Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG LÚA TẠI HAI XÃ DUY NINH VÀ HÀM NINH HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.89 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT
TRỒNG LÚA
TẠI HAI XÃ DUY NINH VÀ HÀM NINH
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ QUỐC VIỆT

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG LÚA
TẠI HAI XÃ DUY NINH VÀ HÀM NINH
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Tác giả
LÊ QUỐC VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS. CAO XUÂN TÀI


TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- ThS. Cao Xuân Tài đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp này.
- BGH trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học,
cùng quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
- UBND xã Duy Ninh, UBND xã Hàm Ninh, Phòng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn huyện Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình
và toàn thể Nông dân hai xã Duy Ninh và Hàm Ninh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
- Cùng gia đình tôi đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập.
Ngày

tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Lê Quốc Việt


ii

TÓM TẮT
LÊ QUỐC VIỆT, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011. Đề tài
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG LÚA TẠI HAI XÃ

DUY NINH VÀ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH”. Giảng
viên hướng dẫn: THS.CAO XUÂN TÀI. Thời gian thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07
năm 2011 tại hai xã Duy Ninh và Hàm Ninh, phương pháp điều tra thu thập số liệu và
phiếu điều tra soạn sẵn về kỹ thuật trồng lúa. Kết quả thu được:
- Nông dân sản xuất 2 vụ lúa là vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân, với diện tích canh
tác nhỏ trung bình 0,26 ha/hộ và lượng giống sạ phổ biến 110 – 120 kg/ha. Nông dân
canh tác theo kinh nghiệm, khả năng tiếp nhận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật còn rất hạn chế. Nông dân chưa áp dụng các biện pháp mới như sạ hàng, bón phân
theo bảng so màu lá, IPM.
- Các giống lúa trồng phổ biến là: PC6, HT1, HT6, TBR – 1, VN20.
- Mức đầu tư phân bón: vào vụ Đông Xuân, khoảng 35% hộ Nông dân bón phân
hữu cơ (với mức 6 tấn/ha) kèm theo vôi với mức đầu tư 300 – 400 kg/ha để khử chua, khử
trùng đất và thêm super lân Lâm Thao khoảng 400 – 500 kg/ha. Mức đầu tư đạm, lân,
kaly phổ biến trên 1 ha lúa cho mỗi vụ là: 230 kg đạm urê; 300kg phân NPK; 80kg Kali
(vụ Hè Thu) và 130 kg Kali (vụ Đông Xuân). Lượng phân chia ra làm 2 lần bón (vụ Hè
Thu) và 3 lần bón (vụ Đông Xuân).
- Trên đồng ruộng hiện có 8 loại sâu bệnh hại chính, trong đó sâu đục thân, rầy,
bệnh đạo ôn gây hại nặng nhất.
- Thuận lợi: Chủ động được nguồn nước do có hệ thống kênh mương thủy lợi nội
đồng đảm bảo cho việc cung cấp và tiêu thoát nước tốt cho các ruộng trồng lúa.
- Khó khăn: Có nhiều khó khăn mà người nông dân gặp phải trong sản xuất lúa,
trong đó giá phân bón, thuốc BVTV và giống cao, thời tiết thất thường là quan trọng nhất.


iii

- Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận trung bình thu được ở vụ Hè Thu 6.140.000
đồng/ha/vụ, vụ Đông Xuân 7.778.000 đồng/ha/vụ.



iv

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................i
Tóm tắt........................................................................................................ii
Mục lục ....................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................vii
Danh sách các bảng ....................................................................................viii
Danh sách các hình .....................................................................................x
Chương 1 Giới thiệu .................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................3
1.2.1 Mục đích ............................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu ..............................................................................................3
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
Chương 2 Tổng quan tài liệu ...................................................................4
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...............................................4
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam................................................7
2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Quảng Bình ............................................10
2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo ở huyện Quảng Ninh .................................11


v

2.5 Tình hình sản xuất lúa gạo ở hai xã Duy Ninh và Hàm Ninh ..............12
Chương 3 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu ...................................14
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra ..............................................................14
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết ở tỉnh Quảng Bình .....................................15
3.3 Phương pháp điều tra ............................................................................16
3.3.1 Phương pháp điều tra.........................................................................16

3.3.2 Nội dung điều tra ...............................................................................16
Chương 4 Kết quả và thảo luận ..............................................................18
4.1 Điều tra tình hình chung của xã Duy Ninh...........................................18
4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................18
4.1.2 Vị trí địa lý.........................................................................................18
4.1.3 Tình hình sản xuất Nông Nghiệp ......................................................19
4.2 Điều tra tình hình chung của xã Hàm Ninh...........................................19
4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................19
4.2.2 Vị trí địa lý.........................................................................................19
4.2.3 Tình hình sản xuất Nông Nghiệp ......................................................20
4.3 Kết quả điều tra nông dân.....................................................................20
4.3.1 Thời vụ gieo trồng lúa tại hai xã .......................................................20
4.3.2 Phân bố diện tích ruộng sản xuất lúa hai xã ......................................20


vi

4.3.3 Kỹ thuật làm đất ................................................................................21
4.3.4 Hiện trạng sử dụng giống lúa tại hai xã.............................................21
4.3.5 Gieo sạ ...............................................................................................24
4.3.6 Mật độ sạ ...........................................................................................25
4.3.7 Kỹ thuật chăm sóc lúa sau khi trồng .................................................26
4.3.8 Phân bón ............................................................................................27
4.3.9 Tình hình sâu bệnh hại chính ............................................................28
4.3.10 Thu hoạch và bảo quản ....................................................................30
4.3.11 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ..........................................................30
4.3.12 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân ....................................32
Chương 5 Kết luận và đề nghị……….....................................................35
5.1 Kết luận ................................................................................................35
5.2 Đề nghị .................................................................................................36

Tài liệu tham khảo ......................................................................................37
Phụ lục ........................................................................................................38


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. USDA: United States Department of Agriculture – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
2. AGROINFO: Trung tâm thông tin phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
3. FAO: Food and Agriculture Organization – Tổ chức nông lương thế giới.
4. IPM: Interrated Pest Management – Phòng trừ dịch hại tổng hợp.
5. IRRI: International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế.
6. UBNN: Ủy ban nhân dân.


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới………………………..….5
Bảng 2.2: Diện tích lúa của một số nước trên thế giới……………………..…..6
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất lúa trong 10 năm gần đây ở Việt Nam……...….7
Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Quảng Bình qua các
năm…………………………………………………………………………………....11
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lúa gạo huyện Quảng Ninh các năm………..….12
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa gạo xã Duy Ninh qua các năm…………...…12
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất lúa ở xã Hàm Ninh……………………………...13
Bảng 3.1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của tỉnh Quảng Bình năm
2010……………………………………………………………………………..…..…15
Bảng 4.1: Phân bố diện tích trồng lúa ở hai xã Duy Ninh và Hàm Ninh………21

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng giống lúa vụ Đông Xuân ở 2 xã Duy Ninh và Hàm
Ninh………………………………………………………………………………..….22
Bảng 4.3 : Tình hình sử dụng giống lúa vụ Hè Thu ở 2 xã Duy Ninh và Hàm
Ninh……………………………………………………………………………….…..22
Bảng 4.4 : Lượng hạt giống gieo (kg/ha) ở 2 xã Duy Ninh và Hàm Ninh..........25

Bảng 4.5: Thành phần và mức độ sâu bệnh hại gây hại trên cây lúa ở 2 xã Duy
Ninh và Hàm Ninh……………………………………………………………………29
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho vụ Đông Xuân năm 2010 – 2011 tại 2 xã Duy Ninh
và Hàm Ninh……………………………………………………………………..…..31


ix

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất cho vụ Hè Thu năm 2009 – 2010 tại 2 xã Duy Ninh và
Hàm Ninh…………………………………………………………………………….32
Bảng 4.6. Những khó khăn Nông dân thường gặp khi sản xuất lúa……...........33


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Xuất khẩu gạo của thế giới 2005 – 2010………………….……….5
Hình 2.2 : Sản lượng gạo Việt Nam niên vụ 2006/2007 – 2009/2010……….8
Hình 2.3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam theo tháng trong
năm 2010…………………………………………………………………………….9
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình………...14


1


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực rất quan trọng trên thế giới và châu Á, đặc biệt là các nước
ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay trên thế giới có 60 % dân số sử dụng gạo làm thức ăn
chính và làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Cây lúa có vai
trò quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực thực phẩm quốc gia và phát triển
kinh tế. Gạo là mặt hàng xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới và Việt Nam hiện là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
Nước ta đang chuyển dần sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với dân số
tăng nhanh và đô thị hóa nên diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp làm cho áp lực
lương thực ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, việc tăng năng suất và sản lượng lúa
để đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng tốt là mối quan tâm hàng đầu của nông dân và các
nhà nghiên cứu nông nghiệp.
Hiện nay, các Viện và các trường đại học Nông Nghiệp phối hợp với Sở Nông
Nghiệp và phát triển Nông Thôn, trung tâm Khuyến Nông của các tỉnh đã đưa ra nhiều
giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Việc áp
dụng giống tốt và kỹ thuật thâm canh đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất
và tổng sản lượng lúa.
Cùng với sự phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa
ngày càng nhanh, tỉ trọng ngành Nông nghiệp ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế,
nhưng việc sản xuất lúa gạo vẫn là vấn đề quyết định hàng đầu trong sản xuất lương


2

thực của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình cũng như 2 xã Duy Ninh và Hàm Ninh
thuộc huyện Quảng Ninh nói riêng trong những năm đến.
Đặc biệt đối với Quảng Bình, khi nền nông nghiệp vẫn đang ở điểm xuất phát

thấp, về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, tỷ suất hàng hóa
thấp, ít hiệu quả, chủ yếu là lấy công làm lãi, chưa khai thác hết tiềm năng và nguồn lực,
do đó đặt sự phát triển Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn theo hướng hàng hóa trong
quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm đưa
nền Nông nghiệp của tỉnh thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, tạo động lực cho sự phát
triển nhanh và bền vững. Từ thực tế đó, trong nhiều thời kỳ tỉnh ủy, đảng bộ Quảng
Bình luôn xác định công cuộc đổi mới toàn diện phải luôn lấy Nông thôn làm địa bàn
xuất phát, coi Nông nghiệp Nông thôn là khâu đột phá quan trọng để tạo tiền đề vững
chắc tiến lên Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai xã Duy Ninh và Hàm Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, trong nhiều năm qua trong lĩnh vực sản xuất Nông
nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là sản lượng lương thực, trong đó cây lúa
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở địa phương.
Theo tôi phát triển Công nghiệp không hẳn là không chú trọng Nông nghiệp và
Công nghiệp hoá không thể thay thế toàn bộ cây lúa bằng các loại cây trồng khác bởi vì
diện tích trồng lúa vẫn lớn nhất trong diện tích đất Nông nghiệp, chưa có cây trồng gì
trồng trên tất cả các loại đất trồng lúa. Mặt khác, tuy chúng ta đã có sản lượng gạo xuất
khẩu lớn nhưng chưa lường trước được những bất lợi về thời tiết, thiên tai, lượng gạo dữ
trữ có hạn nên vấn đề an ninh lương thực vẫn cần được quan tâm.
Nhận thấy yêu cầu của phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Quảng
Ninh cần một đề tài phục vụ cho công tác sản xuất lúa của huyện, nhằm nâng cao năng
suất, hiệu quả canh tác cây lúa, đề tài “Điều tra tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng lúa ở
2 xã Duy Ninh và Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đã được thực hiện.


3

1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra hiện trạng sản xuất để xác định cơ cấu diện tích đất, mùa vụ trồng, kỹ
thuật canh tác, cơ cấu giống lúa, tình hình sâu bệnh và năng suất lúa tại 2 xã. Qua đó

đánh giá, phân tích những mặt ưu điểm, tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất
lúa tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập, ghi nhận tổng quát về điều kiện tự nhiên, mùa vụ gieo trồng, diện tích
canh tác và tình hình sản xuất lúa tại địa phương.
- Tìm hiểu về những giống lúa đang trồng, năng suất, chất lượng và thời gian sinh
trưởng của các giống lúa, kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh hại lúa.
- Đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăn, sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế
của việc sản xuất lúa tại 2 xã, đề xuất giải pháp nâng cao năng suất lúa.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện kinh tế và thời gian có hạn nên đề tài chỉ điều tra 100 hộ tại 2 xã Duy
Ninh (50 hộ), Hàm Ninh (50 hộ), huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo các tài liệu báo cáo của tổ chức Liên Hợp Quốc, cả thế giới có hơn 250 triệu
Nông dân trồng lúa, lúa gạo là lương thực chính của 1,3 tỷ người nghèo nhất trên thế
giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Gạo là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho
con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg
gạo/người/năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100 % người
Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lượng thực chính.
Năm 2010, Thái Lan, Vịêt Nam, Pakistan, Hoa Kỳ vẫn là 4 nước đứng đầu thế
giới về xuất khẩu gạo (bảng 2.1), với tổng khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 22,33 triệu
tấn, chiếm 74,7 % thị phần của thế giới (bảng 2.1 và hình 2.1). Trong đó Thái Lan lượng
gạo xuất đạt 8,5 triệu tấn, Pakistan và Hoa Kỳ tăng lên mức 3,8 và 35,25 triệu tấn tương
ứng, cao hơn nhiều so với cung kỳ năm trước (tài liệu từ USDA). Nhìn chung nhiều

quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo vẫn tăng giá trị xuất khẩu một cách đồng
đều. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đã vượt qua mức của cả năm 2009
(hơn 6 triệu tấn gạo, trị giá 2,437 tỉ USD), mức cao nhất từ trước đến nay (Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam).


5

Bảng 2.1: Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới
Quốc gia

Lượng gạo xuất khẩu (ngàn tấn)
2008/2009

2009/2010

Thái Lan

8570

8500

Việt Nam

5950

6500

Pakistan


3187

3800

Hoa Kỳ

2983

3525

Ấn Độ

2123

2200

Campuchia

800

850

Uruguay

926

700

Trung Quốc


783

600

Argentina

594

500

(Nguồn: USDA)
Hình 2.1: Xuất khẩu gạo của thế giới 2005 – 2010

(Nguồn: AGROINFO, tổng hợp số liệu từ USDA)


6

Bảng 2.2. Diện tích lúa của một số nước trên thế giới
Quốc gia

Diện tích (triệu ha)

Ấn Độ

44,0

Trung Quốc

29,5


Indonesia

12,3

Bangladesh

11,7

Thái Lan

10,2

Myanmar

8,2

Việt Nam

7,4

(Nguồn: FAOSTAT 2008)
Theo thống kê của FAO 2008, diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm 2008 là
156,95 triệu ha, năng suất bình quân 4,23 tấn/ha, sản lượng 651,74 triệu tấn. Trong đó
diện tích lúa của châu Á là 140,30 triệu ha chiếm 89,39 % tổng diện tích lúa toàn cầu, kế
đến là châu Phi 9,38 triệu ha (5,97 %), châu Mỹ 6,63 triệu ha (4,22 %), châu Âu 0,60
triệu ha (0,38 %), châu Đại Dương 27,54 nghìn ha chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Những nước có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 44,00 triệu ha, Trung Quốc 29,5 triệu ha,
Indonesia 12,3 triệu ha... Việt Nam 7,4 triệu ha. Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng
thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha) Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9 tấn/ha),

đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4
tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm
qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước có diện tích lúa
nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới. Những nước sản lượng
lúa nhiều nhất thế giới là Trung Quốc 187,04 triệu tấn, Ấn Độ 141,13 triệu tấn,
Indonesia 57,04 triệu tấn, Bangladesh 43,5 triệu tấn, Việt Nam 35,56 triệu tấn, Myanmar
32,61 triệu tấn, Thái lan 27,87 triệu tấn.


7

2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất lúa trong 10 năm gần đây ở Việt Nam
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn)

Sản lượng (nghìn tấn)

2001

7492,7

4,29

32143,68

2002


7504,3

4,59

34444,74

2003

7452,2

4,64

34578,21

2004

7445,3

4,86

36184,16

2005

7329,2

4,89

35839,79


2006

7324,8

4,89

35818,23

2007

7207,4

4,99

35864,93

2008

7400,2

5,23

38703,05

2009

7440,1

5,34


39730,15

2010

7432,6

5,45

40507,67

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Năm 2001, sản lượng lúa đạt 32,1 triệu tấn đến năm 2010 thì sản lượng lúa đạt
40,5 triệu tấn, gấp 1,26 lần. Diện tích lúa giai đoạn 2001 – 2010 ổn định và có xu hướng
giảm dần do sự phát triển của Công nghiệp hóa. Năng suất lúa liên tục tăng từ 4,29 năm
2001 và đạt 5,45 tấn/ha năm 2010 gấp 1,27 lần so với năng suất lúa năm 2001.


8

Hình 2.2 : Sản lượng gạo Việt Nam niên vụ 2006/2007 – 2009/2010

(Nguồn: AGROINFO)
Về xuất khẩu gạo, lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam. Đến năm 2007, kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường toàn cầu
từ trước đó gần 2 thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo
quan trọng trên thị trường gạo thế giới. Giai đoạn 1989-2008, Việt Nam xuất khẩu bình
quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức 5,2 triệu tấn vào năm
2005. Đặc biệt, năm 2009, Việt Nam có một kỷ lục mới về sản lượng xuất khẩu (xuất

khẩu được hơn 6,82 triệu tấn gạo). Nếu năm 2008 là năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất
khẩu gạo vượt qua con số 2 tỷ USD thì năm 2009 là năm lập kỷ lục về lượng gạo xuất
khẩu với trên 6 triệu tấn. Với thị trường toàn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định
được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có khả năng cạnh tranh cao.
Việc duy trì các thị trường truyền thống đóng vai trò nền tảng giúp ngành lúa gạo Việt
Nam có thời gian khắc phục khiếm khuyết về giống lúa, chất lượng gạo, tập quán canh
tác, sức chứa kho dự trữ, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến...


9

Hình 2.3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam theo tháng trong
năm 2010

(Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam)
Những năm gần đây, an ninh lương thực là vấn đề cả thế giới quan tâm, nhất là sự
kiện sốt gạo năm 2008 khi giá gạo được đẩy lên 1.000 USD/tấn. Theo dự báo của Tổ
chức nông lương Liên Hợp Quốc, lúa gạo vẫn có xu hướng tăng giá trong những năm
tới. Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
Nhưng hàng thứ 2 này quá cách xa nhiều điểm: năng lực xuất khẩu chỉ hơn 5 triệu tấn so
với Thái Lan gần 10 triệu tấn nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan. Gần đây, Việt Nam bắt đầu
chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ, và Pakistan, một nước xuất khẩu gạo chất lượng
thấp chủ yếu đi Trung Đông, châu Phi. Từ năm 2000 - 2007, sản lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam mỗi năm chỉ đạt 3,24 - 4,10 triệu tấn. Ba năm gần đây, lượng gạo xuất
khẩu khá ổn định khoảng trên 4,5 triệu tấn mỗi năm.
Nhập nội, chọn tạo giống lúa mới: Trong những năm 70, Việt Nam đã nhập nội
các giống lúa Thần Nông, NN8, IR20, IR26, từ viện lúa quốc tế IRRI. Nhiều giống lúa
thấp cây, ngắn ngày năng suất cao đã được nhập nội, lai tạo và tuyển chọn. Theo Trung
tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương trong 2 năm 2000 - 2001, cả nước có trên



10

680 giống lúa được gieo trồng (chưa kể giống địa phương chưa rõ tên). Cùng với nhiều
nghiên cứu của các Viện, trung tâm nghiên cứu, trường, sở Nông nghiệp trong nước,
hiện nay đã có nhiều giống lúa mới ngắn ngày và lúa lai phát triển tốt, mang lại hiệu quả
kinh tế cao và thay đổi bộ mặt mới cho ngành sản xuất lúa Việt Nam theo chiều hướng
tích cực.
2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065,27
km² (tổng diện tích: 806.527 ha), dân số năm 2010 có khoảng 854 nghìn người, bao gồm
một thành phố (Đồng Hới) và 6 huyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch,
Quảng Ninh, Lệ Thủy).
Vị trí địa lý: Tọa độ địa lý ở phần đất liền là:
Điểm cực Bắc: 18005’12’’ vĩ độ Bắc
Điểm cực Nam: 17005’02’’ vĩ độ Bắc
Điểm cực Đông: 106059’37’’ kinh độ Đông
Điểm cực Tây: 105036’55’’ kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87
km ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tỉnh và phía nam giáp tỉnh Quảng Trị.
Thống kê tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây
cho thấy sản lượng lúa tương đối ổn định, là điều kiện để ổn định nền kinh tế tỉnh.


11

Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Quảng Bình qua các năm.
Vụ Đông Xuân
Năm


Vụ Hè Thu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn)

(nghìn tấn)

(nghìn ha)

(tấn)

(nghìn tấn)

2006

26,8


5,27

141,2

20,1

4,02

80,8

2007

27,0

5,22

140,9

20,5

3,86

79,1

2008

26,9

5,39


145,0

21,3

3,96

84,3

2009

27,1

5,25

142,3

22,0

3,25

71,5

2010

27,2

5,27

143,3


23,4

4,25

99,5

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình)
2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo ở huyện Quảng Ninh
Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất đa dạng: 25 km bờ
biển, 35 km đường biên giáp với nước bạn Lào cùng nhiều diện tích đất rừng; cách thị
xã Đồng Hới 7 km về phía Nam với tổng diện tích tự nhiên là 119.089 ha và dân số trên
90.000 người gồm 2 dân tộc là Kinh và Vân Kiều cùng sinh sống. Sau 15 năm đổi mới
với nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân địa phương huyện đã có được hệ thống cơ sở
vật chất hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội. Các lĩnh vực kinh tế xã
hội đã có bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7,5 %, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng
nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Diện tích gieo trồng năm 2010 là 7663,6 ha, trong đó đất
trồng lúa là 7232 ha, năng suất lúa bình quân 5,2 tấn/ha với sản lượng 39.851 tấn (bảng
2.5).
- Lúa vụ Đông Xuân: Diện tích gieo cấy 4760 ha, năng suất đạt 5,81 tấn/ha, sản
lượng là 27.656 tấn (năm 2010).
- Lúa vụ Hè Thu: Diện tích gieo cấy 2472 ha, năng suất đạt 4,78 tấn/ha, sản lượng
là 11.816 tấn (năm 2010).


12

- Lúa Tái sinh: Diện tích gieo cấy 270 ha, năng suất đạt 1,27 tấn/ha, sản lượng là
342,9 tấn (năm 2010).
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lúa gạo huyện Quảng Ninh các năm

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2007

7673

4,97

38.135

2008

7974

5,00

39.870

2009

7470

5,21


38.919

2010

7663,6

5,20

39.851

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Quảng Ninh)
2.5 Tình hình sản xuất lúa gạo ở 2 xã Duy Ninh và Hàm Ninh
Xã Duy Ninh
Xã Duy Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên 777,37 ha, đất Nông nghiệp 517,99 ha
chiếm 66,6 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã, đất trồng lúa là 358,7 ha. Sản lượng lúa
tăng theo từng năm do việc tận dụng diện tích canh tác thực hiện ngày càng tốt.
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa gạo xã Duy Ninh qua các năm
Vụ Đông Xuân
Năm

Vụ Hè Thu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn)

(tấn)

(ha)

(tấn)

(tấn)

2007

345

5,32

1.835,4

168

4,63

777,84


2008

356

5,77

2.054,1

175

4,78

836,50

2009

358

5,54

1.983,3

187

4,89

914,43

2010


359

5,85

2.100,2

187

4,95

925,65

(Nguồn:UBND xã Duy Ninh)


13

Xã Hàm Ninh
Xã Hàm Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là 2068,67 ha, đất nông nghiệp 563,3
ha chiếm 27,23% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó có khoảng 380 ha đất
trồng lúa.
Năm 2010, diện tích đất trồng lúa vụ Đông Xuân khoảng 360 ha, còn vụ Hè Thu
chỉ vào khoảng 61 ha. Hàm Ninh có địa hình thuộc gần vùng núi và cao hơn xã Duy
Ninh, vào vụ Hè Thu thiếu nước sản xuất lúa nên Nông dân chủ động chuyển sang trồng
các loại cây rau màu khác như dưa hấu (47,03 ha), khoai lang, lạc và rau các loại, còn
lại diện tích đất thường bị bỏ hoang.
Nhìn chung qua các năm thì diện tích lúa ngày càng bị thu hẹp vì người dân thấy
được hiệu quả kinh tế của việc trồng các loại cây khác cao hơn lúa như dưa hấu (gấp 2 –
3 lần trồng lúa), ngô, sắn…; với lại các cây trồng này không quá phụ thuộc về nước như
cây lúa (đa số trồng lúa được 1 vụ, vụ còn lại bị bỏ hoang). Mặc dù vậy, việc áp dụng

các khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Quảng Ninh đã
mang lại hiệu quả và năng suất cao đáng kể và tăng theo từng năm.
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất lúa ở xã Hàm Ninh
Năm

Mùa vụ

2007

Đông Xuân

343,5

5,01

1721

Hè Thu

55,6

3,48

193,5

Đông Xuân

353,2

5,22


1843,7

Hè Thu

58,7

3,67

215,4

Đông Xuân

355,7

5,4

1920,8

Hè Thu

60,5

3,7

223,9

Đông Xuân

361,2


5,6

2022,7

Hè Thu

61,0

3,85

234,9

2008

2009

2010

Diện tích (ha)

(Nguồn: UBND xã Hàm Ninh)

Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)


×