3 Giới hạn
-

Bọ đuôi kìm có tuổi thọ tương đối dài nên trong 4 tháng thực hiện đề tài từ

tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 không xác định chính xác được tuổi thọ cũng
như khả năng đẻ trứng của bọ đuôi kìm.
-

Đề tài không điều tra trên toàn bộ vùng rau ở TP. Hồ Chí Minh mà chỉ tiến

hành điều tra thu thập mẫu bọ đuôi kìm tập trung trên một số ruộng khổ qua, đậu đũa,
dưa leo ở Củ Chi.


4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số nghiên cứu về bọ đuôi kìm trên thế giới
2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài bọ đuôi kìm
Theo Hoffman (1987), ở Florida và Hoa Kỳ bộ Dermaptera gồm có 6 họ chính
-

Họ Pygidicranidae chỉ có 1 loài Pyragropsis buscki Caudell.

-

Họ Carcinophoridae gồm có 8 loài:
Anisolabis maritime Bonelli phổ biến ở vùng bờ biển
Euborellia annulipes Lucas hiện diện phổ biến ở phía Đông Nam Hoa kỳ
Euborellia ambigua Borelli có ở Florida
Euborellia annulata Lucas ở Miami giống như loài Euborellia stali
Euborellia caraibea Hebard ở Florida
Euborellia femoralis Dohrn
Gonolabis Azteca Dohrn

-

Họ Labiduridae chỉ có một loài là Labidura riparia Pallas

-

Họ Labiidae gồm 2 họ phụ:
+ Họ phụ Spongiphorinae

Vostox brunneipennis Aud.Serv
Vostox excavatus
Vostox apicedentatus Candell
+ Họ phụ Labiinae
Labia minor L.
Labia curvicauda Motsch
Labia rehni Hebard
Marava arachidis Yersin
Marava pulchella Aud.Serv


5

-

Họ Chelisochidae xuất hiện ở vùng Tây Bắc California và Florida chỉ có loài

Chelisoches morio Fabricius.
-

Họ Forficulidae có 6 loài
Doru davisi Rehn, Hebard
Doru aculeatum Scudder
D.taeniatum Dohrn
Forficula auricularia L.
Neolobophora ruficeps Bermeister
Kleter atterimus Borman
Trong đó loài F. auricularia có tên tiếng anh là European earwig và là loài phổ

biến ở Florida, còn 2 loài N. ruficeps và K. atterimus chỉ có ở Florida còn ở Mỹ chưa

được phát hiện.
Pobham (1965) phân loại bọ đuôi kìm bộ Dermapterra theo kiểu hình giải phẫu
bên trong, theo cơ quan sinh dục ngoài và phân bố theo vùng địa lý đã chia ra các loài
bọ đuôi kìm bắt mồi tập trung ở bộ phụ Forficulina gồm:
-

Tổng họ Pygidicranoidea, tổng họ này sinh sống chủ yếu trong các kho chứa ở

các nước Asian, Australia, Nam Phi và Nam Mỹ.
-

Tổng họ Karschielloidea rất lớn tập trung ở Nam Phi, tổng họ này chủ yếu là bọ

đuôi kìm ăn kiến.
-

Tổng họ Labioidea có 3 họ là Labiidae, Carcinophoridae và Arixeniidae, họ

Labiidae phổ biến hơn, họ Arixeniidae gồm các loài sống ký sinh trên dơi.
-

Tổng họ Forficuloidae có 3 họ là Chelisochidae, Labiduridae, Forficuloidae

trong đó họ Labiduridae phân bố rộng, giống Labidura và Euborellia phổ biến nhất.
Theo Gullan và Cranston (2000) thì bộ Dermaptera có khoảng 1800 loài thuộc
10 họ phân bố trên thế giới.
2.1.2 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của bọ đuôi kìm
Bọ đuôi kìm Dermaptera còn gọi là Euplexoptera, Euplecoptera, Dermoptera,
Ladiduroida hay Forficulida. Bọ đuôi kìm có tên tiếng Anh là Earwigs, chúng có cơ
thể kéo dài, kiểu đầu nhô về phía trước, hàm kiểu miệng nhai với râu đầu nhiều đốt,

mắt kép phát triển. Hầu hết các loài trong bộ Dermaptera đều có cánh ngắn, cánh ngoài


6

biến thái, gân cánh mịn, cánh trong dạng màng, hình bán nguyệt, gân cánh xếp hình rẽ
quạt. Các chân có chiều dài gần bằng nhau, có 3 đốt bàn (Esaki Teiso và Ishii Tei,

1952). Bọ đuôi kìm đực có 10 đốt bụng còn bọ đuôi kìm cái có 8 đốt với phần đuôi
kìm nằm ở cuối bụng. Đuôi kìm ở bọ đuôi kìm đực thì cong và thô còn ở bọ đuôi kìm
cái thường thẳng hơn (Hoffman, 1987). Máng đẻ trứng của bọ đuôi kìm cái ngắn hoặc
có thể tiêu biến tuỳ theo loài.
Bọ đuôi kìm được phát hiện ở hầu khắp các nơi trên thế giới trừ những vùng
băng giá và rất phổ biến ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Có khoảng 1200 loài đã được
miêu tả, hầu hết chúng đều sống tự do, ăn tạp (các côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi
non thực vật nhưng khi xuất hiện con mồi thì chúng lại chuyển sang ăn động vật ngay.
Có khoảng hơn chục loài sống ký sinh trên con dơi và trong phân dơi vùng Châu Á.
Bọ đuôi kìm thường sống ẩn nấp, chạy nhanh, mặc dù có cánh nhưng ít khi thấy chúng
bay, chỉ tìm kiếm thức ăn trên cây vào ban đêm. Bọ đuôi kìm cái đẻ trứng thành ổ ở
trong đất, chúng chăm sóc và bảo vệ trứng thậm chí bảo vệ bọ đuôi kìm non 1 – 2 tuần
sau nở. Trong điều kiện ấm áp bọ đuôi kìm non phát triển nhanh, trong điều kiện mùa
hè bọ đuôi kìm ít khi đẻ trứng, vào mùa đông lạnh chúng đình dục hoàn toàn cho đến
mùa xuân lại tiếp tục hoạt động. Mỗi năm bọ đuôi kìm thường có 7 lứa (Richard

Leung, 2004).
Theo Capinera (1999), bọ đuôi kìm Euborellia sp. thuộc nhóm côn trùng biến
thái không hoàn toàn, tất cả các pha cơ thể đều sống trong đất, thích sống ở nơi đất ấm
và ẩm. Trong các nhà lưới ở Ohio (Mỹ) có 3 thế hệ bọ đuôi kìm Euborellia sp. trong
một năm, còn trên các cánh đồng ở Illinois bọ đuôi kìm trưởng thành có mặt quanh
năm ngoại trừ mùa đông thì chúng thường ẩn nấp trong các hang được đào sâu trong

đất. Bọ đuôi kìm Euborellia sp. có thời gian sống rất lâu trung bình khoảng 200 ngày.
Giai đoạn trứng kéo dài 5 – 17 ngày, trứng mới đẻ có hình bầu dục về sau phôi phát
triển kéo dài thành hình elip. Mỗi bọ đuôi kìm cái đẻ được 1 – 7 ổ trứng, mỗi ổ có
khoảng 50 trứng. Pha bọ đuôi kìm non khoảng 90 ngày khi được nuôi ở nhiệt độ 21 –
230C và có thể kéo dài hay ngắn tùy vào điều kiện nhiệt độ. Pha bọ đuôi kìm non
Euborellia sp. trải qua 5 tuổi có khi 6 tuổi có màu nâu, chân màu trắng ngà có vòng
màu nâu trên đốt đùi. Bọ đuôi kìm trưởng thành có chiều dài 12 – 16 mm, bọ đuôi kìm


7

cái có kích thước lớn hơn bọ đuôi kìm đực. Tiến hành ghép đôi giao phối sau khi hóa
trưởng thành 1 – 2 ngày và đẻ trứng sau đó 10 – 15 ngày (Lê Thị Xuân Hoa, trích dẫn
2005).
2.1.3 Nghiên cứu ứng dụng bọ đuôi kìm làm tác nhân phòng trừ sinh học
Bọ đuôi kìm Chelisoches morio được báo cáo là loài ăn thịt của Brontispa
longissima (Risbec, 1993), được phát hiện trên những cây dừa bị nhiễm bọ cánh cứng
với tỉ lệ trung bình 5,1 con bọ đuôi kìm non và 1,2 con bọ đuôi kìm trưởng thành/cây.
Ở Philippine, bọ đuôi kìm Euborellia annulata được sử dụng làm tác nhân sinh
học để phòng trừ sâu đục thân bắp Ostrinia furnacalis Guenee. Theo kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học trường đại học Philippines Los Baños (2005) ở những ruộng
bắp có phóng thích E.annulata thì năng suất bắp tăng lên 40% và chi phí sản xuất giảm
từ 8 đến 10%.
Bọ đuôi kìm Châu Âu được dùng để phòng trừ rệp lông xơ trắng gây hại trên
các vườn táo, hiệu quả phòng trừ rệp tăng theo tuổi của bọ đuôi kìm và với mật độ 7
bọ đuôi kìm/cây táo thì hiệu quả phòng trừ rệp cao nhất (Stephen Quarrell, 2008).
2.1.4 Nghiên cứu về bọ đuôi kìm Labidura riparia
Bọ đuôi kìm Labidura riparia được nhiều tác giả gọi với nhiều tên khác nhau
như Forficula riparia Pallas (1773), Forficula bilineata Herbst (1786), Forficula
gigantean Fabricius (1787), Forficula maxima Villiers (1789), Forficula bidens

Olivier (1791), Psalis morbid Serville (1831), Forficesila gigantea (Serville, 1839), L.
riparia (Dohrn, 1863). Bọ đuôi kìm L. riparia được Scudder ghi nhận lần đầu tiên ở
Mỹ năm 1876 còn Armitage ghi nhận ở California vào năm 1953.
Bọ đuôi kìm L. riparia có tên tiếng anh là strip earwig, brown earwig hay shore
earwig. Cơ thể bọ đuôi kìm trưởng thành dài 20 – 25 mm, toàn cơ thể có màu từ nâu
nhạt đến nâu hơi đỏ với những vệt màu đen, đuôi kìm có màu nâu hơi vàng. Đốt bụng
cuối cùng có một đôi kìm, đuôi kìm ở bọ đuôi kìm đực dài và thường có răng cưa còn
ở bọ đuôi kìm cái răng cưa nhỏ hơn. Trứng được đẻ vào hang do bọ đuôi kìm cái đào ở
trong đất và bọ đuôi kìm cái đẻ từ 3 - 4 ổ trứng/năm ở điều kiện thuận lợi. Bọ đuôi kìm
cái dùng chi phụ miệng để loại bỏ nấm bám trên bề mặt vỏ trứng, khoảng 7 ngày thì


8

trứng nở và bọ đuôi kìm non vừa nở ăn vỏ trứng. Bọ đuôi kìm non vẫn ở trong ổ trứng
cho tới khi lột xác lần thứ 2. Giai đoạn bọ đuôi kìm non kéo dài khoảng 49 – 60 ngày ở
nhiệt độ 26OC (Robinson, 2005).
2.2 Một số nghiên cứu về bọ đuôi kìm ở trong nước
Hiện nay trong nước có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về bọ đuôi kìm nhưng chủ
yếu nghiên cứu về các loài bọ đuôi kìm Euborellia annulipes, Chelisoches variegatus,
Chelisoches morio, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về bọ đuôi kìm loài Labidura
riparia.
2.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài bọ đuôi kìm
Kết quả điều tra của Cao Anh Đương (1999) trên các ruộng mía vùng Bến Cát
(Bình Dương) phát hiện được 2 loài bọ đuôi kìm thuộc giống Euborellia là Euborellia
annulipes và Euborellia martima (Lê Thị Xuân Hoa, trích dẫn 2005).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm (2005), ghi nhận trên cây
dừa có 5 loài bọ đuôi kìm thuộc bộ Dermaptera, trong đó 2 loài bọ đuôi kìm màu vàng
Chelisoches variegatus (tìm thấy trên hầu hết các vườn dừa ở Đồng bằng sông Cửu
Long) và bọ đuôi kìm màu đen Chelisoches morio (chỉ tìm thấy trên các vườn dừa của

đảo Phú Quốc), cả 2 đều thuộc họ Chelisochidae và đều có khả năng khống chế hiệu
quả bọ dừa.
Theo kết quả điều tra năm 2008 của Trung tâm BVTV miền Trung tại Quảng
Ngãi ghi nhận có 4 loài bọ đuôi kìm hiện diện trên cây dừa là Chelisoches variegates,
Chelisoches morio còn loài đuôi kìm cỡ vừa và cỡ nhỏ chưa xác định được tên. Trong
đó loài C. variegatus có mật số cao và hiện diện phổ biến trên các vườn dừa, loài C.
morio chỉ hiện diện xung quanh phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi. Hai loài còn
lại chưa định danh có kích thước nhỏ, xuất hiện ít phổ biến.
Theo kết quả điều tra thành phần sâu hại và thiên dịch trên các ruộng rau đậu
đũa ở huyện Củ Chi của Nguyễn Tuấn Đạt (2010) đã phát hiện bọ đuôi kìm loài
Labidura sp.


9

2.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm BVTV miền Trung đã định danh được
2 loài bọ đuôi kìm là Chelisoches variegates và Chelisoches morio.
 Loài Chelisoches variegatus
-

Hình thái của bọ đuôi kìm C. variegates cái: Cơ thể màu nâu đỏ, chân và

cánh trước có màu vàng, tươi sáng, cơ thể trung bình dài 18,8 mm (không kể phần
đuôi kìm), rộng 3,55 mm. Râu đầu hình sợi chỉ có 23 đốt râu, dài 16-17 mm, đốt thứ
nhất và thứ hai có màu vàng, các đốt khác có màu đen, trên đốt thứ nhất có một vài gai
nhỏ. Miệng thuộc kiểu miệng nhai gặm, đầu kiểu miệng trước. Chân ngực màu vàng,
đốt bàn có 3 đốt nhỏ với một cặp móng vuốt dài, cong, màu nâu đen. Mặt dưới các đốt
của đốt bàn có nhiều lông tơ mịn, đốt thứ hai của đốt bàn kéo dài về phía dưới của đốt
thứ ba đồng thời phần kéo dài này rất phát triển và phình to về phía hai bên. Bụng có 8

đốt, màu nâu đỏ. Cuối bụng có một đôi kìm đối xứng dài và cong vào bên trong, phía
trong kìm có gai nhỏ, chiều dài của kìm từ 4,5-5,0 mm.
-

Hình thái của bọ đuôi kìm C. variegates đực: Cơ thể cũng có màu tương tự

như bọ đuôi kìm cái nhưng có kích thước nhỏ hơn, cơ thể trung bình dài 17,95 mm
(không kể phần đuôi kìm), rộng 3,55 mm. Bụng có 10 đốt, đuôi kìm có hai dạng, dạng
đuôi kìm ngắn và dạng đuôi kìm dài, cả hai dạng này đều có gai lớn phía trong đuôi
kìm.
 Loài Chelisoches morio
-

Hình thái của bọ đuôi kìm C. morio cái: cơ thể thon, dài, màu đen bóng, kích

thước cơ thể trung bình dài 17,4 mm (không kể phần đuôi kìm), rộng 3,01 mm. Cuối
bụng có đôi kìm dài từ 4-5 mm, có gai nhỏ ở phía bên trong của kìm và đối xứng hai
bên.
-

Hình thái của bọ đuôi kìm C. morio đực: có màu sắc và hình thái giống với

bọ đuôi kìm cái nhưng kích thước của bọ đuôi kìm đực thường nhỏ hơn bọ đuôi kìm
cái. Kìm của bọ đuôi kìm đực cong nhiều hơn bọ đuôi kìm cái và có ngạnh to ở mặt
trong của kìm, có 2 dạng là kìm ngắn dài 2,8-3,0 mm và kìm dài dài 4,0-5,0 mm.


10

-


Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam (2010) thì

bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas là loài côn trùng biến thái không hoàn
toàn, trải qua 3 pha phát dục là trứng, bọ đuôi kìm non và trưởng thành. Trứng được đẻ
thành từng ổ dưới mặt đất có dạng hình tròn, mới đẻ có màu trắng sữa sau chuyển màu
trắng xám. Bọ đuôi kìm non mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, sau vài giờ chuyển màu
nâu nhạt rồi xám đen, đôi kìm màu vàng nâu trong suốt. Bọ đuôi kìm non từ tuổi 3 trở
đi mới có màu đen bóng đặc trưng. Râu đầu tuổi 1 chỉ có 6 – 8 đốt, số đốt tăng dần sau
mỗi lần lột xác. Bọ đuôi kìm trưởng thành có màu đen bóng, giữa đốt bụng và đốt
ngực có một khoang trắng. Đầu kiểu miệng nhai, râu đầu màu đen 13 – 17 đốt, đa số
các cá thể có 1 – 2 đốt sát đốt cuối cùng có màu trắng ngà, một số cá thể có đốt cuối
cùng màu trắng, một số không có đốt màu trắng này. Chân kiểu chân chạy, trên lưng
ngực có 2 đôi cánh, đôi cánh trước ngắn, cứng và có màu đen bóng, chỉ che hết đốt
bụng thứ nhất, đôi cánh sau màu trắng đục, mềm như màng da, xếp như dạng quạt giấy
gấp. Bụng dẹp, màu đen bóng, trên các đốt bụng có lông nhỏ, thưa, đốt bụng cuối cùng
phát triển thành gọng kìm dùng để tự vệ và tấn công con mồi. Bọ đuôi kìm cái thường
có kích thước lớn hơn bọ đuôi kìm đực, phần bụng phình to hơn. Bọ đuôi kìm cái có
đôi kìm đối xứng còn bọ đuôi kìm đực thường có đuôi kìm bất đối xứng theo trục dọc
thân.
2.2.3 Phổ mồi của bọ đuôi kìm
Bọ đuôi kìm là loài côn trùng bắt ăn mồi có khả năng ăn được rất nhiều loài sâu
hại và đã được nhiều tác giả trong nước báo cáo như bọ đuôi kìm đen Euborellia
annulipes là thiên địch của một số loài sâu hại rau họ thập tự như rệp xám
(Brevicoryne brassicae L.), sâu tơ (Plutella xylostella L.) và sâu khoang (Spodoptera
litura Fabr.) (Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam, 2010). Bọ đuôi kìm Chelisoches
morio, Chelisoches variegates tấn công bọ dừa non và nhộng của Brontispa
longissima (Lý Ngọc Hùng, 2005; Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm,
2006). Bọ đuôi kìm Anisolabis annulipes là thiên địch chủ yếu của sâu đục thân mía
(Cao Anh Đương và Hà Quang Hùng, 1999).



11

2.2.4 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm (2006) thì bọ đuôi kìm
thường ẩn nấp, khả năng chạy rất nhanh, có cánh nhưng ít khi bay. Khả năng bắt cặp
rất cao, bọ đuôi kìm cái chăm sóc và bảo vệ trứng, thời gian sống của bọ đuôi kìm khá
dài. Bọ đuôi kìm Chelisoches morio có thời gian phát dục của pha trứng trung bình là
6,57 ngày, pha bọ đuôi kìm non có 4 tuổi với số ngày tương ứng là 8,92, 9,05, 12,58,
17,97, trưởng thành sống 26,8 ngày. Vòng đời của bọ đuôi kìm C. morio trung bình là
80,8 ngày. Bọ đuôi kìm Chelisoches variegates có thời gian phát dục các pha ngắn hơn
và có vòng đời trung bình là 72,3 ngày. Khả năng đẻ trứng của bọ đuôi kìm cái loài C.
variegates là 243 quả (55 quả/ổ) cao hơn loài C. morio. Cả 2 loài này có khả năng ăn
tất cả các pha của bọ dừa nhưng thích ăn bọ dừa tuổi 1 – 2 nhất, trưởng thành C.
variegates ăn được 5,34 con bọ dừa tuổi 2/ngày còn loài C. morio ăn 5,33 con bọ dừa
tuổi 2/ngày.
Theo Trung tâm BVTV miền Trung thì vòng đời của loài Chelisoches
variegates khoảng 67 ngày trong đó pha trứng 6,9 ngày, pha bọ đuôi kìm non khoảng
47,7 ngày trải qua 3 lần lột xác với 4 tuổi tương ứng với 7,4, 7,7, 10,3, 15,4 ngày. Bọ
đuôi kìm C. variegates cái hóa trưởng thành đến đẻ trứng khoảng 19,9 ngày với số
trứng trung bình là 72,5 quả/ổ, số bọ đuôi kìm non nở là 56,7 con/ổ. Tỷ lệ sống sót của
bọ đuôi kìm C. variegates non trung bình 1à 85,0%, 90,6%, 95,4%, 97,8% tương tứng
với từng tuổi. Khả năng ăn mồi loài C. variegates mạnh nhất ở bọ đuôi kìm tuổi 4 và
trưởng thành.
Theo Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam (2010) ghi nhận vòng đời của bọ
đuôi kìm đen E. annulipes được nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30 ± 10C, ẩm
độ 75,5%, với thức ăn là rệp xám (Brevicoryne brassicae L.) là 51,22 ± 4,95 ngày, tuổi
thọ của bọ đuôi kìm E. annulipes cái và đực tương ứng là 125,45 ± 3,67 và 58,39 ±
4,67 ngày. Bọ đuôi kìm cái sống lâu hơn bọ đuôi kìm đực trong cùng một điều kiện

nuôi. Số trứng trung bình là 46,81 trứng/ổ và tỷ lệ trứng nở trung bình là 84,26%.
Trong 3 loài vật mồi làm thí nghiệm là sâu tơ, sâu khoang, rệp xám thì bọ đuôi kìm ăn
nhiều rệp xám nhất. Trưởng thành E. annulipes ăn 58,56 con rệp rau/ngày, 28 sâu tơ


12

tuổi 1 – 2/ngày và 22,78 sâu khoang tuổi 1 – 2/ngày. Trong nhà lưới thả bọ đuôi kìm
đen với mật độ 2 con/m2 có thể khống chế hiệu quả sâu khoang và sâu tơ hại rau.
Cũng theo ghi nhận của tác giả này thì cả bọ đuôi kìm non và trưởng thành
Euborellia annulipes đều có khả năng di chuyển rất nhanh đặc biệt bò rất khoẻ. Các
pha của bọ đuôi kìm đen E. annulipes đều sống trong tàn dư trên ruộng rau, bụi cỏ,
chui vào kẽ lá hoặc chui xuống lớp đất từ 3 – 5 cm để sinh sống và ẩn nấp ban ngày.
Trưởng thành tuy có cánh nhưng không bay. Bọ đuôi kìm cái sau khi đẻ trứng thường
ẩn nấp quanh quẩn bên cạnh ổ trứng, khi thấy có dấu hiện không an toàn, chúng dùng
đôi kìm hoặc miệng di chuyển từng quả trứng đi nơi khác, khi đất khô chúng cũng di
chuyển trứng đến nơi có đất ẩm. Bọ đuôi kìm E. annulipes đực thường chết ngay sau
khi giao phối do bọ đuôi kìm cái tấn công.
2.2.5 Mô hình nhân nuôi và phóng thích bọ đuôi kìm ngoài đồng
Theo Nguyễn Xuân Niệm (2006) ghi nhận bước đầu nhân nuôi thành công bọ
đuôi kìm màu vàng Chelisoches variegatus bằng thức ăn là sâu gạo. Chỉ cần nhân nuôi
sâu gạo với thức ăn là cám sẽ tạo ra một lượng lớn sâu gạo làm thức ăn cho bọ đuôi
kìm. Dụng cụ nhân nuôi sâu gạo là các chậu nhựa (đường kính và cao 40cm) có nắp
lưới, phía trên có lồng thu bướm sâu gạo để chuyển sang chậu khác đẻ trứng tiếp tục.
Nuôi bọ đuôi kìm cũng bằng các chậu nhựa đường kính và cao khoảng 20cm, bên dưới
có lót các lá dừa khô để tạo môi trường đẻ trứng cho chúng.
Cũng theo tác giả này bọ đuôi kìm C. variegates có vòng đời khoảng 70 ngày,
đẻ trứng khá nhiều, tỷ lệ nở 90% nên nhân mật số khá nhanh, hơn nữa cả bọ đuôi kìm
non và trưởng thành đều ăn bọ dừa non, mỗi ngày ăn trung bình 7 con bọ dừa non, đây
là ưu điểm để khống chế mật số của bọ cánh cứng hại dừa liên tục trên vườn dừa. Sau

khi phóng thích 100% cây dừa có bọ đuôi kìm và xuất hiện bọ đuôi kìm non mật độ
biến động từ 5-10 con/cây. Như vậy, sau khi phóng thích bọ đuôi kìm ra vườn dừa thì
bọ đuôi kìm đã tồn tại và thích ứng tạo quần thể mới trên cây dừa. Kết quả này mở ra
một triển vọng huấn luyện chuyển giao cho nông dân nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức
ăn là sâu gạo để thả trên vườn dừa.
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm BVTV miền Trung cho thấy khả năng nhân
nuôi tập thể đối với loài Chelisoches variegates khá tốt, hệ số nhân nuôi đạt 16,64 -


13

27,75 lần, hệ số nhân nuôi cao đối với thùng nuôi 10 cặp bọ đuôi kìm/thùng 15 lít. Và
Trung tâm đã đưa ra quy trình nhân thả bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa
gồm các bước sau:
-

Bước 1: Chuẩn bị thùng nuôi.

Thùng nhựa có dung tích khoảng 15 lít (bán kính 30 cm, cao 40 cm), trên miệng
đậy bằng vải thô để đảm bảo thông thoáng và ngăn không cho bọ đuôi kìm bò ra
ngoài.
-

Bước 2: Chuẩn bị giá thể nuôi.

Cho vào thùng nuôi bọ đuôi kìm khoảng 40-50 đoạn lá dừa tươi và khô có chiều
dài từ 15-25 cm (dựng nghiêng theo chiều cao của thùng nuôi) để làm nơi cư trú và đẻ
trứng của bọ đuôi kìm.
-


Bước 3: Thả bọ đuôi kìm vào thùng nuôi.

Thả vào thùng nuôi từ 15-20 cặp bọ đuôi kìm đã trưởng thành.
-

Bước 4: Cho bọ đuôi kìm ăn và giữ ẩm thùng nuôi.

Thức ăn để nuôi bọ đuôi kìm là bọ dừa non, cám mèo...Định kỳ 2-3 ngày/lần thay
thức ăn và bông gòn thấm nước mới, phun nước để đảm bảo cho giá thể nuôi có độ ẩm
thường xuyên từ 70-75%. Cứ 2 tuần/lần, bỏ thêm khoảng 20-30 đoạn lá dừa tươi để
tạo độ ẩm và tăng nơi cứ trú của bọ đuôi kìm.
- Bước 5: Thu hoạch và thả bọ đuôi kìm.
Sau khoảng 2,5 tháng nuôi thì thu bọ đuôi kìm non tuổi 4 và trưởng thành đem thả
lên những cây bị bọ dừa gây hại để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa
- Thả ra bọ đuôi kìm ra vườn dừa
+ Chọn bọ đuôi kìm non tuổi 4 và trưởng thành cho vào hộp nhỏ từ 20-25
cặp/hộp để thả.
+ Chọn những cây dừa có bọ dừa gây hại để thả bọ đuôi kìm, mật độ thả 1 hộp
(20-25 cặp)/cây. Đối với cây dừa thấp thì thả ngay trên ngọn, nếu cây dừa cao có thể
thả trên cây, sau đó bọ đuôi kìm tự bò lên ngọn dừa.
+ Nên thả vào chiều tối hoặc sáng sớm, thả vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Nếu
vườn dừa có ít bọ dừa gây hại nên thả vào giai đoạn dừa ra hoa là tốt nhất.
Ở Phú Yên vào 3/2009, Trung tâm BVTV miền Trung phối hợp với Chi cục
BVTV tỉnh Phú Yên và Trạm BVTV huyện Sông Cầu tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật


14

nhân thả bọ đuôi kìm phòng trừ bọ dừa và chuyển giao 200 con bọ đuôi kìm cho nông
dân và tiến hành thả thí điểm trên 20 cây dừa. Đồng thời tổng kết mô hình nuôi, thử

nghiệm loài Chelisoches variegatus để phòng trừ bọ dừa tại phường Xuân Yên, Xuân
Phương, Xuân Phú thuộc thị xã Sông Cầu. Kết quả thu được với tỷ lệ nhân nuôi là
16,6 – 27,7 lần, nông dân đã phóng thích 5 đợt với 5.000 cặp bọ đuôi kìm trưởng thành
để diệt trừ bọ dừa. Sau 8 tháng thả, tỷ lệ bọ dừa giảm còn 24,8 – 32,6%.
Từ kết quả nghiên cứu của Trung tâm BVTV miền Bắc về sử dụng bọ đuôi kìm
để làm tác nhân sinh học phòng trừ các loại sâu hại rau, trung tâm BVTV miền Trung
đã điều tra và nghiên cứu trên vùng rau xã Nghĩa Dũng, Quảng Ngãi có bọ đuôi kìm
nên đã tiến hành triển khai mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm tại hộ ông Cao Thanh Vân
ở xã Nghĩa Dũng. Bọ đuôi kìm rất dễ nhân nuôi bằng thức ăn tổng hợp, có thể tạo ra
một số lượng lớn trong thời gian ngắn. Việc nhân nuôi tiến hành cũng dễ dàng, dụng
cụ chủ yếu là dùng những chiếc thùng hoặc chậu nhựa có đường kính 30-40cm, dùng
một ít đất tơi xốp, trấu và phân chuồng hoai mục trộn đều cho vào đáy thùng với độ
dày khoảng 5-10 cm và luôn giữ độ ẩm 75-80%. Trên bề mặt phủ một lớp lá các loại
rau màu, hoặc lá dừa tươi để làm nơi cư trú. Tiếp đó cho vào chậu 5 cặp bọ đuôi kìm,
dùng vải thô buộc miệng chậu không cho bọ bò ra ngoài. Thức ăn của bọ đuôi kìm
trong thời gian nuôi là rệp, sâu non hoặc dùng một ít cám xay nhuyễn cho vào đĩa để
làm thức ăn. Hàng ngày phải thường xuyên phun nuớc, giữ ẩm cho môi trường nuôi.
Sau 2 tháng nhân nuôi bọ đuôi kìm với số lượng 5 chậu, trung bình mỗi chậu thả nuôi
5 cặp bọ đuôi kìm cái và đực thì thu được từ 187- 286 con, trong đó thu được từ 55-87
con bọ đuôi kìm trưởng thành và từ 1-6 ổ trứng/chậu. Qua theo dõi cho thấy, bọ đuôi
kìm ăn cả rệp rau và sâu khoang tuổi nhỏ, với số lượng ăn trung bình là 111 con/ngày
đêm, ăn nhiều nhất vào ngày thứ 3 là 132 con/ngày đêm. Sau khi nhân nuôi thành
công, Trung tâm tiếp tục chọn 10 hộ dân ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng tập huấn, chuyển
giao kỹ thuật nhân nuôi bọ đuôi kìm cho nông dân.
Sau khi nhân nuôi thành công, cán bộ kỹ thuật Trung tâm đã hướng dẫn nông
dân chọn bọ đuôi kìm thả ra vườn rau có rệp, sâu tơ, sâu khoang hại rau để phòng trừ;
mật độ thả 2 - 5 con/m2 trên cây bắp cải trồng được 15 ngày. 14 ngày sau trồng, trên
bắp cải đã xuất hiện mật độ sâu khoang từ 76 - 92 con/m2. Kết quả sau một tuần theo
dõi ở diện tích thả 2 con/m2 thì tỷ lệ sâu khoang giảm còn 27 con/m2, diện tích thả 5



15

con/m2 tỷ lệ sâu khoang còn 15 con/m2, đối chứng không thả bọ đuôi kìm còn 53
con/m2.
Theo ghi nhận của nông dân, nếu thả bọ đuôi kìm có tỷ lệ nhiều hơn sẽ góp
phần rất lớn trong việc diệt trừ sâu khoang. Ông Cao Thanh Vân, ở xã Nghĩa Dũng nông dân tham gia mô hình nhận xét hiệu quả mô hình rất khả quan, nhưng nếu thả
mật độ 10 con/ m2 thì nó diệt khoảng 75 - 80% sâu hại. Mô hình này nếu đưa ra đại trà
sẽ có hiệu quả cao, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2009, Trung tâm BVTV vùng khu 4 tiếp tục thực hiện mô hình nhân nuôi,
phóng thích bọ đuôi kìm màu nâu (Prorenus sp.) phòng trừ sâu hại trên cây mía tại xã
Nghĩa Thắng - huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An. Hệ số nhân nuôi sau 2 tháng đạt trung
bình 8,18 lần, nông dân nuôi đạt 6,8 lần. Sức ăn của bọ đuôi kìm rất lớn, ăn từ 38,5 –
46,5 con rệp/ngày đêm, 6,7 con sâu đục thân mía/ngày đêm (nuôi trong điều kiện
phòng thí nghiệm).
Trung tâm BVTV vùng khu 4 cũng đưa ra quy trình nhân nuôi, phóng thích bọ
đuôi kìm được thực hiện qua 5 bước, dụng cụ nuôi bọ đuôi kìm có thể bằng hộp nhựa,
chậu nhựa, xô nhựa... bên trong chứa ngọn mía, hỗn hợp trấu mục, đất, phân chuồng
hoai..., trên đậy lưới ly cỡ nhỏ, vải màn..., thức ăn gồm cám mèo, mật ong + đường
trắng và bổ sung thêm rệp mía, sâu đục thân và các loại rệp rau... Sau 2-3 tháng thả bọ
đuôi kìm ra ruộng với lượng 1.000 con/ha chia thành 50 điểm, mỗi điểm 20 con vào
thời điểm sâu bắt đầu xuất hiện. Lượng thả, số lần thả còn phụ thuộc vào sự phát sinh
của rệp, sâu trên đồng ruộng, tuy nhiên lượng thả càng nhiều, thời gian thả càng sớm
thì hiệu quả khống chế rệp càng cao.
Trung tâm BVTV (2009) ghi nhận kết quả sau 3 lần phóng thích trên diện tích
2ha, bọ đuôi kìm đã khống chế được sự phát sinh của rệp xơ trắng, sâu đục thân mía,
giảm đến 50% tỷ lệ rệp hại so với đối chứng (ruộng mô hình tỷ lệ hại 3% trong lúc
ruộng nông dân 6%), tỷ lệ hại của sâu đục thân cũng giảm đáng kể (ruộng mô hình
3%, ruộng nông dân 5%). Vì vậy giảm được 1-2 lần phun thuốc so với đối chứng và
mang lại hiệu quả kinh tế cao, chênh lệch lãi so với đối chứng 1.700.000 đồng/ha.

Những kết quả trên đã mở ra thêm một biện pháp bổ sung vào hệ thống phòng trừ tổng


×