Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NGÔ LAI (Zea mays L.) VỤ XUÂN HÈ NĂM 2011 TẠI HUYỆN ĐĂKPƠ – TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.19 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA NGÔ LAI (Zea mays L.) VỤ
XUÂN HÈ NĂM 2011 TẠI HUYỆN
ĐĂKPƠ – TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: HƯỜNG THỊ NGA
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2007 – 2011

Tháng 07/2011


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA NGÔ LAI (Zea mays L.) VỤ
XUÂN HÈ NĂM 2011 TẠI HUYỆN
ĐĂKPƠ – TỈNH GIA LAI

Tác giả

HƯỜNG THỊ NGA

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. TRẦN THỊ DẠ THẢO

Tháng 07/2011
i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Dạ Thảo là giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt qua trình học
tập và thực hiện đề tài.
Thành kính ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ, sự động viên khích
lệ và hỗ trợ của gia đình trong suốt thời gian qua.

Tp. HCM, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hường Thị Nga

ii


TÓM TẮT
Khóa luận: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng – phát triển và năng suất của ngô
lai (Zea mays L.) vụ xuân hè năm 2011 tại huyện ĐăkPơ – tỉnh Gia Lai” được tiến

hành tại xã Phú An, huyện ĐăkPơ, tỉnh Gia Lai từ tháng 02/2011 đến 06/2011. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố (giống), 4 lần lặp lại,
6 nghiệm thức trên đất cát pha thịt.
Thí nghiệm gồm 6 giống ngô: NK66, NK67, B.9698, G49, CPA88 và giống đối
chứng NK54.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng trung bình từ 91 – 100 ngày.
Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm biến thiên từ 194,1 – 215,2 cm.
Số lá/cây của các giống ngô thí nghiệm biến thiên trong khoảng 18,6 – 19,7
lá/cây.
Các giống ngô có diện tích lá dao động từ 42,0 – 53,1 dm2/cây.
Cả 6 giống ngô đều bị sâu đục thân hại với tỷ lệ khá cao (30 – 40 %). Cả 6
giống ngô đều bị nhiễm bệnh rỉ sắt vào giai đoạn sắp thu hoạch nên ít ảnh hưởng đến
năng suất. Các giống ngô nhiễm bệnh đốm lá nhỏ với mức độ thấp, dao động từ (điểm
1 – 2), giống bị nhiễm bệnh đốm lá nhỏ nặng nhất là G49.
Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 5,7 – 7,1 (tấn/ha)
và giống CPA88 đạt năng suất thực thu cao nhất là (7,1 tấn/ha).

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TRANG TỰA ................................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH .................................................................... xi
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về cây ngô ............................................................................. 3
2.1.1 Phân loại ngô ............................................................................................ 3
2.1.2 Lịch sử phát triển ...................................................................................... 5
2.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................................. 5
2.3 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam ................................................................ 7
2.4 Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Gia Lai .............................................................. 8
2.5 Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới và trong nước ...................... 9
2.5.1 Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới ..................................... 9
2.5.2 Tình hình nghiên cứu về giống ngô trong nước ....................................... 9
2.6 Đặc điểm của một số giống ngô lai ................................................................. 11
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.............................. 13
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................... 13
3.1.1 Thời gian................................................................................................. 13
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................. 13
iv


3.2 Mô tả địa điểm thí nghiệm .............................................................................. 13
3.2.1 Khí hậu thời tiết và thủy văn .................................................................. 13
3.2.2 Điều kiện đất đai..................................................................................... 13

3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ............................................................... 14
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 14
3.3.1.1 Giống.............................................................................................. 14
3.3.1.2 Phân bón......................................................................................... 14
3.3.1.3 Một số dụng cụ khác ...................................................................... 14
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................... 14
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................. 15
3.4.1 Thời gian sinh trưởng ............................................................................. 15
3.4.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ............................... 16
3.4.2.1 Chiều cao cây ................................................................................. 16
3.4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................. 16
3.4.3 Số lá/cây và tốc độ ra lá.......................................................................... 16
3.4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ........................................................... 16
3.4.4.1 Diện tích lá ..................................................................................... 16
3.4.4.2 Chỉ số diện tích lá .......................................................................... 17
3.4.5 Thế năng quang hợp .............................................................................. 17
3.4.6 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô .................................. 17
3.4.7 Một số đặc điểm về thân cây .................................................................. 17
3.4.8 Tình hình sâu bệnh hại ........................................................................... 18
3.4.8.1 Sâu hại ............................................................................................ 18
3.4.8.2 Bệnh hại ......................................................................................... 18
3.4.9 Đặc điểm hình thái trái ........................................................................... 19
3.4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................... 19
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 20
3.6 Quy trình kỹ thuật ........................................................................................... 20
3.6.1 Làm đất phân lô ...................................................................................... 20
3.6.2 Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ ....................................................... 20
3.6.3 Chăm sóc ................................................................................................ 20
v



3.6.4 Phân bón ................................................................................................. 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 21
4.1 Thời gian sinh trưởng ...................................................................................... 21
4.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trường chiều cao cây ........................................ 23
4.2.1 Chiều cao ............................................................................................... 23
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .......................................................... 25
4.3 Số lá/cây và tốc độ ra lá .................................................................................. 27
4.3.1 Số lá/cây ................................................................................................. 27
4.3.2 Tốc độ ra lá ............................................................................................. 29
4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá .................................................................... 30
4.4.1 Diện tích lá ............................................................................................. 30
4.4.2 Chỉ số diện tích lá ................................................................................... 31
4.5 Thế năng quang hợp ........................................................................................ 32
4.6 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô .......................................... 33
4.7 Tình hình sâu bệnh hại .................................................................................... 34
4.8 Một số đặc điểm về thân cây........................................................................... 35
4.8.1 Chiều cao cây thân chính........................................................................ 35
4.8.2 Chiều cao đóng trái................................................................................. 35
4.8.3 Đường kính thân ..................................................................................... 36
4.8.4 Tỷ lệ chiều cao đóng trái/chiều cao cây ................................................ 37
4.9 Đặc điểm hình thái trái .................................................................................... 37
4.9.1 Chiều dài kết hạt ..................................................................................... 37
4.9.2 Đường kính trái ...................................................................................... 37
4.9.3 Đường kính lõi........................................................................................ 38
4.9.4 Độ bao phủ lá bi .................................................................................... 38
4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................................ 38
4.10.1 Số bắp hữu hiệu/cây ............................................................................. 39
4.10.2 Số hàng hạt/trái ..................................................................................... 39
4.10.3 Số hạt/hàng ........................................................................................... 40

4.10.4 Khối lượng 1000 hạt ............................................................................. 40
4.10.5 Tỷ lệ hạt trên trái ................................................................................. 40
vi


4.10.6 Năng suất lý thuyết ............................................................................... 41
4.10.7 Năng suất thực thu ................................................................................ 41
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 42
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 43
PHỤ LỤC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ........................................................................ 45
PHỤ LỤC ĐỒ THỊ ..................................................................................................... 82
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH............................................................................................... 84

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN và PTNN: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CIMMYT: International Maize and Wheat Improvement Center (Trung tâm cải thiện
giống Ngô và Lúa mỳ Quốc tế)
CINVESTAV: viện nghiên cứu cao cấp quốc gia Mexico
CSB: chỉ số bệnh
Đ/c: đối chứng
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Nông –
Lương Liên hiệp Quốc tế)
ICAR: Indian Center for Agricultural Research (Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp
Ấn Độ)
LAI: chỉ số diện tích lá

NT: nghiệm thức
NSG: ngày sau gieo
NSLT: năng suất lý thuyết
NSTT: năng suất thực thu
TĐTLCK: tốc độ tích lũy chất khô
TNQH: thế năng quang hợp
TLH: tỷ lệ hại
TLB: tỷ lệ bệnh

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loài phụ của ngô .................................................................................. 4
Bảng 2.2: Phân nhóm giống ngô theo thời gian sinh trưởng (ngày sau gieo) ............ 4
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng của ngô, lúa mì, lúa nước trên thế
giới giai đoạn 2004 – 2007. ......................................................................................... 6
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở các nước trên thế giới năm 2006 ....................... 6
Bảng 2.5: Các vùng sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2009 (sơ bộ) .............................. 7
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ...................... 8
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất ngô ở Gia Lai giai đoạn 2002 – 2009 ......................... 8
Bảng 3.1: Số liệu khí hậu thời tiết tại ĐăkPơ – Gia Lai ........................................... 13
Bảng 3.2: Thành phần lý hóa tính đất trước thí nghiệm ........................................... 13
Bảng 3.3: Bộ giống thí nghiệm ................................................................................. 14
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai vụ Xuân
hè, tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 ........................................................................... 21
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) của các giống ngô lai vụ
Xuân hè, tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011.................................................................. 24
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) qua các thời kỳ

sinh trưởng của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 ...... 26
Bảng 4.4: Số lá (lá/cây) qua các thời kỳ sinh trưởng của các giống ngô lai vụ
Xuân hè, tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011.................................................................. 27
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại
ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 ...................................................................................... 29
Bảng 4.6: Diện tích lá (dm2) qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô
lai vụ Xuân hè, tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011........................................................ 30
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của các giống ngô lai vụ Xuân hè,
tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 ................................................................................. 31
Bảng 4.8: Thế năng quang hợp (m2/cây) của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại
ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 ...................................................................................... 32

ix


Bảng 4.9: Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô qua các thời kỳ
của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011.............................. 33
Bảng 4.10: Tình hình sâu bệnh hại của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại
ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 .......................................................................................... 34
Bảng 4.11: Một số đặc điểm về thân cây của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại
ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 .......................................................................................... 36
Bảng 4.12: Đặc điểm hình thái trái của các giống ngô lai vụ Xuân hè, tại
ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 .......................................................................................... 38
Bảng 4.13: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân hè,
tại ĐăkPơ – Gia Lai, năm 2011 ..................................................................................... 39

x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH

Trang
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm ................. 82
Đồ thị 2: Tốc độ ra lá của các giống ngô thí nghiệm .................................................... 82
Đồ thị 3: Chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm .......................................... 83
Đồ thị 4: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô thí
nghiệm ........................................................................................................................... 83
Hình 1: Toàn cảnh ruộng ngô thí nghiệm ở giai đoạn 30 ngày sau gieo. ..................... 84
Hình 2: Ruộng ngô giai đoạn trỗ cờ ............................................................................ 84
Hình 3: Sâu bệnh hại ngô ............................................................................................. 84
Hình 4: Dạng trái của các giống ngô thí nghiệm .......................................................... 84

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Ngô là một trong những cây lương thực quan trọng của con người. Ngoài việc
cung cấp lương thực cho con người, ngô còn làm thức ăn gia súc, làm thực phẩm, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp và là nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo FAO (2009), sản lượng ngô của thế giới là 808,6 triệu tấn, trong khi lúa
mì là 687,0 triệu tấn, lúa nước là 685,0 triệu tấn. Dự báo đến năm 2020 nhu cầu ngô
của thế giới có thể đạt 837 triệu tấn (Trần Hồng Uy, 2001).
Ở Việt Nam ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa, đặc biệt trong
những điều kiện bất thuận, nó được coi là cây màu chính trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng
ẩm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng rất đa dạng, cây ngô được
trồng rộng rãi khắp các vùng trong cả nước. Vì vậy, cần có những biện pháp thâm
canh để cải thiện năng suất ngô.
Để góp phần tăng năng suất ngô, ngoài những yếu tố như: phân bón, thời vụ

thích hợp, kỹ thuật chăm sóc thì yếu tố giống trồng là yếu tố quyết định.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống ngô: giống địa phương, giống được
lai tạo trong nước, giống được nhập từ nước ngoài. Các giống cũng khác nhau về thời
gian sinh trưởng như: ngắn ngày, trung ngày và dài ngày. Để tuyển chọn giống ngô
năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái thì phải qua khảo nghiệm tuyển chọn
giống.
Vì vậy đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng – phát triển và năng suất của ngô
lai (Zea mays L.) vụ Xuân hè năm 2011 tại huyện ĐăkPơ – tỉnh Gia Lai” đã được tiến
hành.

1


1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Qua khảo sát đặc điểm nông học của các giống ngô thí nghiệm, chọn những
giống ngô lai có năng suất cao, nhiễm sâu bệnh nhẹ, thích hợp với điều kiện sinh thái ở
ĐắkPơ – Gia Lai và có thể mở rộng ra các vùng lân cận.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và các chỉ tiêu nông
học của 6 giống ngô lai thí nghiệm.
1.3 Giới hạn đề tài
Vì thí nghiệm chỉ được tiến hành ở vụ Xuân - Hè năm 2011 trên 6 giống ngô tại
huyện ĐăkPơ, tỉnh Gia Lai và rút ra kết luận sơ bộ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây ngô
2.1.1 Phân loại ngô
Khóa hệ thống phân loại thực vật của cây ngô
Ngô thuộc họ hòa thảo Gramineae, tộc Maydeae, chi Zea L., loài Zea mays, tên
khoa học Zea mays L. (Nguồn: Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
Họ: họ hòa thảo (Gramineae), bộ rễ chùm, lá mọc thành hai dãy, gân lá song
song, bọc lá chẻ dọc, có thìa lìa, mấu đốt đặc, hoa mọc thành bông nhỏ, có mày.
Tộc: Maydeae hoa đực và hoa cái mọc ở những bông nhỏ khác nhau trên cùng
một cây, thân đặc, có sáp.
Chi: Zea hạt mọc ở trục bông (lõi bắp) ở phía bên cây, sau khi chín hạt to và
mày nhỏ.
Loài: Zea mays nhánh mẹ phát triển vòi nhụy (râu) rất dài, số hàng hạt tương
đối nhiều, xếp song song trên trục bông (lõi bắp).
Dựa vào cách chọn tạo, có 2 nhóm giống ngô là: ngô thụ phấn tự do và ngô lai:
-

Ngô thụ phấn tự do

Bao gồm các giống ngô tuyển chọn từ giống ngô địa phương hoặc nhập nội, hạt
giống tạo thành từ thụ phấn tự do, không qua lai tạo. Đặc điểm của các giống nhóm
này là khả năng thích ứng cao, sản xuất được trong điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt,
trình thâm canh thấp. Hạt vụ trước có thể dùng làm giống cho vụ sau. Nhược điểm là
độ đồng đều không cao và năng suất thấp (trung bình 3 – 4 tấn/ha) (Nguyễn Đăng
Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
-

Ngô lai

Ngô lai là các giống được tạo thành do lai tạo. Ưu điểm nổi bật của các giống
lai là năng suất cao (trung bình 5 – 6 tấn/ha, cao tới 8 – 10 tấn/ha), độ đồng đều cao,

thích hợp với điều kiện thâm canh cao. Nhược điểm là khả năng thích ứng kém hơn
các giống thụ phấn tự do, hạt giống chỉ dùng một vụ, giá thành hạt giống cao. Các
3


giống ngô lai được chia làm 2 nhóm: giống ngô lai không quy ước và giống ngô lai
quy ước. Giống ngô lai không quy ước: gồm các giống lai giữa 2 giống thụ phấn tự do,
lai giữa 1 giống thụ phấn tự do với 1 dòng thuần hoặc với 1 giống lai quy ước. Giống
ngô lai quy ước: là giống lai giữa các dòng thuần tự phối, gồm giống lai đơn (A x B)
và lai ba (A x B) x (C) (Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Giống lai không quy ước có năng suất cao hơn giống thụ phấn tự do nhưng thấp
hơn giống lai quy ước, khả năng thích ứng tốt hơn giống lai quy ước (Nguyễn Đăng
Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Các nhà khoa học Koernicke (1873), Von Sturtevant (1899), Kuleshow (1933)
và Grepenscikow (1949) (Trích dẫn từ Trần Thị Dạ Thảo, 2008) đã dựa vào đặc điểm
cấu trúc hạt phân ra làm 9 loài phụ (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Các loài phụ của ngô
STT

Tên Tiếng Việt

Tên Khoa Học

1
2
3
4
5
6
7

8
9

Ngô răng ngựa
Ngô đá
Ngô nổ
Ngô bột
Ngô đường
Ngô bọc
Ngô nếp
Ngô đường bột
Ngô bán răng ngựa

Zea mays var. indentata Sturt.
Zea mays var. indurata Sturt.
Zea mays var. everta Sturt.
Zea mays var. amylacea Sturt.
Zea mays var. saccharata Sturt.
Zea mays var. tunicata Sturt.
Zea mays var. ceratina Kulesh.
Zea mays var. amylacea saccharata Sturt.
Zea mays var. semiindentata Kulesh.
(Nguồn: Trích dẫn từ Trần Thị Dạ Thảo, 2008)

Dựa theo thời gian sinh trưởng, có 3 nhóm giống ngô (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Phân nhóm giống ngô theo thời gian sinh trưởng (ngày sau gieo)
Vùng
Nhóm
Chín sớm
Chín trung bính

Chín muộn

Các tỉnh phía Bắc
(*)

Tây Nguyên (**)

Nam bộ, Duyên Hải
Miền Trung (**)

< 105

< 95

< 90

105 – 120

95 – 105

90 – 100

>120

> 105

> 100

(Nguồn: Trần Thị Dạ Thảo, 2008).


4


2.1.2 Lịch sử phát triển
Từ trung tâm phát sinh ở miền Trung Nam Mexico cây ngô đi về phía Nam và
định vị ở Peru thành lập trung tâm phát sinh thứ cấp. Sau đó, ngô lan truyền xuống các
nước phía Nam châu Mỹ. Đồng thời, từ Mexico cây ngô tiến lên phía Bắc sang Hoa
Kỳ được thuần hóa và lan rộng khắp Hoa Kỳ (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
Năm 1942, đoàn thám hiểm của Christopher Columbus phát hiện ra cây ngô tại
nội địa Cuba (châu Mỹ) và đặt tên là maiz. Columbus đã mang ngô về châu Âu trồng
đầu tiên ở Tây Ban Nha (1943). Từ đây, cây ngô lan sang Bồ Đào Nha, Ý,… Sau đó
đến Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức (1517), Ấn Độ và Indonesia (1521), Bắc Âu
(1571), bán đảo Ban Căng (1575), Trung Quốc (1516), châu Phi (1550 – 1557), Úc
(1595). Cây ngô vào Việt Nam được giả thiết từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ vào khoảng
năm 1682 – 1723 (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
2.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
So với nhiều cây trồng khác, ngô là cây trồng có lịch sử trồng trọt tương đối trẻ.
Mãi đến thế kỷ 15 mới nhập vào châu Âu và đầu thế kỷ 16 nhập vào châu Á, nhưng
ngô đã phát triển và tỏa rộng với tốc độ khá nhanh đến các nước trên thế giới (Trần
Thị Dạ Thảo, 2008).
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của
thế giới chỉ chưa đến 2,0 tấn/ha, năm 2004 đã đạt 4,9 tấn/ha. Năm 2007, theo USDA,
diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157,0 nghìn ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản
lượng đạt kỉ lục là 766,2 nghìn tấn. Với lúa nước, năm 1961 có diện tích là 115,26
nghìn ha, năng suất đạt 1,9 tấn/ha, sản lượng là 626,7 nghìn tấn. Còn lúa mì, năm 1961
có diện tích là 200,9 nghìn ha, năng suất 1,1 tấn/ha, sản lượng 219,2 nghìn tấn và năm
2007 có diện tích là 217,2 nghìn ha, năng suất 2,8 1 tấn/ha, sản lượng 603,6 nghìn tấn
(Phan Xuân Hào, 2008).


5


Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng của ngô, lúa mì, lúa nước trên thế giới
giai đoạn 2004 – 2007
Năm

Diện
tích
1000
ha

Ngô
Năng
suất
Tấn/ha

Sản
lượng
1000
tấn

Diện
tích
1000
ha

Lúa mì
Năng

suất
Tấn/ha

Sản
lượng
1000
tấn

Diện
tích
1000
ha

Lúa nước
Năng
suất
Tấn/ha

Sản
lượng
1000
tấn

2004/05

145,0

4,9

714,8


217,2

2,9

625,1

150,6

4,0

595,8

2005/06

145,6

4,8

696,3

218,5

2,8

621,5

152,6

4,1


622,1

2006/07

148,6

4,7

704,2

212,3

2,8

593,2

153,0

4,1

622,2

2007/08

157,0

4,9

766,2


217,2

2,8

603,6

153,7

4,1

626,7

(Nguồn: Phan Xuân Hào, 2008)
Kết quả trên có được là nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai trong công tác chọn
giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp khoa học kỹ thuật canh tác. Đặc
biệt từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết
hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ
cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa
mì và lúa nước. Với 52 % diện tích trồng bằng giống được tạo ra từ công nghệ sinh
học, năng suất ngô nước Mỹ năm 2005 đạt hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu hecta.
Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen của thế giới đạt 35,2 triệu ha, riêng ở Mỹ
đã lên đến 27,4 triệu ha, chiếm 37 % trong tổng số hơn 37,5 triệu ha ngô của nước này
(Phan Xuân Hào, 2008).
Hiện nay trên thế giới, ngô đứng thứ hai về sản lượng, thứ ba về diện tích, thứ
nhất về năng suất so với các cây cốc khác (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở các nước trên thế giới năm 2006
Nước
Châu Phi
Châu Mỹ

Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Toàn thế giới

Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tấn/ha))
(triệu tấn)
26,1
1,8
46,3
57,3
6,4
368,6
47,3
4,3
203,1
13,4
5,7
76,7
0,1
5,8
0,5
43,2
8,2

345.,1
101,1
3,4
341,1
144,3
4,8
695,2
(Nguồn: FAO, trích dẫn bởi Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
6


2.3 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ngô đã được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm trước. Ngô là cây lương thực
được xếp thứ hai sau lúa. Ngô cũng là một cây trồng rất có ý nghĩa cho sự phát triển
chăn nuôi. Do cây ngô có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái rộng nên cây ngô
được trồng khắp các vùng miền trên cả nước (Trần Thị Dạ Thảo, 2008). Hiện nay, cả
nước có 8 vùng sản xuất ngô chính (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Các vùng sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2009 (sơ bộ)
Vùng sản xuất

Diện tích
(nghìn ha)
72,7

Năng suất
(tạ/ha)
43,1

Sản lượng
(nghìn tấn)

313,4

Trung du và miền núi phía Bắc

443,4

34,5

1527,6

Bắc Trung Bộ và Duyên hả

202,1

38,5

777,8

Tây Nguyên

242,1

47,9

1159,2

Đông Nam Bộ

89,4


51,6

461,5

Đồng bằng sông Cửu Long

37,1

51,8

192,3

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1086,8

40,8
4431,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009 )

Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mì
Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp
phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành
sản xuất ngô ở nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990
đến nay gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất (Phan Xuân
Hào, 2008).
Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1 % trên hơn 400.000 ha
trồng ngô, năm 2007 giống ngô lai chiếm 95 % trong số hơn 1 triệu ha. Năng suất ngô

nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong 20 năm qua.
Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34 % so với năng suất trung bình của thế
giới (11 tạ/ha so với 32 tạ/ha), năm 1990 bằng 42 % (15,5 tạ/ha so với 37 tạ/ha), năm
2000 bằng 60 % (25 tạ/ha so với 42 tạ/ha), năm 2005 bằng 73 % (36 tạ/ha so với 49
tạ/ha), năm 2007 đạt 81 % (39,6tạ/ha so với 49 tạ/ha) (Phan Xuân Hào, 2008).

7


Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Năm

Diện tích (nghìn ha)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

729,5
816,4
912,7
991,1
1052,6

1033,1
1096,1
1140,2
1086,6
1126,9

Năng suất (tạ/ha)
2,9
3,1
3,4
3,5
3,6
3,7
3,9
4,0
4,0
4,1

Sản lượng (nghìn tấn)

2161,2
2512,4
3148,5
3435,2
3787,1
3854,6
4303,2
4573,1
4371,7
4606,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)

2.4 Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Gia Lai
Gia Lai là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, với diện tích 15.494,9 km2, dân số
khoảng hơn 1 triệu người. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm
có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 –
2.500mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750mm. Nhiệt độ trung bình là 22 –
25oC. Do đặc trưng đất đỏ bazan nên ở thành phố Pleiku và các huyện vùng cao của
tỉnh có thể canh tác các loại cây công nghiêp như: cao su, cà phê, điều,… Riêng huyện
ĐăkPơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí
hậu của vùng giáp ranh (Bình Định).
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất ngô ở Gia Lai giai đoạn 2002 – 2009
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)


(tấn/ha)

(nghìn tấn)

36,7
45,8
52,4
56,0
54,3
57,6
55,4
57,1

2,8
3,4
2,9
3,4
3,6
3,5
3,5
3,7
8

104,7
155,0
155,5
190,7
196,4
204,3

194,2
210,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)


2.5 Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới và trong nước
2.5.1 Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về giống ngô đạt năng suất cao, chịu hạn,
hàm lượng protein đạt phẩm chất tốt – QPM.
Theo Thông tấn xã Việt Nam (2010), các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu
cao cấp quốc gia Mexico (CINVESTAV) vừa lai tạo và thử nghiệm thành công giống
ngô mới, có khả năng chịu khô hạn cao hơn 20% so với các giống hiện hành tại nước
này. Thành công trên mang lại niềm hy vọng góp phần giải quyết vấn đề lương thực tại
các vùng khô cằn hiện chiếm tới trên 50% diện tích đất trồng. Theo nữ giáo sư Beatriz
Xoconostle, người đứng đầu dự án, Mexico là nước đầu tiên trên thế giới đạt được kết
quả ấn tượng này, vì cho đến nay nhiều nước mới chỉ lai tạo thành công trong phòng
thí nghiệm, chưa đưa ra trồng trong điều kiện tự nhiên. Điều đáng nói ở đây là giống
ngô mới lai tạo không phải là dạng biến đổi gen nhưng có thể sinh trưởng trong điều
kiện thời tiết nóng trên 40oC, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của các bang miền
Tây Bắc Mexico.
Tại Indian Center for Agricultural Research (ICAR), chọn giống bằng chỉ thị
phân tử đã được áp dụng để cải tiến phẩm chất protein của giống Vivek Hybrid 9.
Vivek QPM 9 đã được phát triển và cho thấy năng suất vượt trội hơn giống bố mẹ ở
các bang thuộc vùng Himalayan (58 tạ/ha), ở vùng bán đảo Ấn Độ (54 tạ/ha) năm
2005 - 2007. Hơn nữa, giống Vivek Hybrid 9 có phẩm chất tốt hơn với hàm lượng
lysine cao hơn 30% và hàm lượng tryptophan cao hơn 44%. Protein có phẩm chất tốt
trong giống QPM được kỳ vọng là sẽ giúp làm giảm hiện tượng khiếm dưỡng trong
cộng đồng dân sống ở nông thôn (Bùi Chí Bửu, 2009).
2.5.2 Tình hình nghiên cứu về giống ngô trong nước
Thành quả trong nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu ngô là rất đáng trân

trọng: 13 giống ngô thụ phấn tự do (TH2A, TH2B, VM1, MSB49, TSB1, TSB2, Q2,
VN1, CV1, MSB49B, nếp tổng hợp, nếp VN2, đường VSB3); 8 giống ngô lai
(LVN10, LVN4, LVN5, LVN12, LVN17, LVN20, LVN23, LVN 25 được công nhận
là giống quốc gia; 9 giống ngô được khu vực hóa. Ngoài ra còn có 8 giống ngô lai
không qui ước được dùng rộng rãi trong thời kỳ chuyển tiếp giữa giống ngô thụ phấn
tự do sang giống lai qui ước (hiện một số vùng khó khăn vẫn còn sử dụng). Gần đây,
9


các giống ngô HQ2000 (hàm lượng đạm cao); ngô rau; LVN 22... là những giống mới
có triển vọng đang được trình diễn, mở rộng trong sản xuất. Viện cũng là nơi lưu trữ,
bảo tồn, phân loại gần 500 nguồn gen ngô, trong đó có 206 giống ngô địa phương.
Quy trình công nghệ ngô bầu trồng trên đất ướt của Viện đã được ứng dụng rộng rãi,
góp phần mở rộng diện tích trồng ngô của cả nước thêm hàng trăm ngàn hecta và tạo
thêm sản lượng 300 – 400 ngàn tấn/năm. Kỹ thuật này đã được Trung tâm nghiên cứu
ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) cũng như các nước châu Á đánh giá cao.
Để tăng năng suất cũng như sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước, trong
những năm qua BNN và PTNT đã xét công nhận được nhiều giống ngô lai mới, các
giống này đã phát huy hiệu quả tốt trên đồng ruộng. Tuy nhiên, trong sản xuất ngô
hiện nay còn phụ thuộc chủ yếu một số giống ngô tồn tại khá lâu như C.P.888,
LVN10, G49, B9698, C919. Trong đó, có một số giống biểu hiện mức độ nhiễm bệnh
ngày càng tăng, đặc biệt là bệnh cháy lá, khô vằn, rỉ sắt và khảm lá làm cho năng suất
giảm đáng kể, mặt khác hầu hết các giống này lại có thời gian sinh trưởng dài ngày
nên hạn chế khả năng thâm canh tăng vụ và dễ gặp hạn vào cuối vụ ở những vùng
trồng ngô phụ thuộc nước trời, gây ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người
nông dân.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát triển của
các vùng sản xuất. Mục đích sản xuất ngô hàng hoá với sản lượng cao, quy mô lớn
nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cần phải có những biện pháp hữu hiệu như: đưa ra
các giống ngô mới có nhiều ưu thế vào sản xuất thay thế các giống ngô cũ năng suất

thấp. Trong sản xuất nông nghiệp, giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tuy nhiên,
với mỗi vùng sinh thái khác nhau thì khả năng phản ứng của cây trồng cũng khác
nhau. Do đó, để phát huy hiệu quả của mỗi giống ngô cần sử dụng một cách hợp lý,
phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội của từng vùng. Vì
vậy, các giống ngô mới cần phải được đưa vào khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác
nhau, để đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời nhằm đưa ra các giống ngô mới
thích hợp cho từng vùng, từng địa phương và hệ thống luân canh mới.

10


2.6 Đặc điểm của một số giống ngô lai
Giống NK66: nguồn gốc Thái Lan do công ty Syngenta nghiên cứu nhập nội và
chuyển giao giống được tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới
NP5024/NP5063. Giống được khảo nghiệm từ năm 2002 – 2005. Được BNN và PTNT
công nhận giống quốc gia năm 2005. Thời gian sinh trưởng trung bình 93 – 98 ngày ở
vùng Đông Nam Bộ và 100 – 105 ngày ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Chiều cao
cây trung bình 200 – 225 cm, chiều cao đóng bắp 110 – 120 cm. Dạng hình cây gọn,
sinh trưởng phát triển rất khoẻ, bộ lá xanh lâu tàn, cứng cây và ít đổ ngã. Giống nhiễm
nhẹ bệnh cháy lá, nhiễm bệnh khô vằn từ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hạt/bắp cao 78 –
79 %, lá bi kín bắp, hạt dạng nửa đá màu vàng cam nhạt. Tiềm năng năng suất cao 100
– 120 tạ/ha và ổn định, trung bình đạt 70 – 85 tạ/ha.
Giống NK67: nguồn gốc Syngenta – Thái Lan. Giống trung ngày (95 – 97
ngày), trồng nhiều vụ. Dạng hạt đá, hạt màu cam đậm, trái to dài, cùi nhỏ, lá bi bao kín
trái, chịu hạn khá, kháng bệnh rỉ sắt và đốm lá.
Giống Bioseed 9698: có nguồn gốc Xí nghiệp Bioseed genetics Việt Nam.
Phương pháp chọn tạo: là giống lai đơn có nguồn gốc từ Philippin. Giống được BNN
và PTNT công nhận giống chính thức 2004 cho các tỉnh thành trong cả nước. Thời
gian sinh trưởng vùng miền núi phía Bắc vụ Xuân hè 105 – 110 ngày, vụ Thu Đông 90

– 95 ngày, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long vụ 1 từ 90 – 95 ngày, vụ
2 từ 87 – 90 ngày; Tây Nguyên vụ 1 từ 95 – 100 ngày, vụ 2 từ 95 – 100 ngày. Chiều
cao cây 170 – 185 cm, chiều cao đóng bắp 75 – 90 cm, chiều dài bắp 16 – 17 cm, 12 –
14 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 77 – 78 %, hạt dạng đá, màu vàng da cam. Chịu hạn, chống
đổ tốt, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, cháy lá. Tiềm năng năng suất trung bình 5,5 – 6,5
tấn/ha, năng suất cao có thể đạt 8 – 9 tấn.
Giống G49: nguồn gốc Syngenta – Thái Lan. G-49 là giống ngô lai đơn. Thời
gian sinh trưởng: ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ (90 – 95 ngày),
vùng Tây nguyên và phía Bắc (100 – 105 ngày). Dạng hạt màu cam đậm. Trái to, dài, cùi
nhỏ, lá bi bao kín trái, chịu hạn khá, kháng bệnh rỉ sắt.
Giống CPA88: nguồn gốc từ Thái Lan, được Công ty hạt giống CP Việt Nam
nhập nội và phát triển. Giống ngô lai đơn CPA88 được tạo ra từ tổ hợp lai
NK001/AP864. Thời gian sinh trưởng trung bình, ở phía Bắc 110 – 115 ngày (vụ
11


đông), 106 – 111 ngày (vụ xuân); Tây Nguyên 105 – 110 ngày; Đông Nam Bộ 95 –
100 ngày. Chiều cao cây trung bình 190 – 210 cm, chiều cao đóng bắp 90 – 100 cm,
tán lá đứng, gọn, khả năng chống đổ, chịu hạn khá, nhiễm nhẹ khô vằn, trái dài 18 – 20
cm, có 14 – 16 hàng hạt, hạt màu vàng cam, dạng hạt bán đá, tiềm năng năng suất cao
(80 – 95 tạ/ha) và ổn định.
Giống ngô lai đơn NK54: nguồn gốc giống ngô lai đơn NK54 do Công ty
Syngenta Thái Lan lai tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới
NP5047/NP5070. Giống được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm từ năm 2001 – 2004
theo quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia (10 TCN 312 – 2003), được BNN &
PTNT công nhận giống quốc gia năm 2004. Một số đặc điểm, đặc tính của giống: là
giống có thời gian sinh trưởng trung bình, 93 – 98 ngày ở vùng Đông Nam Bộ và 100
– 110 (ngày) ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Chiều cao cây trung bình 200 – 210
(cm), cao đóng bắp 100 – 110 cm, dạng hình cây đẹp, sinh trưởng phát triển rất khoẻ,
bộ lá xanh lâu tàn, cứng cây và ít đổ ngã, giống nhiễm nhẹ bệnh cháy lá, nhiễm bệnh

khô vằn từ nhẹ đến trung bình.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011.
3.1.2 Địa điểm
Tại xã Phú An, huyện ĐăkPơ, tỉnh Gia Lai.
3.2 Mô tả địa điểm thí nghiệm
3.2.1 Khí hậu thời tiết và thủy văn
Bảng 3.1: Số liệu khí hậu thời tiết tại ĐăkPơ – Gia Lai
Tháng
03/2011

Nhiệt độ TB
(oC)
21,6

Ẩm độ TB
(%)
80

Lượng mưa
(mm)
24,8


Tổng giờ nắng
(giờ)
1400

04/2011

24,2

79

29,4

2516

05/2011

26,0

78

234,6

3133

06/2011

25,8

84
122,3

2982
(Nguồn: trạm khí tượng Thị Xã An Khê, 2011)

3.2.2 Điều kiện đất đai
Bảng 3.2: Thành phần lý hóa tính đất trước thí nghiệm
Chất khoáng dễ tiêu
Cation trao đổi
Thành phần cơ giới (%)
(mg/100g)
(meg/100g)
Cát
Thịt
Sét
P2O5
K2O
Ca2+
Mg2+
78,14

9,26

8,62

4,97

5,34

0,76

1,87


pHKCl

Mùn
(%)

5,11

0,69

(Nguồn: Phòng nông hóa thổ nhưỡng, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, 2011)
Khu đất thí nghiệm thuộc nhóm cát pha thịt vụ trước trồng lúa.
Tình hình tưới tiêu: chủ yếu nhờ nước trời.

13


×